You are on page 1of 10

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHỊ EM THÚY KIỀU


(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Dàn ý chi tiết


I. Mở bài
- Giới thiệu Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.
+ Nguyễn Du : nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đại thi hào dân tộc.
+ “Truyện Kiều”: tác phẩm giàu giá trị tư tưởng và xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt là
nghệ thuật miêu tả
- Giới thiệu đoạn trích:
+ “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích tiêu biểu, thể hiện tài năng Nguyễn Du trong nghệ
thuật tả người.
+ Nếu đề ra một phần trong đoạn trích thì phải giới thiệu thêm đoạn được trích.
II. Thân bài
1. Vị trí đoạn trích
- Nằm ở phần đầu của tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích khắc họa thành công bức
chân dung của hai chị em bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Nguyễn Du.
- Nếu đề ra một phần trong đoạn trích thì phải xác định vị trí đoạn thơ trong đoạn trích.
2. Phân tích cụ thể
2.1 Giới thiệu chung về hai chị em (4 câu đầu)
- “Tố nga” : chỉ người con gái đẹp, hai cô gái đều xinh đẹp, tươi tắn.
- Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” :
+ Tiểu đối: Mai cốt cách đối với tuyết tinh thần
+ Ẩn dụ : cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trắng trong như tuyết
 vẻ đẹp toàn mĩ của hai chị em.
- Cụm từ “mỗi người một vẻ” nhằm nêu bật vẻ đẹp riêng của từng người.
- Cụm từ “mười phân vẹn mười” vừa khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ, vừa thể hiện niềm
ngưỡng mộ của tác giả.
2.2 Chân dung cụ thể của hai chị em
a) Chân dung Thúy Vân (Câu 5  câu 8)
- Vẻ đẹp phúc hậu đoan trang :
+ Cụm từ “trang trọng khác vời” nhấn mạnh vẻ đoan trang, phúc hậu hơn người của
Vân.
+ Sử dụng những hình ảnh ước lệ lấy từ thiên nhiên để tả Vân để nêu bật vẻ đẹp tươi
tắn, đoan trang, phúc hậu của Vân.
- Dụng ý nghệ thuật:
+ Miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách: gương mặt của Vân là biểu hiện của một cô
gái dịu dàng, nhân hậu.
+ Miêu tả ngoại hình để dự đoán số phận: các chi tiết “đầy đặn, nở nang” gợi sự viên
mãn, cặp từ “thua - nhường” cho thấy cuộc đời Vân sẽ không sóng gió.
b) Chân dung Thúy Kiều (Câu 9  câu 20)
b.1) Vẻ đẹp Thúy Kiều (Câu 9  câu câu 14)
- Tả Vân trước, Kiều sau là phép đòn bẩy để nêu bật vẻ đẹp vượt trội của Kiều.
- Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
+ Không tả nhiều chi tiết như tả Vân  sự linh hoạt của Nguyễn Du.
+ Đặc tả đôi mắt “Làn thu thủy, nét xuân sơn”  đối mắt đẹp và rất có hồn. Đây là chi
tiết Nguyễn Du cố tình bỏ sót khi tả Vân.
+ Cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành”, “sắc đành đòi một” càng khẳng định vẻ đẹp
đạt đến độ tuyệt thế giai nhân của Kiều.
- Dụng ý nghệ thuật:
+ Miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách: đặc tả đôi mắt cho thấy Kiều là cô gái nhạy
cảm, sâu sắc, tinh anh, sống nội tâm.
+ Miêu tả ngoại hình để dự đoán số phận: sắc đẹp ấy cùng với cặp từ “ghen - hờn” 
dự cảm về một tương lai đầy sóng gió.
b.2) Tài năng Thúy Kiều (Câu 15  câu 20)
- Phép liệt kê tu từ nhằm đề cao sự toàn tài của Kiều.
- Các cụm từ “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” nhấn mạnh tài năng
vượt trội, hơn người của Kiều.
- Tài năng của Kiều bổ sung thêm vào dự cảm số phận sóng gió của nàng.
- Dự cảm ấy càng rõ khi bản đàn Kiều soạn cho mình lại có tên là “Bạc mệnh”
3. Cuộc sống nền nếp và đức hạnh của hai chị em (4 câu cuối)
- “Cập kê” : chỉ em Kiều đã đến tuổi biết yêu đương
- “Êm đềm trướng rũ màn che”: giữ gìn khuôn phép, đứng đắn, mẫu mực.
- “Mặc ai” : phong thái cao giá của người đẹp chứ không phải là không biết rung động.
 đề cao vẻ đẹp đức hạnh, cái gốc của người con gái, nêu bật vẻ đẹp “mười phân vẹn
mười” của cả hai chị em.
III. Kết bài
- Đánh giá chung : đoạn trích miêu tả thành công chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều; thể
hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.
(Nếu đề ra là một phần trong đoạn trích thì đánh giá đoạn thơ đó)
- Phát biểu cảm nghĩ (nếu có)

Đề 1. Phân tích đoạn thơ sau :


Vân xem trang trọng khác vời
………………………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
I. Mở bài
Cách 1:
Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Kiệt tác “Truyện Kiều” là “tiếng thương” da diết của trái tim nhân đạo vĩ đại Nguyễn
Du. Người Việt Nam say mê “Truyện Kiều”, cả thế giới đọc “Truyện Kiều” vì lẽ ấy. Song,
“Truyện Kiều” còn là kiệt tác của ngôn từ, là kết tinh tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du, đặc
biệt là nghệ thuật miêu tả. Đến với đoạn thơ:
Vân xem trang trọng khác vời
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
……………………………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
người đọc sẽ được chiêm ngưỡng hai bức chân dung thiếu nữ “mười phân vẹn mười” được
khắc họa bằng nghệ thuật miêu tả thần tình của nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Du.
Cách 2:
Ai đó đã nói rằng: “Cả thế giới sẽ không biết đến nền văn học Việt Nam là như thế nào
nếu không có “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”. Ngẫm ra, lời tôn vinh đó là hoàn toàn xác đáng.
Bởi, kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ là tác phẩm giàu giá
trị tư tưởng mà còn là một công trình nghệ thuật ngôn từ tuyệt mĩ. Ở đấy, tài năng của Tố Như
đã được bộc lộ trọn vẹn, xứng đáng là một nghệ sĩ bậc thầy, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả. Đến
với đoạn thơ:
Vân xem trang trọng khác vời
……………………………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
người đọc sẽ được chiêm ngưỡng hai bức chân dung thiếu nữ “mười phân vẹn mười” được
khắc họa bằng nghệ thuật miêu tả thần tình của nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Du.
II. Thân bài
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn thơ nằm trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”. Nguyễn Du đã sử dụng khéo léo
bút pháp ước lệ để khắc họa thành công chân dung hai thiếu nữ. Cái tài của Nguyễn Du là ở
chỗ: ông đã vận dụng sáng tạo những ước lệ của văn chương cổ để toát lên nét riêng, “mỗi
người một vẻ” của hai chị em.
2. Phân tích cụ thể
2.1 Vẻ đẹp Thúy Vân (4 câu đầu)
Sau những câu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân “Mỗi người một vẻ
mười phân vẹn mười”, Nguyễn Du đi vào miêu tả cụ thể chân dung hai thiếu nữ. Đầu tiên là vẻ
đẹp của Thúy Vân :
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Chỉ với bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của
một cô gái đang độ trăng tròn. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng là sự
đoan trang, phúc hậu hơn người. Cụm từ “trang trọng khác vời” đã nêu bật điều đó. Nguyễn
Du đã sử dụng thật khéo léo những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và phép tiểu đối để vẽ nên bức
chân dung của Thúy Vân. Sắc đẹp của nàng được sánh với những báu vật tinh khôi, trong trẻo
nhất của thiên nhiên : gương mặt tròn đầy, tươi sáng như trăng rằm, miệng cười tươi như hoa,
tiếng nói trong như ngọc, tóc bồng bềnh, óng ả hơn cả mây, da trắng mịn màng hơn cả tuyết. Ở
Vân, nét vẽ nào cũng toát lên vẻ đẹp của một cô gái khuê các phúc hậu, đoan trang mà Nguyễn
Du đã dụng công thể hiện.
Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, Nguyễn Du còn giúp người đọc hiểu được tính cách của
nàng. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” ấy là diện mạo, dung nhan của một người phụ
nữ dịu dàng, nhân hậu. Và Thúy Vân của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là một người như
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 3
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
vậy. Không những thế, qua những nét vẽ về ngoại hình nhân vật, Nguyễn Du còn nhìn thấy cả
cuộc đời Vân. Các chi tiết dùng để tả Vân đều gợi sự viên mãn : “đầy đặn, nở nang” như nói
với chúng ta rằng cuộc đời Vân sẽ rất đỗi yên bình. Việc Nguyễn Du dùng cặp từ “thua -
nhường” cũng không ngoài dụng ý đó. Tạo hóa đã vui vẻ rút lui, chấp nhận thua nhường thì
cũng có nghĩa là cuộc đời Vân sẽ không phải đương đầu với sóng gió. Nguyễn Du quả thật tinh
tế biết mấy trong việc chọn chữ, lựa từ !
2. 2. Tài sắc Thúy Kiều (12 câu còn lại)
a) Vẻ đẹp Thúy Kiều (Câu 5  câu 10)
Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn hơn thế :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Việc Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau cũng là một dụng ý trong nghệ
thuật miêu tả. Đó là phép đòn bẩy nhằm nêu bật vẻ đẹp có phần nhỉnh hơn của Kiều. “Kiều
càng sắc sảo mặn mà”, đó là nét đẹp riêng của Kiều. Nguyễn Du không dùng nhiều chi tiết để
tả Kiều như đã tả Vân mà dùng thủ pháp đặc tả. Nguyễn Du lại thêm một lần chứng tỏ cốt cách
của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, bây giờ mà nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy
Vân thì thật là đơn điệu. Nguyễn Du tập trung nhấn vào đôi mắt đẹp của Kiều : đôi mắt trong
như nước hồ thu và đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý.
Đó là đôi mắt đẹp và rất có hồn. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt biết yêu
thương, căm hận, thông cảm, sẻ chia… Đôi mắt thể hiện đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt
đã từng được người anh hùng Từ Hải ngợi khen:
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Có thể nói, đó là đôi mắt biết nói. Đôi mắt ấy nói với chúng ta về một cô gái tinh anh, sắc sảo,
nhạy cảm, sống có chiều sâu. Ta chợt hiểu vì sao cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt đẹp của
Vân khi tả nàng. Cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của Kiều. Người
như vậy khó tránh khỏi những tai họa bởi sự ghen ghét của người đời. Việc Nguyễn Du sử
dụng cặp từ “ghen - hờn” cũng là để báo trước một tương lai đầy rủi ro, bất hạnh của cô gái tài
sắc vẹn toàn ấy.
Vẻ đẹp của Kiều là nét đẹp :
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” lấy ý từ một câu thơ chữ Hán, có nghĩa là:
ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị
nghiêng ngả. Sắc đẹp của Kiều là sắc đẹp có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành,
mất nước. Sắc đẹp đạt đến tuyệt thế giai nhân, không ai sánh bằng, không thể có người thứ hai.
Lời ngợi ca của Nguyễn Du chính vì thế càng làm cho trang Kiều đầy dự cảm bất an.
b) Tài năng của Thúy Kiều (Câu 11  câu 16)
Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao sự toàn tài của nàng, làm cơ sở cho câu
chuyện “tài mệnh tương đố” về sau:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 4
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Kiều làm được thơ, vẽ được tranh, biết ca âm, thành thạo âm nhạc, đặc biệt là sành chơi
Hồ cầm. Tài của Thúy Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê. Nguyễn Du lại đầy ẩn ý
khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt”, làm cho cái gì
cũng đầy đủ và toàn vẹn. Quả là “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” ! Một lần nữa, ta hiểu vì
sao Nguyễn Du không nói đến tài năng của Thúy Vân. Thì ra, cô em phúc hậu, đoan trang, kiều
diễm trong “Truyện Kiều” chẳng có chút tài hoa gì cả. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để
rồi lại đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ nhen:
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Ông bà ta xưa cũng từng nói: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất
ghen”. Vậy mà, Thúy Kiều của Nguyễn Du lại tột đỉnh hơn người. Lời thơ của thi nhân chất
chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ mãi xốn xang trên mỗi chữ dùng. Ta
hiểu vì sao, trong “Truyện Kiều”, Tố Như đã có lúc thốt lên nhức buốt:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Dự cảm của Nguyễn Du về một tương lai sóng gió của Kiều càng rõ nét hơn khi thi nhân
nghe được bản đàn Kiều tự soạn cho đời mình :
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
“Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều, nghĩa là, Nguyễn Du đã cảm nhận rất rõ tai
họa đương sắp sửa ập đến với nàng. Trang thơ của Nguyễn Du đã bắt đầu gợn những áng mây
u ám.
III. Kết bài
Kết bài 1.
Đoạn thơ đã bộc lộ tài năng sáng tạo bậc thầy của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút
của nhà thơ linh hoạt vô cùng : khi tả chi tiết, khi chấm phá; khi tuân theo ước lệ, khi phá vỡ
khuôn phép… để vẽ nên thật sống động hai bức chân dung tuyệt mĩ Thúy Vân, Thúy Kiều. Sâu
sắc hơn, đằng sau bức vẽ bằng ngôn từ ấy, người đọc nghe được tiếng lòng của Nguyễn Du với
con người. Tả Vân, câu thơ của Nguyễn Du thanh thản bao nhiêu thì tả Kiều, câu chữ của Tố
Như lại trăn trở bấy nhiêu. Lại thấy nhớ những câu thơ của Chế Lan Viên :
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
Kết bài 2. (Thay câu cuối)
“Thơ hay là thơ mà khi đọc xong, người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ còn cảm
thấy tình người”.
-------------- Hết -----------

Phân tích 4 câu đầu và 4 câu cuối trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
1. 4 câu đầu
Mở đầu đoạn thơ là lời giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 5
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Hai cô con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang viết của Nguyễn Du
xinh đẹp và tươi tắn cả hai. Hai nàng đẹp thanh khiết như vầng trăng mát dịu. Hình ảnh ẩn dụ
và phép tiểu đối trong câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã nêu bật được vẻ đẹp từ cốt
cách đến tâm hồn của hai nàng: cốt cách mảnh dẻ, thanh tao như mai; tinh thần trắng trong như
tuyết. Đặc biệt, đó còn là nét đẹp “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Đó là vẻ đẹp đạt
đến độ hoàn mĩ và mang thần thái riêng. Mấy chữ “mười phân vẹn mười” không chỉ thông báo
về vẻ đẹp hoàn mĩ của hai người con gái mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ, say mê của
Nguyễn Du trước cái đẹp của con người.
2. 4 câu cuối
Đoạn trích khép lại bằng bốn câu thơ miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép và đức
hạnh mẫu mực của hai chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Đức hạnh là cái gốc của người con gái. Nguyễn Du đã không quên điều này cho dù nét
đẹp từ hai bức chân dung vốn đã ngời sáng, rực rỡ. Cuộc sống của hai người con gái họ Vương
thật phong lưu, yên bình và khuôn phép. Tuy đã đến tuổi “cập kê”, lứa tuổi của trái tim đầy
xao động nhưng cả hai chị em đều đứng đắn, mẫu mực. Thói ong bướm lả lơi làm sao có thể
len vào nơi trướng rũ màn che? Từ “mặc ai” chỉ phong thái cao giá và đức hạnh của hai người
đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Dùng nét đẹp đức hạnh để khép
lại đoạn thơ, vẻ đẹp của hai cô gái càng trở nên “mười phân vẹn mười”. Nguyễn Du quả là tinh
tế, sâu sắc!

Đề 2. Phân tích để làm rõ cảm hứng nhân đạo trong đoạn thơ Chị em Thúy Kiều
(trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
I. Mở bài
“Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Kiệt tác “Truyện Kiều” là “tiếng thương” da diết của trái tim nhân đạo vĩ đại Nguyễn
Du. Người Việt Nam say mê “Truyện Kiều”, cả thế giới đọc “Truyện Kiều” vì lẽ ấy. Trải bao
thương hải tang điền, “Truyện Kiều” vẫn là viên ngọc lấp lánh những giá trị nhân đạo mới mẻ,
sâu sắc. Với cảm hứng ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp, tài năng, tâm hồn con người, đoạn thơ “Chị
em Thúy Kiều” giúp người đọc thấm thía hơn chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du:
Đầu lòng hai ả tố nga
……………………………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 6
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II. Thân bài
1. Giải thích tư tưởng nhân đạo
Giá trị nhân đạo là hạt nhân của tác phẩm văn chương chân chính. Nó được kết tinh
bằng lòng thương yêu, sự cảm thông sâu sắc với bao nỗi khổ đau thống thiết của con người.
Giá trị nhân đạo còn là sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của con người và niềm tin
vào thiên lương cao đẹp của con người. Không tác phẩm văn chương đích thực nào nằm ngoài
giá trị thiêng liêng ấy. 3254 câu thơ trong “Truyện Kiều” thấm đẫm giá trị nhân đạo mới mẻ,
sâu sắc. Nguyễn Du đã thương xót, đồng cảm với số phận kẻ tài hoa bạc mệnh; lên án những
thế lực chà đạp số phận con người. Không chỉ vậy, nhà nhân đạo vĩ đại này còn nâng niu, trân
trọng vẻ đẹp con người. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện rõ cảm hứng nhân đạo sâu
sắc, mới mẻ của đại thi hào Nguyễn Du.
2. Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích
2.1 Ca ngợi nhan sắc, trân trọng tài năng, tâm hồn con người
Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trước hết được thể hiện trong cảm hứng ngợi
ca, trân trọng những gia trị cao đẹp của con người: nhan sắc, tài năng, vẻ đẹp tâm hồn.
Ngay đầu đoạn thơ, nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng này qua màn giới thiệu hai nàng “tố nga”
của nhà họ Vương:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
“Tố nga” chỉ người con gái đẹp. Như vậy, Tố Như đã khéo léo vén tấm màn dạo đầu, hé
lộ cho bạn đọc hai người con gái xinh đẹp, tươi tắn. Hai nàng đẹp thanh khiết như vầng trăng
mát dịu. Hình ảnh ẩn dụ và phép tiểu đối trong câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã nêu
bật được vẻ đẹp từ cốt cách đến tâm hồn của hai nàng: cốt cách mảnh dẻ, thanh tao như mai;
tinh thần trắng trong như tuyết. Đặc biệt, đó còn là nét đẹp “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn
mười”. Đó là vẻ đẹp đạt đến độ hoàn mĩ và mang thần thái riêng. Mấy chữ “mười phân vẹn
mười” không chỉ thông báo về vẻ đẹp hoàn mĩ của hai người con gái mà còn chất chứa niềm
ngưỡng mộ, say mê của Nguyễn Du trước cái đẹp của con người.
Ẩn sâu trong vẻ đẹp tuyệt diệu hoàn mỹ ấy, mỗi nàng vẫn lấp lánh những đường nét, ấn
tượng riêng. Ngòi bút Nguyễn Du bắt đầu đi vào miêu tả cụ thể chân dung hai thiếu nữ. Đầu
tiên là vẻ đẹp của Thúy Vân :
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Chỉ với bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của
một cô gái đang độ trăng tròn. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng là sự
đoan trang, phúc hậu hơn người. Cụm từ “trang trọng khác vời” đã nêu bật điều đó. Nguyễn
Du đã sử dụng thật khéo léo những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và phép tiểu đối để vẽ nên bức
chân dung của Thúy Vân. Sắc đẹp của nàng được sánh với những báu vật tinh khôi, trong trẻo
nhất của thiên nhiên : gương mặt tròn đầy, tươi sáng như trăng rằm, miệng cười tươi như hoa,
tiếng nói trong như ngọc, tóc bồng bềnh, óng ả hơn cả mây, da trắng mịn màng hơn cả tuyết. Ở
Vân, nét vẽ nào cũng toát lên vẻ đẹp của một cô gái khuê các phúc hậu, đoan trang mà Nguyễn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 7
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Du đã dụng công thể hiện. Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, Nguyễn Du còn giúp người đọc hiểu
được tính cách của nàng. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” ấy là diện mạo, dung nhan
của một người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu. Và Thúy Vân của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”
là một người như vậy.
Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn hơn thế :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Việc Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau cũng là một dụng ý trong nghệ
thuật miêu tả. Đó là phép đòn bẩy nhằm nêu bật vẻ đẹp có phần nhỉnh hơn của Kiều. “Kiều
càng sắc sảo mặn mà”, đó là nét đẹp riêng của Kiều. Nguyễn Du không dùng nhiều chi tiết để
tả Kiều như đã tả Vân mà dùng thủ pháp đặc tả. Nguyễn Du lại thêm một lần chứng tỏ cốt cách
của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, bây giờ mà nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy
Vân thì thật là đơn điệu. Nguyễn Du tập trung nhấn vào đôi mắt đẹp của Kiều : đôi mắt trong
như nước hồ thu và đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý.
Đó là đôi mắt đẹp và rất có hồn. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt biết yêu
thương, căm hận, thông cảm, sẻ chia… Đôi mắt thể hiện đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt
đã từng được người anh hùng Từ Hải ngợi khen:
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Có thể nói, đó là đôi mắt biết nói. Đôi mắt ấy nói với chúng ta về một cô gái tinh anh,
sắc sảo, nhạy cảm, sống có chiều sâu. Ta chợt hiểu vì sao cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt
đẹp của Vân khi tả nàng. Cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của Kiều.
Người như vậy khó tránh khỏi những tai họa bởi sự ghen ghét của người đời. Việc Nguyễn Du
sử dụng cặp từ “ghen - hờn” cũng là để báo trước một tương lai đầy rủi ro, bất hạnh của cô gái
tài sắc vẹn toàn ấy. Vẻ đẹp của Kiều là nét đẹp :
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” lấy ý từ một câu thơ chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại
nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng
ngả. Sắc đẹp của Kiều là sắc đẹp có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.
Sắc đẹp đạt đến tuyệt thế giai nhân, không ai sánh bằng, không thể có người thứ hai. Lời ngợi
ca của Nguyễn Du chính vì thế càng làm cho trang Kiều đầy dự cảm bất an.
Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn của Kiều, Nguyễn Du còn đề cao sự
toàn tài của nàng, làm cơ sở cho câu chuyện “tài mệnh tương đố” về sau:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Kiều làm được thơ, vẽ được tranh, biết ca âm, thành thạo âm nhạc, đặc biệt là sành chơi
Hồ cầm. Tài của Thúy Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê. Nguyễn Du lại đầy ẩn ý
khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt”, làm cho cái gì
cũng đầy đủ và toàn vẹn. Quả là “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” ! Như vậy, qua những
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 8
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
nét vẽ tài tình, đầy cảm hứng ngợi ca của Nguyễn Du, Kiều hiện lên toàn mỹ với sự sắc sảo về
trí tuệ, mặn mà về tâm hồn và tài năng thiên phú khó ai sánh bằng.
2.2 Yêu thương, quan tâm, dự cảm, lo lắng cho tương lai, số phận con người
Không dừng lại ở sự ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, giá trị nhân đạo
của tác phẩm còn hướng đến những biểu hiện mới mẻ, sâu sắc hơn. Với trái tim mênh mang
lòng thương và sự nhạy cảm của nhà nhân đạo lớn, Nguyễn Du thể hiện sự quan tâm, lo
lắng, những dự cảm cho tương lai, số phận con người. Cụ thể, qua những nét vẽ về ngoại
hình nhân vật, Nguyễn Du còn nhìn thấy cả cuộc đời Vân. Các chi tiết dùng để tả Vân đều gợi
sự viên mãn : “đầy đặn, nở nang” như nói với chúng ta rằng cuộc đời Vân sẽ rất đỗi yên bình.
Việc Nguyễn Du dùng cặp từ “thua - nhường” cũng không ngoài dụng ý đó. Tạo hóa đã vui vẻ
rút lui, chấp nhận thua nhường thì cũng có nghĩa là cuộc đời Vân sẽ không phải đương đầu với
sóng gió. Nguyễn Du quả thật tinh tế biết mấy trong việc chọn chữ, lựa từ ! Ngược lại, với vẻ
đẹp “sắc sảo mặn mà”, Kiều khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kỵ. Nó như điềm báo về cuộc
đời nhiều trắc trở của nàng. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại đố kị mà đan tâm
chơi trò nhỏ nhen:
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Ông bà ta xưa cũng từng nói: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất
ghen”. Vậy mà, Thúy Kiều của Nguyễn Du lại tột đỉnh hơn người. Lời thơ của thi nhân chất
chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ mãi xốn xang trên mỗi chữ dùng. Ta
hiểu vì sao, trong “Truyện Kiều”, Tố Như đã có lúc thốt lên nhức buốt:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Dự cảm của Nguyễn Du về một tương lai sóng gió của Kiều càng rõ nét hơn khi thi nhân
nghe được bản đàn Kiều tự soạn cho đời mình :
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
“Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều, nghĩa là, Nguyễn Du đã cảm nhận rất rõ tai
họa đương sắp sửa ập đến với nàng. Từ giọng điệu, hình tượng thơ đều phảng phất một tình
thương, sự lo lắng, quan tâm cho số phận nàng Kiều và gợi lên dự cảm về một kiếp đời tài hoa
bạc mệnh.

III. Kết bài


Đoạn thơ đã bộc lộ tài năng sáng tạo bậc thầy của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bút pháp
nghệ thuật ước lệ của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật
mà được nâng lên thành chân dung tính cách, chân dung số phận. Cảm hứng nhân đạo của
Nguyễn Du không chỉ biểu hiện ở sự đề cao những giá trị con người mà còn lí tưởng hóa, cực
tả trong cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ. Hơn nữa, ngòi bút của Nguyễn Du còn ẩn chứa những
lo âu, dự cảm và lòng thương yêu đối với số phận, cuộc đời nhân vật. Tả Vân, câu thơ của
Nguyễn Du thanh thản bao nhiêu thì tả Kiều, câu chữ của Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu. Lại
thấy nhớ những câu thơ của Chế Lan Viên :
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 9
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 10

You might also like