You are on page 1of 13

2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu


2.1 Các nghiên cứu trong nước
a. Bài báo khoa học
Đề tài 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân.
1. Tác giả: ThS. Lê Thị Huyền Trâm, Khoa Kế toán, Đại học Duy Tân.
2. Thời gian: Tháng 11, năm 2021.
3. Mô hình nghiên cứu:

Chất lượng dịch


vụ

H1
Chi phí và ưu
Quyết định lựa đãi
chọn dịch vụ H2
GrabFood của
sinh viên Đại
học Duy Tân H3
Dịch vụ chăm
sóc khách hàng
H4

Thái độ phục vụ

4. Loại tài liệu: Bài báo khoa học (Tạp chí Công Thương)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu khoa học đã đưa ra vấn đề cần nghiên cứu là các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân. Từ
đó để đưa ra các đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng
giải pháp thu hút và giữ chân khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bài nghiên cứu đưa ra 4 giả thuyết, tương đương với 4 biến độc lập trong mô
hình nghiên cứu, lần lượt là: H1 - Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân, H2 - Chi phí và ưu đãi có ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân; H3 -
Dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Grabfood
của sinh viên đại học Duy Tân, H4 - Thái độ phục vụ có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân. Bài nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát; kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; phân tích nhân
tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập; phân tích các nhân tố khám phá
EFA của biến phụ thuộc; sau đó chạy kết quả tương quan và phân tích hồi quy. Từ đó,
bài nghiên cứu đã khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ Grabfood của sinh viên đại học Duy Tân theo thứ tự tầm quan trọng là: Thái
độ phục vụ, chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chi phí và ưu đãi.
Bài nghiên cứu có đưa ra các giải pháp theo 4 biến phụ thuộc. Thứ nhất, về
chất lượng dịch vụ: cải thiện hệ thống xét duyệt đơn hàng nhanh, cải thiện hệ thống
bản đồ, bổ sung thông tin lên app đặt hàng, thêm chức năng “đơn hàng hẹn trước” cho
khách hàng. Thứ hai, về chi phí và ưu đãi: thêm gói tiết kiệm “couple”; thêm khuyến
mãi cho các khách hàng đã sử dụng GrabBike, GrabCar; tặng xu và voucher cho
khách hàng bình luận về món ăn sau 24h sau khi đặt hàng. Thứ ba, về dịch vụ chăm
sóc khách hàng: nâng cao dịch vụ tổng đài 24/24, phân cấp khách hàng để tặng
voucher và các ưu đãi phù hợp, nâng cấp hệ thống server cho máy chủ. Thứ tư, về thái
độ phục vụ: mở thêm các lớp đào tạo kỹ năng, lắng nghe ý kiến phản hồi của đối tác
giao hàng, luôn cập nhật và bổ sung các kiến thức về app nói riêng và công nghệ nói
riêng.
b. Đề tài nghiên cứu
Đề tài 5: Bài nghiên cứu của Lưu Chí Danh, Trần Nguyễn Phương Loan, Lưu Mỹ
Linh (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ
của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tác giả: Lưu Chí Danh, Trần Nguyễn Phương Loan, Lưu Mỹ Linh.
2. Thời gian: Năm 2021
3. Mô hình nghiên cứu:
Chất lượng dịch vụ

Giá trị giá cả

Giao dịch thuận Quyết định sử dụng


tiện dịch vụ xe ôm công
nghệ của sinh viên
các trường đại học
tại Thành phố Hồ
Mức độ dễ sử Chí Mình
dụng

Sự hữu ích

Thói quen

Nhận biết thương


hiệu

4. Loại tài liệu: Bài báo khoa học (Tạp chí công thương)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Nhóm tác giả Lưu Chí Danh, Trần Nguyễn Phương Loan, Lưu Mỹ Linh đã
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ của
sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu được kiểm định với 511 sinh viên nam, nữ tại các trường đại học
đang và đã sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ thông qua bảng hỏi. Nghiên cứu đã chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ của sinh
viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chất lượng dịch vụ, giá
trị giá cả, giao dịch thuận tiện, mức độ dễ sử dụng, sự hữu ích, thói quen, nhận thức
thương hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch xe ôm công nghệ của sinh viên, yếu tố quan trọng nhất là Nhận thức sự
hữu ích (51,5%); tiếp theo là Yếu tố thói quen (26,1%); cuối cùng tác động kém nhất
là Thương hiệu (14,4%).
Thứ nhất, nhận thức sự hữu ích là yếu tố tác động tích cực mạnh nhất đối với
sinh viên bởi sinh viên nhận thức được những ưu điểm của dịch vụ xe ôm công nghệ.
Xe ôm công nghệ có thể đặt ở mọi khoảng thời gian, mọi nơi mong muốn với lộ trình
rõ ràng, chi phí rẻ, giá cả đã được biết trước mà không lo trả giá. Ngoài ra, nhiều
thương hiệu còn trang bị bảo hiểm tự nguyện tai nạn dân sự cho cả tài xế và khách
hàng.
Thứ hai, nhiều sinh viên có thói quen sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ, khi đã
có sự hài lòng với dịch vụ, sinh viên sẽ lựa chọn sử dụng nhiều lần tiếp theo, sẽ trở
thành thói quen và tự động nhắc nhở mỗi khi có ý định sử dụng.
Thứ ba, khách hàng hiện nay cũng có khá nhiều người để ý đến thương hiệu để
quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ hay sản phẩm nào đó, tuy nhiên cũng có một số
không quan tâm đến thương hiệu mà là những lợi ích họ có được khi sử dụng dịch vụ
sản phẩm, vì thế thương hiệu cũng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch
vụ xe ôm công nghệ của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
nhưng chưa thực sự mạnh mẽ.
Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số kết
luận: Các nhà quản lý của doanh nghiệp kinh doanh có thể nâng cao sự quan tâm và
hiểu biết của họ về việc làm thế nào để sinh viên quyết định chọn lựa dịch vụ xe công
nghệ, cũng như nhận ra sự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ như việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, để sinh viên nhận thức
được sự hữu ích từ dịch vụ. Ngoài ra, còn giúp sinh viên tạo được thói quen sử dụng
dịch vụ xe công nghệ khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dịch vụ cũng
phải chú trọng vào việc hoạch định, đưa ra những chiến lược đầu tư vào việc phát
triển thương hiệu đi đôi với chất lượng dịch vụ để có thể đề ra những giải pháp để
kích thích và thúc đẩy sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh tin tưởng và quyết định sử dụng
xe công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đề tài 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Uber tại Hà Nội.
1. Tác giả: Đỗ Đình Nam, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Thời gian: Năm 2018
3. Mô hình nghiên cứu:
Nhận thức sự hữu ích

Chuẩn mực chủ quan

Ý định sử dụng dịch


vụ Uber Rào cản kỹ thuật

Sự hấp dẫn của PTCN

Giá trị Giá cả

4. Loại tài liệu: Luận văn, luận án


5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng
6. Kết quả nghiên cứu:
Bài luận văn này đã đưa ra vấn đề cần nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng dịch vụ UBER của người dân tại thành phố Hà Nội. Từ đó để đánh giá
mức độ tác động của các yếu tố này và đưa ra khuyến nghị, giải pháp, chính sách phù
hợp với dịch vụ Uber tại Hà Nội.
Bài nghiên cứu đã được kiểm định bởi 221 người đang sinh sống tại Hà Nội có
hiểu biết về dịch vụ Uber thông qua bảng khảo sát. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Uber bao gồm: (1) Nhận thức sự hữu ích, (2)
Chuẩn mực chủ quan, (3) Rào cản kỹ thuật, (4) Sự hấp dẫn của PTCN, (5) Giá trị Giá
cả với 22 biến quan sát
Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tương quan và độ tin cậy trước khi phân tích
các nhân tố. Kết quả cho thấy: Ý định sử dụng dịch vụ Uber ảnh hưởng bởi 5 yếu tố,
sắp xếp theo thứ tự giảm dần đó là (1) Giá trị Giá cả, (2) Rào cản kỹ thuật, (3) Sự hấp
dẫn của PTCN, (4) Nhận thức sự hữu ích và cuối cùng là (5) Chuẩn mực chủ quan.
Và thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra được những kiến nghị
giải pháp nhằm nâng cao ý định sử dụng dịch vụ Uber của người dân Hà Nội như sau:
Thứ nhất, duy trì hướng tiếp cận về giá dịch vụ, tham khảo thị trường thường xuyên
để đưa ra những mức giá hợp lý nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Thứ hai, đơn giản
hóa giao diện phần mềm ứng dụng kết hợp với phương thức truyền thông, quảng bá
tới người tiêu dùng về ứng dụng Uber. Thứ ba, nâng cao vùng phủ dịch vụ Uber và
gia tăng đội ngũ Uber Moto. Thứ tư, tối ưu hệ thống và vùng phân bố của dịch vụ để
khách hàng thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ. Cuối cùng, duy trì và thúc đẩy
các chương trình giảm giá khi khách hàng giới thiệu người dùng mới và các ưu đãi
dành riêng cho khách hàng.

2.2 Các nghiên cứu ngoài nước


Đề tài 8: Assessing the factors that influence public transport mode preference and
patronage: Perspectives of students of University of Cape Coast (UCC), Ghana.
1. Tác giả: Enoch F.Sam, Kofi Adu- Boahen, Kwaku Kissah- Korsah.
2. Thời gian: Năm 2014
3. Mô hình nghiên cứu:

Reliability of bus/
service provider

Quality of in- Fare affordability


vehicle experience
Influence
public
transport
mode
Service preference Comfort/ vehicle
availability quality

Perceived safety of
bus/ accident record

4. Loại tài liệu: Tạp chí, bài báo khoa học ( International Journal of Development
and Sustainability).
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu bao gồm các sinh viên UCC đi ra khỏi Cape Coast để nghỉ lễ
Phục Sinh. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố hay tiêu chí mà các
sinh viên UCC quyết định để lựa chọn phương tiện công cộng và bảo trợ. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả những người được hỏi đều biết sự tồn tại của các bến xe
buýt và nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác, ngoài các thiết bị đầu cuối mà họ đã ghé
thăm vào ngày khảo sát và cũng thể hiện vị trí của họ.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn phương tiện công cộng và bảo trợ bao gồm: Độ tin cậy của xe buýt/ nhà cung
cấp dịch vụ; chất lượng trải nghiệm trên xe; khả năng cung cấp dịch vụ; nhận thức sự
an toàn của xe buýt/ hồ sơ tai nạn, chất lượng tiện nghi phương tiện; khả năng chi trả
giá vé. Trong đó, khả năng chi trả giá vé là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất (44%).
Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được những giải
pháp: Các nhà điều hành dịch vụ vận tải nên cải thiện dịch vụ mà họ cung cấp cho
công chúng cũng như là nỗ lực trang bị để đảm bảo xe buýt của họ được an toàn, thoải
mái và tin cậy. Ngoài ra, họ cũng nên đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về giá vé, cải tiến
nhiều hơn về phương tiện và những dịch vụ tốt hơn để thu hút nhiều hành khách hơn.
Từ đó, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng tạo
điều kiện tốt cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Đề tài 4: Factors Affecting Decisions to Choose Application Based Transportation.
1. Tác giả: Nur Elfi Husda & Nuramaliafitrah, Đại học Putera Batam, Khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Cục Quản lý, Indonesia.
2. Thời gian: Năm 2020.
3. Mô hình nghiên cứu:

Dịch vụ

Lái xe đầy đủ

Mức độ an toàn

Quyết định lựa Lòng tin


chọn Go-Jek

Sự phản ứng

Sự tin cậy

4. Loại tài liệu: tạp chí, bài báo khoa học (Jurnal Manajemen Indonesia).
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đưa ra được vấn đề nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn Go-Jek của sinh viên Đại học Putera Batam, với cỡ mẫu là 100
sinh viên. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định của người tiêu dùng tại Đại học Putera Batam, sinh viên sử dụng dịch vụ Go-Jek,
cũng như xác định các yếu tố chi phối trong quyết định sử dụng dịch vụ Go-Jek của
người tiêu dùng. Bài nghiên cứu đưa ra được các cơ sở lý luận liên quan chặt chẽ đến
đề tài: ứng dụng xe ôm vận chuyển, hành vi người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ và
quyết định của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra một vài tài
liệu tham khảo như nghiên cứu có tiêu đề "Phân tích thị trường ứng dụng taxi ở Hồng
Kông" (W. Y. Chan et al., 2016) (1), nghiên cứu (Akkaradet Ruangsri, 2015) với tiêu
đề "Insights on GrabTaxi: An Alternative Ride Service in Thái Lan" (2); và nghiên
cứu của Zhang và Lu (2016) với tiêu đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về taxi-
Bằng chứng từ Chiết Giang, Trung Quốc” (3). Với tài liệu (1), cho thấy phụ thuộc
nhiều vào quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang ứng dụng chiếm ưu thế. Với tài
liệu (2), cho rằng sự nhanh chóng, sự chắc chắn, sự an toàn và độ thoải mái sẽ là nhân
tố gây ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên Đại học Putera Batam. Với
tài liệu số (3), có 4 yếu tố tác động là giá cả, yếu tố phương tiện, chất lượng dịch vụ và
xúc tiến.
Kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và ước tính
đại diện cho tổng thể. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
này là phân tích mô tả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên sử dụng
dịch vụ của Go-Jek. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn sử dụng phân tích nhân tố sử
dụng KMO (Kaiser-Mayer-Olkin); kỹ thuật phân tích PCA (Principal Component
Analysis) để xác định số lượng các yếu tố trong nghiên cứu này, để chuyển đổi các
biến cũ vẫn còn tương quan thành các biến mới không tương quan.
Kết quả cho thấy, các yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn dịch vụ vận chuyển của sinh viên dựa trên đơn đặt hàng dịch vụ “Xe ôm” bao
gồm 6 yếu tố: dịch vụ, lái xe đầy đủ, an ninh, lòng tin, đáp ứng và độ tin cậy, trong đó
yếu tố chi phối mạnh nhất là yếu tố dịch vụ.
Đề tài 15: Factors affecting the actual use of ride-hailing services (GOJEK/Grab)
in Indonesia (Jabodetabek-region)
1. Tác giả: Anggi Gumilar, Dionisius W. D., Ivan Oliver, Jeanifer Gunawan,
Sfenrianto Sfenrianto.
2. Thời gian: Năm 2019
3. Mô hình nghiên cứu:

Perceived
Ease Of Use

Personal Perceived Of Behaviour Actual of


Innovativen Usefullness Intention Use
ess

Perceived
Risk

4. Loại tài liệu: tạp chí, bài báo khoa học (International Quality Conference)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
6. Kết quả nghiên cứu:
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch vụ xe ôm công nghệ
đang nhận được sự quan tâm lớn và được coi là một phương tiện giao thông phi
thường ở Indonesia (đặc biệt là tại Jakarta Bogor, Depok, Tangerang và Bekasi - vùng
Jabodetabek). Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn mô hình TAM (Mô hình chấp nhận công
nghệ) làm khung nghiên cứu. Tuy nhiên, thông qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu
đã quyết định bổ sung thêm 3 biến: (1) Biến tính đổi mới cá nhân, (2) Biến rủi ro nhận
thức và (3) Biến thực tế sử dụng.
Mô hình nghiên cứu được thực nghiệm thông qua việc khảo sát 100 người dân
trong khu vực Jabodetabek với bảng câu hỏi khảo sát. Để xử lý dữ liệu thu thập được
từ bảng câu hỏi khảo sát, nhóm nghiên cứu đã sử dụng ứng dụng SmartPLS (Partial
Least Square).
Kết quả phân tích cho thấy biến ‘’nhận thức về tính dễ sử dụng’’ được lựa chọn
bởi phần lớn người tham gia lựa chọn và công nhận là yếu tố có tác động lớn nhất đến
quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ (GOJECK; Grab) của họ. Các
biến ‘’nhận thức về tính dễ sử dụng’’, ‘’nhận thức sự hữu ích’’ và ‘’nhận thức rủi ro’’
cũng hỗ trợ tác động đến quyết định hành vi của người tham gia khảo sát. Tuy nhiên
‘’nhận thức rủi ro’’ thực tế lại không có nhiều tác động đáng kể đến biến ‘’nhận thức
sự hữu ích’’. Đồng thời biến ‘’tính đổi mới của cá nhân’’ lại không có tác động lớn
đến biến ‘’nhận thức rủi ro’’.
Phân tích cho thấy rằng, ngược lại với mong đợi của nhóm nghiên cứu và các
nhà nghiên cứu cùng đề tài trước đây, biến ‘’tính đổi mới của cá nhân’’ không hỗ trợ
biến ‘’nhận thức sự hữu ích’’ và biến này cũng không tác động đến quyết định hành vi
sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ của người dân sinh sống tại Jabodetabek. Sự khác
biệt giữa các nghiên cứu có thể xảy ra do lĩnh vực nghiên cứu khác nhau hoặc do các
nền văn hóa khác nhau.
Đề tài 17: Passenger ride intention towards e-hailing services
1. Tác giả: Boon-Chui Teo, Muhamad Azimulfadli Mustaffa và Amir Iqbal Mohd
Rozi
2. Thời gian: Năm 2018
3. Mô hình nghiên cứu:

Perceived
Accessibility (PA)

Perceived Safety Content Marketing


(PS) (CM)
Intentio
n
towards
E-
Perceived Price Hailing Perceived
(PP) Convenience (PC)

Passenger Ride
Intention (PRI)

4. Loại tài liệu: tạp chí, bài báo khoa học (Malaysia Journal of Consumer and
Family Economics)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp
nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch
vụ xe ôm công nghệ và đặt xe công nghệ tại Malaysia. Nhóm nghiên cứu đã thu thập
dữ liệu thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân với quản lý của công ty gọi xe điện tử.
Phương pháp sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân
với người quản lý của một công ty gọi xe điện tử. Đồng thời, thông qua bảng khảo sát
nhóm nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát trên 200 người dân tại Malaysia. Kết quả
được phân tích bằng Smart PLS.
Khái niệm e-hailing: Việc chia sẻ xe đạp (dùng chung) và ứng dụng đặt xe (gọi
xe chở đến) từ điện thoại di động (sau đây gọi tắt là e-hailing) - là hai giải pháp di
động phổ biến nhất. (VITIC biên dịch từ Tân Hoa xã, 2018).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến về về ‘’giá cả’’, ‘’sự an toàn’’, ‘’tiện lợi’’,
‘’khả năng tiếp cận’’ và ‘’nội dung tiếp thị’’ là những yếu tố quan trọng tác động đến
quyết định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ của hành khách. Đặc biệt, biến ‘’sự an
toàn’’ của hành khách đối với các công ty gọi xe điện tử được công nhận là yếu tố
quan trọng và cũng là yếu tố được quan tâm nhất.
Nghiên cứu đã cung cấp được các lý do, ý nghĩa tại sao các chính phủ cần quan
tâm và cho phép các dịch vụ gọi xe điện tử xuất hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
nghiên cứu vẫn có một số hạn chế vì các kết quả nghiên cứu mới chỉ khái quát được 1
công ty gọi xe điện tử tại Malaysia và số lượng mẫu khảo sát còn ít. Đồng thời, nghiên
cứu được thực hiện khi dịch vụ gọi xe điện tử đang ở giai đoạn đầu phát triển ở
Malaysia nên vẫn còn nhiều hạn chế về các thông tin pháp luật và tính ứng dụng trong
thực tế.
Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm nghiên cứu dự đoán trong tương lai,
ngành dịch vụ đặt xe điện tử có thể bị tác động bởi nhiều vấn đề như thất nghiệp,
nghèo đói,... đồng thời cũng có thể tác động đến tình trạng ùn tắc giao thông, sức khỏe
người dân, tỉ lệ tai nạn,.... Nhóm nghiên cứu gợi ý các nghiên cứu mới có thể tập trung
vào mô hình định giá đột biến; hoặc trả lời câu hỏi: gọi xe công nghệ; chia sẻ chuyến
đi có thực sự giảm quyền sở hữu phương tiện và tắc nghẽn giao thông không; đồng
thời ý nghĩa của dịch vụ này đối với quy hoạch hạ tầng giao thông các đô thị trong
tương lai.
Đề tài 18: The Effect of Electronic Word of Mouth, Brand Image, Customer
Trust and Customer Satisfaction Towards Repurchase Intention at PT. GO-JEK
Indonesia
1. Tác giả: Ria Arumsari , Maya Ariyanti
2. Thời gian: Năm 2015
3. Mô hình nghiên cứu:
E-WOM

Brand Image

Intention Using
GO-JEK
Customer Trust

Customer Satisfaction

4. Loại tài liệu: tạp chí, bài báo khoa học (International Journal of Science and
Research (IJSR))
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng.
6. Kết quả nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn khảo sát 400 người thông qua các bảng câu hỏi,
bảng khảo sát. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Đặc biệt số lượng người tham gia khảo sát không chỉ giới hạn tại Indonesia mà
còn trên nhiều quốc gia trên thế giới. Nhóm đã thu thập thông tin bằng cách gửi biểu
mẫu khảo sát tới nhiều đối tượng trên thế giới và sử dụng SEM cho việc phân tích dữ
liệu khảo sát.
Kết quả khảo sát cho thấy các biến khảo sát đều có mức độ quan trọng tương
đương nhau (kết quả khảo sát nằm trong khoảng từ 68% đến 84%). Lý do được nhóm
nghiên cứu nhận định rằng, hầu hết tất cả các biến đều có tác động đến quyết định sử
dụng dịch vụ xe ôm công nghệ GO-JEK.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đối với giả thuyết quan trọng E-WOM -
biến ‘’ý định lặp đi lặp lại’’ đã bị từ chối trở thành biến có tác động lớn đến quyết
định của người sử dụng. Đồng thời, các biến khác về ‘’hình ảnh thương hiệu’’, ‘’niềm
tin của khách hàng’’ và ‘’sự hài lòng của khách hàng’’ trong nghiên cứu có ảnh hưởng
lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ GO-JEK tại Indonesia (chiếm
59,3%), 40,7% còn lại là các yếu tố khác không được xem xét trong nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo

(2018) VITIC biên dịch từ Tân Hoa xã, Trung Quốc: Thị trường e-hailing tăng
trưởng mạnh, Truy cập ngày 02/12/2022 từ
https://logistics.gov.vn/elogistics/trung-quoc-thi-truong-van-tai-theo-yeu-cau-tang-
truong-manh#:~:text=Vi%E1%BB%87c%20chia%20s%E1%BA%BB%20xe
%20%C4%91%E1%BA%A1p,62%25%20s%E1%BB%91%20ng%C6%B0%E1%BB
%9Di%20tr%E1%BA%A3%20l%E1%BB%9Di.

You might also like