You are on page 1of 4

Giáo viên vùng cao giúp các em học sinh nâng cao nhận thức

a, Nhận thức về nạn tảo hôn , các hủ tục ở vùng cao


-Ở các trường dân tộc miền núi, vận động học sinh đi học đã khó lại đối mặt thêm
tình trạng học sinh bỏ học để lập gia đình vì tập tục, vì sự thiếu hiểu biết. Bởi vậy,
những giáo viên ở vùng cao bằng nhiều cách đã chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn
nhân cận huyết, tục bắt vợ,... cho học sinh. Họ tuyên truyền và phổ biến những
vấn đề bất cập trong những hủ tục truyền thống gây ảnh hưởng đến các em, giúp
các em học sinh vùng cao có đầy đủ nhận thức về vấn đề này.
-Tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT B huyện Mai Châu (Hoà
Bình) đã cùng với các giáo viên tiến hành tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu Pháp luật
về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" cho 230 học sinh Trường PT Dân tộc
nội trú THCS và THPT B huyện Mai Châu. Các giáo viên đã tổ chức cho học
sinh tham dự thi trắc nghiệm tìm hiểu các quy định pháp luật về hôn nhân và gia
đình; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, liên hệ thực tế và đưa ra những giải
pháp. Ngoài ra, các giáo viên cũng tổ chức văn nghệ, trình diễn tiểu phẩm nội
dung về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; chung tay giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống…
Bên cạnh đó, còn có những buổi các cán bộ giáo viên giới thiệu, trao đổi và cùng
thảo luận các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về luật hôn nhân, tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống; Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải
pháp ngăn ngừa, khắc phục nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... nâng cao
nhận thức cho các em.
-Riêng học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Yên Minh,
tỉnh Hà Giang (nơi đào tạo con em các dân tộc thiểu số 4 huyện vùng cao) đã
không còn tình trạng bị cha, mẹ ép cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
(Nguồn: Trần Thu Minh(2021), Trang tin điện tử Tổng cục dân số , bộ y tế)
b, Nhận thức về pháp luật
-Ở những vùng sâu vùng xa, đặc biệt những khu vực gần biên giới vẫn còn tồn
tại những tệ nạn xã hội như buôn bán ma tuý, buôn bán người bất hợp pháp,
buôn lậu gỗ, mại dâm,… do thiếu những kiến thức về pháp luật. Chính vì vậy
các em học sinh cần có nhận thức đúng đắn về pháp luật để tránh những việc
làm không tốt ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như là cuộc sống của chính
các em.
Với hình thức tuyên truyền miệng và dẫn chứng bằng những hình ảnh sinh động,
các giáo viên vùng cao đã truyền tải thông tin về tình hình, thực trạng tội phạm
mua, bán người xảy ra trong thời gian qua trong toàn quốc và trên địa bàn tỉnh
Hà Giang; phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động của bọn tội phạm mua, bán
người; một số vụ án điển hình về tội phạm mua, bán người xảy ra trong thời gian
gần đây.
Cũng tại buổi tuyên truyền, các giáo viên đã giới thiệu những kiến thức cơ bản
về pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua, bán người; các giải pháp,
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm này; trách nhiệm
của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội và gia đình trong việc giúp
đỡ các nạn nhân bị mua, bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; các chính sách, chế
độ hỗ trợ nạn nhân khi được giải cứu…cho các em học sinh vùng cao. Buổi tuyên
truyền nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng, chống tội phạm
mua, bán người, tội phạm xâm hại trẻ em; những kỹ năng phát hiện, nhận biết
phương thức thủ đoạn mới của bọn tội phạm.
(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ngày 13/12/2018)
d, Nâng cao nhận thức về bảo vệ Tổ quốc
-Đối với các em học sinh vùng cao, đặc biệt là những học sinh ở vùng biên giới
của Tổ Quốc cần có ý thức về bảo vệ Tổ Quốc, biên giới Việt Nam, chung tay
góp sức bảo vệ nền độc lập dân tộc, có trách nhiệm và nghĩa vụ như mọi công
dân của nước Việt Nam về giữ gìn và xây dựng đất nước.
-Năm 2018, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) phối hợp với
các thầy cô giáo trong nhà trường dạy “tiết học biên giới” trong các giờ ngoại
khóa. Theo đó, học sinh vùng biên giới tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị)
được các “thầy giáo quân hàm xanh” giảng dạy những kiến thức về pháp luật
biên giới. Mục đích nhắm đến là cung cấp cho học sinh những kiến thức về biên
giới, những quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cư dân vùng biên, các kỹ năng
nhận biết đâu là vùng cấm, nâng cao ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc biên
giới, đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội...
(Nguồn: Đăng Đức(2018), Báo Dân trí)
e, Nhận thức về giá trị của giáo dục
-Học sinh vùng cao cần nhận thức rõ ràng về giá trị của giáo dục và tầm quan
trọng của việc học tập trong cuộc sống của mình để từ đó nhận tức về trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình trong học tập ,phát triển ý thức học tập, tự giác học
hành, ý chí vươn lên lấy giáo dục làm con đường thoát khỏi nghèo khổ, khó
khăn.
- Không quản ngại thời tiết nóng bức hay mưa gió, cứ mỗi buổi tối từ thứ 2 đến
thứ 6 hằng tuần, các thầy cô vùng cao ở Nghệ An lại sáng đèn giúp học sinh ôn
tập lại kiến thức ban ngày đã học ở lớp. Mỗi ngày, các thầy cô ở đây đều phải
thay phiên nhau tập trung ôn tập cho các em từ 19h 30 đến 21h 30. Công việc
của họ là vừa trực cho học sinh trật tự học bài, vừa củng cố kiến thức cho những
em còn yếu. Nếu học sinh có nhu cầu hỏi bài, giáo viên có thể hướng dẫn các
em thêm.
Theo thầy Nguyễn Đức Luyện thì mỗi tuần như vậy, thầy đều trực một đêm.
Công việc này đã tiến hành được cả chục năm nay và đã thành thói quen đối với
giáo viên. Các thầy cô muốn rèn luyện cho các em thói quen học tập, ý thức tự
giác, tự lập trong môi trường bán trú.
(Nguồn: Đào Thọ(2020),Báo Dân tộc và Phát triển)
f, Nhận thức về giá trị văn hoá truyền thống
-Học sinh vùng cao cần nhận thức về giá trị văn hoá và truyền thống của địa
phương mình, giáo viên là người giúp họ hiểu rõ hơn về bản sắc văn hoá, lan
toả và phát triển những truyền thống tốt đẹp, phát huy những giá trị đó trong
cuộc sống hàng ngày.
- Tại nhiều tỉnh vùng cao, các chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa dân
tộc đã được các giáo viên phổ biến và giáo dục các em học sinh từ sớm. Với
những cách làm hấp dẫn, hiệu quả, thế hệ trẻ đã dần hiểu và yêu thêm truyền
thống của quê hương mình, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Cô giáo Đinh Thị Hảo - Phó Hiệu trưởng Trường
THPT Quyết Thắng, Lạc Sơn, Hòa Bình cho biết: "Thông qua hình thức sinh hoạt
của CLB, chúng tôi thiết kế phòng trưng bày này theo đúng nội dung của CLB,
có các mảng như trò chơi dân gian, nhạc cụ, ẩm thực, trang phục, văn hóa dân tộc
dân gian. Các em sẽ đến đây để học tập, sinh hoạt, cùng bảo tồn phát huy giá trị
đặc sắc của dân tộc Mường"
(Nguồn: Giang Châu, Gia Long(2022),Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam)
g, Nhận thức về đạo đức, lối sống
-Ngoài ra , giáo viên còn là người thực hiện định hướng phát triển các hoạt
động văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục thể chất. Những định
hướng trên kết hợp với tuyên truyền về chuẩn mực đạo đức, lối sống, văn hóa,
giáo dục lý tưởng cho học sinh, sinh viên vùng cao , giúp các em học sinh có
một lối sống , nhân cách tốt đẹp trong xã hội.
- Năm học 2022 – 2023, Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mai Sơn
có 10 lớp, với 345 học sinh. Thầy Đặng Văn Hiệu - Hiệu trưởng nhà trường cho
biết: Hơn 99% học sinh trong trường là con em đồng bào ở các xã, bản đặc biệt
khó khăn. Đến trường, các em ở bán trú. Ở đây, thầy, cô luôn phải gánh hai “vai”,
đó là vừa làm cha mẹ, vừa làm thầy. Ngoài các giờ lên lớp, các thầy cô giáo
thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, tọa đàm theo chủ đề, chủ điểm. Có
thể là về an toàn giao thông, giáo dục giới tính, giáo dục cách ứng xử, bạo lực
học đường... Qua đó, để giáo dục, giúp các em sớm hình thành nếp sống tích cực,
có ý thức xã hội tốt hơn và trở thành con ngoan, trò giỏi.
(Nguồn: Hà Hoàng(2023), Báo Giáo dục và Thời đại)

You might also like