You are on page 1of 3

Vì sao VN lại chọn con đường CNXH

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

- Thuật ngữ này được tiếp cận dưới 4 nghĩa:

+ Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vòng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã
hội không chó chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác… trong
đó xã hôi đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ.

+ Hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động
chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi quyền dân chủ

+ Ba là, chủ nghĩa xã hội với tư cách là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội
loài người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột. bất công, nghèo nàn, lạc hậu. Về xây dựng xã hội mới dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có sự phân chia giai cấp và sự khác nhau về tài sản,
không có bất công, không có cạnh tranh-một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay.

+ Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây dựng trên
thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.

2. Bản chất của chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người,
tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Chủ nghĩa xã hội cáo nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công, đại biểu cho lợi ích, quyền
lực và ý chí của nhân dân lao động.

- Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác
với nhân dân các nước trên thế giới

3. Tại sao Việt Nam chọn con đường đi lên CNXH?

Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa?”. Bằng những phân tích xác đáng từ lý luận đến
thực tiễn cụ thể ở các nước và Việt Nam, người đứng đầu Đảng ta khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn.
Tính đúng đắn đó thể hiện ở các phương diện sau:

Thứ nhất: Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội ưu việt, thật sự “vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh
phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân Việt Nam đang phấn
đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ;
có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Thứ hai: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.Tính khoa học của luận
điểm đó biểu hiện qua những nội dung sau:

+ Một là, từ lý luận cho thấy, chủ nghĩa xã hội có mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện; là một chế độ xã hội mà con
người được tự do, sống hòa bình và hữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, một
xã hội thực sự vì con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội“phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công
bằng xã hội…, nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn…, phát triển
bền vững, hài hòa để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai… một hệ
thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân”.
Đây không chỉ là khát vọng của người dân Việt Nam mà còn là khát vọng của nhân loại tiến bộ trên toàn
thế giới.

+ Hai là, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời, đường lối cơ bản xuyên suốt cách
mạng Việt Nam và cũng là điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là “độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội”. Bằng thực tiễn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã chỉ ra: “chỉ có chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại
cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

+ Ba là, chủ nghĩa tư bản ngày càng “phơi bày những sự thật bất công” ngay trong chính nội tại của nó,
chủ nghĩa tư bản “không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân – yếu tố cơ bản nhất của dân chủ” như cách mà các nước phương Tây đang ra sức quảng bá, rao
giảng. Nhìn vào các nước tư bản, chúng ta không khó bắt gặp tình trạng các nhà tư bản “vì lợi nhuận mà
bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”; tại các nước tư bản“khoảng cách giàu nghèo và bất bình
đẳng xã hội” ngày cảng gia tăng, không hiếm tình trạng cạnh tranh thiếu công bằng, "cá lớn nuốt cá bé"
chỉ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm”. Vì lợi nhuận, quyền lực mà họ đối xử thô bạo
với thiên nhiên, họ “khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi
trường sống” của nhân loại.

You might also like