You are on page 1of 12

Bài tập

1. Mục đích:
- Kiểm tra xem sản phẩm cà phê hòa tan được đưa đi đánh giá chất lượng nước có
khác biệt so với mẫu chuẩn hay không. Từ đó chứng minh được giả thiết của công
ty là đúng hay sai.
2. Lựa chọn phép thử:
- Việc sử dụng phép thử để xác định được có sự khác nhau về chất lượng nước sự
dụng để pha cà phê, tuy nhiên chất lượng bao gồm nhiều tính chất khác như hình
dáng, mùi vị, độ đắng… mà yêu cầu của công ty không có nêu rõ một tính chất cụ
thể nào, chỉ nói chung là chất lượng nước. Vậy nên chúng ta sẽ sử dụng phép thử
phân biệt tổng thể. Trong phân biệt tổng thể bao gồm 3 phép thử là tam giác, 2-3
và A không A. Đối với sản phẩm cà phê hòa tan, là một loại sản phẩm có tính kích
thích khá cao và có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi cho người thử và cần độ chính
xác hơn, nên chúng ta sẽ loại phép thử tam giác. Còn 2 phép thử là phép thử 2-3 và
phép thử A không A, tuy nhiên đối với phép thử A không A chúng ta xác định sự
khác nhau khi không cần quan tâm tới việc chuẩn bị được mẫu thử giống nhau
hoàn toàn màu sắc, hình dạng và kích thước, trong mẫu thử có sự thay đổi về thành
phần công thức. Vì vậy chúng ta chọn A không A
3. Cách tiến hành:
- Tiến hành chuẩn bị 2 mẫu cà phê hòa tan.
- Thiết lập trình bày mẫu
- Mã hóa mẫu theo bảng số ngẫu nhiên
- Ghi mã số ngẫu nhiên trên dụng cụ đựng
- Mẫu giống nhau về mặt hình thức
- Phát mẫu theo bảng kế hoạch
- Kiểm tra tổng quan trước khi đưa mẫu
a. Số lượng người thử, chuẩn bị mẫu và dụng cụ:
- Số lượng người thử: 18 người
- Chuẩn bị mẫu:
+ Mẫu chuẩn: là mẫu cà phê hòa tan của công ty hoặc mẫu cà phê hòa tan mà công
ty cần so sánh (Chọn Mẫu A làm mẫu chuẩn)
+ Mẫu A: là mẫu cà phê hòa tan được pha bằng nước của công ty
+ Mẫu B (không A): là mẫu cà phê hòa tan phà bằng nước ở nơi người tiêu dùng
sử dụng mà công ty cần so sánh.
- Dụng cụ:
+ Ly PS, khăn giấy, khay, bút chì.
b. Lượng mẫu:
Lượng mẫu cho 1 người thử:
- Mẫu A: 5 mẫu X 30ml = 300ml
- Mẫu B (không A) 5 mẫu X 30ml = 150ml
- Mã hóa mẫu: Theo bảng số ngẫu nhiên (phụ lục 1/T129, Kỹ thuật phân tích cảm
quan thực phẩm, Hà Duyên Tư)
+ Mẫu A: 314, 787, 578, 814, 498, 675, 581, 137, 226, 349, 752, 963, 951, 737,
289…
+ Mẫu B: 128, 637, 873, 764, 285, 516, 949, 491, 352, 378, 131, 495, 769, 913,
586…
c. Trật tự trình bày mẫu:
Người thử Trật tự Mã hóa
1 A-notA-notA-notA-A… 787-873-637-285-498…
2
3

18
d. Hướng dẫn thí nghiệm:
Hướng dẫn người thử tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu của người điều hành thí
nghiệm. Người thử nhận được phiếu trả lời này sau khi vào phòng phân tích, nếm
mẫu theo hướng dẫn ghi trên phiếu và điền câu trả lời vào phiếu trả lời.
- Người thử sẽ nhận được một mẫu kiểm chứng, công việc của người thử là ghi
nhớ mẫu kiểm chứng. Sau đó người thử nhận được hai mẫu cà phê hòa tan khác
nhau về một tính chất nào đó, công việc của họ là nếm 2 mẫu đó, trong 2 mẫu này
sẽ có một mẫu giống với mẫu kiểm chứng từ đó người thử đưa ra kết luận mẫu nào
giống với mẫu kiểm chứng và điền thông tin vào trong phiếu trả lời.
- Người thử sau mỗi lần thử mẫu, phải súc miệng bằng nước, sử dụng nước thành
vị hoặc bánh thanh vị rồi tiếp tục sử dụng các mẫu tiếp theo.
e. Phiếu chuẩn bị thí nghiệm:
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan
PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Phép thử A không A

Ngày thử:
Cà phê hòa tan A, mã số sử dụng: 314, 787, 578, 814, 498, 675, 581…
Cà phê hòa tan B, mã số sử dụng: 128, 637, 873, 764, 285, 516, 949…
Số mẫu mỗi người thử nhận được: 10

Người Trình bày mẫu Mã số Câu trả lời


thử nhận được

1 A-notA-notA-notA-A… 787-873-637-285-498…

2 … …

… … …

17 … …

18 … …
f. Phiếu hướng dẫn và trả lời:
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan
PHIẾU TRẢ LỜI
Phép thử A không A

Họ và tên: Ngày thử:


Đề nghị súc miệng với nước trước khi bắt đầu. Nhổ nước vào nơi quy định. Bạn nhận được
một mẫu cà phê hòa tan ký hiệu là A. Hãy thử nếm và ghi nhớ mẫu này. Sau đó bạn sẽ lần lượt
nhận được 10 mẫu cà phê hòa tan khác, trong số đó có những mẫu giống với mẫu A. Bạn hãy
chỉ ra cho chúng tôi đâu là mẫu A (đánh dấu chéo vào dòng A) và đâu không phải là mẫu A
(đánh dấu chéo vào dòng không A).
Chú ý: Súc miệng với nước và sử dụng bánh mỳ thanh vị sau mỗi lần thử

Trả lời:

Mẫu 787 873 637 …

Không A

4. Giả định kết quả:


Có18 người được mời tham gia vào phép thử. Mỗi người sẽ được làm quen với mẫu A và sau
đó nhận được 10 mẫu khác trong đó có 5 mẫu A và 5 mẫu không A với trật tự sắp xếp được
lựa chọn một cách ngẫu nhiên như phiếu chuẩn bị thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng
sau:

Mẫu giới thiệu Người thử lựa chọn là Tổng

A (1) Không A (2)

A (1) 62 28 90

Không A (2) 58 32 90
Tổng 120 60 180

5 Xử lý kết quả:
Sử dụng kiểm định thống kê χ2 để phân tích kết quả

2 (O ij −E ij )2
χ =∑
E ij

Tính Eij :
(Tổng cột ×Tổng hàng)
Eij =
Tổng chung

Tính lần lượt: E11, E12, E21, E22


Cho ra kết quả bảng là:

Mẫu giới thiệu Người thử lựa chọn là Tổng

A Không A

A 60 30 90

Không A 60 30 90

Tổng 120 60 180

Suy ra:
(62−60)2 (58−60)2 (28−30)2 (32−30)2
χ2 = + + + = 0.4
60 60 30 30

Kiểm tra χtc2 ở mức ý nghĩa α = 5% tại phụ lục là 3,84


Nên χ2 < χtc2
Vậy 2 mẫu cà phê không có sự khác nhau về chất lượng ở mức ý nghĩa 5%
Bài tập phép thử 2-3
1. Mục đích:
- Dựa vào giả thiết mà nhà sản xuất đưa ra và yêu cầu của công ty về việc có vấn
đề ở chất lượng nước mà người tiêu dùng sử dụng để pha cà phê. Chúng ta cần tiến
hành phép thử đánh giá cảm quan để kiểm tra giả thiết trên có đúng hay không?
2. Lựa chọn phép thử:
- Việc sử dụng phép thử để xác định được có sự khác nhau về chất lượng nước sự
dụng để pha cà phê, tuy nhiên chất lượng bao gồm nhiều tính chất khác như hình
dáng, mùi vị, độ đắng… mà yêu cầu của công ty không có nêu rõ một tính chất cụ
thể nào, chỉ nói chung là chất lượng nước. Vậy nên chúng ta sẽ sử dụng phép thử
phân biệt tổng thể. Trong phân biệt tổng thể bao gồm 3 phép thử là tam giác, 2-3
và A không A. Đối với sản phẩm cà phê hòa tan, là một loại sản phẩm có tính kích
thích khá cao và có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi cho người thử và cần độ chính
xác hơn, nên chúng ta sẽ loại phép thử tam giác. Còn 2 phép thử là phép thử 2-3 và
phép thử A không A, tuy nhiên A không A lại có thể đánh giá các sản phẩm có bề
ngoài khác nhau và không thích hợp cho một số sản phẩm có lưu vị mạnh. Vậy
chúng ta chọn phép thử 2-3 là tối ưu nhất. Và sử dụng phép thử 2-3 hai phía.
3. Cách tiến hành
- Tiến hành chuẩn bị 2 mẫu cà phê hòa tan.
- Thiết lập trình bày mẫu
- Mã hóa mẫu theo bảng số ngẫu nhiên
- Ghi mã số ngẫu nhiên trên dụng cụ đựng
- Mẫu giống nhau về mặt hình thức
- Phát mẫu theo bảng kế hoạch
- Kiểm tra tổng quan trước khi đưa mẫu
a. Số lượng người thử, chuẩn bị mẫu và dụng cụ:
- Số lượng người thử: 15 người
- Chuẩn bị mẫu:
+ Mẫu chuẩn: là mẫu cà phê hòa tan của công ty hoặc mẫu cà phê hòa tan mà công
ty cần so sánh
+ Mẫu A: là mẫu cà phê hòa tan pha bằng nguồn nước tại công ty.
+ Mẫu B: là mẫu cà phê hòa tan pha bằng nước tại nơi người tiêu dùng dùng và có
phản ánh về chất lượng sản phẩm
- Dụng cụ:
+ Ly PS, khăn giấy, khay, bút chì.
b. Lượng mẫu:
Lượng mẫu cho 1 người thử:
- Mẫu A: 6 mẫu X 30ml = 180ml
- Mẫu B: 6 mẫu X 30ml = 180ml
- Mã hóa mẫu: Theo bảng số ngẫu nhiên (phụ lục 1/T129, Kỹ thuật phân tích cảm
quan thực phẩm, Hà Duyên Tư)
+ Mẫu A: 314, 787, 578, 814, 498, 675, 581, 137, 226, 349, 752, 963, 951, 737,
289…
+ Mẫu B: 128, 637, 873, 764, 285, 516, 949, 491, 352, 378, 131, 495, 769, 913,
586…
c. Trật tự trình bày mẫu:
Người thử Trật tự Mã hóa
1 R(A)-A-B, R(B)-B-A,… R-787-873, R-637-285,…
2
3

15
d. Hướng dẫn thí nghiệm:
- Người thử sẽ nhận được một mẫu kiểm chứng, công việc của người thử là ghi
nhớ mẫu kiểm chứng. Sau đó người thử nhận được hai mẫu cà phê hòa tan khác
nhau về một tính chất nào đó, công việc của họ là nếm 2 mẫu đó, trong 2 mẫu này
sẽ có một mẫu giống với mẫu kiểm chứng từ đó người thử đưa ra kết luận mẫu nào
giống với mẫu kiểm chứng và điền thông tin vào trong phiếu trả lời.
- Người thử sau mỗi lần thử mẫu, phải súc miệng bằng nước, sử dụng nước thành
vị hoặc bánh thanh vị rồi tiếp tục sử dụng các mẫu tiếp theo.
e. Phiếu chuẩn bị thí nghiệm:
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan
PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Phép thử 2-3

Ngày thử:
Cà phê hòa tan A, mã số sử dụng: 314, 787, 578, 814, 498, 675
Cà phê hòa tan B, mã số sử dụng: 128, 637, 873, 764, 285, 516
Số lần lặp: 6
Lần 1:

Người Trình bày Mã số Câu trả lời Nhận xét


thử mẫu nhận được

1 R(A)AB 787, 873

2 R(A)BA 787, 873

3 R(A)AB 787, 873

… R(A)BA 787, 873

15 R(A)AB 787, 873

Lần 2:
Người Trình bày Mã số Câu trả lời Nhận xét
thử mẫu nhận được

1 R(B)BA 637, 285

2 R(B)BA 637, 285

3 R(B)AB 637, 285

… R(B)BA 637, 285

15 R(B)AB 637, 285

Lần 3:...
Lần 4:...
...
f. Phiếu hướng dẫn và trả lời:
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan
PHIẾU TRẢ LỜI
Phép thử 2-3

Họ và tên: Ngày thử:


Đề nghị súc miệng với nước trước khi bắt đầu. Nhổ nước vào nơi quy định. Bạn
nhận được một mẫu cà phê hòa tan ký hiệu là mẫu R và hai mẫu khác. Trong
hai mẫu này có một mẫu giống với mẫu R. Trước tiên hãy nếm mẫu R, sau đó
nếm hai mẫu còn lại theo thứ tự từ trái qua phải rồi ghi lại mã số của mẫu mà
bạn cho là giống với mẫu R nhất.
Chú ý: Súc miệng với nước và sử dụng bánh mỳ thanh vị sau mỗi lần thử.
Trả lời:

Lần thử Mẫu giống với mẫu kiểm chứng

1 787

2 637

3 …

4 …

5 …

6 …

4. Giả định kết quả:


- Giả định có 15 người thử và mỗi người thử 6 lần, có 90 câu trả lời, trong đó, có
58 câu trả lời đúng (xác định được mẫu thử giống với mẫu kiểm chứng) và 32 câu
trả lời sai (chọn sai mẫu thử không đúng với mẫu kiểm chứng). Từ đó xử lý kết quả
để đưa ra kết luận chính xác nhất.
5. Xử lý kết quả:
- Cách 1: Tra bảng phụ lục 5: Số lượng câu trả lời chính xác của phép thử 2-3
( Mức ý nghĩa α = 5%). Với tổng số lượng kết quả là 90 thì câu trả lời cần thiết là
54, so với kết quả thực tế là 58 thì chúng ta có thể kết luận hai sản phẩm cà phê
hòa tan này có sự khác nhau về tính chất nào đó. Vì vậy giả thiết của nhà sản xuất
là đúng khi cho rằng do sử dụng chất lượng nước pha của người tiêu dùng làm ảnh
hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê.
Cách 2: Kiểm tra kết quả bằng cách so sánh χ2 và χtc2 :
Giải:
Ta có: n = 90 với α = 5%.
O1 = 58
O2 = 32
Tính:
1 1
E1 = E2 = n× 2 = 90 × 2 = 45

2(O 1−E 1)2 (O 2 −E2)2 (58−45)2 (32−45)2


Từ đó tính được: χ = + = + = 7.51
E1 E2 45 45

Bậc tự do = Số mẫu – 1 = 2 – 1 = 1 (Số mẫu thử là 2)


Với χ2 = 7.51 ở bậc tự do là 1 và mức ý nghĩa α = 5% thì dựa vào phụ lục 3. Giá trị
χtc2 tại mức ý nghĩa α = 5% là 3.84. Tức là χ2 > χtc2. Vì thế có thể kết luận được: Hai
mẫu có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 5%.
Vậy giả thiết của nhà sản xuất là đúng khi cho rằng do sử dụng chất lượng nước
pha của người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê.

You might also like