You are on page 1of 7

4.3.2.

2 Phép thử so hàng thị hiếu (xếp dãy)-Ranking Test


Mục đích phép thử
Xác định có hay không một sự khác biệt về mức độ ưa thích tồn tại giữa 3
hay nhiều sản phẩm thử.
Nguyên tắc phép thử
Các mẫu xuất hiện đồng thời, người thử được yêu cầu sắp xếp các mẫu
theo chiều mức độ ưa thích tăng dần hoặc giảm dần. Đặc biệt, người thử buộc
phải đưa ra thứ hạng cho từng mẫu thử. Tuy nhiên, các mẫu cũng có thể được
xếp đồng hạng tùy thuộc vào mục đích thí nghiệm. Cách xếp đồng hạng được sử
dụng khi so hàng các mẫu trên một thuộc tính cảm quan cụ thể.
Cách tiến hành phép thử

 Mẫu thử

Các mẫu thử được mã hóa bằng 3 chữ số ngẫu nhiên. Trật tự trình bày
mẫu được thiết kế cân bằng theo hình vuông Latin Williams bình phương (phụ
lục 1).

Số lượng mẫu thử trong phép thử xếp dãy phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên
của mẫu thử (ảnh hưởng bão hòa cảm giác) và mục đích thí nghiệm. Thông
thường từ 8-10 mẫu đối với các loại mẫu thử đơn giản như nước khoáng, nước
giải khát, bánh, kẹo… Đối với sản phẩm phức tạp, dễ gây mệt mỏi cho người
thử như: cà phê, nước mắm, rượu, nước hoa, …, các sản phẩm có thuộc tính
mạnh (đắng, chát, béo, mặn, cay, …) thì số lượng mẫu thử tối đa được lựa chọn
là 5-6 mẫu.

 Người thử

Người thử là người sử dụng sản phẩm và chưa qua huấn luyện. Số lượng
người thử tối thiểu cho phép thử so hàng thị hiếu là 60 người.

 Phiếu đánh giá


Tương tự như các phép thử khác, phiếu đánh giá dùng cho phép thử so
hàng thị hiếu cần có các thông tin sau: họ tên người thử (hoặc mã số người thử),
ngày làm thí nghiệm, hướng dẫn thí nghiệm, thang xếp hạng và nhận xét (nếu
cần thiết) (hình 4.5).

PHIẾU HƯỚNG DẪN

Bạn được cung cấp 4 mẫu nước ngọt có ga hương chanh. Mỗi mẫu được mã hóa
bằng 3 chữ số. Hãy đánh giá các mẫu này theo trật tự xếp sẵn và đặt chúng theo
trình tự mức độ ưa thích tăng dần. Ghi nhận kết quả của bạn vào phiếu trả lời.

 Thanh vị sạch miệng sau mỗi mẫu thử.


Chú ý:

 Không trao đổi trong quá trình làm thí nghiệm.


 Mọi thắc mắc liên hệ thực nghiệm viên.

Hình 4.5.(a) Ví dụ về phiếu hướng dẫn của phép thử xếp dãy.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


Họ tên người thử: ……………………………ngày: …………………………….
Xếp hạng
Mã số mẫu
(không được xếp đồng hạng)
Hạng 1 = ít được ưa thích nhất
Hạng 2
Hạng 3
Hạng 4 = ưa thích nhất
Cám ơn Anh/ chị đã tham gia cảm quan!

Hình 4.5.(b) Ví dụ về phiếu trả lời của phép thử xếp dãy.

 Xử lý số liệu

Trật tự xếp hạng của từng người thử được tổng hợp đầy đủ vào bảng kết
quả thường được gọi là bảng số liệu thô. Bảng 4.1 và bảng 4.2 là bảng minh
họa. Người thử được sắp xếp theo cột và thứ hạng sản phẩm được trình bày theo
hàng.
Kiểm định Friedman được sử dụng cho phép thử so hàng thị hiếu. Giá trị
Friedman tính toán (Ftest) được tính theo công thức sau:
12
= ( + ⋯+ ) − 3. . ( + 1)
. . ( + 1)
Trong đó: j là số người thử
p là số sản phẩm
Ri là tổng hạng
So sánh Ftest với tra bảng (Bảng 11,phụ lục 2):
 Nếu Ftest ≥ tra bảng cho thấy có một sự khác biệt thực sự tồn tại giữa các
sản phẩm đánh giá.
 Nếu Ftest < tra bảng cho thấy không tồn tại sự khác biệt có nghĩa giữa các
sản phẩm đánh giá.
Mức ý nghĩa =0.05 (hoặc =0.01) cũng phải được lựa chọn cụ thể.

Khi xếp đồng hạng được cho phép thì số liệu cần trình được điểu chỉnh
trước khi phân tích. Tổng số đồng hạng được cộng lại và chia cho số mẫu xếp
đồng hạng. Ví dụ, trong bảng 5.1, người thử thứ hai xếp mẫu A hạng 4, mẫu B
và C đồng hạng 1, mẫu D hạng 3. Trình tự xếp hạng của mẫu B và C là (1+2)/2
= 1.5. Vậy thứ tự xếp hạng của 4 mẫu lúc này là 4, 1.5, 1.5 và 3. Công thức tính
Ftest trong trường hợp đồng hạng như sau:


=
1−{ }
[ . .( − 1) ]
Trong đó: E được tính như sau:
Đặt n1, n2, …, nk là số mẫu được xếp đồng hạng trong một lần đánh giá.
= ( − )+ ( − ) + ⋯+ ( − )
Ví dụ cho trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả và tính tổng hạng
Mẫu thử Tổng
Người thử
A B C D hạng
1 1 2 3 4 10
2 4 1.5 1.5 3 10
3 1 3 3 3 10
4 1 3 4 2 10
5 3 1 2 4 10
6 2 1 3 4 10
7 2 1 4 3 10
Tổng hạng
14 12.5 20.5 23 70
mẫu thử

Chú ý: đối với mỗi người thử có mẫu xếp đồng hạng thì tổng hạng cho mẫu này
được tính là 0.5xp(p+1), trong đó p là số mẫu xếp đồng hạng.
Người thử thứ 2 xếp 2 mẫu B và C đồng hạng nên n 1= 2; người thử thứ 3
xếp 3 mẫu đồng hạng nên n2 = 3.
Do đó, = (2 − 2) + ( 3 + 3) = 30
Với j=7, p=4, ta có:


= = 1,08F
30
1−{ }
[ 7.4. ( 4 − 1)]

So sánh với tra bảng để kết luận.
Nếu kiểm định Friedman cho thấy rằng tồn tại một sự khác biệt có ý nghĩa
giữa 2 hay nhiều sản phẩm, việc nhận diện các mẫu thử nào được ưu tiên hơn
được quyết định bởi việc sử dụng “khác biệt thứ tự ưu tiên nhỏ nhất có nghĩa” -
Least Significant Ranked Difference-LSRD, được dùng ở mức ý nghĩa 5%.
Công thức tính giá trị LSRD như sau:

. ( + 1)
=
6
Trong đó: z được lấy từ phân bố chuẩn 2 đuôi với độ rủi ro  = 5% là 1.96
Sau khi tính được LSRD, so sánh với hiệu số giữa các cặp tổng hạng. Nếu
hiệu số này vượt quá giá trị LSRD, cặp mẫu này được nói là khác nhau có nghĩa
về mức độ ưu tiên.
 Kết luận
Trong phép thử xếp dãy, kết luận được rút ra là có hay không sự khác biệt
có ý nghĩa về mức độ ưu tiên giữa các cặp mẫu thử cụ thể; chúng thường được
liệt kê chi tiết. Thứ hạng của sản phẩm và mức ý nghĩa của phép thử như  =
0.05 cũng phải được nhắc đến.
Ví dụ:
Một công ty sản xuất nước giải khát muốn biết sản phẩm của công ty đứng ở vị
trí nào trên thị trường. Công ty quyết định tiến hành phép thử xếp dãy để xác
định xem có sự khác biệt có nghĩa về mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối
với 4 sản phẩm hương chanh có gas đứng đầu trên thị trường không. Một hội
đồng 15 người tiêu dùng tham gia đánh giá 4 sản phẩm (P1-P4); trong đó, P2 là
sản phẩm của công ty. Bảng 4.2 biểu diễn kết quả thu nhận được.

Bảng 4.2. Trình tự sắp xếp thứ hạng yêu thích của 15
người thử trên 4 sản phẩm có gas hương chanh và kết
quả tổng hạng.
Người thử P1 P2 P3 P4
1 1 3 2 4
2 1 2 3 4
3 1 2 4 3
4 2 1 3 4
5 1 3 2 4
6 3 1 2 4
7 1 3 2 4
8 1 3 2 4
9 3 2 1 4
10 1 3 4 2
11 1 2 3 4
12 1 2 3 4
13 1 2 4 3
14 3 1 2 4
15 1 3 2 4
Tổng hạng 22 33 39 56

= 24.2
Từ bảng phụ lục 8, giá trị tới hạn cho phép thử Friedman (Ftra bảng) là 7.81
(p-1 bậc tự do,  = 0.05). (24.2)>(Ftra bảng), do đó, LSRD (sự khác biệt thứ
hạng nhỏ nhất có ý nghĩa) cần được sử dụng để quyết định mẫu nào khác nhau
có nghĩa.
Những mẫu thử có tổng hạng cách nhau lớn hơn 13.9 được xem là khác
nhau có nghĩa. Kết quả được tổng kết trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tổng kết quả xếp dãy cho 4 sản phẩm
nước giải khát hương cam.
Mẫu thử Tổng hạng Mức ý nghĩa1
P1 56 a
P2 39 b
P3 33 bc
P4 22 c
1
Những mẫu có cùng ký tự là không khác nhau có
nghĩa (p<0.05).

Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ ưa thích của người tiêu dùng
giữa 4 mẫu thử (p<0.05). Mẫu P1 có mức độ ưa thích cao hơn tất cả các mẫu
khác; mẫu P2 và P3 khác nhau không có nghĩa và mẫu P3 và P4 cũng vậy. Mẫu
P3 được yêu thích hơn mẫu P4. Công ty có thể kết luận rằng có sự khác nhau về
mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với 4 sản phẩm có ga hương chanh bán
chạy nhất trên thị trường và sản phẩm của công ty đứng thứ 2 trên 3 thứ hạng.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, Công ty có thể tiến hành một phép thử theo sau để
xác định cần thay đổi một số thuộc tính của sản phẩm để tăng mức độ ưa thích
của người tiêu dùng.

You might also like