You are on page 1of 2

ĐỀ 2:

(Đề kiểm tra gồm 01 trang)


I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau vả trả lời từ câu 1 đến câu 3:
NHỚ
( Lời một chiến sĩ lái xe)

Cái vết thương xoàng mà đưa viện


Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy, nhớ lưng đèo. (1969)
Câu 1 ( 1,0 điểm) : Bài thơ trên có chung đề tài với tác phẩm nào ( cũng được sáng
tác năm 1969) mà em đã học trong sách Ngữ văn 9 tập I? Tác giả tác phẩm đó là ai?

- Bài thơ trên có chung đề tài với tác phẩm ”Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính”
- Tác giả là Phạm Tiến Duật

Câu 2 ( 1,0 điểm): Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện tâm sự gì của người lính lái xe
Trường Sơn khi bị thương phải nằm viện ?( 1.0 điểm)

- Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện tâm sự của người lính rằng anh coi vết thương
của mình không nặng đến nổi phải nằm viện, cũng vì thế mà anh cứ trằn trọc không
thể ngủ, chỉ vì bản thân anh muốn cống hiến tiếp cho cuộc chiến, cho đất nước mà có
thể chẳng màng gì tới những vết thương của bản thân anh.

Câu 3 ( 1,0 điểm): Trong hai câu thơ : “Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy, nhớ lưng đèo.”
Biện pháp tu từ chính nào được sử dụng ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

- Biện pháp tu từ chính được sử dụng là nói quá.


- Tác dụng của biện pháp tu từ đó là làm tăng sự bồi hồi của người chiến sĩ khi nghĩ
về những đồng đội đang chiến đấu còn mình thì phải nằm viện.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN:(7.0 điểm)


Câu 1 ( 2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - Hiểu văn bản, em hãy viết một đoạn
văn ngắn ( từ 10 đến 15 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến
chống Mĩ

Để có được hòa bình như hôm nay thì đồng bào ta đã phải trải qua bao nhiêu các cuộc chiến
lớn nhỏ cùng với rất nhiều sự hi sinh xương máu của những chiến sĩ cách mạng.Và trận chiến
chống lại đế quốc Mĩ cũng là một trong số đó. Theo em biết thì trong thời kỳ đó, những
người dũng cảm sẵn sàng xông ra chiến trường đa phần là các anh chị đang trong tuổi vị
thành niên và vẫn đang còn đi học nhưng vì đất nước mà họ phải bước ra chiến trường, họ
phải gác lại ước mơ của mình để cống hiến cho đất nước.Những người anh người chị đó
mang một tâm hồn trong sáng nhưng mạnh mẽ, không chịu khuất phục và một lòng dũng
cảm, tự nguyện hi sinh bản thân cho đất nước.Dù cho bom có rơi, đạn cứ bắn nhưng những
thiếu niên trẻ ấy vẫn không hề nao lòng,vì trái tim yêu tổ quốc vẫn còn đó và luôn in sâu vào
mỗi người họ. Thanh niên xung phong trên chiến trường chính là một hình ảnh đẹp tiêu biểu
cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Đế quốc Mỹ. Tuy rằng những thiệt hại do chiến
tranh năm ấy vẫn còn đó nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng sự hi sinh của những người lính
trẻ ấy đáng tự hào biết nhường nào. Qua đó, ta cần phải biết trân trọng những gì mà người đi
trước đã dùng cả mạng sống để đấu tranh, đổi lấy cho chúng ta của hiện tại.Chúng ta cần phải
noi theo tấm gương sáng ấy và cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân tốt giúp
ích cho đất nước ta bạn nhé !

Câu 2 ( 5,0 điểm ): Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa”
của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó bên bà.

Dàn bài :
- Mở bài : Giới thiệu về mình ( nhân vật trữ tình trong bài thơ)
-Thân bài :
+ Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuốn phim
quay chậm.
+ Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
+ Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng hạnh phúc khi được ở bên bà.
+ Kể lại nội dung từ kỉ niệm tuổi thơ ở bên bà tôi lại nhớ về ba và hình ảnh bếp lửa.
(Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận ,độc thoại nội tâm)
+ Giờ đây tôi đã trưởng thành nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình
ảnh bếp lửa.
-Kết bài : Niềm mong ước,suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa.
.............. Hết ...............

You might also like