You are on page 1of 8

ACID ABSCISIC (ABA)

1.Axit Abxixic (Acid Abscisic) là gì? Nguồn gốc Axit Abxixic (Acid Abscisic):

Axit Abxixic (Acid Abscisic) còn được gọi là Dormin, axit Dormic (DMA) là một nhóm
chất tự nhiên và nhân tạo được xem như một hoóc môn thực vật – thuộc nhóm chất ức
chế sinh trưởng.
– Năm 1961, hai nhà khoa học người Mỹ Liu và Carn đã tách được một chất dưới dạng
tinh thể từ quả bông già và khi xử lý cho cuống lá bông non đã gây ra hiện tượng rụng và
gọi chất đó là Abscisic I.  
– Năm 1963, Chkuma và Eddicott đã tách được một chất từ lá già cây đậu ngựa và đặt tên
là Abscisic II. Vào thời gian này Wareing và các cộng sự cũng đã tách được một chất ức
chế có trong các chồi đang ngủ và đặt tên là “Ðômin”. Năm 1966, dùng phương pháp
quang phổ phân cực đã xác định được bản chất hoá học của chất ức chế này.
– Năm 1967, hội nghị khoa học quốc tế về chất điều hòa sinh trưởng ở Ottawa đã đặt tên
cho chất ức chế sinh trưởng này là Abscisic acid (ABA) có công thức hoá học là
C15H20O4.
2. Công thức cấu tạo Axit Abxixic (Acid Abscisic):

3. TỔNG HỢP, XÚC TÁC VÀ VẬN CHUYỂN ABA:

Tổng Hợp ABA:

ABA được bắt đầu tổng hợp ở các bào quan nhỏ và lưu trữ trong tế bào chất. ABA được
tổng hợp ở trong tế bào thực vật bậc cao thông qua con đường phụ thuộc vào mevalonic
acid hay còn gọi là con đường gián tiếp. Trong con đường này, ABA được tổng hợp bằng
sự cắt bỏ C40 của tiền carotenoid, bằng cách chuyển đổi hai bước xanthoxin trung gian
sang ABA thông qua aldehyde ABA và được oxy hóa thành ABA (Hình 1).
Hình 1

Bước đầu tiên của con đường tổng hợp ABA là chuyển đổi tất cả các trans-violaxanthin
thành zeaxanthin và được xúc tác bởi zaxanthin epoxidase (ZEP) trong plastid. Trong
phản ứng này, antheraxanthin là chất trung gian được hình thành. Sau đó, tất cả trans-
violaxanthin chuyển thành 9-cis-violaxanthin hoặc 9-cis-neoxanthin. Tiếp theo, enzyme
9-cis-epoxy carotenoid dioxygenase (NCED) xúc tác phân hủy oxy hoá 9-cis-
violaxanthin và 9-cis-neoxanthin sinh ra sản phẩm trung gian C15 gọi là xanthoxin và
chất chuyển hóa C25. Cuối cùng, xanthoxin được xuất ra cytosol, nơi xanthoxin được
chuyển thành ABA.

Xúc Tác ABA:

Khi tín hiệu stress giảm, ABA được chuyển hóa thành các sản phẩm không hoạt động.
Quá trình này được thực hiện bởi hai con đường: hydroxyl hóa và liên hợp. Trong
hydroxyl hóa, ABA được hydroxyl hóa qua quá trình oxy hóa của ba nhóm methyl (C-7’,
C-8’, và C-9’) trong cấu trúc vòng.

ABA và hoạt động xúc tác hydroxyl của ABA có thể được liên hợp với glucose. ABA
glucosyl este (ABA-GE) được tổng hợp bằng glycosyltransferase và được lưu trữ trong
không bào. Trong điều kiện stress phi sinh học, ABA glucosyl ester có thể được chuyển
đổi thành ABA bằng thủy phân xúc tác enzyme. Enzyme glycosidase xúc tác sự thủy
phân của ABA-GE để giải phóng.
Vận Chuyển ABA:

Sự vận chuyển ABA giữa các tế bào, các mô và các cơ quan cũng đóng vai trò quan trọng
trong phản ứng sinh lý toàn bộ thực vật trong điều kiện stress. ABA, là một axit yếu, có
thể khuếch tán thụ động qua màng sinh học khi ABA được proton hóa (5). ABA cũng có
thể được vận chuyển qua màng bởi chất vận chuyển.

4. Hiệu ứng sinh học của Axit Abxixic (Acid Abscisic):


 Axit Abxixic (Acid Abscisic) ức chế sự tăng trưởng 
ABA ức chế sự tổng hợp acid nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ
đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, làm cây mau già và rút ngắn
chu kỳ sống.
 Axit Abxixic (Acid Abscisic) điều chỉnh sự rụng 
ABA kích thích sự hình thành tầng rời gây nên sự rụng. Khi có tác nhân cảm ứng sự rụng
như nhiệt độ quá cao hay quá thấp, úng, hạn, sâu bệnh… thì hàm lượng ABA trong lá,
quả tăng lên nhanh gây nên sự rụng của chúng. Vì vậy ở các bộ phận già sắp rụng có
chứa nhiều ABA. 
 Axit Abxixic (Acid Abscisic) điều chỉnh sự ngủ nghỉ
Trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA tăng lên gấp 10 lần so với cơ quan dinh
dưỡng nên ức chế quá trình nảy mầm. Sự ngủ nghỉ kéo dài đến khi nào hàm lượng ABA
trong đó giảm đến mức tối thiểu.
Các biện pháp làm  giảm ABA hoặc xử lí chất có tác dụng đối kháng với ABA như GA
có khả năng phá ngủ, kích thích nảy mầm. Chẳng hạn, xử lí lạnh và bảo quản có tác dụng
giảm hàm lượng ABA rất nhanh (giảm 70% cho hạt và 30% cho quả, củ) và hạt, củ có thể
nảy mầm khi gieo.
 Axit Abxixic (Acid Abscisic) điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng 
Một trong những cơ chế điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng là cơ chế hormone. Khi
hàm lượng ABA tăng lên trong lá thì các khí khổng đóng lại để hạn chế thoát hơi nước.
 Axit Abxixic (Acid Abscisic) được xem là hormone “stress”
Khi cây gặp các điều kiện bất thuận của môi trường thì hàm lượng ABA tăng lên nhanh
chóng trong cây giúp cây trải qua tạm thời điều kiện bất thuận đó. Chẳng hạn, khi cây
gặp hạn thì hàm lượng ABA trong lá tăng lên, khí khổng đóng lại và cây tránh được mất
nước.
 Axit Abxixic (Acid Abscisic) là hormone hóa già
Mức độ hóa già của cơ quan và của cây gắn liền với sự tích lũy ABA trong chúng. Khi
hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ là lúc ABA được tổng hợp và tích lũy nhiều nhất
và tốc độ hóa già cũng tăng lên.
5. Ứng dụng của Axit Abxixic (Acid Abscisic):
– Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh
trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản. dùng để làm thấp cây, cứng cây,
chống lốp, đổ…
– Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng TB và màng sinh chất, ức chế quang hợp,
xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản quá trình sinh tổng
hợp của nó, còn cây trồng khác không bị hại.
– Antitranspirant – gây ra khí khổng đóng cửa, giảm thoát hơi nước để tránh mất nước.
– Ức chế quá trình chín của trái cây
– Ứng dụng làm ngủ (nghỉ) hạt giống bằng cách ức chế sự tăng trưởng tế bào – ức chế hạt
giống nảy mầm.
– Giảm bài xuất các enzyme cần thiết cho quang hợp.

3. Ứng dụng của Acid Abscisic


– Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh
trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản, dùng để làm thấp cây, cứng cây,
chống lốp, đổ…
– Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng TB và màng sinh chất, ức chế quang hợp,
xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản quá trình sinh tổng
hợp của nó, còn cây trồng khác không bị hại
– Antitranspirant – gây ra khí khổng đóng cửa, giảm thoát hơi nước để tránh mất nước.
– Ức chế quá trình chín của trái cây
– Ứng dụng làm ngủ (nghỉ) hạt giống bằng cách ức chế sự tăng trưởng tế bào – ức chế hạt
giống nảy mầm.
– Giảm bài xuất các enzyme cần thiết cho quang hợp.
4. Một số ứng dụng cây trồng và liều dùng
– Tăng thời gian không hoạt động, ngủ nghỉ của hạt giống
1. Khoai tây: phun khoai tây, nó có thể hạn chế mầm khoai tây và kéo dài thời gian
ngủ.
2. Hành tây: Xin vứt hành tây với giải pháp (10 mg/L), nó có thể kéo dài thời gian
ngủ
– Tăng cường sức đề kháng
1. Ngô , lúa mì , rau: sử dụng điều chỉnh tăng trưởng thực vật ABA trước khi hạn
hán sắp tới. Nó có thể cho phép lỗ khí khổng đóng và giảm tốc độ thoát hơi. Nó có
thể cho phép ngô, lúa mì và rau tăng khả năng chống hạn hán .
2. Các loại rau, củ, quả, bông, cây ăn quả: sử dụng hormone tăng trưởng thực vật 
ABA trước khi mùa lạnh đến. Nó có thể cải thiện sức đề kháng lạnh và đảm bảo cây
trồng tăng khả năng chống lạnh
3. Bông: Trộn hạt với hormones tăng trưởng S-ABA. Nó có thể tăng cường khả
năng kháng hạn hán của bông và kháng lạnh .
4. Cấy ghép, giâm cành: sử dụng ABA trước khi cấy ghép, nó có thể tăng cường khả
năng kháng lạnh .
5. Lúa: ngâm hạt giống với giải pháp (0,3-0,4mg/l), nó có thể tăng cường khả năng
kháng lạnh
– Thúc đẩy sự khác biệt nụ hoa, và thúc đẩy màu sắc
1.Táo: thúc đẩy sự khác biệt nụ hoa
2.Nho: phun trái cây với giải pháp (200-300mg/L), thúc đẩy gia tăng màu sắc trái cây
– Thúc đẩy tăng trưởng thực vật và tăng năng suất
1. Thuốc lá: phun hạt giống với giải pháp (2.7-3.5mg/L). Nó có thể điều chỉnh tăng
trưởng thực vật
2. Cà chua: phun trái cây với dung dịch (3,3-10mg / L), nó có thể điều chỉnh tăng
trưởng thực vật và tăng năng suất, hạn chế thối đít trái…
3. Dưa và trái cây: sử dụng điều chỉnh tăng trưởng thực vật ABAtrong thời gian cấy
ghép. Nó có thể cải thiện chất lượng của trái cây và tăng năng suất.

BỆNH THÚI ĐÍT TRÁI Ở CÀ CHUA

Cây trồng chịu rất nhiều áp lực môi trường - hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt, và ánh sáng
quá nhiều - tất cả đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và chất lượng cây trồng. Trong khi
tìm kiếm các phương pháp để cải thiện chất lượng của cây cà chua, các nhà nghiên cứu
tại Đại học Tennessee đã chuyển sang sử dụng axit abscisic, một hormone thực vật được
biết là giúp cây thích nghi với các loại áp lực môi trường khắc nghiệt này.

 
Theo tác giả nghiên cứu, Carl Sams, thì acid abscisic (ABA) có thể tác động tích cực đến
sự di chuyển chất dinh dưỡng trong thực vật; Ví dụ như, nó có thể thúc đẩy sự hấp thu
canxi ở cà chua. Đủ lượng canxi trong quả cà chua có tác dụng tích cực đến chất lượng
trái - đặc biệt là độ cứng, trong khi đó hấp thu và phân bố canxi không đủ có thể dẫn đến
một rối loạn được gọi là bệnh thối đít trái (TĐT). Bệnh TĐT thường xảy ra ở các thực vật
có đủ nguồn cung cấp canxi đầy đủ nhưng được trồng trong điều kiện môi trường đầy
thách thức như ẩm ướt, cường độ ánh sáng cao, và nhiệt độ cao, tất cả đều ức chế sự vận
chuyển canxi đến vùng mô ở phía đuôi trái đang phát triển nhanh chóng. Bệnh TĐT cũng
có thể xảy ra ở các cây đang cần có nhiều canxi trong giai đoạn đầu phát triển của trái.
Sams và các đồng tác giả T. Casey Barickman và Dean Kopsell đã thiết kế các thí nghiệm
để kiểm tra xem phun axit abscisic lên lá và rễ ảnh hưởng đến "phân vùng" canxi ra sao
giữa lá và quả của cây cà chua, đặc biệt là ở các mô ở phía rìa quả. Nghiên cứu cũng
kiểm tra xem phun axit abscisic lên rễ và lá riêng lẽ, hoặc kết hợp cùng nhau, sẽ ảnh
hưởng ra sao đến tỷ lệ mắc bệnh TĐT ở mô phía rìa quả cà chua.
Các nhà nghiên cứu trồng cà chua theo phương pháp thủy canh trong nhà kính và xử lý
cây bằng nhiều nồng độ canxi khác nhau. Canxi được tưới cho cây qua các dòng tưới với
tỷ lệ 60, 90, hoặc 180 mg* L-1 axit abscisic, cho cả lá và rễ. Phương pháp dùng axit
abscisic (ABA) cho lá chứa nước ion hóa (không có axit absicisic) hoặc 500 mg ABA/L.
Phương pháp dùng ABA cho rễ chứa nước ion hóa (không có ABA) hoặc 50 mg ABA/L
thông qua các dòng nước tưới. Phương pháp phun ABA được dùng mỗi tuần một lần;
phương pháp dùng ABA cho rễ thì dùng 4 lần một ngày thông qua hệ thống thủy lợi. Các
nhà khoa học sau đó đã thu hoạch và phân tích mô trái và lá cà chua để phân tích nồng độ
canxi.
"Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng phương pháp dùng ABA giảm nồng độ canxi
trong mô lá. "Sự giảm sút nồng độ canxi đáng kể nhất xảy ra khi dùng phương pháp phun
ABA cho cả lá và rễ. Tuy nhiên, phương pháp phun ABA rễ và lá riêng lẽ cũng hiệu quả
trong việc ức chế sự hấp thu canxi vào mô lá như khi dùng phương pháp phun kết hợp
ABA. Phân tích cũng cho thấy, do phương pháp dùng ABA làm giảm nồng độ canxi
trong mô lá cà chua, nên nồng độ canxi trong mô quả cà chua tăng lên. Kết quả cho thấy
rằng dùng ABA làm tăng đáng kể nồng độ canxi trong mô ở phía rìa quả cà chua.
Các nhà khoa học cho biết thêm rằng phương pháp sử dụng ABA hiệu quả trong giai
đoạn đầu phát triển của cây, nhưng vẫn không đủ để bù đắp hoàn toàn lượng canxi thiếu
hụt trong giai đoạn phát triển sau của trái. "Có thể cần dùng thêm các phương pháp điều
trị khác như tăng tần suất sử dụng ABA, sử dụng phương pháp phun canxi, hoặc làm
chậm sự tăng trưởng nhanh chóng của cây bằng cách thay đổi các thông số môi trường
trong nhà kính như độ ẩm tương đối, ánh sáng và nhiệt độ để đảm bảo sự hấp thu và phân
bố đầy đủ canxi trong suốt thời gian thu hoạch," các nhà nghiên cứu cho biết.

You might also like