You are on page 1of 8

Họ và tên: …………………………………..

HÓA HỌC 11
Lớp: ………… CHƯƠNG 2: NITROGEN VÀ SULFUR (P2)

A. SULFUR, SULFUR DIOXIDE


Câu 1: Sulfur có kí hiệu hóa học là S, số hiệu nguyên tử là 16, độ âm điện là 2,58. Trong bảng tuần hoàn,
sulfur ở
A. ô số 8, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
C. ô số 32, chu kì 3, nhóm VIA. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 2: Trong tự nhiên, đơn chất sulfur được phân bố ở vùng lân cận núi lữa và suối nước nóng. Khi núi lữa
hoạt động, sulfur được giải phóng ra khỏi lõi Trái Đất chủ yếu ở dạng
A. SO2. B. S. C. H2S. D. SO2 và H2S.
Câu 3: Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite,
thạch cao, barite,… Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS. B. FeS2. C. CaSO4. D. BaSO4.
Câu 4: Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên
gọi dân gian của sulfur là
A. diêm sinh. B. đá vôi. C. phèn chua. D. giấm ăn.
Câu 5: Thạch cao sống là một dạng tồn tại phổ biến của sulfur trong tự nhiên, được sử dụng làm nguyên
liệu để sản xuất xi măng, phần viết bảng,... Công thức của thạch cao sống là
A. BaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. MgSO4. D. CuSO4.5H2O.
Câu 6: Trong tự nhiên, đồng vị của sulfur chiếm thành phần nhiều nhất là
A. 34S. B. 32S. C. 36S. D. 33S.
Câu 7: Ở dạng phân tử, sulfur gồm các nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng.

Để đơn giản, người ta dùng kí hiệu S. Số nguyên tử sulfur ở dạng mạch vòng là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 2.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của sulfur?
A. Màu vàng ở điều kiện thường. B. Thể rắn ở điều kiện thường.
C. Không tan trong benzene. D. Không tan trong nước.
Câu 9: Số oxi hóa có thể có của sulfur (S) trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6. B. –2, 0, +4, +6. C. 1, 3, 5, 7. D. –2, +4, +6.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sulfur?
A. Sulfur phản ứng trực tiếp với hydrogen ở điều kiện thường.
B. Ở trạng thái rắn, mỗi phân tử sulfur có 8 nguyên tử.
C. Sulfur tác dụng được hầu hết với các phi kim.
D. Trong các phản ứng với hydrogen và kim loại, sulfur là chất oxi hoá.
Câu 11: Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A. F2. B. O3. C. S. D. O2.
Câu 12: Hơi mercury (Hg) rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế mercury thì chất bột được dùng để rắc lên
mercury rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. sulfur.
Câu 13: Sulfur đóng vai trò chất khử khi tác dụng với đơn chất nào sau đây?
A. Fe. B. O2. C. H2. D. Hg.
Câu 14: Cho các phản ứng:
(a) S + O2 ⎯⎯ → SO2; (b) S + 3F2 ⎯⎯ → SF6;
(c) Hg + S ⎯⎯ → HgS; d) H2 + S ⎯⎯ → H2S.
Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. S + 2Na ⎯⎯
→ Na2S.
to

B. S + HNO3(đặc) ⎯⎯
→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
to

C. S + 3F2 ⎯⎯
→ SF6.
to

D. 4S + 6NaOH(đặc) ⎯⎯ → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.


to

Câu 16: Cho các phản ứng hóa học sau:


(1) S + O2 ⎯⎯ → SO2 (2) S + 3F2 ⎯⎯ → SF6
(3) S + Hg ⎯⎯ → HgS (4) S + 6HNO3 (đặc) ⎯⎯ → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 17: Kim loại nào sau đây tác dụng với sulfur ở nhiệt độ thường?
A. Al. B. Fe. C. Hg. D. Cu.
Câu 18: Tiến hành thí nghiệm sulfur tác dụng với iron (Fe) theo các bước sau:
- Bước 1: Trộn đều bột sulfur với bột iron theo tỉ lệ khối lượng khoảng 1: 1,5.
- Bước 2: Lấy khoảng 2 gam hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, dùng bông nút miệng ống nghiệm.
- Bước 3: Hơ nóng đều nửa dưới ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần chứa hỗn
hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng là FeS.
B. Trong phản ứng trên sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa.
C. Trong phản ứng trên sulfur đóng vai trò là chất khử.
D. Khi đun, cần hơ đều nửa dưới ống nghiệm, sau đó đun tập trung để tránh vỡ ống nghiệm.
Câu 19: Tiến hành thí nghiệm sulfur tác dụng với oxygen theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy một ít bột sulfur vào muôi sắt (đã cắm xuyên qua nút cao su).
- Bước 2: Hơ nóng muôi sắt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi sulfur nóng chảy và cháy một phần trong không
khí.
- Bước 3: Đưa nhanh muôi sắt vào bình khí oxygen.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng trên là SO2.
B. Trong phản ứng trên sulfur đóng vai trò là chất khử.
C. Sulfur cháy trong oxygen mãnh liệt hơn trong không khí.
D. Trong phản ứng trên sulfur vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò chất oxi hóa.
Câu 20: Cho dãy các chất sau: Fe, Hg, O2, Ag, H2, F2, Au. Số chất tác dụng được với sulfur ở nhiệt độ thích
hợp là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sulfur là một nguyên tố phi kim, chỉ có tính oxi hoá.
B. Khi tham gia phản ứng, sulfur thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
C. Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử (S8).
Câu 22: Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu
để
A. lưu hoá cao su tự nhiên. B. sản xuất sulfuric acid.
C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật. D. bào chế thuốc đông y.
Câu 23: Ứng dụng nào sau đây không phải của S?
A. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid. B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất. D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 24: Quá trình đốt than sinh ra nhiều loại khí thải, trong đó có khí SO2. Khí SO2 mùi
xốc và có khả năng gây viêm đường hô hấp. Tên gọi của SO2 là
A. sulfur trioxide. B. sulfuric acid. C. sulfur dioxide. D. hydrogen sulfide.
Câu 25: Trong số các chất khí: SO2, CO2, O2, N2. Khí tan tốt trong nước ở điều kiện thường là
A. O2. B. CO2. C. SO2. D. N2.
Câu 26: Số oxi hoá của sulfur trong phân tử SO2 là
A. +4. B. –2. C. +6. D. 0.
Câu 27: (Đề THPT QG – 2015) Sulfur trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. H2SO4. C. SO2. D. H2S.
Câu 28: Phát biểu nào diễn tả đúng tính chất hóa học của SO2?
A. SO2 chỉ có tính khử. B. SO2 chỉ có tính oxi hoá.
C. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. D. SO2 không có tính khử và không có tính oxi hoá.
Câu 29: Để chứng minh SO2 là một oxide acid, người ta cho SO2 phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch bromine. B. Dung dịch kiềm.
C. Dung dịch KMnO4. D. Dung dịch hydrosulfuric acid.
Câu 30: Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm
chất tẩy màu. Khí (X) là
A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3.
Câu 31: Một bạn học sinh thu khí SO2 vào bình tam giác và đậy miệng bình bằng bông tẩm dung dịch E (để
giữ không cho khí SO2 bay ra) theo sơ đồ bên.

Theo em, để hiệu quả nhất, bạn học sinh cần sử dụng E là dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Nước vôi. D. Nước máy.
Câu 32: Sau khi điều chế, khí SO2 có lẫn hơi nước được dẫn qua bình làm khô chứa các hạt chất rắn T rồi
thu vào bình chứa theo hình vẽ sau:

Chất T có thể là
A. KOH. B. NaOH. C. CaO. D. P2O5.
Câu 33: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 34: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước bromine?
A. N2. B. CO2. C. H2. D. SO2.
Câu 35: Ở điều kiện thích hợp, sulfur dioxide đóng vai trò là chất oxi hoá khi tham gia phản ứng với chất nào
sau đây?
A. NO2. B. H2S. C. NaOH. D. Ca(OH)2.
Câu 36: Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O ⎯⎯ → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Trong phương trình hóa học
của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 37: Sulfur dioxide có thể tham gia những phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O ⎯⎯ → 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2S ⎯⎯ → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.
Câu 38: Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + 2H2S ⎯⎯ → 3S + 2H2O
(2) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⎯⎯ → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
(3) SO2 + Br2 + 2H2O ⎯⎯ → H2SO4 + 2HBr
(4) SO2 + Ca(OH)2 ⎯⎯ → Ca(HSO3)2
Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò là chất khử là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 39: Cho các phương trình hóa học sau:
(1) SO2 + 2H2S ⎯⎯ → 3S + 2H2O
(2) SO2 + Br2 + 2H2O ⎯⎯ → 2HBr + H2SO4
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. SO2 chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B. SO2 chỉ thể hiện tính khử.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. SO2 không thể hiện tính khử và không thể hiện tính oxi hoá.
Câu 40: Oxide X là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, X được dùng
làm chất tẩy trắng bột gỗ, sản xuất sulfuric acid. Công thức của X là
A. CO2. B. H2S. C. SO2. D. P2O5.
Câu 41: Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, ăn mòn nhiều công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Tác nhân
chính tạo ra mưa acid là
A. SO2. B. H2S. C. CO2. D. CO.
Câu 42: Sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống nấm mốc
cho sản phẩm mây tre đan,… Vậy sulfur dioxide có tính chất nào để ứng dụng nêu trên?
A. SO2 là một chất khí. B. SO2 vừa có tính khử và tính oxi hóa.
B. SO2 có khả năng tẩy trắng và diệt khuẩn. D. SO2 là một acidic oxide.
Câu 43: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa acid, gây tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây
đều là nguyên nhân gây ra mưa acid?
A. H2S và N2. B. CO2 và O2. C. SO2 và NO2. D. NH3 và HCl.
Câu 44: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách
hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2.
Câu 45: Khí SO2 sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, các quặng sulfide là một trong các chất gây ô
nhiễm môi trường, do SO2 góp phần gây ra
A. mưa acid. B. hiện tượng khí nhà kính.
C. suy giảm tầng ozone. D. nước thải gây ung thư.
Câu 46: Biện pháp nào sau đây không đúng để giảm thiểu khí thải SO2 vào môi trường?
A. Sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường như hydrogen, ethanol,… thay cho
nguồn năng lượng hóa thạch.
B. Khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển, thủy triều,…
C. Xử lí khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
D. Sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch có chứa tạp chất sulfur.
Câu 47: Cho các ứng dụng sau:
(1) sản xuất sulfurie acid;
(2) tẩy trắng bột giấy:
(3) diệt nắm mốc, thuốc đông y;
(4) diệt trùng nước sinh hoạt.
Số ứng dụng của khí sulfur dioxide trong đời sống, sản xuất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 48: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
(b) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(c) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa acid.
(d) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 49: Cho một số nhận định về nguyên nhân nguồn sinh ra sulfur dioxide:
(1) Do hoạt động của núi lửa.
(2) Quá trình đốt cháy sulfur với mục đích diệt khuẩn và nấm mốc, được dùng để bảo quản hoa quả sấy khô,
dược liệu từ thực vật.
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(5) Quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide trong luyện
kim, đốt quặng sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid,.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 50: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tự nhiên, sulfur tồn tại chủ yếu ở dạng muối sulfide và muối sulfate của một số kim loại.
(b) Là một phi kim khá hoạt động nên trong tự nhiên không tìm thấy sulfur đơn chất.
(c) Trứng gà ung có mùi thối đặc trưng một phần là do các hợp chất của sulfur có trong trứng phân huỷ gây ra.
(d) Nguyên tố sulfur có mặt trong một số loại thực vật, đặc biệt là các loại rau quả có mùi mạnh như hành
tây, sầu riêng,…
(e) Thành phần chính của quặng pyrite là hợp chất của sulfur và lead (Pb).
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
B. SULFURIC ACID, MUỐI SULFATE
Câu 1: Sulfuric acid đựng trong chai thuỷ tinh được bán trên thị trường thường có nồng độ là
A. 98%. B. 36%. C. 63%. D. 8%.
Câu 2: Quá trình pha loãng dung dịch đậm đặc của acid nào sau đây toả rất nhiều nhiệt nên không được tự
ý pha loãng?
A. HCl. B. H2SO4. C. CH3COOH. D. HNO3.
Câu 3: Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 4: Dung địch acid nào sau đây có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da?
A. HCl 36%. B. HNO3 63%. C. H2SO4 98%. D. H3PO4 85%.
Câu 5: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần. B. trung hoà acid bằng NaHCO3.
C. băng bó tạm thời vết bỏng. D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 6: Ở thể lỏng, chất nào sau đây có dạng sánh như đầu đo tồn tại liên kết hydrogen rất mạnh giữa các
phân tử?
A. HF. B. H2SO4. C. H2O. D. CH3COOH.
Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS. C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Mg, NaHCO3, BaCl2,
CaCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al. B. Zn. C. Na. D. Cu.
Câu 10: Sản phẩm thu được khi cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe là
A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2. C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2.
Câu 11: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?
A. Cu và Cu(OH)2. B. Fe và Fe(OH)3. C. C và CO2. D. S và H2S.
Câu 12: Dung dịch sulfuric acid đặc khác dung dịch sulfuric acid loãng ở tính chất hóa học nào?
A. Tính base mạnh. B. Tính oxi hoá mạnh.
C. Tính acid mạnh. D. Tính khử mạnh.
Câu 13: Điều nào sau đây đúng về tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 đặc?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có tính khử mạnh.
B. Dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh.
C. Dung dịch H2SO4 đặc vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
D. Dung dịch H2SO4 đặc không có tính khử, không có tính oxi hoá.
Câu 14: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?
A. Tính háo nước. B. Tính oxi hoá. C. Tính acid. D. Tính khử.
Câu 15: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nguội?
A. Al, Fe, Au, Pt. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Mg.
Câu 16: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc vì
A. dung dịch H2SO4 đặc bị thụ động hoá trong thép.
B. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với iron (Fe) ở nhiệt độ thường.
C. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường.
D. thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 17: Tiến hành thí nghiệm copper (Cu) tác dụng với dung dịch sulfuric aicd đặc, nóng theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vài lá Cu đã cắt nhỏ vào ống nghiệm, thêm tiếp khoảng 3 mL dung dịch H2SO4 70%, dùng bông
đã tẩm dung dịch NaOH loãng nút ống nghiệm.
- Bước 2: Hơ nóng đều ống nghiệm chứa dung dịch trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào đáy ống
nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong phản ứng trên, sulfuric acid đóng vai trò là chất oxi hóa.
B. Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 loãng thì hiện tượng ở bước 2 xảy ra tương tự.
C. Bông tẩm dung dịch NaOH để ngăn SO2 thoát ra ngoài không khí.
D. Sản phẩm khử của phản ứng trên là SO2.
Câu 18: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát
ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Cồn. D. Xút.
Câu 19: Cho phương trình hóa học:
aAl + bH2SO4 ⎯⎯ → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 1. B. 2: 3. C. 1: 3. D. 1: 2.
Câu 20: Trường hợp nào tác dụng với H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng đều cho sản phẩm giống nhau?
A. Fe. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 21: Cho dung dịch sulfuic acid đặc tác dụng với từng chất rắn sau: NaCl, NaBr, NaI, NaHCO3 ở nhiệt
độ thường. Số phản ứng trong đó sulfuric acid đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 22: Cho chất rắn nào sau đây vào dung dịch H2SO4 đặc thì xảy ra phản ứng oxi hoá – khử?
A. KBr. B. NaCl. C. CaF2. D. CaCO3.
Câu 23: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của acid H2SO4 đặc, nguội?
A. Tan trong nước, tỏa nhiệt. B. Làm hóa than vải, giấy, đường.
C. Hòa tan được kim loại Al và Fe. D. Háo nước.
Câu 24: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc,
đun nóng thu được một loại muối?
A. Cu. B. Cr. C. Fe. D. Mg.
Câu 25: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2H2SO4 + C ⎯⎯ → 2SO2 + CO2 + 2H2O.
(b) 6H2SO4 + 2Fe ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
(c) H2SO4 + Fe(OH)2 ⎯⎯ → FeSO4 + 2H2O.
(d) 4H2SO4 + 2FeO ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (d). B. (a). C. (c). D. (b).
Câu 26: Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2FeO + 4H2SO4(đặc) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
B. Fe2O3 + 4H2SO4(đặc) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
C. FeO + H2SO4(loãng) ⎯⎯ → FeSO4 + H2O.
D. Fe2O3 + 3H2SO4(loãng) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Câu 27: Cho phương trình hóa học: H2SO4 (đặc) + 8HI ⎯⎯ → 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào sau đây diễn tả
không đúng tính chất các chất?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 28: (Đề TSCĐ – 2009) Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch NaOH đặc. B. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
C. Na2SO3 khan. D. CaO.
Câu 29: Tiến hành thí nghiệm khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía theo các bước như
sau:
- Bước 1: Lấy khoảng 10 gam đường mía cho vào cốc.
- Bước 2: Nhỏ đều trên bề mặt đường mía khoảng 2 mL dung dịch sulfuric acid đặc.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng tỏ H2SO4 đặc có tính háo nước.
B. Sản phẩm khí thu được trong phản ứng trên là SO2 và CO2.
+ H SO
C. Trong thí nghiệm này xảy ra các quá trình sau: C12H22O11 ⎯⎯⎯⎯
2 4( d )
→ C + H2O ⎯⎯⎯⎯
+ H SO
→ CO2 + SO2.
2 4(d)

D. Trong thí nghiệm trên chỉ xảy ra quá trình hút nước của sulfuric aicd, không xảy ra quá trình oxi hóa.
Câu 30: Nhỏ 1 giọt dụng dịch acid đặc nào sau đây lên tờ giấy trắng thì tờ giấy bị hoá đen ở chỗ tiếp xúc với
acid?
A. HBr. B. HCl. C. HNO3. D. H2SO4.
Câu 31: Quá trình sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp được thực hiện dựa trên các phản ứng sau:
(a) S + O2 ⎯⎯
→ SO2
to

(b) 4FeS2 + 11O2 ⎯⎯


→ 2Fe2O3 + 8SO2
to

V2O5
(c) SO2 + ½O2 to
SO3
(d) H2SO4 + SO3 ⎯⎯ → H2S2O7
Số phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hoá và quá trình khử là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 32: Số oxi hóa của sulfur trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. +8.
Câu 33: Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid
đặc tạo thành những hợp chất có công thức chung là
A. H2S2O7. B. H2SO4. C. H2SO4.nSO3. D. (SO3)n.
Câu 34: Trong công nghiệp, sulfuric acid chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc, đi từ nguồn
nguyên liệu chính là sulfur, quặng pyrite (chứa FeS2) qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn 3, hấp thu sulfur trioxide
bằng sulfuric acid đặc, tạo ra hỗn hợp oleum. Sau đó, pha loãng oleum vào nước thu được sulfuric acid loãng.
Dung dịch sulfuric acid sử dụng để hấp thu SO3 có nồng độ là
A. 70%. B. 80%. C. 98%. D. 60%.
Câu 35: Phân biệt được dung địch Na2SO4 và NaCl bằng dung địch nào sau đây?
A. MgCl2. B. CsCl. C. HCl. D. BaCl2.
Câu 36: Magnesium sulfate được sử dụng làm thuốc để cung cấp magnesium cho cơ thể, giúp giảm các cơn
đau cơ, giảm hiện tượng chuột rút. Mỗi phân tử magnesium sulfate có thể kết hợp với 7 phân tử nước. Vì vậy,
magnesium sulfate còn được sử dụng làm chất hút ẩm, chất hút mồ hôi tay của các vận động viên thể dục dụng
cụ.

Công thức của magnesium sulfate là


A. MgSO4. B. MgSO4.7H2O. C. MgSO3. D. MgSO3.7H2O.
Câu 37: Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường
được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X-quang đường tiêu hoá. Công thức của X là
A. BaSO4. B. Na2SO4. C. K2SO4. D. MgSO4.
Câu 38: Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.
(b) Magnesium sulfate được dùng làm thuốc điều trị bệnh liên quan đến hồng cầu, dùng làm chất hút mồ
hôi tay cho các vận động viên,…
(c) Calcium sulfate là thành phần chính của các loại thạch cao. Phân tử chất này thường ngậm nước với số
lượng các phân tử H2O khác nhau, tạo ra các loại thạch cao có ứng dụng khác nhau.
(d) Barium sulfate là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước. Chất này được dùng tạo màu trắng
cho các loại giấy chất lượng cao.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(a) Sulfuric acid tan tốt trong nước, quá trình hoà tan toả nhiệt mạnh.
(b) Dung dịch sulfuric acid đặc hoà tan được tất cả các kim loại.
(e) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước và tính oxi hoá mạnh.
(d) Dung dịch sulfuric acid loãng dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên kém bền.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like