You are on page 1of 3

Dạy học theo dự án

1.Khái niệm:
Dạy học theo dự án đó là mô hình dạy học mà ở đó, học sinh sẽ phải phối hợp
cùng nhau để dựa trên kiến thức được học và sự hỗ trợ của giáo viên để giải
quyết một vấn đề học tập. Từ những vấn đề được giải quyết, học sinh có thể tạo
thành các sản phẩm có thể giới thiệu, công bố.
2. Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
Dạy học dựa trên dự án có nhiều những ưu điểm mà một chương trình giáo dục
hiện đại cần phải có như:
+ Học đi đôi với hành, không học lý thuyết suông mà phải vận dụng tư duy và
hành động để sáng tạo.
+ Khơi nguồn cảm hứng cho học sinh
+ Rèn luyện tính trách nhiệm và tự lực của bản thân
+ Luyện khả năng ứng xử và giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp
+ Hình thành kỹ năng tìm kiếm, xử lí hiệu quả thông tin
+ Phát triển khả năng làm việc nhóm
+ Nâng cao khả năng đánh giá bao quát một vấn đề, từ đó đưa ra sáng kiến và
thực hiện.
Hạn chế
Ưu điểm là vậy nhưng dạy học dự án vẫn có những điều hạn chế như là:
+ Không phải là mô hình phù hợp cho việc truyền đạt tri thức một cách hệ thống
cũng như những kỹ năng cơ bản.
+ Cần nhiều thời gian
+ Cần có cơ sở vật chất và tài chính phù hợp
3. Phân loại phương pháp dạy học theo dự án:
a) Phân loại theo quỹ thời gian
+ Dự án nhỏ: 2 đến 6 giờ trong vài tiết
+ Dự án trung bình: Thời gian quy định của dự án trung bình thường rơi vào
một tuần hoặc 40 giờ học.
+ Dự án lớn: Dự án lớn sẽ cần quỹ thời gian lớn hơn, thường sẽ kéo dài trong
nhiều tuần lễ.
b) Phân loại theo nhiệm vụ
+ Dự án tìm hiểu: Khảo sát và báo cáo về một vấn đề
+ Dự án nghiên cứu: Tìm hiểu, giải thích các vấn đề hiện tượng
+ Dự án kiến tạo: Tập trung vào sáng tạo sản phẩm
c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập
+ Dự án mang tính thực hành: Là kiểu dự án tập trung vào
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Từ những kiến thức, kỹ năng
cơ bản học sinh sẽ tạo ra một sản phẩm.
+ Dự án mang tính tích hợp: Dự án mang tính tích hợp là dự
án có tính chất tích hợp nhiều những nội dung hoạt động như
tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, giải quyết vấn đề trong thực
tiễn.
4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
Vai trò của học sinh
+Ở mô hình dạy học dự án thì học sinh đóng vai trò là người giải quyết các vấn
đề bằng kỹ năng và kiến thức của mình thông qua phối hợp làm việc nhóm.
+ Học sinh cũng là người trình bày sản phẩm và những kiến thức từ sản phẩm
thu được, từ đó đánh giá và đúc kết lại những ưu nhược điểm của mình và
những bạn khác.
Vai trò của giáo viên
+ Giáo viên sẽ đóng vai trò là một người hướng dẫn, đứng ở ngoài quan sát và
hỗ trợ khi học sinh cần chứ không trực tiếp điều hành như ở mô hình truyền
thống.
+Giáo viên cần phải tìm cách để học sinh của mình từ nội dung bài học có thể
nhìn ra sự tương quan với thế giới bên ngoài, từ đó tập cách tư duy phân tích về
cuộc sống, sáng tạo trong học tập. Môi trường làm việc hiệu quả hay không sẽ
là do khả năng quản lý của người giáo viên quyết định.
5. Cần lưu ý gì để dạy học dự án được hiệu quả
+ Cần đảm bảo gắn kết giữa kiến thức trường học và thực tế ở đời sống
+ Kết hợp được nguyên cứu lý thuyết và áp dụng vào những hoạt động thực
hành
+ Nhiệm vụ vừa sức với trình độ và khả năng của học sinh
+ Đủ chủ đề để học sinh dễ dàng lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng và
hứng thú
+Đề cao tinh thần làm việc nhóm, sự cộng tác làm việc giữa từng thành viên

You might also like