You are on page 1of 6

BÀI TẬP MẪU VỀ HỒI QUY ĐA BIẾN CÓ KẾT HỢP VỚI BIẾN ĐỘC LẬP LÀ BIẾN GIẢ

BT01: Cho kết quả hồi quy từ phần mềm Eviews như sau:

Trong đó:
HRWAGE: lương theo giờ (USD/h) ; EDUC: số năm đi học (năm) ; AGE: tuổi (năm)
MALE là biến giả (MALE = 1 là Nam; MALE=0 là nữ); MARR là biến giả (MARR=1 đã kết
hôn; MARR=0 là độc thân)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy các biến độc lập.
HRWAGE^ = -3.7327 + 0.3983*EDUC + 0.0608*AGE + 2.6207*MALE - 0.0358*MARR
Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:

Hệ số hồi quy của biến EDUC = 0.3983 (hoặc  EDUC = 0.3983 ): Khi số năm đi học tăng 1 năm
thì lương theo giờ trung bình tăng 0.3983 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến AGE = 0.0608: Khi tuổi tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình
tăng 0.0608 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến MALE = 2.6207: Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa
nam và nữ là 0.3983 (USD/h).
Hệ số hồi quy của biến MARR = - 0.0358: Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa
người đã kết hôn và người độc thân là - 0.0358 (USD/h).
b. Xác định khoảng tin cậy 95% hệ số hồi quy tổng thể các biến độc lập và ý nghĩa
Tra bảng T(0.05/2;532-5)=T(0.025;527)=1.96
βEDUC ϵ (0.2908; 0.5059): Khi số năm đi học tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình tăng từ
0.2908 (USD/h) đến 0.5059 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βAGE ϵ (0.035; 0.087): Khi tuổi tăng 1 năm thì lương theo giờ trung bình tăng từ 0.035
(USD/h) đến 0.087 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βMALE ϵ (2.0505; 3.1909): Mức chênh lệch lương theo giờ trung bình giữa nam và nữ từ
2.0505 (USD/h) đến 2.1909 (USD/h), với điều kiện các yếu tố khác như nhau.
βMARR ϵ (-0.7715; 0.6998): Không có ý nghĩa
c. Các yếu tố nào có ảnh hưởng hoặc không có ảnh hưởng đến lương theo giờ?
XÉT BIẾN EDUC
Giả thuyết: H0: βEDUC = 0
Cách 1: Ta có |tEDUC |= 7.275296 > T (0.025;527) = 1.96
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Cách 2: Dùng khoảng tin cậy
Ta có βEDUC =0 không nằm trong khoảng tin cậy (0.2908; 0.5059)
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Cách 3: Dùng p-value = 0.0000 < α = 0.05
Bác bỏ H0. Khi số năm đi học có ảnh hưởng đến lương theo giờ.
Xét tương tự cho biến AGE
XÉT BIẾN MALE:
Giả thuyết: H0: βMALE = 0 (Lương theo giờ của nam và nữ như nhau)

Cách 1: Ta có |tMALE |= 9.029165 > T (0.025;527) = 1.96


Bác bỏ H0. Có chênh lệch tiền lương theo giờ giữa nam và nữ
(do  MALE = 2.620714>0 : Lương của nam cao hơn lương của nữ)

Cách 3: Dùng p-value


Ta có: p-value = 0.0000 < α = 0.05
Bác bỏ H0. Có khác biệt tiền lương theo giờ giữa nam và nữ
XÉT BIẾN MARR

Giả thuyết: H0: βMARR = 0 (Không có khác biệt về lương giữa người kết hôn và người độc
thân)

Cách 1: Ta có |tMARR |= -0.095712< T (0.025;527) = 1.96


Không Bác bỏ H0. Không có chênh lệch tiền lương theo giờ giữa người kết hôn và người
độc thân
Cách 3: Dùng p-value
Ta có: p-value = 0.9238 > α = 0.05
Không Bác bỏ H0. Lương theo giờ của người kết hôn và Lương theo giờ của người độc
thân như nhau.
BT2 Cho kết quả hồi quy sau

Trong đó:
SALARY: Lương khởi điểm (triệu đồng/tháng)
GPA: Điểm tốt nghiệp
COST: Chi phí học tập (triệu đồng/tháng)
TOP10 là biến giả (TOP10 = 1 nếu tốt nghiệp trong TOP 10; TOP10 =0 nếu tốt nghiệp
ngoài TOP 10)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy của biến độc lập:

LOG(SALARY) = 5.7796 + 0.8682*GPA + 0.2001*LOG(COST) + 0.1538*TOP10 + e

Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:
βGPA^ = 0.8682: Khi điểm tốt nghiệp tăng 1 điểm thì lương khởi điểm trung bình tăng
86.82%.
βLOG(COST)^ = 0.2001: Khi Chi phí học tập tăng 1% thì lương khởi điểm trung bình tăng
0.2001%.
βTOP10^ = 0.1538: Mức chênh lệch về lương khởi điểm trung bình giữa người tốt nghiệp
trong TOP 10 và người tốt nghiệp ngoài TOP 10 là 15,38%. (Hoặc Lương khởi điểm
trung bình của người tốt nghiệp trong TOP 10 cao hơn lương khởi điểm trung bình của
người tốt nghiệp ngoài TOP 10 là 15.38%)
BT3: Cho kết quả hồi quy sau:

Trong đó:
SALARY: Lương khởi điểm (triệu đồng/năm)
COST: Chi phí học tập (triệu đồng/tháng)
RANK: Thứ hạng tốt nghiệp
EAST là biến giả (EAST = 1 nếu ở miền đông; EAST =0 nếu ở miền khác)
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy của biến độc lập:

SALARY = 39101.8624+ 1740.9864*LOG(COST) - 204.9249*RANK + 996.3271*EAST + e

Theo kết quả hồi quy mẫu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi:

βLOG(COST)^ = 1740.9864: Khi Chi phí học tập tăng 1% thì lương khởi điểm trung bình
tăng 17.409864 (triệu đồng/năm).
βRANK^ = - 204.9249: Khi thứ hạng tốt nghiệp tăng 1 về lương khởi điểm trung bình giảm
204.9249 (triệu đồng/năm)
βEAST^ = 996.3271: Chênh lệch về lương khởi điểm trung bình giữa người ở miền đông và
miền khác là 996.3271 (triệu đồng/năm)

You might also like