You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU CHUẨN


TÍCH HỢP ĐỂ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP XANH

Sinh viên : Kiều Huyền Trang


Mã sinh viên : 20050370
Lớp khóa học : QH-2020-E QTKD CLC 4
Giảng viên : TS. Hoàng Xuân Vinh
Mã lớp học phần : BSA3035 2

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC

I. Tổng quan một số nghiên cứu về nhà cung cấp xanh......................................... 2

1. Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh ......... 2

2. Tổng quan tài liệu trong nước ...................................................................... 2

3. Tổng quan tài liệu nước ngoài ..................................................................... 3

II. Tổng quan về phương pháp AHP đối với nhà cung cấp xanh ........................ 4

III. Lập mô hình .................................................................................................... 5

1
I. Tổng quan một số nghiên cứu về nhà cung cấp xanh
1. Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh

Theo Pen eld (2008), chuỗi cung ứng xanh có thể được định nghĩa là quá trình sử
dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng
thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại.

Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái
sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng, và như vậy tạo ra một chuỗi cung ứng bền
vững.

Theo Lưu Quốc Đạt & cộng sự (2017), quản trị chuỗi cung ứng xanh là quá trình
tích hợp quan điểm môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm,
lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và vận chuyển cuối cùng cũng
như việc xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng.

2. Tổng quan tài liệu trong nước

Nghiên cứu “Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp để lựa chọn
và phân nhóm nhà cung cấp xanh” của Lưu Quốc Đạt & cộng sự (2017) đã kết hợp
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số và phương pháp điểm lý
tưởng (TOPSIS) để xếp hạng và phân nhóm các nhà cung cấp xanh tiềm năng, từ đó áp
dụng mô hình đề xuất để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 5 tiêu chuẩn về kinh tế và
4 tiêu chuẩn về môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp xanh như: chi phí
(C1), chất lượng (C2), giao hàng (C3), tính linh hoạt (C4), mối quan hệ (C5), kiểm soát ô
nhiễm (C6), hệ thống quản lý môi trường (C7), cam kết quản lý (C8), công nghệ xanh
(C9) theo đó có 5 cán bộ quản lý của Công ty được chọn để lựa chọn và xác định trọng số
của các tiêu chuẩn kinh tế và môi trường trong quá trình đánh giá và phân nhóm nhà cung
cấp xanh của doanh nghiệp.

Nhóm tác giả Trần Thị Nhật Hồng & cộng sự (2016) nghiên cứu ứng dụng Fuzzy
Analytic Network và Goal Programming trong lựa chọn nhà cung ứng xanh đã chỉ ra có 6
2
tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại
Nhật Thanh đó là: Lý lịch gỗ (TC1), chất lượng (TC2), giá cả (TC3), khả năng cung cấp
(TC4), giao hàng đúng hẹn (TC5), dễ thông tin liên lạc (TC6) tương ứng với 5 nhà cung
cấp. Kết quả cho thấy lượng đặt hàng tối ưu từ 5 nhà cung cấp sẽ giảm dần theo trọng số
và nhà cung cấp có trọng số cao sẽ được ưu tiên đặt trước. Tuy nhiên bài nghiên cứu
trường hợp cụ thể nên chỉ sử dụng các tiêu chí chính trong đánh giá nhà cung cấp, chưa
xây dựng được bộ tiêu chí con cho các tiêu chí chính.

Trần Thị Thắm & cộng sự (2019) sử dụng mô hình tích hợp Fuzzy-TOPSIS để
đánh giá và xếp hạng các nhà cung ứng trong “Ứng dụng Fuzzy Topsis trong đánh giá và
lựa chọn nhà cung ứng”. Nghiên cứu chỉ ra có 22 tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp là chi
phí; vận chuyển; chất lượng; khả năng đáp ứng; cơ sở hạ tầng; thái độ; chính sách giảm
giá; nguồn gốc sản phẩm; hệ thống giao tiếp, tuyền thông; quan hệ dài hạn; hệ thống quản
lý môi trường; hình ảnh xanh; kiểm soát hoạt động; khả năng đóng gói hàng hóa; tình
hình tài chính; trình độ kỹ thuật; trình độ công nghệ; sự linh hoạt; vị trí địa lý; dịch vụ
chăm sóc khách hàng; uy tín, sự tin cậy; danh tiếng.

3. Tổng quan tài liệu nước ngoài

Thông qua nghiên cứu về động cơ thực hiện Quản lý chuỗi cung ứng xanh của
Diabat & Govindan (2011) trong ngành sản xuất nhôm và ngành dệt của Ấn Độ cho thấy
việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào mua sắm đã giúp doanh nghiệp đạt được vị thế
dẫn đầu trên thị trường so với các đối thủ khác.

Lo (2014) cũng đã nghiên cứu về ngành công nghiệp công nghệ cao ở Đài Loan và
cho thấy kết quả các hãng sản xuất ở cuối chuỗi cung ứng có xu hướng phản ứng chủ
động với quản lý chuỗi cung ứng xanh và sẵn sàng đưa chiến lược phát triển lâu dài trong
khi các hãng sản xuất ở đầu chuỗi thường chỉ đề ra những giải pháp nhất thời để ứng phó
với các tiêu chuẩn về môi trường.

3
Nghiên cứu của Testa & Iraldo (2010) tiến hành tại hơn 4.000 nhà máy ở trên 7
quốc gia đã cho thấy yếu tố “uy tín” và “đổi mới” được doanh nghiệp quan tâm nhiều
hơn là yếu tố về hiệu quả khi áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh.

II. Tổng quan về phương pháp AHP đối với nhà cung cấp xanh
Theo Lưu Quốc Đạt & cộng sự (2017) về “Xây dựng mô hình ra quyết định đa
tiêu chuẩn tích hợp để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp”, mô hình ra quyết định đa
tiêu chuẩn dựa trên cơ sở lý thuyết tập mờ là một công cụ hiệu quả dùng để giải quyết các
vấn đề lựa chọn phức tạp bao gồm nhiều tiêu chuẩn (định tính và định lượng) với nhiều
lựa chọn. Các tiêu chuẩn định tính thường có đặc điểm mơ hồ, khó phân định chuẩn xác,
gây khó khăn cho việc tổng hợp kết quả đánh giá theo các tiêu chuẩn và việc đưa ra quyết
định. Phương pháp mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn sẽ lượng hóa các tiêu chuẩn này,
tính toán tổng điểm của các đối tượng đánh giá theo trọng số của mỗi tiêu chuẩn và giúp
người ra quyết định có được một cơ sở chắc chắn và chuẩn xác hơn. Việc đánh giá một
nhà cung cấp xanh cũng được thực hiện trên những tiêu chuẩn định tính như vậy, do đó
mô hình mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn có thể coi là một công cụ đắc lực để đánh
giá nhà cung cấp xanh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình ra quyết
định đa tiêu chuẩn trong mô hình lựa chọn nhà cung cấp xanh. Một số phương pháp được
sử dụng phổ biến hiện nay như TOPSIS, AHP, ANP, DEA, PROMETHEE…

Phương pháp AHP hay còn gọi là phương pháp phân tích thứ bậc được nghiên cứu
và phát triển bởi GS. Thomas L.Saaty (1977). Đây là phương pháp phân tích định lượng
thường được sử dụng để so sánh lựa chọn phương án tối ưu trên cơ sở phân tích các chỉ
tiêu so sánh.

Nghiên cứu đã xây dựng mô hình ra quyết định tích hợp mới để lựa chọn và phân
nhóm nhà cung cấp xanh bằng cách kết hợp mô hình phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) để xác định trọng số và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS) để xếp hạng và
phân nhóm các nhà cung cấp xanh tiềm năng. Nghiên cứu đã cung cấp các tiêu chuẩn về
kinh tế và môi trường để đánh giá nhà cung cấp xanh cũng như ứng dụng cụ thể vào việc

4
lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt
Nam. Theo đó, có 5 yếu tố về kinh tế và 4 yếu tố về môi trường trong việc lựa chọn nhà
cung cấp xanh như: chi phí, chất lượng, giao hàng, tính linh hoạt, mối quan hệ, kiểm soát
ô nhiễm, hệ thống quản lý môi trường, cam kết quản lý và công nghệ xanh.

III. Lập mô hình


Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp
để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh. Trong mô hình đề xuất, phương pháp AHP
mờ được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chuẩn và phương pháp TOPSIS mờ
được sử dụng để xếp hạng và phân nhóm các nhà cung cấp xanh. Mô hình được ứng dụng
vào lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh tại Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Mô hình bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định các nhà cung cấp xanh cần xếp hạng
A1: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Toàn cầu
A2: Doanh nghiệp Hưng Phú Gia Group
A3: Công ty TNHH Vật liệu Xanh
- Bước 2: Thành lập hội đồng ra quyết định: D1, D2, D3
- Bước 3: Xác định bộ tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp
C1: Chi phí
C2: Chất lượng
C3: Kiểm soát ô nhiễm
C4: Công nghệ xanh
- Bước 4: Xác định trọng số của từng tiêu chuẩn
Vô cùng ít Rất ít Ít quan Ít quan Quan Quan Quan Rất Vô
quan trọng quan trọng trọng trọng trọng trọng trọng quan cùng
nhiều hơn như hơn nhiều trọng quan
nhau hơn trọng

5
(1/9,1/9,1/ (1/9,1/8,1/ (1/6,1/5,1/ (1/3,1/2, (1,1,1 (1,2,3 (4,5,6 (7,8,9 (9,9,9
9) 7) 4) 1) ) ) ) ) )

D1

C1 (1/3, 1/2,1) C2 D1 C1 C2 C3 C4
C1 (1,1,1) (1/3, 1/2,1) (1, 1, 1) (1/6, 1/5, 1/4)
(1, 1, 1) C3 C2 (1,2, 3) (1,1,1) (1, 1, 1) (1,2, 3)
(1/6, 1/5, 1/4) C4 C3 (1, 1, 1) (1, 1, 1) (1,1,1) (9,9,9)
C4 (4,5,6) (1/3, 1/2,1) (1/9, 1/9, 1/9) (1,1,1)
C2 (1, 1, 1) C3
(1,2, 3) C4
C3 (9,9,9) C4

D1 C1 C2 C3 C4
C1 1,00 1,00 1,00 0,33 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 0,17 0,20 0,25
C2 1,00 2,00 3,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 3,00
C3 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 9,00 9,00 9,00
C4 4,00 5,00 6,00 0,33 0,50 1,00 0,11 0,11 0,11 1,00 1,00 1,00

D2

C1 (1, 1, 1) C2 D2 C1 C2 C3 C4
C1 (1,1,1) (1, 1, 1) (1/9,1/8, 1/7) (1/6, 1/5, 1/4)
(1/9,1/8, 1/7) C3
C2 (1, 1, 1) (1,1,1) (1,2, 3) (7,8,9)
(1/6, 1/5, 1/4) C4 C3 (7,8,9) (1/3, 1/2,1) (1,1,1) (4, 5, 6)
C2 (1,2, 3) C3 C4 (4, 5, 6) (1/9,1/8, 1/7) (1/6, 1/5, 1/4) (1,1,1)

(7,8,9) C4
C3 (4, 5, 6) C4

D2 C1 C2 C3 C4
C1 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 0,11 0,13 0,14 0,17 0,20 0,25
C2 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 3,00 7,00 8,00 9,00

6
C3 7,00 8,00 9,00 0,33 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00
C4 4,00 5,00 6,00 0,11 0,13 0,14 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 0,00

D3
C1 (1/6, 1/5, 1/4) C2 D3 C1 C2 C3 C4
C1 (1,1,1) (1/6, 1/5, 1/4) (1, 1, 1) (7,8,9)
(1, 1, 1) C3
C2 (4, 5, 6) (1,1,1) (4, 5, 6) (1/9, 1/9, 1/9)
(7,8,9) C4 C3 (1, 1, 1) (1/6, 1/5, 1/4) (1,1,1) (1, 1, 1)
C4 (1/8, 1/7, 1/6) (9,9,9) (1, 1, 1) (1,1,1)
C2 (4, 5, 6) C3
(1/9, 1/9, 1/9) C4
C3 (1, 1, 1) C4

D3 C1 C2 C3 C4
C1 1,00 1,00 1,00 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00 7,00 8,00 9,00
C2 4,00 5,00 6,00 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00 0,11 0,11 0,11
C3 1,00 1,00 1,00 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
C4 0,11 0,13 0,14 9,00 9,00 9,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

(D1 + D2 + D3)/3

C1 C2 C3 C4
C1 1,00 1,00 1,00 0,50 0,57 0,75 0,70 0,71 0,71 2,44 2,80 3,17
C2 2,00 2,67 3,33 1,00 1,00 1,00 2,00 2,67 3,33 2,70 3,37 4,04
C3 3,00 3,33 3,67 0,50 0,57 0,75 1,00 1,00 1,00 4,67 5,00 5,33
C4 2,70 3,38 4,05 3,15 3,21 3,38 0,43 0,44 0,45 1,00 1,00 1,00

SUM TBTS
4,65 5,08 5,63 0,125711 0,155175 0,195513
7,70 9,70 11,70 0,208350 0,296704 0,406366
9,17 9,90 10,75 0,247916 0,302706 0,373252
7,28 8,02 8,88 0,196873 0,245278 0,308452
28,80 32,70 36,97
C1↔(0,12;0,15;0,19)

7
C2↔(0,21;0,3;0,41) chọn số mờ tốt nhất theo phương pháp topsis

C3↔(0,25;0,3;0,37)

C4↔(0,2;0,24;0,31)

- Bước 5: Xếp hạng Ai trong tập tiêu chuẩn Cj

Trong điều kiện C1 ta xếp hạng A1, A2, A3


D1

(1/3, 1/2,1) A2 D1 A1 A2 A3
A1 (7,8,9) A3 A1 1,00 1,00 1,00 0,33 0,50 1,00 7,00 8,00 9,00
A2 (1, 1, 1) A3 A2 1,00 2,00 3,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
A3 0,11 0,13 0,14 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

D2

(1/9,1/8,1/7) A2 D2 A1 A2 A3
A1 (1/3, 1/2,1) A3 A1 1,00 1,00 1,00 0,11 0,13 0,14 0,33 0,50 1,00
A2 (4, 5, 6) A3 A2 7,00 8,00 9,00 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00
A3 1,00 2,00 3,00 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00

D3
D3 A1 A2 A3
(1/9, 1/9, 1/9) A2
A1 1,00 1,00 1,00 0,11 0,11 0,11 1,00 2,00 3,00
A1 (1,2, 3) A3
A2 9,00 9,00 9,00 1,00 1,00 1,00 0,33 0,50 1,00
A2 (1/3, 1/2,1) A3
A3 0,33 0,50 1,00 1,00 2,00 3,00 1,00 1,00 1,00

(D1+D2+D3)/3

A1 A2 A3
A1 1,00 1,00 1,00 0,19 0,25 0,42 2,78 3,50 4,33
A2 5,67 6,33 7,00 1,00 1,00 1,00 1,78 2,17 2,67
A3 0,48 0,88 1,38 0,72 1,07 1,42 1,00 1,00 1,00

SUM TBTS
3,96 4,75 5,75 0,196035 0,276102 0,393627
8,44 9,50 10,67 0,417719 0,552742 0,730038

8
2,20 2,94 3,80 0,10901 0,171156 0,259913
14,61 17,19 20,22

Trong điều kiện C2 ta xếp hạng A1, A2, A3


D1
D1 A1 A2 A3
(4, 5, 6) A2
A1 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00 1,00 1,00 1,00
A1 (1, 1, 1) A3
A2 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00 9,00 9,00 9,00
A2 (9,9,9) A3
A3 1,00 1,00 1,00 0,11 0,11 0,11 1,00 1,00 1,00

D2

(1/9, 1/9, 1/9) A2 D2 A1 A2 A3


A1 (7,8,9) A3 A1 1,00 1,00 1,00 0,11 0,11 0,11 7,00 8,00 9,00
A2 (4, 5, 6) A3 A2 9,00 9,00 9,00 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00
A3 0,11 0,13 0,14 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00

D3
D3 A1 A2 A3
(1/3, 1/2,1) A2
A1 1,00 1,00 1,00 0,33 0,50 1,00 0,11 0,13 0,14
A1 (1/9,1/8,1/7) A3
A2 1,00 2,00 3,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
A2 (1, 1, 1) A3
A3 7,00 8,00 9,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

(D1+D2+D3)/3

A1 A2 A3
A1 1,00 1,00 1,00 1,48 1,87 2,37 2,70 3,04 3,38
A2 3,39 3,73 4,08 1,00 1,00 1,00 4,67 5,00 5,33
A3 2,70 3,04 3,38 0,43 0,44 0,45 1,00 1,00 1,00

SUM TBTS
5,19 5,91 6,75 0,232145 0,288992 0,360962
9,06 9,73 10,42 0,411567 0,483666 0,567036
4,13 4,48 4,83 0,184887 0,218928 0,258487
18,70 20,46 22,34

9
Trong điều kiện C3 ta xếp hạng A1, A2, A3
D1
D1 A1 A2 A3
(1/9,1/9,1/9) A2 A1 1,00 1,00 1,00 0,11 0,11 0,11 1,00 2,00 3,00
A1 (1,2, 3) A3 A2 9,00 9,00 9,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
A2 (1, 1, 1) A3 A3 0,33 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

D2
D2 A1 A2 A3
(1,2, 3) A2
A1 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 3,00 7,00 8,00 9,00
A1 (7,8,9) A3
A2 0,33 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 0,33 0,50 1,00
A2 (1/3, 1/2,1) A3
A3 0,11 0,13 0,14 1,00 2,00 3,00 1,00 1,00 1,00

D3
D3 A1 A2 A3
(7,8,9) A2 A1 1,00 1,00 1,00 7,00 8,00 9,00 1,00 2,00 3,00
A1 (1,2, 3) A3 A2 0,11 0,13 0,14 1,00 1,00 1,00 0,11 0,13 0,14
A2 (1/9,1/8,1/7) A3 A3 0,33 0,50 1,00 7,00 8,00 9,00 1,00 1,00 1,00

(D1+D2+D3)/3

A1 A2 A3
A1 1,00 1,00 1,00 2,70 3,37 4,04 3,00 4,00 5,00
A2 3,15 3,21 3,38 1,00 1,00 1,00 0,48 0,54 0,71
A3 0,26 0,38 0,71 3,00 3,67 4,33 1,00 1,00 1,00

SUM TBTS
6,70 8,37 10,04 0,316513 0,460872 0,643705
4,63 4,75 5,10 0,218586 0,261535 0,326773
4,26 5,04 6,05 0,201099 0,277594 0,387852
15,59 18,16 21,18

Trong điều kiện C4 ta xếp hạng A1, A2, A3

10
D1

(1/6, 1/5, D1 A1 A2 A3
1/4) A2 A1 1,00 1,00 1,00 0,17 0,20 0,25 7,00 8,00 9,00
A1 (7,8,9) A3 A2 4,00 5,00 6,00 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 3,00
A2 (1,2, 3) A3 A3 0,11 0,13 0,14 0,33 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00

D2
D2 A1 A2 A3
(1/9,1/8,1/7) A2 A1 1,00 1,00 1,00 0,11 0,13 0,14 7,00 8,00 9,00
A1 (7,8,9) A3 A2 7,00 8,00 9,00 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00
A2 (4, 5, 6) A3 A3 0,11 0,13 0,14 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00

D3
D3 A1 A2 A3
(9,9,9) A2 A1 1,00 1,00 1,00 9,00 9,00 9,00 1,00 2,00 3,00
A1 (1,2, 3) A3 A2 0,11 0,11 0,11 1,00 1,00 1,00 4,00 5,00 6,00
A2 (4, 5, 6) A3 A3 0,33 0,50 1,00 0,17 0,20 0,25 1,00 1,00 1,00

(D1+D2+D3)/3

A1 A2 A3
A1 1,00 1,00 1,00 3,09 3,11 3,13 5,00 6,00 7,00
A2 3,70 4,37 4,04 1,00 1,00 1,00 3,00 4,00 5,00
A3 0,19 0,25 0,43 0,22 0,30 0,50 1,00 1,00 1,00

SUM TBTS
9,09 10,11 11,13 0,388077 0,49643 0,634711
7,07 9,37 11,04 0,319701 0,4455999 0,606307
1,41 1,55 1,93 0,060069 0,076122 0,109971
17,54 20,36 23,43

- Bước 6: Tính kết quả

11
Hệ số tiêu chuẩn Hệ số từng tiêu chuẩn
A1 0,1257 0,1552 0,1955 0,1960 0,2761 0,3936 0,0246 0,0429 0,0770
A2 0,1257 0,1552 0,1955 0,4177 0,5527 0,7300 0,0525 0,0858 0,1428
C1 A3 0,1257 0,1552 0,1955 0,1090 0,1712 0,2599 0,0137 0,0266 0,0508
A11 0,2084 0,2968 0,4064 0,2357 0,2938 0,3675 0,0491 0,0872 0,1494
A2 0,2084 0,2968 0,4064 0,4116 0,4837 0,5670 0,0858 0,1435 0,2305
C2 A3 0,2084 0,2968 0,4064 0,1877 0,2226 0,2632 0,0391 0,0660 0,1070
A1 0,2480 0,3028 0,3733 0,3165 0,4609 0,6437 0,0785 0,1395 0,2403
A2 0,2480 0,3028 0,3733 0,2186 0,2615 0,3268 0,0542 0,0792 0,1220
C3 A3 0,2480 0,3028 0,3733 0,2011 0,2776 0,3879 0,0499 0,0840 0,1448
A1 0,1969 0,2453 0,3085 0,3773 0,4807 0,6115 0,0743 0,1179 0,1886
A2 0,1969 0,2453 0,3085 0,3197 0,4456 0,6063 0,0629 0,1093 0,1870
C4 A3 0,1969 0,2453 0,3085 0,0584 0,0737 0,1059 0,0115 0,0181 0,0327

Áp dụng công thức tính khoảng cách từ lựa chọn đến điểm giải pháp tối ưu âm:

SUM
0,226533 0,38747 0,65525 A1 0,630804
0,255434 0,417797 0,682221 A2 0,705226
0,114185 0,194732 0,335256 A3 0,163356

Do 0,7 > 0,63 > 0,16 nên khoảng cách từ điểm lựa chọn A2 đến điểm giải pháp tối ưu âm
là lớn nhất => A2 là lựa chọn tối ưu.

Vậy lựa chọn nhà cung cấp Doanh nghiệp Hưng Phú Gia Group là tối ưu.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Lưu Quốc Đạt, Bùi Hồng Phượng, Ngyễn Thị Phan Thu, Trần Thị Lan Anh
(2017), Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp để lựa chọn và
phân nhóm nhà cung cấp xanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
2. Trần Thị Nhật Hồng, Trần Thị Mỹ Dung, Trương Hoàng Thơ, Lê Thị Diễm
Phương, Huỳnh Tấn Phong (2017), Ứng dụng Fuzzy Analytic Network và Goal
Programming trong lựa chọn nhà cung ứng xanh, Khoa Công Nghệ, Trường Đại
học Cần Thơ.
3. Trần Thị Thắm, Nguyễn Trọng Trí Đức, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Nguyễn Thắng Lợi
(2019), Ứng dụng Fuzzy Topsis trong đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, Khoa
Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, Hà Nội, Việt Nam.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Thu Hang, Bui Van Anh (2021), Analyzing
critical successful factors of Vinfast in selecting green suppliers, Faculty of
Business, FPT University, Hanoi, Vietnam.
2. Seher Arslankaya, PhD Mirac Tuba Celik (2021), Green supplier selection in steel
door industry using fuzzy AHP and fuzzy Moora methods.

13

You might also like