You are on page 1of 86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Quản Trị Kinh Doanh



ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA


CHỌN CÔNG VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA
QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm thực hiện: Nhóm 04

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thu

Lớp học phần: 2202SCRE0111

Hà Nội, 2022

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tháng 2 3 4 Kết quả mong đợi Kết Hạn Người


quả nộp thực
Ngày 10- 2- 10- 26- 1-
thực hiện
28 10 25 31 13
tế

Chương 1: Đặt vấn đề/ Mở đầu:

1.1. Bối cảnh Xác định đúng bối Đạt 28/2 Hoàng
nghiên cứu cảnh phù hợp, khoa yêu Đức Hậu
học cầu

1.2. Tổng quan Tìm được tài liệu Đạt 28/2 Nguyễn
nghiên cứu tiếng Việt và tiếng yêu Thị Hoa,
Anh liên quan đến cầu Vũ Thị
đề tài Hiền

1.3. Mục tiêu, Đối tượng cụ thể, Đạt 28/2 Nguyễn


đối tượng nghiên mục tiêu nghiên yêu Thị Hiên
cứu cứu rõ ràng cầu

1.4. Câu hỏi Câu hỏi trọng tâm Đạt 28/2 Nguyễn
nghiên cứu với đề tài yêu Thị Hiên
cầu

1.5. Giả thuyết Giả thuyết, mô hình Đạt 28/2 Lê Thị


và mô hình khoa học, đảm bảo yêu Hiền,
nghiên cứu phù hợp với đề tài cầu Đào Thị
Hiền

1.6. Ý nghĩa của Nêu được nghĩa Đạt 28/2 Nguyễn


nghiên cứu chủ yếu của đề tài yêu Thị Hiền
cầu

1.7. Thiết kế Thiết kế khoa học, Đạt 28/2 Nguyễn


nghiên cứu đúng đề tài yêu Thị Hiền
cầu

2
Chương 2: Cơ sở lý luận:

2.1. Các khái Nêu đủ khái niệm Đạt 10/3 Vũ Thị


niệm và vấn đề và vấn đề lý thuyết yêu Hiền, Lê
lý thuyết liên quan cầu Bá Hiếu,
Vy Thị
Mai
Hạnh

2.2. Cơ sở lý Cơ sở phù hợp, Đạt 10/3 Nguyễn


thuyết chính xác yêu Trung
cầu Hiếu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Tiếp cận Đưa ra được cách Đạt 10/3 Nguyễn


nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu yêu Thị Hiên,
hợp lý cầu Hoàng
Đức Hậu

3.2. Phương Đưa ra được các Đạt 10/3 Đào Thị


pháp chọn mẫu, phương pháp phù yêu Hiền, Lê
thu thập và xử lý hợp cầu Thị Hiền
dữ liệu

3.3. Xử lý và Đưa ra công cụ xử Đạt 10/3 Nguyễn


phân tích dữ liệu lý và phân tích yêu Thị Hiền,
khoa học cầu Nguyễn
Trung
Hiếu

Chương 4: Kết quả/ Thảo luận:

4.1. Kết quả xử Thống kê được câu Đạt 22/3 Vũ Thị


lý định tính trả lời của người yêu Hiền
được phỏng vấn cầu

4.2. Kết quả xử Chạy Cronbach’s Đạt 24/3 Nguyễn

3
lý định lượng Alpha, EFA, hồi yêu Thị Hoa
quy bằng phần cầu
mềm SPSS

4.3. Kết luận kết Chỉ ra được sự Đạt 25/3 Vũ Thị


quả chung khác nhau của kết yêu Hiền
quả định tính và cầu
định lượng

Chương 5: Kết luận và kiến nghị:

5.1. Kết luận Đưa ra kết luận Đạt 31/3 Nguyễn


chung cho đề tài yêu Thị Hoa
cầu

5.2. Những phát Tìm ra được nhân Đạt 31/3 Nguyễn


hiện của đề tài, tố mới ảnh hưởng yêu Thị Hoa
giải quyết câu đến kết quả nghiên cầu
hỏi nghiên cứu cứu

5.3. Kiến nghị Đưa ra những ý Đạt 31/3 Nguyễn


kiến và đề xuất cho yêu Thị Hoa
đề tài cầu

6. Tài liệu tham Thống kê danh mục Đạt 6/4 Vũ Thị


khảo tài liệu tham khảo yêu Hiền, Vy
được sử dụng cầu Thị Mai
Hạnh, Lê
Bá Hiếu

7. Phụ lục Phiếu phỏng vấn, Đạt 6/4 Vũ Thị


phiếu khảo sát yêu Hiền
cầu

8. Tổng hợp, Chỉnh sửa cận thận, Đạt 6/4 Vũ Thị


chỉnh sử Word đầy đủ yêu Hiền,
cầu Nguyễn

4
Thị Hoa

9. Thiết kế PowerPoint sinh Đạt 13/4 Vy Thị


PowerPoint động, đủ ý yêu Mai
cầu Hạnh, Lê
Bá Hiếu

10. Thuyết trình Rõ ràng, mạch lạc Đạt Vũ Thị


yêu Hiền
cầu

5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 1)


I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 20h ngày 09/02

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

31. Vy Thị Mai Hạnh


32. Hoàng Đức Hậu
33. Nguyễn Thị Hiên
34. Đào Thị Hiền
35. Lê Thị Hiền
36. Nguyễn Thị Hiền
37. Vũ Thị Hiền
38. Lê Bá Hiếu
39. Nguyễn Trung Hiếu (Thư ký)
40. Nguyễn Thị Hoa (Nhóm trưởng)
III, Nội dung cuộc họp:

Nhóm trưởng triển khai bố cục, dàn ý bài thảo luận. Phân công làm nội dung, word,
powponit, thuyết trình và tìm hiểu phần mềm SPSS.

IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến
Cuộc họp diễn ra từ 20h – 21h00
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng

Hoa

Nguyễn Thị Hoa

6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 2)


I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h ngày 10/03

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

31. Vy Thị Mai Hạnh


32. Hoàng Đức Hậu
33. Nguyễn Thị Hiên
34. Đào Thị Hiền
35. Lê Thị Hiền
36. Nguyễn Thị Hiền
37. Vũ Thị Hiền
38. Lê Bá Hiếu
39. Nguyễn Trung Hiếu (Thư ký)
40. Nguyễn Thị Hoa (Nhóm trưởng)
III, Nội dung cuộc họp:

Xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn


Phân chia nhiệm vụ phỏng vấn cho các thành viên
IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến
Cuộc họp diễn ra từ 21h00 – 22h00
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng

Hoa

Nguyễn Thị Hoa

7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 3)


I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h ngày 13/03

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

31. Vy Thị Mai Hạnh


32. Hoàng Đức Hậu
33. Nguyễn Thị Hiên
34. Đào Thị Hiền
35. Lê Thị Hiền
36. Nguyễn Thị Hiền
37. Vũ Thị Hiền
38. Lê Bá Hiếu
39. Nguyễn Trung Hiếu (Thư ký)
40. Nguyễn Thị Hoa (Nhóm trưởng)
III, Nội dung cuộc họp:

Tổng hợp sơ lược kết quả phỏng vấn


Xây dựng bảng hỏi khảo sát
Phân công khảo sát, phân tích kết quả khảo sát
IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến
Cuộc họp diễn ra từ 21h00 – 22h00
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng

Hoa

Nguyễn Thị Hoa

8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Buổi 4)


I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h ngày 07/04

Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

31. Vy Thị Mai Hạnh


32. Hoàng Đức Hậu
33. Nguyễn Thị Hiên
34. Đào Thị Hiền
35. Lê Thị Hiền
36. Nguyễn Thị Hiền
37. Vũ Thị Hiền
38. Lê Bá Hiếu
39. Nguyễn Trung Hiếu (Thư ký)
40. Nguyễn Thị Hoa (Nhóm trưởng)
III, Nội dung cuộc họp:

Góp ý chỉnh sửa nội dung


Hoàn thành nội dung
Đánh giá và nhận xét thành viên
IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp ý kiến
Cuộc họp diễn ra từ 21h00 – 22h00
Thư ký ghi chép lại biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng

Hoa

Nguyễn Thị Hoa

9
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhận xét Đánh giá Ký tên

31 Vy Thị Mai Hạnh Hạnh

32 Hoàng Đức Hậu Hậu

33 Nguyễn Thị Hiên Hiên

34 Đào Thị Hiền Hiền

35 Lê Thị Hiền Hiền

36 Nguyễn Thị Hiền Hiền

37 Vũ Thị Hiền Hiền

38 Lê Bá Hiếu Hiếu

39 Nguyễn Trung Hiếu Hiếu

40 Nguyễn Thị Hoa Hoa

10
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................13


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................14
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................17
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ/ MỞ ĐẦU ...........................................................................18
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và nêu tên đề tài .....................................................................18
1.2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................19
1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...........................................................................25
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................26
1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ..........................................................................27
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ...........................................................................................28
1.7. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................31
2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài: .........................................31
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................39
3.1. Tiếp cận nghiên cứu ................................................................................................39
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu ...................................................39
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu .......................................................................................42
3.3.1. Thống kê mô tả .................................................................................................42
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha......................42
3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ/THẢO LUẬN ...........................................................................44
4.1. Kết quả xử lý định tính ............................................................................................44
4.2. Kết quả xử lý định lượng .........................................................................................48
4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu .................................................................................48
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha ...........................................................................51
11
4.2.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA......................................................................56
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson ...........................................................................68
4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................69
4.3. Kết luận kết quả chung ............................................................................................73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................79
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................79

12
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Lê Thị Thu – Giảng viên
giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học,
chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô. Cô đã
giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà cô
truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài gửi đến cô.

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của chúng em
vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình hoàn thành bài thảo luận này. Nhóm em mong cô xem và góp ý để bài thảo luận của
chúng em được hoàn thiện hơn. Kính chúc cô luôn hạnh phúc, có thật nhiều sức khỏe và
thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

13
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về giới tính ............................................................................48
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về học vấnBảng .....................................................................49
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát tình trạng đi làmBảng ...........................................................49
Bảng 4.4: Thống kê giải thích các biến của thang đoBảng ...............................................51
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năng lực” ...................................51
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Năng lực” ..........51
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Văn hóa doanh nghiệp” ..............52
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Văn hóa doanh
nghiệp” ..............................................................................................................................52
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu” .....................................53
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Nhu cầu” .........53
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giới tính” ..................................53
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Giới tính” ........53
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Ý kiến từ bạn bè, gia đình và
người thân” ........................................................................................................................54
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Ý kiến từ bạn bè,
gia đình và người thân” .....................................................................................................54
Bảng 4.15. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” ...........54
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quan điểm khởi
nghiệp” ..............................................................................................................................54
Bảng 4.17. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” 2 ........55
Bảng 4.18. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quan điểm khởi
nghiệp”2 ............................................................................................................................55
Bảng 4.19. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc“Ý định lựa chọn công việc” ....56
Bảng 4.20. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Ý định lựa chọn
công việc” ..........................................................................................................................56
Bảng 4.21: Hệ số KMO và Bartlett’s Test .........................................................................56
Bảng 4.22: Phương sai trích ..............................................................................................58
Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax ..................................59
Bảng 4.24: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s 2 .............................................................59
Bảng 4.25: Phương sai trích 2 ...........................................................................................60
Bảng 4.26: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax ..................................61
Bảng 4.27: Tổng hợp nhóm nhân tố mới sau khi chạy lại ma trận xoay ...........................63
14
Bảng 4.28.Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N1 .................................................63
Bảng 4.29. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N1.......................63
Bảng 4.30. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N2 ................................................64
Bảng 4.31. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N2.......................64
Bảng 4.32. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N3 ................................................65
Bảng 4.33. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N3.......................65
Bảng 4.34. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N4 ................................................66
Bảng 4.35.Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N4........................66
Bảng 4.36. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N5 ................................................66
Bảng 4.37. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N5.......................66
Bảng 4.38. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc “Ý định lựa chọn công
việc” ...................................................................................................................................67
Bảng 4.39: Phương sai trích của biến phụ thuộc ..............................................................68
Bảng 4.41: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA ....................................................70
Bảng 4.42: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary .......................................70
Bảng 4.43: Kết quả mức ý nghĩa kiểm định .......................................................................70

15
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định lựa chọn việc làm sau
khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại Học Thương Mại” ............28

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991) .............................34
Hình 2.2: Tháp nhu cầu của Maslow .................................................................................37

Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh sau khi kiểm định ...............................................................73

16
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH: Đại học
QTKD: Quản trị kinh doanh
Sig: Significance level – Mức ý nghĩa
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences - Phần mềm thống kê cho khoa học xã
hội
TPB: Theory of Planned Behavior - Lý thuyết hành vi dự dịnh

17
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ/ MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và nêu tên đề tài
Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, việc làm là một trong những yếu tố
quan trọng hàng đầu. Việc làm không chỉ là nhu cầu của con người mà còn là nguồn gốc
tạo ra của cải, vật chất trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề việc làm đang là nhu cầu
bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Vấn đề việc làm
luôn được quan tâm cho mọi nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhất là nguồn nhân lực
có trình độ cao đẳng – đại học.

Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội, nhân khẩu
và một trong vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. Đối với bản thân người lao
động, có việc làm sẽ tạo cơ hội để người lao động có thu nhập, đảm bảo cuộc sống của
bản thân và gia đình đồng thời đóng góp cho xã hội. Đối với mỗi quốc gia, giải quyết tốt
vấn đề việc làm sẽ tạo điều kiện và cơ sở để triển khai các chính sách xã hội khác như
phát triển văn hóa, y tế, giáo dục... góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển bền
vững. Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải
quyết vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều
kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc
làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế. Về mặt
xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu
việc làm, bảo đảm thu nhập.

Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ đối
với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm
đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của sinh viên tốt nghiệp ra trường và cả các
em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Việc làm của sinh viên cũng là một trong
những tiêu chí phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường trong việc đào tạo đáp ứng
nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc làm của sinh viên là một phạm trù rộng, đa chiều và chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; từ bản thân sinh viên, từ phía nhà trường và từ thị trường lao
động.

Chính vì thực trạng cấp thiết như vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn
nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại” để
từ đó giúp sinh viên có thể lựa chọn được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.

18
1.2. Tổng quan nghiên cứu
STT Tên tài liệu Tên tác giả_Năm Giả thuyết Phương pháp Kết quả nghiên cứu
xuất bản NC_Phương pháp
thu thập xử lý dữ
liệu

1 Những nhân tố Nguyễn Kiến thức Phương pháp định Mô hình hồi quy cho thấy,
tác động tới Quyết_tháng chuyên môn. lượng và mô hình các yếu tố như Sự hỗ trợ từ
khả năng có 7/2017 hồi quy sống sót chương trình đào tạo; Ảnh
Kinh nghiệm
việc làm của được áp dụng để hưởng từ gia đình, bạn bè;
làm việc.
sinh viên phân tích dữ liệu Thái độ cá nhân; Tính cách
trường Cao Chiến lược tìm nghiên cứu. cá nhân có tác động cùng
đẳng Tài chính việc. chiều với Ý định khởi
Hải quan sau nghiệp, trong đó biến Thái
Chương trình
khi tốt nghiệp: độ cá nhân (PA) có ảnh
đào tạo.
Thực nghiệm hưởng tương đối lớn đến
bằng mô hình Kĩ năng. biến phụ thuộc. Tuy nhiên,
hồi quy sống các yếu tố Kiến thức, kinh
Mục tiêu nghề
sót. nghiệm và Nhận thức kiểm
nghiệp.
soát hành vi lại có tác động
Thương hiệu ngược chiều đến Ý định
của trường. khởi nghiệp.

2 Các yếu tố ảnh Nguyễn Phương Tính cách cá Sử dụng phương Nghiên cứu những nhân tố
hưởng đến ý Mai, Lưu Thị nhân. pháp định tính. ảnh hưởng đến tình trạng
định khởi Minh Ngọc, Trần việc làm của sinh viên sau
Nhận thức
nghiệp của nữ Hoàng tốt nghiệp đã nhận định
kiểm soát hành
sinh viên Dũng_Năm 2018 rằng 5 nhân tố ảnh hưởng
vi.
ngành Quản trị trực tiếp theo thứ tự đến
kinh doanh Thái độ cá khả năng có việc làm của
trên địa bàn Hà nhân. sinh viên sau khi tốt nghiệp
Nội. gồm: Kiến thức chuyên
Ảnh hưởng của
môn, Kinh nghiệm, Chiến
gia đình, bạn

19
bè. lược tìm việc, Chương
trình đào tạo và Kĩ năng
Kiến thức và
mềm.
kinh nghiệm cá
nhân.

Chương trình
đào tạo về khởi
nghiệp.

Quan điểm về
khởi nghiệp.

3 Các yếu tố ảnh ThS.Nguyễn Thị Đặc điểm tính Phương pháp định Kết quả nghiên cứu cho
hưởng đến ý Bích Liên_2020 cách. tính kết hợp định thấy cả 5 yếu tố đều ảnh
định khởi lượng hưởng đến ý định khởi
Chuẩn chủ
nghiệp của nghiệp của sinh viên. Yếu
quan.
sinh viên trên tố giáo dục khởi nghiệp
địa bàn Thành Nhận thức tính chính là yếu tố có ảnh
phố Hồ Chí khả thi. hưởng lớn nhất.
Minh.
Nguồn vốn.

Giáo dục khởi


nghiệp.

4 Luận văn Thạc Mai Thị Bích Yếu tố trường Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho
sĩ Xã hội học: Phương_2018 học. nghiên cứu định thấy cả 3 yếu tố đều ảnh
Định hướng lượng hưởng đến định hướng việc
Yếu tố gia
việc làm sau làm sai khi tốt nghiệp của
đình.
khi tốt nghiệp sinh viên Đại học Ngân
của sinh viên Yếu tố cá hàng. Yếu tố cá nhân chính
trường Đại học nhân. là yếu tố ảnh hưởng lớn
Ngân hàng nhất.
thành phố Hồ

20
Chí Minh.

5 Phân tích các Võ Ngọc Chi phí sinh Phương pháp định Kết quả nghiên cứu khám
nhân tố ảnh Toàn_2012 hoạt ở địa tính kết hợp định phá ra hai nhóm nhân tố
hưởng đến phương. lượng ảnh hưởng mạnh, tác động
quyết định lựa cùng chiều đến quyết định
Điều kiện làm
chọn nơi làm chọn nơi làm việc của sinh
việc ở địa
việc của sinh viên sắp tốt nghiệp đó là:
phương.
viên sắp tốt điều kiện làm việc ở địa
nghiệp chuyên Mức lương phương và tình cảm quê
ngành kinh tế bình quân ở địa hương.
Đại học Cần phương.
Thơ.
Tình cảm quê
hương.

Chính sách ưu
đãi ở địa
phương.

6 Factors Divyang Purohit, Phương pháp


Các yếu tố bên Kết quả nghiên cứu chỉ ra
influencing Mitesh Jayswal, nghiên cứu định
trong: lợi ích các yếu tố giữa các cá
graduate job Ashutosh lượng
cá nhân, cơ hội nhân: gia đình, trường học
choice – a Muduli_2020
phát triển, môi và giáo viên, bạn bè và
systematic
trường làm người quen. Có ảnh hưởng
literature
việc. lớn nhất đến quyết định lựa
review
chọn công việc. Tiếp theo
Các yếu tố bên
là các yếu tố bên trong và
ngoài: lợi ích
các yếu tố nhân khẩu học
của nhân viên,
xã hội.
các yếu tố liên
quan tới thị
trường, các yếu
tố liên quan tới
vị trí.

21
Các yếu tố
giữa các cá
nhân: gia đình,
trường học và
giáo viên, bạn
bè và người
quen.

Các yếu tố thể


chế: các yếu tố
liên quan đến
tổ chức, giáo
dục, chương
trình tốt
nghiệp.

Các yếu tố
nhân khẩu học
xã hội: tình
trạng giới tính,
tình hình kinh
tế xã hội.

7 Factors that Marta Mota Pinto Hình ảnh Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho
influence the de Almeida _ thương hiệu nghiên cứu định thấy yếu tố động lực ảnh
choice of first của nhà tuyển lượng hưởng có ảnh hưởng lớn
2016
jobs of the dụng. nhất đến quyết định lựa
students and chọn công việc của sinh
Thiết kế công
recent viên sắp tốt nghiệp. Tiếp
việc.
graduated theo đó là yếu tố hình ảnh
students: Động lực ảnh thương hiệu của nhà tuyển
Information hưởng. dụng.
technology
Yếu tố thúc
area vs
22
sociohumanisti đẩy công nghệ
c and thông tin.
economic area

8 Factors Asma Shahid Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho
Ảnh hưởng của
Affecting Kazi, Abeeda nghiên cứu định thấy ảnh hưởng của gia
gia đình, bạn
Career Choices Akhlaq_2013 lượng đình, bạn bè và người cố
bè và người cố
of College vấn có ảnh hưởng lớn nhất
vấn.
Students tác động đến việc lựa chọn
Enrolled in Ảnh hưởng từ nghề nghiệp của sinh viên.
Agriculture cá nhân như: Tiếp đó là các yếu tố giới
sở thích, niềm tính, môi trường sống,…
đam mê, tính
cách.

Tiền lương có
ảnh hưởng rất
lớn trong việc
lựa chọn công
việc.

Năng lực và
năng khiếu là
yếu tố quan
trọng.

Giới tính: các


giới tính khác
nhau có ý định
lựa chọn công
việc khác nhau.

Môi trường
sống.

Cơ hội thăng

23
tiến của công
việc đó.

9 Factors Nasser Al-Abri, Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho
Lợi ích tài
Affecting the Chokri nghiên cứu định thấy yếu tố lợi ích tài chính
chính.
Career Path Kooli_2018 tính có ảnh hưởng lớn nhất đến
Choice of Yếu tố văn quyết định chọn nghề
Graduates: A hóa. nghiệp sau khi tốt nghiệp ở
Case of Omani Omani. Tiếp theo đó chính
Tính chất công là yếu tố văn hóa,…
việc, địa điểm
làm việc, điều
kiện làm việc.

Yếu tố sở
thích.

10 Exploring the Ethel Ảnh hưởng của Phương pháp Kết quả nghiên cứu cho
Factors that Ndidiamaka, gia đình. nghiên cứu định thấy có nhiều yếu tố đa
influence the Vitallis Chikoko_ tính dạng tác động đết quyết
Ảnh hưởng từ
career decision định của sinh viên và yếu
2020 giáo viên.
of STEM tố gia đình chính là yếu tố
students at a Tính cách của có tác động lớn nhất
university in sinh viên.
South Africa Sự yêu thích
nghề nghiệp.
Triển vọng
nghề nghiệp.
Khía cạnh kinh
tế.
Tự tin vào
năng lực của
bản thân.

24
Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Với việc tổng quan các bài nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc nghiên
cứu ý định lựa chọn công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được quan tâm và thực
hiện khá lâu. Có thể thấy được mọi người đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của
việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp
của sinh viên. Chủ yếu các bài nghiên cứu trước đây thực hiện đó là xem xét mối quan hệ,
ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn công việc của sinh viên.

Qua tổng quan các nghiên cứu có thể rút ra các điểm tương đồng trong các nghiên
cứu đó là việc nghiên cứu của các tác giả được thực hiện theo nhiều khía cạnh khác nhau,
với đa dạng những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc, được chia thành
các nhóm nhân tố và mỗi nhân tố có một mức độ ảnh hưởng khác nhau. Những yếu tố có
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên thường
được đề cập đến đó chính là: gia đình, bạn bè, lợi ích, kiến thức, động lực, cơ hội thăng
tiến, năng lực, tính cách cá nhân, điều kiện làm việc, thiết kế công việc, hình ảnh thương
hiệu, nhận thức bản thân, tính khả thi. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu vẫn còn tồn tại một
số khoảng trống đó là:

Nội dung nghiên cứu được thực hiện trong một phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ
thể nên kết quả nghiên cứu có thể không mang tính đại diện cho phần lớn sinh viên.

Các nghiên cứu chỉ tập trung vào một số yếu tố mà chưa có đánh giá toàn diện.

Ý định, quyết định của sinh viên có thể có sự thay đổi qua các giai đoạn nên tính
chuẩn xác của kết quả nghiên cứu có thể dễ thay đổi.

Bên cạnh đó một số yếu tố ít hoặc chưa được đề cập trong những nghiên cứu trước
đây như giới tính hay quan điểm khởi nghiệp sẽ được nhóm xác định là yếu tố mới trong
mô hình nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu, kiểm nghiệm.

1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu


1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thương Mại.

25
Giúp gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và các sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh - Trường Đại học Thương Mại nhận thức được thực trạng về việc lựa chọn công
việc và những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường ĐH Thương Mại hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu để xác định được những yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào
đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh -
Trường Đại học Thương Mại.

Đưa ra giả thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế mẫu khảo sát, câu hỏi
phỏng vấn để xác định được đâu là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định của
sinh viên, và thực trạng việc lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp hiện nay của sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra được nhận định đâu là những yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh Đại học Thương Mại cùng với đó đề xuất, lời khuyên dành cho sinh viên
trong việc ý định lựa chọn công việc, cùng với đó đem đến nhận thức đúng đắn hơn của
gia đình, nhà trường, doanh nghiệp về hiện trạng việc lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp Khoa QTKD của sinh viên trường Đại học Thương Mại hiện nay.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Đại học Thương Mại.

Khách thể nghiên cứu: Những sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại
học Thương Mại.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu


Năng lực có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại không?

Văn hoá doanh nghiệp có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc
sau khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại
không?

26
Nhu cầu bản thân có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại
không?

Giới tính có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại không?

Ý kiến từ gia đình, bạn bè và người thân có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định
lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường
Đại học Thương Mại không?

Quan điểm về khởi nghiệp có phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương
Mại không?

1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu


1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào câu hỏi nghiên cứu, nhóm 4 chúng em đưa ra 6 giả thuyết nghiên cứu:

Năng lực là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

Nhu cầu bản thân là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

Ý kiến từ gia đình, bạn bè và người thân là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học
Thương Mại.

Quan điểm về khởi nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

1.5.2. Mô hình nghiên cứu

27
Năng lực Giới tính

Ý định lựa chọn


công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên
Văn hóa doanh khoa Quản trị kinh Ý kiến từ gia
nghiệp doanh – Trường Đại đình, bạn bè…
1.
học Thương Mại

Nhu cầu bản Quan điểm về


thân khởi nghiệp

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định lựa chọn việc làm sau
khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại Học Thương Mại”
Trong đó:

Biến độc lập:

1, Năng lực

2, Văn hóa doanh nghiệp

3, Nhu cầu bản thân

4, Giới tính

5, Ý kiến từ gia đình, bạn bè và người thân

6, Quan điểm về khởi nghiệp

Biến phụ thuộc: Ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị
Kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu


1.6.1. Ý nghĩa lý luận

28
Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa với một nền kinh tế mở, khi mà
lượng lao động ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch nền kinh tế, đặc biệt là lao động chất
lượng cao và được đào tạo bài bản như sinh viên đại học, cao đẳng,... thì việc xác định và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp của sinh viên sẽ trở nên vô cùng quan trọng, từ đó giúp các thành phần trong
nền kinh tế có được những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội.

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là khối ngành
Quản trị kinh doanh, các tổ chức, nhà cung cấp giáo dục, các nhà tuyển dụng cũng như
những ai quan tâm đến đề tài.

Thứ nhất, nghiên cứu này giúp các bạn sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh
có cái nhìn khách quan về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm sau khi tốt
nghiệp, từ đó có được sự chuẩn bị và những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn
công việc sau này.

Thứ hai, nghiên cứu này giúp cho các trường Đại học, Cao đẳng, các tổ chức giáo
dục nhìn nhận rõ những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm của sinh viên sau
khi ra trường; từ đó, làm cơ sở để đưa ra những chính sách hỗ trợ, tổ chức các hoạt động
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà tuyển dụng ngành nghề nắm
bắt các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của sinh viên, từ đó đưa ra các chiến
lược tuyển dụng và các chính sách chiêu mộ nhân tài phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

1.7. Thiết kế nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Từ tháng 2/2022 đến tháng 4/2022

Phạm vi không gian:

Địa điểm: Khoa Quản trị kinh doanh - Trường đại học Thương Mại

Do sự chuyển biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ban Giám hiệu Trường Đại học
Thương Mại đã quyết định cho sinh viên học tập trực tuyến thay vì học trực tiếp tại
trường để giảm thiểu sự lây lan, bùng phát dịch bệnh. Do vậy, thay vì khảo sát trực tiếp,

29
nhóm khảo sát đã tiến hành khảo sát online qua ứng dụng Google biểu mẫu của Google
với mẫu khảo sát. Sau khi tạo bảng hỏi, các thành viên trong nhóm khảo sát đã tiến hành
chia sẻ và gửi bảng hỏi lên các group của các bạn sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh -
Trường Đại học Thương Mại.

Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (phương pháp nghiên cứu định
tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng).

30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

2.1.1. Khái niệm ý định

Khái niệm: Ý định là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi
của cá nhân.

Vai trò: Ý định ảnh hưởng phần lớn tới quyết định của mỗi người. nếu có ý định
ban đầu sẽ dễ định hướng tới quyết định của bản thân sau này hơn.

2.1.2. Khái niệm sinh viên


Khái niệm: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau
này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
Phân biệt sinh viên với nhóm xã hội khác:
Sinh viên đa phần là tầng lớp người trẻ, những người mới bước những bước đầu
vào đời, còn chưa có nhiều kinh nghiệm sống so với nhóm xã hội trưởng thành.
Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây
cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực
đoan nếu không được định hướng tốt.
Thanh niên thường được xem như một nhóm xã hội lứa tuổi hoặc một “lát cắt chu
kì sống” của con người (tuổi thanh xuân) hoặc một tiềm năng, một đội ngũ dự bị, một
tương lai hay hiện tại của đất nước. Một vấn đề thường được đặt ra khi xem xét vấn đề
thanh niên là giới hạn của tuổi thanh niên trong đời sống con người.
Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Là bộ phận trí tuệ
và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao
động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức
của đất nước.
Do đặc điểm lứa tuổi, sinh viên là lớp người đang hình thành và khẳng định nhân
cách, còn thiếu kinh nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính trị - xã hội,
tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao.
Đối với xã hội, sinh viên là một nhóm xã hội được quan tâm. So với thanh niên
đang đi làm (có thu nhập) thì sinh viên là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được
xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập.

31
2.1.3. Khái niệm chung về việc làm
Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là
dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công
nhận. Bộ luật lao động năm 2019 tại điều 9 có nói: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra
thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách
nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có
cơ hội có việc làm.
Dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:

Hoạt động lao động: Thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để
tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính
thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy, người có việc làm thông thường phải là những
người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian
tương đối ổn định.
Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập.
Hoạt động này phải hợp pháp: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp
luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm. Tùy theo điều kiện
kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy
định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là
việc làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm.

2.1.4. Nơi làm việc


Nơi làm việc chính là không gian vật chất xã hội, là nơi mà các hoạt động việc làm
được thực hiện. Nơi làm việc bao gồm các yếu tố: vị trí xã hội nhất định trong cơ cấu xã
hội của một cơ quan hay tổ chức nào đó, bởi một môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
mà ở đó các hoạt động việc làm, nghề nghiệp được tiến hành, thực hiện.
Nơi làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà con người hướng đến,
bất kỳ ai cũng mong muốn được làm việc ở một môi trường làm việc thuận lợi, có điều
kiện làm việc tốt, giúp ích cho việc phát triển bản thân cũng như thuận lợi trong quá trình
làm việc. Những kỳ vọng đó về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường làm việc, cơ sở hạ
tầng thuận lợi trong hoạt động đi lại làm việc,...

2.1.5. Khái niệm chung về lao động

32
Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra
và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất.
Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.
Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, theo quy định của
pháp luật (đối với Việt Nam) thì nữ từ 15-55, nam từ 15-60 có khả năng làm việc, lao
động.
Lực lượng lao động trong kinh tế học là một bộ phận dân số cung cấp lao động cho
xã hội, là những người nằm trong độ tuổi lao động (thường lớn hơn độ tuổi từ 14 - 16 và
nhỏ hơn tuổi nghỉ hưu) có việc làm và những người thất nghiệp trong nền kinh tế. Thị
trường lao động (hay thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa
những người lao động, là nơi cung và cầu lao động gặp nhau và giá lao động là tiền công
thực tế mà người lao động (người đi làm thuê) nhận được từ người sử dụng lao động
(người thuê lao động).

2.1.6. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Theo nghiên cứu của Bộ GD&ĐT về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết
quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm trong 12 tháng kể từ khi tốt
nghiệp của 1619 sinh viên của 15 trường Đại học là 88,3%.
Những khó khăn, trở ngại lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi tìm kiếm việc làm là
thiếu hoặc không có thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp; thiếu kỹ năng ngoại ngữ, vi
tính; thị trường lao động bão hòa; thiếu hiểu biết về thị trường lao động và công việc được
nhận không có mức lương đảm bảo.
Thực trạng việc làm của sinh viên theo kết quả xếp loại tốt nghiệp cho thấy, tỷ lệ
có việc làm của sinh viên tốt nghiệp tăng dần theo thứ hạng. Sinh viên tốt nghiệp với thứ
hạng càng cao thì tỷ lệ có việc làm càng cao. Nếu tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt
nghiệp loại trung bình chỉ là 77,8% thì tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp loại xuất
sắc là 94,5%. Thực trạng này là một minh chứng rất sinh động về nỗ lực học tập, rèn
luyện, trau dồi kiến thức của sinh viên khi ngồi trên giảng đường.
Theo đó, có hơn 93% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm chủ yếu là làm
công ăn lương. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH còn rất thấp.
Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên thay đổi việc làm sau khi tốt nghiệp là tương đối cao,
đặc biệt là nhóm sinh viên nữ, dân tộc thiểu số và đối tượng thuộc diện nghèo. Trong số
sinh viên đang có việc làm, tỷ lệ sinh viên đã thay đổi công việc chiếm hơn 40%. Tỷ lệ
này phản ánh sự lựa chọn công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngày càng linh hoạt.

33
Sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo cũng có tỷ lệ thay đổi việc làm cao hơn
đáng kể so với sinh viên không thuộc hộ nghèo. Kết quả này cho thấy sinh viên thuộc
nhóm yếu thế thường sẵn sàng làm các công việc khác nhau và luôn tìm các cơ hội công
việc tốt hơn.
Tần suất thay đổi việc làm ở nữ sinh viên cao hơn nam, ở người dân tộc cao hơn
người Kinh, thuộc hộ nghèo, cận nghèo cao hơn hộ không nghèo. Kết quả khảo sát cho
thấy, sinh viên có số lần thay đổi công việc sau khi tốt nghiệp trung bình là 1,8 lần, và
người thay đổi công việc nhiều nhất là 6 lần kể từ khi tốt nghiệp.
Có thể thấy mức độ đáp ứng giữa đào tạo đối với yêu cầu công việc tuy đều được
các nhà tuyển dụng đánh giá trên trung bình, nhưng chỉ ở mức đạt yêu cầu, chứ không
phải được đánh giá cao. Đây cũng là một trong những nội dung mà cơ sở đào tạo và sinh
viên cần tăng cường trang bị, hoàn thiện thêm để lựa chọn được công việc phù hợp sau
khi tốt nghiệp.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior) Theo Ajzen (1991).

Thuyết hành vi dự định TPB ra đời xuất phát từ giới hạn của hành vi con người có ít
sự kiểm soát. TPB bổ sung vào mô hình TRA yếu tố “nhận thức kiểm soát hành vi”. Nhận
thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và thực
hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không (Ajzen, 1991). Mối liên hệ được thể
hiện như mô hình bên dưới:

Thái độ

Chuẩn chủ quan Xu hướng Hành vi thực


hành vi sự

Kiểm soát hành


vi cảm nhận

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

Suy rộng từ lý thuyết thì có thể thấy rằng để hình thành quyết định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên cần trải qua một quá trình phân tích, đánh giá cẩn
thận, kỹ lưỡng các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến quyết định đó.

34
2.2.1. Năng lực

Khái niệm: Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi
của một người đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để cá nhân hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với
người khác. Năng lực được tạo nên từ tư chất tự nhiên và do luyện tập, học hỏi, làm việc
mà có.

Phân loại

Năng lực chung: Là năng lực mà hỗ trợ trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau,
trong đó là năng lực tư tưởng, năng lực về khái quát hóa, năng lực nhận xét về tư duy lao
động,…

Năng lực chuyên môn: Là một loại năng lực đặc trưng cần thiết trong một lĩnh vực
nhất định ví dụ như năng lực toán học, năng lực hội họa, năng lực kinh doanh,…

Trong đó, năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau, năng lực chung chính là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực chuyên môn. Theo đó, năng
lực chuyên môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác động tới sự hình thành phát
triển năng lực chung.

Đặc điểm của năng lực

Năng lực là sự khác biệt về tâm lý cá nhân của người này với người khác.

Năng lực thể hiện qua hiệu quả của công việc nào đó. Năng lực cơ bản không được
hình thành từ sẵn mà phải được hình thành qua quá trình học hỏi, rèn luyện từ môi trường
xung quanh.

Năng lực chịu tác động chi phối từ nhiều yếu tố ví dụ như con người, công việc,
môi trường giáo dục,…

Năng lực của mỗi con người phụ thuộc vào từng người về sự tiếp thu, hiểu biết về
các lĩnh vực cụ thể, vốn sống của chính họ.

Vai trò của năng lực

Năng lực giúp chúng ta góp phần giải quyết, hoàn thành những vấn đề phát sinh
nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn.

35
Năng lực giúp chúng ta tiếp thu những kiến thức vận dụng vào áp dụng công việc
một cách linh hoạt, phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn hiểu biết của mình.

Dựa vào năng lực cá nhân mà sinh viên chọn cho mình một công ty phù hợp với
năng lực của mình để làm việc và phát triển.

2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là các giá trị văn hóa được gây dựng trong quá
trình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm
chi phối hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp để thực hiện các mục đích mà
doanh nghiệp đã đặt ra.

Trong mỗi doanh nghiệp thường là tập hợp những con người khác nhau về văn hóa,
về trình độ chuyên môn, quan hệ xã hội,… chính sự khác nhau này sẽ tạo nên một môi
trường làm việc đa dạng và phức tạp. Do vậy việc xây dựng được một văn hóa doanh
nghiệp ổn định và phát triển được hầu hết ban lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp tạo sự điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp sẽ giảm bớt được sự xung đột trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

2.2.3. Nhu cầu cá nhân

Khái niệm: Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Theo Maslow nhu cầu được phân loại thành 5 cấp bậc,
từ thấp đến cao theo hình kim tự tháp:

36
Hình 2.2: Tháp nhu cầu của Maslow

Đặc điểm

Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng.

Nội dung của nhu cầu do những phương thức và điều kiện thỏa mãn nó quy định.

Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của
con người mang bản chất xã hội.

Phân loại

Nhu cầu vật chất: Là nhu cầu cơ bản nhất của con người, nếu nhu cầu này không
được đáp ứng thì các nhu cầu khác khó đạt được. Nó thúc đẩy hoạt động lao động và sáng
tạo của con người, làm ra của cải vật chất.

Nhu cầu tinh thần: Gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ
là động lực quan trọng giúp ta sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, giúp cuộc sống trở nên
hoàn thiện hơn. Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con người cần có kiến thức về cuộc sống
xung quanh.

Nhu cầu lao động: Là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân
tay và hoạt động trí óc.

37
Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu quan hệ giữa người này và người khác, giữa nhóm
này với nhóm khác. Thông qua đó mà nhân cách, mối quan hệ liên quan hình thành và
phát triển. Trong giao tiếp sẽ biểu lộ ra cả chỗ mạnh và yếu của con người.

2.2.4 Giới tính

Giới tính cũng là một yếu tố quyết đinh đến sự lựa chọn công việc của sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh. Sinh viên nam có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp hơn các
bạn nữ, do đó nghề nghiệp mà các bạn nam giới chọn đa dạng hơn. Người ta thường cho
rằng nam giới chỉ phải lao động sản xuất và tham gia những công việc cộng đồng, hầu hết
những công việc nặng nhọc, mang tính di chuyển.

Sinh viên nữ phải lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nữ giới, do đó phạm vi
nghề nghiệp của nữ hẹp hơn. Giới nữ được đánh giá là có trí nhớ, sự nhạy cảm và tinh tế
trong ứng xử và giao tiếp nên phong cách làm việc của giới nữ mang tính mềm dẻo và ôn
hòa. Đặc điểm này giúp cho giới nữ có ưu thế phát triển kỹ năng thương thuyết, tư vấn
cũng như khuyến khích và động viên người khác.

2.1.5.Ý kiến từ gia đình, bạn bè và người thân

Định hướng từ bạn bè, gia đình là sự tác động có mục đích của những người có
cùng huyết thống, người thân của sinh viên, tác động nhằm xác định phương hướng để
thuyết phục sinh viên làm theo. Mỗi cá nhân sinh viên đều trưởng thành trong một môi
trường gia đình cụ thể vì thế chịu những ảnh hưởng ở mức nhất từ gia đình, những tác này
có ảnh hưởng có tác động ở mức độ nào đó đến mỗi quyết định của mỗi người. Đặc biệt
là những nguyện vọng của gia đình về nơi làm việc sau khi tốt nghiếp đối với mỗi sinh
viên sẽ tác động trực tiếp đến lựa chọn nơi làm việc của họ. Nhiều cá nhân sẽ trọn trở về
quê làm việc theo nguyện vọng của người thân/

2.1.6. Quan điểm về khởi nghiệp

Quan điểm về khởi nghiệp là những suy nghĩ, cách nhìn của một cá nhân về ý
tưởng kinh doanh hay một công việc nào đó.

Quan điểm này được cá nhân tích tụ trong thời gian tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm
từ cuộc sống xung quanh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Không có
quan điểm đúng hoàn toàn và sai hoàn toàn, điều đó phụ thuộc vào từng thời điểm, hoàn
cảnh môi trường khác nhau.
38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp (đan xen
cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính).
Nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành đồng thời nhưng độc lập với
nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu.
Về định tính, nhóm nghiên cứu tiếp cận người được phỏng vấn nhằm thăm dò, thu
thập những thông tin cần thiết và tìm hiểu sâu về các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn
công việc làm thêm sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường
Đại Học Thương Mại thông qua lời nói, thái độ, hành vi, ngoài ra còn nhằm tìm thêm
những sự phát hiện mới trong quá trình cuộc phỏng vấn.
Về định lượng, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp khảo sát thông qua
phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu: thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi
soạn sẵn với kích thước mẫu là 195. Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích
thống kê tần số đối với các biến định tính, thống kê mô tả đối với các biến định lượng, sau
đó kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám
phá EFA, kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy thông qua phần mềm SPSS.
➔ Dựa vào kết quả định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh và
phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu. Người nghiên cứu sẽ đứng bên
ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Chọn mẫu theo phương
pháp nào sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù được
dự kiến trước nhưng đơn vị mẫu được chọn vẫn có khả năng thay đổi khi xuống thực địa.

Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học
Thương Mại.
Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện.
Cách lấy mẫu: Phát bảng câu hỏi soạn sẵn và được gửi trực tuyến qua đường link
Google Form.

3.2.2. Xác định chuẩn dữ liệu

39
Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại
học Thương Mại và các thông tin liên quan đến lựa chọn công việc sau tốt nghiệp của
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại.

3.2.3. Xác định nguồn thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Nhóm xác định nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp qua sách, giáo
trình, các bài báo tài liệu chuyên ngành, các học thuật, các luận văn nghiên cứu khoa học
sinh viên, mạng internet có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định lựa chọn công việc sau tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại
học Thương Mại.
Dữ liệu sơ cấp: Nhóm thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua tiến hành phỏng vấn, khảo
sát trực tuyến các sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại Học Thương Mại.

Phương pháp phỏng vấn

Mục đích phỏng vấn: Bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được qua phương
pháp khảo sát. Tìm hiểu sâu, khám phá thêm những thông tin mà phương pháp khảo sát
không cho thấy.
Kích thước mẫu: 20 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương
Mại.
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp của người được phỏng vấn.

Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo
sát qua Google Form và tiến hành khảo sát điều tra được gửi trực tiếp qua các đường link,
với:

• Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học
Thương Mại
• Kích thước mẫu: 195 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Thương Mại.
• Thiết kế bảng câu hỏi :
Nội dung được sử dụng từ hai nguồn thông tin đó là thông tin trong việc nghiên
cứu tài liệu và thông tin khi tiến hành phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh - Đại học Thương Mại .

40
Tổng hợp thông tin từ hai nguồn trên, nhóm đã xây dựng một bảng hỏi cho sinh
viên về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Thương Mại.
Trong bảng hỏi, nhóm đã sử dụng thang đo với 5 mức độ :

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Không có ý kiến

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng thang đo định danh và thang đo tỉ lệ.
Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến các sinh viên qua đường link Google Form, điều
này sẽ giúp quá trình khảo sát diễn ra một cách khách quan khách quan.
Nội dung câu hỏi khảo sát: Về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc
sau khi tốt ngiệp của người được khảo sát.

3.2.4. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể

Nghiên cứu định tính: Nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại để thu thập thông tin liên
quan đến quan điểm, ý kiến, thái độ của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp.
Nghiên cứu định lượng: Nhóm thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát thông
qua phiếu khảo sát với mẫu câu hỏi soạn sẵn.

3.2.5. Công cụ thu thập dữ liệu

Định tính: Nhóm sử dụng và thiết kế câu hỏi phỏng vấn với mục đích thăm dò, thu
thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp
của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Thương Mại.
Định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát
online.

41
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Nhóm xử lý dữ liệu qua phân tích thống kê mô tả SPSS, phân tích độ tin cậy của
thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA.
Từ những dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành tổng hợp phiếu
và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu, rồi trích xuất dữ liệu
ra Excel, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp
và phân tích số liệu, đưa ra những bảng biểu thể hiện kết quả thu được.
3.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan nhằm
làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của
mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng
thống kê mô tả, ...

3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp (biến
rác) và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang
đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến -
tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thông thường thang đo có Cronbach’s
Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo nghiên
cứu có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt nhất.

3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến


Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến
(gọi là biến phụ thuộc hay là biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (gọi là
biến độc lập hay giải thích). Mô hình dự đoán có dạng như sau:

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + … + βi*Xi + α

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

Xi: Các biến độc lập

Β0: Hằng số

Βi: Các hệ số hồi quy

42
α: Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Biến phụ thuộc là yếu tố “Ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương mại” và biến độc lập là các yếu
tố tác động đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh – Trường Đại học Thương mại. Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng
giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của biến độc lập đã cho. Sử dụng phương pháp
hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học
Thương mại.

43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ/THẢO LUẬN
4.1. Kết quả xử lý định tính
❖ Câu hỏi chung
1. Anh/chị đã suy nghĩ đến việc lựa chọn công việc để theo đuổi sau khi tốt nghiệp
chưa?
85% người được hỏi trả lời là đã suy nghĩ đến, 15% trả lời là chưa suy nghĩ đến.
2. Theo anh/chị đâu là khoảng thời gian thích hợp để suy nghĩ việc lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp?
90% người được hỏi trả lời suy nghĩ đến việc chọn công việc sau khi tốt nghiệp khi
còn học Đại học, 10% trả lời là sau khi tốt nghiệp, bắt đầu đi làm.
❖ Câu hỏi chuyên sâu
1. Theo anh/chị thì năng lực có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp không?
100% trả lời là có.
1.1 Anh/chị thấy năng lực có quan trọng khi đi làm không? Nếu có thì năng lực
quan trọng như thế nào?
100% trả lời là có, trong đó:
70% người trả lời cho rằng năng lực quan trọng vì: Lựa chọn công việc mà bản
thân có đủ kiến thức, khả năng sẽ giúp bản thân hoàn thành công việc một cách thuận lợi.
30% người trả lời còn lại cho rằng năng lực quan trọng vì: Lựa chọn công việc mà
mình có đủ năng lực để có thể phù hợp với đam mê, sở thích; giúp bản thân nâng cao
trình độ khi làm công việc trong khả năng có thể.
1.2 Trong số đó, anh/chị thấy yếu tố nào của năng lực là quan trọng nhất?
50% người trả lời cho rằng lựa chọn công việc phù hợp với năng lực để có thể
hoàn thành được công việc là yếu tố quan trọng nhất.
50% người trả lời còn lại cho rằng lựa chọn công việc mà mình có đủ đam mê là
quan trọng nhất.
2. Theo anh/chị thì văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp không?
80% trả lời là có
2.1 Anh/chị đánh giá thế nào về tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp?
Hầu hết người được trả lời cho rằng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng
trước khi lựa chọn công việc để theo đuổi.

44
2.2 Với anh/chị, yếu tố nào của văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp? Tại sao lại là yếu tố đó?
50% người trả lời cho rằng môi trường làm việc là quan trọng nhất vì môi trường
làm việc thoải mái sẽ giúp đảm bảo chất lượng làm việc và có thể sáng tạo, đóng góp
hiệu quả cho công việc.
30% người trả lời cho rằng cơ hội thăng tiến, học hỏi là quan trọng vì bên cạnh
việc cống hiến cho công ty thì việc họ học hỏi được gì từ công việc đó là vô cùng quan
trọng biểu hiện qua việc thăng tiến hay nâng cao trình độ tay nghề.
20% người trả lời còn lại cho rằng chế độ đãi ngộ là quan trọng để họ có thể đảm
bảo các yếu tố để có thể thực hiện công việc.
3. Theo anh/chị thì nhu cầu bản thân có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp không?
80% người trả lời là có, 20% người trả lời còn lại cho rằng không ảnh hưởng
3.1 Theo anh/chị yếu tố nào thuộc nhu cầu bản thân có ảnh hưởng nhất đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp? Và vì sao?
75% người trả lời cho rằng muốn làm công việc đúng chuyên ngành đào tạo vì
muốn quá trình làm việc được thuận lợi.
25% người trả lời cho rằng muốn làm công việc phù hợp với thời gian, lịch trình
của bản thân và nhận được mức lương phù hợp vì muốn quá trình làm việc thực sự thoải
mái.
3.2 Nếu công việc anh/chị yêu thích có mức lương thấp hơn mong muốn, thì
anh/chị sẽ làm như nào? Và vì sao?
60% người trả lời cho rằng sẽ có sự cân nhắc đối với những công việc khác trước
khi quyết định vì có thể xem xét những công việc tương tự nhưng có mức lương khác.

30% người trả lời cho rằng sẽ vấn làm công việc đó vì mong muốn làm việc đúng
với sở thích và chuyên môn sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc cũng như tăng được khả
năng chuyên môn cho bản thân.

10% người trả lời chưa đưa ra câu trả lời tại thời điểm phỏng vấn

4. Theo anh/chị thì giới tính có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp không?
70% người trả lời có, 30% người trả lời là không
4.1 Anh/chị thấy giới tính có ảnh hưởng đến tính chất công việc mình chọn lựa
như thế nào?
45
70% người trả lời cho rằng đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý khác nhau giữa nam và
nữ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn tính chất công việc khác nhau.
30% người trả lời cho rằng mỗi công việc sẽ phù hợp với một giới tính nhất định
nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn.
4.2 Anh/chị nghĩ những nhận thức suy nghĩ của giới tính đã tác động đến ý định
lựa chọn công việc như thế nào?
100% người trả lời cho rằng những nhận thức về trách nhiệm của bản thân, sự
nhạy cảm, suy nghĩ khác nhau giữa nam và nữ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp
5. Theo anh/chị thì ý kiến từ gia đình, bạn bè, người thân có ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp không?
75% người trả lời có, 25% người trả lời không ảnh hưởng
5.1 Theo anh/chị thì gia đình, bạn bè và người thân ảnh hưởng trên những khía
cạnh nào trong ý định lựa chọn công việc?
60% người trả lời cho rằng gia đình, bạn vè và người thân luôn động viên bản thân
trong việc lựa chọn công việc phù hợp với bản thân
30% trả lời cho rằng nên làm những công việc mà có người thân đã làm để có thể
thuận tiện hơn trong quá trình làm việc
10% người trả lời cho rằng gia đình, bạn vè và người thân khuyên về làm cho
chính gia đình.
5.2 Anh/chị có nghe hoàn toàn theo lời khuyên của gia đình, bạn bè và người thân
khi đưa ra ý định lựa chọn công việc hay không? Vì sao?
60% người trả lời là không vì việc làm theo công việc của người thân, bạn bè hay
làm cho gia đình sẽ hạn chế khả năng phát triển bản thân, gò bó trong một công việc, việc
lựa chọn công việc theo ý thích của bản thân sẽ giúp bản thân thoải mái, phát triển.
40% người trả lời là có vì việc làm theo công việc của người thân, bạn bè hay làm
cho gia đình thì mình sẽ không phải mất công suy nghĩ xin việc gì và cũng không phải
cạnh tranh với những ứng viên khác mà vẫn làm vừa lòng gia đình, bạn bè và người thân.
6. Theo anh/chị thì quan điểm khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp không?
85% người trả lời là có, 15% người trả lời là không
6.1 Nếu được chọn giữa việc đi làm thuê và khởi nghiệp luôn sau khi tốt nghiệp
thì anh/chị sẽ chọn phương án nào? Vì sao?

46
60% người trả lời sẽ đi làm thuê vì khi tốt nghiệp thì họ cần có thời gian làm tại
doanh nghiệp để trau dồi kiến thức toàn diện và họ cũng chưa có đủ nguồn vốn, ý tưởng
để có thể khởi nghiệp luôn.
20% người trả lời cho rằng nên khởi nghiệp vì làm cho chính bản thân thì sẽ không
phải lo nghĩ những vấn đề như bị bóc lột sức lao động, làm việc không thoải mái, làm chủ
được lợi nhuận mình tạo ra, rèn luyện được kiến thức toàn diện,…
20% người trả lời cho rằng nên có thời gian đi làm, tích lũy vốn và kinh nghiệm
trước khi có ý định khởi nghiệp.
6.2 Anh/chị cho rằng việc khởi nghiệp sẽ đem lại những lợi ích gì cho bản thân?
80% người trả lời cho rằng rèn luyện được kiến thức toàn diện cho bản thân, thoải
mái làm việc.
20% người trả lời cho rằng việc khởi nghiệp sẽ giúp làm chủ doanh nghiệp và có
thể mang lại thu nhập cao hơn.
7. Anh/chị đánh giá về ý định lựa chọn công việc của mình như thế nào?
100% người trả lời hài lòng với sự xem xét, lựa chọn công việc của mình.
Kết luận:
Kết quả phỏng vấn cho thấy các sinh viên tham gia phỏng vấn đều từ khóa 57 (năm
nhất) đến khóa 54 (năm cuối) của khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Thương mại.
Thống kê kết quả phỏng vấn cho thấy:
Yếu tố “Năng lực” chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Thương mại.
Yếu tố “Nhu cầu bản thân” là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ 2 tới ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại học
Thương mại.
Yếu tố “Quyết định khởi nghiệp tác động mạnh thứ ba đến ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Thương mại
(85%).
Yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp” là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ tư tới ý định
lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại học
Thương mại.
Yếu tố “Ý kiến từ gia đình, bạn bè, người thân” có mức độ ảnh hưởng lớn thứ năm
đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh
– Đại học Thương mại (80%).

47
Yếu tố “Giới tính” ảnh hưởng yếu nhất đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Thương mại (75%).

4.2. Kết quả xử lý định lượng


Sau quá trình thiết kế bảng hỏi bằng công cụ Google Form, đưa vào điều tra thử,
tiến hành điều chỉnh sai sót và đưa vào điều tra chính thức. Do hạn chế về nguồn lực khảo
sát cũng như lượng người tham gia trả lời trực tuyến không nhiều nên chỉ thu về 208 câu
trả lời. Tại mỗi câu hỏi trong bảng hỏi đều yêu cầu bắt buộc trả lời ở mỗi ý. Sau quá trình
kiểm tra, sàng lọc câu trả lời đã loại ra 13 câu trả lời không đạt yêu cầu, còn lại 195 câu
trả lời với tỷ lệ 93,75%. Tất cả câu trả lời thu được sẽ được đưa vào xử lý, sử dụng phần
mềm IBM SPSS Statistics 25 để phân tích.

4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu


Kết quả khảo sát về giới tính

Tần số Tỷ lệ %

Nam 68 34,9%

Nữ 127 65,1%

Tổng 195 100%

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về giới tính

Theo kết quả thống kê về giới tính, trong 195 câu trả lời có 68 người thuộc giới
tính nam (chiếm 34,9%) và 127 người thuộc giới tính nữ (chiếm 65,1%)

Kết quả khảo sát về học vấn

Tần số Tỷ lệ %

Năm 1 9 4,6%

Năm 2 139 71,3%

Năm 3 29 14,9%

Năm 4 18 9,2%

Tổng 195 100%

48
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về học vấn

Theo kết quả khảo sát về học vấn, trong 195 người được khảo sát có 139 người
đang là sinh viên năm thứ 2 (chiếm 71,3%), sinh viên năm thứ 2 chiếm lượng lớn trong
các đối tượng được khảo sát được giải thích bởi nhóm nghiên cứu chủ yếu là sinh viên
năm 2 nên khả năng tiếp cận là lớn hơn so với những năm khác. Tiếp theo là sinh viên
năm 3 có 29 phiếu (chiếm 14,9%), sinh viên năm 4 có 18 phiếu (chiếm 9,2%) và sinh viên
năm 1 có 9 phiếu (chiếm 4,6%).

Kết quả khảo sát tình trạng đi làm

Tần số Tỷ lệ %

Có 85 43,6%

Không 110 56,4%

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát tình trạng đi làm

Theo kết quả khảo sát về tình trạng đi làm có thể thấy tình trạng đi làm của mẫu
khảo sát khá tương tự nhau với 85 người hiện có đi làm (chiếm 85%) và còn lại 110 người
hiện tại không đi làm (chiếm 56,4%). Công việc chủ yếu sẽ là những công việc làm thêm
phổ biến hiện nay.

Thống kê giải thích các biến của thang đo

STT Tên biến Giải thích

1 NL1 Tôi cảm thấy năng lực của bản thân đủ để đáp ứng yêu cầu của công
việc

2 NL2 Tôi lựa chọn công việc vì muốn nâng cao trình độ của bản thân

3 NL3 Tôi lựa chọn công việc mà bản thân có đủ đam mê, năng khiếu

4 NL4 Kinh nghiệm thực tế tác động đến quyết định chọn việc làm của tôi

5 NL5 Kỹ năng, kiến thức và khả năng của tôi là yếu tố quan trọng khi lựa
chọn công việc

6 VH1 Tôi lựa chọn công việc vì danh tiếng của công ty

49
7 VH2 Tôi cảm thấy thu hút bởi phong cách làm việc của công ty

8 VH3 Cơ hội thăng tiến trong công việc là yếu tố quyết định tới việc lựa
chọn của tôi

9 VH4 Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái sẽ quyết định tới việc lựa
chọn công việc của tôi

10 VH5 Tôi luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ của công ty

11 NC1 Sau khi tốt nghiệp tôi muốn được làm những công việc liên quan
đến chuyên ngành QTKD

12 NC2 Mức lương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của tôi

13 NC3 Thời gian làm việc ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau tốt
nghiệp của tôi

14 GTT1 Sinh viên nam sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn sinh viên nữ

15 GTT2 Tôi cảm thấy giới tính rất quan trọng trong việc lựa chọn công việc
của mình

16 GTT3 Với đặc thù mỗi công việc khác nhau nên tôi nghĩ giới tính sẽ ảnh
hưởng đến việc lựa chọn công việc

17 GTT4 Đặc điểm sức khoẻ, tâm - sinh lý đặc trưng bởi giới tính (nam
thường có sức khỏe tốt hơn nữ) ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc

18 GTT5 Nhận thức, suy nghĩ khác nhau giữa nam và nữ về vai trò của bản
thân (tác động bởi văn hoá, cuộc sống,...) ảnh hưởng đến ý định
chọn lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp.

19 YK1 Tôi sẽ tham khảo hoàn toàn ý kiến từ người xung quanh

20 YK2 Tôi lựa chọn công việc trên các mối quan hệ của gia đình, bạn bè,..

21 YK3 Tôi chọn công việc theo công việc của bạn bè

22 KN1 Sau khi ra trường không nhất thiết phải vào làm trong công ty

50
23 KN2 Tôi cảm thấy khởi nghiệp đem lại nhiều trải nghiệm cho mình

24 KN3 Tôi cảm thấy xu hướng khởi nghiệp của sv sau khi tốt nghiệp ngày
càng tăng.

25 KN4 Tôi muốn thử thách bản thân bằng việc khởi nghiệp thay vì làm việc
cho người khác

26 KN5 Tôi khởi nghiệp theo phong trào

27 YĐ1 Tôi hài lòng với quyết định lựa chọn công việc của mình

28 YĐ2 Tôi sẽ cố gắng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện tốt công việc

29 YĐ3 Tôi sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này trong tương lai

30 YĐ4 Tôi sẵn sàng giới thiệu công việc này cho những người tôi quen biết

Bảng 4.4: Thống kê giải thích các biến của thang đo


4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha
4.2.2.1. Năng lực
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năng lực”
Reliability Statistics
Cronbach’s N of
Alpha Items
.788 5

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Năng lực”

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
NL1 16.36 6.686 .493 .772
NL2 16.04 6.349 .607 .734
NL3 16.26 6.472 .582 .742
NL4 16.29 6.453 .546 .754
NL5 16.11 6.523 .602 .737

51
Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập
“Năng lực” với 5 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến độc lập “Năng
lực” = 0,788 (>0,6) đã đạt được độ tin cậy tối thiểu. Hệ số tương quan biến tổng của nhân
tố “Năng lực” đều > 0,3 đạt mức độ phù hợp.
Các hệ số ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều thỏa mãn < 0,788. Như vậy,
nhân tố “Năng lực” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

4.2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp

Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Văn hóa doanh nghiệp”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.788 5
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Văn hóa doanh
nghiệp”

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
VH1 16.29 7.342 .371 .814
VH2 15.89 6.771 .595 .739
VH3 15.74 6.738 .626 .730
VH4 15.69 6.556 .632 .726
VH5 15.67 6.510 .631 .726

Qua quá trình khảo sát và phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố “Văn hóa
doanh nghiệp”, nhóm 4 nhận được kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,788 (>0,6). Tiếp
theo, tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Biến quan sát VH1 có hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0,814 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là
0,788. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến là 0,371 > 0,3 và Cronbach's
Alpha của nhóm đã trên 0,6, thậm chí còn trên cả 0,7. Do vậy chúng ta không cần loại
biến VH1 trong trường hợp này. Như vậy, biến “Văn hóa doanh nghiệp” đạt yêu cầu về
độ tin cậy.
4.2.2.3: Nhu cầu

52
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.662 3

Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Nhu cầu”
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
NC1 8.21 1.978 .434 .626
NC2 8.07 2.057 .474 .566
NC3 8.02 2.092 .520 .511

Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu” là
0,662 (> 0,6). Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3. Các giá trị ở
cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều thỏa mãn điều kiện < 0,662. Như vậy, biến
“Nhu cầu” đã đạt yêu cầu về độ tin cậy.
4.2.2.4. Giới tính
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giới tính”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.867 5

Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Giới tính”
Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach's
Mean if Variance if Corrected Alpha if
Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
GTT1 13.59 11.882 .635 .853
GTT2 13.69 11.329 .716 .832
GTT3 13.18 11.729 .698 .837
GTT4 13.10 11.804 .764 .822
GTT5 13.10 12.319 .643 .850

53
Tiếp theo là bảng kiểm định của biến độc lập “Giới tính”. Có thể thấy rằng, hệ số
Cronbach’s Alpha của biến “Giới tính” = 0,867 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng đều >
0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều thỏa mãn điều kiện < 0,867. Tóm lại,
biến độc lập “Giới tính” đã đạt yêu cầu.
4.2.2.5. Ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Ý kiến từ bạn bè, gia đình và
người thân”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.747 3
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Ý kiến từ bạn bè,
gia đình và người thân”
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
YK1 6.06 2.945 .603 .629
YK2 6.08 3.333 .570 .672
YK3 6.51 2.973 .555 .688

Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân” là
0,747 (>0,6). Các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 và các giá trị tại cột Cronbach’s
Alpha if Item Deleted đều đạt yêu cầu là < 0,747. Biến độc lập “Ý kiến từ bạn bè, gia
đình và người thân” là hợp lý, đạt yêu cầu.
4.2.2.6. Quan điểm khởi nghiệp
Bảng 4.15. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.685 5
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quan điểm khởi
nghiệp”
Item-Total Statistics

54
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
KN1 14.27 6.405 .519 .600
KN2 14.06 6.976 .529 .608
KN3 13.95 6.859 .477 .621
KN4 14.21 6.249 .617 .561
KN5 15.28 6.830 .204 .776
Bảng kiểm định của biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” cho ta thấy như sau:
Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,685. Nhưng tại hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát
KN5 = 0,204 < 0,3 và giá trị tại cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted = 0,776> 0,685. Do
đó cần loại bỏ biến KN5 và kiểm định lại.

Bảng 4.17. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” 2
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.776 4

Bảng 4.18. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quan điểm khởi
nghiệp”2
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
KN1 11.61 3.982 .549 .742
KN2 11.39 4.230 .655 .690
KN3 11.29 4.206 .560 .733
KN4 11.54 4.095 .571 .727

Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định lại yếu tố “ Quan điểm khởi nghiệp”, bảng
điểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,776> 0,6, tất cả hệ số tương quan tổng
đều > 0,3 và giá trị tại cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted < 0,776. Như vậy, sau khi
loại bỏ biến KN5, biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” đạt yêu cầu về độ tin cậy.
4.2.2.7: Ý định lựa chọn công việc

55
Bảng 4.19. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc“Ý định lựa chọn công việc”
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.802 4
Bảng 4.20. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Ý định lựa chọn
công việc”
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
YĐ1 12.12 3.768 .681 .718
YĐ2 11.86 4.072 .622 .749
YĐ3 12.20 4.047 .609 .755
YĐ4 12.10 4.387 .552 .781

Bảng kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc “Ý định lựa
chọn công việc” đạt 0,802 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều
lớn hơn 0,3. Các giá trị ở ô Cronbach’s Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn 0,802. Như
vậy, biến phụ thuộc “Quyết định chọn công việc” đã đạt yêu cầu về độ tin cậy.
4.2.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA
Phân tích khám phá nhân tố EFA của các biến độc lập
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .878
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2187.05
Sphericity 2
df 300
Sig. .000
Bảng 4.21: Hệ số KMO và Bartlett’s Test
Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5
(Garson, 2003) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu
dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,878 > 0,5 (rất tốt). Điều này
chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

56
Kết quả kiểm định Bartlett’s là 2187,05 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Lúc
này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể.
Như vậy, giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ,
tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Phương sai trích

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance % Total Variance %
1 7.920 31.682 31.682 7.920 31.682 31.682 3.868 15.473 15.473
2 3.050 12.201 43.882 3.050 12.201 43.882 3.411 13.646 29.119
3 1.780 7.120 51.003 1.780 7.120 51.003 3.111 12.442 41.561
4 1.210 4.842 55.844 1.210 4.842 55.844 2.421 9.682 51.243
5 1.038 4.152 59.996 1.038 4.152 59.996 2.188 8.753 59.996
6 .948 3.794 63.790
7 .829 3.315 67.105
8 .782 3.126 70.231
9 .743 2.973 73.204
10 .716 2.866 76.070
11 .661 2.642 78.712
12 .595 2.380 81.092
13 .560 2.242 83.334
14 .519 2.075 85.408
15 .497 1.988 87.396
16 .426 1.702 89.099
17 .392 1.566 90.665
18 .377 1.506 92.171
19 .351 1.404 93.575
20 .330 1.322 94.897
21 .301 1.206 96.102
22 .293 1.171 97.273
23 .276 1.103 98.376
24 .221 .883 99.259
25 .185 .741 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

57
Bảng 4.22: Phương sai trích
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy 25 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 5 nhóm. Giá trị tổng phương
sai trích = 59,996% > 50%: đạt yêu cầu. Khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích
59,996% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 5 có
Eigenvalues thấp nhất là 1,038 > 1.

Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
VH5 .789
NC2 .728
NC3 .707
VH4 .684
NL4 .535
VH3 .520
NL5
GTT2 .849
GTT4 .832
GTT3 .792
GTT1 .727
GTT5 .691
VH1 .686
NL1 .668
NC1 .623
NL2 .564
VH2 .548
NL3
KN2 .767
KN4 .741
KN3 .566
KN1 .561
YK1 .828
YK3 .775
YK2 .723

58
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax
Để ma trận xoay đạt yêu cầu thì phải thỏa mãn 2 yếu tố: giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt. Giá trị hội tụ là các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố, khi
biểu diễn trong ma trận xoay, các biến được nằm chung một cột với nhau. Còn giá trị
phân biệt là các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến quan
sát hội tụ ở nhân tố khác, khi biểu diễn trong ma trận xoay, từng nhóm biến sẽ tách từng
cột riêng biệt.
Từ bảng thống kê trên, nhóm nghiên cứu loại bỏ 3 biến quan sát: NL3 và NL5 do
không đạt yêu cầu và kiểm định lại.
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s 2

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .868
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1958.42
Sphericity 0
df 253
Sig. .000
Bảng 4.24: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s 2
Kết quả từ bảng KMO and Bartlett’s Test cho thấy chỉ số KMO = 0,868 (>0,5) và
mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Như vậy, chứng tỏ dữ liệu dùng là rất phù hợp.
Phương sai trích 2

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance % Total Variance %
1 7.188 31.254 31.254 7.188 31.254 31.254 3.498 15.207 15.207
2 2.994 13.016 44.270 2.994 13.016 44.270 3.395 14.763 29.970
3 1.729 7.517 51.786 1.729 7.517 51.786 2.676 11.635 41.605
4 1.197 5.205 56.992 1.197 5.205 56.992 2.446 10.637 52.241
5 1.036 4.506 61.498 1.036 4.506 61.498 2.129 9.256 61.498
59
6 .859 3.735 65.233
7 .819 3.559 68.791
8 .742 3.228 72.020
9 .713 3.100 75.120
10 .682 2.965 78.085
11 .606 2.633 80.719
12 .582 2.530 83.249
13 .547 2.380 85.629
14 .449 1.950 87.579
15 .410 1.782 89.361
16 .396 1.721 91.082
17 .372 1.616 92.698
18 .362 1.573 94.272
19 .312 1.356 95.628
20 .295 1.281 96.909
21 .291 1.266 98.175
22 .223 .969 99.144
23 .197 .856 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 4.25: Phương sai trích 2

Kết quả từ bảng Communalities và Total Variance Explained cho thấy:

Các biến quan sát đều có hệ số extraction > 0.5 => Biến quan sát tốt. Giá trị
Eigenvalue = 1.036 > 1 và trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích = 61,498% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 5
nhân tố được trích cô đọng được 61,498 % biến thiên các biến quan sát.

Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax 2


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
VH5 .799
NC2 .735
NC3 .713
VH4 .680
NL4 .531
VH3 .518
GTT2 .846
GTT4 .839
60
GTT3 .786
GTT1 .725
GTT5 .701
VH1 .718
NC1 .656
NL1 .649
VH2 .538
NL2 .538
KN2 .774
KN4 .742
KN3 .577
KN1 .557
YK1 .835
YK3 .776
YK2 .728
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Bảng 4.26: Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax
Sau khi chạy lại ma trận xoay cho ra kết quả 23 biến quan sát được gom thành 5
nhân tố mới. Do có sự xáo trộn giữa biến quan sát của các nhân tố nên nhóm phải đặt tên
lại cho nhân tố mới như sau:
STT Nhóm mới Biến quan sát

1 N1 (Văn VH5 (Tôi luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ của công ty)
hóa doanh
NC2 (Mức lương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau
nghiệp)
khi tốt nghiệp của tôi)

NC3 (Thời gian và môi trường làm việc ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn công việc sau tốt nghiệp của tôi)

VH4 (Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái sẽ quyết định tới việc
lựa chọn công việc của tôi)

NL4 (Kinh nghiệm thực tế tác động đến quyết định chọn việc làm
của tôi)

61
VH3 (Cơ hội thăng tiến trong công việc là yếu tố quyết định tới việc
lựa chọn của tôi)

2 N2 (Giới GTT2 (Tôi cảm thấy giới tính rất quan trọng trong việc lựa chọn cv
tính) của mình)

GTT4 (Đặc điểm sức khoẻ, tâm - sinh lý đặc trưng bởi giới tính
(nam thường có sức khỏe tốt hơn nữ) ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc)

GTT3 (Với đặc thù mỗi công việc khác nhau nên tôi nghĩ giới tính
sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc)

GTT1 (Sinh viên nam sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn sinh
viên nữ)

GTT5 (Nhận thức, suy nghĩ khác nhau giữa nam và nữ về vai trò của
bản thân (tác động bởi văn hoá, cuộc sống,...) ảnh hưởng đến ý định
chọn lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp.)

3 N3 (Năng VH1 (Tôi lựa chọn công việc vì danh tiếng của công ty)
lực)
NC1 (Sau khi tốt nghiệp tôi muốn được làm những công việc liên
quan đến chuyên ngành QTKD)

NL1 (Tôi cảm thấy năng lực của bản thân đủ để đáp ứng yêu cầu của
công việc)

VH2 (Tôi cảm thấy thu hút bởi phong cách làm việc của công ty)

NL2 (Tôi lựa chọn công việc vì muốn nâng cao trình độ của bản
thân)

4 N4 (Quan KN2 (Tôi cảm thấy khởi nghiệp đem lại nhiều trải nghiệm cho
điểm khởi mình)
nghiệp)
KN4 (Tôi muốn thử thách bản thân bằng việc khởi nghiệp thay vì
làm việc cho người khác)

62
KN3 (Tôi cảm thấy xu hướng khởi nghiệp của sv sau khi tốt nghiệp
ngày càng tăng)

KN1 (Sau khi ra trường không nhất thiết phải vào làm trong công ty)

5 N5 (Ý kiến YK1 (Tôi sẽ tham khảo hoàn toàn ý kiến từ người xung quanh)
từ bạn
YK3 (Tôi chọn công việc theo công việc của bạn bè)
bè,gia đình
và người YK2 (Tôi lựa chọn công việc trên các mối quan hệ của gia đình, bạn
thân) bè,..)

Bảng 4.27: Tổng hợp nhóm nhân tố mới sau khi chạy lại ma trận xoay
Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố mới
Văn hóa doanh nghiệp (N1)
Bảng 4.28.Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N1Bảng 4. 1
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.838 6

Bảng 4.29. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N1
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
VH5 20.39 9.488 .738 .786
NC2 20.47 10.260 .591 .816
NC3 20.42 10.492 .593 .816
VH4 20.41 9.738 .696 .795
NL4 20.56 10.556 .507 .833
VH3 20.47 10.539 .563 .822

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N1 là 0.838 > 0.6

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến
quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

63
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của
tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm quyết định
không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N1 cả 6 biến quan sát đều
thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù hợp để
thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Giới tính (N2)

Bảng 4.30. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N2


Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.867 5

Bảng 4.31. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N2

Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach's
Mean if Variance if Corrected Alpha if
Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
GTT2 13.69 11.329 .716 .832
GTT4 13.10 11.804 .764 .822
GTT3 13.18 11.729 .698 .837
GTT1 13.59 11.882 .635 .853
GTT5 13.10 12.319 .643 .850

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo N2 là 0.867 > 0.6

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến
quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của
tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm quyết định
không loại bỏ biến quan sát nào

64
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N2 cả 5 biến quan sát đều
thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù hợp để
thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Năng lực (N3)

Bảng 4.32. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N3


Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.759 5

Bảng 4.33. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N3
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
VH1 16.01 6.644 .484 .732
NC1 15.59 6.367 .566 .701
NL1 15.63 6.750 .516 .719
VH2 15.60 6.819 .525 .716
NL2 15.31 6.730 .543 .710

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Nhận thức” là 0.759 > 0.6.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến
quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của
tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm quyết định
không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N3 cả 5 biến quan sát đều
thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù hợp để
thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Quan điểm khởi nghiệp (N4)

65
Bảng 4.34. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N4
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.776 4

Bảng 4.35.Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N4
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
KN2 11.39 4.230 .655 .690
KN4 11.54 4.095 .571 .727
KN3 11.29 4.206 .560 .733
KN1 11.61 3.982 .549 .742

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Nhận thức” là 0.776 > 0.6.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến
quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của
tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm quyết định
không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N4 cả 4 biến quan sát đều
thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù hợp để
thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân (N5)


Bảng 4.36. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập N5
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.747 3
Bảng 4.37. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường N5
Item-Total Statistics

66
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
YK1 6.06 2.945 .603 .629
YK3 6.51 2.973 .555 .688
YK2 6.08 3.333 .570 .672

Kết quả kiểm định cho thấy:


Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Nhận thức” là 0.747 > 0.6.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến
quan sát đều > 0,3 => Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của
tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại => nhóm quyết định
không loại bỏ biến quan sát nào

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo N5 cả 3 biến quan sát đều
thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo do đó đều phù hợp để
thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Phân tích khám phá nhân tố EFA của biến phụ thuộc
Bảng 4.38. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc “Ý định lựa chọn công
việc”

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .762
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 240.598
Sphericity df 6
Sig. .000

Từ bảng trên của nhóm nghiên cứu, có thể thấy hệ số KMO của biến phụ thuộc =
0,762, thỏa mãn điều kiện 0,5 ≪ KMO ≪ 1. Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity: Sig.
= 0,000 < 0,05 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.

Phương sai trích

Total Variance Explained


67
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings
Componen % of Cumulative % of Cumulative
t Total Variance % Total Variance %
1 2.509 62.730 62.730 2.509 62.730 62.730
2 .595 14.880 77.609
3 .545 13.632 91.241
4 .350 8.759 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 4.39: Phương sai trích của biến phụ thuộc
Giá trị Eigenvalues = 2,509 > 1 và trích được 1 nhân tố duy nhất mang ý nghĩa tóm
tắt thống tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 62,730% > 50% cho thấy mô mình EFA là
phù hợp. Như vậy, nhân tố này giải thích được 62,730% biến thiên dữ liệu của 4 biến
quan sát tham gia phân tích EFA.
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson

Correlations
YĐ N1 N2 N3 N4 N5
**
YĐ Pearson 1 .589 .231** .595** .583** .156*
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 .000 .029
N 195 195 195 195 195 195
N1 Pearson .589** 1 .281** .666** .591** .107
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .136
N 195 195 195 195 195 195
N2 Pearson .231** .281** 1 .304** .351** .343**
Correlation
Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000
N 195 195 195 195 195 195
N3 Pearson .595** .666** .304** 1 .572** .211**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .003
N 195 195 195 195 195 195
N4 Pearson .583** .591** .351** .572** 1 .235**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001
N 195 195 195 195 195 195

68
N5 Pearson .156* .107 .343** .211** .235** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) .029 .136 .000 .003 .001
N 195 195 195 195 195 195
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Bảng 4.40: Kết quả phân tích tương quan Person
Tương quan tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
• Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Văn hóa doanh nghiệp” (N1) đến biến
phụ thuộc YĐ có sig. = 0,000 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,589 ≤ 1. Điều này cho thấy biến
độc lập N1 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc YĐ.
• Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Giới tính” (N2) đến biến phụ thuộc YĐ
có sig. = 0,001 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,231 ≤ 1. Điều này cho thấy biến độc lập N2 có
tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc YĐ.
• Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Năng lực” (N3) đến biến phụ thuộc YĐ
có sig. = 0,000 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,595 ≤ 1. Điều này cho thấy biến độc lập N3 có
tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc YĐ.
• Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Quan điểm khởi nghiệp” (N4) đến biến
phụ thuộc YĐ có sig. = 0,000 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,583 ≤ 1. Điều này cho thấy biến
độc lập N4 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc YĐ.
• Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân”
(N5) đến biến phụ thuộc YĐ có sig. = 0,029 < 0,05 và có 0 ≤ r = 0,156 ≤ 1. Điều này
cho thấy biến độc lập N5 có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc YĐ.

4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến


Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regressio 38.692 5 7.738 33.561 .000b
n
Residual 43.579 189 .231
Total 82.271 194
a. Dependent Variable: YĐ
b. Predictors: (Constant), N5, N1, N2, N4, N3
69
Bảng 4.41: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA
Giá trị sig. của kiểm định F = 0,000 < 0,05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được .
Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary

Model Summaryb
Mode R Adjusted R Std. Error of Durbin-
l R Square Square the Estimate Watson
a
1 .686 .470 .456 .48018 2.036
a. Predictors: (Constant), N5, N1, N2, N4, N3
b. Dependent Variable: YĐ
Bảng 4.42: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có 𝑅 2 = 0,470 và 𝑅 2
hiệu chỉnh = 0,456. Ta nhận thấy 𝑅 2 hiệu chỉnh nhỏ hơn 𝑅 2 nên ta dùng nó để đánh giá
độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô
hình ( Hoàng Trọng& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), 𝑅 2 hiệu chỉnh = 0,456 nói lên
mức độ thích hợp của mô hình là 45,6% hay nói cách khác và 45,6% sự biến thiên của
biến “Ý định” được giải thích chúng của 5 biến quan sát.Trị số thống kê Durbin –
Watson= 2,036 nằm trong khoảng 1,5-2,5 nên không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc
nhất xảy ra. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính đưa bội ra là phù hợp với dữ liệu và có
thể sử dụng được.

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constan .818 .266 3.076 .002
t)
N1 .251 .079 .242 3.183 .002 .484 2.067
N2 -.021 .046 -.027 -.450 .653 .791 1.264
N3 .284 .078 .273 3.636 .000 .496 2.016
N4 .289 .070 .290 4.101 .000 .562 1.780
N5 .011 .045 .014 .245 .807 .853 1.173
a. Dependent Variable: YĐ
Bảng 4.43: Kết quả mức ý nghĩa kiểm định

70
Mức ý nghĩa Sig kiểm định t của ba biến N1, N3, N4 nhỏ hơn 0,05 do đó ba biến
độc lập này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc “YĐ”, còn mức ý nghĩa Sig kiểm
định t của biến N2, N5 lần lượt là 0,653 và 0,840 lớn hơn 0,05 vậy suy ra biến N2, N5
không có sự tác động lên biến phụ thuộc “YĐ” và bác bỏ toàn bộ giả thuyết của biến N2,
N5 hay biến N2, N5 không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc.
Hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2018).Hệ số hồi quy của 3 biến
độc lập N1, N3, N4 mang dấu dương nên đều tác động thuận chiều đến “YĐ”.

Từ các hệ số hồi quy, chúng ta xây dựng được phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
YĐ = 𝜷𝟎 + 0,242*N1 + 0,273*N3 + 0,290*N4 + 𝜶

Theo phương trình hồi quy trên trọng số của các yếu tố tác động đến ý định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp được sắp xếp thoe mức độ từ mạnh đến yếu như sau:
N4: 0,290
N3: 0,273
N1: 0,242
Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong mối quan hệ
so sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy (Beta) đã được chuẩn hóa. Ta
có N4 là quan trọng nhất do có hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,290; N3 quan trọng thứ nhì
do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,273; N1 quan trọng thứ ba do hệ số Beta đã chuẩn hóa là
0,242.

71
Kiểm định vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư

Nhận xét:
- MEAN = 1,67 ×10−15 gần bằng 0
- Độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.987 gần bằng 1
- Đường cong hình chuông
➔ Phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư

72
Liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

Mô hình điều chỉnh

Văn hóa doanh nghiệp


+0,242
Ý định lựa chọn công việc
+0,273 sau khi tốt nghiệp của sinh
Năng lực viên khoa Quản trị kinh
doanh – Trường Đại học
Thương mại
+0,290
Quan điểm khởi nghiệp

Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh sau khi kiểm định


4.3. Kết luận kết quả chung
Với kết quả của việc tổng hợp phiếu phỏng vấn thì yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất
đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh
– Đại học Thương mại đó chính là yếu tố “Năng lực”, tiếp theo đó là các yếu tố với mức

73
độ ảnh hưởng ít dần là: Nhu cầu bản thân, quan điểm khởi nghiệp, văn hóa doanh nghiệp,
ý kiến từ gia đình bạn bè người thân và cuối cùng là ảnh hưởng của giới tính.

So với kết quả phân tích định lượng thì có sự khác biệt cụ thể với mức tác động
của các yếu tố đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản
trị kinh doanh – Đại học Thương mại. Yếu tố “Quan điểm khởi nghiệp” có mức độ tác
động lớn nhất, tiếp đến là các yếu tố năng lực và văn hóa.

Sự khác nhau này có thể được lý giải bởi:

- Phương pháp khảo sát khác nhau giữa phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn, lượng
người được phỏng vấn chưa thực sự nhiều (20 người), xử lý định lượng bằng phần mềm
mang tính chính xác cao hơn.
- Kết quả phân tích định lượng có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng câu trả lời của
phiếu phỏng vấn, mặc dù đã qua sàng lọc loại bỏ.
- Quan điểm khởi nghiệp có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, khác so với kết quả tổng
hợp định tính là có cơ sở bởi ngày nay có càng nhiều bạn trẻ có suy nghĩ sẽ khởi nghiệp
sau khi tốt nghiệp, thuật ngữ “start – up trẻ” không còn quá xa lạ. Tiếp đến là hai yếu tố
“năng lực bản thân” và “văn hóa doanh nghiệp” tuy khác nhau về mức độ ảnh hưởng
nhưng không quá lớn.

74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương
Mại thì từ kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã đo lường, phân tích và điều chỉnh thang đo các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh trường Đại học Thương Mại. Việc xác định và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên sẽ trở nên vô cùng quan trọng, từ đó giúp các thành phần trong nền kinh tế có được
những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội.

Về mặt thực tiễn, việc lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân, nhu
cầu của xã hội… góp phần phát huy được khả năng, tố chất của mình trong nghề nghiệp
và tăng hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, giúp cho các trường Đại học, Cao đẳng, các tổ
chức giáo dục nhìn nhận rõ những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm của
sinh viên sau khi ra trường; từ đó, làm cơ sở để đưa ra những chính sách hỗ trợ, tổ chức
các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Giúp cho các nhà tuyển dụng ngành
nghề nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của sinh viên, từ đó đưa ra
các chiến lược tuyển dụng và các chính sách chiêu mộ nhân tài phù hợp nhất, hiệu quả
nhất.

Những phát hiện của đề tài

Từ mô hình cuối cùng cho thấy có ba nhân tố tác động chủ yếu đến quyết định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại
học Thương Mại đó là nhân tố “Văn hóa doanh nghiệp”, “Năng lực” và “Quan điểm khởi
nghiệp”. Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình mới với ba nhân tố kể trên có tác
động tới 45,6% tới quyết định lựa chộn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Điểm giống: Cả mô hình ban đầu và mô hình mới không phát hiện thêm nhân tố
mới.

Điểm khác:

75
Mô hình ban đầu có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại bao
gồm: Năng lực, Văn hóa doanh nghiệp, Nhu cầu, Giới tính, Ý kiến từ gia đình,bạn bè và
người thân, Quan điểm khởi nghiệp.

Mô hình mới sau khi chạy bằng phần mềm SPSS chỉ còn lại 3 nhân tố là: Năng
lực, Văn hóa doanh nghiệp và Quan điểm khởi nghiệp.

Với phỏng vấn định lượng, sau khi tổng hợp kết quả cho thấy “Quan điểm khởi
nghiệp” là nhân tố tác động mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố “Năng lực” và cuối cùng là
nhân tố “Văn hóa doanh nghiệp” tác động đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Với phỏng vấn định tính, sau khi tổng hợp kết quả cho thấy “ Năng lực” là nhân tố
tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại, Sau đó, mức độ tác động giảm dần là
các nhân tố: “Nhu cầu bản thân”, “Quan điểm khởi nghiệp”, “Văn hóa doanh nghiệp”, “Ý
kiến từ bạn bè, gia đình và người thân” và cuối cùng là “Giới tính”.

Đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu chưa?

Bài nghiên cứu của nhóm đã thành công giải quyết được câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra:

Năng lực có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Nhu cầu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Giới tính không phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

76
Ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân không phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Thương Mại.

Quan điểm khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại.

Bài nghiên cứu cũng đã đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được
yếu tố ảnh hưởng và chúng ảnh hưởng như thế nào đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại. Từ đó,
kết quả đem lại cho sinh viên, gia đình, nhà trường cũng như doanh nghiệp có nhận thức
rõ nét về thực trạng lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.

Những khó khăn, hạn chế của nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu cho đề tài này của nhóm
đều được thực hiện trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kết quả nghiên
cứu chưa có được sự khách quan tối đa. Bên cạnh đó tỷ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ
của Đại Học Thương Mại quá chênh lệch nên các mẫu thu thập chủ yếu là từ sinh viên nữ
dẫn đến sự ảnh hưởng của giới tính đến quyết định đi làm và thực trạng đi làm sau khi tốt
nghiệp chưa thực sự chuẩn xác.

Giải pháp

Qua nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc
sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại
có một số vấn đề nan giản cần có giải pháp như sau:

Thứ nhất, sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải lựa chọn công việc phù hợp với
năng lực của bản thân. Việc lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân sẽ đem
lại hiệu quả tốt cũng như chất lượng cao cho doanh nghiệp.

Thứ hai, sinh viên cũng nên tìm hiểu về văn hóa của doanh nghiệp mà mình lựa
chọn để gắn bó. Mỗi doanh nghiệp hướng đến một giá trị riêng biệt, doanh nghiệp có thể
phù hợp với từng loại văn hóa, không nhất thiết phải theo khuôn phép một văn hóa riêng
biệt. Chính vì vậy, việc lựa chọn một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ giúp bản thân thoải
mái, hăng say trong công việc để từ đó đem lại hiệu quả cao.

77
Tiếp theo, sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn.
Ngoài những kiến thức được học tại trường, sinh viên nên bổ sung cho mình những kỹ
năng mềm để hòa đồng và thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Vì vậy, ngay
trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, sinh viên phải thường
xuyên tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, để nâng cao các kỹ năng cơ bản như:
kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cùng với một số kỹ năng mềm khác cần có đó là: kỹ năng
xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm, các kỹ
năng về tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời, nên có công việc
làm thêm để có sự trải nghiệm. Như vậy, sau khi ra trường được tuyển dụng vào các cơ
quan doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với tấm bằng đại học và kinh nghiệm làm việc ở một môi
trường hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các cơ quan,
doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ
sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp trong công tác
thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Với sự nỗ lực
của Nhà trường và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của nhà tuyển
dụng và ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm như mong muốn.

Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, và xu thế hội nhập, dưới sự tác động mạnh
mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang phát triển mạnh mẽ, thì vấn đề việc làm trong giới trẻ đang trở thành một vấn đề
quan trọng, với nhiều vấn đề đặt ra. Ở Việt Nam, những khó khăn trong tìm kiếm cơ hội
việc làm, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng của đối tượng sinh viên mới ra trường đang là
một trở lực, gây lãng phí nguồn nhân lực.

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng_ 2018_Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trên địa
bàn Hà Nội.
2. Trần Thị Kim Hà_ 2018_Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính nhà
nước để làm việc của sinh viên năm cuối các Trường Đại học ở TP.HCM.
3. ThS.Nguyễn Thị Bích Liên_2020_Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc_ 2008_ Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, tập 1- tập 2_NXB Hồng Đức.
5. Mai Thị Bích Phương_ 2018_ Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm
sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Quyết_ 2017_Những nhân tố tác động tới khả năng có việc làm của sinh
viên trường Cao đẳng Tài chính Hải quan sau khi tốt nghiệp.
7. Võ Ngọc Toàn_2012_Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế Đại học Cần Thơ.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH

8. Asma Shahid Kazi, Abeeda Akhlaq_2013_Factors Affecting Career Choices of


College Students Enrolled in Agriculture.
9. Divyang Purohit, Mitesh Jayswal, Ashutosh Muduli_2020_Factors influencing
graduate job choice – a systematic literature review.
10. Ethel Ndidiamaka, Vitallis Chikoko_2020_Exploring the Factors that influence
the career decision of STEM students at a university in South Africa.
11. Marta Mota Pinto de Almeida_2016_Factors that influence the choice of first
jobs of the students and recent graduated students: Information technology area vs
sociohumanistic and economic area.
12. Nasser Al-Abri, Chokri Kooli_2018_Factors Affecting the Career Path Choice of
Graduates: A Case of Omani.

79
PHỤ LỤC
CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên năm 2 thuộc trường Đại học Thương mại. Hiện chúng
tôi đang nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa
chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học
Thương mại”. Để góp phần vào sự thành công của đề tài rất mong anh/chị chia sẻ quan
điểm của mình đến các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Thương mại, thông qua việc trả
lời các câu hỏi phỏng vấn sau đây.

Tôi xin cam kết mọi thông tin anh/chị cung cấp chỉ dùng trong mục đích nghiên
cứu.

Xin trân thành cảm ơn sư đóng góp của anh/chị!

Phần I: Nội dung

❖ Câu hỏi chung


1. Anh/chị đã suy nghĩ đến việc lựa chọn công việc để theo đuổi sau khi tốt nghiệp
chưa?
2. Theo anh/chị đâu là khoảng thời gian thích hợp để suy nghĩ việc lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp?
❖ Câu hỏi chuyên sâu
1. Theo anh/chị thì năng lực có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp không?
1.1 Anh/chị thấy năng lực có quan trọng khi đi làm không? Nếu có thì năng lực
quan trọng như thế nào?
1.2 Trong số đó, anh/chị thấy yếu tố nào của năng lực là quan trọng nhất?
2. Theo anh/chị thì văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp không?
2.1 Anh/chị đánh giá thế nào về tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp?
2.2 Với anh/chị, yếu tố nào của văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp? Tại sao lại là yếu tố đó?
80
3. Theo anh/chị thì nhu cầu bản thân có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp không?
3.1 Theo anh/chị yếu tố nào thuộc nhu cầu bản thân có ảnh hưởng nhất đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp? Vì sao?
3.2 Nếu công việc anh/chị yêu thích có mức lương thấp hơn mong muốn, thì
anh/chị sẽ làm như nào? Vì sao?
4. Theo anh/chị thì giới tính có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi
tốt nghiệp không?
4.1 Anh/chị thấy giới tính có ảnh hưởng đến tính chất công việc mình chọn lựa
như thế nào?
4.2 Anh/chị nghĩ những nhận thức suy nghĩ của giới tính đã tác động đến ý định
lựa chọn công việc như thế nào?
5. Theo anh/chị thì ý kiến từ gia đình, bạn bè, người thân có ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp không?
5.1 Theo anh/chị thì gia đình, bạn bè và người thân ảnh hưởng trên những khía
cạnh nào trong ý định lựa chọn công việc?
5.2 Anh/chị có nghe hoàn toàn theo lời khuyên của gia đình, bạn bè và người
thân khi đưa ra ý định lựa chọn công việc hay không? Vì sao?
6. Theo anh/chị thì quan điểm khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
công việc sau khi tốt nghiệp không?
6.1 Nếu được chọn giữa việc đi làm thuê và khởi nghiệp luôn sau khi tốt nghiệp
thì anh/chị sẽ chọn phương án nào? Vì sao?
6.2 Anh/chị cho rằng việc khởi nghiệp sẽ đem lại những lợi ích gì cho bản thân?
7. Anh/chị đánh giá về ý định lựa chọn công việc của mình như thế nào?
8. Ngoài những yếu tố trên, anh/chị có đề xuất thêm yếu tố nào cũng ảnh hường
đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh – Đại học Thương mại không? ( trả lời nếu có)
Phần II: Thông tin cá nhân
1. Giới tính của anh/chị là gì?
2. Anh/chị hiện đang là sinh viên năm mấy?
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị!
Chúc anh/ chị gặp nhiều may mắn trong học tập và công việc!

81
BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên năm 2 Trường Đại học Thương mại. Hiện tại, chúng tôi
đang nghiên cứu về đề tài: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thương
mại". Rất mong anh/chị giành chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời
phiếu này.

Chúng tôi cam đoan các thông tin anh/chị cung cấp chỉ dùng với mục đích nghiên
cứu. Mọi sự đóng góp của anh chị sẽ góp phần vào sự thành công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.

PHẦN 1: PHẦN GẠN LỌC

Anh/chị có phải là sinh viên khoa QTKD – Trường Đại học Thương mại hay không?

☐ Có (Vui lòng trả lời các câu hỏi tiếp theo)

☐ Không (Vui lòng dừng khảo sát tại đây. Cảm ơn anh/chị đã tham gia)

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Anh/ chị hãy cho biết mức độ đồng ý với các phát biểu sau về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh - Trường Đại học Thương mại. Với mức độ ý kiến là:

1 - Hoàn toàn không đồng ý

2 - Không đồng ý

3 - Không có ý kiến

4 - Đồng ý

5 - Hoàn toàn đồng ý

82
Mã Nội dung Mức độ ý kiến
hóa
1 2 3 4 5

Năng lực

NL1 Tôi cảm thấy năng lực của bản thân đủ để đáp ứng yêu
cầu của công việc

NL2 Tôi lựa chọn công việc vì muốn nâng cao trình độ của
bản thân

NL3 Tôi lựa chọn công việc mà bản thân có đủ đam mê, năng
khiếu

NL4 Kinh nghiệm thực tế tác động đến quyết định chọn việc
làm của tôi

NL5 Kỹ năng, kiến thức và khả năng của tôi là yếu tố quan
trọng khi lựa chọn công việc

Văn hóa doanh nghiệp

VH1 Tôi lựa chọn công việc vì danh tiếng của công ty

VH2 Tôi cảm thấy thu hút bởi phong cách làm việc của công
ty

VH3 Cơ hội thăng tiến trong công việc là yếu tố quyết định tới
việc lựa chọn của tôi

VH4 Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái sẽ quyết định tới
việc lựa chọn công việc của tôi

VH5 Tôi luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ của công ty

Nhu cầu

NC1 Sau khi tốt nghiệp tôi muốn được làm những công việc
liên quan đến chuyên ngành QTKD.

83
NC2 Mức lương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
sau khi tốt nghiệp của tôi

NC3 Thời gian làm việc ảnh hưởng đến ý định lựa chọn công
việc sau tốt nghiệp của tôi

Giới tính

GT1 Sinh viên nam sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn sinh
viên nữ.

GT2 Tôi cảm thấy giới tính rất quan trọng trong việc lựa chọn
công việc của mình.

GT3 Với đặc thù mỗi công việc khác nhau nên tôi nghĩ giới
tính sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc.

GT4 Đặc điểm sức khoẻ, tâm - sinh lý đặc trưng bởi giới tính
(nam thường có sức khỏe tốt hơn nữ) ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn công việc.

GT5 Nhận thức, suy nghĩ khác nhau giữa nam và nữ về vai trò
của bản thân (tác động bởi văn hoá, cuộc sống,...) ảnh
hưởng đến ý định chọn lĩnh vực làm việc sau khi tốt
nghiệp.

Ý kiến từ bạn bè, người thân

YK1 Tôi sẽ tham khảo hoàn toàn ý kiến từ người xung quanh

YK2 Tôi lựa chọn công việc trên các mối quan hệ của gia
đình, bạn bè,..

YK3 Tôi chọn công việc theo công việc của bạn bè

Quan điểm khởi nghiệp

KN1 Sau khi ra trường không nhất thiết phải vào làm trong
công ty.

84
KN2 Tôi cảm thấy khởi nghiệp đem lại nhiều trải nghiệm cho
mình.

KN3 Tôi cảm thấy xu hướng khởi nghiệp của sv sau khi tốt
nghiệp ngày càng tăng.

KN4 Tôi muốn thử thách bản thân bằng việc khởi nghiệp thay
vì làm việc cho người khác.

KN5 Tôi khởi nghiệp theo phong trào.

Ý định lựa chọn công việc

YĐ1 Tôi hài lòng với quyết định lựa chọn công việc của mình

YĐ2 Tôi sẽ cố gắng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện tốt công
việc

YĐ3 Tôi sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này trong tương lai

YĐ4 Tôi sẵn sàng giới thiệu công việc này cho những người
tôi quen biết

PHẦN 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giới tính của anh/chị là gì?

☐ Nam

☐ Nữ

Anh/chị hiện là sinh viên năm mấy?

☐ Năm 1

☐ Năm 2

☐ Năm 3

☐ Năm 4
85
Hiện tại, anh/chị có đang đi làm không?

☐ Có

☐ Không

…Hết…

86

You might also like