You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Quản Trị Nhân Lực

🙡🙡🙡🕮🙣🙣🙣

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA


CHỌN CÔNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm thực hiện: Nhóm 03

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thu

Hà Nội, 2023

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tháng 9 10 11 Kết quả mong Kết Hạn Người


đợi quả nộp thực
Ngày 20-28 5-19 20-28 29-2/11 3-6
thực hiện
tế

Chương 1: Đặt vấn đề/ Mở đầu:

1.1. Bối cảnh Xác định đúng Đạt 28/9 Nguyễn


nghiên cứu bối cảnh phù yêu Thị
hợp, khoa học cầu Hương
Giang

1.2. Tổng quan Tìm được tài liệu Đạt 28/9 Phạm
nghiên cứu tiếng Việt và yêu Thị
tiếng Anh liên cầu Dương,
quan đến đề tài Bùi Thị
Ngân
Giang,
Nguyễn
Hoàng
Khánh
Hà,
Nguyễn
Thị Thu

1.3. Mục tiêu, đối Đối tượng cụ thể, Đạt 28/9 Vũ Quốc
tượng nghiên cứu mục tiêu nghiên yêu Dũng,
cứu rõ ràng cầu Nguyễn
Thuỳ
Dương,

2
Bùi Hải

1.4. Câu hỏi Câu hỏi trọng Đạt 28/9 Lê Văn


nghiên cứu tâm với đề tài yêu Dũng
cầu

1.5. Giả thuyết Giả thuyết, mô Đạt 28/9 Lê Văn


và mô hình hình khoa học, yêu Dũng, Lê
nghiên cứu đảm bảo phù hợp cầu Thị Mỹ
với đề tài Duyên,

1.6. Ý nghĩa của Nêu được ý nghĩa Đạt 28/9 Vũ Quốc


nghiên cứu chủ yếu của đề yêu Dũng,
tài cầu Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Hải

1.7. Thiết kế Thiết kế khoa Đạt 28/9 Vũ Quốc


nghiên cứu học, đúng đề tài yêu Dũng,
cầu Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Hải

Chương 2: Cơ sở lý luận:

2.1. Các khái Nêu đủ khái niệm Đạt 19/10 Lê Văn


niệm và vấn đề lý và vấn đề lý yêu Dũng, Lê
thuyết thuyết liên quan cầu Thị Mỹ
Duyên,
Phạm
Thị
Dương,

3
Nguyễn
Thị
Hương
Giang,
Nguyễn
Thị Thu

2.2. Cơ sở lý Cơ sở phù hợp, Đạt 19/10 Vũ Quốc


thuyết chính xác yêu Dũng,
cầu Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Hải
Hà, Bùi
Thị Ngân
Giang,
Nguyễn
Hoàng
Khánh

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Tiếp cận Đưa ra được cách Đạt 28/10 Vũ Quốc


nghiên cứu tiếp cận nghiên yêu Dũng, Lê
cứu hợp lý cầu Thị Mỹ
Duyên

3.2. Phương pháp Đưa ra được các Đạt 28/10 Vũ Quốc


chọn mẫu, thu phương pháp phù yêu Dũng,
thập và xử lý dữ hợp cầu Bùi Thị
liệu Ngân
Giang

3.3. Xử lý và Đưa ra công cụ Đạt 28/10 Vũ Quốc


phân tích dữ liệu xử lý và phân yêu Dũng,
4
tích khoa học cầu Nguyễn
Hoàng
Khánh

Chương 4: Kết quả/ Thảo luận:

4.1. Kết quả xử Thống kê được Đạt 2/11 Nguyễn


lý định tính câu trả lời của yêu Thị
người được cầu Hương
phỏng vấn Giang

4.2. Kết quả xử Chạy Cronbach’s Đạt 2/11 Lê Văn


lý định lượng Alpha, EFA, hồi yêu Dũng
quy bằng phần cầu
mềm SPSS

4.3. Kết luận kết Chỉ ra được sự Đạt 2/11 Nguyễn


quả chung khác nhau của yêu Thị
kết quả định tính cầu Hương
và định lượng Giang,
Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Thị
Ngân
Giang,
Lê Thị
Mỹ
Duyên,
Nguyễn
Thị Thu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị:

5.1. Kết luận Đưa ra kết luận Đạt 4/11 Nguyễn

5
chung cho đề tài yêu Thị
cầu Hương
Giang,
Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Thị
Ngân
Giang,
Lê Thị
Mỹ
Duyên,
Nguyễn
Thị Thu

5.2. Những phát Tìm ra được nhân Đạt 4/11 Nguyễn


hiện của đề tài, tố mới ảnh hưởng yêu Thị
giải quyết câu đến kết quả cầu Hương
hỏi nghiên cứu nghiên cứu Giang,
Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Thị
Ngân
Giang,
Lê Thị
Mỹ
Duyên,
Nguyễn
Thị Thu

5.3. Kiến nghị Đưa ra những ý Đạt 4/11 Nguyễn


kiến và đề xuất yêu Thị

6
cho đề tài cầu Hương
Giang,
Nguyễn
Thuỳ
Dương,
Bùi Thị
Ngân
Giang,
Lê Thị
Mỹ
Duyên,
Nguyễn
Thị Thu

6. Tài liệu tham Thống kê danh Đạt 4/11 Vũ Quốc


khảo mục tài liệu tham yêu Dũng,
khảo được sử cầu Nguyễn
dụng Hoàng
Khánh

7. Phụ lục Phiếu phỏng vấn, Đạt 4/11 Vũ Quốc


phiếu khảo sát yêu Dũng,
cầu Nguyễn
Hoàng
Khánh

8. Tổng hợp, Chỉnh sửa cẩn Đạt 4/11 Vũ Quốc


chỉnh sửa Word thận, đầy đủ yêu Dũng,
cầu Nguyễn
Hoàng
Khánh

7
9. Thiết kế PowerPoint sinh Đạt 4/11 Bùi Hải
PowerPoint động, đủ ý yêu Hà
cầu

10. Thuyết trình Rõ ràng, mạch Đạt 6/11 Bùi Hải


lạc yêu Hà,
cầu Phạm
Thị
Dương

8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 (Buổi 1)
I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:
Thời gian: 18h15 ngày 25/09/2023
Địa điểm: Trường Đại học Thương mại
II, Thành viên tham gia:
21. Lê Thị Mỹ Duyên
22. Vũ Quốc Dũng (thư ký)
23. Lê Văn Dũng (nhóm trưởng)
24. Nguyễn Thùy Dương
25. Phạm Thị Dương
26. Bùi Thị Ngân Giang
27. Nguyễn Thị Hương Giang
28. Bùi Hải Hà
29. Nguyễn Hoàng Khánh Hà
30. Nguyễn Thị Thu Hà
III, Nội dung cuộc họp:
Nhóm trưởng triển khai bố cục, dàn ý bài thảo luận. Phân công làm nội dung chương I,
word, và tìm hiểu phần mềm SPSS.
IV, Kết thúc
Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến, chấp thuận phần việc được
phân công.
Cuộc họp diễn ra từ 18h15 – 18h50.
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm.
Nhóm trưởng
Dũng
Lê Văn Dũng
9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 (Buổi 2)
I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:
Thời gian: 21h ngày 08/10/2023
Địa điểm: Google Meet
II, Thành viên tham gia:
21. Lê Thị Mỹ Duyên
22. Vũ Quốc Dũng (thư ký)
23. Lê Văn Dũng (trưởng nhóm)
24. Nguyễn Thùy Dương
25. Phạm Thị Dương
26. Bùi Thị Ngân Giang
27. Nguyễn Thị Hương Giang
28. Bùi Hải Hà
29. Nguyễn Hoàng Khánh Hà
III, Nội dung cuộc họp:
Tổng kết phần làm việc chương 1.
Nhóm trưởng, thư ký đưa ra một số nhận xét và chỉnh sửa sản phẩm của các thành
viên.
Bắt đầu chia việc chương 2
IV, Kết thúc
Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến và ghi nhận ý kiến chỉnh sửa.
Cuộc họp diễn ra từ 21h00 – 22h17.
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm.
Nhóm trưởng
Dũng
Lê Văn Dũng

10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 (Buổi 3)
I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:
Thời gian: 15h ngày 5/11/2023
Địa điểm: Zoom
II, Thành viên tham gia:
21. Lê Thị Mỹ Duyên
22. Vũ Quốc Dũng (thư ký)
23. Lê Văn Dũng (nhóm trưởng)
24. Nguyễn Thùy Dương
25. Phạm Thị Dương
26. Bùi Thị Ngân Giang
27. Nguyễn Thị Hương Giang
28. Bùi Hải Hà
29. Nguyễn Hoàng Khánh Hà
30. Nguyễn Thị Thu Hà
III, Nội dung cuộc họp:
Tổng kết thu hoạch, phần làm việc của cả nhóm và thảo luận chỉnh sửa.
Chuẩn bị cho buổi thuyết trình thảo luận.

IV, Kết thúc


Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến
Cuộc họp diễn ra từ 15h00 – 17h00
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng
Dũng
Lê Văn Dũng

11
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

ST Họ và tên Nhận xét Đánh giá Ký tên


T

21 Lê Thị Mỹ Duyên

22 Vũ Quốc Dũng

23 Lê Văn Dũng

24 Nguyễn Thùy
Dương
25 Phạm Thị Dương

26 Bùi Thị Ngân Giang

27 Nguyễn Thị Hương


Giang
28 Bùi Hải Hà

29 Nguyễn Hoàng
Khánh Hà
30 Nguyễn Thị Thu Hà

12
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................13
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ/ MỞ ĐẦU.....................................................................15
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và nêu tên đề tài.............................................................15
1.2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................16
1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu....................................................................21
1.4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................22
1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu...................................................................22
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.....................................................................................25
1.7. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................25
2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.................................25
2.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36
3.1. Tiếp cận nghiên cứu...........................................................................................36
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu........................................37
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu.................................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ/THẢO LUẬN....................................................................39
4.1. Kết quả xử lý định tính.....................................................................................39
4.2. Kết quả xử lý định lượng..................................................................................42
4.3. Kết luận kết quả chung.....................................................................................75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80

13
14
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ/ MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và nêu tên đề tài
Trong tình hình hiện nay, việc lựa chọn công việc làm thêm luôn là một vấn đề
nóng bỏng không chỉ là sự quan tâm của các ban ngành, các cơ sở đào tạo mà còn là
các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nói
chung và đặc biệt các sinh viên trường Đại học Thương mại nói riêng.

Trường Đại học Thương mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh
vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp
cận giáo dục đại học với đối tượng chính sách, với quy mô sinh viên hiện nay hơn
24000 sinh viên và học viên. Các bạn sinh viên Trường Đại học Thương mại cũng như
các sinh viên trên cả nước là thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, sức sống và sáng tạo vì thế mà
ngoài học giờ hành chính với bài giảng lý thuyết trên lớp các sinh viên đều muốn tìm
hiểu kiến thức, kỹ năng xã hội trên thực tế nên phần lớn có suy nghĩ về việc lựa chọn
công việc làm thêm. Công việc đi làm thêm có thể cho chúng ta kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm đáng giá trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, quan hệ
bạn bè, quan hệ đồng nghiệp… nhưng cũng có thể gây tốn thời gian, làm ảnh hưởng
sức khỏe và có thể dẫn đến mất đi một số mối quan hệ tích cực, gây ra ảnh hưởng xấu
đến kết quả học tập sinh viên trên trường… Cho nên vấn đề lựa chọn công việc đi làm
thêm trong thời gian là sinh viên là một vấn đề nóng vô cùng cấp thiết cần được giải
quyết không chỉ các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp quan tâm mà còn là các sinh
viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại.

Công việc làm thêm bán thời gian là công việc đơn giản, không yêu cầu kỹ năng
quá cao mà có thể tự chọn thời gian làm việc, xoay ca linh hoạt và kiếm được thu nhập
để có thể trang trải sinh hoạt phí hay gia tăng cơ hội nghề nghiệp. Đồng thời rất nhiều
sinh viên lựa chọn công việc làm thêm bởi nhiều tiêu chí như thu nhập để phục vụ chi
tiêu cá nhân, hay là sự hỗ trợ kinh phí từ gia đình hoặc trau dồi kỹ năng kinh nghiệm,
môi trường làm việc… Công việc làm thêm có thể là gia sư, phục vụ, kinh doanh, nhân
viên tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, phát tờ rơi, pha chế... Tùy thuộc vào mục đích cá
nhân và các yếu tố khác mỗi sinh viên đều có sự lựa chọn công việc làm thêm là khác
nhau.

Chính vì thực trạng cấp thiết như vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn
nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công

15
việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại” để từ đó giúp sinh viên có
thể lựa chọn được công việc làm thêm sao cho phù hợp.

1.2. Tổng quan nghiên cứu


STT Tên tài liệu Tên tác Giả thuyết Phương Kết quả nghiên cứu
giả_Năm xuất pháp
bản NC_Phương
pháp thu
thập xử lý
dữ liệu

1 Những yếu tố THS. Nguyễn Giới tính. Phân tích hồi Nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố tác
ảnh hưởng đến Thị Phượng, quy probit động tích cực đến quyết định làm
quyết định làm Trần Diễm Thuý Ngành học. thêm của sinh viên gồm: thu nhập;
thêm của sinh _2020 Năm đang học. kinh nghiệm, kỹ năng sống; năm
viên Khoa đang học; chi tiêu; thời gian rảnh
Kinh tế - Nơi cư trú. và kết quả học tập.
Trường Đại
học An Giang Thu nhập. Biến giới tính, ngành học, nơi cư
trú không có ý nghĩa về mặt thống
Chi tiêu. kê trong mô hình.
Thời gian rảnh.
Kinh nghiệm, kỹ
năng sống.
Kết quả học tập.

2 Các yếu tố ảnh Huỳnh Trường Sự ảnh hưởng của Phương pháp Qua nghiên cứu cho thấy, có 3
hưởng đến Huy và La môi trường việc định lượng nhân tố tác động chính đến việc lựa
quyết định Nguyễn Thùy làm tác động đến chọn việc làm của sinh viên Đại
chọn nơi làm Dung quyết định lựa học Cần Thơ: gia đình, môi trường
việc: Trường _2011 chọn việc làm của làm việc và cá nhân. Trong đó,
hợp sinh viên sinh viên Đại học những yếu tố cá nhân giữ vai trò
Đại học Cần Cần Thơ. quyết định quan trọng.
Thơ
Sự ảnh hưởng của
gia đình tác động
đến quyết định
lựa chọn việc làm
của sinh viên Đại
học Cần Thơ.

16
Yếu tố cá nhân
mang tính quyết
định đến việc lựa
chọn việc làm của
sinh viên Đại học
Cần Thơ.
3 Factors Asma Shahid Gia đình. Phương pháp Nghiên cứu cho thấy trường học và
affecting Kazi, Abeeda nghiên cứu gia đình có sự ảnh hưởng rất nhỏ
students’ Akhlaq Truyền thông. định tính đến việc lựa chọn công việc của
career choice Yếu tố kinh tế. sinh viên. Mặt khác, nghiên cứu
Phương pháp cũng chỉ ra rằng sinh viên dễ bị
Sở thích. nghiên cứu ảnh hưởng bởi bạn bè đồng trang
định lượng lứa và giới truyền thông trong việc
Ảnh hưởng từ các lựa chọn công việc. Bên cạnh đó,
cá nhân khác. môi trường làm việc cũng là yếu tố
Giới tính. thu hút sinh viên trong việc quyết
định lựa chọn việc làm.
Các lý do liên
quan đến học
thuật.
Ảnh hưởng từ
bạn bè.

4 Determinant Võ Thuỷ Tiên, Tăng thu nhập. Phương pháp Kết quả điều tra cho thấy việc tăng
factor of Đỗ Thị Như nghiên cứu thu nhập, cải thiện mối qua hệ xã
students’ Quỳnh, Trần Cải thiện mối định tính hội, nâng cao kỹ năng mềm, đào
decisions on Thanh Tuấn, quan hệ xã hội. tạo chuyên môn, tăng khả năng tìm
choosing part- Phạm Thanh Phương pháp được việc làm sau khi tốt nghiệp
Nâng cao kỹ năng nghiên cứu
time job Phương, mềm. và tận dụng thời gian rảnh rỗi ảnh
Nguyễn Lê Hà định lượng hưởng đến định lựa chọn công việc
Phương, Lê Đào tạo chuyên làm thêm của sinh viên.
Xuân Thông, môn.
Nguyễn Hồng Mặt khác, các yếu tố nhóm tuổi,
Uyên, Nguyễn Tăng khả năng giới tính, dân tộc, quê quán, ngành
Thị Thuý Nga tìm được việc làm nghề, khoá học của sinh viên
_2019 tốt sau tốt nghiệp. không tác động đến ý định lựa
chọn việc làm.
Tận dụng thời
gian rảnh rỗi.

17
5 A Study on the Tran Phuong Mở rộng quan hệ. Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do
Effects of Part- Ngan thu thập số cho yếu tố tác động lớn nhất đến
time Jobs for _2021 Nâng cao trình độ liệu lựa chọn làm thêm của sinh viên
HUFI Students và phát triển liên quan đến vấn đề kinh tế cá
chuyên môn trong Phương pháp nhân/gia đình, ngoài ra còn có các
ngành học đã nghiên cứu lý do về sở thích/mong muốn của
chọn. định tính bản thân và định hướng tương lai.
Kiếm thêm thu Phương pháp
nhập. nghiên cứu
định lượng
Rèn luyện thể
chất.
Tận dụng thời
gian sau giờ học.
Đi làm với bạn
cho vui.
Có thêm nhiều
kinh nghiệm giải
quyết vấn đề khi
ra đời.

6 Exploring the Ethel Ảnh hưởng từ gia Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho thấy các
factors that Ndidiamaka đình. hiện tượng yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn
influence the Abe & Vitallis luận thông việc làm của sinh viên được chia
career decision Chikoko Ảnh hưởng từ diễn làm hai loại: ảnh hưởng ngoại tâm
of STEM _2020 giáo viên. và nội tâm.
students at a Phương pháp
Tư tưởng “nhà vô nghiên cứu Ảnh hưởng ngoại tâm do gia đình
university in địch”.
South Africa quy nạp và giáo viên tác động đến. Đây là
Hứng thú nghề lý do nổi bật nhất được những
Phương pháp người tham gia diễn giải. Cho thấy
nghiệp. nghiên cứu những người giáo dục và các bên
Tính cách. định tính liên quan nhận thức được việc sinh
viên quyết định theo ngành STEM
Phát triển bản có thể lưu ý sự ảnh hưởng của gia
thân. đình đến lựa chọn nghề nghiệp của
Tin tưởng vào sinh viên, tạo ra sáng kiến và đưa
năng lực bản ra cơ cấu thúc đẩy kết nối giữa các
thân. cá nhân.

Tâm linh. Ảnh hưởng nội tâm (gồm các tác


động còn lại) cho thấy các yếu tố

18
Vấn đề kinh tế. hoạt động và văn hóa bên cạnh yếu
tố nhận thức và cá nhân cần được
Cơ hội việc làm xem xét trong các nghiên cứu về
và tương lai. tính đại diện của STEM.

7 FACTORS NATALIA Công việc thú vị. Phương pháp Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên
AFFECTING GRACE MAY quy nạp chọn việc làm liên quan đến ngành
STUDENT’S HONG PANG Cơ hội sáng tạo học cao hơn đối với sinh viên học
CAREER 2014 và chất xám. ngành đào tạo kỹ năng cụ thể/trình
CHOICE IN Trách nhiệm liên độ sau đại học và độ tuổi. Sinh
NEW quan đến công viên nhận thức được việc tiếp nhận
ZEALAND việc. sự ảnh hưởng từ người khác khi
chọn nghề nghiệp, có xu hướng
Công việc thử nghe theo lời khuyên từ bố/bố
thách. dượng/mẹ/mẹ kế.
Mức lương khởi
điểm cao.
Tiềm năng lương
cao.
Giờ làm việc tiêu
chuẩn.
An toàn trong
công việc.
Cơ hội làm việc
gần gũi với mọi
người.
Cơ hội để có sự
ảnh hưởng đến
người khác.

8 Nghiên cứu Th.s Mai Thị Năm sinh viên Phương pháp Kết quả kiểm định cho thấy có 3
yếu tố ảnh Hồng Nhung đang học. nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
hưởng đến định tính đi làm thêm của sinh viên đó là
quyết định làm Kết quả học tập. kinh nghiệm và kỹ năng sống, thu
việc bán thời Phương pháp nhập, năm sinh viên đang học.
Thu nhập. nghiên cứu
gian của sinh
viên trường Thời gian rảnh. định lượng Kết quả nghiên cứu cho rằng
Kinh tế - Đại không có sự tác động của kết quả
Kinh nghiệm, kỹ Phân tích hồi học tập lên quyết định làm việc
học Duy Tân quy tuyến
19
năng sống. tính bội bán thời gian của sinh viên.

9 Các yếu tố ảnh Vũ Xuân Kinh tế. Nghiên cứu Nhân tố có ảnh hưởng nhất đến
hưởng đến Tường, Tôn định lượng quyết định đi làm của sinh viên là
quyết định làm Nguyễn Trọng Kinh nghiệm kỹ mối quan hệ và kiến thức xã hội.
thêm của sinh Hiền, Lâm Thị năng. Nghiên cứu
viên Trường Nghĩa, Nguyễn định tính Mối quan hệ, thời gian và kiến
Quĩ thời gian. thức xã hội có ảnh hưởng (cùng
Đại học Văn Thị Thu Sương, Phân tích độ
Lang Phạm Thị Thảo Mối quan hệ. chiều) mạnh đến quyết định đi làm
tin cậy thêm của sinh viên.
Nguyên, Cronbach
Nguyễn Hoàng Kiến thức xã hội.
Alpha
Tú Trinh, Trần
Thị Ngọc Thư, Phân tích
Hồng Nhật khám phá
Thuỷ EFA
Phân tích
tương quan
Pearson
Phân tích hồi
quy bội

10 The Effects of Robinson, Lyn Thu nhập. Phân tích hồi Việc đi làm thêm bán thời gian có
Part- Time quy bội ảnh hưởng đến việc học tập của
work on school Kết quả học tập. sinh viên và có thể hỗ trợ cho công
Students Loại công việc. việc toàn thời gian về sau.

Kinh nghiệm- kỹ
năng sống.
Động lực làm
việc và nhận thức
về công việc.

Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Bên trên là một số nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn đi làm thêm của sinh viên của một cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu. Các
nghiên cứu rất đa dạng về phạm vi địa lý, ngôn ngữ, phương pháp nghiên cứu cho thấy
mức độ quan tâm cao của xã hội đến vấn đề nghiên cứu.

20
Tuy có cách trình bày, phương thức thu thập dữ liệu và thực hiện ở các khu vực
địa lý khác nhau nhưng các nghiên cứu thường cùng chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên là: thu nhập, kinh nghiệm -
kĩ năng sống, năng lực của bản thân,…

Bên cạnh những yếu tố có sự thống nhất cao thì vẫn còn những yếu tố gây tranh
cãi:
Nghiên cứu số 1 chỉ ra động cơ ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh
viên tuy nhiên các nghiên cứu còn lại chưa chỉ ra được vấn đề này.
Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra thu nhập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
công việc nhưng tài liệu số 4 lại chưa chỉ ra yếu tố quan trọng này.
Tài liệu 2 chỉ ra giới tính gây ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên tuy nhiên
các tài liệu trên lại không hề đề cập đến vấn đề giới tính có ảnh hưởng đến việc lựa
chọn công việc làm thêm hay không.

1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu


1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu để xác định được những yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng, ảnh
hưởng ra sao đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên trường Đại
học Thương mại.

Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra được nhận định đâu là những yếu tố chủ
yếu ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học
Thương mại. Cùng với đó đề xuất lời khuyên trong việc sinh viên có ý định lựa chọn
công việc làm thêm, đồng thời đem đến nhận thức đúng đắn hơn của gia đình, nhà
trường, các doanh nghiệp về hiện trạng lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
trường Đại học Thương mại hiện nay.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

21
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại
Đối tượng khách thể: Những sinh viên Khoa Quản trị Nhân Lực trường Đại học
Thương mại

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi chung:

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Trường đại học Thương mại?

Câu hỏi riêng:

Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường đại học Thương mại hay không?

Động cơ của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Trường đại học Thương mại hay không?

Chuyên ngành học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Trường đại học Thương mại hay không?

Tính cách có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường đại học Thương mại hay không?

Năm đang học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Trường đại học Thương mại hay không?

Giới tính có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường đại học Thương mại hay không?

Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Trường đại học Thương mại hay không?

1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu


1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào câu hỏi nghiên cứu, nhóm 4 chúng em đưa ra 6 giả thuyết nghiên cứu:

22
Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường đại học Thương mại.

Động cơ của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên Trường đại học Thương mại.

Chuyên ngành có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Trường đại học Thương mại.

Tính cách có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Trường đại học Thương mại.

Năm đang học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Trường đại học Thương mại.

Giới tính có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Trường đại học Thương mại.

Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Trường đại học Thương mại.

1.5.2. Mô hình nghiên cứu

23
Thu nhập Giới
tính

Động cơ
Quyết định lựa chọn
công việc làm thêm
Tính cách
của sinh viên đại học
Thương Mại

Chuyên
ngành

Môi Năm
trường đang
làm việc học

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn việc
làm thêm sinh viên Đại Học Thương mại”
Trong đó:

Biến độc lập:

1, Thu nhập

2, Động cơ

3, Chuyên ngành

4, Môi trường làm việc

5, Năm đang học

6, Tính cách

7, Giới tính
24
Biến phụ thuộc: Quyết định lựa chọn việc làm thêm sinh viên Đại Học Thương mại

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu


1.6.1. Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu đã đo lường, phân tích và điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên ngành Quản trị nhân lực
trường Đại học Thương mại. Dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để
phát hiện ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên, từ
đó tạo nên những quy chuẩn và điều chỉnh phù hợp với thực tế xã hội của các công ty,
chủ kinh doanh, doanh nghiệp
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào kết quả của sự khảo sát, thấy được việc lựa chọn việc làm thêm của mỗi
cá nhân trải dàn đều vào những mục đích khác nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu
là tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng mềm, nâng cao giá trị của bản thân. Bên
cạnh đó, giúp cho Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại nhìn nhận rõ những yếu
tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm thêm của sinh viên; từ đó, làm cơ sở để đưa
ra những chính sách hỗ trợ, tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên để nâng cao chất lượng việc làm thêm của sinh viên. Giúp cho các nhà tuyển dụng
ngành nghề nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm thêm của sinh
viên, từ đó đưa ra các chiến lược tuyển dụng và các chính sách chiêu mộ nhân tài hiệu
quả, phù hợp với sinh viên đi làm thêm.
1.7. Thiết kế nghiên cứu
Phạm vi thời gian : từ 9/2023 đến tháng 11/2023
Phạm vi không gian: Sinh viên Khoa Quản Trị Nhân Lực
Phương pháp nghiên cứu : Hỗn hợp (Cả định tính + định lượng)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

2.1.1. Khái niệm yếu tố

Khái niệm: Yếu tố là một thành phần hoặc tác nhân quan trọng trong một hệ
thống hoặc quá trình, có thể ảnh hưởng đến kết quả hoặc kết quả cuối cùng của nó.

25
Trong nhiều ngữ cảnh, yếu tố có thể đề cập đến các yếu tố vật lý, hóa học, xã hội, hay
các yếu tố khác có thể đóng vai trò trong một tình huống hay sự kiện cụ thể.

Yếu tố có thể có các đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Dưới
đây là một số đặc điểm chung của yếu tố

Ảnh hưởng: Yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến một hệ thống hoặc quá trình,
thường làm thay đổi hoặc định hình kết quả.
Đa dạng: Có thể có nhiều yếu tố khác nhau đồng thời đóng vai trò trong một
tình huống hay sự kiện.
Biến đổi: Yếu tố có thể thay đổi theo thời gian hoặc theo điều kiện khác nhau,
và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Liên quan: Yếu tố thường liên quan đến các yếu tố khác và có thể tương tác với
nhau để tạo ra các hiệu ứng hoặc kết quả đặc biệt.
Đo lường được: Trong nhiều trường hợp, yếu tố có thể được đo lường hoặc đánh
giá bằng các phương pháp khoa học hoặc định lượng để hiểu rõ về ảnh hưởng của
chúng.
Quan trọng: Một số yếu tố có thể quan trọng hơn so với các yếu tố khác trong
một ngữ cảnh cụ thể, đặc biệt khi đóng vai trò quyết định trong quá trình hay hệ thống
đang xét.

2.1.2. Khái niệm quyết định

Khái niệm: Quyết định là quá trình lựa chọn một lựa chọn hoặc hành động từ
giữa các lựa chọn khả dĩ. Nó liên quan đến việc đánh giá thông tin, ước lượng các kết
quả, và chọn ra lựa chọn được cho là tốt nhất hoặc phù hợp nhất dựa trên một loạt các
tiêu chí hoặc giá trị cá nhân. Quyết định có thể được đưa ra trong nhiều ngữ cảnh khác
nhau, từ quyết định cá nhân hàng ngày đến quyết định chiến lược trong kinh doanh
hoặc chính trị. Quy trình quyết định thường đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng, đánh giá các
lựa chọn và ước lượng rủi ro trước khi đưa ra một quyết định cuối cùng.

Quyết định không chỉ đơn giản là việc chọn lựa giữa các lựa chọn. Nó bao gồm
một loạt các khía cạnh và yếu tố phức tạp. Dưới đây là một số khía cạnh mở rộng của
quyết định:

26
Đánh giá rủi ro: Quyết định thường đòi hỏi đánh giá cẩn thận về rủi ro liên quan
đến mỗi lựa chọn, bao gồm cả việc xác định các hậu quả tiêu cực và đánh giá khả năng
xử lý rủi ro đó.

Thời gian: Quyết định cần xem xét thời gian cần thiết để đưa ra lựa chọn và thời
gian khi quyết định sẽ được thực hiện. Điều này có thể liên quan đến việc đánh giá tác
động của quyết định trong tương lai.

Tác động xã hội: Quyết định không chỉ ảnh hưởng đến người đưa ra quyết định
mà còn đối với những người xung quanh, cũng như cộng đồng và xã hội nói chung.

Học hỏi: Quyết định thường đi kèm với quá trình học hỏi từ kinh nghiệm trước
đó. Việc đánh giá các quyết định trước đây và học từ chúng có thể ảnh hưởng đến
quyết định hiện tại.

2.1.3. Khái niệm lựa chọn

Khái niệm: Lựa chọn là quá trình chọn lựa một trong các tùy chọn hoặc hành
động có sẵn, dựa trên sự so sánh giữa các yếu tố như ưu tiên, giá trị, mong muốn, và
rủi ro. Lựa chọn thường đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng về các lựa chọn khả dĩ và đưa ra
quyết định dựa trên những tiêu chí quan trọng hoặc mục tiêu cụ thể. Quá trình lựa chọn
có thể xảy ra ở nhiều mức độ, từ quyết định cá nhân hàng ngày đến quyết định phức tạp
trong kinh doanh, chính trị, và các lĩnh vực khác. Lựa chọn thường liên quan đến việc
đánh giá các lựa chọn có sẵn dựa trên thông tin có sẵn và các giá trị cá nhân hoặc tổ
chức.

Lựa chọn có một số đặc điểm chính:

Đa dạng: Có thể có nhiều lựa chọn khả dĩ trong một tình huống hoặc vấn đề cụ
thể.

Xem xét tiêu chí: Lựa chọn thường dựa trên việc xem xét các tiêu chí như ưu
tiên cá nhân, tài chính, rủi ro, và mong muốn.

27
Tương đối: Lựa chọn không luôn là tuyến lựa chọn hoàn hảo, thường đòi hỏi sự
đánh đổi giữa các yếu tố như chi phí, lợi ích và rủi ro.

Thời gian cụ thể: Lựa chọn thường được đưa ra trong một khoảng thời gian cụ
thể, đòi hỏi sự quyết đoán để đưa ra quyết định.

Sự ảnh hưởng: Lựa chọn có thể có ảnh hưởng lớn đối với cá nhân, tổ chức hoặc
cộng đồng, đặc biệt khi liên quan đến các quyết định lớn hoặc quyết định chiến lược.

Dựa trên thông tin: Lựa chọn thông thường được đưa ra dựa trên thông tin và dữ
liệu có sẵn, cũng như sự đánh giá và dự đoán về tương lai.

Liên quan đến mục tiêu: Lựa chọn thường được thực hiện để đạt được một mục
tiêu cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề nhất định.

Những đặc điểm này tạo ra một cấu trúc cho quá trình lựa chọn và giúp định
hình hành vi và quyết định của con người trong các tình huống khác nhau.

2.1.4. Khái niệm công việc làm thêm

Khái niệm: Việc làm thêm là một công việc không chính thức, không thường
xuyên, không cố định, bên cạnh một công việc chính thức và ổn định. Việc làm thêm
thường được thực hiện bởi những người đang học tập, sinh viên, người lao động tự
do,... với mục đích tăng thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm kỹ năng,...

Việc làm thêm có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:

Theo ngành nghề: Việc làm thêm có thể thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, bao
gồm: dịch vụ, bán hàng, giáo dục, y tế,...

Theo hình thức: Việc làm thêm có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, bao gồm: làm thêm tại nhà, làm thêm tại công ty, làm thêm online,...

28
Theo thời gian: Việc làm thêm có thể được thực hiện theo thời gian rảnh rỗi của
người lao động, bao gồm: việc làm thêm theo giờ, việc làm thêm theo ngày, việc làm
thêm theo tuần,...

Việc làm thêm mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, bao gồm:

Tăng thêm thu nhập: Việc làm thêm giúp người lao động có thêm thu nhập để
trang trải chi phí học tập, sinh hoạt,...

Tích lũy kinh nghiệm: Việc làm thêm giúp người lao động tích lũy kinh nghiệm
làm việc, học hỏi thêm kỹ năng,...

Phát triển bản thân: Việc làm thêm giúp người lao động phát triển bản thân, rèn
luyện tính tự lập, ý thức trách nhiệm,...

Việc làm thêm cũng có một số nhược điểm như:

Gây ảnh hưởng đến việc học tập: Nếu không cân bằng giữa việc học tập và việc
làm thêm, việc làm thêm có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của người lao động.

Gây căng thẳng, mệt mỏi: Việc làm thêm có thể khiến người lao động bị căng
thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.1.5. Khái niệm sinh viên

Khái niệm: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công
việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học.

Thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La tinh “Students”, nghĩa là người làm việc,
người tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là những người đang chuẩn bị cho một
hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập,
nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn
bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình
học trong các trường nghề.

29
Đặc điểm:

Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi một
số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên.Vì vậy, sự phát triển và trưởng thành
về giải phẫu và sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho lứa tuổi sinh viên.

Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm người
chưa ổn định, còn phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máy
sản xuất của xã hội.Vì vậy, đặc điểm tâm lí của họ có phần khác so với thanh niên cùng
lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp.

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm
phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt
động.Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào
cuộc sống tinh thần của xã hội.Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên
sinh viên rất phong phú đa dạng và không đồng đều.

Sinh viên là nhóm người dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và
sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã
hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay,
liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng,
đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ
biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như sinh viên. Hình thành một
phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng
bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về
mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện
thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, sinh viên thường theo
học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong
một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về
tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.

2.1.6. Khái niệm lựa chọn công việc làm thêm

Khái niệm: Quyết định lựa chọn công việc làm thêm là một hành động lựa chọn
một công việc cụ thể để làm thêm trong thời gian sinh viên. Quyết định này được đưa
ra dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

30
Nhu cầu tài chính: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc có nên đi làm
thêm hay không. Nếu sinh viên có nhu cầu tài chính cao thì cần cân nhắc lựa chọn
những công việc có thu nhập cao.

Thời gian và sức lực: Sinh viên cần cân nhắc thời gian và sức lực của bản thân
để đảm bảo việc học tập không bị ảnh hưởng.

Kỹ năng và sở thích: Sinh viên nên lựa chọn những công việc phù hợp với kỹ
năng và sở thích của bản thân để có thể làm việc hiệu quả và hài lòng.

Mục tiêu nghề nghiệp: Công việc làm thêm có thể giúp sinh viên tích lũy kinh
nghiệm và kỹ năng cho nghề nghiệp trong tương lai. Do đó, sinh viên nên lựa chọn
những công việc có liên quan đến ngành nghề mà mình yêu thích hoặc định theo đuổi.

Quyết định lựa chọn công việc làm thêm là một quyết định quan trọng đối với
sinh viên, bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm:

Khả năng tài chính: Một công việc làm thêm có thể giúp sinh viên trang trải chi
phí sinh hoạt, học tập và các nhu cầu khác.

Kinh nghiệm làm việc: Công việc làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm
làm việc thực tế, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho quá trình tìm kiếm việc làm sau khi ra
trường.

Kỹ năng mềm: Công việc làm thêm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm
cần thiết cho công việc và cuộc sống, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng giải quyết vấn đề,...

2.1.7 Thực trạng làm thêm của sinh viên

Hiện lao động Việt Nam đang chiếm số lượng lớn trong độ tuổi từ 18-23, đặc
biệt là sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học của cả nước. Nhiều người
chọn làm thêm ngoài giờ học để tiếp xúc, học hỏi kỹ năng và tự kiếm thêm thu nhập.

Sinh viên dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập – trung bình 4,5 giờ
một ngày, nhiều hơn thời gian họ dành cho các bài giảng và nhóm (3 giờ), học ở nhà
(2,5 giờ) hoặc trong thư viện (1,6 giờ) Cần nhiều thời gian hơn. Một nghiên cứu khác
31
về chủ đề này cho thấy rằng làm việc hơn 20 giờ một tuần ảnh hưởng tiêu cực đến kết
quả học tập của học sinh.

Theo thống kê mới nhất năm 2022, tuổi lao động phổ biến nhất ở nước ta là từ
18-23 tuổi. Đặc biệt, lực lượng này lại chiếm phần lớn là các sinh viên đang theo học
hệ chính quy, cao đẳng, trung cấp của các trường trên toàn quốc. Theo thống kê 8/10
sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng toàn quốc đều có công việc
“sơ cua” dành riêng cho mình. Hầu hết các bạn sinh viên đều cảm thấy hài lòng và yên
tâm hơn khi có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

Điều này tạo ra một thị trường việc làm sinh viên sôi động và cạnh tranh. Phần
lớn sinh viên học bán thời gian sẽ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM,
Đà Nẵng,…

Nhiều sinh viên theo kinh nghiệm của mình từng trải khẳng định rằng, việc đi
làm thêm thật sự mang lại ý nghĩa lớn cũng như lợi ích quan trọng cho cuộc sống sau
này. Ấy thế nhưng, cũng nhiều đối tượng khác cho rằng đi làm thêm mang rất nhiều rủi
ro, thậm chí hậu quả thương tiếc đối với giới trẻ.

Thông qua việc tìm hiểu về việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại
cho thấy, hiện tượng làm thêm ở sinh viên ngày càng phổ biến. Nhu cầu làm thêm của
sinh viên là rất lớn nhưng nhu cầu hiện tại được đáp ứng là khá ít (mới đáp ứng được
56,7% nhu cầu làm thêm). Sinh viên đi làm thêm nhằm hai mục đích chính là tăng
thêm thu nhập và rèn luyện bản thân với mức thu nhập chủ yếu từ 1 triệu đến 4 triệu.
Sinh viên chủ yếu tìm việc thông qua bạn bè, sau đó là qua thông tin đại chúng và các
trung tâm việc làm, gia sư. Sinh viên tìm kiếm việc làm qua sự giới thiệu của nhà
trường là rất ít cho thấy vai trò hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên của nhà trường còn hạn chế.
Gần một nửa số sinh viên cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập hay
không là phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đó phân nửa cho rằng việc làm
thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập, tập trung chủ yếu ở những sinh viên đã làm
thêm. Tuy nhiên cũng có không ít những sinh viên sẵn sàng đánh đổi kết quả học tập
để kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và rèn luyện các kỹ năng sống. Ngoài
đánh đổi kết quả học tập họ còn phải chịu đựng một vài khó khăn trong môi trường làm
việc.

2.2. Cơ sở lý thuyết

32
Thuyết hành vi dự định TPB ra đời xuất phát từ giới hạn của hành vi con người
có ít sự kiểm soát. TPB bổ sung vào mô hình TRA yếu tố “nhận thức kiểm soát hành
vi”. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện
hành vi và thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không (Ajzen, 1991). Mối
liên hệ được thể hiện như mô hình bên dưới:

Thái độ

Chuẩn chủ quan Xu hướng Hành vi thực


hành vi sự

Kiểm soát hành


vi cảm nhận

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

Suy rộng từ lý thuyết thì có thể thấy rằng để hình thành quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên cần trải qua một quá trình phân tích, đánh giá cẩn
thận, kỹ lưỡng các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến quyết định đó.

2.2.1. Giới tính

Giới tính được hiểu là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và
nữ giới.

Nam giới và nữ giới có sự khác biệt đáng kể trong lựa chọn nghề nghiệp của họ
và có nhiều yếu tố góp phần tạo nên những khác biệt này. Kinh nghiệm xã hội hóa, đề
cập đến kinh nghiệm học tập xã hội suốt đời mà mọi người có được khi tương tác với
gia đình, bạn bè đã đóng một vai trò quan trọng trong giới tính.

Trong khi nam giới được cho là sẽ hoạt bát và năng động hơn, thì nữ giới được
cho là nhạy cảm và hòa đồng hơn. Vì vậy mà nam sinh viên có nhiều lựa chọn nghề
nghiệp hơn so với nữ sinh viên nên sự lựa chọn nghề nghiệp của nam sinh viên cũng đa
dạng hơn. Nam giới với tư tưởng cho rằng là làm những công việc chân tay, nặng nhọc
và di chuyển nhiều. Còn nữ giới thì lại là những công việc tỉ mỉ, khéo léo, linh hoạt.

33
2.2.2. Năm đang học

Năm đang học là thời gian một người theo học tại một môi trường nhất định, có
thể tính bằng một kỳ 3 tháng hoặc kỳ 6 tháng hoặc tính theo nhiệm kỳ

Biến năm cho thấy, những sinh viên năm thứ nhất thường ít đi làm thêm do mất
thời gian để làm quen với môi trường và phương pháp học đại học. Đồng thời, khối
kiến thức đại cương phải học trong năm đầu đại học tương đối nặng khiến họ phải dành
nhiều thời gian cho việc học tập nên khả năng quyết định việc đi làm thêm thấp hơn so
với các anh chị học ở khóa trên.

Ngoài ra, năm đang học cũng ảnh hưởng đến loại hình công việc làm thêm mà
sinh viên lựa. Sinh viên năm thứ nhất thường lựa chọn các công việc làm thêm không
yêu cầu nhiều kỹ năng, thời gian làm việc linh hoạt, phù hợp với lịch học. Các năm học
sau, sinh viên có thể lựa chọn công việc làm thêm có liên quan đến ngành học để tích
lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng

2.2.3. Tính cách

Tính cách con người được hiểu là tính chất, đặc điểm nội tâm của mỗi con
người, ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, hành động và lời nói của họ. Trong một người,
có thể chứa các tính cách của con người khác nhau và nhiều người có thể có cùng một
tính cách chung.

Tính cách bao gồm các đặc điểm hành vi sẵn có hoặc do rèn luyện mà có, giúp
phân biệt người này với người khác và được quan sát thấy trong quan hệ của con người
với môi trường và nhóm xã hội. Các tính cách của con người phổ biến là: tính tình
cảm, tính tham vọng, tính cầu toàn, tính mạnh mẽ, tính lý trí, tính ôn hòa…

Tính cách của một người có thể được mô tả bằng một số đặc điểm như trách
nhiệm, sáng tạo, tự tin… Các môi trường làm việc cũng có những đặc điểm riêng như
mức độ cạnh tranh, tính sáng tạo, tính hỗ trợ… Nếu một người có tính cách phù hợp
với môi trường làm việc của họ thì người đó sẽ có nhiều cơ hội để thành công và phát
triển. Ngược lại, nếu tính cách không phù hợp với môi trường làm việc hiện tại, họ có
thể gặp khó khăn trong công việc, cảm thấy căng thẳng và bất mãn.

Do đó, lý thuyết tính cách phù hợp với công việc rất quan trọng trong việc tìm
kiếm và giữ chân nhân viên có tài năng, thích hợp cho các vị trí công việc. Nó cũng
giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên của mình để tạo ra môi trường làm việc
tích cực, tạo động lực hơn.

34
Tính cách con người ảnh hưởng rất lớn đến định hướng công việc của mỗi
người. Đây được xem là cơ sở quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại
của cá nhân trong tương lai. Bởi chỉ khi xác định được đúng tính cách của bản thân
mới biết được công việc phù hợp nhất. Điều này cũng sẽ giúp tránh được trường hợp
lựa chọn sai nghề, đi sai hướng và chán nản về sau.

2.2.4. Chuyên ngành

Chuyên ngành là lĩnh vực học tập chuyên môn, chuyên ngành chỉ một mảng,
một phần của một lĩnh vực nào đó, bao gồm các vấn đề, các sự việc, các công việc có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do cơ sở giáo dục đại học quyết định. Trong đó:

Trường học: Có căn cứ, đánh giá phân loại sinh viên trên kết quả học tập và rèn
luyện của từng chuyên ngành mà sinh viên đạt được.

Người học: Lợi ích lớn nhất mà đào tạo chuyên ngành đem lại cho người học đó
là giảm thiểu một lượng lớn kiến thức đại cương không cần thiết trong quá trình đào
tạo tại các cơ sở giáo dục đại học cao đẳng, từ đó giúp họ định hướng rõ ràng về nghề
nghiệp trong tương lai, tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sau này,
nâng cao được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó tự đánh giá và tìm kiếm
được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

Xã hội: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động của Việt Nam
trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của xu thế toàn cầu hóa, từ đó tạo động lực để thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội.

2.1.5. Động cơ

Động cơ của sinh viên lựa chọn công việc làm thêm là động lực thúc đẩy sinh
viên đưa ra quyết định đó. Động cơ của sinh viên quyết định lựa chọn công việc làm
thêm chia ra làm 2 loại chính:
Động cơ kinh tế: Đây là động cơ phổ biến nhất, bao gồm các nhu cầu về tài
chính như trang trải chi phí sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí,...
Động cơ phi kinh tế: Bao gồm các nhu cầu về phát triển bản thân, trau dồi kỹ
năng, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế,...
Một số động cơ cụ thể có thể kể đến như trang trải chi phí sinh hoạt, tự chủ tài
chính, học tập phát triển bản thân, trải nghiệm thực tế hay mở rộng các mối quan hệ xã
hội. Bên cạnh đó có một số yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn công việc làm

35
thêm của sinh viên như điều kiện gia đình, tình hình kinh tế đất nước hay xu hướng của
xã hội.

2.1.6. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện về vật chất (cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị sử dụng cho công việc,...) và tinh thần (văn hóa công ty, các mối quan hệ/tương
tác xã hội giữa mọi người, thái độ…) tại nơi làm việc của nhân viên.
Một môi trường làm việc tốt/lý tưởng có thể đem lại lợi ích to lớn cho nhân
viên: nâng cao năng suất làm việc. Làm việc trong môi trường tốt sẽ tạo dựng cho nhân
viên sự thoải mái khi làm việc, có động lực làm việc hơn và bớt thấy nhàm chán, kích
thích khả năng sáng tạo để hoàn thành tốt công việc đề ra. Từ đó ảnh hưởng tích cực
đến tâm lý và tinh thần của nhân viên.

2.1.7 Thu nhập


Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm
thêm của sinh viên. Thu nhập cao sẽ giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt, học tập,
giải trí,... và có thêm tiền tiết kiệm.
Thu nhập cao có khả năng bù đắp thiếu hụt do nhu cầu chi tiêu các khoản phát
sinh, giảm bớt áp lực về kinh tế đến gia đình.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp (đan
xen cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính).
Nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành đồng thời nhưng độc lập với
nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu.
Về định tính, nhóm nghiên cứu tiếp cận người được phỏng vấn nhằm thăm dò,
thu thập những thông tin cần thiết và tìm hiểu sâu về các yếu tố tác động đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại Học Thương mại thông
qua lời nói, thái độ, hành vi, ngoài ra còn nhằm tìm thêm những sự phát hiện mới trong
quá trình cuộc phỏng vấn.

36
Về định lượng, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp khảo sát thông qua
phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu: thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu
hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu là 120. Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân
tích thống kê tần số đối với các biến định tính, thống kê mô tả đối với các biến định
lượng, sau đó kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các
nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy thông qua phần
mềm SPSS.
➔ Dựa vào kết quả định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh và
phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Chọn mẫu theo phương
pháp nào sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện.


Cách lấy mẫu: Phát bảng câu hỏi soạn sẵn và được gửi trực tuyến qua đường
link Google Form.

3.2.2. Xác định chuẩn dữ liệu

Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại và các
thông tin liên quan đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường
Đại học Thương mại.

3.2.3. Xác định nguồn thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Nhóm xác định nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp qua sách, giáo
trình, các bài báo tài liệu chuyên ngành, các học thuật, các luận văn nghiên cứu khoa
học sinh viên, mạng internet có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp: Nhóm thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua tiến hành phỏng vấn,
khảo sát trực tuyến các sinh viên Đại Học Thương mại.

Phương pháp phỏng vấn

37
Mục đích phỏng vấn: Bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được qua
phương pháp khảo sát. Tìm hiểu sâu, khám phá thêm những thông tin mà phương pháp
khảo sát không cho thấy.
Kích thước mẫu: 20 sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm của người được phỏng vấn.

Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát qua Google Form và tiến hành khảo sát điều tra được gửi trực tiếp qua các
đường link, với:

● Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên khoa Quản trị Nhân lực – Trường Đại học
Thương mại
● Kích thước mẫu: 120 sinh viên khoa Quản trị Nhân lực - Đại học Thương mại.

● Thiết kế bảng câu hỏi :


Nội dung được sử dụng từ hai nguồn thông tin đó là thông tin trong việc nghiên
cứu tài liệu và thông tin khi tiến hành phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các sinh viên.
Tổng hợp thông tin từ hai nguồn trên, nhóm đã xây dựng một bảng hỏi cho sinh
viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm.
Trong bảng hỏi, nhóm đã sử dụng thang đo với 5 mức độ :

1- Rất không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Rất đồng ý

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng thang đo định danh và thang đo tỉ lệ.
Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến các sinh viên qua đường link Google Form, điều
này sẽ giúp quá trình khảo sát diễn ra một cách khách quan khách quan.
Nội dung câu hỏi khảo sát: Về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của người được khảo sát.

38
3.2.4. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể

Nghiên cứu định tính: Nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các
sinh viên để thu thập thông tin liên quan đến quan điểm, ý kiến, thái độ của sinh viên
về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp.
Nghiên cứu định lượng: Nhóm thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát
thông qua phiếu khảo sát với mẫu câu hỏi soạn sẵn.

3.2.5. Công cụ thu thập dữ liệu

Định tính: Nhóm sử dụng và thiết kế câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc với cả hình
thức trực tiếp và gián tiếp
Định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát
online.
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Nhóm xử lý dữ liệu qua phân tích thống kê mô tả SPSS, phân tích độ tin cậy của
thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA.
Từ những dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành tổng hợp
phiếu và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu, rồi trích xuất
dữ liệu ra Excel, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm SPSS
để tổng hợp và phân tích số liệu, đưa ra những bảng biểu thể hiện kết quả thu được.
3.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan
nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các
đại lượng thống kê mô tả, …

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ/THẢO LUẬN


4.1. Kết quả xử lý định tính
Nhóm tiến hành phỏng vấn trực tiếp người và phỏng vấn online người là các
sinh viên Trường Đại học Thương Mại từ năm 1 đến năm 4 , trong đó có 16 nữ và 4
nam :
Trong đó 20 sinh viên đều đi làm thêm

39
· Công việc phục vụ tại các quán ăn và quán nước : 4 sinh viên
· Công việc gia sư : 7 sinh viên
· Nhân viên bán hàng : 5 sinh viên
· Social marketing : 1 sinh viên
· Phụ tour : 1 sinh viên
· Kiểm toán : 2 sinh viên
Với yếu tố động cơ quyết định lựa chọn công việc làm thêm thì trong đó 5
sinh viên đưa ra động cơ là thu nhập và kinh nghiệm , 8 sinh viên là vì thu nhập , 2 sinh
viên là vì kỹ năng kinh nghiệm , 4 sinh viên vì phù hợp và 1 sinh viên không có động
cơ. Như vậy phần lớn sinh viên cho rằng động cơ của quyết định lựa chọn công việc
làm thêm là vì kiếm thu nhập và có được kỹ năng kinh nghiệm. Động cơ lựa chọn công
việc làm thêm gồm kỹ năng ,kinh nghiệm.
Theo kết quả nhận được trong đó có 15 sinh viên cho rằng là kỹ năng giao tiếp
và ứng xử, 2 sinh viên đưa ra câu trả lời kỹ năng làm việc nhóm và học hỏi , 1 sinh
viên : kỹ năng giảng dạy thuyết trình , 1 sinh viên là kỹ năng lập kế hoạch và làm việc
nhóm , 1 sinh viên mong muốn nhận được kỹ năng kiên nhẫn , kiên trì .Với động cơ
lựa chọn công việc làm thêm để mở rộng mối quan hệ thì 14 sinh viên cho rằng là có
và 6 sinh viên cho rằng là không.
Về yếu tố thu nhập tác động đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
thì 17 sinh viên đều đưa ra câu trả lời là thu nhập tác động nhiều đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm, 2 sinh viên cho rằng tác động ít, 1 sinh viên cho là không tác
động.
Về giới tính tác động đến quyết định lựa chọn làm thêm thì trong đó có 11
sinh viên cho rằng giới tính không có tác động đến việc lựa chọn công việc, 9 sinh viên
còn lại thì cho rằng giới tính có tác động ít nhiều đến quyết định lựa chọn công việc.
Như vậy phần lớn sinh viên cho rằng giới tính không tác động đến quyết định lựa chọn
công việc.Sự khác nhau về giới tính khi cùng làm công việc làm thêm này trong đó có
10 sinh viên cho rằng không có sự phân biệt giới tính trong các công việc làm thêm, 8
sinh viên cho rằng nữ sẽ phù hợp hơn với công việc gia sư các công việc cần nhiều yếu
tố giao tiếp, 1 sinh viên cho rằng nam dễ nhận được việc hơn, 1 sinh viên chưa xác
định được.
Việc giới tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm thì trong
đó 12 sinh viên cho rằng giới tính không ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên thay vào đó cần phù hợp với bản thân hơn, có 8 sinh viên cho rằng giới tính
có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên vì yếu tố thể lực nên nữ sẽ khó
chọn công việc yêu cầu yếu tố thể lực cao.
Yếu tố tính cách tác động thế nào đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên thì có 17 sinh viên cho rằng tính cách có tác động lớn đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm ví dụ năng động, hoạt bát, chăm chỉ, trung thực sẽ
phù hợp với các công việc liên quan đến phục vụ. Kiên nhẫn bình tĩnh sẽ phù hợp với
công việc gia sư… Có 2 sinh viên cho rằng tính cách không có tác động quá nhiều đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm và 1 sinh viên cho rằng tính cách hoàn toàn
không có tác động. 19 sinh viên cho rằng bản thân phù hợp với công việc do đã chọn

40
được công việc phù hợp với tính cách, có 1 sinh viên cảm thấy công việc hiện tại chưa
phù hợp với bản thân.
Với ảnh hưởng của năm đang học đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm trong đó có 9 sinh viên năm nhất, 6 sinh viên năm hai, 2 sinh viên năm ba, 2 sinh
viên năm bốn thì 12 sinh viên đưa ra câu trả lời năm đang học có tác động lớn đến việc
quyết định lựa chọn công việc làm thêm và 8 sinh viên cho rằng năm đang học không
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm.Với vấn đề nên đi làm thêm từ
năm mấy đại học thu được kết quả là 6 sinh viên cho rằng nên đi làm thêm từ năm
nhất, 7 sinh viên cho rằng nên đi làm thêm từ năm hai, 3 sinh viên cho rằng nên đi làm
thêm từ năm ba, 4 sinh viên cho rằng nên đi làm thêm vào năm nào đều được và phụ
thuộc vào từng cá nhân.Sự khác biệt giữa sinh viên năm nhất và năm cuối thì 19/20 cho
rằng có sự khác biệt vì năm nhất làm thêm để kiếm thu nhập và cải thiện kỹ năng cơ
bản, còn năm bốn quyết định lựa chọn công việc thiên về sự ổn định, chín chắn hơn và
1 sinh viên đưa ra câu trả lời là không.
Với câu hỏi công việc lựa chọn có liên quan thế nào đến chuyên ngành mà
các sinh viên đang theo học có 16 sinh viên nói rằng công việc họ chọn không liên
quan đến ngành học, 4 sinh viên làm đúng chuyên ngành. Việc chọn công việc làm
thêm trái với chuyên ngành theo học có 7 sinh viên trả lời đó là điều bình thường,
không gây ảnh hưởng, 1 sinh viên cho là trải nghiệm nhưng không nên, 6 sinh viên
thấy có thể nâng cao kỹ năng khác nhưng chưa bổ trợ cho kiến thức chuyên môn, 1
sinh viên chưa nghĩ đến vấn đề, 2 sinh viên thấy sẽ gặp khó khăn tốn thời gian.
Công việc làm thêm mang đến kinh nghiệm đối với công việc liên quan đến
chuyên ngành mà các sinh viên lựa chọn : có 14 sinh viên cho rằng họ đạt được kỹ
năng giao tiếp, 3 sinh viên đạt được kỹ năng quản lý thời gian và xử lý tình huống, 1
sinh viên có kinh nghiệm làm việc nhóm và kỹ năng tin học văn phòng, 1 sinh viên
được gặp gỡ nhiều người, 1 sinh viên không có được kinh nghiệm từ công việc.Có 13
sinh viên mong muốn học được kỹ năng mềm, 4 sinh viên muốn có sự kiên trì và chăm
chỉ, 1 sinh viên muốn học hỏi kinh nghiệm để trải nghiệm cuộc sống, 1 sinh viên muốn
học được kiến thức chuyên ngành nhiều hơn, 1 sinh viên muốn có sự sáng tạo đổi mới.
Tác động từ môi trường làm việc đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm có 15 sinh viên nói có tác động, 4 sinh viên nói không tác động.Trong đó lần lượt
các sinh viên đưa ra môi trường làm việc lý tưởng 9 sinh viên muốn làm việc trong môi
trường hòa đồng thân thiện năng động vui vẻ thoải mái, 3 sinh viên muốn môi trường
sáng tạo, 2 sinh viên muốn được cung cấp đầy đủ dịch vụ về nhu cầu cá nhân và mức
lương xứng đáng, 2 môi trường lành mạnh đoàn kết môi trường xanh sạch, 1 sinh viên
muốn môi trường yên tĩnh, 1 sinh viên muốn công việc nhẹ lương cao.

=> Kết luận chung : Kết quả phỏng vấn cho thấy các sinh viên tham gia phỏng vấn từ
khóa K59- K56 của Trường Đại học Thương Mại.

Thống kê kết quả phỏng vấn cho thấy :

Yếu tố “ động cơ ” chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

41
2 Yếu tố “ thu nhập ” và “ tính cách” là 2 nhân tố mức ảnh hưởng xếp ở vị trí
thứ 2 tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học
Thương Mại
Yếu tố “ môi trường làm việc ” tác động mạnh thứ 3 tới quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Yếu tố “ năm đang học ” là nhân tố ảnh hưởng xếp thứ 4 tới quyết định lựa
chọn công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Yếu tố “ giới tính ” là nhân tố ảnh hưởng xếp thứ 5 tới quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Yếu tố “ chuyên ngành ” là nhân tố ảnh hưởng ít nhất tới quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

4.2. Kết quả xử lý định lượng

Sau quá trình thiết kế bảng hỏi bằng công cụ Google Form, đưa vào điều tra thử, tiến
hành điều chỉnh sai sót và đưa vào điều tra chính thức. Do hạn chế về nguồn lực khảo
sát cũng như lượng người tham gia trả lời trực tuyến không nhiều nên chỉ thu về 120
câu trả lời. Tại mỗi câu hỏi trong bảng hỏi đều yêu cầu bắt buộc trả lời ở mỗi ý. Sau
quá trình kiểm tra, hoàn toàn 120 câu trả lời đều đạt yêu cầu. Tất cả câu trả lời thu
được sẽ được đưa vào xử lý, sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 25 để phân tích.

4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu

1. Giới tính
Freque Perce Valid Cumulativ
ncy nt Percent e Percent
Val Na 57 47.5 47.5 47.5
id m
Nữ 63 52.5 52.5 100.0
Tot 120 100.0 100.0
al
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát về giới tính người tham gia khảo sát

42
Hình 4.1 Biểu đồ về giới tính của người tham gia khảo sát
2. Anh/chị là sinh viên năm mấy

Freque Perce Valid Cumulativ


ncy nt Percent e Percent
Val Nam 30 25.0 25.0 25.0
id ba
Năm 30 25.0 25.0 50.0
cuối
Năm 30 25.0 25.0 75.0
hai
Năm 30 25.0 25.0 100.0
nhất
Total 120 100.0 100.0
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát về năm đang học của sinh viên được khảo sát

43
Hình 4.2 Biểu đồ về năm đang học của sinhh viên tham gia khảo sát

3. Trong quá khứ anh/chị có từng đi làm thêm không?

Tần Tỉ lệ
số
Val Có 101 84.2
id
Khô 19 15.8
ng
Tota 120 100.0
l
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về việc làm thêm trong quá khứ
Theo kết quả thống kê thì có 101 phiếu trả lời đi làm thêm trong quá khứ chiếm
tỉ lệ rất lớn trong tống số 120 phiếu với tỉ lệ 84,2% và chỉ có 19 phiếu trả lời không đi
làm thêm

44
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện người được khảo sát có đi làm thêm trong quá khứ không

4. Hiện tại anh/chị có đang đi làm thêm không?

Tần Tỉ lệ
số
Val Có 76 63.3
id
Không 44 36.7
Total 120 100.0

Bảng 4.4: Kết quả khảo sát về việc làm thêm hiện tại

Trong thời điểm hiện tại trong số 120 có 76 người đi làm thêm với tỉ lệ là 63,3%
và 44 người không đi làm thêm (36,7%)
45
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hiện tại người được khảo sát có đi làm thêm không

4. Anh/chị sẽ dành bao nhiêu thời gian trong một tuần cho công việc
làm thêm của mình ?

Tần số Tỉ lệ
Valid 15 - 20 tiếng 53 44.2
20 - 24 tiếng 34 28.3
24 - 40 tiếng 24 20.0
40 tiếng trở 9 7.5
lên
Total 120 100.0

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát thời gian dành cho công việc
Trong kết quả khảo sát số người làm việc trong thời gian từ 15- 20 tiếng/ tuần
chiếm tỉ lệ 44,2% (53 người), đi làm trong thời gian 20-24 tiếng là 28,3%( 34 người)
chiểm tỉ lệ ít nhất, và cuối cùng với thời gian từ 40 tiếng trở lên chiếm tỉ lệ ít nhất 7,5%
( 9 người)
46
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho công việc làm thêm của người được khảo
sát

6. Công việc làm thêm mong muốn của anh/chị liên quan đến
lĩnh vực gì ?
Tần số Tỉ lệ
Val Đời sống 19 15.8
id
Giải trí 23 19.2
Giáo dục 36 30.0
Khác 13 10.8
Kinh tế - 29 24.2
chính trị
Total 120 100.0

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát về lĩnh vực mong muốn trong công việc làm thêm

47
Trong kết quả khảo sát lĩnh vực có số người làm thêm mong muốn làm nhất là
lĩnh vực giáo dục với 36 người ( 30%) tiếp đến lĩnh vực kinh tế - chính trị với số người
lựa chọn là 29 người chiếm tỉ lệ 24,2% sau đó là lĩnh vực giải trí với 23 người
( 19,2%). Lĩnh vực đời sống chiếm tỉ lệ 15,8% với 19 người mong muốn tham gia, còn
lại với một số lĩnh vực khác chiếm tỉ lệ 10,8%( 13 người)

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện công việc mong muốn của người được khảo sát

Thống kê giải thích các biến của thang đo

STT Tên Giải thích


biến

1 A1 Sự tự tin giúp anh chị lựa chọn được công việc tốt hơn

2 A2 Tính cách lý trí giúp anh chị đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi lựa
chọn công việc

3 A3 Sự năng nổ, hoạt bát giúp anh chị tìm việc làm thêm dễ dàng và có
nhiều sự lựa chọn hơn

48
4 A4 Xu hướng tự ti khiến anh chị khó khăn hơn trong việc lựa chọn công
việc

5 B1 Anh/chị lựa chọn đi làm thêm vì muốn phát triển kỹ năng của bản
thân kiến thức và khả năng của tôi là yếu tố quan trọng khi lựa chọn
công việc

6 B2 Việc làm thêm giúp anh/chị cải thiện kinh nghiệm làm việc

7 B3 Anh/Chị quyết định lựa chọn việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập
trang trải chi phí sinh hoạt, nâng cao mức sống.

8 B4 Anh/Chị ưu tiên việc làm thêm mang lại lợi ích vật chất trong thời
gian ngắn hơn là lợi ích tri thức.

9 C1 Dành thời gian tích luỹ chuyên môn giúp anh/chị có việc làm đúng
chuyên ngành

10 C2 Lựa chọn việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh chị phát triển
cơ hội của bản thân

11 C3 Có việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh/chị định hướng rõ
công việc trong tương lai

12 C4 Anh/chị được khuyên lựa chọn công việc làm thêm theo đúng chuyên
ngành

13 D1 Lịch học dày đặc không cho phép anh/chị đi làm thêm

14 D2 Số lượng môn học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đi làm thêm
của anh/chị

15 D3 Mục đích của sinh viên qua các năm học là khác nhau

16 D4 Kết quả học tập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất của công

17 E1 Từ nhỏ, bố mẹ và thầy cô đã định hướng rằng: giới tính của bạn nên
lựa chọn công việc gì

18 E2 Định kiến của xã hội về giới tính trong việc chọn nghề còn rất cao

19 E3 Nam thường sẽ có những công việc chân tay, nặng nhọc

20 E4 Nữ đa số sẽ làm những công việc tỉ mỉ, cẩn thận

49
21 F1 Cơ sở vật chất tốt mang lại tâm thái thư giãn, thích thú làm việc cho
anh/chị

22 F2 Gây dựng được các mối quan hệ trong công việc giúp anh/chị nâng
cao khả năng giao tiếp, ứng xử, tăng lợi ích xã hội

23 F3 Các chính sách đãi ngộ trong việc làm có mang lại lợi ích về kinh tế
cho anh/chị

24 F4 Tâm thái thoải mái, dễ chịu giúp tăng năng suất làm việc của anh/chị

25 G1 Anh/Chị sẽ lựa chọn công việc làm thêm mang lại thu nhập cao.

26 G2 Thu nhập từ công việc làm thêm giúp anh/chị giảm bớt áp lực về kinh
tế đến gia đình

27 G3 Giúp anh/chị có khoản vốn riêng, thoải mái trong chi tiêu

28 G4 Thu nhập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất của công việc

29 H1 Tôi sẽ thay đổi công việc nếu có một công việc phù hợp với bản thân
hơn.

30 H2 Sau khi lựa chọn được công việc làm thêm anh chị sẽ có ý định gắn
bó lâu dài

31 H3 Anh/chị sẽ hài lòng sau khi cân nhắc và quyết định lựa chọn công
việc làm thêm

32 H4 Gia đình luôn định hướng anh/chị trong công việc


Bảng 4.7: Thống kê giải thích các biến của thang đo

 Tính cách A
 Động cơ B
 Chuyên ngành C
 Năm đang học D
 Giới tính E
 Môi trường làm việc F
 Thu nhập G

4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha


50
4.2.2.1. Tính cách
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tính cách”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.870 4

Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tính cách”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
A1 11.51 7.714 .798 .802
A2 11.59 8.244 .742 .827
A3 11.67 7.787 .740 .826
A4 11.66 8.412 .618 .875

Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập
“Tính cách” với 4 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến độc lập
“Tính cách” = 0,870 (>0,6) đã đạt được độ tin cậy khá cao. Hệ số tương quan biến tổng
của nhân tố “Năng lực” đều > 0,3 đạt mức độ phù hợp. Biến quan sát A4 có hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0,875 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của cả
nhóm là 0,870 tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến = 0,618(>0,3) và hệ số
Cronbach's Alpha của nhóm lớn hơn 0,6 nên ta không cần thiết phải loại bỏ biến A4
trong trường hợp này . Như vậy, nhân tố “Tính cách” đạt yêu cầu về độ tin cậy.
4.2.2.2. Động cơ

Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Động cơ”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.699 4

51
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Động cơ”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
B1 11.01 6.513 .532 .607
B2 10.93 5.952 .636 .538
B3 10.81 5.938 .623 .545
B4 11.38 7.701 .209 .805
Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập
“Động cơ” với 4 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến độc lập
“Động cơ” = 0,699 (>0,6) đạt được độ tin cậy tối thiểu. Tuy nhiên khi quan sát bảng ta
lại thấy hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát là 0,209 <0,3 và giá trị tại cột
Cronbach’s Alpha if Item Deleted = 0,805> 0,699. Vì vậy ta cần loại bỏ biến B4 và
khởi chạy lại

Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Động cơ”

Reliability Statistics
2
Cronbach's N of
Alpha Items
.805 3
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Động cơ”

Item-Total Statistics 2
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
B1 7.68 3.798 .666 .720
B2 7.60 3.519 .727 .653
B3 7.48 3.949 .570 .819

52
Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định lại yếu tố “Động cơ”, bảng điểm
định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,805> 0,6, tất cả hệ số tương quan tổng đều
> 0,3 và giá trị tại cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted < 0,805. Như vậy, sau khi loại
bỏ biến B4, biến độc lập “Động cơ” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

4.2.2.3. Chuyên ngành

Bảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Chuyên ngành”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.878 4

Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Chuyên
ngành”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
C1 11.13 7.024 .803 .817
C2 10.93 7.122 .747 .839
C3 10.91 7.429 .747 .839
C4 11.18 7.557 .652 .876

Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Chuyên
ngành” là 0,878 (> 0,6). Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3.
Các giá trị ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều thỏa mãn điều kiện < 0,878.
Như vậy, biến “Chuyên ngành” đã đạt yêu cầu về độ tin cậy.
4.2.2.4. Năm đang học

Bảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năm đang học”

53
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.820 4

Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Năm đang
học”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
D1 10.49 7.277 .578 .805
D2 10.27 7.256 .700 .747
D3 10.07 7.196 .693 .750
D4 10.24 7.328 .606 .790

Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năm đang
học” = 0,820 (>0,6) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Các giá trị của cột
Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,829. Như vậy biến “ Năm đang học”
đạt yêu cầu về độ tin cậy
4.2.2.5. Giới tính

Bảng 4.18: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giới tính”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.852 4
Bảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Giới tính”

54
Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
E1 9.18 8.588 .726 .797
E2 8.83 9.641 .621 .841
E3 9.04 9.065 .686 .814
E4 9.05 9.090 .740 .793
Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giới tính” =
0,852 (>0,6) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Các giá trị của cột
Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,852. Như vậy biến “ Năm đang học”
đạt yêu cầu về độ tin cậy
4.2.2.6.Môi trường làm việc

Bảng 4.20: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Môi trường làm việc”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.905 4

Bảng 4.21: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Môi trường
làm việc”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
F1 11.69 7.375 .835 .859
F2 11.73 7.861 .815 .866
F3 11.71 8.713 .704 .905
F4 11.72 7.701 .795 .874
Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Môi trường
làm việc” = 0,905 (>0,6) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Các giá trị của

55
cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,905. Như vậy biến “ Môi trường
làm việc” đạt yêu cầu về độ tin cậy
4.2.2.7. Thu nhập

Bảng 4.22: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.907 4

Bảng 4.23: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
G1 11.44 7.862 .819 .869
G2 11.57 8.281 .758 .891
G3 11.43 8.029 .812 .872
G4 11.51 8.420 .772 .886
Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập”
= 0,907 (>0,6) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Các giá trị của cột
Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,907. Như vậy biến “Thu nhập” đạt
yêu cầu về độ tin cậy
4.2.2.4. Tính cách

Bảng 4.24: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tính cách”

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.828 4

56
Bảng 4.25: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tính cách”

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
H1 10.33 7.230 .579 .817
H2 10.68 6.739 .733 .747
H3 10.61 6.862 .783 .730
H4 10.93 7.038 .552 .834

4.2.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA


Phân tích khám phá nhân tố EFA của các biến độc lập
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .908
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 2638.4
Sphericity Square 75
df 351
Sig. .000

Bảng 4.26: Hệ số KMO và Bartlett’s Test


Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5
(Garson, 2003) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu
dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,908 > 0,5 (rất tốt). Điều này
chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett’s là 2707,718 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05.
Lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong
tổng thể. Như vậy, giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất

57
bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân
tố.

Phương sai trích

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
Squared Loadings Squared Loadings
Tot % of Cumul Tota % of Cumul Tota % of Cumul
al Varia ative l Varia ative l Varia ative
nce % nce % nce %
1 13.3 49.55 49.556 13.3 49.55 49.556 6.99 25.90 25.909
80 6 80 6 5 9
2 2.55 9.476 59.032 2.55 9.476 59.032 4.78 17.71 43.623
8 8 3 4
3 1.37 5.084 64.116 1.37 5.084 64.116 3.08 11.43 55.061
3 3 8 8
4 1.12 4.178 68.294 1.12 4.178 68.294 2.94 10.89 65.957
8 8 2 6
5 1.04 3.869 72.163 1.04 3.869 72.163 1.67 6.206 72.163
5 5 5
6 .797 2.953 75.116
7 .743 2.753 77.869
8 .679 2.516 80.385
9 .591 2.189 82.574
10 .527 1.950 84.524
11 .496 1.836 86.360
12 .445 1.647 88.007
13 .406 1.502 89.509
14 .362 1.342 90.851
15 .343 1.270 92.121
16 .273 1.011 93.133
17 .270 .998 94.131
18 .241 .892 95.023
19 .231 .856 95.878
20 .190 .703 96.581

58
21 .179 .664 97.245
22 .158 .585 97.830
23 .148 .546 98.376
24 .141 .523 98.899
25 .130 .480 99.379
26 .091 .338 99.717
27 .076 .283 100.00
0
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 4.27: Phương sai trích

Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy 27 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 5 nhóm. Giá trị tổng
phương sai trích = 72,163% > 50%: đạt yêu cầu. Khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này
giải thích 72,163% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 5 có
Eigenvalues thấp nhất là 1,045 > 1.

Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
G3 .852
G1 .757
B3 .746
G4 .742
G2 .707
F2 .693
F1 .672
A4 .672
F4 .650 .520
A1 .637

59
C3 .772
C2 .732
C1 .694
C4 .606
F3 .515 .600
B2 .596
B1 .586
E1 .845
E4 .822
E3 .789
E2 .736
D2 .722
D1 .705
D3 .622
D4 .616
A2 .652
A3 .505 .573
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

Bảng 4.28: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax
Để ma trận xoay đạt yêu cầu thì phải thỏa mãn 2 yếu tố: giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt. Giá trị hội tụ là các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố,
khi biểu diễn trong ma trận xoay, các biến được nằm chung một cột với nhau. Còn giá
trị phân biệt là các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến
quan sát hội tụ ở nhân tố khác, khi biểu diễn trong ma trận xoay, từng nhóm biến sẽ
tách từng cột riêng biệt.

So sánh ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có ba biến xấu là A3, F3, F4, cần
xem xét loại bỏ:

 Biến A3 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 5 với hệ số tải


lần lượt là 0.505 và 0.573, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.573 – 0.505 = 0.068
< 0.2.

60
 .Biến F3 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 2 với hệ số tải
lần lượt là 0.515 và 0.600, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.600 – 0.515 = 0.085
< 0.2.
 Biến F4 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 2 với hệ số tải
lần lượt là 0.650 và 0.520, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.650 – 0.520 = 0.130
< 0.2.

Tác giả sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân tích
EFA. Từ 27 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ A3, F3 và F4 và đưa
24 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai.

Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .897
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 2226.3
Sphericity Square 48
df 276
Sig. <.001

Bảng 4.29: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax

Kết quả từ bảng KMO and Bartlett’s Test cho thấy chỉ số KMO = 0,897 (>0,5)
và mức ý nghĩa Sig. = 0,001 < 0,05. Như vậy, chứng tỏ dữ liệu dùng là rất phù hợp.

Phương sai trích 2

Total Variance Explained


Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of
pone Loadings Squared Loadings
nt Total % of Cumulat Total % of Cumul Tota % of Cumul
Variance ive % Variance ative l Varian ative
% ce %
1 11.641 48.502 48.502 11.641 48.502 48.502 6.65 27.717 27.717
2
2 2.505 10.439 58.941 2.505 10.439 58.941 4.14 17.275 44.993
6
3 1.367 5.698 64.639 1.367 5.698 64.639 3.12 13.013 58.006
3

61
4 1.061 4.419 69.058 1.061 4.419 69.058 2.65 11.051 69.058
2
5 .920 3.833 72.890
6 .766 3.192 76.082
7 .668 2.783 78.865
8 .662 2.758 81.623
9 .535 2.230 83.853
10 .477 1.988 85.841
11 .457 1.904 87.745
12 .407 1.695 89.440
13 .384 1.598 91.038
14 .325 1.355 92.394
15 .301 1.255 93.648
16 .258 1.073 94.722
17 .238 .993 95.715
18 .206 .859 96.573
19 .182 .759 97.332
20 .157 .654 97.986
21 .149 .621 98.607
22 .131 .545 99.152
23 .118 .490 99.643
24 .086 .357 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 4.30: Phương sai trích 2

Kết quả từ bảng Communalities và Total Variance Explained cho thấy:

Các biến quan sát đều có hệ số extraction > 0.5 => Biến quan sát tốt. Giá trị
Eigenvalue = 1.061 > 1 và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích = 69,058% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 4
nhân tố được trích cô đọng được 69,058% biến thiên các biến quan sát.

Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax 2

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4

62
G3 .860
G1 .778
B3 .778
G4 .745
G2 .738
F2 .726
A1 .710
F1 .688
A4 .677
A2 .599
C3 .749
C2 .726
C1 .713
B1 .671
B2 .651
C4 .512
E4 .834
E1 .834
E3 .804
E2 .722
D1 .740
D2 .717
D3 .611
D4 .595
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

Bảng 4.31: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax
Sau khi chạy lại ma trận xoay cho ra kết quả 23 biến quan sát được gom thành 4
nhân tố mới. Do có sự xáo trộn giữa biến quan sát của các nhân tố nên nhóm phải đặt
tên lại cho nhân tố mới như sau:
STT Nhóm mới Biến quan sát
1 N1(Mong G3 (Giúp anh/chị có khoản vốn riêng, thoải mái trong chi
muốn của tiêu)
sinh viên) G1 (Anh/Chị sẽ lựa chọn công việc làm thêm mang lại thu

63
nhập cao)
B3 (Anh/Chị quyết định lựa chọn việc làm thêm để kiếm
thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, nâng cao mức
sống)

G4 (Thu nhập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất của
công việc
G2 (Thu nhập từ công việc làm thêm giúp anh/chị giảm bớt
áp lực về kinh tế đến gia đình)
F2 (Gây dựng được các mối quan hệ trong công việc giúp
anh/chị nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, tăng lợi ích xã
hội)
A1 (Sự tự tin giúp anh chị lựa chọn được công việc tốt hơn)
F1 (Cơ sở vật chất tốt mang lại tâm thái thư giãn, thích thú
làm việc cho anh/chị)
A4 (Xu hướng tự ti khiến anh chị khó khăn hơn trong việc
lựa chọn công việc)
A2 (Tính cách lý trí giúp anh chị đưa ra quyết định sáng suốt
hơn khi lựa chọn công việc)

2 N2(Chuyên C3 (Có việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh/chị định
ngành) hướng rõ công việc trong tương lai)
C2 (Lựa chọn việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh chị
phát triển cơ hội của bản thân)
C1 (Dành thời gian tích luỹ chuyên môn giúp anh/chị có việc
làm đúng chuyên ngành)
B1 (Anh/chị lựa chọn đi làm thêm vì muốn phát triển kỹ năng
của bản thân kiến thức và khả năng của tôi là yếu tố quan
trọng khi lựa chọn công việc)
B2 (Việc làm thêm giúp anh/chị cải thiện kinh nghiệm làm
việc)
C4 (Anh/chị được khuyên lựa chọn công việc làm thêm theo
đúng chuyên ngành)
3 N3(Giới tính) E1 (Từ nhỏ, bố mẹ và thầy cô đã định hướng rằng: giới tính
của bạn nên lựa chọn công việc gì)
64
E2 (Định kiến của xã hội về giới tính trong việc chọn nghề
còn rất cao)
E3 (Nam thường sẽ có những công việc chân tay, nặng nhọc)
E4 (Nữ đa số sẽ làm những công việc tỉ mỉ, cẩn thận)
4 N4(Năm đang D1 (Lịch học dày đặc không cho phép anh/chị đi làm thêm)
học) D2 (Số lượng môn học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đi
làm thêm của anh/chị)
D3 (Mục đích của sinh viên qua các năm học là khác nhau)
D4 (Kết quả học tập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất
của công)

Bảng 4.32: Tổng hợp nhóm nhân tố mới sau khi chạy lại ma trận xoay
Biến anpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố mới
Động cơ (N1)
Bảng 4.33.Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N1
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.946 10

Bảng 4.34. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N1

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
A1 34.72 62.789 .787 .940
A2 34.81 65.299 .668 .945
A4 34.87 64.009 .680 .945
B3 34.79 61.494 .848 .937
F2 34.81 62.929 .826 .938
G1 34.82 62.353 .811 .939
G2 34.94 63.198 .779 .940
G3 34.81 62.728 .810 .939
G4 34.88 64.222 .745 .942

65
F1 34.77 62.432 .789 .940

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N1 là 0.946 > 0.6

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các
biến quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted)


của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm
quyết định không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N1 cả 10 biến quan sát
đều thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù
hợp để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Chuyên ngành (N2)

Bảng 4.35. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N2

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.896 6
Bảng 4.36. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N2

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
B1 18.50 18.706 .665 .886
B2 18.42 18.094 .719 .878
C1 18.62 17.902 .809 .864
C2 18.42 18.144 .748 .873
C3 18.39 18.610 .748 .874
C4 18.66 19.034 .635 .890
Kết quả kiểm định cho thấy:
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N2 là 0.896 > 0.6
66
Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các
biến quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted)


của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm
quyết định không loại bỏ biến quan sát nào.

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N2 cả 6 biến quan sát
đều thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù
hợp để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Giới tính (N3)

Bảng 4.37. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N3

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.852 4
Bảng 4.38. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N3

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
E1 9.18 8.588 .726 .797
E2 8.83 9.641 .621 .841
E3 9.04 9.065 .686 .814
E4 9.05 9.090 .740 .793
Kết quả kiểm định cho thấy:
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N3 là 0.852 > 0.6.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các
biến quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

67
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted)
của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm
quyết định không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N3 cả 4 biến quan sát
đều thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù
hợp để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Năm đang học (N4)

Bảng 4.39. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N4

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.820 4

Bảng 4.40. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N4

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted
D1 10.49 7.277 .578 .805
D2 10.27 7.256 .700 .747
D3 10.07 7.196 .693 .750
D4 10.24 7.328 .606 .790
Kết quả kiểm định cho thấy:
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N4 là 0.820 > 0.6.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các
biến quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted)


của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm
quyết định không loại bỏ biến quan sát nào

68
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N4 cả 4 biến quan sát
đều thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù
hợp để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Phân tích khám phá nhân tố EFA của biến phụ thuộc
Bảng 4.41. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc “Quyết định lựa
chọn công việc làm thêm”

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .782
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 198.73
Sphericity Square 4
df 6
Sig. <.001

Từ bảng trên của nhóm nghiên cứu, có thể thấy hệ số KMO của biến phụ thuộc =

0,782, thỏa mãn điều kiện 0,5 . Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity:
Sig. = 0,001 < 0,05 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.

Phương sai trích

Total Variance Explained


Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
nent Loadings
Total % of Cumulati Total % of Cumulati
Variance ve % Variance ve %
1 2.687 67.183 67.183 2.687 67.183 67.183
2 .644 16.106 83.290
3 .413 10.337 93.627
4 .255 6.373 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 4.42: Phương sai trích của biến phụ thuộc
Giá trị Eigenvalues = 2,687 > 1 và trích được 1 nhân tố duy nhất mang ý nghĩa tóm tắt
thống tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 67,183% > 50% cho thấy mô mình EFA là
69
phù hợp. Như vậy, nhân tố này giải thích được 67,183% biến thiên dữ liệu của 4 biến
quan sát tham gia phân tích EFA.
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson

Correlations
H_tb N1 N2 N3 N4
H_t Pearson 1 .768** .745** .396** .614**
b Correlation
Sig. (2-tailed) <.001 <.001 <.001 <.001
N 120 120 120 120 120
** **
N1 Pearson .768 1 .749 .344** .684**
Correlation
Sig. (2-tailed) <.001 <.001 <.001 <.001
N 120 120 120 120 120
** **
N2 Pearson .745 .749 1 .382** .688**
Correlation
Sig. (2-tailed) <.001 <.001 <.001 <.001
N 120 120 120 120 120
** ** **
N3 Pearson .396 .344 .382 1 .415**
Correlation
Sig. (2-tailed) <.001 <.001 <.001 <.001
N 120 120 120 120 120
** ** **
N4 Pearson .614 .684 .688 .415** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) <.001 <.001 <.001 <.001
N 120 120 120 120 120
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 4.43: Kết quả phân tích tương quan Person
Tương quan tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
 Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Mong muốn của sinh viên” (N1) đến
biến phụ thuộc H_tb có sig. = 0,001 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,768 ≤ 1. Điều này cho
thấy biến độc lập N1 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc H_tb.
 Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Chuyên ngành” (N2) đến biến phụ
thuộc H_tb có sig. = 0,001 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,745 ≤ 1. Điều này cho thấy biến
độc lập N2 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc H_tb.

70
 Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Giới tính” (N3) đến biến phụ thuộc
H_tb có sig. = 0,001 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,396 ≤ 1. Điều này cho thấy biến độc
lập N3 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc H_tb.
 Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Năm đang học” (N4) đến biến phụ
thuộc H_tb có sig. = 0,001 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,614 ≤ 1. Điều này cho thấy biến
độc lập N4 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc H_tb.

4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến


Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
1 Regressio 57.809 4 14.452 56.696 <.001b
n
Residual 29.314 115 .255
Total 87.123 119
a. Dependent Variable: H_tb
b. Predictors: (Constant), N4, N3, N1, N2
Bảng 4.44: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA
Giá trị sig. của kiểm định F = 0,001 < 0,05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính
bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được .
Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary

Model Summaryb
M R R Adjusted Std. Selection Criteria Durbin-
od Squa R Square Error of Akaike Amemiy Mallows' Schwarz Watson
el re the Informat a Predictio Bayesian
Estimate ion Predictio n Criterion
Criterion n Criterion
Criterion
1 .815a .664 .652 .50488 -159.130 .366 5.000 -145.192 2.086
a. Predictors: (Constant), N4, N3, N1, N2
b. Dependent Variable: H_tb

4.45: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary

71
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có = 0,664 và
hiệu chỉnh = 0,652. Ta nhận thấy hiệu chỉnh nhỏ hơn nên ta dùng nó để đánh giá
độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của
mô hình ( Hoàng Trọng& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hiệu chỉnh = 0,652 nói
lên mức độ thích hợp của mô hình là 65,2% hay nói cách khác và 65,2% sự biến thiên
của biến “Quyết định lựa chọn công việc làm thêm” được giải thích chúng của 4 biến
quan sát.Trị số thống kê Durbin – Watson= 2,086 nằm trong khoảng 1,5-2,5 nên không
có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính
đưa bội ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficient
s
B Std. Beta Tolera VIF
Error nce
1 (Const .196 .231 .847 .399
ant)
N1 .445 .085 .458 5.249 <.001 .385 2.597
N2 .356 .089 .353 4.002 <.001 .376 2.661
N3 .084 .052 .096 1.600 .112 .810 1.235
N4 .018 .080 .018 .224 .823 .442 2.262
a. Dependent Variable: H_tb

Bảng 4.46: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary
.
Mức ý nghĩa Sig kiểm định t của ba biến N1, N2 nhỏ hơn 0,05 do đó ba biến
độc lập này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc “H_tb”, còn mức ý nghĩa Sig kiểm
định t của biến N3, N4 lần lượt là 0,112 và 0,823 lớn hơn 0,05 vậy suy ra biến N3, N4
không có sự tác động lên biến phụ thuộc “H_tb” và bác bỏ toàn bộ giả thuyết của biến
N3, N4 hay biến N3, N4 không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc.
Hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2018).Hệ số hồi quy
của 2 biến độc lập N1, N2 mang dấu dương nên đều tác động thuận chiều đến “YĐ”.

72
Từ các hệ số hồi quy, chúng ta xây dựng được phương trình hồi quy chuẩn hóa như
sau:
YĐ = 0,458*N1 + 0,353*N2

Theo phương trình hồi quy trên trọng số của các yếu tố tác động đến ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp được sắp xếp thoe mức độ từ mạnh đến yếu như sau:
N1: 0,458
N2: 0,353
Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong mối quan
hệ so sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy (Beta) đã được chuẩn
hóa. Ta có N1 là quan trọng nhất do có hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,458; N2 quan
trọng thứ nhì do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,353.
Kiểm định vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư

Nhận xét:
- MEAN = -3,46 × gần bằng 0
- Độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.983 gần bằng 1
- Đường cong hình chuông
 Phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư

73
Mô hình điều chỉnh

Mong muốn
của sinh viên

Hình 4.7: Mô hình điều chỉnh sau khi kiểm định

74
4.3. Kết luận kết quả chung
Với kết quả của việc tổng hợp phiếu phỏng vấn thì yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất
đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại
đó chính là yếu tố “Mong muốn của sinh viên”, tiếp theo đó là các yếu tố với mức độ
ảnh hưởng ít dần là: Thu nhập, tính cách, môi trường làm việc, năm đang học, giới
tính, chuyên ngành.

So với kết quả phân tích định lượng thì có sự khác biệt cụ thể với mức tác động
của các yếu tố đến quyết định lựa chọn công việc làm thêmcủa sinh viên trường Đại
học Thương mại. Yếu tố “Mong muốn của sinh viên” có mức độ tác động lớn nhất, tiếp
đến là các yếu tố chuyên ngành.

Tính cách, môi trường làm việc và thu nhập đều có tác động đến quyết định
chọn công việc thêm, tuy nhiên do những nhân tố này đã bị gom lại thành 1 nhóm
chung nên ko thể xác định đc sự tác động của từng nhóm đến quyết định chọn công
việc là gì.

Sự khác nhau này có thể được lý giải bởi:

- Phương pháp khảo sát khác nhau giữa phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn, lượng
người được phỏng vấn chưa thực sự nhiều (20 người), xử lý định lượng bằng phần
mềm mang tính chính xác cao hơn.
- Kết quả phân tích định lượng có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng câu trả lời của
phiếu phỏng vấn, mặc dù đã qua sàng lọc loại bỏ.
- Mong muốn của sinh viên đi làm thêm là một yếu tố mà ở cả hai phương pháp
đều nằm ở nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong quyết định lựa chọn đi làm thêm.
Mong muốn chính là lý do, mục đích thúc đẩy sinh viên lựa chọn một công việc làm
thêm cụ thể. Những mong muốn đó có thể là tài chính, học tập, trải nghiệm,...Tùy
thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh của bản thân, mỗi sinh viên sẽ có những động cơ khác
nhau để lựa chọn công việc làm thêm. Tuy nhiên, mong muốn là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công của công việc làm thêm. Khi có mong muốn rõ ràng, sinh
viên sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu của mình.

75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Thương mại
thì từ kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước
để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Đại học Thương mại. Đóng góp của đề tài này là kết hợp với lý thuyết từ các
nghiên cứu trước để xây dựng mô hình và kiểm nghiệm thực tế đối với các sinh viên
Đại học Thương mại. Thông qua phân tích các nhân tố, sau khi kết thúc quá trình xử lý
và phân tích dữ liệu, thu được kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: 7
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
Đại học Thương mại bao gồm “động cơ”, “thu nhập”, “giới tính”, “tính cách”, “chuyên
ngành”, “năm đang học”, “môi trường làm việc”. Trong đó nhân tố “động cơ” là nhân
tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
Thương mại. Đồng thời, sau khi thu được kết quả nhóm nghiên cứu thấy rằng các công
việc mà sinh viên Đại học Thương mại lựa chọn để đi làm thêm đa phần là công việc
gia sư, nhân viên phục vụ tại các quán ăn, quán nước, nhân viên bán hàng…

Điểm giống: Cả mô hình ban đầu và mô hình mới không phát hiện thêm nhân tố mới.

Điểm khác:

Mô hình ban đầu có 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại bao gồm:
Động cơ, thu nhập, tính cách, môi trường làm việc, năm đang học, giới tính, chuyên
ngành. Mô hình mới sau khi chạy bằng phần mềm SPSS chỉ còn lại 2 nhân tố là: Mong
muốn của sinh viên và chuyên ngành.

Với phỏng vấn định lượng, sau khi tổng hợp kết quả cho thấy “Mong muốn của
sinh viên” là nhân tố tác động mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố “Chuyên ngành” đã tác
động đến ý định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực -
Trường Đại học Thương mại.

Với phỏng vấn định tính, sau khi tổng hợp kết quả cho thấy “ Mong muốn của
sinh viên” là nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại, Sau đó, mức độ tác

76
động giảm dần là các nhân tố: “Thu nhập”, “Tính cách”, “Môi trường làm việc”, “Năm
đang học”, “Giới tính” và cuối cùng là “Chuyên ngành”

Đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu chưa?
Bài nghiên cứu của nhóm đã thành công giải quyết được câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra:

Động cơ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường Đại học Thương mại.
Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường Đại học Thương mại.
Giới tính không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Năm đang học không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Tính cách có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh
viên Trường Đại học Thương mại.
Chuyên ngành không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Bài nghiên cứu cũng đã đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại. Dựa vào kết quả nghiên cứu
đưa ra được nhận định đâu là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Giải pháp
Nhân tố có ảnh hưởng nhất đến vấn đề ra quyết định khi đi làm thêm của sinh
viên là “Mong muốn của sinh viên”. Vì vậy, nhà trường cần chú ý đến yếu tố này khi
thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên đi làm thêm nhưng cũng không bỏ quên những
yếu tố khác. Có như vậy mới tạo ra một tác động tổng hợp ảnh hưởng mạnh đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên.

77
Định hướng giúp sinh viên xây dựng và cải thiện mối quan hệ tốt khi đi làm
thêm. Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ của nhà trường và doanh nghiệp tạo dựng nhiều
cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Tổ chức nhiều chuyên đề tập huấn, trao đổi
chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức thực tế và môi trường làm việc cho sinh viên xoay
quanh vấn đề việc làm thêm. Sắp xếp thời gian biểu một cách hiệu quả để hỗ trợ sinh
viên linh hoạt về vấn đề thời gian khi đi làm thêm và không ảnh hưởng đến thời gian
lên lớp. Đối tượng có ảnh hưởng lớn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đa số là
những sinh viên ngoại tỉnh, đặc biệt là những sinh viên năm ba và năm cuối quyết định
đi làm thêm. Vì thế, nhà trường cần chú ý đến đối tượng này trong quá trình thực hiện
chính sách hỗ trợ sinh viên.

Đối với nhà trường:


Nhà trường nên có quy chế khuyến khích và hỗ trợ những sinh viên đi làm
thêm, tuy nhiên việc làm chỉ giới hạn không ảnh hưởng đến việc học tập vì học tập vẫn
là nhiệm vụ chính yếu của sinh viên. Thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ sinh viên
về vấn đề việc làm. Để tiếp nhận và hỗ trợ tư vấn sinh viên xoay quanh vấn đề việc
làm, giới thiệu và mở rộng các công việc làm liên quan các dịch vụ trong trường cho
sinh viên, đặc biệt ưu tiên cho những em có hoàn cảnh khó khăn - phổ biến tích cực để
sinh viên biết đến và đăng ký các công việc làm thêm tại trường với khung giờ phù hợp
với lịch học. Giải đáp những khó khăn của sinh viên, tư vấn tâm lý, trang bị và những
kỹ năng thiết thực khi đi làm thêm để không ảnh hưởng đến quá trình học tập trên
trường. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên có được việc
làm: Ngay khi còn đi học qua các công việc bán thời gian tại doanh nghiệp như các
công việc khảo sát thị trường, nhập liệu,... những công việc không cần nhân viên
thường xuyên mà chỉ có tính giai đoạn.
Các công việc bán thời gian này vừa có lợi về tài chính cho doanh nghiệp vừa
tận dụng được các em đã qua đào tạo ở trường qua các môn học liên quan. Sau khi ra
trường đối với những sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tổ
chức những hội thảo, lớp học miễn phí cho sinh viên học hỏi những kỹ năng viết hồ sơ
xin việc, tuyển dụng, làm việc trong khi đi học và sau khi ra trường, v.v... Theo những
buổi hội thảo tổ chức gần đây của Khoa, các khách mời doanh nghiệp đặc biệt các cựu
sinh viên luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Các buổi nói chuyện tổ
chức vào ngày chủ nhật luôn được hưởng ứng bởi khách mời doanh nghiệp và các cựu

78
sinh viên. Tổ chức các chương trình giao lưu học hỏi từ các doanh nghiệp, cựu sinh
viên đã ra trường.

Đối với gia đình:


Khuyến khích và hỗ trợ các bạn sinh viên đi làm thêm để học hỏi kinh nghiệm
thực tế, rèn luyện tính học tập… Đi học không có nghĩa là ảnh hưởng việc học nhiều
mà bổ sung nhiều kiến thức khác trong cuộc sống. Việc làm giúp cho sinh viên biết giá
trị của đồng tiền mà bố mẹ tạo ra và giúp các em khi đi học. Luôn là người bạn đồng
hành, chỗ dựa tinh thần vững chắc, đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các bạn sinh
viên.

Đối với cá nhân:


Sinh viên nên xác định mục tiêu rõ ràng khi đi làm thêm, chuẩn bị cho mình
hành trang kiến thức về công việc làm thêm, lựa chọn công việc làm thêm phù hợp đặc
biệt là những nhóm công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang theo học. Cân
nhắc lựa chọn thời điểm đi làm thêm thích hợp tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập
của bản thân.

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. THS. Nguyễn Thị Phượng, Trần Diễm Thuý_2020 - Những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An
Giang
2. Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung_2011 - Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ
3. Th.s Mai Thị Hồng Nhung - Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm
việc bán thời gian của sinh viên trường Kinh tế - Đại học Duy Tân
4. Vũ Xuân Tường, Tôn Nguyễn Trọng Hiền, Lâm Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Thu
Sương, Phạm Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Hoàng Tú Trinh, Trần Thị Ngọc Thư,
Hồng Nhật Thuỷ - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên
Trường Đại học Văn Lang

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Asma Shahid Kazi, Abeeda Akhlaq - Factors affecting students’ career choice
2. Võ Thuỷ Tiên, Đỗ Thị Như Quỳnh, Trần Thanh Tuấn, Phạm Thanh Phương,
Nguyễn Lê Hà Phương, Lê Xuân Thông, Nguyễn Hồng Uyên, Nguyễn Thị Thuý
Nga _2019 - Determinant factor of students’ decisions on choosing part-time
job
3. Tran Phuong Ngan_2021 - A Study on the Effects of Part-time Jobs for HUFI
Students
4. Ethel Ndidiamaka Abe & Vitallis Chikoko_2020 - Exploring the factors that
influence the career decision of STEM students at a university in South Africa
5. NATALIA GRACE MAY HONG PANG 2014 - FACTORS AFFECTING
STUDENT’S CAREER CHOICE IN NEW ZEALAND
6. Robinson, Lyn - The Effects of Part- Time work on school Students

80
PHỤ LỤC
CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Kính chào anh/chị!

Chúng tôi đến từ Nhóm 3 – Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của Trường Đại
học Thương mại. Chúng tôi đang khảo sát đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại”. Xin quý
anh/chị dành chút ít thời gian thảo luận cùng chúng tôi về những vấn đề liên quan đến
đề tài nêu trên. Mọi ý kiến đóng góp và quan điểm của quý anh/chị đều có ý nghĩa đối
với đề tài này. Mong nhận được sự hợp tác từ quý anh/chị.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Anh/chị tên là gì?


2. Anh/chị đang là sinh viên năm mấy?
3. Anh/chị đang học chuyên ngành gì?

Câu hỏi phỏng vấn


1. Anh/chị có đi làm thêm không?
2. Anh/chị làm công việc gì?
3. Tại sao anh/chị lại làm công việc đó?
4. Động cơ anh/chị quyết định lựa chọn công việc đó là gì?
4.1. Anh/chị nhận được kỹ năng gì khi quyết định lựa chọn làm công việc đó?
4.2. Mở rộng mối quan hệ có phải là một trong những yếu tố để khiến anh/chị lựa
chọn công việc đó không? Tại sao?
4.3. Công việc làm thêm này tác động đến kết quả học tập của anh/chị như thế nào?
5. Theo anh/chị thu nhập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
ra sao?
5.1. Thu nhập của anh/chị khoảng bao nhiêu khi chọn công việc này?
5.2. Anh/chị có cảm nhận gì về mức lương của anh/chị hiện tại?
5.3. Trong tương lai, anh/chị mong muốn mức lương như thế nào từ công việc làm
thêm này?
6. Giới tính tác động đến việc anh/chị lựa chọn công việc này như thế nào?
6.1. Có sự khác nhau như thế nào về giới tính khi cùng làm công việc này?
6.2. Quan điểm của anh/chị về việc giới tính của ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm.
6.3. Giới tính của anh/chị tạo ra lợi thế nào khi anh/chị lựa chọn công việc này?
6.4. Giới tính của anh/chị tạo ra hạn chế nào khi anh/chị lựa chọn công việc này?
81
7. Tính cách tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
anh/chị?
7.1. Tính cách của anh/chị phù hợp với công việc mà anh/chị chọn không? Tại sao
anh/chị lại nghĩ nó phù hợp với công việc đó?
7.2. Anh/chị nghĩ rằng tính cách của anh/chị ảnh hưởng như thế nào đến cách
anh/chị làm việc và tương tác với người khác?
7.3. Nếu tính cách không phù hợp với công việc anh/chị sẽ nghĩ nó sẽ mang đến trở
ngại như thế nào?
7.4. Anh/chị thấy mình có những đặc điểm nổi bật nào trong tính cách? Hãy cho
chúng tôi biết về những đặc điểm đó và cách chúng ảnh hưởng đến anh/chị trong công
việc và cuộc sống hàng ngày.
7.5. Theo anh/chị những phẩm chất hay tính cách nào của con người ảnh hưởng
nhiều nhất đến việc đưa ra quyết định lựa chọn việc làm thêm?
7.6. Thuận lợi của người hướng ngoại/hướng nội khi làm công việc này là gì?
Anh/chị nghĩ mình phù hợp làm việc nhóm hay làm việc một cách độc lập?
8. Năm đang học ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của anh/chị?
8.1. Anh/chị đang là sinh viên năm mấy? Anh/chị bắt đầu đi làm thêm từ khi nào?
8.2. Anh/chị nghĩ sinh viên nên đi làm thêm từ năm mấy và lí do vì sao?
8.3 Anh/chị nghĩ có sự khác biệt lớn về sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối
trong việc đưa ra quyết định lựa chọn công việc đi làm thêm không? Tại sao anh/chị lại
nghĩ như vậy?
9. Công việc anh/chị lựa chọn có liên quan thế nào đến chuyên ngành mà anh/chị
đang theo học?
9.1 Anh/chị nghĩ sao nếu chúng ta chọn công việc làm thêm trái với chuyên ngành
mà mà chúng ta theo học?
9.2 Công việc làm thêm này mang đến kinh nghiệm gì đối với công việc liên quan
đến chuyên ngành mà anh/chị lựa chọn?
9.3 Anh/chị có thể nêu ra một số ví dụ về chuyên ngành ảnh hưởng tới công việc
làm thêm mà anh/chị biết hoặc đã từng thấy.
9.4 Anh/chị mong muốn sẽ học được những gì từ công việc này?
10. Môi trường làm việc tác động thế nào đến quyết định anh/chị chọn công
việc làm thêm này?
10.1 Môi trường làm việc lý tưởng của anh/chị là gì?
10.2 Cơ sở vật chất có ảnh hưởng gì đến việc anh/chị quyết định lựa chọn công
việc này?
10.3 Nếu môi trường làm việc gây nên sự khó chịu cho anh/chị thì anh/chị có quyết
định lựa chọn công việc này không? Giải thích.

82
10.4 Anh/chị nhận xét đồng nghiệp của anh chị là người như thế nào? Sự hoà đồng
giữa các đồng nghiệp có gây nên ấn tượng để anh/chị quyết định lựa chọn công việc
không?
10.5 Môi trường làm việc của công việc hiện tại sẽ gây ảnh hưởng như thế nào với
anh/chị quyết định lựa chọn môi trường làm việc trong tương lai?
10.6 Ý kiến của anh/chị về các quy định thể chế trong công ty?
11. Ngoài những yếu tố chúng tôi đã đề cập đến ở trên, còn yếu tố nào khác tác
động đến quyết định lựa chọn công việc đi làm thêm của anh/chị không?

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý anh/chị!

Chúc quý anh/chị gặp nhiều may mắn trong học tập và công việc.

83
BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU

Kính chào anh/chị!

Chúng tôi là sinh viên Khoa Quản Trị Nhân Lực trường Đại học Thương mại. Chúng
tôi đang khảo sát đề tài nghiên cứu: “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại ”. Xin quý anh/chị
dành chút ít thời gian thảo luận cùng tôi về những vấn đề liên quan đến đề tài nêu
trên. Mọi ý kiến đóng góp và quan điểm của quý anh/chị đều có ý nghĩa đối với đề tài
này. Những đóng góp của anh/chị chỉ có phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, không phục
vụ cho việc thương mại. Mong nhận được sự hợp tác của quý anh/chị.

Trân trọng.

PHẦN 1: CÂU HỎI CHUNG

1. Trong quá khứ anh/chị có từng đi làm thêm không?

☐ Có

☐ Không

2. Hiện tại anh/chị có đang đi làm thêm không?

☐ Có

☐ Không

3. Anh/chị sẽ dành bao nhiêu thời gian trong một tuần cho công việc làm thêm của
mình ?

☐ 15-20 tiếng

☐ 20-24 tiếng

☐ 24-40 tiếng

☐ 40 tiếng trở lên

4. Công việc làm thêm mong muốn của anh/chị liên quan đến lĩnh vực gì ?

84
☐ Giáo dục

☐ Kinh tế - Chính trị

☐ Đời sống

☐ Giải trí

☐ Khác

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Anh/chị lựa chọn mức độ bằng cách tích vào ô phù hợp theo thang đo sau:

1. Rất không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Trung lập

4. Đồng ý

5. Rất đồng ý

Mã Nội dung Mức độ ý kiến


hóa 1 2 3 4 5
TÍNH CÁCH
A1 Sự tự tin giúp anh chị lựa chọn được công việc tốt hơn
A2 Tính cách lý trí giúp anh chị đưa ra quyết định sáng suốt
hơn khi lựa chọn công việc
A3 Sự năng nổ, hoạt bát giúp anh chị tìm việc làm thêm dễ
dàng và có nhiều sự lựa chọn hơn
A4 Xu hướng tự ti khiến anh chị khó khăn hơn trong việc lựa
chọn công việc
ĐỘNG CƠ
B1 Anh/chị lựa chọn đi làm thêm vì muốn phát triển kỹ năng
của bản thân kiến thức và khả năng của tôi là yếu tố quan
trọng khi lựa chọn công việc
B2 Việc làm thêm giúp anh/chị cải thiện kinh nghiệm làm
85
việc
B3 Anh/Chị quyết định lựa chọn việc làm thêm để kiếm
thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, nâng cao mức
sống.
B4 Anh/Chị ưu tiên việc làm thêm mang lại lợi ích vật chất
trong thời gian ngắn hơn là lợi ích tri thức.
CHUYÊN NGÀNH
C1 Dành thời gian tích lũy chuyên môn giúp anh/chị có việc
làm đúng chuyên ngành
C2 Lựa chọn việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh chị
phát triển cơ hội của bản thân
C3 Có việc làm thêm đúng chuyên ngành giúp anh/chị định
hướng rõ công việc trong tương lai
C4 Anh/chị được khuyên lựa chọn công việc làm thêm theo
đúng chuyên ngành
NĂM ĐANG HỌC
D1 Lịch học dày đặc không cho phép anh/chị đi làm thêm
D2 Số lượng môn học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đi
làm thêm của anh/chị
D3 Mục đích của sinh viên qua các năm học là khác nhau
D4 Kết quả học tập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất
của công
GIỚI TÍNH
E1 Từ nhỏ, bố mẹ và thầy cô đã định hướng rằng: giới tính
của bạn nên lựa chọn công việc gì
E2 Định kiến của xã hội về giới tính trong việc chọn nghề
còn rất cao
E3 Nam thường sẽ có những công việc chân tay, nặng nhọc
E4 Nữ đa số sẽ làm những công việc tỉ mỉ, cẩn thận
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
F1 Cơ sở vật chất tốt mang lại tâm thái thư giãn, thích thú
làm việc cho anh/chị
F2 Gây dựng được các mối quan hệ trong công việc giúp
anh/chị nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, tăng lợi ích
xã hội
F3 Các chính sách đãi ngộ trong việc làm có mang lại lợi ích
về kinh tế cho anh/chị
F4 Tâm thái thoải mái, dễ chịu giúp tăng năng suất làm việc
của anh/chị
THU NHẬP
86
G1 Anh/Chị sẽ lựa chọn công việc làm thêm mang lại thu
nhập cao.
G2 Thu nhập từ công việc làm thêm giúp anh/chị giảm bớt
áp lực về kinh tế đến gia đình
G3 Giúp anh/chị có khoản vốn riêng, thoải mái trong chi tiêu
G4 Thu nhập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tích chất của
công việc
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
H1 Tôi sẽ thay đổi công việc nếu có một công việc phù hợp
với bản thân hơn.
H2 Sau khi lựa chọn được công việc làm thêm anh chị sẽ có
ý định gắn bó lâu dài
H3 Anh/chị sẽ hài lòng sau khi cân nhắc và quyết định lựa
chọn công việc làm thêm
H4 Gia đình luôn định hướng anh/chị trong công việc

PHẦN 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giới tính của anh/chị là gì?

☐ Nam

☐ Nữ

Anh/chị hiện là sinh viên năm mấy?

☐ Năm 1

☐ Năm 2

☐ Năm 3

☐ Năm 4

…Hết…

87

You might also like