You are on page 1of 3

6.

CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT


Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ, trong đó nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thúc đẩy
lạm phát cao là do kết quả tăng lên tuyệt đối hoặc tương đối của cung tiền tệ -> Vì vậy, các giải pháp
kiềm chế và kiểm soát lạm phát cũng tập trung chủ yếu vào các giải pháp tiền tệ. Trong đó có 2 nhóm
chính:
- Biện pháp thắt chặt cung tiền tệ
- Biện pháp mở rộng cầu tiền tệ
6.1. BIỆN PHÁP THẮT CHẶT CUNG TIỀN TỆ
Hạn chế sự gia tăng của tổng cầu hàng hóa -> Thu hẹp mức chênh lệch quá mức giữa tổng cầu và tổng
cung hàng hóa-> Gía cả sẽ dần dần ổn định trở lại.
6.1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế:
Một lượng tiền cung ứng bị giới hạn sẽ có tác dụng làm giảm tổng cầu-> hạn chế sự gia tăng giá cả
-Ngân hàng trung ương cần phải hạn chế tối đa việc phát hành thêm tiền vào lưu thông.
-Kiểm soát chặt chẽ khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian bằng các công cụ như
tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện bán giấy tờ có giấy trên thị trường mở để rút
bớt tiền mặt ngoài lưu thông, hạn chế phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước…
-Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: hạn chế việc mở rộng tín dụng và giảm tình trạng mất cân đối
giữa tiền và hàng do chất lượng tín dụng kém.
6.1.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt:
Giảm tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên bằng các biện pháp như:
-Thực hành tiết kiệm, sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, giảm những khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng.
-Cắt giảm những khoản đầu tư tràn lan thiếu trọng điểm và thiếu hiệu quả.
-Tăng nguồn thu ngân sách hợp lí để hạn chế bội chi: điều chỉnh thuế suất, tăng thuế hàng xa xỉ không
thiết yếu, chống tiêu cực, chống thất thu thuế.
6.1.3 Thực hiện chính sách thu nhập hạn chế
-Đặt trọng tâm vào hạn chế lạm phát-> thi hành các biện tháp giới hạn tạm thời việc tăng lương để tránh
vòng xoáy đuổi nhau giữa “giá và lương”.
- Biện pháp này đã được thực hiện ở nhiều nơi như đảo Scandinavia (Hà Lan), hay Mĩ sau khi trải qua
một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, được biết đến là "thập kỷ vàng" (The Golden Decade), tăng
trưởng kinh tế này đã dẫn đến sự gia tăng về giá cả và lương bởi vì nhu cầu về hàng hóa và lao động tăng
lên, dưới thời tổng thống Kenedy, Johnson và Carter đã phải thực hiện chính sách này để hạn chế lạm
phát.
-Các biện pháp này chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ phản tác dụng.
6.1.4 Thực hiện chính sách lao động hạn chế
Từ mô hình đường cong Phillips đơn giản-> Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất
nghiệp trong ngắn hạn -> Chấp nhận 1 tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nhất định để tỉ lệ lạm phát giảm.
6.2 BIỆN PHÁP MỞ RỘNG CẦU TIỀN TỆ
Biện pháp mở rộng tiền tệ có tác dụng làm tăng khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế ->
Hạn chế sự sự mất cân đối giữa tổng cung – cầu hàng hóa, ổn định giá cả trong lâu dài.

- Khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất
- Nghiên cứu sản xuất các nguyên vật liệu mới chi phí rẻ, đi đôi với thực hành tiết kiệm, hợp lí hóa
quá trình tổ chức sản xuất.
Đây là biện pháp tích cực mang tính lâu dài vì vừa có thể ổn định được giá cả lâu dài, vừa đưa nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong ngắn hạn không thể đưa lại kết quả nhanh chóng vì ví dụ như việc
mở rộng tín dụng thời gian đầu sẽ làm gia tăng tổng cầu, giá cả sẽ tăng nhanh nên người ta còn gọi
đây là biện pháp “dùng lạm phát chống lạm phát”.
Điển hình cho trường hợp có thể dùng cách thức này chính là lạm phát gây ra bởi sự thiếu hụt cung
cho thị trường. Chẳng hạn như sau khi thiên tai, lũ lụt xảy ra thì tất cả giá lương thực, thực phẩm tăng
cao khiến lạm phát tăng lên hoặc khi thiếu hụt các nguyên nhiên liệu như xăng dầu là đầu vào của nền
kinh tế. Lúc này người ta sẽ tập trung để tìm thêm nguồn cung cho thị trường.
Trước mắt có thể dùng những biện pháp tác động tình thế tức thì đến lượng hàng tiêu dùng cho xã hội
như xuất dự trữ quốc gia phục vụ nhập khẩu hoặc khuyến khích nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, tuy
nhiên không thể lạm dụng được vì còn tùy thuộc vào tình hình dự trữ quốc tế có thể gây tiêu cực đến
sản xuất trong nước.

You might also like