You are on page 1of 2

3.2.

1, Ưu tiên phát triển ở Việt Nam không dành cho sự quáng bá

Có thể thấy ưu tiên số một hiện nay của Việt Nam không phải là các chính sách
quảng bá mà là phát triển khoa học- kĩ thuật. Như trong đề án số 6, có thể dễ
dàng thấy được tầm nhìn phát triển của nước ta trong giai đoạn 2022-2025, tầm
nhìn đến năm 2030 chỉ tập trung vào phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định
danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Quyết định số 06/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác
thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
(chinhphu.vn)). Chính phủ cho rằ ng đó là hướ ng đi đú ng đắ n để thú c đẩ y sự
phá t triển củ a đấ t nướ c. Vớ i định hướ ng và tầ m nhìn như vậ y thì chính phủ
Việt Nam đang khô ng ưu tiên, và dà nh đủ nguồ n lự c cho chính sá ch quả ng
bá vă n hoá .

Trên thực tế, rất nhiều nước đã đem nền văn hoá của mình vươn tầm thế giới
nhờ các chính sách quảng bá hiệu quả. Nhắc đến các chính sách quảng bá hình
ảnh hiệu quả và lâu bền thì ta không thể không nhắc đến “xứ sở kim chi Hàn
Quốc”. Ta phải thừa nhận, về mặt này, Hàn Quốc trái ngược hẳn với Việt Nam.
Họ rất chú trọng việc làm thế nào để có thể đưa bản sắc văn hoá của họ ra thế
giới với một sức ảnh hưởng càng lớn càng tốt. Họ còn có chiến lược “ xuất khẩu
văn hoá” cực kì thành công và đúng hướng (Sức mạnh mềm từ chiến lược xuất khẩu văn
hóa của Hàn Quốc (qdnd.vn)). Trong khi Hàn Quốc ưu tiên chính sách quảng bá sản
phẩm của đất nước , thì Việt Nam ta lại đang không thể hiện được tầm ảnh
hưởng của các sản phẩm văn hoá trên trường quốc tế.

Chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe đến làn sóng Hallyu. Đó là làn
sóng văn hoá Hàn Quốc, thuật ngữ được xuất hiện giữa nhưng năm 90.(1)(
Hallyu, làn sóng văn hóa Hàn Quốc : Korea.net : The official website of the Republic of Korea )Làn
sóng văn hóa Hàn Quốc nhanh chóng được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác
như văn hóa, ẩm thực, văn học và ngôn ngữ Hàn Quốc. Số lượng những câu lạc
bộ Hallyu tại các quốc gia ngày càng tăng lên. Phần lớn những câu lạc bộ này là
tập hợp những người hâm mộ K-Pop, nhưng gần đây, đã bắt đầu xuất hiện
những nhóm mới hâm mộ những lĩnh vực đa dạng khác nhau như phim ảnh, ẩm
thực, du lịch Hàn Quốc. Tính đến tháng 12 năm 2017, có 73,12 triệu thành viên
đã đăng ký tại 92 quốc gia bao gồm châu Á, châu Úc, châu Mỹ, châu Âu, châu
Phi và Trung Đông. Với sức ảnh hưởng và độ quảng bá, phủ sóng dày đặc như
vậy thì ta cũng có thể hiểu được tại sao các sản phẩm văn hoá khác của Hàn
cũng được nhiều người biết tới. Một ví dụ điển hình là kim chi Hàn Quốc, một
món ăn được hưởng lợi từ làn sóng văn hoá khi mà nó hầu như xuất hiện trên
mỗi bộ phim, chương trình giải trí Hàn Quốc. Điều đó đã giúp kim chi vươn
tầm thế giới.

Tóm lại, Việt Nam đã không ưu tiên chú trọng đến các chính sách quảng bá.
Trái lại Hàn Quốc lấy việc quảng bá thương hiệu làm ưu tiên hàng đầu, và kết
quả là nền văn hoá của họ có sức ảnh hưởng với thế giới lớn hơn nhiều so với
Việt Nam dù chất lượng sản phẩm văn hoá Hàn chưa chắc đã tốt hơn so với sản
phẩm văn hoá Việt. Chúng ta có hai món ăn khá tương đồng để mang ra so
sánh, đó là dưa muối (Việt Nam) và kim chi (Hàn Quốc). Về mặt nguyên liệu,
cách làm, hai món ăn này có những điểm khá tương đồng; còn về hương vị, mỗi
món lại có một cái đặc sắc riêng, nhưng chắc chắn rằng dưa muối cũng không
kém phần hấp dẫn so với kim chi. Tuy nhiên, về độ nổi tiếng, phủ sóng toàn cầu
thì chỉ kim chi có thể làm được. Trong khi dưa muối chỉ được biết đến như một
món ăn dân đã ở Việt Nam thì kim chi đã vươn tầm quốc tế. Chính phủ Hàn
Quốc tin rằng kim chi là Quốc bảo của đất nước. Không chỉ là niềm tự hào là
một món ăn truyền thống. Kim chi đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ Hàn và có
mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Năm 2013, UNESCO đã công nhận văn hóa
muối Kimchi (còn gọi là Kimjang) là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tại thủ đô Seoul còn có bảo tàng trưng bày các loại kim chi, nơi chuyên nghiên
cứu về văn hóa, lịch sử của kim chi nhằm để phát triển hình ảnh của món ăn này
cũng như giúp du khách tìm hiểu và cảm nhận rõ hơn về món ăn nổi tiếng này.
Kim chi Hàn Quốc có được thành công như vậy là nhờ phần lớn vào sự quảng
bá của quốc gia Đông Á này. Món ăn này xuất hiện trên hầu như mọi bộ phim,
chương trình giải trí Hàn Quốc mà chúng ta từng xem. Hình ảnh quảng bá của
món ăn còn được gắn với các Idol. Từ đó kim chi đã được nâng tầm, khuếch đại
như một sản phẩm văn hoá hàng đầu của Hàn Quốc, quốc tế cũng coi đây là sản
phẩm văn hoá đặc sắc, nối tiếng bậc nhất và tìm đến món ăn này. Thành công
của kim chi, hay rất rất nhiều sản phẩm văn hoá khác của Hàn Quốc là thành
quả của chính sách quáng bá thương hiệu. Còn sản phẩm văn hoá Việt thì vẫn
đang dậm chân trong “ao làng”, bởi lẽ không có sự chú trọng đến chính sách
quảng bá, thì bạn bè quốc tế sẽ không thể biết và tiếp cận được những nét đẹp
văn hoá Việt.

You might also like