You are on page 1of 6

Sinh học

I Trắc nghiệm khách quan


Bài 1, 30, 31,32,33
II Tự luận
Câu 1: Khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng. Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng là nguyên liệu cấu tạo cơ thể và
cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ
thể
- Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng: Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành
các chất đơn giản tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng trong
dinh dưỡng. Không có hoạt động tiêu hóa thì hoạt động dinh dưỡng không thể diễn ra một cách hiệu
quả.
Câu 2: An toàn vệ sinh thực phẩm là gì ? Cần lưu ý về khi lựa chọn bảo quản, chế biến thực phẩm
- An toàn vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chất
- Để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng;
chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách; các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ khi còn hạn
sử dụng. Những loại thực phẩm dễ hỏng như ra, quả, cá tươi, thịt tươi,... cần được bảo quản lạnh;
thực phẩm cần được nấu chín, thực phâm ăn sống cần được lựa chọn đảm bảo vệ sinh và sơ chế thật
kí; không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín; thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy
kĩ; ...
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của hê vận động
* Cấu tạo của hệ vận động
- Gồm 2 phần: hệ xương và hệ cơ
- Bộ xương gồm 3 phần
+ Xương đầu: xương xọ và xương mặt
+ Xương thân: xương cột sống và lồng ngực
+ Xương chi: xương tay và xương chân
+ Trong cơ thể có khoảng 206 chiếc xương
- Cơ thể người có khoảng 600 cơ bám vào xương nhờ dây chằng và gân
* Chức năng của hệ vận động
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng
- Làm chỗ bám cho các cơ, tạo nên sự vận động
- Bảo vệ các nội quan
- Cơ bám vào xương, khi cơ co hay giãn sẽ giúp làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển
Câu 4: Vai trò, ý nghĩa của tập thể dục, thể thao
Tập thể dục, thể thao có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói
riêng:
- Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo
dai của cơ thể.
- Giúp cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh
hơn khi vận động.
- Giúp duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid.
- Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O 2 khuếch tán vào máu và
tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.
- Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp lưu lượng máu lên não
Câu 5: Hiểu biết về huyết áp cao, sơ vỡ động mạch
* Huyết áp cao
- Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao
- Huyết áp cao lúc đầu có thể là kết quả nhất thời sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận
hay bị sốt
- Huyết áp tăng cao và kéo dài sẽ gây tổn thương cấu trúc thành động mạnh
* Xơ vỡ động mạch
- Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao có thể tạo thành các mảng bám gây xơ vỡ động
mạch, giảm dòng máu có thể dẫn đến tắc mạch
- Xơ vỡ động mạch có thể do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, vận động ít,...
Câu 6: Thành phần của máu và chức năng của hệ tuần hoàn
* Các thành phần của máu
- Máu gồm các thành phần
+ Huyết tương: chiếm 55% thể tích, chủ yếu là nước = > giúp duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ
dàng lưu thông, vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải
+ Các tế bào máu
. Hồng cầu: giúp vận chuyển O2 và CO2
. Bạch cầu: giúp bảo vệ cơ thể
. Tiểu cầu: giúp đông máu
* Chức năng của hệ tuần hoàn
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí, các chất khác các tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu
thông của máu qua 2 vòng tuần hoàn
Hóa học
I Trắc nghiệm
Câu 1: Diễn biến của phản ứng hóa học
- Trong phản ứng hóa học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên
kết mới, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác
Câu 2: Phân biệt biến đổi vật lý và biến đổi hóa học
- Biến đổi vật lí là các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy,...các chất chỉ chuyền từ trạng
thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới
- Biến đổi hóa học là các quá trình đốt cháy nhiên liệu, phân hủy chất, tổng hợp chất có sự tạo thành
chất mới
Câu 3: Tỉ khối: so sánh khí nặng, nhẹ (M)

- Công thức:
- dA/B: tỉ khối của khí A với khí B
- MA: khối lượng mol của khí A
- MB: khối lượng mol của khí B
Câu 4: Thể tích mol ở điều kiện chuẩn
- Công thức: Thể tích mol của chất khí
V= 24,79 . n (L)
II Tự luận
Câu 1: Các công thức tính
* Mol
- Mol là lượng có chứa NA ( 6,022 x 1023 ) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
số nguyên tử, phân tử
số mol nguyên tử, phân tử =-------------------------------------
NA = 6,022 x 1023
* Khối lượng mol
- Khối lượng mol của một chất là khối lượng của NA

M=
- M: khối lượng mol của chất (g/mol)
- m: là khối lượng của chất (g)
- n: là số mol của chất (mol)
* Thể tích mol của chất khí
V= 24,79 . n (L)
* Tỉ khối chất khí

- Công thức:
- dA/B: tỉ khối của khí A với khí B
- MA: khối lượng mol của khí A
- MB: khối lượng mol của khí B

* Độ tan
- Độ tan (S) của một chất là số gm của chất hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa
ở nhiệt độ áp xuất xác định

.100
- S: độ tan ( g/100g H2O )
- mct: khối lượng của chất tan
- mdm: khối lượng của nước (g)
* Nồng độ phần trăm
- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan trong 100 g dung dịch

mdd = mct+mdm hoặc mdd= V.D


- C%: nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
- mct: khối lượng của chất tan (g)
- mdd: khối lượng của dung dịch (g)
* Nồng độ mol

Chú ý:
- CM: nồng độ mol của dung dịch (mol/L)
- nct: số mol của chất tan( mol)
- Vdd: thể tích dung dịch
Câu 2: Viết phương trình chữ của phản ứng
- Phương trình chữ của phản ứng hóa học:
Tên các chất sản phẩm = > Tên sản phẩm
Câu 3: Tính khối lượng ( theo đơn vị gam ) của những lượng chất sau (3.4 sbt)
a) 0,15 mol Fe
mFe= 0,15.56=8,4 g
b) 1,12 mol SO2
= 1,12.(32+16.2)=71,68 g
c) Hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11)
Khối lượng dung dịch = mNaCl + = 0,1.(23+35,5) + 0,2.(12.12+1.22+16.11)=57g
d) Dung dịch có 1 mol C2H5OH và 2 mol nước
Khối lượng của dung dịch = = 1.(12.2+1.5+16+15) +2(1.2+16)=82g
Câu 4:

* Tính C%, mct, mdd dựa vào công thức


mdd = mct+mdm hoặc mdd= V.D
- C%: nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
- mct: khối lượng của chất tan (g)
- mdd: khối lượng của dung dịch (g)

* Tính CM, nct, Vdd dựa vào công thức

Chú ý:
- CM: nồng độ mol của dung dịch (mol/L)
- nct: số mol của chất tan( mol)
- Vdd: thể tích dung dịch
Câu 5: Tính Vđkc= n. 24,79 ; Vhh=nhh.24,79
Tìm thể tích ở 25oC, 1 bar của những lượng khí sau
a) Hỗn hợp gồm 1 mol CO2 và 1 mol O2
Tổng số mol khí là: 1+1=29(mol)
Thể tích hỗn hợp là: Vhh=24,79.2=49,58 L
b) Hỗn hợp gồm 0,05 mol CO; 0,15 mol CO2 và 0,2 mol O2
Tổng số mol khí là: 0,05+0,15+0,2=0,4 mol
Thể tích hỗn hợp là: 24,79.0,4=9,916 L
c) Hỗn hợp gồm 10 g O2 và 14 g N2
Số mol của O2 là: 10/32=0,3215 mol
Số mol của N2 là: 14/28= 0,5
Thể tích hỗn hợp là: (0,5+0,3125). 24,79=20,142 L
Câu 6: Tính toán và pha chế dung dịch theo C%, CM cho trước
1) Hãy tính và trình bày cách pha chế 100mL dung dịch HCl 0,25M bằng cách pha loãng dung dịch
HCl 5 M có sẵn ( dụng cụ và hóa chất có đủ )
Giải
Đổi 100ml=0,1 L
Số mol HCl trong 100 mL dung dịch 0,25 M
nHCl=CM . V= 0,25 . 0,1 = 0,025 mol
Thể tích dung dịch HCl 5 M cần lấy để có 0,025 mol HCl
V= nHCl/CM = 0,025/5=5 . 10-3 L=5mL
Cách pha chế:
Bước 1: Lấy 5 mL dung dịch HCl 5 M cho vào ông đong có giới hạn lớn hơn hoặc bằng 100mL
Bước 2: Cho từ từ nước cất vào dung dịch trên, thỉnh thoảng lắc đều. Đến khi thể tích dung dịch là
100 mL thì dừng lại
2) Hãy tính và trình bày cách pha chế 50 g dung dịch NaCl 0,9 % bằng cách pha loãng dung dịch
NaCl 15 % có sẵn ( dụng cụ à hóa chất có đủ)
Giải
Số g NaCl trong 50 g dung dịch 0,9 %
mNaCl=mdd.C%/100%= 50.0,9%/100%=0,45 g
Khối lượng dung dịch NaCl 15 % cần lấy để có 0,45 g NaCl
mdd=mNaCl.100%/C%=0,45.100%/15%=3 g
Khối lượng nước cần thêm vào để có 50 g dung dịch 0,9%: 50-3=47 g
Cách pha chế:
Bước 1 cân chính xác 3 g NaCl 15% trong cốc thủy tinh
Bước 2: cân xác định 47 g nước cho vào cốc thủy tinh và lắc đều
Vật Lý
Câu 1: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg
a Tính thể tích của 1 tấn cát
b Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3
a Đổi 10 L=0,01 m3, 1 tấn = 1000 kg
Khối lượng riêng của cát là:
D=m/V=15/0,01=1500 kg/m3
Thể tích của 1 tấn cát là
V=m/D=1000/1500 = 0,67 m3
b Trọng lượng riêng của một đống cát là
d=10.D=1500.10=15000 N/m3
Trọng lượng của một đống cát 3 m3
P=d.V= 15000.3= 45000 N
Câu 2 Một hòn gạch có hai lỗ có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1200 m3. Một lỗ có thể tích
192 cm3. Tín khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch
Thể tích của hòn gạch là :
1200-192.2= 816 cm3= 816.10-6 m3
Khối lượng riêng của gạch là:
D= m/V= 1,6/816.10-6= 1960,78 kg/m3
Trọng lượng riêng của gạch là:
d=10.D=1960,78.10= 19607,8 N/m3
Câu 3: Một học sinh xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:
- Đong đầy một ca ngô ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô
- Đổ dầy một ca nước rồi dùng bình chia độ để đo thể tích V của nước
- Tính D bằng công thức: D=m/V
Hỏi giá trị D tinh có chính xác ko vì sao?
- Ko chính xác vì giữa các hạt ngô luôn có khoảng trống nên thể tích đo là ko chính xác dẫn đến D
ko chính xác
Câu 4: Cho một hợp đất nặn, nếu vo tròn rồi thả vào trong nước thì chìm, còn nạn thành hình thuyền
thì lại nổi? giaỉ thích vì sao?
Cục đất nặn hình tròn và hình thuyền có cùng trọng lượng P
- Cục đất nặn hình tròn có thể tích nhỏ hơn, trọng lượng riêng D lớn hơn. Khi thả xuống nước, cục
đất nặn vo tròn có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm
- Cục đất nặn hình thuyền nổi vì trọng lượng riêng của cục đất hình thuyền nhỏ hơn trọng lượng
riêng của nước ( thể tích của cục đất hình thuyền lớn hơn thể tích của cục đất vo tròn rất nhiều)
Câu 5: Một bạn học sinh có cân nặng 54 kg, bạn đó đeo cặp sách nặng 6,5 kg. Diện tích tiếp xúc với
nền nhà của mỗi bàn chân là 200 cm3. Áp suất mà bạn đó tác dụng lên mặt nền nhà khi bạn ấy
a) đứng cả hai chân
b) co 1 chân
Giải
a) 200 cm2= 0,02 m2
Áp lực mà bạn ấy tác dụng lên bề mặt là:
F=P=m.10=(54+6,5) .10= 605 N
Áp suất mà bạn ấy tác dụng lên bề mặt khi đứng cả hai chân là:
p= F/S=605/0,02.2= 15125 N/m2
b) Áp suất mà bạn ấy tác dụng lên bề mặt khi co một chân là:
p=F/S= 605/0,02=30250 n/m2

You might also like