You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀN QUỐC
(Factors affecting Vietnamese travelers' satisfaction towards Korea street
food)
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc cũng là điểm đến du lịch yêu thích của người dân Việt Nam. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc lượng khách Việt Nam đến Hàn
Quốc chiếm hơn 550.000 lượt khách vào năm 2019. Không chỉ Việt Nam thu hút
khách Hàn Quốc, ở chiều ngược lại, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt
Nam cũng chuẩn bị hàng loạt sản phẩm, dịch vụ, sự kiện hấp dẫn để chào đón khách
du lịch Việt Nam trở lại xứ sở kim chi. Tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE Hồ
Chí Minh năm 2022 tổ chức vào đầu tháng 9 vừa qua, KTO Việt Nam đặt mục tiêu
xúc tiến đẩy mạnh du lịch Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam. Nhằm thúc đẩy hơn
nữa việc quảng bá và tái khởi động du lịch Hàn Quốc, phía KTO Việt Nam đã triển
khai nhiều hoạt động gắn liền với khẩu hiệu “Travel to Korea Begins Again” chào
đón du khách quay trở lại Hàn Quốc. 
Chương trình miễn thị thực cho khách du lịch theo đoàn khi nhập cảnh vào
sân bay quốc tế Yangyang với thời gian lưu trú tối đa 15 ngày là một trong những
chính sách chiến lược nhằm thúc đẩy du lịch khu vực tỉnh Gangwon - phía Bắc Hàn
Quốc. Đón nhận chính sách này, hãng hàng không mới của Hàn Quốc “Fly
Gangwon” dự kiến mở đường bay thẳng Yangyang - Hà Nội và Yangyang -
TPHCM trong tháng 9.2022. Cùng với tỉnh Gangwon, thành phố Busan hay hòn
đảo thiên đường của Hàn Quốc - Jeju đều có những động thái tích cực nhằm thúc
đẩy du lịch quốc tế bằng các chính sách hỗ trợ khách du lịch cũng như các công ty
dịch vụ lữ hành. KTO Việt Nam mong muốn giới thiệu du lịch Hàn Quốc, đặc biệt
là các địa điểm du lịch địa phương chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, đồng
thời mở rộng sự đa dạng của các sản phẩm du lịch Hàn Quốc - vốn chỉ tập trung
nhiều tại khu vực thủ đô - đến các tỉnh thành khác, từ đó phát triển thêm nhiều sản
phẩm du lịch địa phương.
Từ đầu năm 2022 đến nay Hàn Quốc thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch nước ngoài như chấp nhận trở lại visa đi
lại nhiều lần, không quy định số mũi tiêm vaccine cần thiết đối với du khách đến
với Hàn Quốc, mở nhiều khu vực xét nghiệm PCR tại sân bay Incheon để du khách
có thể hoàn thành việc xét nghiệm nhanh chóng.
 Hàn Quốc được mệnh danh là một trong những “con rồng” của Châu Á, với
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đời sống văn hóa, điện ảnh, giải trí,… Đặc biệt,
giải trí Hàn Quốc thực sự là làn sóng rất lớn để đưa văn hóa, trong đó có ẩm thực
truyền thống Hàn Quốc đến với bạn bè thế giới. Hình ảnh về những món ăn cổ
truyền, món ăn đường phố, văn hóa ẩm thực truyền thống Hàn Quốc trên màn ảnh,
trong các chương trình giải trí, phim ảnh,… đã thực sự khiến người xem trên toàn
thế giới bị “đánh gục” hoàn toàn. Có rất nhiều người hâm mộ Kpop Hàn Quốc đã
lựa chọn đến xứ sở Kim Chi để được thưởng thức“” tận hưởng những món ăn
truyền thông của đất nước này. Nhắc đến ẩm thực truyền thống Hàn Quốc là nhắc
đến những món ăn đặc trưng như: Kim chi, cơm cuộn,.. các món biến tấu đặc trưng
như: thịt nướng, hải sản,… Tất cả các món ăn này đều mang hương vị rất riêng của
văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Muốn hiểu rõ về đất nước này, việc thưởng thức các
món ăn là điều rất cần thiết. Với mong muốn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc, đề tài
“Factors affecting Vietnamese travelers' satisfaction towards Korea street food”
được hình thành.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
Factors Affecting International Tourists' Satisfaction Of Street Food In Ho Chi
Minh City của nhóm tác giả Tran Vinh Thuan, Nguyen Thi Phuong Chi, Nguyen Thi
Trung xuất bản năm 2019 đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về sự phát triển của
ẩm thực đường phố tại Việt Nam. Với mục tiêu chính là đo lường tác động của thực phẩm
làm hài lòng khách du lịch quốc tế khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp
các cơ quan quản lý xác định điểm yếu cũng như điểm mạnh trên đường phố, dịch vụ ăn
uống, từ đó thu hút nhiều hơn khách du lịch đến và tăng lòng trung thành của khách du lịch
với điểm đến là Thành phố Hồ Chí Minh. Bài luận sử dụng phương pháp điều tra, phỏng
vấn với 203 mẫu trả lời từ khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và phương
pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả bài luận cho thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với món ăn đường phố được xếp theo thứ tự mức
độ quan trọng như sau: (i)chất lượng thực phẩm, (ii) vệ sinh thực phẩm, (iii)giá thực phẩm,
(iv) đa dạng thực phẩm, (v) thái độ của nhân viên, (vi) môi trường thực phẩm, (vii) thông
tin thực phẩm, và (viii) di sản ẩm thực.
Cùng chung mục tiêu nghiên cứu với bài luận trên, The Effect of Local Foods on
Tourists’ Recommendations and Revisit Intentions: The Case in Ho Chi Minh City,
Vietnam của nhóm tác giả Ha Minh NGUYEN, Linh Ai Thi DANG, Trung Thanh NGO,
xuất bản năm 2019 cũng hướng đến việc tìm hiểu sự yêu thích và ý định quay trở lại của
du khách thông qua sự hài lòng của họ về các món ăn đường phố tại các khu phố ẩm thực ở
Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua năm nhân tố mùi vị, an toàn cho sức khỏe, giá cả,
phong cách phục vụ và nhân viên để góp phần khiến du khách có ấn tượng và sẽ quay trở
lại thưởng thức món ăn. Kết quả thu được thông qua phương pháp dựa trên thước đo là các
biến độc lập, biến phụ thuộc, sử dụng phương pháp thống kê mô tả kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hệ số tương quan cho chúng ta thấy rõ các thuộc
tính của món ăn đường phố, nghiên cứu cung cấp cấp các ý nghĩa quản lý đối với sự ảnh
hưởng tích cực về hình ảnh của các món ăn đến sự hài lòng của khách du lịch dẫn đến việc
họ tích cực truyền miệng về các món ăn đường phố ngon miệng và quay trở lại địa điểm du
lịch để thưởng thức. Cả hai bài luận trên đều hỗ trợ không chỉ các doanh nghiệp thức ăn
đường phố mà cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để phát triển kế hoạch nâng cao
chất lượng thức ăn đường phố và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Khác với những bài nghiên cứu trên, mở rộng phạm vi không gian nghiên cứu
ngoài Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng ta có Street Food In Tourism Development In Hoi
An City, Quang Nam Province của tác giả Đặng Thị Lý xuất bản năm 2014. Với mục đích
chính là tìm hiểu về quá trình phát triển tại tỉnh Quang Nam nói chung và phố cổ Hội An
nói riêng cũng như là sự phát triển của ẩm thực tại đây đặc biệt là ẩm thực đường phố thu
hút khách du lịch khi đến tham quan, nhằm truyền bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra nước
ngoài thông qua phương pháp điều tra, quan sát, mô tả, phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phân tích, tổng hợp. Kết quả chính cho thấy ẩm thực đường phố từ lâu đã là
văn hóa truyền thống của khu phố cổ Hội An, ẩm thực đường phố ở khu phố cổ Hội An đã
có vai trò lớn trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật,
đầu mối giao thông, một điểm đến đặc sắc không thể thiếu trong hành trình du lịch của du
khách trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, các khu phố ẩm thực đường phố diễn
ra rất sôi nổi, phát triển không ngừng với những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm nét
văn hóa ở ba miền Việt Nam và hội nhập những nét văn hóa ẩm thực của các quốc gia
khác. Với phương pháp nghiên cứu điều tra bằng việc khảo sát, Phạm Xuân Hậu, Bùi Xuân
Thắng đã xuất bản Phát triển ẩm thực đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh để thu hút
khách du lịch quốc tế (2019) với mục tiêu trình bày thực trạng, định hướng và giải pháp
cho việc phát triển ẩm thực đường phố ở một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
thu hút khách du lịch. Kết quả của cả bài luận đều hướng tới việc ẩm thực đường phố Việt
Nam được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao ở nhiều mặt như hương vị, sự đa
dạng về cách kết hợp các nguyên liệu chế biến mang đậm bản sắc dân tộc của từng vùng
miền.Và hoạt động tổ chức, buôn bán của các khu phố ẩm thực đường phố diễn ra rất sôi
nổi, mạnh mẽ từ các đường phố lớn đến phố nhỏ. Thông qua bài luận văn chúng ta thấy
được nền ẩm thực đường phố Việt Nam mạnh về sự đa dạng và độc đáo của các món ăn,
phố không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người mà còn chứa đựng bản sắc văn hóa
của dân tộc mà du khách trong và ngoài nước luôn muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, trái ngược
với việc đánh giá tốt về mặt số lượng thì về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại không
được đánh giá cao về cách chế biến cũng như nguyên liệu đặc biệt là các món ăn đường
phố.
Thực trạng về việc kinh doanh các mặt hàng món ăn đường phố diễn ra tại Việt
Nam, Evaluation of Street Food Safety and Hygiene Practices of Food Vendors in Can Tho
City of Vietnam(2021) của nhóm tác giả Anh Ngoc Tong Thi, Pisavanh Kittirath, Salako
Damilola Abiola, Le Nguyen Doan Duy và Nguyen Cong Ha đã cho thấy rõ được thực
trạng của các món ăn đường phố tại Cần Thơ về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm bao
gồm cả việc quan sát hoạt động xử lý của những người bán hàng rong. Nghiên cứu này sẽ
cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực trạng an toàn của thức ăn đường phố tại thành phố Cần
Thơ. Những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng an toàn của thức ăn
đường phố được lấy mẫu và có thể cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng
của Việt Nam để cải thiện hơn nữa tính an toàn của thức ăn đường phố và nâng cao nhận
thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và người xử lý, từ đó ngăn ngừa rủi ro đối
với sức khỏe cộng đồng.
Cùng năm 2014, tác giả Đặng Thị Lý lại cho ra mắt bài viết Ẩm Thực Vỉa Hè Nét
Văn Hóa Độc Đáo Ở Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An nhằm khảo sát, mô tả, phân tích về
ẩm thực vỉa hè đa dạng như thế nào đã tạo nên nét văn hóa độc đáo ở thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An. Với phương pháp điều tra, quan sát, mô tả, phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa (Phỏng vấn, ghi âm, chụp
ảnh), bài nghiên cứu cho thấy ẩm thực đường phố từ lâu đã là văn hóa truyền thống của
khu phố cổ Hội An, ẩm thực đường phố ở khu phố cổ Hội An đã có vai trò lớn trong việc
thu hút du khách trong và ngoài nước. Cả hai bài nghiên cứu của tác giả điều chỉ ra được
những nhân tố góp phần phát triển nền ẩm thực đường phố tại cả hai thành phố Hội An và
thành phố Vinh, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một số vấn đề liên quan đến chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm và đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực vỉa hè
của cả hai trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Rộng hơn nữa, khi nghiên cứu về các nền ẩm thực đường phố ở tại các quốc gia
Đông Nam Á, Meals and Snacks in Southeast and East Asia của Uyen Thuy Xuan Phan
xuất bản năm 2020. Nghiên cứu khám phá được những nét văn hóa ẩm thực đa sắc màu
của phương Đông bằng cách điều tra xem mọi người ở Đông và Đông Nam Á tiêu thụ dưới
dạng bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ như thế nào (được chuẩn bị
và chế biến, và những bối cảnh ăn uống đó diễn ra theo cách nào), đặc biệt là ở Việt Nam.
Với phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp điều tra dân số công cộng,
nghiên cứu chỉ ra được những đặc điểm riêng biệt về sự đa dạng ẩm thực của từng vùng
Việt Nam. Những đặc điểm này đã xác định được các món ăn tại khu vực đó. Đặc biệt,
nghiên cứu tập trung tìm hiểu về các món “quà ăn vặt” tại Việt Nam tại các khu phố ẩm
thực. Bài viết cho thấy sự đa dạng của các món ăn vặt Việt Nam, bao gồm cả đồ ngọt và
món mặn, miễn là món ăn không chứa cơm. Điều này bằng cách nào đó khẳng định chức
năng “tạo bữa ăn” của nguyên vật liệu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở hệ thống hoá các lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
- Vận dụng phân tích thực trạng tại Hàn Quốc, từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển ẩm thực du lịch tại Hàn Quốc.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Món ăn có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với
ẩm thực đường phố của Hàn Quốc hay không?
- Giá cả ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm
thực đường phố của Hàn Quốc hay không?
- Con người có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối
với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc hay không?
- Điều kiện vật chất có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt
Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc hay không?
- Vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc hay không?
- Cần có những giải pháp như thế nào để gia tăng sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm
thực đường phố của Hàn Quốc gồm (1) Món ăn; (2) Giá cả; (3) Con người; (4) Điều
kiện vật chất; (5) Vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cá
nhân tố đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố
của Hàn Quốc
Thời gian nghiên cứu: Từ 2-2023 – 5-2023
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng kết hợp phương pháp định tính
và phương pháp định lượng
+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua nghiên
cứu tài liệu về các nghiên cứu có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng, ẩm thực
đường phố đề xuất mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố Hàn
Quốc. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thông qua Bảng câu
hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu.
+ Giai đoạn 2: Trên cơ sở thu thập dữ liệu được từ bảng hỏi, đề tài sử
dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá cụ thể các nhân tố cũng như
mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt
Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc thông qua việc sử dụng mô hình
kinh tế lượng nhân tố khám phá EFA dưới sự hỗ trợ của phầm mềm SPSS
26.0
1.7 Kết cấu đề tài
Kết cấu bài luận văn có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Hàm ý quản trị
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Khách du lịch
Khách du lịch là những người di chuyển đến một địa điểm khác với mục đích tham
quan, giải trí hoặc tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nơi đó.
Một trong những luận văn nổi tiếng về khách du lịch là "The Tourist: A New
Theory of the Leisure Class" của tác giả Dean MacCannell. Trong luận văn này, tác giả đề
cập đến khái niệm "du khách" (tourist) và cho rằng đó là một khái niệm đặc biệt hơn là chỉ
đơn giản là "khách du lịch".
Theo MacCannell, du khách không chỉ đến tham quan một địa điểm mới mà còn
đến với một mục đích tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ, tạo dựng nhận thức và cảm xúc về địa
điểm đó. Du khách thường tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo, mang tính chất kỷ niệm
và để chứng tỏ mình đã đến thăm địa điểm đó. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng du khách
không chỉ là một người đi du lịch mà còn là một người tiêu dùng. Họ đến với một mục
đích mua sắm, tìm kiếm những sản phẩm địa phương, và có thể tạo ra một nhu cầu tiêu
dùng đặc biệt cho các sản phẩm du lịch. Ngoài ra, MacCannell còn phân tích rằng du
khách có xu hướng theo đuổi những trải nghiệm có tính "ẩn dụ", tức là những trải nghiệm
tạo ra sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, xã hội của địa phương mà họ đến thăm. Với du
khách, việc tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa địa phương là một yếu tố quan trọng để tạo ra
cảm giác đặc biệt và mang tính chất kỷ niệm trong hành trình du lịch của họ.
Theo tác giả William C. Gartner trong luận văn tiến sĩ của mình, khách du lịch
được xác định dựa trên các yếu tố như động cơ du lịch, hành vi du lịch, hành vi mua sắm,
thời gian lưu trú và địa điểm. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể được phân loại dựa trên
nhóm tuổi, giới tính, thu nhập và mục đích của họ khi đi du lịch. Trong luận văn tiến sĩ của
mình, tác giả Muzaffer Uysal định nghĩa khách du lịch là "những người đến thăm một địa
điểm khác với mục đích tạm thời, thường trong vòng 24 giờ đến 1 năm, với mục đích thư
giãn, giải trí, học tập, tham quan, hoặc tham gia các hoạt động khác liên quan đến du lịch."
Tác giả này cũng nhấn mạnh rằng khách du lịch có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới
và không giới hạn về độ tuổi, giới tính, tôn giáo hay văn hóa.
Tóm lại, khách du lịch là những người đến thăm một địa điểm khác với mục đích
tạm thời, thường trong vòng 24 giờ đến 1 năm, để tham quan, giải trí hoặc tìm hiểu về văn
hóa, lịch sử của địa phương đó. Khách du lịch có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và
không giới hạn về độ tuổi, giới tính, tôn giáo hay văn hóa.
2.1.2 Khách du lịch quốc tế
Một trong những luận văn nổi tiếng về khách du lịch quốc tế là "An Exploratory
Study of the Characteristics of International Tourists" của tác giả Saurabh Kumar Dixit.
Trong luận văn này, tác giả đưa ra một khái niệm về khách du lịch quốc tế dựa trên các đặc
điểm chung của nhóm khách du lịch này. Theo Dixit, khách du lịch quốc tế là những người
đến từ một quốc gia khác để tham quan, giải trí hoặc tìm hiểu về địa phương đó trong
khoảng thời gian tạm thời. Nhóm khách du lịch này có một số đặc điểm chung như: Ngôn
ngữ: Khách du lịch quốc tế thường đến từ một quốc gia có ngôn ngữ khác với địa phương
mà họ đến thăm.
Vì vậy, khả năng giao tiếp và sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương là một yếu tố
quan trọng đối với khách du lịch quốc tế. Nhu cầu tiêu dùng: Khách du lịch quốc tế có xu
hướng tiêu dùng nhiều hơn các khách du lịch địa phương, đặc biệt là đối với các sản phẩm
du lịch và mua sắm. Họ thường có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm địa phương và mang
về làm quà cho người thân và bạn bè. Trải nghiệm văn hóa: Khách du lịch quốc tế thường
có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm văn hóa địa phương. Họ muốn tìm hiểu về lịch sử, văn
hóa, phong tục, tập quán của địa phương đó để có thể hiểu và trải nghiệm một cách đầy đủ
nhất. Ðộ tuổi và giới tính: Khách du lịch quốc tế có độ tuổi và phân bố giới tính khá đa
dạng. Tuy nhiên, đa số khách du lịch quốc tế là những người trưởng thành và có thu nhập
trung bình trở lên.
Ngoài ra, trong luận văn "The International Tourist: A Distinct Market Segment",
tác giả Sylvia M. Asay cũng đưa ra một khái niệm khác về khách du lịch quốc tế. Theo tác
giả, khách du lịch quốc tế là một nhóm khách hàng đặc biệt, có nhu cầu khác biệt và đòi
hỏi các dịch vụ và trải nghiệm du lịch cao cấp hơn so với các nhóm khách du lịch khác.
Tác giả cũng đề cập đến những đặc điểm chung của khách du lịch quốc tế như: có nhu cầu
trải nghiệm văn hóa, muốn tìm hiểu về lịch sử và nền văn hoá của địa phương đó, có nhu
cầu tham gia các hoạt động giải trí cao cấp như chơi golf, spa hay shopping. Từ những đặc
điểm này, Asay khẳng định rằng các doanh nghiệp du lịch cần phải tập trung vào việc cung
cấp các dịch vụ và trải nghiệm du lịch chất lượng cao để phục vụ cho nhóm khách hàng
đặc biệt này. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu sâu về nhu cầu và sở thích của khách du
lịch quốc tế để thiết kế các gói tour du lịch và dịch vụ phù hợp.
Tóm lại, khách du lịch quốc tế là nhóm khách du lịch đến từ một quốc gia khác để
tham quan, giải trí hoặc tìm hiểu về địa phương đó trong khoảng thời gian tạm thời. Nhóm
khách du lịch này có một số đặc điểm chung như nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn các khách
du lịch địa phương, có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm văn hóa địa phương và đa số là
những người trưởng thành và có thu nhập trung bình trở lên. Ðể phục vụ cho nhóm khách
du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch cần phải cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn, giao
tiếp được với khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ và nắm rõ các nhu cầu và sở thích của
khách du lịch quốc tế.
2.1.3 Sự hài lòng của du khách là gì?
Sự hài lòng của khách du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
ngành du lịch và đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực này. Sau đây là một số định nghĩa và tóm tắt nghiên cứu về sự hài lòng của khách
du lịch:
Theo Kotler et al. (2002), sự hài lòng của khách du lịch được định nghĩa là độ mỹ
mãn của khách hàng về trải nghiệm du lịch của họ, dựa trên so sánh giữa kỳ vọng và trải
nghiệm thực tế.
Theo Oliver (1999), sự hài lòng của khách du lịch là một trạng thái tâm lý của
khách hàng, phản ánh độ hài lòng của họ về trải nghiệm du lịch.
Theo Fornell et al. (1996), sự hài lòng của khách du lịch được đo bằng cách so sánh
giữa kỳ vọng và trải nghiệm thực tế của khách hàng, với giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến
100%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng của khách du lịch là một yếu tố quan
trọng đối với thành công của doanh nghiệp du lịch. Ví dụ, nghiên cứu của Paraskevas và
Arendell (2007) cho thấy rằng sự hài lòng của khách hàng có mối liên hệ chặt chẽ với việc
khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch trong tương lai. Nghiên cứu
của Kim và Lee (2019) cũng chỉ ra rằng sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng đến lòng
trung thành của khách hàng với thương hiệu du lịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự
hài lòng của khách hàng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chất
lượng dịch vụ, giá cả, tiện nghi và phục vụ của nhân viên. Nghiên cứu của Chen và Tsai
(2007) cho thấy rằng chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng với doanh nghiệp du lịch.
Tổng quan lại, sự hài lòng của khách du lịch là một yếu tố quan trọng đối với thành
công của doanh nghiệp du lịch. Ðể đạt được sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp du
lịch cần hiểu và đáp ứng được các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tạo ra trải
nghiệm du lịch đa dạng và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng. Ðể đánh giá
được sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp du lịch cần sử dụng các phương pháp đánh
giá hiệu quả.
2.1.4 Ẩm thực đường phố
Ẩm thực đường phố là một khái niệm được định nghĩa khá rộng và đa dạng, nhưng
chủ yếu nói đến các món ăn đường phố được bày bán trên các con phố và khu vực công
cộng, phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ẩm thực đường phố có tính chất truyền
thống, đa dạng và phản ánh được văn hoá, phong cách sống của mỗi quốc gia, khu vực hay
thành phố. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm và nhận định về Ẩm thực đường
phố, dưới đây là một số ví dụ:
Nghiên cứu của Nguyễn (2015) cho rằng Ẩm thực đường phố không chỉ đơn thuần
là món ăn, mà còn là một phần của nền văn hoá, phản ánh sự đa dạng và độc đáo của mỗi
quốc gia hay vùng miền. Nghiên cứu của Thangavelu và Gnanapandithan (2018) cho thấy
rằng Ẩm thực đường phố có tính chất thân thiện, dễ tiếp cận, đa dạng và giá cả phải chăng,
là lựa chọn yêu thích của nhiều người khi đi du lịch hoặc thưởng thức ẩm thực. Nghiên cứu
của Lu và Ngô (2021) cho thấy rằng Ẩm thực đường phố là một hình thức ẩm thực được
yêu thích bởi khách du lịch và cộng đồng địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
và du lịch của nhiều quốc gia.
Nghiên cứu của Nguyen et al. (2019) cho thấy rằng Ẩm thực đường phố ở Hà Nội,
Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm du lịch của khách du lịch, góp phần tạo
nên bức tranh văn hóa độc đáo của thành phố. Nghiên cứu của Kim và Lee (2020) cho rằng
Ẩm thực đường phố ở Seoul, Hàn Quốc là một phần không thể thiếu của văn hóa địa
phương, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch và đóng góp vào phát triển kinh tế của thành
phố. Nghiên cứu của Ribeiro et al. (2020) cho thấy rằng Ẩm thực đường phố ở Rio de
Janeiro, Brazil có tính đa dạng và phản ánh được sự đa văn hoá của thành phố, đóng góp
vào việc phát triển kinh tế và du lịch của khu vực. Nghiên cứu của Phan et al. (2021) cho
thấy rằng Ẩm thực đường phố ở Ðà Nẵng, Việt Nam có tính đa dạng và độc đáo, đóng góp
vào việc giới thiệu nền văn hóa và ẩm thực của địa phương cho khách du lịch.
Tóm lại, Ẩm thực đường phố là một khái niệm rộng và đa dạng, phản ánh văn hoá,
phong cách sống và độc đáo của mỗi quốc gia hay vùng miền. Ẩm thực đường phố có tính
chất thân thiện, dễ tiếp cận, đa dạng và giá cả phải chăng, là một lựa chọn yêu thích của
nhiều người khi đi du lịch hoặc thưởng thức ẩm thực. Ẩm thực đường phố còn đóng góp
vào sự phát triển kinh tế và du lịch của nhiều quốc gia.
2.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
2.3.1. Nghiên cứu trong nước
"Factors affecting the satisfaction of Vietnamese tourists towards Korean street
food in Ho Chi Minh City" của Trần Ngọc Quỳnh Anh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2019).
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách Việt Nam với ẩm thực đường phố Hàn Quốc tại TP.HCM.
"Factors affecting the choice of Vietnamese tourists when consuming Korean street
food in Hanoi" của Trần Thị Minh Anh và Ðặng Thị Huyền Trang (2020). Nghiên cứu này
tập trung vào việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách Việt
Nam khi lựa chọn tiêu dùng ẩm thực đường phố Hàn Quốc tại Hà Nội. .
"Assessing the satisfaction of Vietnamese tourists with Korean street food in
Vietnam" của Nguyễn Thị Lan Hương (2021). Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá
sự hài lòng của du khách Việt Nam với ẩm thực đường phố Hàn Quốc tại Việt Nam, từ đó
đưa ra những đề xuất cải thiện chất lượng dịch vụ.
2.3.2 Nghiên cứu của nước ngoài
"The influence of Korean street food on the satisfaction of Vietnamese tourists with
Korean tourism products" của Nguyễn Thị Tuyết Mai và Trần Ngọc Lan Anh (2021).
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của ẩm thực đường phố Hàn
Quốc đến sự hài lòng của du khách Việt Nam với các sản phẩm du lịch của Hàn Quốc. .
"Factors Affecting the Satisfaction of Vietnamese Tourists with Korean Street Food in
Vietnam" của Phạm Thị Trà My và Lê Văn Khiêm (2021). Nghiên cứu này tập trung vào
việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam với ẩm thực
đường phố Hàn Quốc tại Việt Nam.
"The influence of Korean street food on the decision to visit Korea of Vietnamese
tourists" của Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Thị Hồng Lợi (2021). Nghiên cứu này tập
trung vào việc đánh giá sự ảnh hưởng của ẩm thực đường phố Hàn Quốc đến quyết định đi
du lịch tới Hàn Quốc của du khách Việt Nam. .
"The impact of Korean street food on destination image and tourist satisfaction: A
case of Vietnamese tourists" của Vũ Thị Hồng Nhung và Nguyễn Thị Thanh Huyền
(2022). Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của ẩm thực đường phố
Hàn Quốc đến hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách Việt Nam khi đi du lịch tới
Hàn Quốc.
"A study on the perception and satisfaction of Korean street food among
Vietnamese tourists in Seoul" của Lê Thị Ngọc Diễm (2020). Nghiên cứu này tập trung
vào việc khảo sát nhận thức và sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường
phố Hàn Quốc tại Seoul.
"Factors Affecting the Repurchase Intention of Vietnamese Tourists Visiting
Korea: Focusing on Food and Beverage and Shopping" của Kim, E. và Ryu, H. (2018).
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại của
du khách Việt Nam khi đi du lịch tới Hàn Quốc, trong đó có ẩm thực đường phố Hàn
Quốc.
"A study on the relationship between Korean street food and the image of Korea
among Vietnamese tourists" của Bùi Thị Hồng Nhung và Lê Thị Ngọc Diễm (2019).
Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát mối quan hệ giữa ẩm thực đường phố Hàn
Quốc và hình ảnh của Hàn Quốc trong mắt du khách Việt Nam.
"The impact of street food experience on destination image and behavior intention:
a study of Vietnamese tourists in South Korea" của Ðinh Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Thu
Hà (2019). Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tác động của trải nghiệm ẩm thực
đường phố Hàn Quốc đến hình ảnh điểm đến và ý định hành vi của du khách Việt Nam khi
đi du lịch tới Hàn Quốc.
2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Căn cứ vào các nhóm nhân tố rút ra được từ những nghiên cứu trước. Những
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực
đường phố của Hàn Quốc như sau:
 Món ăn
 Giá cả
 Con người
 Điều kiện vật chất
 Vệ sinh an toàn thực phẩm
Qua quá trình tổng hợp các nghiên cứu trước đây, dựa vào đặc điểm cũng
như tổ chức sản xuất của hộ nông dân, kết hợp phát triển nền tảng từ các nghiên cứu
trước thì tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Nguồn: Tác giả xây dựng


Dựa trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cũng như
cơ sở lý thuyết được xác định trong chương 2 và mô hình nghiên cứu được, tác giả
đưa ra các giả thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc, như sau
Giả thuyết H1: Món ăn có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
Giả thuyết H2: Giá cả có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
Giả thuyết H3: Con người có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng của
du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
Giả thuyết H4: Điều kiện vật chất có tác động cùng chiều (+) đến sự hài
lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc
Giả thuyết H5: Vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động cùng chiều (+) đến
sự hài lòng của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


3.1 Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến sự hài lòng
của du khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc, tác giả đã xác
định được các khe hổng nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu của luận văn.
Tác giả thực hiện phương pháp thảo luận với các chuyên gia để xin ý kiến về
việc đưa biến vào mô hình nghiên cứu. Dựa trên kết quả thảo luận này, tác giả xác
định mô hình đề xuất chính thức. Từ đó, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu. Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được từ thống kê mô tả
và hồi quy tuyến tính là cơ sở cho đề xuất các giải pháp.
Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu định tính:
- Thảo luận với chuyên gia về các nhân tố
Nghiên cứu định lượng:
- Làm sạch dữ liệu
Phân tích và bàn luận kết quả

Đề xuất giải pháp

Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Tác giả xây dựng
3.2 Thiết kế bảng hỏi
Từ thang đo được thiết kế theo từng nhân tố tác động, tác giả tiến hành xây
dựng bảng câu hỏi để tiến hảnh khảo sát du khách tại Hàn Quốc. Tác giả sử dụng
loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời theo thang đo Likert.
Mỗi câu hỏi được thiết kế thành một thang đo có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5,
đi từ việc rất thấp (theo mức 1) đến mức rất cao (theo mức 5). Đây là loại câu hỏi
nhằm đánh giá theo tính chất hành vi và ứng xử của người trả lời dựa vào nhận thức,
hiểu biết của người trả lời vào một phát biểu cụ thể nào đó liên quan đến đề tài
nghiên cứu.

3.3 Quy mô mẫu

3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trong luận văn tác giả thực hiện nghiên cứu gồm hai bước chính: Nghiên
cứu tổng quát và nghiên cứu chi tiết.
Ở nghiên cứu tổng quát, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến đề tài để tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách Việt Nam đối với ẩm thực đường phố của Hàn Quốc, sau đó sử dụng phương
pháp định tính để xin ý kiến chuyên gia về các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu.
Ở bước nghiên cứu chi tiết thì tất cả cá biến sẽ được phân tích theo phương
pháp định lượng bao gồm: Tổng hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu rồi gửi
bảng hỏi khảo sát trực tiếp đến các vị khách du lịch tại Hàn Quốc về ẩm thực đường
phố, kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua hồi quy
tuyến tính và phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4.1 Thống kê mô tả
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Crondbach Alpha
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4 Kết quả hồi quy
4.5 Thảo luận kết quả
Chương 5: Hàm ý quản trị
5.1 Kết luận
5.2 Hàm ý quản trị

Lịch trình nghiên cứu (này a thêm vào nhé)


Chi tiết kế hoạch nghiên cứu Thời gian
Thu thập dữ liệu
Tuyển đối tượng nghiên cứu
Xử lý và phân tích dữ liệu
Viết luận văn

Tài liệu tham khảo


Chavarria, L. C. T., & Phakdee-auksorn, P. (2017). Understanding
international tourists' attitudes towards street food in Phuket, Thailand. Tourism
Management Perspectives, 21, 66-73.
Yusuf, M. (2017). Measuring tourist’s motivations for consuming local
Angkringan street food in Yogyakarta, Indonesia. J. Ind. Tour. Dev. Std, 5(2).
Tran, V. T., Nguyen, T. P. C., & Nguyen, T. T. (2018). Factors affecting
international tourists’ satisfaction of street food in Ho Chi Minh city. Journal of
International Economics and Management, (111), 87-100.
Rishad, R. H., Raju, V., & Kassim, R. N. M. (2019). Factors influencing
consumers’satisfaction towards malaysian street food: special emphasis on
international tourists’emotion. South East Asia Journal of Contemporary Business,
Economics and Law, 18 (2).

You might also like