You are on page 1of 4

3.

Sức ảnh hưởng của các hãng tin lớn, thông tấn nước Anh
3.1. Đối với xã hội Anh
Nhìn từ lịch sử, báo chí Anh - chủ yếu là các tờ báo lá cải phổ biến với thị trường đại chúng
như The Sun và The Mirror, cùng với các tờ báo khổ lớn có lượng phát hành nhỏ hơn như
The Times và The Guardian, đã chiếm ưu thế trong các vấn đề chính trị, đặc biệt là việc bầu
cử. Điều này thường mang lại lợi thế cho Đảng Bảo Thủ, những người trong hầu hết các
cuộc bầu cử hiện nay đều được sự ủng hộ của các chủ sở hữu toà soạn và biên tập viên. Tờ
The Sun đã nổi tiếng với tuyên bố: "It Woz The Sun Wot Won It (Tạm dịch: "Đó là The Sun
đã giành chiến thắng) sau chiến thắng bất ngờ của Đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử năm
1992 của John Major; do đó, tờ báo này đã được Tony Blair tích cực theo đuổi trong quá
trình chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 1997.
Có thể thấy, báo chí Anh đã có những tác động rõ rệt đến việc người Anh rời khỏi EU Có
thể thấy được sự tác động rõ rệt trong sự kiện Brexit khi tỷ lệ phiếu bầu rời khỏi EU là
51,9% so với 48,1% người muốn ở lại. . Trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, báo chí Anh
đã đưa tin chống lại EU. Đặc biệt, những tờ báo như Daily Mail, Daily Telegraph, Daily
Express,.. chỉ đưa những thông tin về những thứ không tốt của liên minh châu Âu như nhập
cư, tị nạn,... khiến cho người đọc cảm thấy Liên minh Châu Âu là cái gì đó không tốt với
nước nhà và cần phải rời khỏi càng sớm càng tốt. Theo thống kê cho biết, vào thời điểm
năm 2016, có tới 82% những tờ báo chuẩn bị cho việc bỏ phiếu ra đi hay ở lại Liên minh
châu Âu là những tờ báo công khai muốn rời khỏi Liên minh Châu Âu. Đó là một cách đổ
dầu vào lửa khi người dân đang chuẩn bị bỏ phiếu, vì họ sợ những gì sẽ xảy đến giống như
những tác động tiêu cực trong các tờ báo.
Trong cuộc bầu cử nước Anh năm 2019, theo báo cáo của Viện Reuters, trang tin tức của
BBC chiếm hơn một phần tư (28%) thời gian đọc tin tức trong thời kỳ bầu cử. Trong khi tin
tức bầu cử chiếm khoảng một nửa (51%) số tin được xem nhiều nhất trong tuần đầu tiên của
chiến dịch, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 24% vào tuần thứ 5. Sự quan tâm tăng trở lại khi
kết quả được công bố chiếm khoảng 61% số tin bài hàng đầu trong tuần đó. Có thể thấy,
trang web tin tức của BBC là sự lựa chọn hàng đầu cho những người tìm kiếm kết quả bầu
cử, với lưu lượng truy cập gấp 4 lần so với The Guardian và Mail Online khi kết quả đầu
tiên được công bố và vào sáng hôm sau.
Hiện nay, điện thoại thông minh hiện là phương tiện tiếp cận tin tức chủ yếu vì vậy các hãng
tin và hãng thông tấn cũng tích cực mở rộng và phát triển tầm ảnh hưởng của mình lên các
nền tảng mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Tiktok, X,... Tuy nhiên, cùng với đó người
dân Anh được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, nhiều ý kiến khác nhau. Từ đó, sức ảnh
hưởng tín nhiệm của các hãng tin lớn, thông tấn ở Anh bị giảm sút đáng kể. Giới trẻ Anh
đang dần có xu hướng né tránh những tin tức. Theo báo cáo của Viện Reuters năm 2022,
mức độ quan tâm đến tin tức của người dân Anh giảm tới 43% kể từ năm 2015 đến 2022.
Những người né tránh tin tức có chọn lọc đưa ra nhiều lý do khác nhau cho hành vi của họ.
Nhiều người được hỏi cho biết họ cảm thấy khó chịu vì sự lặp đi lặp lại của chương trình tin
tức – đặc biệt là về chính trị và COVID-19 (43%) hoặc họ thường cảm thấy mệt mỏi vì tin
tức (29%). Một tỷ lệ đáng kể cho biết họ tránh tin tức vì cho rằng nó không đáng tin cậy
(29%). Khoảng một phần ba (36%), đặc biệt là những người dưới 35 tuổi, nói rằng tin tức
này khiến tâm trạng của họ xuống dốc. Những người khác cho rằng tin tức này dẫn đến
những tranh cãi mà họ muốn tránh (17%) hoặc dẫn đến cảm giác bất lực (16%). Một tỷ lệ
nhỏ cho rằng họ không có đủ thời gian xem tin tức (14%) hoặc tin tức quá khó hiểu (8%).
3.2. Đối với thế giới
Sức ảnh hưởng của các hãng tin, thông tấn Anh không chỉ giới hạn trong nước mà lan rộng
ra toàn thế giới. Các tờ báo danh tiếng như The Guardian, The Times hay BBC News đã
được biết đến và được theo dõi rất nhiều ở khắp mọi nơi. Các hãng thông tấn Anh có độ phủ
rộng khắp các quốc gia, đặc biệt là những nơi có nền truyền thông phát triển mạnh mẽ. Theo
thống kê của Hiệp hội báo chí và truyền thông quốc tế (WAN-IFRA), các hãng thông tấn
Anh hiện có văn phòng đại diện tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Trong số đó, Hoa
Kỳ là thị trường lớn nhất với hơn 20 văn phòng đại diện của các hãng thông tấn Anh. Đây là
một con số đáng chú ý, khi Hoa Kỳ cũng là quê hương của những hãng thông tấn hàng đầu
thế giới như The New York Times và CNN.
Các hãng thông tấn Anh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông tin về các
sự kiện chính trị, kinh tế và văn hóa trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất
và thứ hai, các hãng thông tấn Anh đã có vai trò quan trọng trong việc thông tin cho công
chúng về những diễn biến của cuộc chiến và cung cấp thông tin cho các chính phủ và quân
đội. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, báo chí Anh đã trở thành nguồn thông tin có ảnh
hưởng lớn đến các quốc gia khác. Các hãng thông tấn Anh không chỉ sở hữu các báo in, mà
còn có những kênh phân phối đa dạng khác như báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình,...
Điều này đã giúp cho các hãng tin, thông tấn có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khán
giả trên khắp thế giới, từ những người lớn tuổi đến giới trẻ, từ những người yêu thích đọc
báo in cho đến những người ưa chuộng tin tức trên di động. Trong thời đại số hóa hiện nay,
với những cơ chế bình luận và chia sẻ linh hoạt, công chúng có thể dễ dàng tiếp cận và
tương tác với các bài viết của các hãng tin lớn, hãng thông tấn Anh.
Tuy nhiên, các hãng tin, thông tấn Anh cũng gây ra sự chia rẽ này càng sâu sắc hơn trong
những vấn đề quốc tế. Điển hình như năm 2018, hãng BBC của Anh và hàng loạt hãng
truyền thông toàn cầu khác đăng tin tức về quyết định của Anh trục xuất các nhà ngoại giao
Nga vì cáo buộc nước này có dính líu đến vụ đầu độc cha con cựu tình báo Nga Sergei
Skripal hồi tháng 3 năm 2018, một loạt nước đã có những phản ứng tương tự đều thông báo
công khai trên truyền thông quốc tế để ủng hộ Anh. Tới ngày 28/3/2018 đã có 27 quốc gia
đa số là thành viên trong EU công bố quyết định trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga để
ủng hộ lập trường của Anh sau cáo buộc này. Tuy nhiên Nga ngay lập tức phản ứng công
khai trên kênh Russia Today về việc trục xuất các nhà ngoại giao của nước Anh, đưa ra
nhiều bằng chứng về sự vô can của nước này. Sự việc này được đánh giá là một trong những
cuộc khủng hoảng và trục xuất ngoại giao nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Sự định hướng
lệch lạc của truyền thông dẫn đến những nhận thức lệch lạc trong xã hội cho các xã hội sẽ
gián tiếp gây tổn hại đến các mối quan hệ quốc tế và nền chính trị nói chung. Khi truyền
thông đưa tin lệch lạc về một quốc gia sẽ dẫn đến những nhận thức sai lệch về hình ảnh các
quốc gia đó chẳng hạn theo của điều tra hồi 2016 của trung tâm PEW cho thấy hình ảnh
nước Nga và Tổng thống Putin hầu hết bị nhận thức tiêu cực ở các nước; hình ảnh Nga đặc
biệt được nhận thức tiêu cực tại Anh với 67%. Vì vậy, chúng ta nên hết hết sức cảnh giác vì
khi truyền thông báo chí phản ảnh quan điểm quốc gia thì sự kiện hay vấn đề rất có khi
được ngụy tạo đi đánh lừa quốc tế. Điển hình như trong cuộc cách mạng sắc màu của
Ukraine, báo chí phương Tây điển hình là Anh đã đưa tin hoàn toàn một chiều theo xu
hướng ủng hộ Ukraine và cáo buộc nước Nga.

TLTK

Tiếng Việt

1. Lý Thị Hải Yến. (2019). Tác động của truyền thông tới chỉnh trị quốc tế những năm đầu
thế kỷ 21 (Trường hợp mạng Internet và truyền hình tin tức toàn cầu). Luận án Tiến sĩ,
Học viện Ngoại giao.
2. Lê Linh (2017). Ảnh hưởng của báo mạng Anh đối với sự kiện Brexit (Nghiên cứu trường
hợp hai tờ báo The Guardian và The Daily Mail). Luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngoại
giao.

Tiếng Anh
1. Reuters Institute for the Study of Journalism. (2022). Overview and key findings of the 2022
Digital News Report. Available at:
https://reutersinstitute.politics.ox.ac.uk/digital-news-report/2022/dnr-executive-summary
[Accessed 11 Nov. 2023].
2. Center for Media, Data and Society. (2021). Uncovering Media Influence in the UK: British
Journalism under the Magnifying Glass. Available at: https://medium.com/center-for-media-
data-and-society/uncovering-media-influence-in-the-uk-british-journalism-under-the-
magnifying-glass-118605bddb5a [Accessed 11 Nov. 2023].
3. Reuters Institute for the Study of Journalism. (2019). A Mile Wide, an Inch Deep: Online News
and Media Use in the 2019 UK General Election. Available at:
https://reutersinstitute.politics.ox.ac.uk/mile-wide-inch-deep-online-news-and-media-use-2019-
uk-general-election [Accessed 11 Nov. 2023].

You might also like