You are on page 1of 8

GIỚI THIỆU VỀ KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH BẠN CHỌN

A. ĐỊNH NGHĨA:
Ngành Siêu Thị là ngành đề cập đến những hoạt động kinh doanh, buôn bán
thực phẩm thô và các sản phẩm tương tự trong thị trường bán lẻ. Vì đây là ngành
bán lẻ nên hàng hóa được bán không được trồng cũng như sản xuất bởi các doanh
nghiệp tham gia điều hành siêu thị. Những thực phẩm bao gồm nông sản, thủy hải
sản, đồ hộp, sữa và thịt hầu hết được các công ty hoặc cá nhân trồng trọt cung cấp
cho siêu thị.
B. MÔ TẢ:
1. SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ CUNG CẤP
 Sản phẩm
- Ngành siêu thị cung cấp đa dạng các mặt hàng hóa cho khách hàng, đáp
ứng nhu cầu mua sắm như thực phẩm thô, thực phẩm đóng gói, thịt cá,..
thậm chí là sản phẩm thời trang may mặc. Ngoài ra, ngành còn cung cấp
những sản phẩm thiết yếu trong gia đình hay thậm chí là những thiết bị
điện tử tùy thuộc theo quy mô kinh doanh của từng công ty. Trong khi
thực phẩm thô và các sản phẩm đóng gói hay chưa chế biến có thể là mặt
hàng chủ lực của siêu thị, nhiều siêu thị đang dần bắt đầu kinh doanh
những thực phẩm chế biến sẵn như bánh mỳ tươi, bánh ngọt, những món
ăn kèm,... đáp ứng nhu cầu nhanh gọn cũng như tiện lợi cho người tiêu
dùng.
 Dịch vụ
- Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chủng loại sản phẩm, siêu thị còn cung
cấp thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng làm tiền đồ để hướng đến việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách triệt để nhất. Những siêu thị đã
đưa ra những dịch vụ như giao hàng tận nơi, chăm sóc khách hàng, ngân
hàng, creches, cà phê... nhằm nâng vao sự hài lòng của khách hàng.

2. NHU CẦU VÀ DUNG LƯỢNG CỦA NGÀNH, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG


- Với đời sống ngày càng được ổn định cũng như mức sống ngày càng tăng
và đi cùng với tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đi một cách đáng kể, nhu cầu
của người dân càng ngày càng tăng. Không phải như ngày xưa, người
tiêu dùng chỉ quan tâm về giá cả và sự tồn tại của mặt hàng mình muốn
mua, ngày nay, người tiêu dùng có những nhu cầu cao hơn như try xuất
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, yêu cầu mẫu mã, ý thức bảo vệ môi
trường,... Thị trường bán lẻ và dịch vụ của siêu thị ở Việt Nam có doanh
số lên đến 20 tỉ USD và số người tiêu dùng ở thành phố lớn có xu hướng
thích mua sắm ở siêu thị lên đến 85%. Con số này cho thấy siêu thị đã
thành công trong việc thuyết phục khách hàng bởi những ưu điểm của
mình, tạo có hội cho khách hàng lựa chọn tự do những mặt hàng phù hợp
với bản thân cũng như khả năng mua hàng của mình. Theo thống kê của
Bộ Công Thương, mức độ luân chuyển hàng hóa của Việt Nam, vào năm
2006, tỷ lệ luân chuyển hàng hóa của Việt Nam đạt mức 24 tỉ USD và
mức tăng trưởng lên đến 20% trong năm 2007. Điều này cho thấy thị
trường tiêu thụ hàng hóa đã có xu hướng tăng cao từ rất lâu và tính đến
nay, con số tăng đều qua từng năm.
- Dung lượng ngành: Trong năm 2021, những ảnh hưởng của dịch Covid-
19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu của dịch vụ tiêu dùng đạt 4657,1
nghìn tỷ đồng (con số này giảm đến 3,9% so với năm trước). Tính đến
cuối năm 2021, cả nước có 1 167 siêu thị, tăng 33 siêu thị và 254 khi
trung tâm thương mại tăng hơn 4 trung tâm so với cùng kỳ năm trước.
Trong sáu tháng đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã cho cho biết thị
trường siêu thị Việt Nam đang có nhiều tín hiệu khởi sắc khi mức bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ đạt 2717 nghìn tỷ đồng, con số này tăng lên đến 11.7%
so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong những
năm trở lại đây. Con số này đã chứng minh rằng sức mua của thị trường
vẫn tương đối mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chủ
yếu là mô hình siêu thị và siêu thị mini, còn 92% là nhà bán lẻ nước
ngoài với mô hình đại siêu thị. Ở buổi dự thảo Chiến lược phát triển
thương mại trong nước ở giai đoạn 2025 và tầm nhìn đến 2035, Bộ Công
Thương đã đặt mục tiêu vào năm 2025, mức bán lẻ sẽ chiếm khoảng 88%
tổng mức bán lẻ và những khu vực có đầu tư nước ngoài chiếm 12%
-
3. CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH, CÁC CÔNG TY LỚN
- Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh đầu tư vào siêu
thị mini, cửa hàng tiện lợi, điển hình như sự bùng nổ của hệ thông siêu
thị, cửa hàng tiện lợi của Winmart hay Saigon Coop,...
- Đứng đầu trong chuỗi siêu thị tại Việt Nam, CoopMart dẫn đầu độ phủ
thị trường với 128 siêu thị trên cả nước.
- Sở hữu một hệ thống bán lẻ quy mô lớn, Winmart hiện có hàng trăm siêu
thị cùng với hơn 1700 cửa hàng tiện lợi chiếm 64.19% thị phần chuỗi
siêu thị tại Việt Nam.
- Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, nhà bán lẻ nước ngoài cũng
chiếm thị phần không hề nhỏ trong chuỗi siêu thị tại Việt Nam khi tập
trung xây dựng hệ thống chuỗi với số lượng lớn. Hơn thế nữa, tập đoàn
Central Retail của Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng
vào thị trường Việt Nam trong 5 năm đến. Điều này cho thấy Việt Nam
đang hút một lượng lớn FDI vào hoạt động này cũng như khẳng định
được sức hấp dẫn của ngành siêu thị của nước ta. Với việc rót thêm vốn
đầu tư lớn như vậy vào thị trường Việt Nam, Central Retail sẽ nhân rộng
điểm bán từ 40 tỉnh lên đến 55 tỉnh cũng như thành phố trên toàn quốc.
- Một đối thủ cũng đáng gờm chính là Aeon cũng đang nhập cuộc khi có
dự án xây thêm đại siêu thị ở Hà Nội và đặt mục tiêu phát truêmt 20
trung tâm thương mại trong cả nước vào năm 2025
-
4. PHÂN TÍCH TÍNH HẤP DẪN
 Các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn
- Trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, hoạt động phân phối bán lẻ hàng
hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất
nước, giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, liên tục, giúp
nhà sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng và tác
động trực tiếp đến thực trạng của thương nhân trên thị trường và giúp họ
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Cho đến nay, chưa có số liệu
thống kê chính thức nào cho thấy mức chi tiêu bình quân của mỗi người
Việt Nam khi mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Nhưng sức
hấp dẫn của thị trường 80 triệu dân, cũng như sự ổn định của nền kinh tế
và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng là động lực để các nhà đầu tư đổ tiền
vào 33 hệ thống phân phối của Việt Nam. đầu tư nước ngoài. Hiện nay,
tốc độ tăng trưởng của kênh phân phối hiện đại hằng năm khoảng 15%-
20% cao hơn mức độ tăng trưởng của cách ngành bán lẻ khác 10% là hơn
7-8% so với nền kinh tế. Tốc độ này không ngừng tăng cao thậm chí lên
đến 30-40%.
- Khách hàng ngày càng trẻ hóa nên sẽ có xu hướng chuyển từ mua sắm từ
những khu chợ truyền thống sang siêu thị. Khách hàng ngày càng năng
động và tự chủ được trong việc mua sắm hơn. Vì vậy, thị trường Việt
Nam là một thị trường đầy sự hứa hẹn cho các tập đoàn bán lẻ cũng như
các nhà sản xuất ngay cả trong nước lẫn ngoài nước. Bởi khách hàng trẻ
thường có xu hướng mua sắm tại những cửa hàng chuyên biệt hay siêu
thị, họ thích đi xem nhiều cửa hàng mà không ngại khoảng cách trước khi
ra quyết định mua món đồ đó. Tỷ lệ tiêu dùng đạt đến 70% so với GDP
của Việt Nam trong khi những nước lân cận như Thái Lan chỉ 68% hay
Singapore 57%.
- Xu hướng kênh phân phối hiện đại đang tăng so khi ta so sánh với những
kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng nhỏ,... Và dự báo xu
hướng sẽ trên đà tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới khi càng có nhiều
tập đoàn bán lẻ lớn tập trung nhắm đến Việt Nam.
- Hằng năm, có trên 80% người dân Việt Nam ở các thành phố khi được
hỏi sẽ trả lời sẽ có xu hướng thích đi siêu thị hơn. Song song với đó, tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định khiến doanh số Việt Nam đạt 20 tỷ USD
mỗi năm và tăng trưởng 20% mỗi năm và được các tập đoàn bán lẻ lớn
đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng thứ 3 trên thế giới.
- Thị trường Việt Nam có mức giá cho thuê khá rẻ mặc dù ở vị trí đẹp
trong những thành phố lớn, trung bình 30USD/ m2/ tháng ( có thể dao
động từ 9-140USD tùy theo khu vực). Biểu hiện cụ thể là hàng chục khi
trung tâm thương mại lớn ở TP HCM hay Hà Nội đều chật kín chỗ.
 Các nhân tố gây nên sự kém hấp dẫn
- Để trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành là một điều hết sức
khó khăn. Những quy định về tiêu chuẩn siêu thị dày đặc sẽ trở thành
một trong những rào cản với các doanh nghiệp khi tham gia ngành. Mức
cạnh tranh gay gắt cùng với nhiều loại hình thay thế cũng khiến tính hấp
dẫn của ngành càng ngày càng yếu đi. Doanh nghiệp nào biết tận dụng
khả năng, nguồn lực và tạo cho mình những phân khúc cũng như hướng
đi hợp lý đúng đắn sẽ tạo cơ hội cho chính doanh nghiệp vì những đại gia
ngành như “WalMart hay Costco khi thâm nhập sẽ gây nên sức ép cạnh
tranh rất lớn.
- Đối với những doanh nghiệp trong nước, có rất nhiều những điểm yếu
phải kể như: chỉ có 4%-5% nhân viên được đào tạo bài bản, 60- 70%
doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ kinh doanh, hậu cần cho hệ thống
phân phối thiết đồng bộ,...
5. PHÂN TÍCH NHÓM NGÀNH
- Ngành kinh doanh siêu thị ở nước ta gồm các nhóm chiến lược chính
như:
 Nhóm chiến lược giá rẻ

- Đây là nhóm chiến lược bao gồm Metro, Big C, CoopMart và các thương
nhân khác, định hướng giá rẻ, bán số lượng lớn, đa dạng chủng loại, hướng
đến đại đa số người tiêu dùng.Lợi nhuận của những thương nhân này chủ yếu
phụ thuộc vào việc nắm vững nguồn cung cấp hàng hóa và họ có khả năng
thương lượng mạnh mẽ với các nhà cung cấp.

 Nhóm chiến lược chuyên ngành


- Bao gồm các doanh nghiệp chỉ kinh doanh một số loại sản phẩm nhất định
như siêu thị nội thất, siêu thị điện máy, siêu thị dệt may… đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng đặc thù. Một số doanh nghiệp sản xuất và phân phối
thông qua hệ thống siêu thị của chính mình.
 Nhóm chiến lược hàng cao cấp
- Bao gồm kinh doanh hàng cao cấp/thương hiệu uy tín, hướng đến đối tượng
khách hàng có thu nhập cao. Các siêu thị này kiếm lời bằng cách tăng giá sản
phẩm.

 Nhóm chiến lược cửa hàng tiện lợi


- Bao gồm các đại lý với nhiều loại sản phẩm, số lượng vừa phải, phục vụ
nhu cầu gia đình, ăn uống... Các tiểu thương hướng đến sự thuận tiện cho
khách hàng và hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình
nên vị trí của các cửa hàng thường gần khu dân cư. Một số siêu thị tuy
chú trọng đến sự tiện lợi nhưng vẫn có sự lệch lạc trong việc lựa chọn địa
điểm, dẫn đến giá thuê cao và đẩy giá đầu ra lên cao. Khách hàng phải so
sánh giá nên các siêu thị này hoạt động kém hiệu quả.

 Toàn cầu hóa và cấu trúc cạnh tranh


- Việc mở cửa thị trường phân phối tạo ra sự cạnh tranh rất gay gắt, các công
ty trong và ngoài nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.
Một giải pháp tạo năng lực cạnh tranh vượt trội là tăng chất lượng, giảm giá
thành dịch vụ, tăng chất lượng phục vụ khách hàng và giá cả sản phẩm cạnh
tranh. Nghiên cứu thực hiện tại Intimex Hải Phòng và Coop Mart TP.HCM
cho thấy, để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài như Big C, họ phải có
biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Dịch vụ tạo sự lịch sự, sang trọng
trong phong cách phục vụ, tiết giảm chi phí hạ giá thành hàng hóa để thu
hút khách hàng, kích thích tiêu dùng và tác động tích cực đến vận động
hàng hóa để phát triển sản xuất. Các công ty nước ngoài thường có hệ thống
toàn cầu, bán sỉ và bán lẻ, một số hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài
để cung cấp cho hệ thống. Tại Việt Nam, Metro đã tham gia xuất khẩu hàng
Việt Nam vào hệ thống metro toàn cầu, việc xuất khẩu của các công ty khác
còn hạn chế.

6. PHÂN TÍCH CHU KỲ NGÀNH


- Ở Việt Nam, siêu thị đã có từ cuối những năm 1960 dưới chế độ cũ và
phát triển cho đến năm 1975, chủ yếu ở TP.HCM. Sau khi đất nước
thống nhất, các siêu thị này chuyển hướng kinh doanh tự phục vụ trở lại
phương thức bán hàng truyền thống. Siêu thị ra đời sớm nhất ở nước ta là
Minimart của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm và Thủ công
mỹ nghệ Vũng Tàu, khai trương vào tháng 10/1993, quy mô nhỏ, khách
hàng chủ yếu là người nước ngoài. Sau đó, một số siêu thị khác tại
TP.HCM cũng ra đời. Đến năm 1996, siêu thị bắt đầu mở rộng ra các
tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Đã gần 10 năm kể từ khi siêu thị chính
thức ra đời và phát triển tại Việt Nam, nhưng thời gian qua, việc phát
triển siêu thị mang tính phong trào hơn là một quy hoạch bài bản.
- Khi bắt đầu phát triển siêu thị Việt Nam, các siêu thị cũng phải chịu mặc
cảm siêu đắt. Là chợ phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức theo hình
thức chợ nông với trang thiết bị hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu
tư và nhà nước đầu tư, nhà nước quản lý và cấp phép. Đặc điểm hoạt
động của siêu thị cũng giống như cửa hàng bán lẻ truyền thống là mua
với số lượng lớn và bán trực tiếp cho người tiêu dùng với số lượng ít
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. Tại Việt
Nam có hệ thống phân phối bán buôn, kho vận, hậu cần, marketing (Phú
Thái, Diehem); hệ thống đại siêu thị, siêu thị bán buôn, siêu thị giảm giá
(Metro); hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị chuyên doanh
(BigC, Saigon Co.op, Caring, IKEA, Fivimart...); cửa hàng bán lẻ, cửa
hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích (24 Seven, G7Mart...); các hình
thức khác như bán hàng đa cấp, nhắn tin, bán hàng trực tuyến...
- Tuy không nhanh như các nước châu Á khác nhưng tốc độ phát triển của
hệ thống siêu thị khá ổn định. Vào cuối năm 2001, có khoảng 70 siêu thị
ở Việt Nam, so với con số 0 trước năm 1990. Người tiêu dùng ngày càng
quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là an toàn thực phẩm. Nhu cầu này đã
góp phần vào sự tăng trưởng doanh số bán thực phẩm tại các siêu thị và
những nỗ lực cải thiện cách trình bày, bao bì hấp dẫn và thông tin an toàn
sản phẩm là những chính sách khuyến mãi quan trọng. Theo Reardon và
Berdégué, đầu tiên các siêu thị mở ở trung tâm, sau đó mở rộng ra ngoại
ô, một xu hướng cũng đang diễn ra ở Việt Nam.

7. CÁC NHÂN TỐ THEN CHỐT THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH


 Tài chính
- Năng lực tài chính của các siêu thị Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các
siêu thị nước ngoài. Hiện chỉ có vài tên tuổi Việt có hệ thống siêu thị tương
đối rộng xuyên quốc gia. Trong khi những doanh nghiệp ngoài nước không
ngừng đẩy mạnh mở rộng chi nhánh phân bố trên cả nước. Điều này cho
thấy tài chính chính là yếu tố khá bất lợi với những doanh nghiệp Việt Nam

 Hậu cần
- Ngành siêu thị nhất định phải có một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp,
đây là một trong những chìa khóa then chốt của ngành. Metro đã chi
khoảng 25 triệu euro cho việc trang bị những hệ thống cung ứng hàng
như kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị hiện đại kiểm tra hàng hay bảo
quản hàng,.. và 8 trăm nghìn euro cho công tấc huấn luyện nhân viên.
Trong khi đó, những doanh nghiệp Việt Nam lại vẫn còn cạnh tranh về
viêc trung tâm phân phối hay nhà cung cấp không giao đủ hàng trong
những dịp lễ. Việc quản trị khâu hậu cần như điều phối xe đúng loại,
đúng nơi, đúng thời điểm nếu như không hơp lý sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ hoạt động kinh doanh và thậm chí sẽ tăng chi phí lao động cũng như
quản lý.

 Tính chuyên nghiệp


- Trong thời buổi hiện đại, ngành siêu thị đòi hỏi những nhà quản trị phải
có những công cụ hỗ trợ để ra quyết định một cách hợp lý tránh những
rủi ro không đáng có. Đối với hệ thống siêu thị, bộ phận đóng vai trò
quan trọng nhất là bộ phận mua hàng. Từ đó ta có thể thấy được rằng
những chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp sẽ thương lượng với nhà
cung cấp trên tất cả mọi yếu tố từ giá cả đến chất lượng, thời gian giao
hàng, số lượng, chương trình khuyến mãi,... Hơn thế nữa, họ còn có thể
tư vấn cho nhà cung cấp nên sản xuất như thế nào, quảng cáo và tiếp thị
ra sao. Trong nhiều năm gần đây, những chuyên viên thu mua trong
doanh nghiệp Việt Nam đều xuất hiện với hình ảnh thiếu kiến thức về
nghiệp vụ ngành, môi trường hạ tầng cong nhiều bất cập. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, có những doanh nghiệp không ngừng học hỏi kinh nghiệm,
thích nghi với những đặc tính thay đổi liên tục của người tiêu dùng.
 Nguồn cung
- Đa số doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn hàng, ít tiếp
xúc trực tiếp với nhà sản xuất để được mua tận gốc giảm được các khâu
trung gian để tối thiểu chi phí nhằm có được mức giá bán cạnh tranh hơn.
Phần lớn, các siêu thị đại chúng lấy hàng từ chợ buôn nên không tránh
khỏi việc hàng hóa trong siêu thị giống hàng hóa trong những khi chợ
hay cửa hàng bán lẻ. Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường
siêu thị tại Việt Nam thì cũng cần cân nhắc về cấu trúc mặt hàng mà
doanh nghiệp hướng đến để tạo điểm nhấn và hướng đến đúng đối tượng
nhằm nắm bắt cơ hội sinh lợi nhờ đầu ra dễ dàng hơn.

8. CÁC LỰC LƯỢNG DẪN DẮT NGÀNH


 Thay đổi về khách hàng và xu hướng của người tiêu dùng
- Người Việt Nam có thói quen mua sắm ở chợ hoặc cửa hàng truyền thống.
Nhưng xu hướng hiện nay là giới trẻ, chiếm 60% dân số thành thị, thích
mua sắm ở siêu thị hơn. Hầu hết họ đến siêu thị để mua sắm, sau đó mới
có nhu cầu mua sắm.

 Sự thâm nhập ngành của các doanh nghiệp nước ngoài


- Ngày càng nhiều công ty nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực siêu thị
tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối, một số
đang xin giấy phép khiến các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành siêu thị
Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt và áp lực tiết giảm chi
phí. ...Siêu thị bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài như
Metro, Big C, Parkson, Lotte là những siêu thị áp dụng công nghệ quản
lý và kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển và cung ứng.
Nguồn cung ứng hàng hóa, kế hoạch quảng cáo khuyến mãi, hệ thống
logic, quản lý nhân sự,… là những vấn đề mấu chốt còn nhiều hạn chế
đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vận hành siêu thị. Giám đốc Big C
Hải Phòng cho biết, hệ thống Big C đã có những phương thức phát triển
nguồn hàng, cung ứng hàng hóa cũng như kế hoạch xúc tiến, bán hàng rất
linh hoạt, hiệu quả để tạo ra hàng hóa, dịch vụ.Khách hàng rất độc đáo,
chi phí thấp và cạnh tranh
 Sự thay đổi về quy định và chính sách
- Những thay đổi về quy định, chính sách của ngành siêu thị Việt Nam
được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Vì vậy, khi
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán lẻ của Việt Nam, doanh
nghiệp chỉ được mở một điểm bán lẻ, còn điểm thứ hai sẽ được xem xét
khi rà soát nhu cầu kinh tế. Do đó, hầu hết các thương gia đều có xu
hướng đầu tư vào các siêu thị lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm chất lượng
cao của người tiêu dùng. Đây là những siêu thị có quy mô lớn, chủng loại
phong phú, phương thức và công nghệ phục vụ bán lẻ hiện đại, phương
thức phục vụ đổi mới, văn minh bán lẻ hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng và phát triển của người tiêu dùng.
-
9. BẠN CÓ THỂ NHẬN DIỆN NHỮNG KHUYNH HƯỚNG LỚN CHO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH, CÁC CƠ HỘI, NGUY CƠ TỪ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH NÀY
- Tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối trong nước là rất lớn. Tuy
nhiên, doanh số bán lẻ hiện tại của các hệ thống phân phối hiện đại mới
chiếm chưa đến 10% thị trường bán lẻ trong nước, do hầu hết các hệ
thống phân phối còn non trẻ. Chỉ một số đơn vị có phương thức quản lý,
phân phối tương đối chuyên nghiệp như Tổng công ty Thương mại Sài
Gòn SATRA với 40 doanh nghiệp trực thuộc, chuỗi siêu thị Citimart, hệ
thống Maxi Mart... Khi hệ thống phân phối hiện đại phát triển và lớn
mạnh, tỷ trọng hàng hóa tiêu thụ qua hệ thống sẽ chiếm ưu thế, thì hệ
thống phân phối hiện tại của Việt Nam chắc chắn sẽ bị thu hẹp lại.Nếu
doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại Cần lựa chọn hình thức phù hợp
để chủ động. Môi trường toàn cầu sẽ tác động mạnh nhất, buộc doanh
nghiệp phải nỗ lực hơn để giành thị phần

You might also like