You are on page 1of 5

111Equation Chapter 1 Section 1 TƯƠNG TÁC GEN

Câu 12. 1: <NB> Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một
tính trạng được gọi là:
A. Tương tác gen. B. Hoán vị gen. C. Tác động đa hiệu của gen. D. Liên kết gen.
Câu 12. 2: <NB> Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ
hợp gen khác chỉ mang một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu trắng.
Kiểu hình hoa đỏ là kết quả của hiện tượng:
A. Trội hoàn toàn. B. Trội không hoàn toàn. C. Tác động bổ sung. D. Tác động át chế.
Câu 12. 3: <NB> Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và
31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật:
A. Phân li độc lập. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác bổ sung. D. Tương tác cộng gộp.
Câu 12. 4: <NB> Gen chi phối đến sự biểu hiện nhiều tính trạng được gọi là
A. gen tăng cường. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen trội.
Câu 12. 5: <NB> Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. một tính trạng. B. một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. kiểu hình của cơ thể.
Câu 12. 6: <NB> Thực chất của tương tác gen là:
A. Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng
B. Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.
C. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.
D. Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.
Câu 12. 7: <NB> Thỏ bị bạch tạng lông màu trắng, mống mắt có màu đỏ là do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt.
Các tính trạng này luôn đi kèm với nhau. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật
A. tương tác bổ sung B. liên kết gen hoàn toàn. C. tác động đa hiệu của gen. D. tương tác cộng gộp.
Câu 12. 8: <NB> Ở một loài thú, khi cho giao phối giữa 2 cá thể có lông màu đen với nhau, đời con thu được tỉ lệ 9/16
lông đen : 6/16 lông nâu : 1/16 lông trắng. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, phân li
độc lập. Tính trạng trên di truyền theo quy luật.
A. Tương tác bổ sung. B. Phân ly. C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập.
Câu 12. 9: <NB> Cho lai 2 cây hoa đỏ với nhau thu được đời con gồm 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng . Biết rằng các gen
quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, phân li độc lập. Tính trạng trên di truyền theo quy luật
A. phân li độc lập của Menđen B. liên kết hoàn toàn C. tương tác cộng gộp D. tương tác bổ sung
Câu 12. 10: <NB> Kiểu tác động giữa các gen mà mỗi gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành kiểu hình
của một tính trạng là
A. tác động bổ sung. B. tác động riêng rẽ. C. tác động cộng gộp. D. tác động đa
hiệu.
Câu 12. 11: <NB> Tính trạng biểu hiện thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường là
A. tính trạng số lượng. B. tính trạng trội. C. tính trạng lặn. D. tính trạng chất lượng.
Câu 12. 12: <NB> Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể
thuộc lôcut nào) đều làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện một kiểu hình của một tính trạng. Gen quy định tính trạng này di
truyền này theo quy luật
A. tương tác bổ sung. B. phân li độc lập. C. tương tác cộng gộp. D. tác động đa hiệu của gen.
Câu 12. 14: <NB> Gen đa hiệu là gì?
A. Gen tạo ra nhiều mARN.
B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của nhiều tính trạng.
C. Gen tạo ra sản phẩm với hàm lượng cao.
D. Gen điều khiển sự hoạt động cùng một lúc nhiều gen khác nhau.
Câu 12. 15: <NB> Tính trạng màu da ở người là ví dụ về trường hợp di truyền theo cơ chế:
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng. B. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng. D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 12. 16: <NB> Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập với tương tác cộng gộp là hiện tượng phân
li độc lập
A. có thế hệ lai F1 dị hợp về các cặp gen.
B. làm tăng biến dị tổ hợp.
C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác cộng gộp.
D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác cộng gộp.
Câu 12. 17: <NB> Tỉ lệ phân li kiểu hình nào đặc trưng cho tương tác bổ sung?
A. 15 : 1; 9 : 3 : 3 : 1. B. 12 : 3 : 1; 9 : 3 : 4 ; 9 : 6 : 1.
C. 9 :7; 9 : 6 : 1; 9 : 3 : 3 : 1. D. 12 : 3 : 1, 13 : 3.
Câu 12. 18: <NB> Ở đậu Hà Lan, Menđen nhận thấy tính trạng hoa tím luôn xuất hiện cùng với tính trạng hạt màu nâu,
nách lá có một chấm đen. Tính trạng hoa trắng xuất hiện cùng với tính trạng hạt màu nhạt, nách lá không có chấm. Hiện
tượng này được giải thích:
A. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.
B. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới sự tác động của môi trường.
C. Các tính trạng trên chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen.
D. Hiện tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng.
Câu 12. 19: <NB> Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp quy định. Sự
có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cao 170cm có kiểu gen:
A. AaBbddee ; AabbDdEe B. AAbbddee ; AabbddEe
C. aaBbddEe ; AaBbddEe D. AaBbDdEe ; AABbddEe
Câu 12. 20: <NB> Đặc điểm nào là không đúng khi nói về bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người?
A. Nguyên nhân của bệnh do đột biến gen quy định.
B. Do đột biến gen làm thay thế 1 axitamin ở vị trí thứ 6 trong chuỗi β - hemôglôbin.
C. Làm cho hồng cầu từ dạng bình thường chuyển sang dạng hình liềm, hạn chế vận chuyển khí.
D. Chỉ xảy ra ở nam giới.
Câu 12. 21: <NB> Những tính trạng có liên quan đến năng suất thường có đặc điểm di truyền gì?
A. Chịu ảnh hưởng của nhiều tính trạng khác. B. Chịu tác động bổ trợ của nhiều gen.
C. Chịu tác động cộng gộp của nhiều gen. D. Di truyền theo quy luật di truyền của Menđen.
Câu 12. 22: <NB> Cho (P) đều dị hợp tử 2 cặp gen lai với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 9 : 7. Tỉ lệ kiểu
hình trên là kết quả của
A. tương tác cộng gộp. B. tương tác át chế.
C. tương tác bổ sung. D. hiện tượng trội không hoàn toàn.
Câu 12. 23: <NB> Ở cây ngô, tính trạng chiều cao thân do 3 cặp alen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập quy định. Mỗi gen
lặn làm cho cây cao thêm 10cm, chiều cao cây thấp nhất là 80cm. Nếu F1 đồng loạt xuất hiện kiểu hình cây cao 110cm
thì kiểu gen của P là:
A. AABbDD x aabbDd. B. AaBBdd x aabbDD. C. AABBDd x aaBbDD. D. AAbbdd x aaBBDD.
Câu 12. 24: <NB> Tính trạng màu da ở người do 3 cặp gen không alen quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong
quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định màu da?
A. 9 kiểu gen. B. 12 kiểu gen. C. 27 kiểu gen . D. 64 kiểu gen.
Câu 12. 25: <NB> Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều
bởi môi trường thường là
A. tính trạng chất lượng. B. tính trạng quy định giới tính.
C. tính trạng số lượng. D. tính trạng do gen nằm trên NST thường.
Câu 12. 26: <TH> Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định
theo kiểu tương tác bổ sung. Kiểu gen có cả (A và B) cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa
trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ : 43,75% cây
hoa trắng?
A. AaBb × AaBb. B. AaBb × AAbb. C. AaBb × Aabb. D. AaBb × aaBb.
Câu 12. 27: <TH> Ở một loài thực vật, khi lai giống hạt đỏ và hạt trắng thì tạo ra 100% hạt màu hồng ở F1, tiếp tục cho
F1 tự thụ phấn thì ở F2 ngoài các hạt đỏ, hạt trắng, hạt hồng còn có các màu sắc trung gian giữa đỏ và hồng, giữa hồng và
trắng. Giải thích về quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc hạt là:
A. Tính trạng màu sắc hạt di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
B.Tác động đa hiệu.
C.Tương tác bổ sung.
D. Di truyền phân li - trội không hoàn toàn.
Câu 12. 28: <TH> So sánh sự giống nhau giữa tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp trong trường hợp tính trạng do
2 cặp gen không alen chi phối, có các nhận xét sau:
(1) Kết quả phân li kiểu hình trong phép lai phân tích. (2) Số kiểu hình xuất hiện ở F2.
(3) Đều làm tăng biến dị tổ hợp. (4) Nếu P đều dị hợp tử 2 cặp gen thì F1 đều có 9 kiểu gen.
Phương án đúng là:
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (4) và (1).
Câu 12. 29: <TH> Ở 1 loài thực vật, khi cho 2 cây hoa đỏ dị hợp tử 2 cặp gen lai với nhau, thu được F1 phân ly kiểu
hình theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở F1 có 9 kiểu gen.
(2) Ở F1 có 5 kiểu gen đồng hợp.
(3) Kiểu gen Aabb cho kiểu hình hoa trắng.
(4) Có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 12. 30: <TH> Khi cho hai cây thuần chủng lai với nhau, thu được F1 100% cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn thu được
F2 gồm 324 cây thân cao và 252 cây thân thấp. Biết tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen A, a; B, b quy định. Kiểu gen của
(P) và quy luật di truyền chi phối phép lai trên là:
A. P: AaBb × Aabb hoặc AABb × aaBb, quy luật tương tác bổ sung.
B. P: AABB × aabb hoặc AAbb × aaBB, quy luật phân li độc lập.
C. P: AABB × aabb hoặc Aabb × AaBb, quy luật tương tác bổ sung.
D. P: AABB × aabb hoặc AAbb × aaBB, quy luật tương tác bổ sung.
Câu 12. 31: <TH> Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu
được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây
hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm:
A. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ.
C. 100% cây hoa trắng. D. 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng.
Câu 12. 32: <TH> Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau cùng tác động lên sự hình thành tính trạng
chiều cao của cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây mang kiểu gen aabb có chiều cao 100cm. 1 alen trội làm cho
cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm. B. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm.
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB. D. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB.
Câu 12. 33: <TH> Ở một loài thực vật chiều cao của thân do hai cặp gen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể
thường chi phối. Cứ mỗi gen trội làm giảm chiều cao của cây xuống 10cm. Trong quần thể ngẫu phối những cây cao nhất
có chiều dài là 100cm. Số kiểu gen quy định kiểu hình cây có chiều cao 80cm là
A. 3. B. 4. C. 9. D. 2.
Câu 12. 34: <TH> Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li
độc lập, nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết các kiểu gen có cả gen A và gen B cho kiểu
hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn
thu được F1, sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu phép lai xảy
ra? Biết rằng không xét đến vai trò đực cái trong phép lai.
A. 45. B. 81. C. 36. D. 9.
Câu 12. 35: <TH> Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ
đồ:

Gen a và b không tạo được enzim tương ứng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau. Cho cây AaBb giao phấn với cây đồng hợp lặn hai cặp gen trên thì tỉ lệ
kiểu hình ở đời Fa là:
A. 1 đỏ : 2 vàng : 1 trắng. B. 2 đỏ : 1 vàng : 1 trắng. C. 1 đỏ : 1 vàng : 2 trắng. D. 3 đỏ: 1 trắng.
Câu 12. 36: <TH> Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho cây hạt trắng giao phấn
với hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng : 241 hạt vàng : 80 hạt đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng
ở F1 đồng hợp tử về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là:
A. 3/16. B. 1/8. C. 1/6. D. 3/8.
Câu 12. 37: <TH> Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa có 2 kiểu hình là đỏ và trắng. Trong phép lai phân
tích một cây hoa đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ. Có thể kết
luận tính trạng màu hoa được quy định bởi
A. 1 cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính. B. 2 cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
C. 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung. D. 2 cặp gen liên kết hoàn toàn.
Câu 12. 38: <TH> Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định.
Trong kiểu gen, khi có mặt đồng thời hai gen A và B cho kiểu hình hoa màu đỏ; khi chỉ có mặt
một trong hai gen A hoặc B cho hoa màu hồng; không có mặt cả hai gen A và B cho hoa màu
trắng. Cho lai hai cây có kiểu hình khác nhau, có bao nhiêu phép lai thu được kiểu hình ở đời con
có 50% cây hoa màu hồng?
(1) AaBb × aabb (2) Aabb × aaBb (3) AaBb × Aabb (4) AABb × aaBb
(5) AAbb × AaBb (6) aaBB × AaBb (7) AABb × AAbb (8) AAbb × aaBb
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
Câu 12. 39: <TH> Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau thu được F 1 100% cây
hoa đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu
sắc hoa di truyền theo quy luật:
A. Ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li.
Câu 12. 40: <TH> Cho các phát biểu sau:
(1) Gen đa hiệu là gen có nhiều alen khác nhau, cùng tác động để chi phối sự biểu hiện của một tính trạng.
(2) Gen đa alen là gen có số alen nhiều hơn 2.
(3) Gen đa hiệu là gen quy định nhiều mARN khác nhau để quy định cùng lúc nhiều tính trạng khác nhau.
(4) Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố của các gen khác nhau trên các NST khác nhau của bộ NST.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. 41: <TH> Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen không alen phân li độc lập với nhau quy định. Gen A
có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau
đây không đúng?
A. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm.
B. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm.
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB.
D. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB.
Câu 12. 42: <TH> Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen phân li độc lập với nhau quy
định màu. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng)
chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động
làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không
có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?
A. AABb. B. Aabb. C. AaBB. D. AaBb.
Câu 12. 43: <TH> Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ.
Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 1 hoa đỏ : 2 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ sung. B. Phân li độc lập. C. Tương tác cộng gộp. D. Tác động đa hiệu của gen.
Câu 12. 44: <TH> Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ:

Các gen đột biến a và b không tạo được enzim tương ứng có chức năng. Biết hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Cho cây AaBb tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là:
A. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng. B. 12 đỏ : 3 vàng : 1 trắng. C. 9 đỏ : 3 trắng : 4 vàng. D. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.
Câu 12. 45: <TH> Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen phân li độc lập với nhau quy
định. Sự có mặt đồng thời của 2 gen A, B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình
hoa trắng. Cho lai 2 cây dị hợp 2 cặp gen AaBb x AaBb thu được F1. Trong số các cây hoa đỏ F1,
số cây thuần chủng là:

A. B. C. D.
Câu 12. 46: <VD> Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa có 2 kiểu hình là đỏ và trắng. Khi lai 2 cây hoa đỏ
với nhau thì đời sau thu được 43,75% số cây hoa trắng, còn lại là hoa đỏ. Nếu cho cây hoa đỏ P
lần lượt giao phấn với các cây hoa trắng ở F1 thì trong số các tỷ lệ dưới đây:
(1). 9 đỏ : 7 trắng. (2). 1 đỏ : 3 trắng. (3). 1 đỏ : 1 trắng. (4). 3 đỏ : 1 trắng.
(5). 3 đỏ : 5 trắng. (6). 5 đỏ : 3 trắng. (7). 13 đỏ : 3 trắng. (8). 7 đỏ : 1 trắng.
(9). 7 đỏ : 9 trắng.
Về mặt lý thuyết, các tỷ lệ có thể xuất hiện ở đời con:
A. (2), (3), (9). B. (3), (5), (7). C. (2), (3), (5). D. (4), (6), (7).
Câu 12. 47: <VD> Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có
mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 2cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 26cm với cây thấp nhất sau đó cho F 1 giao
phấn với nhau đời con thu được 6304 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết số cây cao 20cm ở F2 là bao
nhiêu?
A. 659. B. 369. C. 1379. D. 1411.
Câu 12. 48: <VD> Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen tương tác bổ sung, khi lai cây quả dẹt thuần
chủng với cây quả dài thu được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây
quả dài. Tгоng các phép lai của các cây F2 sau:
(1) AaBB x aaBB. (2) AABb x aaBb. (3) AaBb x Aabb. (4) AaBB x Aabb. (5) AABb x Aabb. (6) AaBb x aaBb.
Phép lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 dẹt : 1 tròn là:
A. (2), (4). B. (2), (5). C. (4), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 12. 49: <VD> Ở một loài thực vật, chiều cao của cây do các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST thường
tương tác cộng gộp với nhau quy định, sự có mặt của mỗi alen trội sẽ làm tăng chiều cao của cây lên với mức độ như
nhau. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong
các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm; kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được:
(1) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm. (2) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%. (4) F2 có 27 kiểu gen.
Tổ hợp phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).

You might also like