You are on page 1of 3

[3P-2] Mô tả ý tưởng dự án sáng tạo

Lớp: ____B20_____ Nhóm: ____3______ Tên thành viên: ___Nguyễn Tú Anh___

Mục tiêu: Từ việc phân tích, chứng minh sự tồn tại và nhu cầu cần giải quyết vấn đề đã lựa chọn, mỗi
cá nhân chuẩn bị 1 ý tưởng, 1 khái niệm, 1 dự án hoặc 1 chương trình để giải quyết vấn đề đó.
Ý tưởng phải thể hiện được tính mới, sáng tạo và tạo giá trị lớn cho xã hội, cộng đồng.

1. Tên dự án là gì?
Giấy bao tập văn minh

2. Dự án thuộc SDG nào?


SDG 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm

3. Vấn đề cần giải quyết là gì & nguyên nhân của vấn đề là gì?
- Vấn đề cần giải quyết: Sách giáo khoa sau các năm học bị lãng phí, dư thừa tại thành phố
Hồ Chí Minh.

- Nguyên nhân:

+ Chương trình học thường xuyên thay đổi, không thể tái sử dụng sách.

+ Học sinh viết và làm bài tập vào sách nên không thể nhượng lại.

+ Tâm lý muốn sử dụng bản sách mới nhất.

+ Mọi người không biết cách tái chế sách giáo khoa.

4. Nêu vắn tắt sự hình thành ý tưởng dự án sáng tạo:


- Ý tưởng xuất phát từ đâu, hoàn cảnh nào? Tại sao có ý tưởng dự án này (sự cần thiết)?

→ Ý tưởng xuất phát từ tình trạng vứt bỏ sách giáo khoa sau các năm học của phần lớn học
sinh.

- Ai là khách hàng/ đối tượng chịu tác động/ ảnh hưởng tiềm năng?

→ Học sinh và sinh viên.

- Mục tiêu sơ bộ của dự án là gì?

→ Tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.

→ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường.

→ Phổ biến mô hình kinh tế tuần hoàn.

5. Mô tả ý tưởng giải pháp sơ bộ của dự án:


- Nội dung chính của giải pháp là gì?

→ Hỗ trợ bảo vệ môi trường bằng sản phẩm tái chế từ sách giáo khoa đồng thời tuyên truyền
cho học sinh, sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường bằng văn phòng phẩm được sử dụng rộng rãi và
thường xuyên - giấy bao tập.

- Mô tả hình ảnh minh họa (nếu có thể, lưu ý tránh việc sử dụng các hình ảnh có bản quyền để mô
tả ý tưởng cá nhân) và vắn tắt cơ chế hoạt động sơ bộ của ý tưởng trong việc giải quyết vấn đề nêu
trên.

Hình 1: Giấy bao tập.

Hình 2: Công đoạn tái chế giấy sách giáo khoa cũ.
→ Cơ chế thực hiện: [Mở ra các điểm thu mua sách giáo khoa cũ → Giữ lại những hình ảnh
trong sách giáo khoa và tái chế phần giấy còn lại thành giấy mới → Cắt dán hình ảnh vào giấy mới
tái chế → Bọc kính → Tạo ra giấy bao tập với những hình ảnh độc đáo và quen thuộc.]

→ Giấy bao tập được làm từ giấy tái chế từ sách giáo khoa và được trang trí bằng những
hình vẽ có sẵn trong sách.

→ Sách giáo khoa cũ được thu mua có giá thành rẻ → Chi phí sản xuất rẻ → Thành phẩm có
giá thành cạnh tranh được với thị trường hiện tại.

→ Trung bình 1 học sinh sẽ có từ 10 quyển tập trở lên và các em thường xuyên dùng giấy
bao tập để giúp bảo vệ tập khỏi bụi bẩn và trầy xước. Và việc sử dụng văn phòng phẩm tái chế từ
sách giáo khoa sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Học sinh nói riêng và trẻ em nói
chung là tương lai của đất nước, việc nâng cao ý thức cho các em từ bây giờ là vô cùng cần thiết.

→ Việc biết giấy sách giáo khoa có thể tái chế sẽ khiến học sinh, sinh viên tránh lãng phí,
vứt bỏ sách giáo khoa sau khi sử dụng.

6. Ý tưởng/ dự án này có giá trị gì độc đáo, khác biệt với các dự án khác đã có trên thị
trường? Tại sao?
→ Giấy bao tập hiện có trên thị trường rất nhiều cũng như đa dạng mẫu mã nhưng chưa có
một sản phẩm giấy bao tập nào được làm từ vật dụng tái chế hay sách giáo khoa nói riêng.

→ Đồng thời một văn phòng phẩm được làm từ vật dụng tái chế sẽ nâng cao ý thức của học
sinh về bảo vệ môi trường.

→ Và miễn học sinh còn sử dụng sách giáo khoa thì giấy bao tập tái chế từ sách giáo khoa
vẫn tiếp tục tồn tại. Tạo ra một mô hình kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.

You might also like