You are on page 1of 11

BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT


Tên môn học: Thực hành dược khoa (Pharmaceutical practice)
Tên học phần: Thực hành dược khoa (Pharmaceutical practice)
Mã học phần: ......
Đơn vị giảng dạy chính: Các cơ sở thực tế
Chịu trách nhiệm quản lý: Phòng Quản lý đào tạo
Đào tạo trình độ: Đại học
Ngành học: Dược học
Định hướng:
Loại học phần: Bắt buộc
Số tín chỉ: 04
Các học phần tiên quyết: Học phần được thực hiện sau khi đã hoàn thành các môn
thuộc khối kiến thức ngành và định hướng chuyên ngành.
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thực tế trong thực
hành nghề nghiệp. Sinh viên học tập ở các cơ sở thực tế: bệnh viện đa khoa, bệnh viện
chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền; doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược
phẩm; các cơ sở bán lẻ thuốc; các cơ quan nghiên cứu dược… dưới sự hướng dẫn của
giảng viên hướng dẫn thực tế của trường và cán bộ tại cơ sở thực tế.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
- Trình bày được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn
của cơ sở thực tế.
- Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã học ở trường vào thực
hành nghề nghiệp thực tế tại cơ sở.
- Bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
- Rèn luyện/Thực hành kỹ năng ứng xử, phối hợp công tác trong xử lý công việc
tại các cơ sở thực tế.
4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN

1
Bảng 4.1. Chuẩn đầu ra của học phần
Tương quan
Thứ tự Nội dung với CĐR của
CTĐT
Kiến CLO1. Trình bày được cơ cấu tổ chức, chức năng, PLO 1.7, 1.8,
thức 1 nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của cơ sở 1.9, 1.10
thực tế.
CLO1. Mô tả tóm tắt được cách thức tổ chức quản lý, PLO 1.7, 1.8,
2 vận hành của cơ sở thực tế 1.9, 1.10
Kỹ CLO2. Thu thập thông tin, thảo luận, phân tích, tổng PLO2.7, 2.8
năng 1 hợp và đánh giá vấn đề
CLO2. Làm việc nhóm, trình bày báo cáo, kỹ năng giao PLO2.4, 2.9
2 tiếp
CLO2. Xử lý tình huống và giải quyết vấn đề PLO2.9
3
CLO2. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn PLO2.10,
4 2.11, 2.12.
2.13, 2.14
Mức CLO3. Có trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức PLO3.1
tự chủ 1 nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác
và phong công nghiệp
trách CLO3. Có ý thức tích cực trong học tập, có khả năng tự PLO3.3
nhiệm 2 học, tự rèn luyện và khả năng học tập suốt đời
CLO3. Có tinh thần làm việc hợp tác, nghiêm túc, khoa PLO3.6
3 học
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN
5.1. Thực hành tại bệnh viện
5.1.1. Nội dung chung
5.1.1.1. Công tác Tổ chức quản lý và Dược chính
+ Công tác Tổ chức quản lý:
- Tìm hiểu và nhận xét về chức năng, nhiệm vụ, biên chế, cơ cấu tổ chức của
bệnh viện, khoa Dược, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện.
- Tìm hiểu về chức trách, nhiệm vụ của các chức danh trong khoa Dược (Trưởng
khoa, dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược, dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc, cán
bộ thống kê dược, dược sĩ làm công tác dược lâm sàng, dược sĩ phụ trách pha chế
thuốc và các cán bộ khác).
2
+ Công tác Dược chính:
Tìm hiểu các nội dung sau:
- Việc triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý
dược tại bệnh viện (quy chế thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện, quy chế đảm bảo
chất lượng...)
- Công tác cung ứng thuốc, lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh
viện, tổ chức cấp phát (nội trú, ngoại trú), quản lý tồn trữ/ bảo quản thuốc trong khoa
dược, cách thức giám sát sử dụng thuốc trong BV.
- Công tác thống kê, quản lý số liệu thuốc
- Đấu thầu thuốc: cách thức hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện.
5.1.1.2. Công tác quản lý kho và cấp phát thuốc
- Tìm hiểu cách quản lý và tổ chức cấp phát thuốc tại khoa Dược.
- Nhận biết các thuốc hiện có trong khoa Dược bệnh viện.
- Tìm hiểu các công việc của Dược sĩ tại tại các kho và quầy cấp phát, nhà thuốc
bệnh viện
- Chỉ ra những ưu nhược điểm (nếu có) của các quy trình, hoạt động và đề xuất
biện pháp hạn chế các nhược điểm
- Tìm hiểu hoạt động thực tế riêng tại quầy cấp phát thuốc nội trú, quầy cấp phát
thuốc ngoại trú, nhà thuốc bệnh viện: Cách thức hoạt động, hoạt động tư vấn sử dụng
thuốc cho bệnh nhân sau khi cấp phát thuốc.
5.1.1.3. Công tác pha chế
- Tìm hiểu các chế phẩm thuốc được pha chế tại khoa Dược bệnh viện.
- Tìm hiểu hoạt động của các thiết bị máy móc được sử dụng trong công tác pha
chế và các phương pháp kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm những thuốc đã pha chế.
- Thực hành pha chế một số dạng thuốc tại khoa Dược bệnh viện.
5.1.1.4. Công tác Dược lâm sàng tại khoa Dược bệnh viện
- Tìm hiểu về các hoạt động dược lâm sàng đang được tiến hành tại bệnh viện
theo hướng dẫn của thông tư 31/2012/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động Dược lâm
sàng tại bệnh viện.
5.1.2. Nội dung riêng theo định hướng
5.1.2.1. Định hướng chuyên ngành Dược lâm sàng
Tìm hiểu các công việc:
- Hoạt động tư vấn xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện.
- Cách thức xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, các
quy trình giám sát sử dụng thuốc.
- Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và
các nhân viên y tế trong bệnh viện.
3
Tìm hiểu và tham gia các công việc:
- Hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú.
- Hoạt động theo dõi, giám sát, báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
- Hoạt động thông tin thuốc cho thầy thuốc, điều dưỡng và bệnh nhân.
- Hoạt động thực tế tại khoa Lâm sàng và phân tích bệnh án.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học: khảo sát thực trạng sử dụng thuốc, đánh giá sử
dụng thuốc tại bệnh viện.
5.1.2.2. Định hướng chuyên ngành Tổ chức – Quản lý dược
- Tìm hiểu hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện: tổ chức mua sắm, đấu thầu
thuốc trong bệnh viện.
- Thực hành tại nhà thuốc bệnh viện: cách thức hoạt động, các quy trình chuẩn và
hoạt động cung ứng thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.
5.1.2.3. Định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền
Tham gia một số hoạt động cụ thể của khoa Dược tại các bệnh viện y học cổ
truyền hoặc khoa y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa.
- Hoạt động nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng. Tìm hiểu về danh mục
dược liệu, vấn đề về đảm bảo chất lượng dược liệu, giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất
xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ) dược liệu.
- Hoạt động chế biến. Tìm hiểu về quy trình chế biến các vị thuốc cổ truyền,
danh mục thiết bị, cách thức vận hành, vấn đề về đảm bảo chất lượng.
- Quá trình bào chế, sản xuất các thuốc thành phẩm. Tìm hiểu về quy trình, danh
mục thiết bị, cách thức vận hành, nhân sự, vấn đề về đảm bảo chất lượng.
- Quá trình bảo quản, cấp phát. Tìm hiểu về quy trình cấp phát, các quy định, yêu
cầu về bảo quản dược liệu, bán thành phẩm và các thuốc thành phẩm.
5.2. Thực hành dược khoa tại nhà máy, công ty, xí nghiệp dược phẩm:
5.2.1. Nội dung chung
Tìm hiểu về các nội dung:
- Hệ thống tổ chức, nhân sự trong nhà máy, công ty, xí nghiệp; chức năng,
nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các bộ phận
- Tổ chức hoạt động sản xuất thuốc: danh mục thuốc, các dây chuyền sản xuất,
quy trình xuất nhập nguyên liệu, thuốc.. của công ty, xí nghiệp
- Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng: quy trình thực hiện GLP
- Công tác tồn trữ/ bảo quản thuốc: công tác xuất, nhập, lưu trữ, quản lý sổ sách
tại kho
- Hoạt động kinh doanh và phân phối thuốc: kênh phân phối, cách thức đấu
thầu, hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối của công ty, xí nghiệp...
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty, xí nghiệp.
4
5.2.2. Nội dung riêng theo định hướng
5.2.2.1 Định hướng chuyên ngành Công nghiệp dược
- Tìm hiểu các lĩnh vực hoạt động, quy mô của từng lĩnh vực, kết quả thực hiện
kế hoạch hàng năm, tiềm năng và chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dược
phẩm của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu tổng thể về hệ thống tổ chức các bộ phận của doanh nghiệp. Tìm hiểu
về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự và hoạt động của từng bộ phận đó.
- Thực hành tại phòng nghiên cứu phát triển: Tìm hiểu các bước liên quan đến
nghiên cứu phát triển một sản phẩm thuốc, bắt đầu từ đề xuất sản phẩm, thực hiện
nghiên cứu tiền công thức, xây dựng công thức, bào chế ở quy mô thí nghiệm, lựa
chọn công thức & quy trình bào chế, nâng cấp quy mô pilot & quy mô sản xuất, đánh
giá sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ xin số đăng ký sản xuất.
- Thực hành tại phân xưởng sản xuất:
+ Tìm hiểu mô hình tổ chức quản lý, chính sách chất lượng và thực hành tốt sản
xuất (GMP).
+ Tìm hiểu hệ thống sản xuất của ít nhất 01 phân xưởng/dây chuyền sản xuất, từ
tiếp nhận nguyên liệu đến hoàn chỉnh sản phẩm, hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, vệ
sinh, kiểm soát trong quá trình sản xuất như phân xưởng viên nén, viên nang, thuốc
beta lactam,...
+ Trực tiếp tham gia thực hành một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất.
- Thực hành tại phòng đảm bảo chất lượng:
+ Tìm hiểu về hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp.
+ Tìm hiểu hoạt động kiểm nghiệm, thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP).
+ Tìm hiểu các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện các GP.
+ Tham gia kiểm nghiệm nguyên liệu; bán thành phẩm và thuốc thành phẩm.
- Thực hành tại kho nguyên liệu & thành phẩm:
+ Tìm hiểu công tác tồn trữ, xắp xếp, bảo quản nguyên liệu sản xuất thuốc và
thuốc thành phẩm theo thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).
+ Tìm hiểu hoạt động xuất, nhập, lưu trữ, quản lý sổ sách tại kho.
- Thực hành tại bộ phận kinh doanh và phân phối thuốc:
+ Tìm hiểu hệ thống tổ chức, chiến lược thị trường (maketing), các kênh phân
phối, cách thức tham gia đấu thầu thuốc.
+ Tìm hiểu hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm (bán buôn, bán lẻ).
+ Tìm hiểu các hoạt động cung ứng thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất.
- Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiêp:
+ Tư tưởng chủ đạo trong xây dựng văn hoá của doanh nghiệp.

5
+ Quan hệ giữa hội đồng quản trị với ban giám đốc, quan hệ giữa lãnh đạo và các
bộ phận chức năng, giữa các bộ phận chức năng với nhau.
+ Quan hệ, đối xử giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, giữa cấp trên và cấp
dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau.
+ Cơ hội học tập nâng cao năng lực, khả năng thăng tiến, chế độ phúc lợi của
từng cá nhân.
+ Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như thiện nguyện, bảo vệ môi trường, văn hoá,
thể thao ...
5.2.2.2. Định hướng chuyên ngành Tổ chức – Quản lý dược
Tìm hiểu về các nội dung:
- Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các bộ
phận kinh doanh, marketing, bán hàng, kho, đăng ký thuốc.
- Tổ chức hoạt động sản xuất thuốc: XD phương án SX, giá thành SP...
- Hoạt động kinh doanh và phân phối thuốc: công tác tham gia đấu thầu, hệ
thống phân phối, đại lý, chiến lược kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu,
danh mục các dược liệu, chế phẩm có nguồn gốc dược liệu được kinh doanh tại doanh
nghiệp.
5.2.2.3. Định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền
- Nội dung 1: Tham gia các công việc thuộc lĩnh vực trồng trọt và thu hái dược
liệu theo GACP
+ Tham gia các hoạt động trồng trọt, chăm sóc, thu hái, sơ chế dược liệu.
+ Tìm hiểu một số nội dung liên quan đến GACP: danh mục các vùng nguyên
liệu; danh mục và quy trình trồng trọt, chăm sóc, thu hái, sơ chế các dược liệu theo
GACP, vấn đề nhân sự.
- Nội dung 2: Tham gia các công việc thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ
dược liệu theo GMP
+ Tham gia các hoạt động sản xuất các chế phẩm từ dược liệu tại một phân
xưởng sản xuất.
+ Tìm hiểu mô hình và hệ thống tổ chức sản xuất, vẽ được sơ đồ tổ chức các
dây chuyền/phân xưởng trong sản xuất.
+ Tìm hiểu danh mục các dược liệu, danh mục và phân loại các chế phẩm có
nguồn gốc dược liệu (thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng) được
sản xuất tại doanh nghiệp.
+ Tìm hiểu qui trình nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới tại công ty, hồ
sơ đăng ký một sản phẩm.
+ Tìm hiểu các vấn đề về nhân sự trong lĩnh vực sản xuất.
6
- Nội dung 3: Tham gia các công việc cụ thể liên quan đến lĩnh vực bảo đảm
chất lượng các sản phẩm từ dược liệu
+ Tham gia các hoạt động bảo đảm chất lượng trong sản xuất 1 chế phẩm từ
dược liệu tại phòng QA.
+ Tìm hiểu về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hệ thống tổ chức
bảo đảm chất lượng.
+ Tìm hiểu hoạt động đảm bảo chất lượng: tham quan, tiếp cận các phòng thí
nghiệm đạt ISO, GLP.
+ Tìm hiểu về các qui trình đảm bảo chất lượng cho 1 sản phẩm, qui trình xử
lý sản phẩm không đạt, sản phẩm trả về, quy trình xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của
1 sản phẩm.
+ Tìm hiểu về vấn đề nhân sự trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng.
- Nội dung 4: Tham gia các công việc cụ thể liên quan đến các GLP và GSP
trong sản xuất sản phẩm từ dược liệu.
+ Thực hành tại phòng kiểm tra chất lượng, hệ thống kho.
+ Tìm hiểu về hệ thống tổ chức kho tàng và phòng GLP.
+ Vẽ sơ đồ mặt bằng kho tàng và phòng GLP.
+ Tìm hiểu các hoạt động của bộ phận kho vận và phòng GLP.
+ Tìm hiểu các thiết bị phân tích, hướng dẫn sử dụng, hiệu chuẩn thiết bị.
+ Tìm hiểu về các qui trình nhập, xuất dược liệu, phụ liệu, bao bì, bán thành
phẩm, thành phẩm.
+ Tìm hiểu các quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu, trả kết quả và lưu mẫu.
5.2.2.4. Định hướng chuyên ngành Đảm bảo chất lượng thuốc
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của
các phòng ban, phân xưởng, đơn vị trong công ty, xí nghiệp, đặc biệt là phòng kiểm
nghiệm (QC), đảm bảo chất lượng (QA) và phòng nghiên cứu-phát triển (R&D).
- Tìm hiểu một trong số các hoạt động kiểm tra chất lượng:
+ Tìm hiểu qui trình sản xuất thuốc theo GMP và các hoạt động đảm bảo chất
lượng trong quy trình sản xuất: lấy mẫu, lưu mẫu, ghi chép sổ sách, kiểm nghiệm.
+ Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng và kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm và các hồ sơ liên quan.
- Tìm hiểu hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
+ Phân tích được một bản tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu/thành phẩm và hồ sơ
xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đó.
+ Tìm hiểu và phân tích một hồ sơ đăng ký thành phẩm thuốc đã/đang được xây
dựng tại cơ sở.
- Tham gia một phần trong số các hoạt động:
7
+ Tham gia thực hiện một phần quy trình kiểm nghiệm nguyên liệu hoặc/và thành
phẩm (nếu có thể).
+ Tham gia theo dõi ghi chép hồ sơ kiểm nghiệm lô và báo cáo kiểm nghiệm: Học
tập ghi chép hồ sơ lô, lập báo cáo kiểm nghiệm theo đúng quy trình.
+ Tham gia xây dựng quy trình kiểm nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu
và thành phẩm: tìm kiếm tài liệu liên quan, so sánh với các phương pháp sẵn có trong
và ngoài nước, phân tích tính phù hợp với điều kiện kiểm nghiệm thực tế.
+ Tham gia viết dự thảo quy trình thao tác chuẩn (SOP) cho hoạt động kiểm
nghiệm, nếu có sản phẩm/quy trình mới đang xây dựng.
+ Tham gia xây dựng các nội dung chi tiết cho hồ sơ đăng ký thuốc (nếu có).
5.3. Thực hành dược khoa tại hiệu thuốc, nhà thuốc, cơ sở bán lẻ dược liệu
- Tìm hiểu về vai trò, chức năng, hoạt động của nhà thuốc GPP: nhận biết, lập
danh mục thuốc, dược liệu, các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện có tại hiệu
thuốc, nhà thuốc, cơ sở kinh doanh.
- Tìm hiểu thực hiện các quy chế hành nghề tại nhà thuốc GPP.
- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu kinh doanh của hiệu thuốc.
- Thực tập phân loại các thuốc có trong danh mục của hiệu thuốc theo nhóm tác dụng.
- Tìm hiểu về các biện pháp bảo quản, quản lý chất lượng thuốc, dược liệu, các
chế phẩm có nguồn gốc dược liệu
- Thực hành tham gia tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Tìm hiểu các vấn đề về quản lý, hoạt động của các cơ sở, các vấn đề liên quan
đến đảm bảo chất lượng tại các cơ sở.
5.4. Thực hành dược khoa tại viện nghiên cứu, labo
5.4.1. Nội dung chung
- Tìm hiểu về vai trò, chức năng, hoạt động của viện nghiên cứu và các labo.
- Thực hành các hoạt động trong các phòng thí nghiệm.
- Tham quan, tiếp cận các phòng thí nghiệm đạt ISO, GLP.
5.4.2. Nội dung riêng theo định hướng
5.4.2.1. Định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền
+ Nội dung 1: Tham gia điều tra tài nguyên cây thuốc. Tham gia nghiên cứu
bảo tồn nguồn gen, phát triển, trồng trọt một số cây thuốc có tiềm năng. Tham quan
một số trung tâm trồng và phát triển cây thuốc
+ Nội dung 2: Tham gia một số quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu kỹ
thuật bào chế, chế biến dược liệu.
+ Nội dung 3: Tham gia nghiên cứu hóa thực vật.
+ Nội dung 4: Tham gia nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm dược
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm từ dược liệu.
8
+ Nội dung 5: Tham gia nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học của dược liệu.
- Sinh viên tham quan các phòng thí nghiệm đạt ISO, GLP. Tham gia vận hành
một số thiết bị phân tích hiện đại.
5.4.2.2. Định hướng chuyên ngành Đảm bảo chất lượng thuốc
- Tìm hiểu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của viện
nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm hoặc cơ quan quản lý và một phòng thí
nghiệm/phòng ban trực thuộc được tham gia thực hành.
- Tìm hiểu các hoạt động chi tiết thường quy của 1 phòng thí nghiệm/phòng ban
được tham gia thực hành.
- Tìm hiểu các thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm, các công tác phân tích/
kiểm nghiệm/ kiểm tra/giám sát trên các đối tượng khác nhau như nguyên liệu, chế
phẩm thuốc (đông dược và tổng hợp hóa dược), chất chuẩn; trên nền mẫu như dịch sinh
học, thực phẩm, mỹ phẩm, …
- Tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở: cơ sở dữ liệu và các đề tài
thực tế đang triển khai.
- Tham quan, tiếp cận các phòng thí nghiệm đạt ISO, GLP.
- Thực hành các hoạt động trong 1 phòng thí nghiệm:
+ Tham gia thực hiện một phần quy trình kiểm nghiệm nguyên liệu hoặc/và thành
phẩm (nếu có thể).
+ Tham gia theo dõi ghi chép hồ sơ kiểm nghiệm và báo cáo kiểm nghiệm: Học
tập ghi chép hồ sơ lô, lập báo cáo kiểm nghiệm theo đúng quy trình.
+ Tham gia xây dựng quy trình kiểm nghiệm của viện: tìm kiếm tài liệu liên quan,
so sánh với các phương pháp sẵn có trong và ngoài nước, phân tích tính phù hợp với
điều kiện kiểm nghiệm thực tế.
+ Tham gia viết dự thảo quy trình thao tác chuẩn (SOP) cho hoạt động kiểm
nghiệm, nếu có quy trình mới đang xây dựng.
6. CÁCH THỨC TỔ CHỨC
Sinh viên thực tế chia thành các đợt, thực tập tại các cơ sở thực tế do nhà trường
bố trí trong 6 tuần, trong đó 3 tuần tại mỗi cơ sở. Ưu tiên phân công và bố trí cơ sở
thực tế theo định hướng mà sinh viên theo học.
- Sinh viên lớp định hướng chuyên ngành Công nghiệp dược thực tập tại doanh
nghiệp sản xuất thuốc và kinh doanh dược.
- Sinh viên định hướng chuyên ngành Tổ chức – quản lý dược thực tập tại doanh
nghiệp dược; bệnh viện; cơ sở bán lẻ thuốc.
- Sinh viên định hướng chuyên ngành Dược lâm sàng thực tập tại bệnh viện.
- Sinh viên định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền thực tập tại
khoa Dược của bệnh viện Y học cổ truyền hoặc khoa Y học cổ truyền của bệnh viện đa
9
khoa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc
dược liệu; các cơ sở bán lẻ dược liệu; các viện nghiên cứu hoặc các labo nghiên cứu
dược liệu (sinh viên lựa chọn 2 trong 4 cơ sở trên. Tại doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu và các viện nghiên cứu hoặc
các labo nghiên cứu dược liệu, sinh viên phải tham gia ít nhất 2 trong số các nội dung
đã nêu).
- Sinh viên định hướng chuyên ngành Đảm bảo chất lượng thuốc thực tập tại viện
kiểm nghiệm; trung tâm kiểm nghiệm; phòng/ bộ phận đảm bảo chất lượng của các
doanh nghiệp sản xuất.
7. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN
- Điểm đánh giá của các cơ sở sinh viên tham gia thực tế được tính theo tỷ lệ sau:
Tỷ lệ
Hình thức Nội dung CĐRHP
(%)
Sinh viên đi đủ buổi, đúng giờ, theo quy
định của cơ sở thực tế
Chuyên cần Mức độ sinh viên đi thực tập đầy đủ 20% CLO3.1
trong quá trình thực tế, do giảng viên cơ
sở đánh giá.
Ý thức, thái độ Theo tiêu chí yêu cầu của cơ sở thực tế
của sinh viên Mức độ hoàn thành công việc được giao
20% CLO3.2, CLO3.3
trong quá trình trong quá trình thực tế, do giảng viên cơ
thực tế sở đánh giá.
Báo cáo kết quả cuối đợt
CLO1.1, CLO1.2,
Đánh giá cuối Giảng viên cơ sở và giảng viên hướng
60% CLO2.1, CLO2.2,
đợt dẫn của trường đánh giá cả quá trình
CLO2.3, CLO2.4
thực tập và báo cáo.
- Điểm tổng kết học phần là trung bình chung điểm đánh giá của các cơ sở sinh
viên tham gia thực tế do Nhà trường bố trí.
- Nếu có 01 cơ sở thực tế đánh giá không đạt, sinh viên sẽ được coi là chưa tích
lũy học phần Thực hành dược khoa.
8. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Các tài liệu do cơ sở thực tế cung cấp.
- Đối với sinh viên đi thực tập tại bệnh viện cần tìm hiểu trước thông tư
22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

10
- Các văn bản pháp quy liên quan đến cơ sở và lĩnh vực hành nghề.
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022
TRƯỞNG PHÒNG HIỆU TRƯỞNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Vũ Xuân Giang Nguyễn Hải Nam

11

You might also like