You are on page 1of 188

Bài giảng Trường Điện Từ

1
GIẢI TÍCH VECTOR
Mục đích chương này là ôn lại một số kiến thức cơ bản về vector đã học trong
toán cao cấp, đồng thời giới thiệu thêm hai hệ tọa độ trụ và cầu để phục vụ cho môn
học Trường Điện Từ.

1.1. Vector và phép nhân vector

A B
an B
A

 
A
A B
a b
Hình 1.1: Biểu diễn tích vector

Nếu gọi a là vector đơn vị theo chiều dài của vector A thì:
A A
aA   (1.01)
A A

Trong hệ tọa độ Đề các, nếu gọi ax , a y , az là các vector đơn vị dọc theo ba trục
0x, 0y, 0z và Ax, Ay, Az là các thành phần của vector A thì:

A = Ax ax  Ay a y  Az az (1.02)

A =A= A x 2 + A y 2 +A z 2 (1.03)

1
Bài giảng Trường Điện Từ

Nếu cho hai vector A , B và  là góc nhỏ hợp giữa A và B (hình 1.1a). Tích vô
hướng của A và B được xác định bởi:

A . B = A . B .cos (1.04)

và được tính theo các thành phần của A và B bởi công thức:

A . B = AxBx + AyBy + AzBz (1.05)


Tích vector của A và B là vector được xác định bởi:

A × B = A . B .sin  .an (1.06)

trong đó an là vector đơn vị thẳng góc với mặt phẳng xác định bởi A , B và có
chiều tiến của một đinh ốc thuận khi quay từ A đến B theo góc nhỏ  (hình 1.1b).
Nếu viết dưới dạng định thức ta có:

ax ay az
A × B = Ax Ay Az (1.07)
Bx By Bz

Ví dụ 1.1:
Tìm góc nhỏ giữa hai vector A  2ax  4a y và B  6a y  4az bằng cách dùng:
a) Tích vô hướng
b) Tích vector

Giải:
a) Dùng công thức (1.03), (1.04) và (1.04) ta lần lượt có:
A  22  42  02  4.47

B  02  62  (4) 2  7.21

A.B  (2)(0)  (4)(6)  (0)( 4)  24


A.B 24
cos     0.745    41.90
A.B (4.47)(7.21)

b) Dùng (1.06) và (1.07) ta có:

2
Bài giảng Trường Điện Từ

ax ay az
AB  2 4 0  16a x  8a y  12a z
0 6 4

A  B  (16) 2  82  12 2  21.54

AB 21.54
sin     0.668    41.90
A.B (4.47)(7.21)

Chú ý các phép toán đối với các vecter đơn vị (rất quan trọng và thường xuyên sử
dụng) sau đây:
Tích vô hướng:
ax .ax  a y .a y  az .az  1; ax .a y  a y .ax  a x .a z  a z .a x  a y .a z  a z .a y  0

Tích có hướng:
a x  a y   ( a y  a x )  aZ ; a y  a z   ( a z  a y )  a x ; a x  a x  a y  a y  a z  a z  0

Tương tự như trên cho các vecter đơn vị trong hai hệ tọa độ trụ và cầu (được nhắc
đến ở phần sau).

1.2. Các hệ tọa độ

Để xác định vị trí của một điểm P trong không gian, ta có thể dùng ba hệ tọa
độ (hình 1.2)
1. Hệ tọa độ Đề các (x,y,z ) với -   x, y, z  

2. Hệ tọa độ trụ (r,  ,z ) với r  0; 0    2 ;    z  


3. Hệ tọa độ cầu (r,  ,  ) với r  0; 0     ; 0    2

Z Z
Z
az az
P
P a ar
ax ay P a
ar 
Z
y a y
y O O
O
r
 
r

X X X

a. Đề Các b. Trụ c. Cầu

Hình 1.2: Các loại hệ tọa độ trong lý thuyết trường

3
Bài giảng Trường Điện Từ
Thứ tự của các tọa độ rất quan trọng và cần phải đúng như thế khi viết, mặc dù cùng
là góc  giống nhau trong hai hệ tọa độ trụ và cầu nhưng trong tọa độ trụ (r,  ,z)
nó ở vị trí thứ nhì, còn trong tọa cầu (r,  ,  ) nó ở vị trí thứ ba. Ngoài ra, cùng ký
hiệu r nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong hai hệ toạ độ trụ và cầu.

1.3. Chiều dài, diện tích và thể tích vi phân trong các hệ tọa độ

Trong mỗi hệ tọa độ, nếu lần lượt cho từng tọa độ bằng hằng số thì ta có thể
xem P là giao điểm của ba mặt tọa độ trực giao và giao tuyến của từng cặp mặt tọa
độ này là các đường tọa độ. Từ đó ta xác định được các vecter đơn vị tạo thành ba
tam diện thuận ( ax , a y , az ); (ar , a , aZ ); (ar , a , a ) . Các vector đơn vị này cho biết
hướng theo đó chỉ có một tọa độ thay đổi (tăng lên). Một vector A được viết theo
các thành phần của nó dọc theo các vector đơn vị trong các hệ tọa độ tương ứng là:

Tọa độ Đề các: A = Ax ax  Ay a y  Az az (1.08)

Tọa độ trụ: A =Ar a r +  a   z a z (1.09)

Tọa độ cầu: A  Ar ar  A a  A a (1.10)

Ví dụ 1.2:
Viết biểu thức của vector đơn vị hướng từ điểm P có cao độ z= h trên trục z
đến điểm Q có tọa độ trụ (r,  ,0) theo các vector đơn vị trong tọa độ trụ.

R
az (r ,  , 0)

ar

Hình 1.3: Hình vẽ minh họa ví dụ 1.2

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 1.3. Từ hình vẽ ta có:
PQ  R  rar  haz
4
Bài giảng Trường Điện Từ

R r ar  h a z
Suy ra: aR  
R r 2  h2

Bây giờ, từ điểm P nếu di chuyển một vector vi phân dl để đi đến điểm Q(x+dx,
y+dy, z+dz) hoặc ( r  dr ,   d , z  dz ) hoặc ( r  dr ,   d ,   d ) ta sẽ được một
thể tích vi phân dạng gần đúng là một hình hộp chữ nhật gọi là vector dl có biểu
thức:

Tọa độ Đề các: dl =dx a x  dya y  dza z (1.11)

Tọa độ trụ: d l  drar  rd a  dza z (1.12)

Tọa độ cầu: dl  drar  rd a  r sin  d  a (1.13)


Để ý rằng các vi phân chiều dài của ba cạnh hình hộp:
+ Dọc theo ax , a y , az tương ứng là: dx, dy,dz (1.14)

+ Dọc theo ar , a , az tương ứng là: dr, rd  , dz) (1.15)

+ Dọc theo ar , a , a tương ứng là: dr , rd , r sin  d (1.16)


Các vi phân diện tích của ba mặt hình hộp:
+ Vuông góc với ax , a y , az tương ứng là: dydz,dzdx,dxdy (1.17)

+ Vuông góc với ar , a , az tương ứng là: rddz, drdz, rdrd (1.18)

+ Vuông góc với ar , a , a tương ứng là: r 2 sin  d d ; r sin  drd ; rdrd (1.19)
Thể tích vi phân của hình hộp:
+ Tọa độ Đề các: dV= dxdydz (1.20)
+ Trong tọa độ trụ: dV= rdrddz (1.21)
+ Trong tọa độ cầu: dV= r 2 sin drdd (1.22)
Các biểu thức trên đây là quan trọng vì phần lớn các bài toán về Tường Điện
Từ được giải bằng tích phân đường, mặt hoặc khối.

 
Hình 1.4: Hình vẽ
minh họa cho ví dụ
1.3

5
Bài giảng Trường Điện Từ

Ví dụ 1.3:
Dùng hệ tọa độ cầu để tính diện tích của dãi      trên mặt cầu bán kính
a (hình 1.4). Áp dụng khi   0 và    .

Giải:
Diện tích vi phân vuông góc với a r trong tọa độ cầu được cho bởi (từ công
thức 1.29).
dS  r 2 sin  d d
2 
S  
0
a 2 sin  d d   2 a 2 (cos   cos  )

Khi   0 và    thì S = 4  a 2 là diện tích của cả mặt cầu.

1.4. Chuyển đổi các hệ tọa độ

Trong lý thuyết toán học về giải tích vector chúng ta đã biết cách chuyển các
vector trong các hệ tọa độ B sang hệ tọa độ A được cho bởi:
Ai   ( Ai .B j ) B j (1.23)
Bây giờ ta xét lần lượt việc chuyển đổi một vector trong các hệ tọa độ Đề các, trụ và
cầu.

1.4.1. Chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ Đề các và trụ

Xét một điểm P(x,y,z) trong hệ tọa độ Đề các vuông góc và một vector A ; có
gốc tại P, khi đó vector này được viết dưới dạng:
A =Ax a x +Ay a y +Az a y

Cũng vector này nếu viết trong tọa độ trụ ta có:


A =Ar ar +Aø a +Az az

Chú ý rằng Ax, Ay, Az là hàm của (x,y,z) còn Ar, Aø, Az là hàm của (r,ø,z). Để
chuyển vector A trong tọa độ Đề cac sang tọa độ trụ ta tiến hành như sau:
+ Biểu diễn các vector đơn vị a x , a y , az theo ar , a , az từ công thức (1.23); ta có:

     
a x = ax .ar ar + ax .a a + ax .az az

ay =  a .a  a +  a .a  a +  a .a  a
y r r y   y z z (1.24)

6
Bài giảng Trường Điện Từ
az = az

 
Từ hình vẽ 1.2 ta thấy rằng: ax .ar =cosø; ax .a =cos(     2
 
) = -sinø; ax .az =0;

 a .a  =sinø;  a .a  =cosø;  a .a  =0. Thay vào (1.24) ta được.


y r y  y z

a x =cosø ar -sinø a

a y =sinø ar +cosø a (1.25)

az = az

Thay vào dạng tổng quát của vector A ta có:


A = (Axcosø+Aysinø) ar +(-Axsinø+Aycosø) a +Az az

Suy ra: Ar = Axcosø+Aysinø


Aø = -Axsinø+Aycosø (1.26)
Az = A z
+ Tính x, y, z trong Ax, Ay, Az theo r, ø, z từ biểu thức:
x = rcosø; y = rsinø; z = z (1.27)
Từ đó ta có dạng tường minh của vector A trong tọa trụ. Trong trường hợp vector
A được cho trong tọa độ trụ, muốn chuyển qua tọa độ Đề các thì quá trình thực hiện
ngược lại tương tự ta cũng có:
Ax = Arcosø-Aøsinø
Ay = Arsinø+Aøcosø (1.28)
Az = A z
Tính các giá trị (r,ø,z) trong Ar, Aø, Az theo (x,y,z) bởi công thức:
r= x2  y 2
y
ø = arctag( ) (1.29)
x
z=z
x x
và thay cosø = ; sinø = vào (1.28) ta có được dạng tường minh
x y
2 2
x  y2
2

của vector A trong tọa độ Đề các.

1.4.2. Chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ Đề các và cầu

Bằng cách lý luận tương tự ta cũng có:


.

7
Bài giảng Trường Điện Từ
a x = sinөcosø ar +cosөcosø a -sinø a

a y = sinөsinø ar +cosөsinø a +cosø a (1.30)

az = cosө ar -sinө a

Thay vào dạng tổng quát của vector A ta cũng có:


Ar = Axsinөcosø+Aysinөsinø+Azcosө
Aө = Axcosөcosø+Aycosөsinø-Azsinө (1.31)
Aø = -Axsinø+Aycosø
Lưu ý rằng trong trường hợp này để tính x, y, z theo r, ө, ø hoặc ngược lại thì ta sử
dụng biểu thức:
r= x2  y 2  z 2
z
ө = arcos( ) (1.32)
x  y2  z2
2

y
ø = arctag( )
x
và: x = rsinөcosø; y = rsinөsinø; z = rcosө (1.33)

1.4.3. Chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ trụ và cầu

Tương tự như trên ta cũng có từ tọa độ cầu sang trụ là:


ar = sinө ar +cosө a

a = a (1.34)

az = cosө ar -sinө a + a

Ngược lại từ trụ sang cầu ta cũng có:


ar = sinө ar +cosө az

a = cosө ar -sinө az (1.35)

a = a + az

Chú ý rằng cũng cùng ký hiệu là ar và a nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau trong
hai hệ tọa độ. Khi thực hiện chuyển đổi cần lưu ý đến điều này.

1.5. Một số định nghĩa mở rộng


1.5.1. Divergence

8
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho trường vector A và 1 điểm P. Xét một mặt kín ΔS có thể tích ΔV bao
quanh điểm P. Divergence của trường vector A tại điểm P được định nghĩa bởi:

div A  lim

S
A.dS
(1.36)
V  0 V
Ở đây giới hạn được tính khi cả ΔV lẫn ΔS đều co lại để trùng với điểm P. Tích
phân ở tử số của (1.36) được gọi là thông lượng của trường vector A xuyên ra khỏi
mặt kín ΔS bao quanh điểm P.
Nếu thay lần lượt các thành phần của A trong các hệ tọa độ và chọn ΔV là
hình hộp gần đúng trong 3 hệ tọa độ và cho ΔV→0, ta được các biểu thức sau của
div A :
Ax Ay Az
Trong tọa độ Đề các: div A    (1.37)
x y z
1 (r. Ar ) 1 A Az
Trong tọa độ trụ: div A    (1.38)
r r r  z
1  (r 2 . Ar ) 1 ( A sin  ) 1 A
Trong tọa độ cầu: div A    (1.39)
r 2
r r sin   r sin  

1.5.2.Toán tử Del

Trong hệ toạ độ Đề các, ta định nghĩa toán tử del (kí hiệu  ), bởi biểu thức:
  
 ax  a y  az (1.40)
x y z
  
Nếu xem  là một vector có 3 toạ độ ( ; ; ) thì tính tích vô hướng của  với
x y z
A ta có:
Ax Ay Az
. A     div A (1.41)
x y z
Vậy divergence của vector A có thể viết là .A.

Chú ý: Toán tử  chỉ được định nghĩa trong hệ toạ độ Đề các mà không được định
nghĩa trong hệ toạ độ trụ và cầu.

Ví dụ 1.4:
Tìm .A của các vector sau:
a) A  x 2 ax  yza y  xyaz

b) A  r sin  ar  r 2 cos  a  2re 5 z az

9
Bài giảng Trường Điện Từ
5
c) A  sin  ar  r cos a  r sin  cos  a
r2

Giải:
a) Dùng công thức (1.37) ta có:
 ( x 2 ) ( yz ) ( xy)
. A    = 2x+z
x y z
b) Dùng công thức (1.38) ta có:
1 (r 2 sin  ) 1 (r 2 cos  ) (2re5 z )
. A    =2sin  -rsin-10re-5z
r r r  z
c) Dùng công thức (1.39) ta có:
1  (5sin  ) 1  (r cos  .sin  ) 1  ( r sin  .cos  )
.A   
r 2
r r sin   r sin  

cos 2   sin 2 
= 0+ -sin
sin 

1.5.3. Định lý Divergence (Định lý Ostrogradki)

Trong trường vector A , gọi S là một mặt kín bất kỳ bao quanh một thể tích
V. Ta có định lý Divergence (hay định lý Ostrogradski):

 A.dS =  . AdV
S V
(1.42)

Ý nghĩa vật lý của định lý này là: thông lượng của vector A thoát ra khỏi một mặt
kín S bằng tích phân khối của .AdV trong thể tích V bao bởi S.

Ví dụ 1.5:
Kiểm tra định lý divergence đối với trường vector A và các thể tích V trong
các trường hợp sau:
10 x3
a) A  ax ; V là hình lập phương có cạnh bằng 2, tâm 0 trong hệ toạ độ Đề các.
3
b) A  30e r ar  2 zaz ; V là hình trụ giới hạn bởi các mặt r=2, z=0, và z=5 trong tọa
độ trụ.
5r 2 
c) A  ar ; V là một phần của hình cầu r=4, giới hạn bởi mặt nón   trong
4 4
toạ độ cầu.

10
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải:
Các thể tích nói trong đầu bài được cho lần lượt được minh trên các hình
(1.5a, 1.5b, 1.5c) .Ta lần lượt tính vế trái và vế phải của (1.42)

(a) (b) (c)

Hình 1.5: Hình vẽ minh họa cho ví dụ 1.5

a) Vế trái: Vì A chỉ có thành phần Ax nên A.dS chỉ khác không trên 2 mặt x=1 và
x=-1. Suy ra:
10(1)
1 1 1 1
10(1) 80
 A.dS = 
S 1
1 3 (ax )dydzax + 1 
1
3
(ax )dydz (ax ) =
3

Vế phải: Ta có  . A =10x2 (bạn đọc tự tính từ công thức (1.41)) nên suy ra:
1 1 1
80
 . AdV =    10x dxdydz = (đpcm)
2

V 1 1 1
3

b) Hình 1.5b:
Vế trái: nhận thấy rằng a z .a y =0 và Az=-2(0)=0 ở dưới đáy hình trụ nên thành phần
tích phân chỉ còn tồn tại ở mặt bên và mặt trên của hình trụ. Suy ra:
5 2 2 2

 A.dS =   30e (ar )(2)d dz (ar ) +   (2).5.(a )rdrd (a ) =600e-2-40


2
z z
S 0 0 0 0

1 (r. Ar ) 1 A Az


Vế phải: Ta có .A=  
r r r  z
1  (30re  r )  (2 z ) 30e  r
=  = -30e-r-2
r r z r
2
30e  r
5 2

Suy ra :  . AdV = 
V 0

0
(
0
r
 30e  r  2)rdrd  dz =600e-2-40 (đpcm)

11
Bài giảng Trường Điện Từ
c).Hình 1.5c:
Vế trái: Vì A chỉ có thành phần Ar nên A.dS chỉ khác không trên mặt cầu r=4.
Suy ra:
2  /4
5(4) 2
 A.dS =
S
 
0 0
4
(ar )(42 ) sin  d d ( ar ) =640(1- 2 /2)

1 (r 2 . Ar ) 1  ( A sin  ) 1 A 1  5r 4


Vế phải ta có .A=   = ( ) =5r
r2 r r sin   r sin   r 2 r 4
2  /4 4

 . AdV =    (5r )r sin  drd d  = 640(1- 2 /2) (đpcm)


2
Suy ra:
V 0 0 0

1.5.4. Gradient

Xét một trường vô hướng V phụ thuộc tọa độ không gian và xét giá trị của
nó tại điểm P. Ta muốn biết V thay đổi như thế nào khi ta di chuyển một đoạn vi
phân dl theo một hướng bất kỳ để đi đến một điểm Q gần P (hình 1.6).

z V

 V+dV
Q

P dl
V

y
0

Hình 1.6: Minh họa gradient của một vô hướng

Gọi V+dV là giá trị của trường vô hướng tại Q, xét toạ độ Đề các trong đó (x,y,z )
là toạ độ của P; (x+dx,y+dy,z+dz) là toạ độ của Q và dl  dxax  dya y  dzaz
là độ dời vi phân. Trong môn giải tích, số gia (sự thay đổi) của V khi đi từ P đến Q
(theo hướng ) dl được cho bởi vi phân toàn phần:
V V V
dV  dx  dy  dz (1.43)
x y z

12
Bài giảng Trường Điện Từ
V V V
Một vector gồm có 3 thành phần là , , được gọi là gradient của V, kí hiệu
x y z
GradV. Nếu dùng toán tử del, ta được biểu thức của GradV trong hệ toạ độ Đề các
là:
V V V
gradV  V  ax  ay  a (1.44)
x y z z
Lấy tích vô hướng của V với dl ta được:

dV  V .dl  V dl.cos  (1.45)

Giả sử P cố định và xuất phát từ P ta di chuyển theo mọi hướng một đoạn dl  dl
như nhau. Lúc đó, vì V được tính tại P là một vector cố định nên V .dl không
đổi và (1.45) cho thấy dV tỉ lệ với cos. Từ đó ta được các kết luân sau:
1. Nếu di chuyển hướng của V thì cos=1 và dV lớn nhất: hướng của V là
hướng tăng nhanh nhất của V (và dĩ nhiên hướng của - V là hướng giảm nhanh
nhất của V)
2. Nếu di chuyển theo hướng thẳng góc với V thì cos=0 và dV=0 nghĩa là V
không đổi.

V

z
Q
S2 (V2=C2)

P  C1<C2
dl
S1 (V1=C1)

y
0

Hình 1.7: Ý nghĩa của gradient trên mặt đẳng trị

Với định nghĩa như trên tập hợp cấc điểm P trong trường vô hướng V thoả phương
trình V(x,y,z)=C gọi là mặt đẳng trị (nếu V là điện thế thì nó là mặt đẳng thế). Nếu
2 điểm P và Q cùng nằm trong mặt đẳng trị thì dV=0, tức cos=0 nghĩa là
dl  V . Vậy V chính là vector pháp tuyến của mặt đẳng trị và như thế, trường
vecter gradien của một hàm vô hướng V luôn luôn thẳng góc với các mặt đẳng trị
V=C, ngoài ra, vì V hướng theo chiều V tăng nên nếu C1<C2 thì V hướng từ
mặt S1 (V=C1) đến mặt S2 (V=C2) (hình 1.7).

13
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong biểu thức (1.44) thành phần của V theo hướng ax chính là đạo hàm riêng
của V đối với độ dời của dl theo các hướng a , a , a 
r  z trong tọa độ trụ và
a , a , a 
r   trong toạ độ cầu, ta được biểu thức của V trong tọa độ trụ và tọa độ
cầu như sau:
V 1 V V
V  ar  a  az (trụ) (1.46)
r r  z

V 1 V 1 V
V  ar  a  a (cầu) (1.47)
r r  r sin  

1.5.5. Toán tử Curl

Xét một trường vector A , một diện tích phẳng Δ S bao bởi một đường kín L
và một điểm P nằm trên Δ S (hình 1.8). Gọi a là vector đơn vị của pháp vector mặt
Δ S, sao cho theo chiều chạy trên L thì diện tích Δ S bao bởi L sẽ ở phía trái. Curl
của trường vector A là một đường vector khác, cho biết mức độ xoáy của A quanh
một hướng nào đó. Thành phần của curl A theo hướng an được định nghĩa bởi:

 A . dl
L
(curl A ). a n = lim (1.48)
s 0 S

an

P
S

A
L dl

Hình 1.8: Ý nghĩa của toán tử Curl

Rõ ràng nếu khi đi dọc theo L mà A càng có chiều gần như chiều của dl (nghĩa là
A xoáy quanh hướng an ) thì A . dl càng lớn và thành phần của curl A theo hướng
an càng lớn. Curl của một vector được biểu diễn trong các hệ tọa độ khác nhau như
sau:
ax a y az
  
Tọa độ Đề các: curl A  (1.49)
x  y z
Ax Ay Az

14
Bài giảng Trường Điện Từ
Tọa độ trụ:

 1 A A   Ar Az  1    rA  Ar 


curl A   . z   ar     a     az (1.50)
 r  z   z r  r   r  

Tọa độ cầu:
1   ( A sin  ) A  1  1 Ar  (rA ) 
curl A     ar    a 
r sin      r  sin   r 
(1.51)
1   (rA ) Ar 
   a
r  r  

Trong (1.49), hàng thứ hai của định thức là các thành phần của toán tử del (). Do
đó ta có thể viết curl A = × A người ta thường dùng hai tính chất sau của toán tử
curl:
1. Với mọi trường vector A , divergenve của curl bằng 0:
.( × A ) = 0 (1.52)
Chú ý rằng: Curl A = × A =rot( A )
2. Với mọi trường vô hướng f của vị trí, curl của gradient bằng vector 0:
×(f ) = 0 (1.53)

Ví dụ 1.6:
Cho trường vector A = (ycosx) a x +(y+ex) a z . Tìm   A tại gốc tọa độ.

Giải:
Áp dụng công thức (1.49) ta có:
ax ay az
  
×A = = a x - e x a y -cosx az
x y z
y cos x 0 y  ex

Tại 0(0,0,0) ta có  × A = a x - a y - az

Ví dụ 1.7:
Cho trường vector A = 5 e r co s  ar  5cos  a z trong toạ độ trụ, tìm   A tại
P(2,3π/2,0).

Giải:
15
Bài giảng Trường Điện Từ
Áp dụng công thức (1.50), ta có:
 A=
1     1 
= (5cos  ) ar   (5 e r cos  ) - (5cos  )  a  (5 e  r cos  ) az
rz  r r  r 
5 5
= ( sin  ) ar  ( e r sin  ) az
r r
Tại P(2,3  /2,0) ta có:  × A = -2.5 a x - 0.3 az

Ví dụ 1.8:
Cho trường vector tổng quát A =10sin a trong toạ độ cầu, tìm  × A tại
P(2,/2,0)

Giải:
Áp dụng công thức (1.51) ta có:
1    1  10sin 
×A =
r sin     (10sin  )  ar  r r (10r sin  )a  r a
 
Tại P(2,/2,0), ta có  × A = 5 a

1.6. Bài tập

Bài tập 1.1. Tìm vector A hướng từ điểm P(2,-4,1) đến điểm Q(0,-2,0) và tìm
vector đơn vị theo hướng của A .

Bài tập 1.2. Tìm khoảng cách giữa hai điểm P(5, 3 / 2 ,0) và Q(5.  / 2 ,10) trong
tọa độ trụ.

Bài tập 1.3. Chướng minh rằng vector A  4a x  2a y  a z vuông góc với vector
A  a x  4a y  4a z .

Bài tập 1.4. Cho A  a x  a y , B  a x  2a z và C  2a y  a z . Tìm ( A  B)  C và


A  ( B  C ) . Nhận xét kết quả.

16
Bài giảng Trường Điện Từ

Bài tập 1.5. Dùng các vector A, B, C của bài tập 1.4 để tính A.B  C và A  B.C .
Nhận xét kết quả và từ đó viết biểu thức tổng quát của phép toán A.B  C
theo các thành phần của các vector A, B và C .

Bài tập 1.6. Dùng công thức (1.22) để tính thể tích của một hình cầu bán kính a.

Bài tập 1.7. Cho vector A trong tọa độ Đề các như sau:
x2
A  yax  xa y  az
x y
2 2

Hãy viết A trong tọa độ trụ, trong đó Ar , A , Az là các hàm của (r ,  , z ) .

Bài tập 1.8. Một vector A có chiều dài bằng 10 và hướng từ điểm P có tọa độ trụ
( 5,5 / 4,0) đến gốc 0. Hãy viết A trong tọa độ Đề các.

Bài tập 1.9. Tìm  . A trong các trường hợp sau


a) A  yzax  2 xa y  xyaz tại P(2,-1,3)

b) A  4sin  ar  r cos za  z cos  az

c) A  r sin  ar  r 2 cos  a  r 2 a

Bài tập 1.10. Cho vecter A  2r 2 ar , kiểm tra định lý Divegence đối với trường
vector trong tọa độ trụ, với V là miền giới hạn bởi các mặt: r=2, r=4, z=0 và
z=5.
Bài tập 1.11. Cho vector A  2sin  ar  cos  a , kiểm tra định lý Divegence đối với
trường vector trong tọa độ cầu, với V là hình cầu r≤4.

Bài tập 1.12. Tìm  × A trong các trường hợp sau


a) Cho A = ( x 2 ax  y 2 a y  z 2 az )

b) A =  cos x cos y ax ; tại gốc 0

c) A = cos x sin xax  sin x cos ya y

Bài tập 1.13. Tìm  × A trong các trường hợp sau

17
Bài giảng Trường Điện Từ
a) A = sin 2 ar trong toạ độ trụ tại P(2,  /4,0)

b) A = sin  ar  sin  a trong toạ độ cầu tại P(2,  /2,0)

c) A = 5 a  2.5 a trong toạ độ cầu tại P(2,  /6,0)

18
Bài giảng Trường Điện Từ

2
̃ H
ĐIỆN TRƯỜNG TIN
2.1. Định luật coulomb

Cho điện tích Q1 đặt tại vị trí r 1 và điện tích Q2 đặt tại vị trí r 2 (hình 2.1)
Lực F 1 do Q2 tác dụng lên Q1 được cho bởi định luật coulomb như sau:
Q1Q2 Q1Q2
F a21  R21 (2.01)
4 R12 2
4 R123

Trong đó R21 là vector hướng từ Q2 đến Q1, R21 là khoảng cách từ Q2 đến Q1,
a 21 = R /R21 là vector đơn vị hướng từ Q2 đến Q1. Số ε là độ điện thẫm của môi
21

trường, có đơn vị (F/m). Trong chân không, ta có:


10 9
ε = ε0 = (F/m) (2.02)
36

F1

R21 Q1
R21  r1  r2
a21 r1

Q2
r2
0

Hình 2.1: Minh họa định luật Coulomb

Còn trong điện môi thì ε = εrε0, trong đó εr là độ điện thẩm tương đối hay hằng số
điện môi tương đối. Từ đây về sau, ta quy ước các bài toán chỉ xét chân không, trừ
khi nói rõ môi trường đang khảo sát.

Ví dụ 2.1:
19
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho điện tích Q1=20μC đặt tại P1(0,1,2) và điện tích Q2=-300μC đặt tại
P2(2,0,0). Tìm lực F1 do Q2 tác dụng lên Q1.

Giải:
z

a21

2  Q1P1(0,1,2)
0 F1
1 y
Q2
 2 P2(2,0,0)

x
Hình 2.2: Hình vẽ minh họa cho ví dụ 2.1

Bài toán được minh họa như hình 2.2. Ta có:


R21  r1  r2  0P1  0P2  2a x  a y  2az

R21  4  1  4  3

R21 2ax  a y  2az


a21  
R21 3

Áp dụng công thức (2.01) ta có:


(9.109 ).(20.106 ).(300.106 ) 2a x  a y  2az
F1  .  4a x  2a y  4az (N)
32 3

ở đây: ε=ε0 và 1/(4  ε0)=9.109(F/m) .


Lưu ý rằng, trong tài liệu này nếu không đề cập đơn vị thì các toạ độ chiều dài được
hiểu là tính bằng mét.

2.2. Điện trường

Bây giờ xét điện tích Q đặt tại tâm 0 trong toạ độ cầu (hình 2.3a) và gọi
P(r,  ,) là một điểm bất kỳ. Người ta định nghĩa vector cường độ trường điện (gọi
tắt là điện truờng) E do Q tạo ra taị P là lực coulomb do Q tác động lên một điện
tích đơn vị đặt tại P. Nghĩa là nếu cho Q2 =Q, Q1 =1 và R21 = r =r ar trong toạ độ
cầu ta có:
Q
E = ar (V/m) (2.03)
4 o r 2

20
Bài giảng Trường Điện Từ

z
z
E
E
P(r ,  ,  ) P
Q R
0
rar aR
y 0 y
Q

x
x
(a) Trường hợp Q ở gốc 0 (b) Q ở vị trí bất kỳ

Hình 2.3: Vecter điện trường E do điện tích điểm Q tạo ra

Nếu Q ở một vị trí bất kỳ (hình 2.3b), ta có:

Q
E = ar (2.04)
4 o R 2

Một cách tổng quát, nếu có nhiều điện tích phân bố trong không gian, ta dùng
nguyên lý xếp chồng để tìm điện trường E . Ta lần lượt xét các loại phân bố điện
tích như sau:

a) Trường hợp các điện tích phân bố dạng điểm:

En
E2
E1
P
R1
Q1 Rn
a R1 R2
aRn
aR 2
Q2

Qn

Hình 2.4: Điện trường do n điện tích phân bố điểm tạo ra

21
Bài giảng Trường Điện Từ
Điện trường E tại P do n điện tích Q1, Q2,...,Qn tạo ra (minh họa ở hình 2.4) là tổng
của n điện trường thành phần E 1, E 2,... , E n do các điện tích tạo ra tương ứng và
được xác định theo công thức (2.05):
Q1 Q2 Qn
E = a + a +…+ aRn (2.05)
4 o RR12 R1
4 o RR 2 2 R2
4 o RRn 2

b) Trường hợp điện tích phân bố dài


Nếu điện tích phân bố trên dây dẫn có chiều dài l (hình 2.5), gọi dQ là vi
phân điện tích chứa trên một vi phân chiều dài dl của đường dây thì mật độ điện tích
đường được định nghĩa bởi:
dQ
l  (2.06)
dl

l
dE

P
aR
R
dl

Hình 2.5: Điện trường do điện tích phân bố đường tạo ra

Khi đó điện trường tổng E do toàn bộ điện tích phân bố dọc theo l tạo ra tại P là:
l ar
E dl (2.07)
l
4 o R 2

c) Trường hợp điện tích phân bố trên một mặt

S P dE

R
aR
dQ   S dS
ds

Hình 2.6: Điện trường do điện tích phân bố mặt tạo ra

22
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu điện tích phân bố trên mặt S (hình 2.6), gọi dQ là vi phân điện tích chứa trong
một vi phân diện tích dS của mặt S thì mật độ điện tích mặt được định nghỉa bởi:


dQ
 (2.08)
S dS

và điện trường tổng E do toàn bộ điện tích phân bố trên S tạo ra tại P là:
 s aR
E dS (2.09)
S
4 o R 2

d) Trường hợp điện tích phân bố khối


Nếu điện tích phân bố trong một khối V (hình 2.7), gọi dQ là vi phân điện
tích chứa trong một vi phân thể tích dV của thể tích V. Ta định nghĩa mật độ điện
tích khối là:
dQ
V  (2.10)
dV

aR
dE
dV
dQ  V dV

Hình 2.7: Điện trường do điện tích phân bố khối tạo ra

Khi đó vector vi phân điện trường và điện trường tổng E do toàn bộ điện tích phân
bố trong khối tạo ra tại một điểm P bất kỳ là:
dQ  a
dE  a  V R 2 dV
4 o R 2 R
4 o R
(2.11)
 a
E   V R 2 dV
V
4 o R

Chú ý rằng trong các biểu thức xác định cường độ điện trường ở trên, các
đại lượng vector đơn vị, bán kính và mật độ phân bố điện tích (đường, mặt và khối)
là hàm thay đổi theo các tọa độ của vi phân điện tích dQ. Khi điểm xác định cường
độ điện trường nằm trên l, S hay trong V thì chúng ta phải khảo sát tính hội tụ của
tích phân tương ứng; nếu tích phân hội tụ thì giá trị điện trường được xác định.

23
Bài giảng Trường Điện Từ

2.3. Điện trường do một số phân bố chuẩn tạo ra

Ta nên nhớ kỹ các biểu thức và tính chất của điện trường do một số phân bố
điện tích cơ bản (nhưng quan trọng) tạo ra tại điểm P bất kỳ. Các tính chất này
không phụ thuộc hệ toạ độ đang xét.

2.3.1. Điện trường do một điện tích tạo ra

E
P
ar
0 r
Q

Hình 2.8: Điện trường do một điện tích điểm tạo ra

Từ công thức tổng quát (2.05) ta xác định được điện trường E cho bởi:
Q
E a (2.12)
4  0r
2 r

Điện trường E xuyên tâm, hướng về 0 nếu Q < 0, hướng ra khỏi 0 nếu Q > 0 và có
cường độ bằng nhau trên một mặt cầu tâm 0. Đây là một trường đối xứng cầu.

Ví dụ 2.2:
Cho điện tích điểm Q = 0.5μC đặt tại gốc 0. Tìm điện trường E do nó tạo ra
tại điểm P(0,3,4).

Giải:
Ta có r  0 P  3a y  4a z

Suy ra: ar  0.6a y  0.8a z

Từ công thức (2.12) ta được:

(9.109 )(0.5.106 )
E (0.6a y  0.8a y )
5 2

 180(0.6a y  0.8a z ) (V/m)

Vậy E có biên độ E = 180 V/m theo hướng của vector đơn vị ar

24
Bài giảng Trường Điện Từ
2.3.2. Điện trường do một dây dẫn dài vô hạn mang điện tích tạo ra

Gọi ρl là mật độ điện tích dài của dây dẫn (không đổi). Gọi 0 là hình chiếu của P
xuống đường thẳng và r  OP , điện trường E tại P được xác định theo biểu thức:
l
E aR (2.13)
2 o r

Điện trường E hướng về 0 nếu Q<0, hướng ra khỏi 0 nếu Q>0 và có cường độ bằng
nhau trên một mặt trụ tròn xoay có trục là đường thẳng. Đây là một trường đối xứng
trụ và tỷ lệ nghịch với khoảng cách đến đường thẳng.

Chứng minh:
Ta chọn đường thẳng mang điện tích là trục 0z trong toạ độ trụ và P là điểm
có toạ độ (r,  ,0) trong mặt phẳng 0xy. Xét một đoạn vi phân dz mang điện tích
dQ=ρldz và tạo ra tại P điện trường vi phân d E . Từ công thức (2.07) ta có:
l dz rar  zaz
dE  .
4 0 R 2 r 2  z 2

z
l
dz dQ  l dz

z
R
0 y
r
P(r ,  , 0)

x dE

Hình 2.9: Điện trường do dây dẫn vô hạn tạo ra

Nhận thấy rằng ứng với mỗi dQ tại z, ta có luôn có dQ tại -z nên Ez = 0.

l rdz l
Suy ra: E  4
 0 (r 2  z 2 )
a 
3/ 2 r
2 0 r
ar

25
Bài giảng Trường Điện Từ
2.3.3. Điện trường do một mặt phẳng vô hạn mang điện tích tạo ra

Giả sử mật độ mặt của mặt phẳng là ρS (không đổi). Gọi O là hình chiếu của
P xuống mặt phẳng và an là vector đơn vị hướng từ O đến P. Điện trường E tại P
cho bởi:
S
E an (2.14)
2
Điện trường này có cường độ không đổi trong toàn không gian, thẳng góc với mặt
phẳng và hướng về mặt phẳng nếu Q < 0, hướng ra khỏi mặt phẳng nếu Q > 0.

Chứng minh:
Ta chọn mặt phẳng mang điện tích là mặt phẳng x0y trong toạ độ trụ và P là
điểm có cao độ z > 0 (hình 2.10)

dE

P
z R
S
0 y
 r ds
dQ   S dS
(r ,  , 0)

Hình 2.10: Điện trường do mặt phẳng tạo ra

Diện tích vi phân dS=rdrd mang điện tích dQ=ρSdS=ρSrdrd và tạo ra tại P điện
trưòng vi phân:
 S rdrd zaz  rar
dE  .
4 0 (r 2  z 2 ) r 2  z 2
vì phân bố điện tích đối xứng qua trục z nên chỉ còn lại thành phần của E trên trục
z:
2 
 S rzdrd 
E  .az  S az
0 0
4 0 (r  z )
2 2 3/ 2
2 0

26
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu điểm P nằm ở dưới mặt phẳng x0y (z<0), ta phải thay az bởi (- az ). Tổng quát,
nếu an là vector pháp tuyến đơn vị của mặt phẳng mang điện tích thì điện trường E
phía dưới an là:
S
E an
2

2.3.4. Điện trường do điện tích phân bố đều trong hình cầu tạo ra

Giá sử mật độ khối ρV không đổi. Gọi O là tâm hình cầu và r  0 P (hình

2.11).

 V r
 3 ar ; ra
 0
Điện trường E tại P cho bởi: E (2.15)
 V a a ;
3
ra
 3 0 r 2 r

P
a r
Hình 2.11: Điện trường do khối
0 ar
V cầu tạo ra

Điện trường E xuyên tâm hướng về O nếu Q < 0, hướng ra khỏi O nếu Q > 0. Bên
trong hình cầu, cường độ điện trường tỷ lệ thuận với r, trong khi bên ngoài thì điện
trường giống như do một điện tích điểm Q bằng điện tích tổng chứa trong hình cầu
tạo ra.

Chứng minh
Gọi a là bán kính của khối cầu. Chọn tâm hình cầu là gốc 0 trong toạ độ cầu.
Do đối xứng ta có E  Er ar . Áp dụng công thức (2.11) ta có hai trường hợp sau:
Trường hợp điểm P nằm bên trong khối cầu (r<a) khi đó công thức (2.11) trở thành:
2  r
V aR V V r
E 0 0 0 4 0 r 2 r sin  drd d (ar ) = 3 0 ar
2
dV =
4  0 R
2
V

Trường hợp điểm P nằm bên ngoài khối cầu (r≥a) khi đó công thức (2.11) trở thành:

27
Bài giảng Trường Điện Từ
2  a
V aR V V a 3
E 0 0 0 4 0 r 2   
2
dV = r sin drd d ( a ) = ar
4  0 R 3 0 r 2
2 r
V

 V r
 3 ar ;  r  a 
Vậy ta được:  0
E
 V a a ;(r  a )
3


 3 0 r
2 r

2.4. Mật độ điện thông, điện thông


2.4.1. Mật độ điện thông

Gọi E là điện trường trong một môi trường đồng chất, đẳng hướng có độ
điện thẩm ε. Vector mật độ điện thông được định nghĩa là:
D E (2.16)
Đơn vị của mật độ điện thông là (C/m2). Mặc dù D và E có cùng dạng nhưng điện
trường E do một phân bố điện tích tạo ra sẽ phụ thuộc độ điện thẩm ε của môi
trường còn mật độ điện thông D không phụ thuộc.

2.4.2. Điện thông

Xét trường vector có mật độ điện thông D và gọi S là mặt bất kỳ trong
không gian (hình 2.12). Chọn một trong hai phía bất kỳ của S và gọi an là pháp
vector đơn vị của phía đó.

Dn

dS
an

dS D
 D
dS
++
dS + + Qc

v
S

Hình 2.12: Điện thông trong hai trong phân bố mặt và khối 28
Bài giảng Trường Điện Từ

Gọi dS là vi phân diện tích của S và định nghĩa vector vi phân diện tích là
dS  an dS . Khi đó điện thông vi phân xuyên qua dS theo hướng an được định nghĩa
là:
d  D.dS  D.an dS  Dn .dS  D cos  dS (2.17)
Trong đó Dn là thành phần pháp tuyến của D , còn  là góc giữa D và vector pháp
tuyến đơn vị an . Từ đó ta tính điện thông xuyên qua S theo hướng an là:

   D.dS (2.18)
S

nếu S là mặt kín, ta quy ước an là vector pháp hướng ra ngoài và lúc đó ψ là điện
thông xuyên ra khỏi mặt kín S.

Ví dụ 2.3:
Tìm mật độ điện thông D tại điểm P(1,3,-4 ) do điện tích điểm Q=30nC đặt
tại tâm 0 tạo ra.

Giải:
Áp dụng công thức (2.12) ta có điện trường tại P là:
Q
E ar
4 r 2
ax  3a y  4az
Với ar  ; từ công thức (2.16) ta được:
26

Q 30.109 ax  3a y  4az a  3a y  4az


D E= a = . = (9.2*1011 ). x (C/m2)
4 r 2 r
4 26 26 26

Ví dụ 2.4:
Cho điện tích Q đặt tại gốc 0 trong toạ độ cầu. Tính điện thông xuyên qua dải
α≤θ≤β của hình cầu tâm 0 bán kính a. Áp dụng khi α=0 và β=/2 và nhận xét.

Giải:
Xem lại hình vẽ minh họa từ ví dụ 1.3 trong chương 1 (hình 1.4). Áp dụng
kết quả của ví dụ 2.3 và công thức ( 2.18) với an  ar ta có:

29
Bài giảng Trường Điện Từ

 Q
d  
 4 a
a

2 r 

. ar dS 
Q
4 a 2
dS  
Từ kết quả của ví dụ 1.3 ta được:
2 
Q Q
ψ=
4 a 2  
0
a 2 sin  d d 
2
(cos   cos  )

Khi α=0 và β=/2 thì ψ= Q/2. Nhận xét: điện thông xuyên qua bán cầu bằng nửa
điện tích đặt tại 0.

2.5. Định luật Gauss

Định luật Gauss được phát biểu như sau: tổng điện thông xuyên qua một mặt
kín S bằng tổng điện tích chứa trong S:
   D.dS  QC (2.19)
S

Muốn áp dụng định luật Gauss để tìm D hoặc E ta phải chọn S là một mặt Gauss
đặc biệt thõa các điều kiện sau:
 + S kín
+ Tại mỗi điểm của S, vector D hoặc thẳng góc hoặc tiếp xúc với S
+ D không đổi tại các phần của S mà D thẳng góc
Khi đó, nếu gọi Sn là diện tích tổng của các phần của S tại đó D thẳng góc với S thì
ta có:
   DdS  D  dS  DS n QC ( 2.20)
S S

QC
Suy ra: D (2.21)
Sn
Chú ý rằng nếu điện tích QC được phân bố dọc theo đường l với mật độ đường ρl
hoặc trên mặt S với mật độ ρS, hoặc trong thể tích V với mật độ khối ρV, ta lần lượt
có:
Q    dl (2.22)
C l
l

Q    dS (2.23)
C S
S

Q   V dV (2.24)
C
V

Ví dụ 2.5:

30
Bài giảng Trường Điện Từ
Dùng định luật Gauss để chứng minh các biểu thức của điện trường E do
các phân bố chuẩn trong mục 2.3.

Giải:
Ta xét lần lượt 4 loại phân bố điện tích đã trình bày ở mục 2.3 (xem hình vẽ minh
họa ở mục này) như sau:
a) Điện tích điểm
Do đối xứng, ta có E  Er ar . Chọn mặt Gauss đặc biệt S là mặt cầu tâm 0
bán kinh r, ta có Sn = S. Từ công thức (2.21) ta được:
QC Q Q
Dr   
Sn S 4 r 2
Dr Q Q
Suy ra: Er   ; E ar
0 4 0 r 2
4 0 r 2

b) Điện tích phân bố đều trên đường thẳng vô tận


Gọi ρl là mật độ điện tích đường (không đổi). Chọn đường thẳng mang điện
tích là trục z trong toạ độ trụ. Do đối xứng nên ta có E  Er ar . Chọn mặt Gauss đặc
biệt là mặt trụ S tròn xoay trục z, bán kính r, chiều cao h vector D thẳng góc với
diện tích xung quanh Sn (vuông góc) của S và tiếp xúc với 2 đáy suy ra:
QC h 
Dr   l  l
S n 2 rh 2 r

Dr l ; l
Suy ra: Er   E ar
0 2 0 r 2 0 r

c) Điện tích được phân bố đều trên mặt phẳng vô tận


Gọi ρS là mật độ điện tích mặt (không đổi). Chọn mặt phẳng mang điện là mặt
phẳng x0y trong tọa độ vuông góc. Do đối xứng nên ta có:

 Ez az . ( z  0)
E
 Ez (az ).
 ( z  0)
Chọn mặt Gauss đặc biệt là mặt trụ đứng S chiều cao h, đáy trên và đáy dưới có
diện tích Sd và nằm lần lượt trong các mặt phẳng z = h/2 và z = -h/2 (đây chính là
thành phần diện tích vuông góc). Vector D thẳng góc với hai đáy và tiếp xúc với
mặt xung quanh của S.
Suy ra :

31
Bài giảng Trường Điện Từ

QC  s Sd  S  s
Dz     2 az ; ( z  0)
Sn 2Sd 2  0
E
Ez 
Dz

S
;   S ( a ); ( z  0)
0 2 0 
 2 0
z

Tổng quát, nếu xét một mặt phẳng mang điện có vị trí bất kỳ thì điện trường tại một
điểm bất kỳ P được cho bởi (2.14) trong đó an là pháp vector đơn vị của mặt phẳng
hướng về phía có P.
d) Điện tích phân bố đều trong hình cầu bán kính a
Gọi ρV là mật độ điện tích mặt (không đổi). Chọn tâm hình cầu là gốc 0 trong
toạ độ cầu. Do đối xứng ta có E  Er ar . chọn mặt Gauss đặc biệt S là mặt cầu tâm 0
bán kinh r, ta có Sn = S = 4r2. Để tính QC, ta phân biệt hai trường hợp:
+ Điểm P ở trong hình cầu mang điện (r < a).
4 Q  .r
Khi đó: QC   r 3 V và Dr  C  V
3 S 3
+ Điểm P ở ngoài hình cầu mang điện (r > a)
QC V a 3
Lúc này: Dr  
S 3r 2
 V r
 3 ar ; r  a
Vậy ta được:  0
E
 V a a ;
3
(r  a)

 3 0 r
3 r

2.6. Phương trình Maxwell thứ nhất

Trong chương một chúng ta đã nói về divergence của một một vector tổng
quát. Bây giờ chúng ta áp dụng trong trường hợp A là vector mật độ điện thông D .
Từ định nghĩa ở phần 1.4.1 trong chương 1 (công thức 1.23) và dùng định lý Gauss
(công thức 2.19) ta có:

 D.dS QC
.D  lim S
 lim =ρV (2.25)
V 0 V V 0 V

Trong đó: ρV là mật độ phân bố khối của điện tích tại điểm P đang xét. Kết quả quan
trọng này chính là nội dung của phương trình Maxwell thứ nhất viết cho trường
điện tĩnh:
.D  ρV (2.26)
Nếu độ điện thẩm ε không đổi trong miền đang xét, từ công thức (2.16), ta được:

32
Bài giảng Trường Điện Từ
V
.E  (2.27)

Trong miền không có điện tích (ρ=0), ta có:
.D  .E =0 (2.28)

Ví dụ 2.6:
Tìm mật độ phân bố ρ của điện tích trong toàn không gian, biết rằng trường vector
mật độ điện thông D được cho như sau:
 0 zaz  h  z  h; h  0

a) D   0 z trong tọa độ Đề các
 z az z  h  z  h; h  0

 r3
 ar 0  r  a; a  0
b) D   4 trong tọa độ trụ
 2008 a r  a; a  0
 r r

 2008r 2
 ar r  a; a  0
c) D   4 trong tọa độ cầu
 2009 a r  a; a  0
 r 2 r

Giải:
Từ phương trình Maxwell, muốn tìm mật độ ρ, ta chỉ việc dùng các công
thức để tính divergence của vector mật độ điện thông tương ứng. Ta có:

 z ( 0 z )  0 h z  h

a)   
  z 
 ( 0 )  ( 0 )  0 z  h  z  h
 z z z

1  r4
 ( )  r2 0ra
b)    r r 4
 1  (2008)  0 ra
 r r

1  2008r 4
 2 ( )  2008r r2
c)    r r 4
1 
(2009)  0 r2
 r 2 r

33
Bài giảng Trường Điện Từ
2.6. Bài tập

Bài tập 2.1. Cho điện tích Q1=40μC đặt ở điểm P1(1,1,3) và điện tích Q2=80μC đặt
tại P2(3,1,1). Tìm lực F1 do Q2 tác dụng lên Q1.

Bài tập 2.2. Cho 4 điện tích bằng 40μC được đặt tại 4 điểm A(4,0,0), B(0,4,0),
C(-4,0,0) và D(0,-4,0). Tìm lực tác dụng lên điên tích 40μC đặt tại P(0,0,3).

Bài tập 2.3. Xác định điện tích Q2 đặt tại P2(3,-3,2) biết rằng nó tác động lên điện
tích Q1=200μC đặt tại P1(1,-1,3) một lực F1  6ax  6a y  3az (N).

Bài tập 2.4. Trong toạ độ trụ, xét điện tích 400μC phân bố đều trong đĩa hình tròn
r  4 ; z=0. Tìm lực do nó tác động lên điện tích điểm Q=100μC đặt tại điểm
P(0,0,4)

Bài tập 2.5. Một điện tích Q=80nC đặt tại P(-4,3,2) trong tọa độ Đề các. Tìm điện
trường E do nó tạo ra tại tâm 0

Bài tập 2.6. Tìm điện trường E tại P(0,0,5) do hai điện tích Q1=80nC, Q2=40nC đặt
tại P1(0,4,0) và P2(3,0,0) tạo ra.

Bài tập 2.7. Trên hai đường thẳng x = 2 và y = -4 (song song với trục z), có điện
tích phân bố đều với mật độ ρl=40nC/m. Tìm điện trường E tại các điểm
P1(1,-2,0), P2(-2,-1,4), P3(2,-2,0).

Bài tập 2.8. Mặt phẳng y = 3 chứa điện tích phân bố đều với mật độ
s  (109 / 6 )C / m2 . Xác định E tại mọi điểm.

Bài tập 2.9. Điện tích được phân bố đều với mật độ ρS trên hai mặt phẳng song
song y  2 . Xác định E tại mọi điểm.

Bài tập 2.10. Điện tích được phân bố đều với mật độ ρS trên mặt phẳng x =-2 và -ρS
trên mặt phẳng x =+2. Xác định E tại mọi điểm.

Bài tập 2.11. Điện tích được phân bố đều trên mặt phẳng z=5 vối mật độ
ρS=(1/3  )nC/m2 và trên hai đường thẳng y=-3, z=3 (song song với trục 0x)
với mật độ ρl=(-25/9)nC/m. Tìm E tại P (x ,-2 ,0).

Bài tập 2.12. Trong toạ độ trụ, điện tích được phân bố đều trong hình tròn r  a, z =
0 với mật độ ρS. Xác định E tại P(0,  ,h).

Bài tập 2.13. Điện tích phân bố đều dọc theo trục 0x và trục 0y với mật độ
ρl=40μC/m. Tìm D tại P(3,3,3).

34
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 2.14. Cho mật độ điện thông D = 2ax  2(1  y )a y  4 zaz (C/m2) và xét mặt
trụ tròn xoay trục z, bán kính r=10m. Tính điện thông xuyên ra khỏi điện tích
vi phân dS=1mm2 tại điểm P có toạ độ trụ (r =10m,z=2m,=/4)

Bài tập 2.15. Điện tích phân bố đều trên trục z với mật độ ρl=3μC/m và trên trục
trụ tròn xoay bán kính 2m với mật độ ρS=(10/) μC/m2. Dùng định luật Gauss
để tìm D trong mọi miền.

Bài tập 2.16. Trong toạ độ trụ, xét điện tích phân bố khối với mật độ
ρV=4re-2r(C/m3). Dùng định luật Gauns để tìm D tại một điểm bất kỳ.

Bài tập 2.17. Trong tọa độ trụ, hình trụ rỗng vô tận a<r<b có điện tích phân bố đều
với mật độ ρV(C/m3). Dùng định luật Gauss để tìm D trong mọi miền.

Bài tập 2.18. Một tụ điện phẳng nằm ngang có mặt dưới của bảng trên mang điện
tích phân bố đều với mật độ ρS(C/m2) và mặt trên của bảng dưới mang điện
tích phân bố đều với mật độ -ρS(C/m2). Giả sử các đường điện thông bên trong
tụ điện thẳng góc với hai bảng (bỏ qua hiệu ứng rìa), dùng định luật Gauss để
tìm D và E bên trong tụ điện.

Bài tập 2.19. Tìm mật độ phân bố khối ρ của điện tích trong toàn không gian, biết
rằng trường vector mật độ điện thông D được cho trong tọa độ trụ bởi:



0 ra
  r 2  a2 

D   0   ar ar b
  r 
  b2  r 2 
 0   ar r b
  r 

Bài tập 2.20. Trong không gian cho D  cos  ar  sin  a . Tìm ρ

Bài tập 2.21. Một khối cầu có bán kính r=2cm, tạo ra trong không gian một điện
104 r
trường: E  ar (V/m). Tìm điện tích tổng chứa trong hình cầu đó.
0

35
Bài giảng Trường Điện Từ

NĂNG LƯỢNG VÀ ĐIỆN THẾ


3
3.1. Công thực hiện khi di chuyển điện tích điểm

Một điện tích Q đặt trong điện trường E chịu tác dụng của một lực F  Q.E .
Để giữ điện tích Q đứng yên ta phải tác động một lực ngược chiều Fa   F , nếu lực
Fa làm cho điện tích Q di chuyển một đoạn vi phân dl (hình 3.1) thì công vi phân
dW do Fa thực hiện được là:
dW  Fa .dl   F .dl  Q.E.dl (3.01)

Nếu dW>0 thì công thực hiện chống lại điện trường (tương tự như khi ta nâng một
khối lượng M từ nơi thấp lên nơi cao );
Nếu Dw<0 thì công do điện trường thực hiện (tương tự trọng trường quả đất thực
hiện công khi M di chuyển từ cao xuống thấp )
Công tổng cộng đã thực hiện khi di chuyển Q từ B đến A là :

Hình 3.1: Công của lực điện trường

Nếu dW>0 thì công thực hiện chống lại lực điện trường còn nếu dW<0 thì công này
do lực điện trường thực hiện. Từ đó, công đã thực hiện để di chuyển điện tích Q từ
B đến điểm A là:
A A
W   Fa .dl  Q  E.dl (3.02)
B B

Lưu ý rằng để tính tích phân (3.02) chúng ta phải xác định đúng dl trong các hệ tọa
độ tương ứng đã được trình bày trong chương 1.

Ví dụ 3.1:
36
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho trường điện tĩnh E   x / 4  y  ax  4 xa y tính công cần có để di chuyển điện
tích điểm Q=-40.10-6(C).
a) Từ gốc O đến điểm A(4,0,0) dọc theo trục 0x.
b) Từ điểm A đến điểm B(4,2,0) dọc theo trục 0y.
c) Từ điểm B đến điểm O dọc theo đường thẳng y=x/2.

0
● y

A(4,0,0) ● ●
B(4,2,0)
x

Hình 3.2: Hình vẽ minh họa cho ví dụ 3.1

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 3.2. Từ đây ta có:
a) Dọc theo OA, ta có dl  dxax . Theo (3.01), công vi phân là:
x
dW  QEdl  (40.106 )(  y )dx
4

x 
4
WOA  40.106    1.0 dx  80 J
0  
4

b) Dọc theo AB, ta có dl  dya y . Suy ra:


2
WAB  40.106  4.(4)dy  1280 J
0

c) Dọc theo đoạn thẳng BO, ta có:


Ta có: dl  dxax  dya y . Nên:
 x    x x  
dW  40.106 ( Ex d x  E y dy)  40.106.    y  dx  4 x.dy   40.106.     dx  2 x.dx 
  4     4 2  

 0 11x 
Suy ra: WBO  40.106   dx   880 J
4 4 

3.2. Tính chất bảo toàn của điện trường đều

37
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong biểu thức (3.02) ta đã không nói rõ tích phân đường từ B đến A được
lấy dọc theo đường cong nào. Thật ra nếu điện trường E đều thì chúng ta có thể đưa
E ra ngoài dấu tích phân và lúc này tích phân này lấy dọc theo đường nào cũng
được vì công thực hiện để mang điện tích điểm Q từ B đến A trong điện trường đầu
không phụ thuộc đường đi từ B đến A (minh họa như hình 3.2); nghĩa là:


BMA
E.dl  
BNA
E.dl (3.03)

N
N

(a) (b)

Hình 3.2: Tính chất bảo toàn của điện trường đều

Hay 
BMANB
E.dl   E.dl  0
L
(3.04)

Chú ý rằng trong tất cả tích phân trên đây, chiều của dl được chọn trùng với
chiều tích phân, tức là chiều di chuyển của điện tích Q. Công thức (3.03) cho thấy
công để mang Q từ B đến A trong điện trường đều chỉ phụ thuộc vị trí của điểm
đầu B và điểm cuối A. Còn theo (3.04) nếu khởi hành từ B mang Q dọc theo đường
kín L một vòng rồi quay về B thì công thực hiện bằng 0. Ta nói rằng điện trường
đều E bảo toàn.

Ví dụ 3.2:
Tìm công thực hiện khi mang điện tích điểm Q  5 C từ gốc O đến điểm
C  2,  / 4,  / 2 
10
trong điện trường E  5e r / 4 ar  a V / m  theo con đường từ 0 đến A
r sin 
dọc theo trục 0x; từ A đến B theo cung AB; từ B đến C theo cung BC.

Giải:
Dùng biểu thức của độ rời vi phân dl trong toạ độ cầu (trong chương 1) ta
được biểu thức của công vi phân khi di chuyển Q một đoạn dl là:

38
Bài giảng Trường Điện Từ
10
dW  Q.E.dl  5.106.(5e r / 4 ar  a )(drar  rd a  r sin  d a )
r sin 

= -5.10-6  5.e r / 4 dr  10d 

Hình 3.3: Hình vẽ cho ví dụ 3.2

Theo đường lấy tích phân là OABC (hình 3.3), ta lần lượt có:
+ Dọc theo bán kính OA: d  d  0  dW  25.106 e r / 4 dr
+ Dọc theo cung AB: dr  d  0  dW  50.106 d

+ Dọc theo cung BC: dr  d  0  dW  0


Suy ra:
2  /2

e  d  118 J
6 r / 4 6
WOC  25.10 dr  50.10
0 0

Dấu trừ cho thấy chính điện trường E đã thực hiện công 118μJ để di chuyển điện
tích từ O đến C.

Ví dụ 3.3:
Cho điện trường E   k / r  ar trong hệ toạ độ trụ. Chứng tỏ rằng công để mang
1 điện tích Q từ điểm P1  r1 , 1 , z1  đến điểm P2  r2 , 2 , z2  không phụ thuộc vào vị trí của
P1 và P2 nếu r1=2r2.

Giải:
Dùng biểu thức (1.12) của độ rời vi phân dl trong toạ độ trụ ta có:
kQ
dW  Q[ k / r  ar ][drar  rd  a  dzaz ]   dr
r

39
Bài giảng Trường Điện Từ
r2
dr
W   kQ   kQ ln 2 = không đổi (đpcm)
2 r2
r

3.3. Điện thế và hiệu điện thế

Tương tự như thế năng trong cơ học, điện thế tại một điểm trong điện trường
là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công (năng lượng) của điện trường đó.
Hiệu điện thế của điểm A so với điểm B ký hiệu Vab (chú ý A trước B sau) là công
thực hiện khi mang một điện tích dương đơn vị từ B đến A (chú ý B trước A sau).
Thay Q=1 vào (3.02) ta có:
A
VAB    E.dl (3.05)
B

Ta cũng có thể nói điện thế của một điểm là hiệu điện thế của điểm đó so với điểm
chọn làm gốc điện thế (tương tự như gốc thế năng trong cơ học). Khi Vab dương, ta
phải tốn công để mang điện tích dương đơn vị từ B đến A, và ta nói A có điện thế
cao hơn B.

Ví dụ 3.4:
Cho điện trường E   16 / r 2  ar trong toạ độ cầu. Tìm điện thế của điểm
A(2,π,π/2) đối với điểm B(4,0,π).

Giải:
Áp dụng công thức (1.13) của dl và (3.05)của VAB ta có:
 16 
rA

VAB     2 dr  4V


rB  r 

Nhận thấy hiệu điện thế này không phụ thuộc vào hai thành phần tọa độ thứ 2 và 3
trong tọa độ cầu.

3.4. Điện thế do một số phân bố chuẩn tạo ra


3.4.1. Điện thế do một điện tích điểm tạo ra

Xét điện tích Q đặt tại tâm O của toạ độ cầu (hình 3.4). Điện trường E do Q
tạo ra tại điểm P  r , ,   được cho bởi (2.03). Khi mang một điện tích dương đơn vị
đi từ B đến A dọc theo một đường (L) bất kỳ thì độ dài vi phân dl cho bởi (1.13) do
đó:
 Q 
2 r  
a . dr.ar  rd a  r sin  d a  
Q dr
E.dl  
 4 0 r  4 0 r 2

40
Bài giảng Trường Điện Từ
Từ công thức (3.05) ta được:
Q 1 1
ra
Q dr
Vab        (3.06)
rb
4 0 r 2
4 0  ra rb 

Hình 3.4: Điện thế do điện tích điểm tạo ra

Vậy nếu Q >0 thì A có điện thế cao hơn B khi ra<rb. Bây giờ nếu chọn gốc điện thế
(có điện thế =0) “điểm quy chiếu” là điểm B ở vô cực và giả sử không có phân bố
điện tích ở vô cực thì:
Q
Va  (3.07)
4 0 ra

Theo định nghĩa thì Va  Va là điện thế của A. Với giả thiết như trên, một cách tổng
quát, điện thế V do điện tích điểm Q tạo ra tại một điểm P bất kỳ cách Q một
khoảng r là:
Q
V (3.08)
4 0 r

3.4.2. Điện thế do các điện tích phân bố điểm tạo ra

Trong chương 2 chúng ta đã biết điện trường gây ra tại một điểm do n điện
tích điểm tạo ra bằng tổng n điện trường do các điện tích điểm đơn lẻ tạo ra tương
ứng. Nói cách khác điện trường E do phân bố điện tích điểm tạo ra tại một điểm có
thể xác định bằng nguyên lý xếp chồng (tích phân). Với điện thế ta cũng dùng
phương pháp hoàn toàn tương tự để tìm điện thế V tại một điểm P bất kỳ. Như vậy
ta có:
Q1 Q2 Qn
V   ......  (3.09)
4 0 R1 4 0 R2 4 0 Rn

Ví dụ 3.5:

41
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho 4 điện tích điểm Q1=Q2=Q3=Q4=Q=40nC được tại các điểm A, B, C, D
trên trục 0x có hoành độ tương ứng là 2, 3, 4, 5, 6 (đơn vị tính bằng mét).Tìm điện
thế tại tâm O.

Giải:
Áp dụng công thức (3.09) ta có:
1 1 1 1 1
V0   9.109  40.109         522 (V)
2 3 4 5 6

Ví dụ 3.6:
Cho điện tích điểm Q=500pC đặt tại tâm 0 trong toạ độ cầu. Xét điểm hai
điểm A, B có bán kính tương ứng là có rA=5, rB=15. Giả sử rằng ta chọn B làm điểm
qui chiếu.
a) Tính điện thế của A đối với B.
b) Tính điện thế của A và điện thế của B.

Giải:
a) Tính điện thế của A và điện thế của B do một điện tích điểm Q được cho (3.06),
và nếu chỉ cần tìm tiệm cận hiệu điện thế VAB thì không cần chọn điểm qui chiếu :
1 1 
VAB   9.109  .  500.1012      0.6V
 5 15 

b) Nếu chọn vô cực làm điểm qui chiếu, ta tính được:


Q 1 Q 1
VA     0.9 và VB     0.3V
4 o  5  4 o  15 

3.4.3. Điện thế do các điện tích phân bố đường tạo ra

Giả sử điện tích được phân bố đều trên đường L với mật độ ρl thì điện thế do
nó tạo ra tại một điểm là:
l .dl
V  (3.10)
L
4 0 R

Lưu ý rằng công thức chí đúng khi với giả thiết là: điện thế ở vô cực bằng không
(không có điện tích phân bố ở vô cùng). Ngoài ra, cần cẩn thận khi xét các trường
hợp có phân bố điện tích ở vô cực.

Ví dụ 3.7:
Cho điện tích phân bố đều trên trục 0z với mật độ ρl=0.5.10-9(C/m).
a) Tìm VAB nếu to ̣a độ của A và B trong tọa độ trụ lần lượt là (2,π/2,0) và (4,π,5).
b) Cho điểm C có rC=10. Tìm VAC và so sánh với tổng VAB+VBC.

42
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải:
Áp dụng công thức (2.13) của E , (1.12) của dl và (3.05) của VAB ta có:
l 
rA
r r
VAB    dr  l ln B  9 ln B
rB
2 r 2 rA rA

Như vậy VAB không phụ thuộc các toạ độ  và z của A và B.


a) Khi A và B trong tọa độ trụ lần lượt là (2,π/2,0) và (4,π,5) suy ra: rA=2, rB=4 thì:
VAB=9ln2=6.24V
rC
b) Tương tự ta có: VAC  9 ln  9 ln 5  14.49V
rA

rC 5
VBC  9 ln  9 ln  8.25V
rB 2

Vậy VAC=VAB+VBC và điều này có thể chứng minh được trong trường hợp tổng
quát .

Ví dụ 3.8:
Cho điện tích phân bố đều trên trục 0x với mật độ ρl=400pC/m, tìm điện thế
tại điểm A(2,3,-4) trong các trường hợp sau:
a) Chọn chọn điểm qui chiếu (có điện thế =0) ở vô cực.
b) Chọn chọn điểm qui chiếu tại điểm B(0,5,12).

Giải:
Từ ví dụ 3.7 ta có trường hợp tổng quát nếu gọi rA, rB là khoảng cách từ hai
điểm bất kỳ A(xA,yA,zA), B(xB,yB,zB) đến trục 0x thì hiệu điện thế giữa hai điểm A,
B không phụ thuộc vào x và được cho bởi:
l r
VAB  ln B
2 o rA
a) Nếu chọn V  0 (lúc đó rB=∞) thì VA  V   không hợp lý.
Vậy chọn ∞ là điểm qui chiếu không phù hợp.

b) Nếu chọn B(0,5,12) làm điểm qui chiếu


rA  32   4   5 ; rB  52  122  13
2
Ta có:
Suy ra: VA  VA  VB  VAB  6.88V

Ví dụ 3.9:

43
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho điện tích Q phân bố đều trên một vòng tròn L tâm O bán kính a. Tìm
điện thế tại điểm P trên trục của L và cách tâm O một khoảng h. Áp dụng khi
Q=40nC, a=2, h=5. So sánh với trường hợp toàn bộ điện tích tập trung tại O.

Giải:
Áp dụng công thức (3.10) với ρl=Q/(2πa); R  a 2  h2 , ta có:
l dl  1   Q   1  Q
V      2   2 a  
L
4 0 R  4 o  2 a   a  h2  4 o a 2  h 2

 1 
Áp dụng bằng số: V   9.109  40.109     66.9V
 29 

Nếu toàn bộ điện tích tập trung tại O thì:


1
 (9.109 )  40.109     72V
Q
V
4 o h 5

3.4.4. Điện thế do các điện tích phân bố mặt tạo ra

Giả sử điện tích được phân bố đều trên mặt S với mật độ ρS thì điện thế do nó
tạo ra tại một điểm là:
 .dS
V  S (3.11)
S
4 0 R

Ví dụ 3.10:
Cho điện tích Q phân bố đều trên một hình tròn S bán kính a. Tìm điện thế
tại điểm P trên trục của S và cách tâm O một khoảng h. Áp dụng khi Q=16nC, a=4,
h=3. So sánh với trường hợp toàn bộ điện tích tập trung tại O.

Giải:
Áp dụng công thức (3.11) ta có:
2 a
 1   Q  rdrd Q rdrd
V    2  2  2  
S
4 o   a  r h 2
 o    0 0 r 2  h2
4  a

Q a
Q ( a 2  h 2  h)
  2   r 2  h2  
 4 o   a 2  0 2 o a 2

16.10 9 (5  3)
Áp dụng bằng số: V  36V
2 10 9 / 36  .4 2 

Nếu toàn bộ điện tích tập trung tại O:


1
 (9.109 ) 16.109     48V
Q
V
4 o h 3

44
Bài giảng Trường Điện Từ
3.4.5. Điện thế do các điện tích phân bố khối tạo ra

Giả sử điện tích được phân bố đều trong một khối V với mật độ ρV thì điện
thế vi phân dV do nó tạo ra tại một điểm do điện tích vi phân dQ=ρ VdV chứa trong
thể tích vi phân dV tạo ra tại điểm P là:
dQ V .dV
dV   (3.12)
4 0 R 4 0 R
Lấy tích phân trong V, ta được điện thế tổng tại P:
V .dV
V  (3.13)
V
4 0 R

3.5. Quan hệ giữa điện trường và điện thế, phương trình Maxwell thứ 2

Từ công thức (1.32) trong chương 1, nếu xem trường vô hướng V là trường
điện thế và kết hợp với công thức (3.05) ta có:
dV   E.dl  V .dl

Vì dl là một độ rời vi phân bất kỳ nên ta được:


E  V (3.14)
Như vậy nếu biết được điên thế V ta dễ dàng suy ra E và theo (3.14) thì cường độ
điện trường E luôn luôn thẳng góc với các mặt đẳng thế và hướng từ nơi có điện
thế cao đến nơi có điện thế thấp.
Vì V là một trường vô hướng, nên thay (3.14) vào phương trình (1.40) trong chương
1 ta có:
× E = 0 (3.15)
Đây chính là nội dung của phương trình Maxwell thứ hai viết cho trường tĩnh điện.

3.6. Năng lượng trong trường điện tĩnh

Giả sử điện thế ở ∞ bằng không. Theo (3.02) công cần có để mang một điện
tích Q từ ∞ đi theo một con đường nào đó để đến điểm A là:
A A
W   Fa .dl  Q  E.dl  QVA (3.16)
 

Ở đây Fa là lực mà ta cần có để cân bằng các lực tĩnh điện do những điện tích khác
tạo ra, còn VA là điện thế tại A do những điện tích khác tạo ra.
Bây giờ, giả sử ban đầu miền đang xét không có điện tích nào cả và E  0 tại
mọi điểm. Ta muốn tính công để lần lượt mang n điện tích Q1, Q2, …, Qn về n vị trí
45
Bài giảng Trường Điện Từ
1, 2, …, n. rồi giữ yên chúng ở đó. Trước tiên, công để mang điện tích đầu tiên Q1
về vị trí 1 bằng 0 vì nó không chịu lực cản nào cả. Tiếp theo, công để mang điện
tích thứ nhì Q2 về vị trí 2 theo (3.16) là Q2V1; trong đó V1 là điện thế tại vị trí 2 do
Q1 tạo ra. Lý luận tương tự ta có công tổng cộng để bố trí n điện tích Q1, Q2, …, Qn
tại n vị trí 1, 2, ..., n là:
1 n
WE   QkVk
2 k 1
(3.17)

Trong đó Vk là điện thế do (n-1) điện tích khác Qk tạo ra tại vị trí k. Công WE này
cũng chính là năng lượng tích trữ trong điện trường của phân bố điện tích (dưới
dạng thế năng).
Nếu điện tích được phân bố liên tục trong một thể tích V với mật độ khối ρV thì năng
lượng tích trữ trong điện trường do nó tạo ra (thay Qk bởi dQ=ρVdV) là:
1
2 V
WE  V Vdv (3.18)

Lưu ý V trong thành phần (ρVV) trong công thức (3.18) là điện thế
Thay vì tính theo ρ và V ta có thể tính theo D, E bằng các công thức
1
2 
WE  D.EdV (3.19)

1
2 
WE   .E 2 dV (3.20)

1 D2
2  
WE  dV (3.21)

Chú ý rằng trong (3.18) tích phân được tính trong thể tích V có phân bố điện tích,
còn trong các công thức (3.19), (3.20) và (3.21), Ω là toàn thể không gian.
Trong lý thuyết mạch điện, năng lượng tích trữ trong điện trường của một tụ điện là:
1 1
WC  Q.V  CV 2 (3.22)
2 2

Trong đó C là điện dung, V là hiệu điện thế giữa 2 vật dẫn làm thành tụ điện, và Q
là trị tuyệt đối điện tích tổng trên một vật dẫn.

Ví dụ 3.11:
Cho hàm thế V=4x+3y (V) trong chân không. Tìm năng lượng tích trữ trong
thể tích bằng 1m3.

Giải:
V V V
Áp dụng công thức (1.31) ta có: V  ax  ay  a
x y z z
V V V
Suy ra: E  V = ( ax  ay  a ) = 4ax  3a y
x y z z
46
Bài giảng Trường Điện Từ
Điện trường này có biên độ không đổi E=5(V/m) trong toàn không gian. Vậy theo
(3.20), năng lượng tổng tích phân trong toàn không gian Ω là vô cực. Tuy nhiên, ta
có thể định nghĩa mật độ năng lượng là năng lượng tích trữ trong 1 đơn vị thể tích
thì:
1
W   E2 (3.23)
2

Và như thế, mỗi thể tích vi phân dV sẽ chứa một năng lượng vi phân dWE=WdV và:
1
2 V
WE   E 2 dV (3.24)

Đối với bài toán đang xét mật độ năng lượng là không đổi và được tính bằng:
 1   10 
9
1
W  o E2       25   0.11nJ / m
3

2  2   36 

Và do đó mỗi thể tích bằng 1 m3 chứa một năng lượng 0.11nJ.

Ví dụ 3.12:
Trong toạ độ trụ, cho 2 nửa mặt phẳng dẫn điện tại các vị trí   0,    ,và
V   (V).
cách điện dọc theo trục z. Biết rằng hàm thế trong miền 0     là V   o
  
Tìm năng lượng tích trữ trong thể tích V xác định bởi a  r  b , 0     ,
z0  z  zo  h . Áp dụng khi V=10(V),    , a=10cm, b=60cm, h=1m, z0 bất kỳ.
6

Giải:
Từ kết quả của ví dụ 3.11, để tìm năng lượng tích trữ trong một miền V hữu
hạn của không gian, ta phải lấy tích phân theo mật độ năng lượng theo công thức
(3.24) trong miền đó. Để tính điện trường E giữa 2 nửa mặt phẳng, ta dùng biểu
thức của V trong toạ độ trụ, ta có:
1    Vo
E  V    Vo  a  a
r    r

 V2
2
1 V  b  z0  h 1
Suy ra : WE   o   o  dV  o o2   rdrd dz
2 V r  2 a o z0 r2

 oVo2 b  V 2h b
 h ln  o o ln
2 2
a 2 a

109

102  1
Áp dụng bằng số : WE  36 ln 6  1,51nJ
2.( / 6)

Ví dụ 3.13:
Cho 4 điện tích cùng bằng Q đặt ở 4 đỉnh của của môt hình vuông cạnh a.
Tìm năng lượng tích trữ trong hệ thống này. Áp dụng khi Q=4nC, a=1m.
47
Bài giảng Trường Điện Từ

Giải:
Áp dụng công thức (3.17) và để ý rằng do đối xứng, điện thế tại mỗi điện tích
do 3 điện tích còn lại tạo ra bằng nhau và cùng bằng V1, ta có:
1
WE   Q1V1  Q2V2  Q3V3  Q4V4   2QV1
2

1  Q2 Q3 Q4  Q 1 1 1 Q  1 
với: V1           2 
4 o  12
R R13 R14  4 o  a a 2 a  4 o 
a 2

Áp dụng khi Q=4nC, a=1m ta có: V1=97.5(V); WE=780(nJ).

Ví dụ 3.14:
Cho tụ điện phẳng gồm 2 bảng dẫn điện có diện tích S đặt song song cách
nhau một khoảng d. Hiệu điện thế giữa hai bảng là V. Tìm năng lượng tích trữ trong
điện trường.

d E

Hình 3.5: Hình vẽ cho ví dụ 3.14

Giải:
Gọi an là vector pháp tuyến đơn vị hướng từ bản dương sang bản âm thì điện
trường E trong toàn không gian (hình 3.5) là:
V
Trong không gian giữa hai bản: E an
d

Không gian bên ngoài hai bản: E =0

Bạn đọc có thể kiểm tra điều này bằng định luật Gauss.
Áp dụng công thức (3.19) ta được:
2
1 V  1 V2 1 S 
WE     
2V  d 
dV   2 Sd     V 2
2 d 2 d 

S
Gọi C= là điện dung của tụ điện và Q=C.V là điện tích trên bảng dương của tụ
d
điện, ta có:
1
WE  CV 2 (3.25)
2

48
Bài giảng Trường Điện Từ
1
Hoặc: WE  QV (3.26)
2

Ví dụ 3.15:
Trong toạ độ cầu một mặt cầu dẫn điện tâm O, bán kính a tạo ra trường điện
thế V cho bởi:
V  V0 ra

 a
V  V0 r ra

Với điểm qui chiếu ở vô cực. Tìm năng lượng tổng tích trữ trong trường điện thế
này.

Giải:
Áp dụng công thức E  V , với V trong hệ tọa độ cầu cho bởi (1.34), ta
có:
 
 r (V0 )  0 ra
E  V = 
  (V a )  V a a ra
 r 0 r 0 2 r
r
Áp dụng công thức (3.19), ta được (lưu ý dV trong tọa độ cầu):
2   2
1 1  Vo a  2
2   0 a  r 2  r sin  drd d  2 oVo a
WE   o E 2 dV  0   o 2

2 0

3.7. Bài tập

Bài tập 3.1: Tìm công để di chuyển điện tích điểm Q=10µC từ gốc O đến điểm
A(4,4,0) dọc theo parabol x2 = 4y trong điện trường
E  ( x  y)ax  2 yay  4 xaz (V/m).

Bài tập 3.2: Tìm công để di chuyển điện tích điểm Q=30µC từ điểm A(2,/2,0) đến
điểm B(4,,2) trong hệ tọa độ trụ (chọn một đường tùy ý), trong điện
trường E  (104 / r )ar  104 zaz (V/m).

Bài tập 3.3: Trong tọa độ trụ, gọi WA và WB lần lượt là công cần có để mang điện
tích điểm Q=10nC từ vô cực đến điểm A có rA =4 và điểm B có rB=8 trong
điện trường E  (104 / r )ar (V / m) . Tính hiệu số WA - WB.

Bài tập 3.4: Điện tích Q được phân bố đều trên một đoạn thẳng AB có chiều dài L.
Tìm điện thế tạo ra tại điểm P trên trung trực của đoạn AB và cách trung
điểm O của AB một đoạn d.
49
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 3.5: Trên chu vi của một hình vuông nằm trong mặt xOy, tâm O, cạnh song
song với các trục 0x, 0y và có chiều dài mỗi cạnh là 6m có điện tích phân
bố đều với mật độ ρl=10nC/m. Tìm điện thế tại điểm P(0,0,4).

Bài tập 3.6: Trong tọa độ cầu, cho điện trường E  (32 / r 2 )ar (V / m) và các điểm
A, B lần lượt có rA =4, rB = 8. Tìm điện thế của điểm A và điểm B khi lấy
điểm quy chiếu ở vô cực. Suy ra hiệu điện thế VAB.

Bài tập 3.7: Cho điện tích điểm Q=1µC đặt tại gốc O và chọn điểm quy chiếu ở
r=8. Tìm điện thế tại các điểm r=5 và r=8. Tìm điểm tại đó có cùng độ lớn
nhưng trái dấu với điện thế ở điểm có r=5.

Bài tập 3.8: Trong hệ tọa độ Đề các cho điện tích điểm Q=0.5µC đặt tại điểm
P(0,2,4). Tìm VAB với A(3,2,4) và B(-3,2,4).

Bài tập 3.9: Trong tọa độ cầu, xét lưỡng cực điện gồm hai điện tích điểm bằng nhau
nhưng trái dấu +Q và -Q đặt tại hai điểm x=+d/2 và x=-d/2 của trục 0x.
Tìm điện thế V(r,,) tại điểm P(r,,) với giả thiết r >>d. Làm lại nếu các
điện tích nằm trên trục 0z.

Bài tập 3.10: Trong tọa độ trụ, cho 2 nửa mặt phẳng dẫn điện tại các vị trí
  0,    ,và cách điện dọc theo trục z. Biết rằng hàm thế trong miền
0     là V   Vo  (V). Tìm mật độ điện tích trên các nửa mặt phẳng.
  

Bài tập 3.11: Trên đường thẳng y=3 của mặt phẳng z=0 có điện tích phân bố đều
với mật độ ρl =10nC/m. Tìm VAB với A(0,3,4) và B(0,0,4).

Bài tập 3.12: Xét mặt phẳng x=0 có điện tích phân bố đều với mật độ
ρs=(1/9)nC/m, và trên mặt phẳng x=8 với mật độ -ρS. Tìm VAB, VBC,VAC
với A(10,0,0), B(4,0,0) và C(6,0,0).

2
 a 0r 2
Bài tập 3.13: Trong hệ tọa độ trụ cho điện trường E =  r r
5ar r2

Tìm VAB với A(4,0,0) và B(8,0,0)

Bài tập 3.14: Một tụ điện phẳng có kích thước bảng cực là 0.5m×1m, khoảng cách
hai bảng d=10cm, hiệu điện thế giữa hai bằng V=20(V). Tìm năng lượng
tích trữ trong tụ biết rằng  = o.

Bài tập 3.15: Tìm năng lượng tích trữ trong hệ thống gồm 3 điện tích điểm cùng
bằng Q1=Q2=Q3=Q=10nC, đặt trên một đường thẳng và cách đều nhau 2m.
Làm lại nếu Q2= -10nC.

Bài tập 3.16: Người ta lần lượt đặt 4 điện tích cùng bằng Q=20nC vào 4 đỉnh của
hình vuông cạnh 1m. Tìm năng lượng tích trữ trong hệ thống sau mỗi lần
đặt xong 1 điện tích.
50
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 3.17: Cho điện trường E  25rar trong toạ độ tru ̣. Tìm năng lượng tích trữ
trong hình trụ r  4a , 0  z  3a.

Bài tập 3.18: Cho hiệu điện thế V  4x2  3 y 2 . Tìm năng lượng tích trữ trong hình lập
phương 0≤x,y,z≤2.

51
Bài giảng Trường Điện Từ

4
VẬT DẪN, ĐIỆN TRỞ, ĐIỆN
MÔI VÀ TỤ ĐIỆN

4.1. Điện tích chuyển động

Xét điện tích dương Q đặt trong điện trường E trong chân không (hình 4.1a).
Nếu chỉ có một mình nó thì lực F =Q E làm nó chuyển động với vận tốc U tăng
dần theo thời gian.

E E
F  QE
.
F  Q.E
Q Q
U E U E

(a) (b)
Hình 4.1: Điện tích chuyển động trong điện trường

Khi điện tích Q ở trong chất lỏng hoặc chất khí (hình 4.1b), do sự va chạm liên tục
với các hạt khác, nó có một chuyển động ngẫu nhiên theo hướng của điện trường E
và nếu E không đổi thì vận tốc U của nó cũng không đổi, gọi là vận tốc trôi dạt,
hay vận tốc dạt. Nếu Q > 0 thì lực F = Q E cùng chiều với E và do đó điện tích
chuyển động theo chiều của điện trường. Trong trường hợp các vật dẫn bằng kim
loại (hình 4.2a), các electron mang điện tích Qe < 0 chịu tác động của lực F =Qe. E
ngược chiều với E và do đó chuyển động với vận tốc dạt U ngược chiều với điện
trường.

52
Bài giảng Trường Điện Từ


U U

 J  .U F  e.E e J .U

E E

(a) (b)
Hình 4.2: Electron chuyển động trong điện trường của vật dẫn

Tổng quát, một tập hợp các hạt mang điện tích sẽ tạo ra một phân bố điện
tích khối với mật độ ρV trong thể tích V (hình 4.2b). Dưới tác động của điện trường
E dải phân bố điện tích này sẽ vượt qua mặt S với vận tốc U .

4.2. Dòng điện, mật độ dòng

Q  .. b S

J  .U

l

Hình 4.3: Điện tích chuyển động trong điện trường của vật dẫn

Điện tích chuyển động có hướng tạo thành dòng điện (gọi tắt là dòng). Trong
lý thuyết trường, ta thường quan tâm đến hiện tượng xảy ra tại từng điểm, vì vậy
khái niệm mật độ dòng thường được quan tâm hơn.
Xét thể tích  dạng một hình trụ có chiều dài  , diện tích đáy  s trong
đó có chứa một lượng điện tích  Q. Giả sử  Q chuyển động theo hướng thẳng góc
với  s với vận tốc U (hình 4.3). Trong thời gian  t, điện tích  Q đã chạy được
một đoạn  và theo định nghĩa, dòng điện xuyên qua  s theo hướng của U là:
Q
  (4.01)
t
Mật độ dòng là một vector J có chiều của U và có độ lớn là dòng điện chạy
qua một đơn vị điện tích:

J (4.02)
S

53
Bài giảng Trường Điện Từ
Ta sẽ mô tả mật độ dòng J theo mật độ điện tích ρV và vận tốc U của điện
tích. Ta có:
Q  V  .S . 
J   V  V  V  V U (4.03)
t.S t.S t.S t

Vì J cùng chiều với U nên ta được:


J =ρV U (4.04)
Đơn vị của mật độ dòng là (A/m2). Và hệ thức này vẫn còn giá trị khi ρV và U thay
đổi từ điểm này sang điểm kia và thay đổi theo thời gian.

Jn
an
dS  J
dS

S
Hình 4.4: Mật độ dòng tổng quát trong không gian

Gọi S là một mặt bất kỳ trong không gian (hình 4.4). Chọn một trong hai
phía của S theo hướng a là vector pháp tuyến đơn vị của phía đó. Nếu đã biết sự
n

phân bố của điện trường thì vector mật độ dòng J xuyên qua S theo hướng a được
n

tính hoàn toàn tương tự như điện thông khi biết trường vector mật độ điện thông D
(như đã trình bày ở chương 2). Khi đó dòng điện vi phân xuyên qua mặt dS theo
hướng a là:
n

dI = J .d S = J . a .dS = Jn.dS = J.cos  .dS


n
(4.05)

Và dòng điện tổng xuyên qua dS theo hướng a là: n

I= 
S
J .d S (4.06)

Nếu S là mặt kín, ta cũng quy ước a là pháp vector hướng ra ngoài và lúc đó I là
n

dòng điện tổng xuyên ra khỏi mặt kín S.


Dòng điện do các electron tự do chạy trong dây dẫn trên như hình 4.2 được
gọi là dòng dẫn, còn dòng điện do các điện tích chuyển động như hình 4.3 gọi là
dòng đối lưu.

54
Bài giảng Trường Điện Từ
4.3. Định luật Ohm, điện trở

Trong trường hợp dòng dẫn, nếu các điện trường E không đổi thì vận tốc dạt
U của các electron cũng không đổi, nhưng ngược chiều với E (hình 4.2b).
Nếu gọi μe (μe>0) là độ linh động của các electron (có đơn vị m2/V.s) thì ta có:
U = -μe. E (4.07)
Thay vào công thức (4.04) ta được:
J = . E (4.08)
Trong đó:  = -ρV.μe (4.09)
σ được gọi là điện dẫn suất của vật liệu, có đơn vị là S/m (Siemens/mét). Vì
electron mang điện tích âm nên ρV<0 và σ>0. Quan hệ J =σ. E được gọi là dạng
điểm của định luật Ohm. Điện dẫn suất σ tỷ lệ thuận với mật độ của electron tự do
(ρV) và mức độ dễ dàng mà chúng chạy len qua cấu trúc tinh thể (μe):

l
S

J   .E b
a
E

V
+ -

Hình 4.5: Dòng điện trong vật dẫn thẳng

Bây giờ ta sẽ chứng minh dạng quen thuộc của định luât ohm. Xét vật dẫn
điện có tiết diện S không đổi và chiều dài l trên hình (4.5), chịu tác dụng của điện
trường đều E . Dòng điện chạy qua vật dẫn có mật độ dòng đều J   .E . Ta có:
 ab     J .dS   J .dS  J  dS  JS
S S S

a b b
Vab  V    E.d   Ed  E  d  E.
b a a

J I
Suy ra: V  E.  .  .  .I
  .s  .s
Nếu định nghĩa điện trở của vật dẫn là:

R (4.10)
 .s
Ta được định luật Ohm quen thuộc:
V=I.R (4.11)

55
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong trường hợp tổng quát, nếu điện trường E không đều trong vật dẫn (hình 4.6)
V
Ta vẫn định nghĩa R  , trong đó V là hiệu điện thế giữa hai mặt đẳng thế Sa và
I
Sb, còn I là dòng tổng xuyên qua một tiết diện S của vật dẫn:

E
J .E
b
J

S
a

Sa

Hình 4.6: Dòng điện trong vật dẫn tổng quát

a
 J  a

  E.d    .d
Vab b 
 
Khi đó: R  b
 (4.12)
I ab  
S
E .dS  J .dS S

Ví dụ 4.1:
Một dây dẫn bằng đồng có tiết diện 40mm2, chiều dài 20m, mang dòng điện
20A. Biết rằng điện dẫn suất của đồng là 5.8*104S/m và độ linh động của electron
trong đồng là 0.0032 m2/V.s, hãy tính:
a) Điện trường E, vận tốc dạt U
b) Sụt áp qua dây, điện trở của dây
c) Thời gian cần có để electron chạy một khoảng 1m trong dây dẫn.

Giải:
I 20
Ta có mật độ dòng điện chạy trong dây dẫn: J = = 6
 0.5*106 ( A / m2 )
S 40*10
J 0.5*106
a) Điện trường: E=  = 8.62 (V/m)
 5.8*104
 5.8*104
Ta có mật độ điện tích: V     = - 1.81*107 (C/m3)
e 0.0032

J 0.5*106
Suy ra vận tốc dạt: U   = 0.02762 (m/s )
V 1.81*107

b) Sụt áp qua dây bằng hiệu điện thế giữa điểm đầu và điểm cuối của dân dẫn:

56
Bài giảng Trường Điện Từ
V = E.l = 8.62*20 = 172.4(V )
l 20
Điện trở của dây: R=  = 8.62 (Ω )
 .S (5.8*10 )(40*106 )
4

V 172.4
Ta cũng có thể tính: R=  = 8.62 (Ω )
I 20
c) Để đi một đoạn đường x với vận tốc dạt U, electron cần một thời gian
x 1
t=  = 36.2 (s)
U 0.02762

Ví dụ 4.2:
Vận tốc dạt của electron trong một dây dẫn bằng nhôm là 5.10-4 m/s. Biết rằng
điện dẫn suất của nhôm là 3.82.107 S/m và độ linh động là 0.0014 m2/V.s. Hãy tìm
mật độ dòng và điện trường trong nhôm.

Giải:
 3.83*107
Ta có: J = V U  U (5*104 ) = 1.3678*107 (A/m2)
e 0.0014
J U
E=  = 0.3571 (V/m)
 e

Ví dụ 4.3:
Trong một dây dẫn hình trụ nằm trên trục 0z bán kính a (tính bằng mét), mật
độ dòng tại một điểm của dây cách trục dây một khoảng r là J =104* e200r az (A/m2).
Tính dòng tổng chạy trong dây.

Giải:
Áp dụng công thức (4.06) ta có:
2 a
I =  J .ds   Jds    10
4
* e 200 r rdrd
S s 0 0

a
 e 200 r 
= 2 *10  4
 200 r  1 
  200 
2

0

= 0.5*  [ 1  e200a (200a  1) ] (A)

Ví dụ 4.4:
Cho dòng điện chạy trên trục 0y theo hướng y>0 xác định bởi mật độ dòng

57
Bài giảng Trường Điện Từ
J  103 x .a y (A/m2). Tính dòng tổng xuyên qua hình chữ nhật 5  x  5 cm,
10  z  10 cm của mặt phẳng x0z.

Giải:
Áp dụng công thức (4.06):
0.05 0.1
I =  J .dS   J .dS    10
3
x dxdz = 0.0625(A)
S S 0.05 0.1

Ví dụ 4.5:
Cho dòng điện chạy trên trục 0x theo hướng x >0 có mật độ dòng điện cho
 
bởi: J  200cos2ya x (A/m2). Tính dòng tổng xuyên qua hình chữ nhật  y
4 4
(m), 2  z  2 (cm) của mặt phẳng y0z .

Giải:
Áp dụng công thức (4.06) với thành phần dS vuông góc với trục 0x ta có:

0.02 4
I =  J .ds   J .ds    200cos2ydydz = 8 (A)
S S 0.02 
4

Ví dụ 4.6:
Trong tọa độ cầu, cho phân bố dòng có mật độ được xác định bởi
J  10 sin  ar (A/m2) . Tìm dòng tổng thoát ra khỏi mặt cầu tâm O, bán kính 2cm.
3

Giải:
Trên mặt cầu, vector vi phân diện tích dS cùng chiều với vector ar và được
xác định: dS  r 2 sin  d d ar .
Áp dụng công thức (4.06) ta có:
2 
I =  J .ds   J .ds    10 (0.02)
3 2
sin 2  d d = 3.95 (A)
S S 0 0

Ví dụ 4.7:
Trong tọa độ trụ xét vật dẫn xác định bởi (ra ≤ r ≤ rb, 0≤  ≤ α, 0≤ z ≤h). Dòng
tổng I chạy vào mặt trong Sa ra mặt ngoài Sb theo hướng véctơ ar như hình vẽ 4.7.
Hãy xác định điện trở R của vật dẫn.

58
Bài giảng Trường Điện Từ

Sb
x
h
Sa J
rb
z
ra

h
O
Hình 4.7: Hình vẽ cho ví dụ 4.7

Giải:
Vì dòng điện chạy theo hướng ar nên J có dạng J  J r ar . Mặt khác, do đối
xứng nên Jr không phụ htuộc vào  và z, chỉ phụ thuộc vào r ( J  J r (r )ar ). Xét một
mặt trụ trục z, bán kính r ( ra  r  rb ) cắt vật dẫn theo một tiết diện Sr có chiều cao h
và chiều dài cung tròn đáy  r . Vì dòng điện xuyên qua bất cứ tiết diện Sr nào cũng
bằng I nên ta có:
h
I  I ab   J .ds    J r ar rd dzar  r hJ r
Sr 0 0

I k J k
Đặt k  ta được: J  ar và E   a
h r  r r
Hai mặt Sa, Sb là hai mặt đẳng thế và hiệu điệ thế giữa chúng là
ra rb
k k r
Vab    E.dl   ar drar  ln b
rb ra
r  ra

Điện trở R của vật dẫn được cho bởi: (áp dụng công thức (4.12)):
rb k
ln
V  ra 1 r
R  ab   ln b
I ab k h  h ra

4.4. Mật độ dòng mặt

Trong một số trường hợp dòng điện chạy trên bề mặt của một vật dẫn khi đó
tiết diện S bằng 0 và định nghĩa mật độ dòng cho bởi công thức (4.02) thì giá trị
này bằng vô cực. Trong trường hợp này ta phải định nghĩa mật dộ dòng mặt để biết
dòng băng qua một đường cong C nằm trên bề mặt. Trước tiên xét dòng điện không

59
Bài giảng Trường Điện Từ
đổi I (về độ lớn và chiều) chạy theo hướng xác định bởi vector đơn vị a (hình 4.8)
trong một dải có bề rộng s. Độ lớn của mật độ dòng mặt là:

al

I
s K  K .al
S

Hình 4.8: Mật độ dòng điện mặt

I
K (4.13)
s
Mật độ dòng mặt là một vector K có độ lớn bằng K, chiều dài là chiều chạy của
dòng điện và đơn vị là (A/m). Một cách tổng quát thì:
K  K al (4.14)
Nếu K không đổi thì dòng I1 chạy xuyên qua một bề rộng s1 thẳng góc với K
(hình 4.8) sẽ có chiều của K và có độ lớn I1  K .s1 .

Kn
an
ds K

Hình 4.9: Mật độ dòng điện mặt tổng quát

Trong trường hợp tổng quát, mật độ dòng mặt K thay đổi từ điểm này sang
điểm khác trên mặt phẳng s (hình 4.9), nhưng luôn luôn tiếp xúc với các đường
dòng điện. Xét một đường cong C bất kỳ nằm trên s. Chọn một trong hai phía của C
và gọi an là vector pháp tuyến đơn vị của phía đó. Gọi ds là chiều dài vi phân dọc
theo C và định nghĩa vector chiều dài vi phân ds  an ds là vector có chiều dài ds và
có hướng của vector an . Dòng điện vi phân xuyên qua ds theo hướng an là:

dI  K .ds  K .an ds  K n ds  Kcos ds

60
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong đó Kn là thành phần pháp tuyến của K dọc theo C. Vậy dòng mặt tổng xuyên
qua C theo hướng an trên mặt phảng s là:

I   K .ds   K n ds (4.15)
C C

Ví dụ 4.8:
Một dòng điện mặt có dạng một dải phẳng bề rộng 2m nằm trong mặt phẳng
x0y. Dòng tổng bằng 5A chảy theo hướng từ gốc O đến A(3,3,0). Tìm biểu thức của
mật độ dòng K .

Giải:
Tại mỗi điểm của dải, mật độ dòng mặt K có hướng của vector đơn vị al :

OA 3ax  3a y
Ta có: al  
OA 3 2
I 5
Độ lớn của mật độ dòng mặt: K =  =2.5 (A/m )
S 2
 3ax  3a y 
Suy ra: K  2.5   ( A/m ).
 3 2 
 

Ví dụ 4.9:
Cho dòng điện I chạy xuống theo trục 0z rồi chảy ra mọi hướng xuyên tâm
trong mặt phẳng x0y (hình 4.10). Viết biểu thức của mật độ dòng mặt K .
z

Hình 4.10: Hình vẽ cho ví dụ 4.9

Giải:
Trong tọa độ trụ, sau khi chạy hết trục z > 0 và gặp mặt phẳng x0y, dòng tổng I
sẽ thoát ra mọi hướng với mật độ như nhau. Tại một điểm P(r,  ,0) của mặt phẳng
I
x0y, vector K có chiều của ar và có độ lớn K  .
2 .r
61
Bài giảng Trường Điện Từ
I
Suy ra: K ar .
2 r

Ví dụ 4.10:
Một dòng điện I chạy dọc theo trục của một hình trụ xuống đáy trên, thoát ra
mọi hướng rồi chảy xuống theo mặt bên như hình vẽ 4.11. Viết biểu thức của K
nếu bán kính hình trụ là a.
Z

Hình 4.11: Hình vẽ cho ví dụ 4.10

Giải:
Xét tọa độ trụ, với trục 0z là trục hình trụ và đáy trên nằm trong mặt phẳng
x0y. Gọi P(r,  ,z) là một điểm bất kỳ.
+ Tại đáy trên, tương tự như ví dụ 4.8, ta có:
I
K ar (A/m)
2 r
+ Tại mặt bên, dòng điện chảy đều xuống và vượt qua một vòng tròn có chu vi 2πa.
I
Vậy: K (az ) (A/m)
2 a

4.5. Phương trình liên tục của dòng điện, điều kiện biên của vật dẫn
4.5.1. Phương trình liên tục của dòng điện

Xét một phân bố điện tích đang chuyển động trong không gian. Tại mỗi điểm
P(x,y,z) vào lúc t, ta xác định được một mật độ khối ρV(x,y,z,t) và một vận tốc
U ( x, y, z, t ) của điện tích, tức là ta xác định được một mật độ dòng J ( x, y, z, t )  U .
Từ nguyên lý bảo toàn điện tích (điện tích không thể sinh ra hoặc mất đi) ta sẽ
chứng minh phương trình liên tục của dòng điện mà một hệ quả quan trọng là định
luật Kirchhoff về dòng.
Xét một thể tích V bao bởi một mặt kín cố định S trên hình 4.12a. Dòng điện
thoát ra khỏi S bằng tốc độ dạt của điện tích trong V:
62
Bài giảng Trường Điện Từ


d.s J n
ds J
A
S
S

(a) (b) (c)


Hình 4.12: Tính chất liên tục của dòng điện

dq d
I   J .ds      V dV (4.16)
S
dt dt V

Dùng định lý divergence (đã trình bày trong chương 1) cho trường vector A  J ,
đồng thời hoán vị hai dấu đạo hàm và tích phân trong phần cuối, ta được:
V
  JdV  
V V
t
dV (4.17)

Vì V bất kỳ nên ta được:


V
J   (4.18)
t
Đây là phương trình liên tục của dòng điện, trong đó ρV là mật độ thực của điện

tích, chứ không phải chỉ là mật độ của điện tích chuyển động. Trong vật dẫn V
t
chỉ khác không trong một thời gian quá độ rất ngắn và do đó .J  0 . Suy ra
 J .ds  0 , nghĩa là tổng đại số các dòng điện thoát ra khỏi mặt kín S bằng 0. Đây
S

chính là nội dung tổng quát của định luật Kirchhoff về dòng điện (xem minh họa ở
hình 4.12b). Nếu mặt kín S co lại để trùng với nút A (mối nối của nhiều vật dẫn
điện) như hình 4.12c, ta được định luật Kirchhoff về dòng như chúng ta đã biết.

4.5.2. Điều kiện biên ở mặt phân chia vật dẫn trong trường tĩnh điện

Trong trường điện tĩnh xét một vật dẫn có bề mặt S, vùng bên ngoài vật dẫn
là điện môi như hình 4.13. Ta có các tính chất sau:
1. Không có phân bố điện tích tự do bên trong vật dẫn (ρV=0)
2. Điện tích tự do nếu có sẽ được phân bố ở mặt ngoài của vật dẫn với mật
độ mặt  S

63
Bài giảng Trường Điện Từ
3. Điện trường E và mật độ điện thông D triệt tiêu bên trong vật dẫn
( E  D  0)

D =  s .an
s D
an
Điện môi ( )  + + +
D

+ + +
+ +
+
S +
Vật dẫn :   0, D  E  0
Hình 4.13: Điều kiện biên ở bề mặt phân chia của vật dẫn

4. Điện trường E và mật độ điện thông D ở bề mặt S của vật dẫn vuông
góc với S và cho bởi:
 
E  S  an (4.19)
  
D   S an (4.20)
5. Bề mặt S của vật dẫn là một mặt đẳng thế.

Ví dụ 4.11:
Một dây dẫn hình trụ bán kính a có trục là trục 0z trong tọa độ trụ và mang

điện tích mặt với mật độ  s  o (C/m2). Tìm biểu thức của E ở bề mặt của vật
z
dẫn.

Giải:
Theo tính chất của mặt phân cách vật dẫn thì điện trường E ở bề mặt S của
dây dẫn vuông góc với S, tức có hướng của ar , và có độ lớn cho bởi (4.19). Vậy tại
điểm P(a,  ,z) ta có :
o
E  En .ar  a (V/m)
 o .z r

Ví dụ 4.12:
Hai vật dẫn hình trụ đồng trục có bán kính ra, rb như hình 4.14 (ra<rb), mang
điện tích mặt phân bố đều với mật độ ρsa (đã biết) và ρsb (chưa biết) sao cho D và E
tồn tại giữa hai mặt trụ nhưng triệt tiêu ở mọi chỗ khác. Viết biểu thức của D và E
giữa hai mặt trụ và xác định ρsb.

64
Bài giảng Trường Điện Từ

ra
sa rb
 sb

Hình 4.14: Hình vẽ cho ví dụ 4.12

Giải:
Chọn trục của hai mặt trụ là trục 0z trong tọa độ trụ do đối xứng nên điện
trường ở giữa hai mặt trụ phải có hướng của ar và chỉ phụ thuộc r. Dùng phương
trình Maxwell thứ nhất (công thức (2.28)). Với biểu thức của divergence trong tọa
độ trụ cho bởi công thức (1.25) và để ý rằng giữ hai mặt trụ không có phân bố điện
tích, ta được:
1 d
D  (rDr )  0
r dr
c
Suy ra rDr = c hay Dr =
r
Để xác định hắng số c, ta dùng điều kiện biên ở phương trình (4.19) và (4.20).
c
Khi r = ra + thì Dn = Dr =  sa hay   sa ; hay c = ρsara
ra

ra D  sa .ra
Vậy: D   sa ar (C/m2) và E  a (V/m)
r o  o .r r
Chúng ta tính mật độ ρsb cũng từ điều kiện biên (4.20):
 sa ra
Khi r=rb- thì sb = D n   Dr  
rb

4.6. Điện dung


4.6.1. Điện môi, vector phân cực điện p

Điện môi (vật liệu cách điện) là môi trường không có điện tích tự do chuyển
động để tạo thành dòng điện. Trong vật liệu này các điện tích bị giữ đứng yên tại

65
Bài giảng Trường Điện Từ
một vị trí do tác động của lực nguyên tử và phân tử. Tuy nhiên, khi có tác động của
ngoại lực (lực điện trường bên ngoài) chúng sẽ xê dịch tại chỗ (bị phân cực điện).
Bây giờ ta xem một nguyên tử của điện môi như được tạo thành bởi hai vùng
mang điện tích dương và âm chồng lên nhau (hình 4.15a). Dưới tác động của điện
 
trường E , vùng điện tích dương bị xê dịch theo hướng của E , trong khi vùng điện
tích âm theo hướng ngược lại (hình 4.15b). Nguyên tử của điện môi lúc đó có thể
được biểu diễn bởi hai điện tích –Q và +Q đặt cách nhau một khoảng d (hình 4.15c).
Gọi d là vector có gốc là -Q, ngọn là +Q và chiều dài bằng d. Tập hợp hai điện tích
(-Q, +Q) được gọi là một lưỡng cực điện và vector:

p = Qd (4.21)
Được gọi là vector moment lưỡng cực điện. Ta nói điện môi bị phân cực.

E
E

Q Q
d

p  Qd

(a) (b) (c)

Hình 4.15: Quá trình phân cực trong điện môi

Một cách tổng quát, gọi ∆V là một thể tích chứa trong điện môi bị phân cực và N là
tổng số moment lưỡng cực điện pi chứa trong ∆V. Vector phân cực điện tại điểm
M được định nghĩa là moment lưỡng cực trong đơn vị thể tích ∆V là:
N . pi
p = lim (C/m2) (4.22)
V
V 0

 
Người ta chứng minh rằng quan hệ D   0 E trong chân không được thay bởi quan
hệ:
 
D  0 E + p (4.23)

Trong (4.21) một cách tổng quát E và p có thể khác hướng (như trong một vài

điện môi tinh thể). Trong vật liệu tuyến tính đẳng hướng thì p tỷ lệ với E

p = χe  0 E (4.24)
Trong đó χe được gọi là độ cảm điện, là một hằng số không thứ nguyên. Thay (4.24)
vào (4.23) ta có:
   
D   0 (1+χe) E =  0  r E =  E (4.25)
Trong đó εr được gọi là độ điện thẩm tương đối, nó không có thứ nguyên và được
xác định bởi:
66
Bài giảng Trường Điện Từ

 r = 1 +χe = (4.26)
0

Ví dụ 4.13:

Tìm độ lớn của D và p trong một điện môi có E=2π MV/m và χe = 8

Giải:
Ta có D =  0  r E, với εr=1+χe=1+8=9
10 9
Suy ra: D= (9)*(2π*106) = 0.5*10-3 C / m 2
36
10 9
p=χe  0 E = (8)*(2π*106) = 0.44*10-3 C / m 2
36

Ví dụ 4.14:
Tìm vector phân cực điện p trong điện môi có  r =3; biết rằng

D =3*107 a x C/m2

Giải:

 D  r 1 
Vì χe =εr-1 nên ta có: p =χe  0 E =(εr-1)  0 = D = 2*10-7 a x C/m2
 0 r r

4.6.2. Điện dung

Xét hai vật dẫn Ma và Mb đặt trong điện môi tuyến tính, đẳng hướng (như
hình 4.16. Vật dẫn Ma mang điện tích dương +Q, còn Mb mang điện tích âm –Q.
Trong môi trường không còn điện tích nào khác và tổng điện tích của hệ thống bằng
không.
Theo điều kiện biên của vật dẫn thì điện tích +Q được phân bố trên bề mặt Sa
của vật dẫn Ma, điện tích –Q được phân bố trên bề mặt Sb của vật dẫn Mb. Các phân
 
bố điện tích mặt này sẽ tạo ra một điện trường E và mật độ điện thông D trong
toàn không gian mà giá trị tại một điểm P bất kỳ bên ngoài hai vật dẫn được cho bởi
 
công thức (2.09), còn bên trong hai vật dẫn thì E = D =0. Các đường điện thông xuất
phát từ Ma, vuông góc với Sa và đi đến Mb, vuông góc với Sb. Mỗi vật dẫn Ma, Mb
là một mặt đẳng thế và điện thế của Ma lớn hơn của Mb.
Gọi V=Vab là hiệu điện thế giữa Ma và Mb. Điện dung C của hệ thống hai vật
dẫn này được định nghĩa là:

67
Bài giảng Trường Điện Từ
Q
C= (4.27)
V

E
D E
Q
L E
Q
a V= Va.b b
Ma
Ma Mb
Mb

§iÖn m«i

SSb
b
Sa
Sa

Hình 4.16: Điện dung trong môi trường điện môi

Một cách tổng quát, gọi ρS là mật độ điện tích mặt trên Sa. Áp dụng công thức
(4.20) ta có:
   
Q= 
Sa
 S ds = 
Sa
D . d s =   E ds
Sa
(4.28)

Mặt khác, V được cho bởi công thức (3.05).


 
Suy ra:
Q
C= =
 E.ds
Sa
(4.29)
V a  
  E.dl
b

Từ công thức (4.29) ta thấy điện dung C chỉ phụ thuộc kích thước hình học của hệ
thống hai vật dẫn và tính chất của điện môi mà không phụ thuộc điện tích tổng Q

hoặc hiệu điện thế V vì chúng cùng tỷ lệ thuận với E .

Ví dụ 4.15:
Tìm điện dung của một tụ điện phẳng gồm hai vật dẫn phẳng song song diện
tích S, đặt cách nhau một khoảng d như hình 4.17. Biết điện môi giữa hai bảng có
độ điện thẩm  .

Giải:
Giả sử điện tích tổng ở bảng trên Ma là +Q và ở bảng dưới Mb là –Q. Ta giả sử
điện tích phân bố đều với mật độ ρs=Q/S ở bảng trên và –ρs=-Q/S ở bảng dưới (bỏ

68
Bài giảng Trường Điện Từ
qua hiệu ứng rìa – điện tích chỉ phân bố trên bề mặt của vật dẫn). Ở giữa hai bảng

D đều, hướng từ bảng trên xuống bảng dưới và cho bởi công thức (4.20):

a
Q

Ma
=d

E D an
d

=0
Mb Q
Hình 4.17: Hình vẽ cho ví dụ 4.15

 Q   Q 
Ta có: D = (a z ) và E = (a z )
S S
Hiệu điện thế V giữa bảng trên và bảng dưới được cho bởi (3.05)
d
Q   Qd
V = - (a z ).(d z a z ) =
0
S S
Q S
Suy ra: C= = (4.30)
V d

Ví dụ 4.16:
Xác định điện dung tương đương của tụ điện được ghép như hình 4.18. Giả sử có
 
hai điện môi trong tụ điện với mặt phân chia song song với E và D (hình 4.18a) và mặt
 
phân chia thẳng góc với E và D (hình 4.18b). Chứng minh rằng điện dung tương đương
có thể tính như của hai tụ điện ghép song song hoặc nối tiếp.

S1 d1
S1 S2 d

V d2
V 1
1 2 an
2

(a) (b)
Hình 4.18: Hình vẽ cho ví dụ 4.16

69
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải:
Xét trường hợp hình 4.18a. Gọi V là hiệu điện thế chung giữa bảng trên và bảng
dưới, ta có:
 
  V  D1 D2 V    1V 
E1 = E2 = a n hay = = a n hay D1 = an
d 1 2 d d
Vì Dn=ρs nên mật độ điện tích mặt ở hai phần của bảng trên là:
V V
ρs1 = 1 , ρs2 = 2
d d
Và tổng điện tích ở bảng phía trên là:
 1 S1  2S2
Q = Q1 + Q2 = ρs1.S1 + ρs2.S2 = V( + )
d d
Q
Vậy: C= = C1 + C 2 (4.31)
V
Trong trường hợp hình 4.18b. Gọi +Q là điện tích dương của bảng trên. Trong khắp thể
 Q
tích giữa hai bảng ta có: D = a n và do đó điện trường ở hai phần điện môi là:
S
 Q   Q 
E1 = an , E 2 = an
1S  2S
Suy ra hiệu điện thế trên các điện môi:
Qd 1 Qd 2
V1 = E1d1 = ; V2 = E2d2 =
1S 2S
1 1
Và V = V1 + V2 = Q( + )
 1 S / d1  2 S / d 2
1 V 1 1
Suy ra:    (4.32)
C Q C1 C 2
Hai công thức (4.31) và (4.32) cũng là công thức tống quát để tính điện dung tương đương
khi chúng được ghép song song và nối tiếp.

Ví dụ 4.17:
Xét tụ điện phẳng như trong ví dụ 4.15 (hình 4.17) với giả thiết hiệu điện thế
V giữa hai bảng và dưới không đổi.
a) Giả sử điện môi là chân không. Hãy tính điện trường, mật độ điện thông, năng
lượng tích trữ, điện dung, mật độ điện tích mặt và điện tích theo V, S, d, ε0.
b) Đưa vào giữa hai bảng một điện môi có độ điện thẩm tương đối εr. Khảo sát sự
thay đổi của các đại lượng trong câu a theo εr.

Giải:

70
Bài giảng Trường Điện Từ

a). Gọi a n là vector pháp tuyến đơn vị hướng từ bảng trên xuống bảng dưới (xem
hình vẽ 4.17) ta có:
 V    V 
E 0 = a n , D0 =  0 E 0 = 0 a n
d d
Áp dụng công thức (3.20) ta có:
S
WE0 = 1  0 E02 Sd = 1  0 V 2
2 2 d
S V
Suy ra: C0 =  0 ; ρso = Dno = 0
d d
S
Q0 = ρsoS =  0 V
d
b) Từ các công thức trong câu a, nếu có điện môi vào thì ε0 được thay bởi εrε0 và do
đó E không đổi, trong khi D, WE, C, PS và Q sẽ tăng lên  r lần:
E  E 0 ; D   r D0 ; WE   r WEO ; C   r C0 ;  S   r  SO ; Q   r Q0

Ví dụ 4.18:
Xét tụ tiện phẳng trong ví dụ 4.15 (hình 4.17), người ta cho tác dụng nguồn
áp V cho bảng tụ tích một lượng điện tích bằng Q rồi sau đó cắt ra. Hãy tính lại các
đại lượng như ví dụ 4.17 theo Q tích trên bảng cực của tụ.

Giải:
a) Với cách thực hiện như giả thiết ta sẽ có điện tích Q và –Q ở bảng trên và bảng
dưới không đổi. Khi đó:

Q  D0 Q 
D0   S 0 an  an ; E o   an
S 0  0S
1 Q2 1 Q2d Qd
WEO   0 2 2 Sd  ; V0  E 0 d 
2 0 S 2  0S 0S
S S
C0   0 ;  S 0  ; Q0 =Q
d Q
b) Khi đưa điện môi vào trong tụ, D không đổi, ρS không đổi, trong khi C tăng lên εr
lần còn E, WE và V giảm εr lần:
E0 WE0 V0
D  D0 ;  S   S 0 ; C   r C0 ; E  ; WE  ; V
r r r

Ví dụ 4.19:

71
Bài giảng Trường Điện Từ
Tính tiện dung của một tụ diện hình trụ (cáp đồng trục) gồm có hai vật dẫn là
hai mặt trụ đồng trục bán kính a, b (a < b), chiều cao h như hình vẽ 4.19.

Giải:

+Q
-Q

a b

Hình 4.19: Hình vẽ cho ví dụ 4.19

Ta xem mặt trụ trong là vật dẫn Ma mang điện tích +Q, mặt trụ ngoài là vật
dẫn Mb mang điện tích –Q, phân bố đều (hình 4.19). Do đối xứng nếu bỏ qua hiệu
ứng rìa thì điện trường trong khoảng không gian giữa Ma và Mb có dạng E  Er ar .
Dùng định lý Gauss với mặt Gauss đặc biệt là mặt trụ trục 0z, bán kính r (a < r < b),
ta có:
Q Q
Dr  ; E ar
2 rh 2 rh
a
Q Q a
V = Vab = -  ar . drar  ln
b
2 r h 2 h b
Q 2h
Suy ra: C=  (4.33)
V a
ln  
b
Ví dụ 4.20:
Tính điện dung của một tụ điện hình cầu gồm hai vật dẫn là hai mặt cầu đồng
tâm bán kính a và b (a < b).

Giải:

72
Bài giảng Trường Điện Từ
Giả sử mặt cầu trong mang diện tích +Q, mặt cầu ngoài mang diện tích –Q,
phân bố đều. Do đối xứng nên E  Er ar . Định lý Gauss ta có:

Q  Q 
Dr = ; E a2
4 r 2 4r 2
Q 1 1
a
Q
V = Vab = -  4 r
b
2
ar . d r ar    
4  a b 
Q 4 4 ab
Suy ra: C=  =
V 1 1
 ba
a b
Chú ý rằng nếu cho b tiến ra vô cùng, ta được điện dung của một vật dẫn hình cầu
cô lập có dạng:
C= 4a (4.34)

Ví dụ 4.21:
Cho tụ điện dạng bảng song song chứa hai điện môi như hình 4.18. Biết
εr1=2; εr2=4; diện tích của hai bảng tụ là S1=S2=1m2; khoảng cách giữa hai bảng tụ
d=2mm. Tìm điện dung của nó.

Giải:
a) Xét trường hợp hình 4.18a.

 0  r 1 S1

 10 9
/ 36  *2*1
 8.84nF
Ta có: C1 =
d 2*103
Tương tự C2 = 17.68nF.
Vậy: C = C1 + C2 = 26.52nF
b) Trường hợp hình 4.18b

Ta có: C1 =
 0 r 1 S

10 9
/ 36  * 2*1
 8.84nF
d 2*103
Tương tự: C2 = 17.68nF.
C1C2
Vậy C=  5.89nF .
C1  C2

Ví dụ 4.22:
Cho tụ điện dạng bảng song song chứa hai điện môi như hình 4.18b. Biết
εr1=2; εr2=4; diện tích của hai bảng tụ là S=1m2; khoảng cách giữa hai bảng tụ
d1=2mm, d2=4mm. Tìm các điện áp V1, V2 qua mỗi điện môi nếu điện áp tác dụng
lên toàn bộ tụ là V=200V.
73
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải:
0S  .1
Ta có: C1= = 0 3  500 0 ; C2=250  0 .
d1 2*10
C1C2
Suy ra: C=  1.474nF
C1  C2
Định luật Gauss ta có:

Q CV 1.474*10   200 
9

Dn = ρ S =    2.95*107 C / m 2
S S 1
Dn Dn
Suy ra: E1 =  1.67 *103 V / m ; E2 =  0.835*103 V / m .
 0 r 1  0 r 2
Vậy: V1 = E1.d1 = 3.34V; V2 = E2d2 = 1.67V

Ví dụ 4.23:
Một tụ điện phẳng như hình 4.20; có khoảng cách hai bảng d=1cm và chịu
điện áp 29kV khi toàn bộ điện môi là không khí với độ bền điện môi là
E=30kV/cm. Giải thích vì sao không khí sẽ bị chọc thủng khi ta đưa một tấm kính
mỏng (εr=6.5) có bề dày 0.2cm và độ bền điện môi 290kV/cm vào giữa hai bảng
cực của tụ điện này.

Không khí ε1=ε0 V1


1cm

Thủy tinh ε2=εr.ε0 V2

Hình 4.20: Hình vẽ cho ví dụ 4.23

Giải:
Khi đưa tấm thủy tinh vào thì đây là bài toán hai tụ điện ghép nối tiếp với:
0S  0 r S
C1   125  0 S ; C 2   3250 0 S
8 10 3
2 10 3
Vì cùng điện tích trong tụ nên: C1V1 = C2V2 (= Q) và V1 + V2 = V nên ta có:
C2 C1
V1 = V ; V2 = V
C1  C 2 C1  C 2
3250
Suy ra: V1 =  29   27.93kV
125  3250

74
Bài giảng Trường Điện Từ
V 2
7.9
3 k
V
Do đó: E1 = 1
 3
4.9
kV/c
m
d
1 0
.8
Giá trị này vượt quá độ bền điện môi của không khí nên điện môi này bị đánh
thủng.

4.7. Điều kiện biên ở mặt phân chia hai điện môi

Giả sử cho hai điện môi 1 và 2 có độ điện thẩm ε1, ε2 và mặt phân chia là S

như hình 4.21. Xét một điểm O trên S và gọi a n12 là vector pháp đơn vị của S tại
O, hướng từ điện môi 1 sang điện môi 2. Gọi E1 , D1 , E2 , D2 lần lượt là điện trường
và mật độ điện thông ở hai điểm rất gần O và nằm trong môi trường 1 và 2. Ta sẽ
 
khảo sát sự thay đổi của E và D khi vượt qua mặt phân chia S tại O bằng cách xét
sự thay đổi của các thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp tuyến của chúng.
 
Trước tiên dùng các quan hệ D =ε E trong mỗi điện môi ta có:

D2
ε2
Dn2 θ2 Dt2 a n12
S
0
Dn1 θ1

ε1
D1 Dt1

Hình 4.21: Điều kiện biên cho mặt phân cách hai điện môi

 
D1 =  1 E1 ; D2 =  2 E2 (4.35)
Dn1 =  1 E n1 ; Dn 2 =  2 En2 (4.36)

Dt1 =  1 Et1; Dt2 =  2 Et2 (4.37)


 
Các thành phần tiếp tuyến và pháp tuyến của E và D thoả mãn các điều kiện biên
sau:

1. Thành phần tiếp tuyến của E liên tục khi vượt qua mặt phân chia S không
có diện tích mặt
Et1 = Et2 (4.38)

75
Bài giảng Trường Điện Từ
Dt 1 Dt 2
Suy ra: = (4.39)
1 2

2. Thành phần pháp tuyến của D không liên tục một lượng bằng |ρs| khi vượt
qua mặt phân chia với ρs là mật độ điện tích mặt của S tại O. Nếu chọn an 12
hướng từ 1 sang 2 ta có:
  
Dn1–Dn2 = - ρs hay ( D1 - D2 ) a n12 = -ρs (4.40)
Hay Dn2-Dn1= ρs
Ta cũng viết được:  1 En1-  2 En2 = -ρs hay Dn2=Dn1+ρs (4.41)
Thông thường không có điện tích tự do trên mặt S (ρs= 0) và do đó thành phần pháp

tuyến của D liên tục khi vượt qua S. Khi đó điều kiện biên của D là:
  
Dn1 = Dn2 hay ( D1 - D2 ) a n12 = 0 (4.42)
Suy ra:  1 E n1 =  2 En2 (4.43)

 
3. Gọi  1 và  2 là các góc tạo bởi D và E với pháp tuyến của S. Sự đổi
hướng của chúng được cho bởi quan hệ (đây được gọi là định luật khúc xạ
 
đổi hướng của D và E ):
tg1 
= 1 (0  1   ) (4.44)
tg 2 2

Ví dụ 4.24:

Xét mặt phẳng x0y không có điện tích và phân chia hai điện môi có εr1=2
(nằm phía dưới mặt phẳng x0y) và εr2=5 (nằm phía trên mặt phẳng x0y).

Biết rằng E1  2ax  3a y  5az tại mặt phân chia. Hãy tìm D2 và các góc 1 và  2

Giải:
   
Thấ y rằ ng a n12  a z . Các thành phần x và y của D và E là thành phần tiếp
tuyến và thành phần z là thành phần pháp tuyến. Vì ρs=0 trên mặt phẳng x0y nên
 
thành phần tiếp tuyến của E và thành phần pháp tuyến của D liên tục:
       
Vì E 1 = 2 a x  3a y  5a z nên E 2 = 2 a x  3a y  E z a z

Và: D1  0  r1 E1  4 0 a x  6 0 a y  10 0 a z

Theo điều kiện biên thì: D2  Dx 2 ax  Dy 2 a y  10 0 az



Từ quan hệ D2 =  0 r 2 E2  5 0 E2 nên ta có:

Dx2 a x - Dy2 a y + 10  0 a z = 10  0 ax  15 0 a y  5 0 Ez 2 az


Từ đó suy ra các thành phần chưa biết
76
Bài giảng Trường Điện Từ
Dx2 = 10  0 ; Dy2 = 15  0 ; Ez2 = 2

Vậy: D2  5  0 (2 a x  3a y  2a z )

Các góc  1 và  2 tạo với a z được tính dễ dàng (xem minh họa hình vẽ 4.21):
 
E1 .a z  E1 cos  1  5 = 38 cos  1   1 = 35.8o
 
E2 .a z  E2 cos  2  2 = 17 cos  2   2 = 61.0o

4.8. Bài tập

Bài tập 4.1: Một thanh đồng có tiết diện thẳng (2×8)cm, chiều dài 2m, sụt áp
50mV. Tính điện trở, dòng điện, mật độ dòng, điện trường và vận tốc dạt
của âm electron, biết  =5.8.107 S/m,  =0.0032 m2/V.s.

Bài tập 4.2: Một thanh nhôm có tiết diện thẳng (1×7)cm và chiều dài 3m mang
dòng điện 300A. Tìm điện trường, mật độ dòng, và vận tốc dạt của
electron; biết  =3.82.107 S/m,  =0.0014 m2/ V.s.

Bài tập 4.3: Tính điện trở trên một đơn vị dài (1m) của dây dẫn hình trụ rỗng bằng
nhôm có đường kính ngoài 32mm và bề dày 6mm, biết  =3.82.107 S/m.

Bài tập 4.4: Tính điện trở của một dây dẫn bằng đồng hình nón cụt chiều dài 2m
bán kính đáy nhỏ 1mm, đáy lớn 5mm.

Bài tập 4.5: Tìm biểu thức điện trở của một dây dẫn có điện dẫn suất  , chiều dài l
nếu các tiết diện thẳng đồng dạng với nhau và có diện tích tăng tuyến tính
từ S đến kS dọc theo chiều dài l.

Bài tập 4.6: Trong tọa độ trụ, cho dây dẫn hình trụ trục 0z, bán kính 2mm có mật
 103 
độ dòng J    .az . Tìm dòng tổng chạy trong dây.
 r 

Bài tập 4.7: Trong tọa độ trụ, cho vật dẫn hình trụ rỗng trục 0z, bán kính trong
1cm, bán kính ngoài 2cm, chiều cao 1m. Dòng điện chạy vòng quanh một
vật dẫn với mật độ J  10.e 100 r a (A/m2). Tìm dòng tổng xuyên qua tiết
diện tại  =0 của vật dẫn.

Bài tập 4.8: Cho phân bố dòng trong tọa độ cầu xác định bởi mật độ dòng:

 103 
J   2 cos  .a ( A/m2)
 r 


Tìm dòng tổng xuyên qua dải 1  r  8 cm nằm trên mặt nón   .
4
77
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 4.9: Cho phân bố dòng J  2 x 2 ax  2 xy 3 a y  2 xyaz (A/m2). Tìm dòng tổng
thoát ra khỏi một hình lập phương ca ̣nh a có một đỉnh là gốc O và các
cạnh song song với các trục tọa độ .

Bài tập 4.10: Trong tọa độ cầu, xét nửa mặt cầu tâm O, bán kính a, ở phía z≥0. Cho
dòng điện I chạy xuống theo trục z>0, tỏa đều trên mặt cầu rồi trên mặt
phẳng z=0 theo mọi hướng. Viết biểu thức của mật độ dòng mặt K trên
nửa mặt cầu và trên mặt phẳng. Áp dụng: I=50A, a=3cm.

Bài tập 4.11: Cho hai phân bố dòng cùng tồn tại: một phân bố dòng K  10.az
(A/m) trong mặt phẳng x=0, và một phân bố dòng khối J  10.az (A/m2).
Trong toàn không gian. Tìm dòng tổng xuyên qua:

a) Hình tròn bán kính 0.5m, tâm O, nằm trong mặt phẳng z = 0.

b) Hình vuông x  0.25 m; y  0.25 m; z = 0.

Bài tập 4.12: Một vật dẫn có bề mặt là mặt phẳng x + y = 3 và nằm ở phía có chứa
gốc O. Tại bề mặt vật dẫn cường độ điện trường là 0.35(V/m). Tìm E và
D tại bề mặt vật dẫn và xác định phân bố điện tích mặt  S .

Bài tập 4.13: Một vật dẫn có bề mặt là mặt phẳng z=0. Trong mặt phẳng z=0 có
điện tích phân bố với mật độ mặt S  5.1010.e10 r .sin 2  (C/m) trong tọa

độ trụ. Tìm điện trường E tại điểm P (1, ,0).
3

Bài tập 4.14: Một vật dẫn hình cầu, tâm O, bán kính a có điện tích phân bố mặt với
mật độ  S  0 .cos 2 . Tìm điện trường E trên bề mặt của vật dẫn.

Bài tập 4.15: Điện trường tại một điểm trên bề mặt của một vật dẫn được cho bởi
E  0.2ax  0.3a y  02az (V/m). Tìm mật độ điện tích mặt tại điểm đó.

Bài tập 4.16: Một vật dẫn hình cầu tâm O có điện trường trên bề mặt cho bởi
E  0.53sin 2  ar (V/m) trong tọa độ cầu. Tìm mật độ điện tích mặt tại giao
điểm của hình cầu và trục 0y.

Bài tập 4.17: Tìm biên độ của D, P và εr trong một vật liệu điện môi có
E=0.15MV/m và χe = 4.15

Bài tập 4.18: Trong một vật liệu điện môi với  r = 3.6 ta có D = 285nc/m2. Tìm E,
P và χe

Bài tập 4.19: Tìm điện dung của một tụ điện bảng song song với điện môi có  r =3,
diện tích bảng 0.5m2 và khoảng cách hai bảng 5mm.

78
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 4.20: Tìm điện dung giữa hai vật dẫn mặt trụ trong và ngoài trên hình 4.22.
Bỏ qua hiệu ứng rìa.

r= 5.5
30 60 mm

5mm

20mm

Hình 4.22: Hình vẽ cho bài tập 4.20

Bài tập 4.21: Một tụ điện bảng song song có diện tích bảng 0.4m2 và khoảng cách
 
hai bảng 5mm chứa 3 điện môi với mặt phân chia vuông góc với D, E
như sau:  r1  3, d1  1mm;  r 2  4, d2  2mm;  r 3  6, d3  2.5mm . Tính điện
dung của nó.

Bài tập 4.22: Điện áp qua tụ điện trong bài tập 4.21 là 1000V, tìm điện áp và điện
trường trong mỗi điện môi.

Bài tập 4.23: Tìm điện dung trên một đơn vị chiều dài của một tụ điện hình trụ
đồng trục với bán kính trong 0.5mm; bán kính ngoài 4mm nếu điện môi
có  r =5.

Bài tập 4.24: Một tụ điện bảng song song điện môi chân không được nạp điện bằng
cách đấu tạm vào nguồn không đổi 200V. Sau khi cắt nguồn, người ta
đưa một điện môi có  r =2 lấp đầy khoảng không gian giữa hai bảng. So
sánh các giá trị của WE, D, E, ρs, V, C trước và sau khi có điện môi.

Bài tập 4.25: Một tụ điện bảng song song có điện môi chân không được nạp điện
bằng cách đấu tạm vào nguồn không đổi V rồi sau đó cắt nguồn. Hỏi WE,
D, E, C và thay đổi ra sao nếu hai mặt phẳng được rời xa nhau một
khoảng 2d so với lúc trước là d mà không động chạm gì đến điện tích
trên hai bảng.

Bài tập 4.26: Một tụ điện bản song song có điện môi thay đổi từ  r1  2 đế n  r 2  6 .
Biết rằng năng lượng tích trữ không đổi. Hỏi V, C, D, E, Q và ρs thay đổi
như thế nào?

Bài tập 4.27: Khi đang được đấu vào một nguồn áp không đổi V, hai bảng của một
tụ điện bảng song song điện môi chân không được dời lại gần nhau từ
khoảng cách d sang d/2. Khảo sát sự thay đổi của D, E, Q , Ps, C v à WE

79
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 4.28: Một tụ điện bảng song song có điện môi chân không và khoảng cách
hai bảng bằng d. Không đụng vào điện tích Q, người ta giảm khoảng cách
giữa hai bảng xuống còn d/2, sau đó đưa một điện môi có  r 2  3 lấp đầy
khoảng trống giữa hai bảng. Khảo sát sự thay đổi của D, E, V, C và WE.

Bài tập 4.29: Một tụ điện bảng song song điện môi chân không được đấu vào một
nguồn áp không đổi V. So sánh giá trị của điện trường trong chân không
trước và sau khi đưa vào một tấm mica có  r  5.4 và bề dày bằng 20%
khoảng cách giữa hai bảng.

Bài tập 4.30: Cho miền 1 (x<0) là chân không, còn miền 2(x>0) là điện môi có

 r 2 =3. Cho D1  3ax  4a y  6az (C / m 2 ) . Tìm E 2 và các góc  1 ,  2

Bài tập 4.31: Cho miền 1 (x<0) là chân không, với E1  3ax  5a y  3az (V / m) ; còn

miền 2 (x>0) là điện môi có  r 2 =4. Tìm góc  2 mà E 2 tạo với mặt phẳng
x = 0.

Bài tập 4.32: Cho E1  3ax  4a y  2az (V / m) trong miền z<0, ở đó có  r  2 . Tìm

E 2 trong miền z >0 ở đó  r 2 = 8.

Bài tập 4.33: Miền 1 (z<0) là chân không với D1  5a y  7az (C / m 2 ) ; miền 2
(0  z  1) có  r 2 = 3; miền 3 (z>1) có  r 3  3 . Tìm E2 , 3

80
Bài giảng Trường Điện Từ

5
TỪ TRƯỜNG DỪNG

5.1. Định luật Biot – Savart

Cho dòng điện không đổi I chạy theo trong một đường kín L như hình 5.1.
Gọi dl là vector chiều dài vi phân của L, cùng chiều với I. Khi đó, vector I dl
được gọi là vector phần tử dòng vi phân. Theo định luật Biot – Savart, phân tử dòng
vi phân I dl này sẽ tạo ra tại một điển P bất kỳ trong không gian một cường độ từ
trường vi phân (gọi là từ trường vi phân) d H , cho bởi:
I dl  aR
dH = (A/m) (5.01)
4 R 2

I
L H
dH
P
α R
I dl aR

Hình 5.1: Minh họa định luật Biot - Savart

Trong đó R là vector hướng từ phân tử dòng I dl đến điểm P mà tại đó ta muốn


tính từ trường d H . Theo định luật Biot – Savart, từ trường vi phân d H do I dl tạo
ra tại P sẽ có:
+ Phương thẳng góc với mặt phẳng tạo bởi dl và R
+ Chiều là chiều tiến của một đinh ốc thuận khi ta vặn đinh ốc từ dl sang R
theo góc nhỏ α

81
Bài giảng Trường Điện Từ
I dl sin α
+ Độ lớn là: dH= (5.02)
4πR 2
Độ lớn này không phụ thuộc vào môi trường trong đó ta cần tính từ trường, tất
nhiên phân từ dòng Idl không thể tồn tại riêng rẽ và do đó nếu gọi L là toàn bộ
đường kín mang dòng điện thì từ trường H do L tạo ra tại P là:
I dl  aR
H = (5.03)
L
4πR 2
Chú ý rằng L có thể khép kín ở vô cực.

Ví dụ 5.1:
Xác định từ trường H do một dòng điện I chạy trong một dây điện dài vô
hạn tạo ra tại một điểm bất kỳ trong không gian.

Giải:

z
Idz z
J
a
(L) 0  y
r
x ar
I
Hình 5.2: Hình vẽ cho ví dụ 5.1

Giả sử ta cho dây điện trùng với trục 0z trong toạ độ trụ và mang dọng điện I chạy
từ dưới lên như hình 5.2. Ta chọn điểm P trong mặt phẳng z=0 mà không làm mất
đi tính tổng quát của bài toán. Theo định luật Biot – Savart, phần tử dòng I dl lúc
này là Idz az tại điểm có độ cao z trên trục 0z tạo ra tại P một từ trường vi phân d H
cho bởi công thức (5.01) là:
I d z az  (rar  z az )
dH =
4 ( r 2  z 2 )3/ 2

I dzra
=
4 (r 2  z 2 )3/ 2
Các thành phần không thay đổi theo biến tích phân r nên ta có thể đưa ra ngoài dấu
tích phân và dùng phép đổi biến z = rtg  để tính tích phân, ta được:

82
Bài giảng Trường Điện Từ
I .r.a  dz I .r.a  / 2 I .a I .a
cos d   sin   / 2  
 /2

4   (y r )
2 2 3/ 2

4 r 2  / 2
4 r 2 r
I
Vậy: H = a (5.04)
2 r
Kết quả này cho thấy rằng cường độ từ trường H tỷ lệ nghịch với khoảng cách r từ
điểm P đến trục 0z. Chiều của H cho bởi quy tắc “bàn tay phải cum”: khi ta nắm
dây dẫn sao cho dòng điện chạy theo chiều của ngón cái thì 4 ngón còn lại của bàn
tay phải sẽ chỉ chiều của từ trường.
Trong trường hợp dây dẫn có độ dài hữu hạn như hình 5.3a ta cũng xác định
được từ trường tại điểm P như sau:
z

z z1 B
B
z1

I I
r 1
z2 A
1 0
2 p
2
O  p
a A

(a) (b)
Hình 5.3: Hình vẽ cho ví dụ 5.1 trong trường hợp dây dẫn hữu hạn

I .r.a z1 dz I .r.a 1 I .a
4 
z2 (y r )
2 2 3/ 2

4 r 22 
cos d   (sin 1  sin  2 )
4 r
Suy ra trường của đoạn dây điện tại điểm P (hình 5.3a) là:
I
H = (sin 1  sin  2 ) a (5.05)
4r
Trường hợp như hình 5.3b thì công thức (5.05) vẫn đúng nhưng lúc này α1>0 còn
α2<0.
Trong thực tế một cách tổng quát để tìm H do một đoạn dây thẳng AB mang dòng
điện I và có vị trí bất kỳ tạo ra tại P ta làm như sau:
1. Chiếu P xuống AB thành điểm 0 và xác định các góc α1, α2. Ta xem chúng
đều dương và ký hiệu α1 là góc lớn hơn α2 ( 0   2  1   / 2 ).
2. Tính độ lớn của H từ các công thức:
I
H= (sin 1  sin  2 ) nếu 0 ở ngoài đoạn AB
4r
I
H= (sin 1  sin  2 ) nếu 0 ở trong đoạn AB
4r

83
Bài giảng Trường Điện Từ
3. Xác định chiều của H bằng quy tắc bàn tay phải cum, hoặc đinh ốc thuận,
hoặc vặn nút chai.
Chúng ta có thể dùng kết quả trên đây và nguyên lý xếp chồng để xác định từ
trường do một đường đa giác mang dòng điện I tạo ra tại một điểm P trong không
gian.

Ví dụ 5.2:
Tìm từ trường H do dòng điện I chạy trong một đa giác đều n cạnh nội tiếp
trong vòng tròn bán kính R tạo ra tại tâm của đa giác như hình 5.4. Từ đó suy ra H
do dòng điện hình vuông cạnh a nằm trong mặt phẳng x0y, chiều dòng điện theo
hướng từ trục 0x sang 0y (góc nhỏ) tạo ra tại tâm hình vuông.

B
C
α2
α1 H
A
R O

Hình 5.4: Hình vẽ minh họa cho ví dụ 5.2

Giải:
Theo định luật Biot – Savart, từ trường do n cạnh tạo ra tại 0 hoàn toàn giống
nhau. Dùng nguyên lý xếp chồng ta có từ trường H tại 0 hướng từ trước ra sau và
có độ lớn H = n H 1 với H1 là từ trường do một cạnh AB tạo ra, tính từ công thức
(5.05): với 1   2   / n và r = 0C = Rcos (  / n ):
I
Suy ra: H = nH1 = n  2 sin( / n)
4R cos( / n)
Vậy độ lớn của từ trường tại tâm 0 là:
nI 
H= (tg ) (5.06)
2 R n
Nếu gọi an là vector pháp tuyến đơn vị của mặt phẳng chứa dòng điện I, phù hợp
với chiều của I theo quy tắc đinh ốc thuận thông thường thì từ trường H tại tâm của
dòng điện n giác đều là:
nI 
H= (tg ) an (5.07)
2 R n
Đối với dòng điện hình vuông cạnh a nằm trong mặt phẳng x0y, ta có:
4I  2 2I
H= tg 
2 (a / 2) 4 a

84
Bài giảng Trường Điện Từ
Vì dòng điện theo hướng từ 0x sang 0y (góc nhỏ) nên an lúc này là az . Vậy:

2 2I
H= a
a z

5.2. Định luật Ampere, phương trình Maxwell thứ 3

Gọi H là từ trường do một phân bố dòng điện không đổi tạo ra tại một điểm
P bất kỳ trong không gian và gọi L là một đường kín bất kỳ (minh họa như hình
5.5). Định luật Ampere được phát biểu như sau: Tích phân đường thành phần tiếp
tuyến của H dọc theo L bằng tổng dòng điện bao bởi L:

I
L1

L
P
H
dl

Hình 5.5: Định luật Ampere

 H . dl  I
L
b (5.08)

Định luật Ampere thường được dùng để tính từ trường H do một phân bố dòng tạo
ra tại một điểm, tương tự như việc dùng định luật Gauss để tìm D khi biết phân bố
điện tích đã trình bày trong chương 2. Muốn áp dụng định luật Ampere để tìm H , ta
phải chọn đường cong L và chiều chạy trên L tùy ý sao cho đơn giản trong việc tính
tích phân và phải thỏa các điều kiện sau:
+ Tại mỗi điểm của L, vector H hoặc tiếp xúc hoặc thẳng góc với L.
+ H không đổi tại các phần của L mà H tiếp xúc. Khi đó nếu gọi l t là chiều
dài tổng của các phần của L tại đó H tiếp xúc với L thì từ công thức (5.08)
ta có:

 H . dl 
L
Hlt  I b (5.09)

Ta có thể nói H là lưu số (hoàn lưu: circulation) của H dọc theo đường cong L.
85
Bài giảng Trường Điện Từ
Ib
Từ đó suy ra: H= (5.10)
lt
Ở đây, dòng tổng I b bao bởi L có dấu phù hợp với chiều chạy trên L theo quy tắc
đinh ốc thuận.
Bây giờ ta xét một phân bố dòng bất kỳ trong không gian xác định bởi vector
mật độ dòng J (không phụ thuộc thời gian) và gọi H là từ trường do phân bố dòng
này tạo ra tại một điểm tùy ý như hình 5.6. Ta sẽ tìm quan hệ giữa H và J bằng
cách tìm lần lượt ba quan hệ giữa ba thành phần x, y, z trong hệ tọa độ Đề các.

y y
z s
0 an ax
L

ax J  H

Hình 5.6: Mối liên hệ giữa H và J

Một cách tổng quát ta gọi L là một hình chữ nhật có các cạnh ∆y, ∆z song song với
các trục 0y, 0z và ∆s=∆y.∆z là diện tích của nó. Dùng định lý Ampere để tính thành
phần trên trục 0x của curl( H ) cho bởi công thức (1.35) và thay dòng I b bao bởi ∆s
từ công thức (4.06), ta có:

 H . dl Ib s J . dS
curl ( H ). ax  lim L
 lim  lim
s 0 s s 0 s s 0 s

 J . a dSx
J x s
 lim s
 lim  Jx
s 0 s s 0 s

Như vậy, ta được curl( H )x=Jx và bằng cách chứng minh tương tự, ta được
curl( H )y=Jy và curl ( H )z=Jz ; tức là:
× H = J (5.11)
Đây là phương trình Maxwell thứ ba của trường từ dừng. Nếu biết H trong một
miền thì ta suy ra phân bố dòng J =× H đã tạo ra H trong miền đó.

Ví dụ 5.3:

86
Bài giảng Trường Điện Từ
Dùng định luật Ampere để xác định từ trường H do dòng điện thẳng dài vô
tận tạo ra.

Giải:
Theo kết quả của ví dụ 5.1 ta thấy rằng H luôn tiếp xúc với đường cong L
tại mọi điểm và có hướng của a . Nếu dùng định luật Ampere cho chọn L là đường
tròn tâm nằm trên trục của dòng điện và mặt phẳng của đường tròn này tạo ra vuông
góc với trục dòng điện ta có:

L
H .dl =  Hdl
L
= H(2  r) = I

I
Suy ra: H = a
2 r

Ví dụ 5.4:
Cho dây dẫn hình trụ dài vô tận bán kính a mang dòng điện I phân bố đều
khắp tiết diện thẳng như hình 5.7. Xác định từ trường H tại mọi điểm

Giải:

Ib

az
H  H a

r y
( L0 )

Hình 5.7: Hình vẽ cho ví dụ 5.4

Giả sử trục dòng điện trùng với trục 0z và chiều theo hướng z>0 như hình
5.7. Dùng định luật Biot - Savart và xét đến tính đối xứng ta thấy rằng từ trường H
tại P có chiều của a : H =H a và độ lớn H không đổi dọc theo vòng tròn L bán
kính r. Mật độ dòng J có hướng az và có độ lớn J không đổi trong khắp dây dẫn và
bằng không ở ngoài dây dẫn và được xác định như sau:

87
Bài giảng Trường Điện Từ
 I
 a (r  a )
J   a2 z
0 (r  a)

Dùng định lý Ampere ta có:


 I
 2 . r (r  a )
2

L H .dl = H2πr =   a
 I (r  a)

 I .r
 2  a 2 a (r  a )

Từ đó suy ra: H =  (5.12)
 I a (r  a)
 2  r 

Chú ý rằng nếu P ở ngoài dây dẫn thì H cũng giống như từ trường của sợi dây (tiết
diện không đáng kể) mang dòng I trong ví dụ 5.1.

Ví dụ 5.5:
Kiểm tra phương trình Maxwell thứ 3 (  × H = J ) đối với từ trường của dây
dẫn hình trụ trong ví dụ 5.4.

Giải:
Dùng biểu thức của  × H trong toạ độ trụ đã trình bày ở chương 1, với H
cho bởi công thức (5.12). Nhân thấy H chỉ có thành phần H  (Hr = Hz = 0), ta có:

 Ir 1  I r2 I
 H   ( ) a  ( ) az  a J
 z 2 a r  r 2 a  a2 z
2 r 2

Ngoài dây dẫn (r> a):


 I 1  I
 H   ( ) ar  ( ) 0
 z 2 r r  r 2

Ví dụ 5.6:
Kiểm tra phương trình Maxwell đối với từ trường của sợi dây điện dài vô tận
trong ví dụ 5.1 bằng cách dùng toạ độ Đề các và tọa độ trụ.

Giải:
Trước tiên ta chuyển công thức (5.04) của H sang toạ độ Đề các, ta được
I I  y ax  x a y
H = a  ( )
2 r 2 x2  y2

Tiếp theo dùng công thức (1.36) để tính  × H trong toạ độ Đề các:
88
Bài giảng Trường Điện Từ

ax ay az
I   
×H =
2 x y z
y x
 0
x  y2
2
x  y2
2

I   x  y 
=  ( 2 ) ( 2 )  az =0
2   x x  y 2
y x  y 2 

Vậy ta có nghiệm đúng tại mọi điểm (ngoại trừ tại các điểm trên trục 0z)
Nếu dùng tọa độ trụ như ví dụ 5.5, áp dụng công thức (1.37) ta có:
 I 1  I
×H = ( ) ar  ( ) az  0
 z 2 r r  r 2

Vậy phương trình  × H = J luôn được nghiệm đúng.

5.3. Từ trường do một số phân bố dòng chuẩn tạo ra

Việc xác định từ trường tại một điểm do các phân bố dòng tạo ra thực chất là
đi tìm dạng của biểu thức (5.01). Sau đây chúng ta sẽ thiết lập lại biểu thức này do
phân bố dòng dưới dạng đường, mặt và khối tạo ra.

5.3.1. Từ trường do phân bố dòng dạng đường tạo ra

Trường hợp này dùng để xác định từ trường do dòng điện chạy trong dây dẫn
tạo ra và phần tử dòng đã được trình bày trong định luật Biot – Savart. Trong trường
hợp này ta đã định nghĩa phần tử dòng là I dl . Ta xem thêm ví dụ như sau:

Ví dụ 5.7:
Tìm từ trường H trên trục của một dòng điện tròn bán kính a từ đó suy ra H
tại tâm của vòng tròn. Từ kết quả của bài toán hãy tìm H do một cung của dòng
điện tròn được chắn bởi góc α tạo ra tại tâm vòng tròn.

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 5.8. Giả sử dòng điện tròn có tâm 0 trục 0z
trong toạ độ trụ. Gọi d H là từ trường vi phân do phần tử dòng I dl =Ia d a tạo ra
tại P có độ cao h như hình 5.8. Vector hướng từ I dl đến P là R  haz  aar . Suy ra

89
Bài giảng Trường Điện Từ

I O
y
φ a
Id

Hình 5.8: Hình vẽ cho ví dụ 5.7

(Iad a )  (haz  aar ) (Iad )(har  aaz )


dH = =
4 (a  h )
2 2 3/ 2
4 (a 2  h 2 )3/ 2
Hai phần tử dòng đối xứng qua 0 sẽ tạo ra các từ trường vi phân có các thành phần
dọc theo ar khử lẫn nhau. Do đó, từ trường tổng chỉ có thành phần theo trục 0z và:
2 I a 2 d I a2
H= 0 4 (a 2  h 2 )3/ 2
a z =
2(a 2  h 2 )3/ 2
az (5.13)

Tại tâm 0 thì biểu thức của H trên đây trở thành (h=0)
I
H = az (5.14)
2a
Một cách tổng quát H do một cung α của dòng điện tròn tạo ra tại tâm 0 (cho h=0
vào biểu thức 5.13) là:
 Id I
H= 
0 4 a
az =
4 a
az (5.15)

5.3.2. Từ trường do phân bố dòng mặt tạo ra

Từ định nghĩa của của mật độ dòng mặt K trong chương 4 thì phần tử dòng
lúc này (được minh họa như hình 5.9) sẽ là:
I dl = Kdsdl = K dsdl = K ds (5.16)
Khi đó từ trường do do phân bố dòng mặt trên diện tích S tạo ra tại một điểm là:

90
Bài giảng Trường Điện Từ

K  ar dS
H S 4 R 2
(5.17)

dS= ds.dl

I ds K

dl

Hình 5.9: Phân bố dòng mặt

Trong đó R và ar hướng từ phân tử dòng (nguồn từ trường) K dS đến điểm P tại đó


ta muốn tính từ trường H .

Ví dụ 5.8:
Một dòng điện mặt vô tận chạy trong mặt phẳng z =0 theo hướng a y với mật
độ dòng mặt K  K a y như hình 5.10. Tìm H tại mọi điểm trong không gian.

z
y

dI=Kdx
a P b dI=Kdx
dx ● H dx
H
d ●0 c
x
Q

K  K ay
Hình 5.10: Hình vẽ cho ví dụ 5.8

Giải:
Lấy một điểm P trên trục 0z có cao độ z>0. Ta xem từ trường H tại P là xếp
chồng của vô số dây điện thẳng dài vô tận bề rộng dx và mang dòng điện dI=Kdx
chạy song song với trục 0y. Dùng định luật Biot – Savart, xét cặp dây điện thẳng
như thế đối xứng qua trục 0y. Áp dụng công thức (5.04) ta thấy rằng từ trường tổng
hợp d H do cặp dây này tạo ra tại P chỉ có thành phần Hx và có chiều của a x .

91
Bài giảng Trường Điện Từ

Tương tự, d H do chúng tạo ra tại Q nằm trên trục 0z và đối xứng với P qua 0 chỉ có
thành phần Hx và có chiều của (- a x ). Nhận thấy rằng H không phụ thuộc x và y mà
chỉ phụ thuộc z (nếu có). Tóm lại:
 H x ( z ) ax ( z  0)
H  (5.18)
 H x ( z ) ( ax ) ( z  0)
Ta dùng định luật Ampere để tính Hx (z). Chọn đường kín L là hình chữ nhật abcd
như trên hình 5.10 ta được:

 H .dl = Hl + 0 + Hl + 0 = Ib = Kl
L

Trong đó Ib = Kl là dòng bao bởi L, tức là dòng chảy trên mặt phẳng trong dải có bề
rộng ab=l, suy ra H = K/2 và ta có dạng tổng quát của từ trường là:
K
 2 ax ( z  0)
H  (5.19)
 K a ( z  0)
 2 x

Nhân thấy rằng H không phụ thuộc độ cao của P và chiều của H được xác định
bằng quy tắc đinh ốc thuận đối với phần tử dòng dI=Kdx. Tổng quát nếu dòng mặt
chạy trong một mặt phẳng bất kỳ theo một hướng bất kỳ xác định bởi mật độ dòng
mặt K thì từ trường H do toàn bộ dòng mặt tạo ra tại một điêm P bất kỳ là:
1
H K  an (5.20)
2
Trong đó an là vector pháp tuyến đơn vị của mặt phẳng hướng về điểm mà ta muốn
tính H .

Ví dụ 5.9:
Cho mặt trụ bán kính a, dài vô tận, trục 0z. Dòng điện I phân bố đều trên bề
mặt của mặt trụ với mật độ mặt không đổi K  K az . Xác định từ trường tại mọi
điểm.

Giải:
Chúng ta có thể hình dung bài toán như hình vẽ 5.7 của ví dụ 5.4 nhưng chỉ
có một lớp dòng điện rất mỏng chảy trên bề mặt theo hướng a z . Dùng định luật
Ampere, tương tự như ví dụ 5.4 ta có:
0 (r  a)

H  I (5.21)
 2  r a (r  a)

Như vậy, bên trong vật dẫn thì H =0, còn bên ngoài thì H cũng giống như từ
trường của sợi dây mang dòng I trong ví dụ 5.1.

92
Bài giảng Trường Điện Từ

Ví dụ 5.10:
Cho hai dòng điện mặt, một dòng có K  K az chạy trong mặt phẳng x=-a và
một dòng có K   K az chạy trong mặt phẳng x=+a. Tìm H ở mọi điểm.

K  K .az y  K   K .az
x
ax -a O +a
ax ax
ax

Hình 5.11: Hình vẽ cho ví dụ 5.10

Giải:
Ta áp dụng công thức (5.19) để tính riêng H do từng mặt phẳng tạo ra và
sau đó dùng nguyên lý xếp chồng. Các vector pháp tuyến đơn vị ở mỗi phía của
từng mặt phẳng được cho trên hình 5.11. Ta có:
Tại mặt phẳng x=-a tạo ra H 1 tại mọi điểm là:
 1 1
( 2 K az )  (ax )   2 K a y ( x  a)
H1 = 
( 1 K a )  ( a )  1 K a ( x  a)
 2 z x
2
y

Tại mặt phẳng x=+a tạo ra H 2 tại mọi điểm là:


 1 1
( 2 K az )  (ax )  2 K a y ( x  a)
H2 = 
(  1 K a )  ( a )   1 K a ( x  a)
 2 z x
2
y

Từ trường tại mọi điểm do cả hai mặt phẳng tạo ra là H = H 1 + H 2 :


0 ( x   a)

H  K ay ( a  x  a ) (5.22)

0 ( x  a)

Ví dụ 5.11:
93
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong miền 0<r<1/2 trong toạ độ trụ cho mật độ dòng là
2r
J =4.5 e az (A/m2). Ngoài miền đó thì J = 0. Dùng định luật Ampere để tìm H .

Giải:
Vì J có tính chất đối xứng trục nên từ định luật Biot - Savart cho thấy rằng
H chỉ có thành phần H  và chỉ phụ thuộc vào r. Ta có thể hình dung bài toán bằng
hình vẽ 5.7 của ví dụ 5.4. Chọn mặt S là hình tròn bán kính r<1/2 định luật Ampere
cho ta có:

 H .dl = I
L
b =  J .dS
s

2 r
Hay H  (2  r) =  
0 0
4.5e2 r rdrd

1.125
Vậy H = H  a = (1  e2 r  2re2 r )a
r
Với mọi r  1 / 2 thì Ib như nhau và bằng 0.594  (A). Vậy H  (2r  ) = 0.594  hay
0.297
H = a
r

Ví dụ 5.12:
Cho dòng điện mặt với K  6ax A/m chạy trong mặt phẳng z=0 và dòng điện
I chạy trong sợi dây thẳng đi qua điểm A(0,0,4) và song song với trục 0x như hình
5.12. Hãy xác định I và chiều của nó sao cho H = 0 tại P(0,0,3/2).

Giải:
Từ trường do dòng mặt sinh ra tại P là:
1
H1= K  a y = 3 a x × az = - 3 a y (A/m)
2
Muốn từ trường tổng hợp H =0 tại P thì từ trường H 2 do dòng I tạo ra tại P phải
bằng 3 a y . Vậy I phải có chiều của a x và có cường độ xác định bởi:
I
H2 = = 3 hay I = 47.1(A)
2 (4  3 / 2)

94
Bài giảng Trường Điện Từ
z

A (0,0,4)
I

H2
H1 P (0,0,3/2)
y
O

K  6.ax
x

Hình 5.12: Hình vẽ cho ví dụ 5.12

Ví dụ 5.13:
Từ trường bên trong một dây dẫn hình trụ bán kính r0=1cm như hình 5.13 có
104 1 r
dạng: H = [ 2 sin(ar )  cos(ar )] a . Trong đó a=π/(2r0). Tìm dòng tổng chạy
r a a
trong dây.

Ib

J
S0
J  H.(r).a
r0
r y
( L0 )
x

Hình 5.13: Hình vẽ cho ví dụ 5.13

Giải:
Chúng ta có thể dùng một trong hai cách sau:

95
Bài giảng Trường Điện Từ
Cách 1: Dùng định luật Ampere
Gọi L0 là vòng tròn bán kính r0, chu vi của tiết diện thẳng S0 của dây dẫn; dòng tổng
hợp Ib chạy trong dây bao bởi L0 được cho bởi định luật Ampere như sau:
2 104 4r02  2r 2 
Ib = L0
H . dl   H (r0 ) r0 d  
L0 0
( 2 sin  0 cos )r0 d
r0  2  2

8.104 r02 8
  A
 
Cách 2: Tính J    H xong tính tích phân mặt. Vì H  chỉ phụ thuộc vào r nên:
1   4 1 r 
J   H = 10 ( 2 sin(ar )  cos(ar ))  az  J z (r ) az
r r  a a 

= 104.sin(ar )az  J z (r ) az
Vậy J chỉ có một thành phần trên trục 0z và thành phần này chỉ phụ thuộc r. Ta
tính dòng I xuyên qua diện tích So bằng cách dùng công thức tích phân mặt theo mật
độ dòng
2 r0
I= So
J . dS   
0 0
104 sin(ar )rdrd =
r
1 
0
r
= 10 .2π  2 sin(ar )  cos(ar ) 
4
a a 0
Thay a=π/2r0 vào ta tính được:
8.104.r02 8
I= = (A)
 

5.3.3. Từ trường do phân bố dòng khối tạo ra

Bây giờ, ta sẽ định nghĩa phần tử dòng trong trường hợp dòng khối như hình
5.14.

ds
I J

dl

Hình 5.14: Từ trường do phân bố dòng khối tạo ra

Gọi J là mật độ dòng khối, ta có:


I dl = JdS dl = J ds.dl = J dV (5.23)
96
Bài giảng Trường Điện Từ

Và do đó từ trường H do phân bố dòng khối trong thể tích V gây ra tại một điểm
được cho bởi công thức:
J  ar dV
H 
V 4 R 2
(5.24)

Trong đó R và a r hướng từ phân tử dòng ( nguồn từ trường) J dV đến điểm P tại đó


ta muốn tính từ trường H như trên hình 7.1.

5.4. Mật độ từ thông, từ thông và phương trình Maxwell thứ tư


5.4.1. Mật độ từ thông

Mật độ từ thông B do từ trường tạo ra là một vector có cùng chiều với từ


trường, đặc trưng cho sự tương tác của từ trường trong các môi trường khác nhau và
được định nghĩa bởi:
B = μH (5.25)
Đơn vị của mật độ từ thông là tesla (T). Hệ số tỷ lệ μ được gọi là độ từ thẩm của
môi trường, đơn vị là Henry trên mét (H/m). Độ từ thẩm của chân không có giá trị
μ0=4π.10-7 (H/m). Độ từ thẩm tương đối μr của môi trường là số không có đơn vị và
được xác định bởi:

r  (5.26)
o

Tương tự như mật độ điện thông D chỉ phụ thuộc phân bố điện tích (tĩnh) mà
không phụ thuộc môi trường, từ trường H cũng chỉ phụ thuộc phân bố điện tích
(chuyển động) mà không phụ thuộc môi trường.

5.4.2. Từ thông

Từ thông Φ xuyên qua một mặt S được định nghĩa theo mật độ từ thông B
tương tự như điện thông  theo mật độ điện thông D hoặc dòng điện I theo mật độ
dòng J được minh họa như hình 5.15. Lúc này, từ thông vi phân xuyên qua dS theo
hướng a n là:
dΦ= B ds = B a n dS = Bn dS = Bcos  dS (5.27)

Trong đó, Bn là thành phần pháp tuyến của B , còn  là góc giữa B và vector pháp
tuyến đơn vị a n . Từ thông tổng xuyên qua S theo hướng a n là:
   B . ds (5.28)
s

97
Bài giảng Trường Điện Từ

Bn

an B

ds

dS

Hình 5.15: Từ thông xuyên qua mặt kín S

Đơn vị của từ thông là Weber (Wb). Từ thông Φ có thể dương hoặc âm tùy thuộc
vào việc chọn vector pháp tuyến a n của dS hướng về phía nào của mặt S. Trong
trường hợp S là mặt kín hình 5.16, ta quy ước rằng vector a n (cũng là ds ) hướng ra
ngoài. Khi đó, các đường từ thông Φ là các đường kín, không có điểm bắt đầu (điểm
nguồn) hoặc điểm kết thúc (điểm giếng). Điều này hoàn toàn khác với các đường
điện thông Ψ (chúng xuất phát từ điện tích dương rồi kết thúc ở điện tích âm và tuân
theo định luật Gauss)

B
ds

ds

Hình 5.16: Từ thông xuyên qua mặt S

5.4.3. Phương trình Maxwell thứ tư

Dùng định luật Biot – Savart, có thể chứng minh rằng nếu S là một mặt kín
thì:

 B . ds = 0
s
(5.29)

98
Bài giảng Trường Điện Từ
Nghĩa là tất cả từ thông Φ đi vào một mặt kín S phải đi ra khỏi mặt kín S.
Dùng định lý divergence cho trường vector B , ta có:

 B . ds
s
= 
V
.B dV = 0

Với mọi thể tích V. Từ đó suy ra:


.B = 0 (5.30)
Đây chính là phương trình Maxwell thứ tư của 4 phương trình Maxwell áp dụng
cho trường điện tĩnh và trường từ dừng. Ta có thể tổng kết hệ phương trình
Maxwell viết cho trường điện tĩnh và trường từ dừng như sau:
.D  

  E  0

  H  J

.B  0

Ví dụ 5.14:
Cho dòng điện 2.5A chạy trên trục 0z theo hướng az trong tọa độ trụ. Tìm từ
thông xuyên qua hình chữ nhật nằm trong mặt phẳng    / 4 , giới hạn bởi
1≤r≤2cm và 0≤z≤2m.

Ф
S
ds
x
O
 0,01
4
0,02
I  2,5A

Hình 5.17: Hình vẽ cho ví dụ 5.14

Giải:
I I
Áp dụng công thức B = 0 H với H  a  ta được B   0 H  0 a 
2r 2r
vậy B vuông góc với hình chữ nhật S tại mọi điểm. Diện tích vi phân trên S là

99
Bài giảng Trường Điện Từ

dS =drdz a . Áp dụng công thức (5.28) ta có từ thông Φ xuyên qua S theo hướng a 
là:
2 0.02 0 I
Φ= 
S
B . dS   0 0.01 2 r
drdz

20 I 0.02 0 I
 ln  ln 2 (Wb)
2 0.01 

Ví dụ 5.15:
3.18*106
Trong tọa độ trụ cho từ trường xuyên tâm H = cos  ar (A/m) tồn tại
r
 
trong chân không. Tìm từ thông Φ xuyên qua mặt S xác định bởi     ,
4 4
0  z 1 .

ds

O y


 4

4
x

Hình 5.18: Hình vẽ cho ví dụ 5.15

Giải:
(4 *107 )(3.18*106 )
Ta có: B 0 H  cos  ar
r
4
 cos  ar (T)
r
Vi phân diện tích vuông góc với ar là: dS = rd dzar

100
Bài giảng Trường Điện Từ
1  4
Vậy:   
4
cos  rd d z
0 
4 r

= 4 2 (Wb)
Vì B tỷ lệ nghịch với r nên BdS không phụ thuộc r và từ thông Φ cũng không thuộc
r (bán kính đáy của mặt S)

Ví dụ 5.16:
Cho dòng điện mặt như trong ví dụ 5.8. Tìm từ thông Φ xuyên qua hình chữ
nhật ABCD như trên hình 5.19 bằng cách dùng vector mật độ từ thông B .

2
A D
ds (L)
S
B 1 C
B
2 y

K  K .a y

Hình 5.19: Hình vẽ cho ví dụ 5.16

Giải:
Theo kết quả của ví dụ 5.8 ta có mật độ từ thông B trên diện tích S của hình
chữ nhật là:
K
B  0 H  0 ax
2
Suy ra từ thông tổng xuyên qua S theo hướng a x là:
2 2 K
Φ   B . ds 
S  1 0
0
2
a x  d yd z a x

 0 K
5.5. Điều kiện biên
5.5.1. Đặt vấn đề

Sự thay đổi của điện trường E và mật độ điện thông D khi vượt qua mặt phân
chia của 2 vật liệu khác nhau đã được khảo sát trong chương 3. Đối với trường tĩnh
điện,và chúng vẫn đúng khi xét các trường biến thiên theo thời gian. Trong phần

101
Bài giảng Trường Điện Từ
này, ta sẽ khảo sát điều kiện biên của từ trường H và mật độ từ thông B để có đầy
 
đủ điều kiên biên của 4 vector chính E , B, H , D của trường điện từ.

5.5.2. Điều kiện biên của B và H

1. Điều kiện biên của B

Hình 5.20: Điều kiện biên của B

Trên hình 5.20, mặt phân chia hai môi trường 1 và 2 có điện dẫn suất và độ từ
thẩm lần lượt là  1 , 1  và  2 , 2  . Gọi B1 , B2 là mật độ từ thông tại hai điểm rất
gần mặt phân chia và ở lần lượt trong hai vật liệu. Xét một hình trụ nhỏ có hai đáy
S1 , S 2 ; diện tích xung quanh S xq và chiều cao rất nhỏ nằm ở 2 phía mặt phân
chia như trên hình vẽ. Dùng định luật bảo toàn từ thông, ta có:

 B .dS   B dS
S1
1 1
S2
2 2  
S xq
BdS  0

Nếu cho chiều cao của hình trụ tiến đến 0 thì S xq  0 và ta được .
 Bn1S1  Bn 2 S2  0

Trong đó Bn1 , Bn 2 là các thành phần pháp tuyến của B1 , B 2 tức là hình chiếu
của chúng lên vector pháp đơn vị an12 hướng từ vật liệu 1 sang vật liệu 2. Vì
S1  S2  S , ta được:

Bn1  Bn 2 (5.31)

Nói các khác, thành phần pháp tuyến của B liên tục khi vượt qua mặt phân chia.

2. Điều kiên biên của H

102
Bài giảng Trường Điện Từ

H2
2
D l2
C 2
 2 ,  2 

A
l1 B 1
1
 1 , 1 
H1

Hình 5.21: Điều kiện biên của H

Hình 5.21 vẽ lại mặt S phân chia hai vật liệu 1 và 2 như hình 5.20. Gọi H1 , H 2
là từ trường tại hai điểm rất gần mặt phân chia S và ở lần lượt trong 2 vật liệu. Xét
một hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh l1 , l2 và chiều cao rất nhỏ nằm ở phía của S.
Giả sử không có dòng chạy trong mặt phân chia và áp dụng đinh luật ampere cho
chu vi hình chữ nhật ABCD ta có:

 H .dl   H dl   H dl   H dl  0
AB BC CD DA

Nếu cho chiều cao hình chữ nhật tiến đến 0, ta được.
Ht1l1  Ht 2 l2  0

Trong đó Ht1 , Ht 2 là các thành phần tiếp tuyến của H1 , H 2 ; tức là các hình
chiếu của H1 , H 2 lên mặt phẳng tiếp xúc của S tại O. Vì l1  l2  l , ta được:
H t1  H t 2 (5.32)
Nói cách khác, thành phần tiếp tuyến của H liên tục khi vượt qua một mặt
phân chia không có dòng mặt chạy trên đó.
3. Sự đổi hướng của B và H
Gọi 1 ,  2 là các góc tạo bởi B và H với pháp tuyến của S. Sự đổi hướng của
chúng được cho bởi quan hệ:
tg1 1
 (5.33)
tg 2  2

4. Điều kiện biên của H khi có dòng mặt

103
Bài giảng Trường Điện Từ

z y

H '2 t
K
K

2
x
an12  az
1
H '1t

Hình 5.22: Điều kiện biên của H khi có dòng mặt

Nếu ở mặt phân chia S, một trong 2 vật liệu có điện dẫn suất khác 0 thì có thể
có dòng chạy trên S. Ta tìm điều kiện biên bằng cách xét lần lượt các trường hợp
sau:
a. Xét phân bố dòng mặt đều với mật độ dòng mặt K chạy theo hướng
 
a y K  K a y trong mặt phẳng x0y. Từ trường H do dòng mặt này tạo ra được cho
bởi (đã khảo sát ở chương 5):
K
H '1   ax  z  0 
2
K
H '2  ax  z  0 
2
Vậy các thành phần tiếp tuyến của H '1 , H '2 trên mặt phẳng chia S (mặt phẳng
K K
x0y) là H '1t   và H '2t  ; tức là bị gián đoạn một lượng bằng K khi vượt
2 2
qua S.
b. Xét một phân bố dòng bất kỳ khác (không có dòng mặt S). Nó sẽ tạo ra một từ
trường H '' mà thành phần tiếp tuyến H ''t1 và H ''t 2 bằng nhau khi vượt qua S.
c. Dùng nguyên lý chồng trường, nếu cả hai phân bố dòng (a) và (b) trên đây cùng
tồn tại thì độ gián đoạn của H khi vượt qua S chỉ có dòng mặt K sinh ra. Gọi
H1 , H 2 là từ trường ở 2 điểm rất gần 0 và nằm lần lượt trong hai vật liệu, ta có thể
viết.

H 2 
 H1  an12   K (5.34)

d. Bây giờ xét một phân bố dòng bất kỳ trong không gian,gồm cả mật độ dòng mặt
K (có thể không đều) trên mặt phân chia S. Nếu xét tại một vùng rất nhỏ quanh 0
thì quan hệ (5.34) vẫn đúng, với K là giá trị của mật độ dòng mặt ngay tại điểm 0.

104
Bài giảng Trường Điện Từ
Ví dụ 5.17:
Trong không gian xét miền 1 (z<0) có độ từ thẩm tương đối μr1=10 và
miền 2 (z>0) là chân không (μr2=1). Bài toán được minh họa như hình vẽ 5.23. Giả
sử B1  1.2ax  0.8a y  0.4az (T). Tìm H 2 tại z=0+ và các góc θ1 và θ2.

B2n
(2)  r 2  1
2
B2

(1) r1  10 B1 1

B1n
Bt1

Hình 5.23: Hình vẽ cho ví dụ 5.17

Giải:
Ta có: B1  1 H1 ; B2  2 H 2 và từ các điều kiện biên:
+ Thành phần pháp tuyến của B (tức Bz) liên tục.
+ Thành phần tiếp tuyến của H (tức H x và H y ) liên tục, ta được các hệ thức
sau:
B1  1.2ax  0.8a y  0.4az (T)
1
Suy ra: H1  (1.2ax  0.8a y  0.4az ) (A/m)
100
1
Theo điều kiện biên: H2  (1.2ax  0.8a y  H  2 az ) (A/m)
100

Theo điều kiện biên: B2  Bx 2 ax  By 2 a y  0.4az (T)


1
Mặt khác: H2  B2 (A/m)
1* 0
Cân bằng vế theo vế ta suy ra:
Bx2 = 0.12 (T)
By2 = 0.08 (T)
Hz2 = 4 (A/m)
Góc θ1 là góc giữa B1 và az :
105
Bài giảng Trường Điện Từ

B1.a
cos 1   0.27 vậy θ1=74.330
| B1 |
Góc θ2 là góc giữa B2 và az :

B2 .a
cos  2  ; Suy ra θ2=19.820
| B2 |
tg1 r1
Ta kiểm tra bằng công thức:   10
tg 2 r 2

Ví dụ 5.18:
Trong không gian xét miền 1 (x<0) có μr1=3 và miền 2 (x>0) có μr2=5. Cho
H1  4ax  3a y  6az (A/m). Tính θ2 và H 2

Giải:
Ta có: H1  4ax  3a y  6az (A/m)

Suy ra: B1  0 (12ax  9a y  18az )


Từ điều kiện biên ta được:
H 2  H 2 x ax  3a y  6az (A/m)

B2  0 (12ax  B2 y a y  B2 z az ) (T)

Mặt khác: B2  0 r 2 H 2  0 (5H 2 x ax  15a y  30az )

Suy ra: H 2  2.4ax  3a y  6az (A/m)

H x2
Suy ra: H2=7.12 (A/m); cos  2   0.34 ; 2  70.3
H2

106
Bài giảng Trường Điện Từ

5.5.3. Tổng kết các điều kiện biên của E , B, H , D 

Nhằm mục đích tham khảo, các điều kiện biên của E , D và của B, H khi vượt
qua mặt phân chia được gom lại sau đây. Chúng có giá trị đối với cả 2 loại trường
dừng và biến thiên theo thời gian.

E Et 2  Et1

Dn1  Dn 2 (không có điện tích mặt)

 D  D  .a
D
1 2 n12   S (có điện tích mặt)

θ tg1 1
 (không có điện tích mặt)
tg 2  2

Bảng 5.1: Điều kiện biên của điện trường

B Bn 2  Bn1

H t1  H t 2 (không có dòng mặt)

H 
H
2  H1  a n12   K (có dòng mặt)

tg1 1
θ  (không có dòng mặt)
tg 2  2

Bảng 2.2: Điều kiện biên của từ trường

5.6. Vector từ thế A

Trong các chương trước ta đã biết điện trường E được tính khi biết phân bố
điện tích. Từ điện trường ta khảo sát điện thế và đã rút ra mối quan hệ giữa E và V
là: E = -  .V. Tương tự như vậy, người ta cũng định nghĩa vector từ thế A và tính
B theo A theo công thức:

B = ×A (5.35)
Áp dụng phương trình Maxwell thứ tư và thay B từ phương trình (5.35) ta có:

107
Bài giảng Trường Điện Từ

 . B =  .(  × A ) = 0

Cần lưu ý rằng phương trình (5.35) không xác định một vector A duy nhất vì nếu
gọi f là một trường vô hướng bất kỳ thì trường vectơ A +  f cũng thoả điều kiện
này vì  ×( A +  f) =  × A +  ×(  f) =  × A = B . Nếu ràng buộc thêm điều kiện
 . A =0. Thì vector từ thế A có thể được tính theo các phân bố dòng đã tạo ra H và
B bằng các biểu thức:
 I dl
Phân bố dòng đường: A = 
L 4R
(5.36)

 K dS
Phân bố dòng mặt: A = 
S 4 R
(5.37)

 J dV
Phân bố dòng khối: A = 
V 4 R
(5.38)

Trong đó R = R là khoảng cách từ phân tử dòng đến điểm P tại đó ta muốn tính
vector từ thế A . Cũng như trường hợp điện thế V, các biểu thức này của A chỉ
đúng khi ta giả thiết từ thế ở vô cực bằng 0 và không có phân bố dòng ra đến vô cực

Ví dụ 5.19:
Cho dòng điện thẳng dài vô tận I chạy trên trục 0z theo hướng az . Gọi
P(x,y,z) là một điểm không nằm trên trục 0z
a) Xét phần tử dòng I dl tại gốc O. Dùng định luật Biot - Savart để tìm từ trường vi
phân d H tạo ra tại P theo toạ độ (x,y,z) của P.
b) Chứng tỏ rằng nếu d A là vector từ thế vi phân do I dl tạo ra tại P thì ta vẫn có hệ
thức: d B =   d A tương tự hệ thức B =  × A nhưng tích phân (5.35) để xác định A
tai P không hội tụ.
c) Hỏi có cách nào để xác định A tại P hay không?

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 5.24.

108
Bài giảng Trường Điện Từ

z
dA
dH
I
P (x,y,z)
R
z
I .dl
y
x

I
x

Hình 5.24: Hình vẽ cho ví dụ 5.19

a) Dùng công thức (5.01) và phép nhân vector trong tọa độ Đề các ta có:
ax ay az
I I
dH  (dl  R)  0 0 dl
4 R 3 4 R 3
x y z

Idl   y a x  x a y 
  
4  ( x 2  y 2  z 2 ) 3 2 
 
b) Vector từ thế vi phân dA được tính từ từ công thức (5.35):
 0 Idl  0 Idl  0 Idl
dA   az  az
4R 4R 1
4( x 2  y 2  z 2 ) 2

ax ay az
0 Idl   
Suy ra:  × dA 
4 x y z
1
0 0 ( x2  y 2  z 2 ) 2

 0 Idl  y a x  x a y
 
4R ( x 2  y 2  z 2 ) 3 2

 0 d H  d B

Vậy d B =d A (5.39)

109
Bài giảng Trường Điện Từ
 0 Idl
Tuy nhiên, nếu dùng công thức (5.36) để tính B thì tích phân A   az phân
4 R
kỳ vì khi R tiến ra vô cùng.
0I
c) Ta có thể xem hệ thức:  × A = B  a  là phương trình vi phân vector để
2R
tìm A . Vì B chỉ có một thành phần  , nên chỉ cần tính thành phần  của  × A
trong toạ độ trụ. Suy ra:
Ar  Az 0 I
 
z r 2 r

Rõ ràng A không thể phụ thuộc z vì dây dài vô tận theo hướng z. Mặt khác, A cũng
không phụ thuộc  do đối xứng trụ. Vậy
dAz I I
  0 hay Az  0 ln r  C
dr 2 r 2 r

Hằng số C cho phép ta chọn vị trí quy chiếu tại đó A = 0. Nếu chọn Az = 0 tại
r = r0 , ta suy ra:
0 I r0
A ln az (5.40)
2 r r

Ví dụ 5.20:
Xác định vector từ thế A do dòng điện mặt trong ví dụ 5.8 tạo ra.

Giải:
 0 K
 2 ax ( z  0)
Ta xét phương tình:  × A = B  
 0 K a ( z  0)
 2 x

Là phương trình vi phân vector để tìm A . Dùng biểu thức của  × A trong toạ độ
Đề các và chỉ tính cho thành phần Ax khi z  0 ta có:
Az  Ay K
  0
y z 2

Vì A không phụ thuộc x và y nên ta được:


dAy 0 K 0 K
  hay Ay   ( z  z0 )
dz 2 2
Tương tự với trường hợp z 0 và ta suy ra biểu thức tổng quát:

110
Bài giảng Trường Điện Từ
 0 K 0
 2 ( z  z0 ) a y   2 ( z  z0 ) K ( z  0)
A (5.41)
 0 K ( z  z ) a  0 ( z  z ) K ( z  0)
 2
0 y
2
0

5.7. Định lý Stokes

Xét mặt hở S có biên là đường kín L như hình 5.25 chọn chiều chạy dọc theo
L phù hợp với chiều pháp tuyến của S theo quy tắc đinh ốc thuận. Định lý Stokes
phát biểu rằng: tích phân của thành phần tiếp tuyến của một trường vector A dọc
theo L bằng tích phân của thành phần pháp tuyến của  × A trên S:

ds
s A
ds

dl
L
A

Hình 5.25: Định lý Stokes


L
A .dl =  (  A) . ds
S
(5.42)

Nếu chọn A là vector từ thế và dùng công thức (5.35) ta có:


L
A .dl = S
B . ds = Φ (5.43)

Ví dụ 5.21:
Giải lại ví dụ 5.16 bằng cách dùng vector từ thế A (chọn gốc quy chiếu tại
z=2).

Giải:
Theo công thức (5.43) nếu gọi A là vector từ thế ta có:
   A . dl (5.44)
L

111
Bài giảng Trường Điện Từ

Trong đó L là chu vi của hình chữ nhật, chạy theo chiều phù hợp với ds theo quy
tắc đinh ốc thuận. Ta chọn điểm quy chiếu từ thế tại z0 =2, theo kết quả của ví dụ
5.17 ta có:
0
A  ( z  2) K a y
2
Trong tích phân đường (5.44), trên các cạnh AB và CD thì A vuông góc với dl còn
trên cạnh DA thì A = 0 (vì z=2). Vậy
0
Φ  BC A . dl
2
 (1  2 )  K d y   0 K
2 0

Nhận thấy rằng nhờ chọn z0 = 2 làm điểm quy chiếu nên tính toán đã được đơn giản
nhiều.

5.8. Bài tập

Bài tập 5.1: Cho phân tử dòng I dl đặt tại gốc 0 theo hướng z dương. Viết biểu
thức của d H tại một điểm bất kỳ (r, ,  ) trong tọa độ cầu.

Bài tập 5.2: Cho dòng điện như hình 5.22, các dòng điện I trong hình trụ bên trong
( 0  r  a ) và hình trụ rỗng bên ngoài ( b  r  c ) chạy ngược chiều nhau.
Dùng định luật Ampere để tìm H tại một điểm P(r, , z ) bất kỳ biết rằng
các dòng điên trên dây phân bố đều.

I I
a
b
c

Hình 5.22: Hình vẽ cho bài tập 5.2

Bài tập 5.3: Cho hai dòng điện tròn I = 10A, bán kính r = 2m có trục là trục 0z và
nằm lần lượt trong các mặt phẳng z = 0 và z = 5m. Tìm H tại trung điểm
của đoạn thẳng nói hai tâm của chúng.

112
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tập 5.4: Cho dây dẫn mang dòng điện thẳng I dài vô tận chạy trên trục 0y theo
hướng a y và một dòng điện mặt K =4 a x A/m chạy trong mặt phẳng z=4.
Hãy xác định H tại P(3,3,3).

Bài tập 5.5: Một dây dẫn hình trụ 0z bán kính 1cm có từ trường bên trong dây cho
r r2
bởi: H = (2.63*104 ) (  ) a (A/m). Tìm dòng tổng chạy trong
4 3*102
dây.

Bài tập 5.6: Trong toạ độ trụ, xét phân bố dòng J = 104 cos 2 (2r ) az . Tìm H và kiểm
tra lại hệ thức  × H = J

Bài tập 5.7: Trong toạ độ Đề các, cho phân bố dòng với mật độ không đổi J =J a y
trong miền (  a  z  a ) như hình 5.23. Dùng định luật Ampere để tìm
H ở mọi điểm và kiểm tra lại hệ thức  × H = J .

-a
J  J .a y

Hình 5.23: Hình vẽ cho bài tập 5.7

0.4 2
Bài tập 5.8: Cho mật độ từ thông B  sin  az (T) trong tọa độ trụ. Tìm từ thông
r
Φ xuyên qua diện tích hình tròn r  4 cm nằm trong mặt phẳng z = 0.

x
Bài tập 5.9: Cho mật độ từ thông B  5sin e2 y az (T). Tìm từ thông xuyên qua
2
dải bán vô hạn 0  x  4 , y  0 nằm trong mặt phẳng z = 0

Bài tập 5.10: Xét hai dây dẫn đồng trục như trên hình 5.22 của bài tập 5.2. Tìm từ
thông xuyên qua một đơn vị chiều dài của tiết diện  = hằng số nằm giữa
hai dây dẫn.

113
Bài giảng Trường Điện Từ

Bài tập 5.11: Cho hai dòng điện mặt: một dòng có K = K0 a y chạy trong mặt phẳng
z = b (b>0) và một dòng có K = -K0 a y chạy trong mặt phẳng z = -b. Tìm
từ thông xuyên qua diện tích hình chữ nhật b  z  b , 0  y  L nằm
trong mặt phẳng x  x 0 theo hướng (- a x ).

Bài tập 5.12: Cho vector từ thế trong một dây dẫn hình trụ bán kính a có dạng

0 Ir 2
A az . Tìm từ trường H tương ứng.
2 a 2

Bài tập 5.13: Cho hai dòng điện mặt: K = K0(  a y ) chạy trong mặt phẳng x = 0 và
K = K0 a y chạy trong mặt phẳng x=a. Tìm vector từ thế A giữa hai mặt
phẳng.

Bài tập 5.14: Giữa hai mặt phẳng chứa dòng mặt như trong bài tập 5.13, xét hình
chữ nhật nằm trong mặt phẳng z=z0 và xác định bới 0 ≤ x ≤ a; 0 ≤ y ≤ b.
Tìm từ thông xuyên qua diện tích hình chữ nhật theo hai cách:

a) Dùng công thức SB. ds

b) Dùng công thức LA . dl

Bài tập 5.15:


Mặt phẳng y+z=1 chia không gian ra làm 2 miền. Miền 1 có chứa gốc 0 (xem
hình 5.24). Cho μr1=4; μr2=6; B1  2a x  1a y .Tìm B2 và H 2

1 an

r 2  6
(2)
1
y
r1  4 (1)
Hình 5.24

Bài tập 5.16:

114
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong miền 1 (z<0), ta có μr1=3 và
1
H1  (0.2ax  0.5a y  1ax ) (A/m) tìm H 2 nếu biết  2  45
0

Bài tập 5.17:


Trong miền 1 (x<0), ta có H1  10a y ( A / m) . Tìm H 2 trong miền 2 (x>0) tại x=0+ nếu
có dòng mặt K  6.5az ( A / m) chảy tại x=0

Bài tập 5.18:


Miền 1 (z<0) có μr1=4 và miền 2 (z>0) có μr2=3 dòng mặt K  9a y ( A / m) tại vị trí z=0

trên mặt phân chia. Cho H 2  14.5ax  8a y ( A / m) .Tìm H1

z H 22  8 H2
an12 H '2
r 2  3
H x 2  14,5
(2)
          x
(1)
r1  4
H '1
K  9a y

Bài tập 5.19:


Miền 1 (x<0) có μr1=1.5, còn miền 2 (z>0) có μr2=5. Gần điểm (0,0,0) ta có:
B1  2,4ax  10az , B2  25,75ax  17,7a y  10az
Tìm mật độ dòng mặt (nếu có) của mặt phân chia tại y=0

Bài tập 5.20:


Mặt phẳng 6 x  4 y  3z  12 chia không gian ra hai miền. Miền 1 chứa gốc 0 và có
1
μr1=5, miền 2 có μr2=3. Cho biế t H1  (3a x  0.5a y ) (A/m). Tính B2 và θ2.
0

Bài tập 5.21:

115
Bài giảng Trường Điện Từ
Mặt phẳng z=0 phân chia 2 vật liệu: vật liệu 1 (z<0) và vật liệu 2 (z>0). Biết rằng
B1  0 (43.5ax  24az ) ; B2  0 (22ax  24az ) . Hãy tìm tỷ số tg1
tg 2

Bài tập 5.22:


Trong toạ độ trụ, miền 1 là hình trụ trục 0z và có μr1=500, miền 2 là chân
không ở bên ngoai hình trụ. Nếu B1  2.5a (T ) trong hình trụ, hãy xác định B2 ngay
bên ngoài hình.

Bài tập 5.23:


Trong toạ độ cầu , miền 1 là r<a, miền 2 là a<r<b và miền 3 là r>b . Miền 1
và miền 3 là chân không trong khi miền 2 có μr2=500. Cho B1  0.2ar (T ) . Hãy tìm
H trong mỗi miền.

Bài tập 5.24:


Mặt phẳng x=0 phân chia hai miền: Miền 1 (x<0) có μr1=2, miền 2 (x>0) có
μr2=5. Trên mặt phân chia có mang dòng mặt với mật độ dòng mặt K . Biết rằng
B1  6ax  4a y  10az (T ) ; B2  6ax  50.96a y  8.96az (T ) . Hãy tìm K

Bài tập 5.25:


Dòng mặt có mật độ K  (8 / 0 )a y (A/m) chảy trên mặt phẳng x=0 phân chia
hai miền: Miền 1 (x<0) có μr1=3 và miền 2 (x>0) có μr2=1. Biết rằng
H1  (10 / 0 )(a y  az )( A / m) ; hãy tìm H 2

116
Bài giảng Trường Điện Từ

6
LỰC, MOMENT, ĐIỆN CẢM

6.1. Lực từ trường


6.1.1. Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động


 B

Hình 6.1: Lực tác dụng lên điện tích đang chuyển động

Xét hạt mangg điện tích Q đang chuyển động vớ vận tốc U trong từ trường
có mật độ từ thông B như hình 6.1, nó sẽ bị tác động của một lực từ cho bởi công
thức:
F  QU
. B (6.01)
Lực F có phương thẳng góc với U và B và có độ lớn cho bởi
F  Q UB sin  (6.02)

Trong đó  là góc nhỏ giữa U và B .


Nếu trong miền chứa điện tích Q có cả từ trường và điện trường thì ngoài lực từ
trên, điện tích còn chịu thêm lực coulomb Q. E do điện

117
Bài giảng Trường Điện Từ
E tác dụng lên. Như vậy, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích là:
F  Q( E  U  B ) (6.03)
Và này được gọi là lực Lorentz và cùng với điều kiện đầu (vận tốc ban đầu, vị trí
ban đầu), nó sẽ xác định quỹ đạo của hạt .

6.1.2. Lực từ tác dụng lên các loại phân bố dòng

Trường hợp thường gặp là dây dẫn mang dòng điện I được đặt trong từ
trường bên ngoài. Xét một đoạn dây dẫn chiều dài dl và mang điện tích dQ như hình
6.2 trong khoảng thời gian dt, dQ dã di chuyển một đoạn dl=Udt và lực từ vi phân
d F tác động lên dQ được cho bởi (5.01):

dl

I U

dQ

dl B

dF

Hình 6.2: Lực từ tác dụng lên phần tử dòng đường

d F  dQ(U  B)  ( Idt )(U  B)  I (Udt )  B

Hay d F  Idl  B (6.04)


Trong đó: dl  Udt

l
I B

Hình 6.3: Lực từ tác dụng lên dây dẫn điện

Nếu dây dẫn thẳng và B phân bố đều dọc theo dây dẫn như hình 6.3 thì từ lực tổng
hợp tác dụng lên toàn bộ dây là:
118
Bài giảng Trường Điện Từ
F  Il  B (6.05)
Trong đó l là vector chiều dài l và có hướng của I. Độ lớn của lực này là:
F = BIlsinθ (6.06)
Trong đó  là góc giữa l và B .
Trong trường hợp dòng điện phân bố mặt hoặc tkhối thì dòng Idl được thay
bởi KdS hoặc JdV . Khi đó ta có lực từ vi phân d F tác động lên phần tử dòng là:
Phân bố dòng mặt: d F  K  Bds (6.07)
Phân bố dòng khối: d F  J  Bdv (6.08)
Lấy tích phân của các công thức trên đây, ta sẽ được hợp lực tác động lên một dòng
đường, dòng khối và dòng mặt như sau:
Phân bố dòng đường: F  I  dl B   I  B  dl (6.09)
L L

Phân bố dòng mặt: F   K  Bds (6.10)


S

Phân bố dòng khối: F   J  Bdv (6.11)


V

Chú ý rằng lực từ thực ra là lực tác động lên các hạt điện tích chuyển động
tạo thành dòng điện I. Tuy nhiên, vì các điện tích ở bên trong vật dẫn nên lực đó
truyền qua mạng tinh thể, lực truyền này có thể tạo ra công cho vật dẫn.

Ví dụ 6.1:
Một dây dẫn dài 2m nằm dọc theo tru ̣c 0y và mang dòng điện 20A chạy theo
chiều a y . Tìm lực từ tác động lên dây nếu từ trường trong vùng chứa dây là
B =0.5 a x T.

Giải:
Áp dụng công thức (6.05) ta có:
F =I l × B =20(2 a y )×(0.5 a x )= -20 az (N)

Vậy từ lực bằng 20N và hướng theo ngược với chiều az .

Ví dụ 6.2:
Tìm lực tác dụng lên một dây dẫn thẳng dài 0.5m mang dòng 10A theo
hướng - az trong từ trường B = 4. 102 ( a x - a y )T.

Giải:

119
Bài giảng Trường Điện Từ
Áp dụng công thức (6.5) ta có:
F =I l × B = 10.(-0.5 az )×4. 102 ( a x - a y ) = 0.2(- a x - a y )(N)

Vậy lực có độ lớn 0.2 2 (N), chiều thẳng góc với chiều dòng điện và chiều từ
trường B .

Ví dụ 6.3:
Một dây dẫn có chiều dài 2.5m nằm trên đường thẳng (x =4, z=0) song song
với trục 0y và mang dòng điện 12A theo hướng a y . Tìm từ trường đều trong miền
biết rằng từ lực tác dụng lên dây bằng 1.2.10-2(N) theo hướng vector đơn vị
( ax  az )/ 2

Giải:
Trong trường hợp này ta xem hệ thức F  I .l  B là một phương trình vector
với ẩn là vector B  Bx ax  By a y  Bz az .

ax ay az
 
Ta có: 1.2.10  . ax 2az
2
= 0 12  .  2.5  0 = 30 Bz ax  30 Bx az
  B By Bz
x

4.104
Cân bằng hai vế ta được: Bz  Bx  T ; B y bất kỳ.
2

Ví dụ 6.4:

z
y

K 2cm x
ds K .ds

Hình 6.4: Hình vẽ cho ví dụ 6.4

120
Bài giảng Trường Điện Từ
Một dải phẳng bề rộng 2cm mang dòng điện mặt 20A theo hướng a x , như trên hình
6.4. Tìm lực từ tác động lên một đơn vị chiều dài của dải nếu dải nằm trong từ
trường đều là B  0.1a y (T ) .

Giải:
20
Mật độ dòng mặt là: K  ax  1000ax  A / m  . Lực vi phân tác dụng lên phần tử
0.02
dòng mặt K .ds được xác định theo công thức (6.07):

   
d F  1000ax  0.1a y .dx.dy = 100.dx.dyaz  N / m 

Suy ra lực tác dụng lên một chiều dài L của dải:
0.01 L
F   100.dx.dya z = 2 L.az  N 
0.01 0

F
Và  2az  N / m 
L

Ví dụ 6.5:
Cho hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau một khoảng d và
mang các dòng điện lần lượt là I1 và I2. Tìm lực tác động lên một đơn vị chiều dài
của mỗi dây và cho biết đó là lực đẩy hay lực hút.

z z

d
l2 B2

F1 F2

B1 1 2 y

x
I1 I2

B
Hình 6.5: Hình vẽ cho ví dụ 6.5

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 6.5. Giả sử hai dòng điện cùng có chiều
của az . Không mất tính tổng quát của bài toán ta có thể bố trí dây một đi qua tâm

121
Bài giảng Trường Điện Từ
0(0,0,0) (điểm 1 trên hình vẽ) và dây hai đi qua điểm 2 (0,d,0). Từ cảm B 2 do toàn
I
bộ dây một tạo ra tại điểm 2 được cho bởi: B2  0 H 2  0 1 ax . Suy ra từ lực F2
2 d
 
tác dụng lên một đoạn chiều dài l2 của dây hai:
0 .I1  .I .I .l

F2  I 2 .l2  B2  I 2 .l2 .az   2 d
 
ax = 0 1 2 2 a y (N)
2 d
 
F2 0 .I1.I 2
Vậy:
l2

2 d
a y   (6.12)

Dây dẫn một cũng sẽ bị dây dẫn hai tác dụng một lực F1 bằng nhưng ngược
chiều với F2 . Nhận thấy rằng nếu I1 và I2 cùng chiều thì hai dây có khuynh hướng
hút nhau; còn nếu I1 và I2 ngược chiều thì chúng đẩy nhau. Trong chân không
( 0  4 .107 H/m), các lực này có cường độ:
I1. I 2
F1  F2  2.107. (6.13)
d

Ví dụ 6.6:
Một dây dẫn mang dòng điện I song song với một dải dòng điện mang mật
độ dòng mặt K0, bệ rộng d, như trên hình 6.6. Tìm lực từ tác dụng lên một đơn vị
chiều dài của dây dẫn. Kết sẽ như thế nào khi d→∞?

z
y

I K0

d F2
dI  K 0 .dx
ar
r
h

d / 2 x d /2
o x

Hình 6.6: Hình vẽ cho ví dụ 6.6

Giải:

122
Bài giảng Trường Điện Từ
Chúng ta chọn mặt phẳng dòng điện là 0xy, chiều theo hướng a y , dòng điện
dài I nằm trên trục 0z và cũng chạy theo hướng a y . Xét một sợi dây điện bề rộng dx
ở vị trí x trên hình 6.5. Dòng điện chạy trong sợi dây này có giá trị dI = K0dx và
cùng chiều với I. Theo kết quả của ví dụ 6.5 dòng điện K0dx sẽ tác động lên dây dẫn
mang dòng điện I một lực hút mà giá trị trên một đơn vị chiều dài của dây dẫn được
cho bởi công thức (6.12):
d F 0 I  K 0 dx 
 ar
l 2 r
Nếu xét thêm một sợi dây điện bề rộng dx ỏ vì trí (-x) thì hợp lực sẽ có thành
phần theo trục 0x bằng 0. Vậy hợp lực chỉ còn thành phần d Fz là hình chiếu của
d F lên truc 0z, và lực hút do hai sợi dây trên đây tác dụng lên một đơn vị chiều dài
của dây dẫn mang dòng điện I là:
 .I .K 0 .dx h  .I .K0 .h dx
2
d Fz
l
2 0
2 r r
 
. . az = 0

. 2
x  h2
.(az )

Lấy tích phân trên nửa bề rộng từ 0 đến d/2 của dải, ta được:
F 0 .I .K 0 .h  .I .K0
0.5 d
dx d
l


.(az ) 
0
x h
2 2
= 0

arctg (az )
2h

Nếu cho d→∞, ta được lực hút giữa toàn bộ mặt phẳng mang dòng mặt và dây dẫn

là: (chú ý: arctg∞= )
2
F  0 .I .K 0
 (az ) (6.14)
l 2
Chú ý rằng lực này không phụ thuộc khoảng cách h từ dây dẫn đến dòng điện mặt
và có thể tính bằng cách áp dụng công thức (5.19) và (6.05):
  .K   .I .K 0 .l
 
F  I la y   0 0 (ax )   0
 2  2
(az )

6.2. Công và năng lượng từ trường

Để cân bằng các lực từ F tác động lên các hạt mang điện tích hoặc các vật
dẫn mang dòng điện khảo sát trên đây do từ trường tạo ra ta phải tốn một lực để giữ
hệ thống ở trạng thái đứng yên. Nói cách khác, ta phải tác động một lực Fa bằng
nhưng ngược chiều với F ( Fa   F ). Nếu hệ thống chuyển động thì công do tác
nhân bên ngoài cung cấp cho nó là:
cuoi
W=  Fa .dl (6.15)
dau

123
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu W>0 thì tác nhân bên ngoài đã tốn công để di chuyển điện tích hoặc dây dẫn từ
vị trí đầu đến vị trí cuối, chống lại lực cản của từ trường. Vì tích phân trên đây phụ
thuộc đường đi nên muốn tính công W, ta phải biết toàn bộ đường tích phân nối từ
vị trí đầu đến vị trí cuối của hệ thống.
Nếu W<0 thì chính từ trường đã tốn công để di chuyển điện tích hoặc dây dẫn từ vị
trí đầu đến vị trí cuối.

Ví dụ 6.7:
Một đoạn dây dẫn có chiều dài 4m mang dòng điện 10A chạy theo hướng a y
và nằm trên trục 0y với các đầu dây ở vị trí y = ±2m (bài toán được minh họa như
hình 6.7). Dây dẫn nằm torng trường đều B = 0.05ax (T ) . Tìm công thực hiện để di
chuyển dây song song với chính nó với vận tốc không đổi đến vị trí x=z=2m.

Fa

2
2
2

y
2 I=10A 2

B
x F

(a) (b)
Hình 6.7: Hình vẽ cho ví dụ 6.7

Giải:
Lực F từ tác động lên dây trong suốt quá trình chuyển động là:

   
F  I .l  B  10 4a y  0.05ax  2az

Do đó, phải tác động một lực bên ngoài Fa   F  2az khi muốn di chuyển dây với
vận tốc đều. Vì lực này không đổi (bảo toàn) nên ta có thể di chuyển dây theo
hướng az rồi theo hướng a x . Vì F có hướng az nên không tạo ra công khi di
chuyển theo hướng a x (vuông góc với az ). Vậy:

 
2

W=  2.az .d z az  4 J
0

124
Bài giảng Trường Điện Từ

Ví dụ 6.8:
Một đoạn dây dẫn nằm dọc theo trục 0z ở trong khoảng (-2m ≤ z ≤ 2m)
mang dòng không đổi bằng 5A theo hướng az trong trường B  4.104 e 0.2 x a y (T).
Hãy tính công và công suất cần có để di chuyển dây với vận tốc đều đến vị trí
x=2m; y=0 trong khoảng thời gian 5ms.

2
I=5A
y

B
-2
I=5A
2

Hình 6.8: Hình vẽ cho ví dụ 6.8

Giải:
Từ lực tác dụng lên dây là:

 
F  I .l  B  5.(4az )  4.104 e 0.2 x a y = 8.103.e0.2 x ax

Vậy lực bên ngoài để cân bằng dây là:


Fa  8.103.e0.2 x ax
2

Suy ra: W =  F .dl =  8.103.e0.2 x ax .dx.ax  1.32.102 (J)


0

Lưu ý, công âm là vì chính từ trường đã di chuyển dây dẫn. Công suất cần để di
chuyển là:
W 1.32.102
P   2.64 (W)
t 5.103

Ví dụ 6.9:

125
Bài giảng Trường Điện Từ
Tìm công và công suất cần có để quay dây dẫn mang dòng điện I, chiều dài l
như trên hình 6.9 một vòng theo chiều dương với vận tốc N (vòng/phút) trong từ
trường B = B0 .ar (B0 là một hằng số dương). Áp dụng khi r=2.5cm, l=10m, I=5A
theo hướng az và B  3.5.103 ar (T).

Giải:
Từ lực tác động lên dây là:
F  I .l  B  I .l.a z  B0 .ar  B0 .I .la

Do đó lực ở bên ngoài để cân bằng F là:


Fa   B0 .I .la

I
o

y
F
Fa B  B0 .ar
x
Hình 6.9: Hình vẽ cho ví dụ 6.9

Công cần có khi quay dây dẫn một vòng theo chiều a là:
2
W=   B0 .I .l.a .r.d .a  2 .r.B0 .I .l
0

Trong một giây, dây dẫn quay (N/60) vòng vậy công suất (bằng công trong một
giây) là:
N -2 .r.B0 .I .l.N
P .W =
60 60
W và P mang dấu (-) chứng tỏ từ trường tạo ra công.
Áp dụng bằng số:
W = -2π*0.025*3.5*10-3*5*10 = -0.027475 (J)
P = -0.027475/60 = -4.579*10-4 (W)

126
Bài giảng Trường Điện Từ

6.3. Moment từ trường


6.3.1. Moment từ đối với một điểm

Tương tự như moment trong cơ học, để xác định moment của một lực F đối
với điểm 0, ta cần phải biết điểm đặt P của lực F và khoảng cách từ điểm 0 đến P
(cánh tay đòn). Theo định nghĩa cánh tay đòn là vector r  0 P hướng từ điêm 0 đến
điểm P. Lúc này moment của F đối với 0 là:
T  rF (6.16)

Nếu gọi α là góc nhỏ giữa cánh tay đòn r và lực F thì moment T vuông góc
với mặt phẳng chứa r , F và có độ lớn cho bởi:
T = rFsinα (6.17)

z
z

T
F
T 
r
P
o y O y

r F

P x
x
(a) (b)

Hình 6.10: Moment từ trường đối với một điểm

Để hiểu rõ ý nghĩa của T , xét trường hợp P ở trong mặt phẳng x0y và lực
F cũng nằm trong mặt phẳng đó (hình 6.10a). Khi đó nếu chọn O làm gốc của T thì
T nằm trên trục 0z, tức là trục mà cánh tay đòn r sẽ quay quanh khi bị tác động của
lực F . Tổng quát (hình 6.10b), T nằm trên một trục Δ qua O và thẳng góc với mặt
phẳng r , F . Nếu nối P với O bằng một thanh cứng có thể quay tự do quang O thì
lực tác động F sẽ có khuynh hướng quay điểm P quanh trục Δ. Nếu r và F không
đỏi thì theo (6.17) khuynh hướng quay này lớn nhất khi F thẳng góc với r .

6.3.2. Moment từ của một cuộn dây phẳng

127
Bài giảng Trường Điện Từ
Xét một cuộn dây phẳng hình chữ nhật chỉ có 1 vòng dây (N=1) nằm trong
mặt phẳng x0y sao cho tâm cuộn dây trùng với gốc O, chiều rộng d song song với
trục 0x và chiều dài l song song với hướng 0y (minh họa như hình 7.11). Cuộn dây
mang dòng điện I và được đặt trong từ cảm đều B theo hướng a x . Khi đó các cạnh
song song với B không chịu tác dụng của từ lực còn các cạnh trái và cạnh phải lần
lượt chịu tác dụng của từ lực:

Ftrai y

I az T
ay B
rp
l
rt ax x
I
B

d
Fphai

Hình 6.11: Moment từ trường của cuộn dây phẳng

Ft = I.l(- a y )×(B a x )= B.I.l az

Fp =I.l a y ×(B a x )= -B.I.l az

d
Lực Ft có điểm đặt là trung điểm cạnh trái, với cánh tay đòn rt =(- ) a x còn
2
d
lực Fp có điểm đặt là trung điểm cạnh phải, với cánh tay đòn rp =( ) a x . Vậy theo
2
(6.16) moment tổng của các từ lực trên đây đối với gốc O là:
d d
T = Tt + T p =(- a x )×(B.I.l az )+ ( a x )×(-B.I.l az )
2 2
T = ( B.I.l.d) a y = B.I.S a y (6.18)
Trong đó S là diện tích của cuộn dây.
Có thể chứng minh rằng (6.18) vẫn đúng với một cuộn dây dẹp (phẳng) có hình
dạng bất kỳ. Ngoài ra, ta nhận thấy rằng moment T có hướng của an × B . Trong đó
an = az là vector pháp tuyến đơn vị của cuộn dây, có chiều phù hợp với chiều của I
theo quy tắc đinh ốc thuận.
Tổng quát đối với một cuộn dây phẳng có N vòng mang dòng điện I thì
moment từ m của nó (minh họa như hình 6.12) được định nghĩa bởi:

128
Bài giảng Trường Điện Từ
m = NSI an (6.19)
Đó là một vector thẳng góc với diện tích S của vòng dây, có độ lớn N.I.S, và có
chiều cho bởi quy tắc đinh ốc thuận hoặc quy tắc bàn tay phải.

129
Bài giảng Trường Điện Từ

m  NIS an
m  IS an

 an 
an

T T

o
B B
o

I
1.vong day I
N .vong day

Hình 6.12: Moment từ của cuộn dây

Nếu được đặt trong từ trường đều B , cuộn dây sẽ bị tác dụng bởi moment:
T = m×B (6.20)
Và nó có khuynh hướng quay quanh trục Δ cho đến khi momen từ m của nó có
cùng hướng với từ cảm bên ngoài B . Trong trường hợp từ cảm B không đều, nếu
xét vòng dây vi phân có diện tích ds, mang dòng điên I và nếu chọn an là vector
pháp tuyến đơn vị của ds có chiều phù hợp với chiều của I thì momen từ của vòng
dây là d m = Ids an = I ds và moment của từ lực do từ trường B tác động lên vòng
dây là:
d T =d m × B (6.21)
Do đó nếu được tự do chuyển động vòng dây sẽ quay đến vị trí sao cho d m cùng
chiều với B tức là sao cho từ trường do chính vòng dây tạo ra có cùng chiều với từ
trường B đã tạo ra moment T .

6.3.3. Moment từ của dòng điện do điện tích chuyển động

Khái niệm moment từ giúp ta hiểu rỏ khuynh hướng chuyển động của các hạt
mang điện tích. Chẳng hạn xét một điện tích dương Q chuyển động trên một vòng
tròn bán kính r với vận tốc góc ω tức là với vận tốc dài U=rω như hình 6.13.
Ta xét điện tích chuyển động này tương đương với một dòng điện I chạy
trong một vòng tròn và được xác định như sau: trong 1 giây điện tích sẽ quay được
(ω/2π) vòng và điện tích tổng đi qua một điểm quan sát chính là I:

I= Q (6.22)
2
Vậy moment từ của dòng điện do điện tích Q chuyển động là

m= QS an (6.23)
2
130
Bài giảng Trường Điện Từ

S

Q

Hình 6.13: Moment của dòng điện do điện tích chuyển động

Trong đó S=πr2 là diện tích của vòng tròn.


Dưới tác động của một từ trường bên ngoài B điện tích sẽ có khuynh hướng chuyển
động trên một quỹ đạo sao cho m cùng chiều với B .

Ví dụ 6.10:
Một điện kế D’ Arsonval (minh họa như hình 6.14) có một từ truờng xuyên
tâm đều B = 0.1T và một lò xo hoàn lực với moment cản tỷ lệ thuận với góc quay 
của khung dây theo công thức Tc = 5.87*10-5θ (Nm) trong đó  tính bằng radian.
Khung dây có 35 vòng dây hình chữ nhật kích thước (2  17)mm2. Hỏi khung quay
một góc  bằng bao nhiêu khi dòng điện bằng 15 mA chạy qua khung.

Giải:

B
F
N o S

B F

Hình 6.14: Mô hình điện kế D’ Arsonval

Bài toán được minh họa trên hình 6.14, khung dây có N vòng, chiều rộng d,
chiều dài l và quay quanh một trục đi qua 0 trong từ cảm xuyên tâm đều B của một

131
Bài giảng Trường Điện Từ
nam châm NS. Tính toán tương tự theo công thức (6.20) và (6.21), moment do các
từ lực tác động lên các dây dẫn chiều dài l song song với trục quay được cho bởi:
T =N.B.I.l.d =35*0.1*15*10-3*2*10-3*17*10 -3 = 2.05*10 -5 (Nm)
Dưới tác động cuả T khung sẽ quay cho đến khi moment này bằng moment
cản của lò xo:
2.05*10-5= 5.87*10-5θ
Suy ra  =0.349 rad hay 20o.

Ví dụ 6.11:
ax  a y
Một cuộn dây như hình 6.15 được đặt trong trường B  0.05* (T)
2
Tìm moment của lực từ tác động lên cuộn dây so với truc 0z nếu nó mang dòng điện
5A theo chiều như hình vẽ:

Giải:

8cm

I  5A

4cm y

B
x
Hình 6.15: Hình vẽ cho ví dụ 6.11

Moment từ của cuộn dây cho bởi công thức (6.19):


m  IS an = 5*  0.04  *  0.08  ax = 1.6*102 ax

Trong từ trường đều B , nó bị tác dụng của moment cho bởi công thức (6.20)
ax  a y
T  m  B  (1.6*102 ax )  (0.05* ) = 5.66*104 az (Nm)
2

132
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu được quay tự do trong truc 0z, moment này sẽ quay cuộn dây một góc 45o, lúc
đó m trùng với B và moment bằng không.

Ví dụ 6.12:
Tìm moment cực đại tác dụng lên một khung dây chữ nhật có 85 vòng, kích
thước (0.2*0.3) m2 mang dòng điện 2A và được đặt trong trường B= 6.5 T.

Giải:
Moment tác động lên khung dây là:
T  m  B  NIld an  B

Có giá trị lớn nhất khi vector an vuông góc với B . Suy ra:
Tmax=85*2*0.03*0.02*6.5=66.3 (Nm)

Ví dụ 6.13:
Tìm moment cực đại tác động lên một điện tích quay trên quỹ đạo nếu điện
tích bằng 1.602*10-19C, bán kính quỹ đạo bằng 0.5*10-10m, vận tốc góc 4*1016rad/s
và B = 0.4*10-3T.

Giải:
Điện tích quay trên quỹ đạo có moment từ cho bởi công thức (6.23):
 4*1016
1.602*1019  *  *  0.5*1010  an
2
m QSan =
2 2
m = 8.01*1024 an (Am2)

Moment cực đại xảy ra khi an vuông góc với B : Suy ra:
Tmax= 8.01*10-24*0.4*10-3 = 3.2*10-27 (Nm)

Ví dụ 6.14:
Cho một proton đứng yên và một electron quay quanh nó trên một quỹ đạo
tròn có bán kính r. Tìm từ trường B do electron tạo ra tại proton.

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 6.16. Gọi Q là điện tích của proton; -Q và
mc là điện tích (âm) và khối lượng của electron. Theo định luật Coulomb chúng hút
nhau bởi một lực:

133
U
Bài giảng Trường Điện Từ
Q2
F
4. . .0.r 2

U  r
F Q

Q
I

Hình 6.16: Hình vẽ cho ví dụ 6.14

Và đây cũng chính là lực hướng tâm để giữ điện tử trên quỹ đạo tròn. Mặt
khác gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn có biên độ bằng ω2.r. Vậy theo định
luật Newton thứ 2 ta có:
Q2
 mc 2 r (6.24)
4 0 r 2

Từ đó vận tốc góc  của điện tử được xác định bởi


Q
 (6.25)
4 0 mc r 3

Mặt khác theo công thức (6.22) thì chuyển động quay của electron tương đương với
.Q
dòng điện tròn I  ngược với chiều quay. Dòng điện tròn này tạo ra tại tâm của
2
nó (tức là tại proton) từ trường H . Theo công thức (5.14) ta có:
0 .I 0Q
B  0 .H  
2r 4 r
Thay công thức (6.25) vào ta được:
( 0 / 4 )Q 2
B
r 2 4 0 me r

134
Bài giảng Trường Điện Từ

6.4. Điện cảm


6.4.1. Điện cảm móc vòng qua cuộn dây


I

Hình 9.1
Hình 6.17: Từ thông xuyên qua cuộn dây

Xét một cuộn dây có N vòng và mang dòng điện I như hình 6.17. Gọi Φ là từ
thông do I tạo ra và xuyên qua cuộn dây. Từ thông móc vòng được định nghĩa bởi.
  N (6.26)
Độ tự cảm của cuộn dây (gọi tắt là điện cảm) được định nghĩa là:
 N
L  (6.27)
I I
Công thức (6.27) dược dùng khi I là dòng điện một chiều hoặc xoay chiều có tần số
thấp. Tổng quát, độ tự cảm L của một hệ thống vật dẫn điện là tỷ số giữa từ thông
móc vòng và dòng điện tao ra từ thông đó.
Ta đã biết công thức của năng lượng tích trữ trong điện trường (đã trình bày ở
chương 2) là:
1  
2 
WE = D. E d (6.28)

Năng lượng tích trữ trong từ trường cũng được cho bởi công thức hoàn toàn tương
tự:
1  
2 
WH  B. H d (6.29)

Mặt khác, năng lượng trong cuộn dây (đã được xem xét trong lý thuyết mạch điện)
được xác định bởi:
1 2
WH  LI (6.30)
2
Từ đó ta suy ra một biểu thức khác của độ tự cảm L là:
1  
I 2 
L B. Hd (6.31)

135
Bài giảng Trường Điện Từ
6.4.2. Định luật Faraday

t

Hình 9.2
Hình 6.18: Từ thông biến thiên qua vòng dây

Xét một mặt hở S bao bở một đường kín C như hình 6.18. Nếu từ thông Φ
xuyên qua S thay đổi theo thời gian t (Φ=Φ(t)) thì dọc theo C sẽ xuất hiện sức điện
áp cảm ứng e(t) cho bởi định luật Faraday như sau:
d
e (6.32)
dt
Định luật Faraday vẫn đúng trong trường hợp từ thông Φ xuyên qua cuộn dây do
chính dòng điện i chạy qua cuộn dây đó tạo ra. Trong trường hợp này, nếu môi
trường từ tuyến tính thì: λ = NΦ = Li với L không đổi và:
d di
e  L (6.33)
dt dt
Điện áp e được gọi là điện áp cảm ứng trong phần tử.

6.4.3. Điện cảm trong

l
d

dt
a

x
Hình 9.3a

Hình 6.19: Mô hình tính điện cảm trong

136
Bài giảng Trường Điện Từ
Cho dây dẫn thẳng dài vô tận, trục 0z, bán kính a như hình 6.19 và mang

dòng điện tổng I chạy theo hướng az . Từ trường H do I tạo ra tại một điểm ( r ,  , z)
bên trong dây dẫn được cho bởi (đã trình bày ở chương 5):
 Ir 
H a (r<a)
2 a 2
  o Ir 
Suy ra: B  o H  a (r<a)
2 a 2
Từ thông vi phân xuyên qua dải có chiều cao l và bề rộng dr là:
o Ir
d   BdS  ldr
2 a 2
Từ thông này chỉ móc vòng với phần dòng điện chạy trong hình trụ bán kính r. Vậy
từ thông móc vòng vi phân là:
 r2 o I 3
d  d   r dr
 a2 2 a 4
Và từ thông tổng móc vòng với một đoạn dây chiều dài l là:
o I a 3 o I
2 a 4 0
 r dr  (6.34)
8
Do đó độ tự cảm trong của một đơn vị chiều dài của dây là:
L /I 0 1 7
   .10 ( H / m ) (6.35)
8 2
Kết quả này không phụ thuộc vào bán kính của dây. Độ tự cảm tổng của dây dẫn là
tổng của độ tự cảm ngoài và độ tự cảm trong.

Ví dụ 6.15:
Tìm điện cảm trên đơn vị chiều dài của một cáp đồng trục, trên hình 6.20. Áp
dụng với a=1mm, b=3mm và  r  1 .

Giải:
Cáp đồng trục gồm hai dây dẫn thẳng dài vô tận, dây trong hình trụ bán kính

a, trục 0z, mang dòng I theo hướng a z . Dây dẫn ngoài hình trụ rỗng bán kính b,
mang dòng I theo hướng - az . Trong khoảng giữa hai dây ( a  r  b ), ta có:
 I   o I 
H a , B a
2 r 2 r
Suy ra từ thông móc vòng với một đoạn dây chiều dài

137
Bài giảng Trường Điện Từ
b
o I I b
   drdz  o ln
o a
2 r 2 a
z

a
b

Hình
Hình 6.20: Hình vẽ B.9.1
cho ví dụ 6.15

Và điện cảm trên đơn vị chiều dài là:


L /I o b
  ln
l 2 a
L 4 *107
Áp dụng bằng số: = ln 3  0.22 H / m
2

Ví dụ 6.16:
Xét vòng tròn tâm A(r,0,0), bán kính a (a<r) trong mặt phẳng x0z (hình
6.21a). Quay quanh trục 0z, ta được một hình xuyến (hình 6.21b) có bán kính trong
r1 , bán kính ngoài r2 , bán kính trung bình r. Và tiết diện thẳng là hình tròn bán kính
a. Quấn đều trên hình xuyến N vòng dây mang dòng điện I, ta được một từ trường
H có biên độ H gần như không đổi trong hình xuyến. Tìm độ tự cảm L của cuộn
dây. Áp dụng: tìm L của hình xuyến lõi không khí mang 2500 vòng dây, bán kính
a=4mm và bán kính trung bình r=20mm.

Giải:
Từ trường H tiếp xúc với đường trung bình (L) và có cường độ H không đổi
dọc theo (L). Dùng định lý Ampere ta có:

 H .d
L
 H  H (2 r )  NI

NI
Suy ra từ trường: H
2 r
o NI
Mật độ từ thông: B  o H 
2 r
138
Bài giảng Trường Điện Từ
o NSI
Từ thông:   BS 
2 r

z H
Ñöôøng
trung bình (L)

a r1
0 A x 
r
F=N.I
 r2
r1

r2

r3

b)
a)
Hình B.9.2

Hình 6.21: Hình vẽ cho ví dụ 6.16

o N 2 SI
Từ thông móc vòng:   N 
2 r
o N 2 S
Độ tự cảm: L  (6.36)
I 2 r
(4 .107 )(2500) 2  (0.004) 2
Áp dụng: L  3.14mH
2 (0.02)
Lưu ý rằng công thức (6.36) là điện cảm gần đúng của một cuộn dây quấn trên lõi
hình xuyến tiết diện S có hình dạng bất kỳ, với điều kiện là lấy r là bán kính trung
bình của các điểm của tiết diện S. Trong tính toán trên đây, ta giả sử B không đổi
trên khắp một tiết diện thẳng bất kỳ của hình xuyến.

Ví dụ 6.17:
Xét hình xuyến có bán kính trong r1, bán kính ngoài r2 và tiết diện thẳng S là
một hình chữ nhật chiều cao a. Quấn đều N vòng dây trên hình xuyến (lõi không
khí). Tìm độ tự cảm chính xác và gần đúng của cuộn dây này. Áp dụng khi N=700
vòng, r1=1cm, r2=2cm, a=1.5cm.

Giải:
Bài toán được minh họa như hình 6.22. Cho dòng I chạy như trên hình. Giả
sử từ trường H tại một điểm P(r,  ,z) có hướng của ar và có độ lớn chỉ phụ thuộc
vào r. Dùng định lý Ampere, ta suy ra:

139
Bài giảng Trường Điện Từ

NI o NI
H ; B (r1<r<r2)
2 r 2 r
Suy ra từ thông  xuyên qua tiết diện S:
a r2
o NI  NIa r2
   drdz  o ln
o r1
2 r 2 r1

r1
a

r2

I
N Voøng

Hình 6.22: Hình vẽ minh họa cho ví dụ 6.17

Nếu dùng công thức gần đúng (6.36), ta được:


o N 2 S o N 2 (r2  r1 )a
L 
r r  (r1  r2 ) (6.37)
2 ( 1 2 )
2
Áp dụng bằng số:
(4 .107 )(700)2 (0.015)
L ln 2  1.02mH (chính xác)
2*3.14
(4 .107 )(700) 2 (0.01)(0.015)
L  0.98mH (gần đúng)
2*3.14*0.015
Nhận thấy rằng nếu bán kính r lớn hơn nhiều so với kích thước của lõi, thì hai công
thức (6.36) và (6.37) sẽ cho cùng kết quả. Ví dụ, nếu r1= 80cm, r2=82cm, a=1.5cm,
N=700 vòng, thì hai công thức cho cùng kết quả là 36.3 μH.

Ví dụ 6.18:
Dùng phương pháp năng lượng tích trữ (công thức (6.29), (6.30)) để suy ra
công thức độ tự cảm trong (công thức (6.35)) của một dây dẫn hình trụ bán kính a.

Giải:
140
Bài giảng Trường Điện Từ
Tại điểm P(r,  , z ) với r  a , ta có:
Ir o Ir
H a ; B a
2 a 2 2 a 2
o I 2 2
Suy ra: B.H  2 4 r
4 a
Độ tự cảm trong ứng với năng lượng tích trữ trong một đoạn chiều dài của dây
dẫn là:
2 a
1  o
L  2  B.Hd  2o 4    r rdrd dz  8
2

I  4 a 0 0 0

Và do đó độ tự cảm trong trên đơn vị chiều dài của dây dẫn là L /  o / 8 . Đây
chính là điều cần chứng minh.

6.4.4. Hỗ cảm

i1 i2
12

v1 N1 N2 v2

Hình 9.4
Hình 6.23: Mô hình tính hỗ cảm

Xét cuộn dây 1 có N1 vòng và cuộn dây 2 có N2 vòng (hình 6.23) khi dòng
điện i1 chạy qua cuộn 1, nó sẽ tạo ra từ thông  12 xuyên qua N2 vòng dây của cuộn
2. Vậy từ thông móc vòng với cuộn 2 do dòng i1 chạy qua cuộn 1 tạo ra là:
 12 = N2  12 = M12i1 (6.38)
N 212
Trong đó: M 12  được gọi là độ tự cảm giữa cuộn 1 và cuộn 2 (hỗ cảm giữa
i1
hai cuộn dây). Điện áp cảm ứng sinh ra trong cuộn 2 được gọi là điện áp hỗ cảm.
chọn chiều của dòng và áp thích hợp, ta có:
d 12 d di
2   N 2 12  M12 1 (6.39)
dt dt dt
Tương tự, nếu cho dòng i2 chạy qua cuộn 2 thì điện áp hỗ cảm sinh ra trong cuộn 1
là:
di2
1  M 21 (6.40)
dt

141
Bài giảng Trường Điện Từ
Lưu ý rằng M12=M21=M và các điện áp trên chí là điện áp do thành phần hỗ cảm
sinh ra trên cuộn dây lân cận.

6.5. Bài Tập

Bài tâ ̣p 6.1: Một đoạn dây điện thẳng dài 2m nằm trên trục 0y, có trung điểm trùng
với gốc 0, và mang dòng 5A theo chiều a y . Xác định trường đều B nếu từ lực
tác động lên dây là 1.5(ax  az ) / 2 (N).
Bài tâ ̣p 6.2: Một đoạn dây dài 30cm nằm trên trục x và mang dòng 5A theo chiều
- a x . Nếu dây được đặt trong trường B  3.5*102 a y (T ) . Hãy tìm lực bên ngoài
cần có để giữ dây đứng yên.
Bài tâ ̣p 6.3: Một dòng điện mặt với K  30.a y (A/m) cha ̣y trong mặt phẳng z = 5m
và một dây dẫn nằm trên trục 0y mang dòng 5A theo chiều a y . Tính lực trên
đơn vị chiều dài của dây.
Bài tâ ̣p 6.4: Một dòng điện thẳng I xuyên thẳ ng góc qua một dòng điện mặt K , như
trên hình 6.35. Tìm lực trên mô ̣t đơn vị chiều dài dây ở trên và dưới mặt
phẳng.

Hin
̀ h 6.35: Hin
̀ h ve ̃ cho bài tâ ̣p 6.4
Bài tâ ̣p 6.5: Tìm lực tác động lên một đoạn dây dài 2m nằm tên trục 0z và mang
dòng 5A theo chiều a z khi nó được đặt trong trường B  2ax  6a y (T )
Bài tâ ̣p 6.6: Hai dòng điện mặt vô tận song song có mật độ dòng ρ0 bằng nhau
nhưng chạy ngược chiều nhau. Tìm lực trên một đơn vị diện tích của mặt
phẳng và cho biết đó là lực hút hay lực đẩy.
Bài tâ ̣p 6.7: Dòng điện tròn trên hình 6.36 nằm trong mặt phẳng song song với một
dòng điện mặt K  K 0 a y , nằm trong mặt phẳng z = 0. Tìm biể u thức của lực vi
phân tác động lên một chiều dài vi phân của dòng điện tròn. Suy ra rằng lực
tổng bằng 0.

142
Bài giảng Trường Điện Từ
z

y
h a
I

o x

Hin
̀ h 6.36: Hin
̀ h ve ̃ cho bài tâ ̣p 6.7

Bài tâ ̣p 6.8: Hai dây dẫn chiều dài l thẳng góc với B và mang các dòng điện I
ngược chiều nhau như trên hình 6.37, khoảng cách d giữa chúng không đổi.
Tìm moment của từ lực đối với một trục bất kỳ song song với hai dây.
z


B
I  I
B

y
x
Hin
̀ h 6.37: Hin
̀ h ve ̃ cho bài tâ ̣p 6.8

Bài tâ ̣p 6.9: Một dòng điện tròn bán kính r, tâm 0, nằm trong mặt phẳng z = 0 và
mang dòng điện I theo chiều a . Tìm moment của từ lực tác động lên dòng
điện nếu nó được đặt trong trường đều B  B0 (ax  az ) ( T )
Bài tâ ̣p 6.10: Một dòng điện tròn bán kính r = 0.35 m nằm trong mặt phẳng x = 0
và có tâm trên trục 0x. Dòng điện I = 5A có chiều sao cho tại điểm (0,0,0.35)m
nó chạy theo hướng - a y . Tìm moment của lực từ tác dụng lên dòng điện trong
từ trường đều B  88.4(ax  az ) ( T )
Bài tâ ̣p 6.11: Một dòng điện I = 2.5A chạy dọc theo chu vi một hình vuông tâm 0,
nằm trong mặt phẳng z =0 và có cạnh bằng 0.6m song song với trục x và trục0
y, sao cho tại điểm (0.3,0,0) dòng điện có chiều a y . Tìm lực và mô men tác
động lên dòng điện nếu B  15a y ( T ) . Hỏi moment có khác đi hay không nếu
hình vuông quay một góc 450 quanh 0 trong mặt phẳng z = 0.

143
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tâ ̣p 6.12: Một hình trụ 0z mang 550 dây dẫn đặt dọc theo các đường sinh. Mỗi
dây mang dòng điện không đổi bằng 7.5A có chiều az trong miền
( 0     )và chiều (- a z ) trong miền     2 (hình 6.38). Hình trụ được đặt
trong trường B  38sin  ar ( T ) .Tính công suất cơ cần có để quay hình trụ với
vận tốc 1600 v/ph theo chiều - a .

Hin
̀ h 6.38: Hin
̀ h ve ̃ cho bài tâ ̣p 6.12

Bài tâ ̣p 6.13: Trên hình 6.38 giả sử B  B0 sin 2 ar ( T ) và dòng điện đổi chiều
trong mỗi góc phần tư khi B đổi chiều. Viết biểu thức của công suất cần có để
quay hình trụ với vận tốc N v/ph, nếu hình trụ có bán kính đáy r, chiề u cao l
và mang n dây dẫn.
Bài tâ ̣p 6.14: Một dây dẫn chiều dài l nẵm dọc theo trục 0x và mang dòng điện I
theo chiều a x như trên hình 6.39. Tìm công thực hiện khi quay dây với vận tốc
không đổi từ vị trí   0 đến vị trí    / 2 trong trường đều B  B0 az .
z

  /2
I B

0

Hin
̀ h 6.39: Hin
̀ h ve ̃ cho bài tâ ̣p 6.14

144
Bài giảng Trường Điện Từ
Bài tâ ̣p 6.15: Một dây dẫn chiều dài 0.25m nằm dọc theo trục 0y và mang dòng
điện 25A theo hướng a y .Tìm công suất cần có để dây đến vị trí x = 5m với vận
tốc đều trong thời gian 3 giây trong trường đều B  0.06 az (T )
Bài tâ ̣p 6.16: Tìm điện cảm trên đơn vị chiều dài của một cáp đồng trục có bán kính
trong a  2mm , bán kính ngoài b  9mm, r  1 .
Bài tâ ̣p 6.17: Tìm điện cảm L của một xôlênôit lõi không khí có 2500 vòng dây
phân bố đều, chiều dài 1.5m bán kính 2cm.
Bài tâ ̣p 6.18: Cuộn dây 1 với N1 = 500 vòng, bán kính r1  1.25cm , chièu dài 1  1m
và lõi có  r  50 được đặt đồng trục với cuộn dây 2 có N2 = 500 vòng, r2 =
2cm và 2  10cm . khoảng không gian giữa hai cuộn dây có  r  1 . Tìm hệ số
hỗ cảm giữa hai cuộn.

145
Bài giảng Trường Điện Từ

7
TRƯỜNG ĐIỆN TỪ BIẾN
THIÊN

7.1. Dòng điện dịch chuyển

Trong trường tĩnh ta đã biết mối liên hệ giữa cường độ từ trường và mật độ
dòng dẫn là:
 H  J c (7.01)
Ở đây ta thêm chữ c để nhấn mạnh rằng mật độ dòng J c là mật độ dòng dẫn tức là
do các điện tích chuyển động (electron, photon hay ion) tạo ra dòng điện. Nếu từ
trường và điện tích thay đổi theo thời gian, ta có:

 
  Jc      H = 0


Nghĩa là phương trình liên tục   J c   không còn đúng nữa. Vì thế Jamer
t
Clerk Maxwell định nghĩa dòng điện dịch chuyển (gọi tắt là dòng dịch) là:
D
Jd  (7.02)
t
Và đưa ra tiên đề:
  H  Jc  Jd (7.03)
Lúc đó phương trình liên tục sẽ được thỏa:
D  
  J c    J d   
t

t
 
 D  
t
Dòng điện dịch Id xuyên qua mặt kín S được tính bằng cách tích phân thành phần
pháp tuyến của J d khắp S, tương tự như dòng điện dẫn Ic được tính theo J c (đã
biết).

146
Bài giảng Trường Điện Từ

D d
I d   J d  ds    ds   D  ds (7.04)
s S
t dt s

Cần nói thêm rằng trong thực tiễn có một vài vật liệu không phải là vật dẫn điện tốt
mà cũng không là điện môi hoàn hảo. Vì thế có cả dòng điện dẫn và dòng điện dịch
cùng xuất hiện trong chúng.


E 

Hình 7.1: Mô hình vật liệu tổng hợp

Hình 7.1 là mô hình của một vật dẫn điện kém hoặc một điện môi có tổn hao. Giả
sử E biến thiên hình sin theo t. Khi đó hai mật độ dòng có dạng:
Jc = σE = σEosinωt
E
Jd = σ = σωEocosωt
t
Vậy mật độ dòng tổng là (viết dưới dạng phức):
    
J T  J c  J d   E  j E (7.05 )
Jc 
Và: = (7.06)
Jd 
Từ (7.06) nhận thấy rằng nếu tấn số ω càng tăng thì dòng dịch càng quan trọng hơn.

Ví dụ 7.1:
Một dây dẫn tiết diện tròn bán kính 1.5mm mang dòng điện
ic  5.5sin(4.1010 t )(  A) . Tìm biên độ của mật độ dòng dịch nếu   35 MS m và
r  1 .

Giải:
J cm  3.5*107
   9.9*107
J dm  10 9
4*1010 *
36

I cm 5.5*106
 (1.5*103 ) 2 A
 a 
2
Suy ra J dm  7086*103 2
 9.9*10 7
m


Ví dụ 7.2:

147
Bài giảng Trường Điện Từ
Một vật liệu có   5 (s/m) và εr=1 đặt trong điện trường E  250sin1010 t
(V/m)
a. Tìm mật độ dòng dẫn và mật độ dòng dịch
b. Tìm tần số để chúng bằng nhau

Giải:
a. Giả sử chiều của E không thay đổi theo thời gian, ta có
J c   E  125sin1010 t (A/m2)
D 
Jd   ( o r 250sin1010 t )  22.1cos1010t ( A 2 )
t t m
5 rad
b. Muốn Jc=Jd thì    . Suy ra   12
 5.56*1011
8.854*10 s

hay f  =0.885*1011(Hz).
2

7.2. Định luật Lenz trong trường biến thiên

Bây giờ, ta sẽ nói rõ dấu trừ liên quan đến cực tính của sức điện động cảm
ứng e cho bởi định luật Faraday trong chương 6. Xét một diện tích phẳng S bao bởi

một đường kín C và giả sử từ thông thay đổi theo thời gian xuyên qua S là B(t ) như
hình 7.2.

B (t) Sợi dây điện


ds v ab

ic +
ic Vab a
b
-
dl dl ic
E ư
(a) ( b) ( c)

Hình 7.2: Định luật Lenz trong các trường hợp -

Ta chon chiều dương quanh C và chiều của vector pháp dS phù hợp với nhau theo
d 
quy tắc vặn nút chai, khi đó hệ thức e  được viết như sau:
dt

148
Bài giảng Trường Điện Từ
  d  
 E.d
c

dt s
B. ds (7.07)

Giả sử từ cảm B tăng theo t, khi đó (t ) cũng tăng và vế phải của công thức (7.07)
 
âm. Muốn vế trái âm thì E phải ngược chiều với dl (hình 7.2b). Một dây điện

chiếm chỗ của C sẽ mang dòng điện ic có cùng chiều với E , từ hình (7.2c) cho thấy
rằng dòng ic này sinh ra từ thông Φư chống lại sự tăng của Φ. Đây chính là nội dung
của định luật Lenz và được phát biểu như sau: Điện áp cảm ứng sinh ra bởi một từ
thông thay đổi theo thời gian có cực tính sao cho dòng do nó tạo ra trong một
đường kín sẽ sinh ra một từ thông chống lại sự thay đổi của từ thông sinh ra nó.
Nếu mở vòng dây điện tại a, b và nối vào một mạch ngoài thì các đầu a, b sẽ có cực
tính như trên hình 7.2c.
Trong tường hợp dây dẫn chuyển động với vận tốc U trong một từ trường
không đổi theo thời gian (hình 7.3a), cực tính của điện áp cảm ứng trong dây (xem
như một nguồn áp) được xác định theo quy tắc: nếu nối dây với một đường dẫn điện
kín thì i do điện áp cảm ứng tạo ra sẽ có chiều sao cho lực từ tác động lên dây
chống lại chuyển động của dây (tức là ngược chiều với vận tốc U ).

B
b
F
_ b - b -
i i
+-
a a
+ r
i + U r +
i i
(c)
( a) (b)
Hình 7.3: Sức điện động cảm ứng tạo ra trong từ trường

Như vậy, điện áp V=Vab trên hình 7.3a sẽ có cực dương tại a để khi ta nối
dây ab với một mạch ngoài (hình7.3b) thì dòng i sẽ chạy qua dây theo chiều trong
dây từ b đến a. Nếu xem dây là một nguồn áp thì nó sẽ có cực tính như trên hình
7.3c.
Chiều của dòng cảm ứng i chạy qua dây dẫn ba trên hình 7.3a cũng còn được
xác định theo quy tắc: các đường sức của từ trường do nó tạo ra có vẻ như sẽ đẩy
các đường sức của từ trường cản B theo hướng di chuyển của nó.
Trong trường hợp nếu điện tích Q chuyển động với vận tốc U trong từ cảm
B thì lực từ F cho bởi: (minh họa như hình 7.4a)
F =Q( U  B )=Q. E

149
Bài giảng Trường Điện Từ
Ta định nghĩa cường độ trường điện do điện tích chuyển động bởi công thức:
F
Em  U B (7.08)
Q

Khi một dây dẫn mang nhiều điện tích tự do chuyển động trong trường B , điện
trường E sẽ tạo ra một hiệu điện thế giữa 2 đầu a và b của dây dẫn như hình 7.4b.
Độ lớn của hiệu đện thế này tuỳ thuộc hướng của E đối với dây. Điện thế của a đối
với b là:
a a
vab   E  dl   (U  B ).dl (7.09)
b b

Chú ý rằng dấu của hiệu điện thế trong trường hợp này khác với biểu thức ở chương
3 (điều này là do việc chọn gốc điện thế). Nếu vận tốc U thẳng góc với B đồng
thời dây dẫn thẳng góc với cả hai thì một dây dẫn chiều dài l sẽ có điện áp:
v  BlU (7.10)

B
B
B
b Em c
B
dl
Q +
U
U + v ab -
Em U
F Em a
a b
(a) (b) (c)
Hình 7.4: Dây dẫn chuyển động trong từ trường không phụ thuộc
vào thời gian

Nếu c là đường kín, thì tích phân đường phải được lấy dọc theo toàn bộ đường kín
(hình 7.4c):
a
vab   (U  B)dl   (U  B)dl (7.11)
b c

Tất nhiên, nếu chỉ có một phần của đường kín C chuyển động thì ta chỉ lấy tích
phân dọc theo phần đó, vì E m =0 ở phần còn lại.
Trong trường hợp dây dẫn chuyển động trong trường phụ thuộc thời gian.
Giả sử vòng dây c trên hình 7.4c chuyển động (kể cả biến dạng) đồng thời trường B
phụ thuộc thời gian (và không gian) thì điện áp cảm ứng tổng được sinh ra do hai
nguyên nhân làm thay đổi từ thông thì định luật Faraday trở thành:
d B
v 
dt s
Bds   
s t
ds   (U  B)dl
c
(7.12)

150
Bài giảng Trường Điện Từ
Số hạng thứ nhất ở vế phải là điện áp cảm ứng do B thay đổi (c được giữ cố định),
còn số hạng thứ hai là điện áp cảm ứng do c chuyển động ( B giữ không đổi). Cực
tính của mỗi số hạng được xác định bằng cách dùng định luật Lenz; sau đó cộng lại
(chú ý cực tính của từng số hạng). Tất nhiên nếu tính được từ thông tổng Φ(t) xuyên
qua S vào lúc t ta có thể dùng ngay công thức:
d
v (7.13)
dt
Ví dụ 7.3:
Cho một đoạn dây dẫn có chiều dài 0.4m dao động trong trường đều
B  0.02a y (T ) với vận tốc U  5sin103 taz (m/s) như hình 7.5. Tìm điện áp cảm ứng
trong dây dẫn và xác định rõ cực tính của nó.

U b
E y
a B
x

Hình 7.5: Hình vẽ cho ví dụ 7.3

Giải:
a a 0.4
Ta có:  ab   Em dl   (U  B )dl    0.1sin103 tax dxax  0.04sin103 t
b b 0

Ví dụ 7.4:
Cho vòng dây dẫn L nằm trong mặt phẳng z=0, bao quanh một diện tích
ay az
S=0.65m2 đặt trong trường B  0.05cos103t (  ) (T).
2 2
a) Tìm điện áp cảm ứng trong dây và xác định rõ cực tính của nó.
b) Nếu hai đầu cuộn dây được gắng một điện trở R=2Ω; xác định dòng điện
chạy trong vòng dây.

Giải:
a) Gọi Φ là từ thông xuyên qua S theo hướng az . Ta có:

151
Bài giảng Trường Điện Từ
ay az
   B.ds   0.05cos103t (  ).dx.dy.az
S S 2 2
0.05
 (0.65)cos103t (Wb)
2

B
B
y

ds

s L
x + - i

Hình 7.6: Hình vẽ cho ví dụ 7.4

d  (0.05)(0.65)(103 )
Ta có: v  sin103 t  23sin103 t (V )
dt 2
cực tính của v được xác định bằng định luật Lenz: vào lúc t = 0 thì  lớn nhất và
giảm xuống. Vậy dòng cảm ứng i phải có chiều như hình vẽ để tăng  lên.
v
b) Ta có: i  11.5sin103t ( A)
R

Hình 7.7: Hình vẽ cho ví dụ 7.5

Ví dụ 7.5:

152
Bài giảng Trường Điện Từ
Xét một khung dây chữ nhật chạy về gốc 0 với vận tốc U  -250a y m s
trong từ trường: B  0.8e-0.5y az (T ) . Tìm giá trị tức thời của dòng điện i chạy trong
khung lúc nó đang ở vị trí như hình vẽ 7.7 (cạnh trái ở y1=0.5m và cạnh phải ở
y2=0.6m) nếu R=2.5Ω và mỗi cạnh dài 1m.

Giải:
  
Ta có: Em  U  B  250 a y  (0.8e 0.5 y az )

 200e0.5 y (a x )(V m)


a
vad   Em .dl  Em ( y1 )l  200e -0.5(0.5) (1)  155.8V
d

b
vbc   Em .dl  Em ( y2 )l  200e -0.5(0.6) (1)  148.2V
c

dọc theo ab và cd, Em .dl  0 nên chúng không góp phần vào điện áp cảm ứng, ta có:
155.8  148.2
i  3.04( A)
2.5

Ví dụ 7.6:
Một dây dẫn dài 1cm nằm song song và cách truc 0z một khoảng 25cm và
quay tròn quanh trục này với vận tốc 1200v/phút (hình 7.8). Tìm điện áp cảm ứng
nếu trong không gian tồn tại một từ trường xuyên tâm là B  0.5ar (T ).

Hình 7.8: Hình vẽ cho ví dụ 7.6

Giải:
Ta có: U  U a

Em  U  B  U a  Ba r   BU a z

153
Bài giảng Trường Điện Từ
a l
vab   Em .dl    BU az .dzaz   BUl
b 0

2 *1200 m
Suy ra: U  r  r * 260 n  0.25*  31.4
60 s
Thay số: vab  0.5(31.4)(0.01)  0.157V
Nhận thấy rằng đầu b (phía dưới) của dây có điện thế cao hơn đầu a (phía trên)

Ví dụ 7.8:
Xét một đĩa dẫn điện hình tròn tâm 0 bán kính r nằm trong mặt phăng z=0.
Đĩa quay với vận tốc ω (rad/s) theo chiều a trong từ trường B  Baz (. Tìm số chỉ
của volt kế (thiết bị này gọi là máy phát đồng cực Faraday).

vab
- +
v
B

b
w a

Hình 7.9: Hình vẽ cho ví dụ 7.8

Giải:
Xét một điểm P(r ,  , z ) nằm trên bán kính của dây ba, vận tốc tại điểm này
là:
U   ra

Ta có: Em  U  B   ra  Ba z   rBar

 Br0 2
a r r0

vab   E m dl    rBar .drar    Brdr 


b 0 0
2

Vab>0 chứng tỏ điểm a có điện thế cao hơn ở tâm của đĩa.

7.4. Tổng kết các phương trình Maxwell


7.4.1. Hệ phương trình Maxwell dạng điểm

154
Bài giảng Trường Điện Từ
Bây giờ ta sẽ gom các phương trình Maxwell đã được lần lượt tìm thấy trong
các chương trước lại thành một tập hợp 4 phương trình Maxwell, nền tảng của tất cả
lý thuyết về trường điện từ.
Đối với trường biến thiên, ta có phương trình sau.
B
 E   (7.18)
t
D
  H  Jc  (7.19)
t
.D   (7.20)
.B  0 (7.21)
Đây là các phương trình Maxwell dạng điểm trong trường hợp tổng quát.

 
Trong chân không, không có điện tích (   0 ) và dòng dẫn J c  0 , ta được các
phương trình sau:
B
 E   (7.22)
t
D
 H  (7.23)
t
.D  0 (7.24)
.B  0 (7.25)
Các phương trình (7.22) và (7.23) cho thấy các trường E và H biến thiên theo thời
gian không thể tồn tại một mình .Thật vậy, nếu E thay đổi theo t thì D   o E cũng
thế và (7.23) cho thấy   H  0 , do dó phải tồn tại H  0 . Tương tự, nếu H thay
đổi theo t thì phải tồn tại E  0 .
Phương trình (7.20) cho thấy rằng phân bố điện tích là nguồn (hoặc giống) của
đường điện thông. Tuy nhiên, không phải tất cả đường điện thông đều bắt đầu hoặc
kết thúc ở điện tích ,vì công thức (7.18) cho thấy nếu có H thì E (và D ) sẽ có lưu
số khác 0, tức là các đường điện thông có thể là các vòng kín.
Phương trình (7.25) cho thấy rằng từ thông luôn luôn bảo toàn: chúng đi
thành các đường kín và không bao giờ thoát ra từ một nguồn điểm:không tồn tại “từ
tích”.
Các phương trình Maxwell là nền tảng của mọi lý thuyết về điện tử kèm theo
là các phương trình phụ sau:
D E
B  H

Jc   E (dòng dẫn)

J  U (dòng đối lưu)

155
Bài giảng Trường Điện Từ


f   E U  B  (lực lorentz trên đơn vị thể tích)

7.4.2. Tổng kết các phương trình Maxwell dạng tích phân

Lấy tích phân các phương trình Maxwell trong trường biến thiên ta được các
phương trình Maxwell dạng tích phân trong trường hợp tổng quát
B
 Edl   t
c s
.ds (Định luật paraday, s cố định ) (7.26)

D
 H .dl   ( J
c s
c 
t
).ds (Định luật Ampere) (7.27)

 Dds    dv
s v
( Định luật Gauss) (7.28)

 B.ds  0
s
(7.29)

Trong chân không, không có điên tích (   0 ) và dòng dẫn ( J c  0 ), ta được các
phương trình sau:
B
 Edl   t
c s
.ds (Định luật paraday, s cố định ) (7.30)

D
 H .dl  
c s
t
.ds (Định luật ampere) (7.31)

 Dds  0
s
( Định luật Gauss) (7.32)

 B.ds  0
s
(7.33)

MỘT SỐ VÍ DỤ

Ví dụ 7.9:
Cho E  Em sin(t   z )a y trong chân không. Hãy tìm: D , B ; H , và vẽ
E và H lúc t=0.

Giải :
D   0 E   0 Em sin(t   z )a y

156
Bài giảng Trường Điện Từ
B
Dùng phương trình Maxwell   E   ta có
t
 ax ay az 
 
B     
    Em cos(t   z )ax
t  x y z 
 
 0 Em sin(t   z ) 0 

 Em
Suy ra: B sin(t   z )ax

Trong đó ta đã bỏ qua ‘hằng số tích phân’ vì là trường tĩnh. Vậy:
 Em
H  sin(t   z ) ax
0

Chú ý rằng E và H luôn vuông góc. Vào lúc t=0, ta có:


E ( z , 0)   Em sin  za y
 Em
H ( z , 0)  sin  zax
0

Hình 7.10 cho thấy sự thay đổi của E và H dọc theo trục z
x

y 0 EE

E
z
H
Hình 7.10

Ví dụ 7.10.
Chứng tỏ rằng các trường E và H trong ví dụ 7.9 tạo thành một sóng truyền
theo hướng z>0 . Kiểm tra rằng vận tốc truyền sóng và tỷ số E/H chỉ phụ thuộc vào
các hằng số ε0 và μ0 của chân không .
Giải
E và H có biên độ thay đổi theo hàm sin(t   z )

157
Bài giảng Trường Điện Từ
Tại điểm z=0 vào lúc t = t0 ta có:
E (0, t0 )  Em sin t0 a y

Giá trị của E ( z, t ) tại điểm z vào lúc t hoàn toàn giống E (0, t0 ) nếu z và t thoả:

t   z  t0 hay z   (t  t0 )

Đó chính là phương trình của một mặt phẳng song song với mặt phẳng xy và

chuyển động theo hướng a y với vận tốc: c 

với giả thiết β>0, ω>0.

Vậy các sóng trên hình 7.17 đã truyền theo hướng az với vận tốc c

Từ phương trình   H   D ta có
t

 
 
 ax ay az 
     
    0 sin(t   z )  a y
 x y z  t
  Em 
 sin(t   z ) 0 0 
 0 
 2 Em
Hay cos( t- z)a y   0 Emcos( t- z)a y
0
2 2 1
Suy ra   0 hay 
0  2
 0 0
1 1
Vậy c    3*108 (m / s)
 0 0 (10 / 3 )(4 *10 )
9 7

E 0 0
  120 ()
H  0

BÀI TẬP

Bài 7.1
Biết rằng mật độ dòng dẫn trong một điện môi có tổn hao là
A s
J c  0.002sin109 t ( 2
) , tìm mật độ dòng dịch nếu   103 và  r  6.5
m m
Bài 7.2

158
Bài giảng Trường Điện Từ
Một dây dẫn tiết diện tròn bán kính 1.5mm mang dòng điện ic  5.5sin(4 109 t )(  A)
MS
.tìm biên độ dòng dịch, biết rằng   35 và  r  1
m
Bài 7.3
Tìm tần số sao cho mật độ dòng dẫn bằng mật độ dòng dịch
S
(a) trong nước cất với   2 104 và  r  81
m
m
(b) trong nước biển với   4 và  r  1
s
Bài 7.4
Hai bảng dẫn điện phẳng của một tụ điên có diện tích 0.05 m2 và cách nhau bởi
S
một điện môi dày 2mm có  r  0.1 và   8  104 . nếu điện áp giữa hai bảng là
m

v  10sin107 hãy tìm dòng điện hiệu dụng tổng.

Bài 7.5
Một tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bảng 0.6mm và điện môi có  r  15.3 .
Điện áp giữa hai bảng hình sin có trị hiệu dụng 25V và tần số15GHz. Tìm trị hiệu
dụng của dòng dịch

Bài 7.6
Một dây dẫn phẳng nằm trên trục x ở giữa x=0 và x=0.2m và chuyển động với vận
 
tốc U  6 az m s trong trường B  0.04 a y

Tìm điện áp cảm ứng bằng cách dùng


(a) cường độ điện trường do chuyển động
d
(b) biểu thức
dt
(c) biểu thức BlU
xác định cực tính trong dây bằng định luật Lenz khi dây dẫn được nối vào mạch kín
Bài 7.7
Làm lại bài 7.6 khi B  0.04sin k z a yT

Bài 7.8

159
Bài giảng Trường Điện Từ
Hình 7.18 cho thấy hai dây dẫn thẳng dài vô tận nằm trên các đường thẳng y=0 và
y  0.05m trong mặt phẳng xy. Thanh dẫn ab tiếp xúc với hai dây dẫn và tạo thành
vòng kín.
(a) tìm điện áp cảm ứng vab khi thanh dẫn nằm yên ở vị trí x=0.05m trong

trường B  0.3sin104 t az (T )

(b) làm lại câu (a) nếu thanh dẫn chuyển động với vận tốc U  150 a x (m/s).

y
B
a
0.05 v

O b
Hình 7.18

Bài 7.9
Cuộn dây chữ nhật trên hình 7.19 chuyển động theo hướng a x với vận tốc
U  2.5U x (m/s)

.các cạnh trái và phải có hướng của a y và cắt các từ cảm B1  0.3az (T ) và
B  0.3az (T )

Tìm dòng tức thời trong cuộn dây và xác định chiều của nó bằng định luật Lenz.

B1

U 0.05m
B2

50

Hình 7.19
Bài 7.10
Một vòng dây hình chữ nhật nằm trong mặt phẳng xy có cạnh song song với trục x
dài 1cm và cạnh song song với trục 0x dài 2cm. Điện trở vòng dây bằng 5Ω. Vào
160
Bài giảng Trường Điện Từ
thời điểm mà các cạnh của cuộn dây song song với trục x nằm ở càc vị trí x=20cm
và x= 20cm ; nó đang chạy về 0 với vận tốc 2.5(- a x ) (m/s). Tìm dòng trong cuộn
dây nếu B =5 e10 x az (T). Làm lại nếu các vị trí là x = 5cm và x = 7cm

Bài 7.11
Dây dẫn dài 2cm trên hình 7.20 quay 1200(v/p) trong trường xuyên tâm
B  0.1sin  ar (T ) Tìm dòng điện trong mạch kín với điện trở 100Ω. Cho biết cực
tính của điện áp cảm ứng và chiều dòng điện

r =20cm

2m
100 

x 
ar

Hình 7.20

Bài 7.12
Cho dây dẫn dài 1cm,song song với trục z ở các vị trí r=23cm và r=25cm và nằm
trong mặt phẳng   40 t Tìm trên điện áp cảm ứng để sinh ra dòng điện khi hai
dây dẫn trên được nối với nhau bằng dây dẫn xuyên tâm

Bài 7.13
Trong chân không, cho D  Dm sin(t   z )a y . Dùng phương trình Maxwell chứng
0 Dm
tỏ rằng B  sin(t   z )a y . Vẽ đồ thị của D và B dọc theo trục 0z

lúc t=0, với giả thiết Dm>0.

161
Bài giảng Trường Điện Từ

162
Bài giảng Trường Điện Từ

8
SÓNG ĐIỆN TỪ

8.1. Đại cương

Trong chương 7 ta đã xét một vài nghiệm có dạng sóng của phương trình
Maxwell. Chương này sẽ mở rộng việc khảo sát sóng điện từ. Vì hầu hết các miền
mà ta quan tâm không có điện tích, nên ta sẽ giả sử mật độ điện tích ρ=0. Ngoài ra,
   
ta cũng giả sử các vật liệu là tuyến tính, đẳng hướng, nghĩa là D   E ; B   H ;
 
J  E

8.2. Sóng truyền trong chân không

   
Trong chân không, ta có: D  0 E và B  0 H . Trước tiên, ta viết hệ phương
 
trình Maxwell trong chân không chỉ theo E và H :

 H
  E  0 (8.01)
t

 E
  H  0 (8.02)
t

.E  0 (8.03)

.H  0 (8.04)
 
Bây giờ ta xét trường hợp các thành phần của E và H là các hàm số hình sin

của thời gian với giả thiết E chỉ có một thành phần trên trục x:
 
E  Ex ax (8.05)
Với: Ex = Exmcos(ωt + ) (8.06)

163
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong đó biên độ Exm và pha  của Ex có thể phụ thuộc toạ độ (x,y,z) của điểm đang
xét và tần số ω của hàm sin theo t, nhưng không phụ thuộc t:
Exm = Exm (x,y,z,ω) (8.07)
 = (x,y,z,ω) (8.08)
Như đã biết, ta xem Ex là phần thực của một số phức:
Ex = Re [Exmej ejωt] (8.09)
Và được biểu diễn bởi phasor (biểu diễn phức)
0
E x  E xm e j  E xm  (8.10)
Tức là một số phức có mô đun Exm và acgumen  trong mặt phẳng phức. Như vậy,
 
vecter E  E x a x cũng được biểu diễn bởi:
0 0 
E  E x a xm (8.11)
Ở đây, ta dùng dấu tròn (o) để ký hiệu phasor. Và một số ký hiệu khác là Exs,
  
E x , E x , E x , E x , E x ,... cũng được hiểu tương tự. Chẳng hạn thành phần: Ey =
100cos(108t - 0,5z + 300) sẽ được biểu diễn bởi số phức (phasor).
0
E y  100(0.5z  300 )
Ngược lại, nếu cho một điện trường mà các thành phần trên ba trục toạ độ là các
phasor, ta chuyển dễ dàng về dạng phụ thuộc thời gian. Chẳng hạn, nếu phasor của
vecter cường độ trường là:

0   
E  100300 a x  20  500 a y  402100 a z (V/m)
Và nếu ta giả sử tần số là f = 1MHz thì:
   
E(t)  100 cos(2106 t  300 ) a x  20 cos(2106 t  500 ) a y  40cos(2106 t  2100 ) a z (V/m)
Nếu biên độ hoặc pha của các thành phần của trường phụ thuộc x, y, z; cách làm
tương tự. Chẳng hạn, nếu:
o   
H  20e (0.1 j20)z a x  20e0.1z e j20z a x  20e 0.1z (20z) a x
 
Thì: H(z, t)  20e 0.1z cos(t  20z) a x
Bây giờ ta sẽ xét phasor của đạo hàm theo t của một hàm sin. Lấy dạng công thức
(8.06), ta có:

E 
  E xm sin  t     E xm cos(t    )
t 2
Và do đó Ex/t sẽ được biểu diễn bởi phasor là:
o
E xm(   / 2) = ( E xm  )( 1 / 2 ) = jω E x

164
Bài giảng Trường Điện Từ
Vậy muốn tính đạo hàm riêng của một thành phần hình sin của trường theo thời
gian ta nhân phasor của nó cho jω. Chẳng hạn, phương trình:
E x 1 H y

t 0 z
o 1 H y
Sẽ có dạng phasor tương ứng là: j E x  
0 z
Bây giờ, nếu áp dụng cho các phương trình Maxwell từ (8.01) đến (8.04), ta được:
 
0 0
  E   j 0 H (8.12)
 
0 0
  H  j0 E (8.13)

0
.E  0 (8.14)

0
.H  0 (8.15)
Đây là bốn phương trình Maxwell đối với các phasor khi trường biến thiên hình sin
trong chân không. Bây giờ ta sẽ tìm dạng xác lập hình sin của phương trình sóng.
Từ công thức (8.12), ta được.
   
0 0 0 0
   E  (.E)   E   j 0  H 2

 
0 0
  00 E   E
2 2

 
0 0
Suy ra:  E    00 E
2 2
(8.16)
Đây là phương trình Helmholtz dạng vecter. Thành phần trên trục x là:
0 0
 2 E x  2 0  0 E x (8.17)
  
Với: 2   2 2
x 2
y z
0 0 0
2 Ex 2 Ex 2 Ex 0
Suy ra:     2
  E x (8.18)
x 2 y 2 z 2
0 0

Giả sử ta đi tìm nghiện trong đó Ex chỉ phụ thuộc z. Ta được:


0
d2 Ex 0
 2
 
0 0 E x (8.19)
dz 2
Một nghiệm của phương trình này là:
0
 jz 0 0
E x  Ae (8.20)

Suy ra: E x (z, t)  A cos (t  z 00 ) (8.21)

165
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu gọi Ex0 = Ex(0,0) là giá trị của Ex(z, t) lúc t = 0 và tại z = 0, ta có:

E x (z, t)  E xo cos (t  z  00 ) (8.22)


Có thể nhận thấy rằng:

E 'x (z, t)  E 'xo cos (t  z  0 0 ) (8.23)


Cũng là một nghiệm của phương trình Helmholtz. Bây giờ, ta tìm ý nghĩa của thành
phần x của điện trường Ex(z,t) cho bởi (8.22). Ta chọn 0x là trục đứng (theo đường
thẳng đứng của trái đất (hình 8.1), trục 0y theo hướng Bắc Nam; và trục 0z theo
hướng về Đông.

Hướng Đông
A
0



z
az zA

ay Hướng Nam

Hình 8.1: Minh họa sóng truyền trong chân không

Số  0  0 có giá trị gần bằng 1/(3.108) (s/m); tức là nghịch đảo của c, vận tốc ánh
sáng trong chân không:
1
c  2.998*108  3*108 m / s
00

Tại gốc O, ta có: Ex(0, t) = Ex0cosωt (8.24)


Tại một điểm A cách O 500km về phía Đông, ta có:
 5.105 
E x (ZA , t)  E x 0 cos   t  8 
 3.10 
 E x 0 cos   t  0.00167 
Như vậy, điện trường tại A giống tại O ở thời điểm trước đó 0.00167 giây. Tổng
quát, điện trường tại một điểm trên trục 0z cách O một khoảng z là:
 z
E x  z, t   E x 0 cos   t   (8.25)
 c
Nghĩa là giống hệt điện trường tại O sau một thời gian bằng z/c. Bây giờ, ta xét điện
trường dọc theo trục 0z vào lúc t = 0.

166
Bài giảng Trường Điện Từ
z
E x  z, 0   E x0 cos (8.26)
c
Đây là một hàm hình sin theo khoảng cách dọc theo trục 0z. Chu kỳ (không gian)
của nó dọc theo không gian được gọi là độ dài sóng , xác định bởi:

 2 (8.27)
c
Vậy độ dài sóng trong chân không là:
2c c 3.108
  0    (8.28)
 f f
Vậy hàm Ex(z, t) có các tính chất sau:
1. Tại một điểm bất kỳ, nó thay đổi hình sin theo thời gian với chu kỳ T=1/f.
2. Tại một điểm bất kỳ nó thay đổi hình sin theo khoảng cách dọc theo truc 0z
với chu kỳ λ.
Bây giờ, nếu z và t cùng thay đổi thì Ex không đổi nếu góc pha ω(t - z/c) là hằng số.
Suy ra ω(dt - dz/c) = 0. Vậy:
dz
vc (8.29)
dt
Vận tốc v này gọi là vận tốc pha và ở đây nó bằng vận tốc ánh sáng, nghĩa là trường
chuyển động theo trục 0z với vận tốc ánh sáng c. Ta có:
 z z 
E(z1 , t1 )  E  z 2 , t1  2 1  (8.30)
 c 
 E  z1  c(t 2  t1 ), t 2 

Nghĩa là giá trị tức thời của trường tại z1 vào lúc t1 bằng tại z2 vào thời điểm sau đó
một lúc bằng (z2- z1)/c; và cũng bằng giá trị vào lúc t2 tại một điểm cách nó một
đoạn c(t2 - t1) dọc theo trục 0z theo hướng z> 0.
Tương tự, công thức (8.23) mô tả một sống truyền theo hướng z < 0. Bây giờ,
ta trở lại các phương trình Maxwell từ (8.12) đến (8.15) và tìm cách xác định từ
trường vecter H(z, t). Dùng hệ thức:

0 0
  E   j 0 H (8.31)

0 0
Trong trường hợp E x chỉ có một thành phần E x thay đổi theo z, ta được:
0
 Ex 0
  j0 H y (8.32)
z
0
Dùng E x cho bởi công thức (8.20), với A = Ex0, ta được:
1
 
0
Hy   E x 0  j   0  0 e  j z / c
j 0

167
Bài giảng Trường Điện Từ
0 0
Suy ra: H y  z, t)   E x 0 cos   t  z / c  (8.33)
0

Vậy đi kèm theo thành phần đẳng thức của E là một thành phần nằm ngang (theo

hướng Bắc Nam) của từ trường H . Hơn nữa tỷ số giữa cường độ điện trường và từ
trường được gọi là tổng trở chân thực (intrinsic impedance).
E x  z, t  0
 (8.34)
H y  z, t  0

Tỷ số này không đổi ở mọi lúc, mọi nơi. Ta nói Ex và Hy cùng pha theo thời gian và
không gian. Ta định nghĩa, số:

 (8.35)

Gọi là tổng trở chân thực (). Trong chân không thì
0
0  =120π (Ω) (8.36)
0

Các sóng Ex(z, t) và Hy(z, t) gọi là sóng phẳng đều vì giá trị của chúng giống nhau
trong các mặt phẳng z = z0; và tạo ra một năng lượng truyền dọc theo trục 0z. Điện
trường và từ trường cùng thẳng góc với hướng truyền, tức là cùng nằm trong các
mặt phẳng ngang (vuông góc với hướng truyền). Ta nói đó là một sóng điện từ
ngang, hay sóng TEM. Đồ thị của Ex(z, 0) và Hy(z, 0) được vẽ trên hình 8.2.

x
Ex(z, t)

Hy(z, t)
y

Hình 8.2: Đồ thị sóng truyền trong không gian

Ví dụ 8.1:
Một sóng chạy cho bởi hàm y = 10sin(z-t).
a. Giả sử  = 106 rad/s và vận tốc truyền sóng c = 3.108 m/s. Hãy vẽ dạng sóng lúc t
= 0 và lúc t = t1, khi sóng đã đi được một đoạn bằng /8.
b. Làm lại câu (a) khi  = 2.106 rad/s và ở cùng thời điểm t1; cùng vận tốc truyền
sóng.

168
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải
a. Tần số sóng là:
 106
f   159*103 Hz
2 6.28
c 3*106
Độ dài sóng cho bởi:     1887m
f 159*103
Vậy /8 = 236m. Đồ thị được cho trên hình 8.3a
b). Nếu  tăng gấp đôi thì cũng vậy;  giảm một nửa. Vì t1 và c như cũ nên vào lúc
t1, sóng cũng đã chạy được 236m, nhưng bây giờ = /4. Ta được hình 8.3b.

y t0 t0
t  t1
t  t1
10
 = 106  = 2.106

z
/2  z 23cm  / 2 

(a ) (b)

Hình 8.3: Hình vẽ cho ví dụ 8.1

Ví dụ 8.2:
  
Trong trân không, cho E ( z, t )  10 3 sin(t  z ) a y (V / m) . Viết biểu thức của H ( z, t ) .

Giải:
 
Biểu thức t - z cho thấy sóng truyền theo hướng +z. Vì E H cũng phải có
  
hướng a z nên H phải có hướng  a x . Dùng công thức tương tự (8.34), ta được:
E y (z, t)
 0  120()
H x (z, t)

103
Hay Hx   sin(t  z)(A / m)
120
 
Và: H(z, t)  2.65sin(t  z) a x (A / m)

Ví dụ 8.3:

169
Bài giảng Trường Điện Từ
Tìm hằng số truyền sóng  của sóng trong bài ví dụ 8.2, biết rằng f =
95.5MHz.

Giải:
Ta có:  ji (  ji )

Tổng quát:   j  1  j  /   .
Trong chân không,  = 0,  = 0,  = 0. Vậy:
2f 2(95.5*106
  j  0  0  j j 3
 j2(m 1 )
c 3*10
Từ kết quả này, ta suy ra rằng hằng số tắt dần  = 0, còn hằng số pha  = 2rad/m.

Ví dụ 8.4:
 
Một từ trường H chạy theo hướng  a z trong chân không với hằng số pha
 
30rad/m và biên độ (1/3) A/m. Nếu H có hướng  a y lúc t = 0 và tại z = 0, hãy viết
 
các biểu thức của E và H . Xác định tần số và độ dài sóng:

Giải:
Dùng giả thiết trong đề bài và dùng dạng cosin, ta được:
 1 
H(z, t)   cos(t  z) a y
3

Vì sóng truyền theo hướng  a 2 nên:
Ex
 0  120 / )
Hy

Hay E x  40cos(t  z)(V / m)


 
Vậy: E(z, t)  40 cos(t  z) a x (V / m)
2 
Ta có:    0.21m;
 15

c 3.108
f   1.43GHz
  /15

8.3. Sóng truyền trong điện môi hoàn hảo

170
Bài giảng Trường Điện Từ

Xét một điện môi hoàn hảo (không tổn hao) có độ điện thẩm  và độ từ thẩm
. Phương trình sóng là:
 
0 0
 E    E
2 2
(8.37)
0
Giả sử E x chỉ phụ thuộc z, ta có:
0
2 Ex 0
  2
 E (8.38)
z 2
x

Xét trường hợp tổn quát: Sóng có thể tắt dần khi truyền dọc theo hướng +z,
bằng cách giả sử:
E x  (z, t)  E x0ez cos(t  z) (8.39)
Ở đây  là hằng số tắt dần. Vì môi trường không tổn hao nên ta phải chứng minh
rằng  = 0. Số hạng z là một gốc pha (đo bằng radian) và  gọi là hằng số pha: đó
là góc lệch pha tính bằng radian trên mỗi mét truyền dọc theo trục 0z. Ta định
nghĩa:
 =  + j (8.40)
Là hằng số truyền sóng phức và khi đó phasor của Ex là:
0
E x  E x0ez e jz
0
Hay: E x  E x0ez (8.41)
Thay vào (8.38), ta được:

 2 E x 0 .e z  2E x 0e z

Vậy ta phải có: 2 = - ω2


Tức là:    j  (8.42)

Do đó:  = 0 và     (8.43)
Trong đó ta chọn dấu + để có sóng truyền theo hướng +z. Vậy:
Ex(z, t) = Ex0cos(ωt - z) (8.44)
Và đây là sóng truyền theo hướng +z với vận tốc pha:
dz 
v  (8.45)
dt 
Đối với sống phẳng đều truyền trong điện môi hoàn hảo, ta có:
1 c
Vận tổc truyền sóng: v  (8.46)
 r r

171
Bài giảng Trường Điện Từ
Độ dài sóng là khoảng cách di chuyển theo trục 0z để góc pha z thay đổi 2
radians. Vậy   2 , tức là:
2
 (8.47)

Suy ra thuộc độ dài sóng:
2 2 1 c 0
     (8.48)
   f  f  r  r  r 1

Trong đó 0 = c/f là độ dài sóng trong chân không. Vì rr > 1 nên trong môi trường
vật chất thì độ dài sóng ngắn hơn (về pha dẫn như trong chân không) và vận tốc
truyền sống nhỏ hơn trong chân không.
Đi kèm theo Ex là cường độ từ trường.
Ex0
H y  z, t   cos(t  z) (8.49)

Trong đó tổng trở chân thực  cho bởi:
  0 r 
   0 r (8.50)
 0 r r

Ex  
Vậy tỷ số Ex/Hy là:   0 r (8.51)
Hy  r

Ta thấy rằng cũng như trong chân không, điện trường Ex và từ trường Hy có
hướng vuông góc với nhau, vuông góc với hướng truyền sóng và cùng pha với nhau
 
ở mọi nơi. Chú ý rằng E H cho biết hướng truyền sóng, và ta sẽ xét điều này khi
khảo sát vecter Poynting. Bây giờ ta áp dụng các kết quả trên vào trường hợp một
sóng có tần số 300MHz truyền trong nước sạch. Ta giả sử  = 0.
Ta có r = 1; r = 78 (ở 300MHz). Suy ra:
     2 *300*106 78 0  0  55.5rad / m
 6 *108
v   0.39*108 m / s
 55.5
2 2
   0.113m
 55.5

 r 377
Tiếp tục, ta được:   0   42.7
r 78
Nếu cường độ điện trường có biên độ 0.1V/m thì:
Ex = 0.1cos(6108t – 55.5z) (V/m)

8.4. Sóng truyền trong điện môi có tổn hao

172
Bài giảng Trường Điện Từ

Tất cả điện môi đều có một độ dẫn điện nhất định và ta cần tìm các điều kiện
để bỏ qua độ dẫn điện này. Ta vẫn xét các hàm hình sin theo thời gian và viết
    
phương trình Maxwell   H  J c   D/ t và × E = -  B/ t dưới dạng phức:
  
0 0 0
  H  J c  j E
 
0 0
Hay:   H  (  j) H (8.52)
 
 0 0
Và: rot E    E  j H (8.53)
Sự thay đổi duy nhất khi xét độ dẫn điện  là thay j bởi σ+jωε. Vậy hằng số
truyền sóng mới được tính như sau:
 2  (  j) j    j (8.54)
Suy ra:    (  j)( j) (8.55)


Hay:   j  . 1  j (8.56)

 Jc
Với: 
 J d
Trong đó ta chỉ giữ lại dấu + ứng với sóng truyền theo hướng +z. Biểu thức (8.56)
của  chỉ khác (8.42) của trường hợp không tổn hao ở căn số thứ hai (bằng 1 khi  =
0). Trong trường hợp tổng quát, nếu biết , ,  và , ta tính được:
    j  j.(  j) (8.57)
Và suy ra thành phần x của cường độ điện trường truyền theo hướng +z là:
0
E x  E x0ez e jz (8.58)
Dùng công thức (8.53), ta suy ra Ex(z,t) = Ex0 e-zcos(ωt-βz) và:
0 E x 0 z  jz
Hy  e e (8.59)

Trong đó tổng trở chân thực  bây giờ là số phức:
j  1
  (8.60)
  j    
1  j 
  
Nhận thấy rằng: - H chậm pha so với E một góc từ (0  450)
- Sóng bị suy giảm.
E
Chú ý:     , H  . Ở đây, trường điện và trường từ không còn cùng pha nữa.

Hằng số tắt dần  có đơn vị Neper/mét (Np/m) và thừa số ez làm biên độ sóng bị

173
Bài giảng Trường Điện Từ
giảm dần khi sóng truyền theo chiều +z. Chẳng hạn, nếu  = 0.01 Np/m thì biên độ
của sóng tại z = 50m chỉ bằng e-0.5/e-0 = 0.607 giá trị tại z = 0. Sau khi đi được một
khoảng 1/ dọc theo hướng +z, biên độ sóng bị giảm e-1 = 0.368 lần. Ta thử tính vài
kết quả đối với nước cất (cách điện rất kém) ở  = 1011 rad/s (f = 15.9GHz) (dải
siêu cao tần - SHF). Với các thông số của nước cất như sau: r = 1, r = 50,  =
20s/m. Ta có:
 20
  0.4518
 11 109
10 *50*
36
109
7
Suy ra:   j.10
11
4 *10 *50* . 1  j0.4518
36
=j2359 1.0973 (24.31)
 247177.840  520.3  j2415(m1 )

Do đó:  = 520.3 Np/m


Và biên độ của Ex và Hy bị giảm bởi thừa số 0.368 khi sóng truyền được (1/520)m
(khoảng 2mm) trong nước. Hằng số pha là  = 2415rad/s. Ít bị ảnh hưởng bởi độ
dẫn điện; vì theo tính toán trên đây thì      2359rad / m nếu  = 0. Ở tần số
f = 15.9 GHz, độ dài sóng trong không khí là 0 = c/f = 1.886cm; còn trong nước là:
2
  2.601mm

Tổng trở chân thực  cho bởi công thức (8.60) là:
4 *107 1
 *  49.72  j10.71
1  j0.4518
9
10
50*
36
0
Ex
 50.8612.16  0
0
Hy
Nghĩa là Ex(z, t) nhanh pha 12.160 so với Hx(z, t) tại mọi điều kiện. Bây giờ ta tìm
các công thức gần đúng cho , , ,  và tìm các điều kiện để đánh giá tổn hao
trong điện môi là nhỏ hay lớn. Theo công thức (8.53) và (8.60), tổn hao này nhỏ hay
lớn tuỳ thuộc vào tỷ số (/) so với 1. Tỷ số này chính là tỷ số Jc/Jd giữa mật độ
dòng dẫn và mật độ dòng dịch cho bởi (đã trình bày trong chương 7); mà ta sẽ giới
thiệu lại ở đây và nói thêm một số khái niệm mới. Trước tiên, từ công thức (8.52) ta
có:
    
0 0 0 0 0
  H   E  j E  J c  J d (8.61)
0 0
Tỷ số giữa mật độ dòng dẫn phức J c và mật độ dòng dịch phức J d là:

174
Bài giảng Trường Điện Từ
0
Jc 
 (8.62)
0 j
Jd
 
Hai vecter J c và J d cùng phương nhưng lệch pha 900 theo thời gian. Hình 8.4 vẽ
0 0 0 0
các pharor của J c , J d , J khi ta chọn E nằm trên trục thực. Ta thấy mật độ dòng dẫn
0 0
J c ; và sớm pha  so với mật độ dòng tổng J . Góc  được cho bởi:
 Jc
tan    (8.63)
 J d

In 0 0
J d  j E 0 0
J  (  j ) E

  tan 1  ( /  )

O 0 0
Jc  E Re

Hình 8.4: Biểu diễn phasor của mật độ dòng tổng

Và do đó tỷ số / gọi là "tangent tổn hao"; và  gọi là góc tổn hao. Nếu  nhỏ ta
có thể tìm các biểu thức gần đúng cho hằng số tắt dần , hằng số pha  và tổng trở
chân thực . Từ công thức (8.60), nếu khai triển căn bậc hai thứ nhì theo công thức
Maclaurin ta được:
n(n  1) 2 n(n  1)  n  2  3
(1  x) n  1  nx  x  x  ...
2! 3
Với: x = -j/ và n=1/2, ta được:
  1  
2

  j  1  j     ... (8.64)
 2 8    

    
Suy ra:   j    j  (8.65)
 2  2 
 1   2 
    1     (8.66)
 8    

    nếu (σ/εω<<1) (8.67)


Tương tự, biểu thức gần đúng của tổng trở đặc trưng (tổng trở chân thật) là:

175
Bài giảng Trường Điện Từ

  3    
2

 1     j  (8.68)
  8    2 

  
 1  j  nếu (σ/εω<<1) (8.69)
 2 
Để biết chính xác của các công thức gần đúng trên, ta hãy tính lại , , và 
của nước cất trong ví dụ ở đoạn trước (mặc dù tangent tổn hao có giá trị khá lớn
0.4518). Với  = 1011 rad/s, r = 1, r = 50 và  = 20s/m, ta lần lượt có:
- Dùng (8.65) có:  = 532.8 Np/m (so với giá trị chính xác bằng 520.3Np/m.
- Dùng (8.66) có:  = 2419 rad/s (so với giá trị chính xác bằng 2415rad/s)
- Dùng (8.67) có:  = 2359rad/s (trường hợp không tổn hao).
- Dùng (8.68) có:  = 50.65 12.730 = 49.20 + j12.03
- Dùng (8.69):  = 54.62 12.730 = 53.28 + j12.03 (sai số lớn hơn).
Mặc dù tangent tổn hao trong ví dụ này là 0.4518; việc tính bằng các công
thức chính xác hơn cũng không cần thiết vì điện sản xuất  và độ điện thẩm tương
đối r thường ít khi được biết thật chính xác. Tuy nhiên, người ta quy định chỉ nên
dùng các công thức gần đúng khi /ε < 0.1; các trường hợp khác phải xét về khía
cạnh kỹ thuật.

Ví dụ 8.5:

Xác định hằng số truyền sóng  của một vật liệu có 1 = 1, r = 8 và  =


0.25pS/m; nếu tần số là 1.6MHz.

Giải:
 0.25*1012
Ta có:   109  0
 2(1.6*106 )(8*109 / 36
Từ công thức (8.60) cho ta:
r r
  0;      2f  9.48*102 rad / m
c
Và:  =  + j = j 9.48*10-2 m-1
Như vậy, vật liệu hoạt động như một điện môi ở tần số đang xét.

Ví dụ 8.6:
Biết rằng đất có  = 5mS/m, r = 1 và r = 8, hỏi với tần số nào thì ta có thể
xem đất là một điện môi lý tưởng? Có thể xem  = 0 ở các tần số đó hay không?

176
Bài giảng Trường Điện Từ
Giải:
 1
Nếu ta tự ý cho rằng nếu:   0.01 thì vật liệu có thể xem là điện môi
 100
lý tưởng. Suy ra:
 100 (100)(5*103 )
f    1.125GHz
2 2 2(8)(109 / 36)
Theo công thức (8.60), ta có:
   r 5*103 1
  .c  (120)  0.333Np / m
2  2 r 2 8

Vậy cho dù tần số cao cỡ nào đi nữa thì cũng không thể xem rằng  = 0.

8.5. Vecter Poynting và vấn đề công suất sóng truyền

Trước khi tìm công suất trong sóng phẳng đều, ta phải chứng minh định lý
Poynting về công suất của trường điện từ. Ta bắt đầu từ phương trình Maxwell:

D 
H  J
t
  
Trong đó J  J c là dòng dẫn) và lấy tích vô hướng với E ta được:

  D
  
E.  H  J .E  E
t
     
Dùng đẳng thức: .(E H)   E.  H  H.  E

  D    
Ta được: H.  E  .(E H)  J .E  E
t

B 
Nhưng: E 
t
B D
Nên ta được:  H.  .(E  H)  J.E  E
t t
E H
Hay: .(E  H)  J.E   E   H.
t t

  E 1 E 2   E 2 
Mặt khác:  E.     
t 2 t t  2 

 H   H 2 

Và:  H.   
t t  2 

177
Bài giảng Trường Điện Từ
      E 2 H 2 
Nên ta suy ra: .(E H)  J .E    
t  2 2 

Cuối cùng, lấy tích phân trong một thể tích V ta được:
    E 2 H 2 
 
  .(E H)dV   J .E dV     dV
V V t V  2 2 

Dùng định lý divergence, ta được:


       E 2 H 2 
  (E H) ds   J .E dV 
t V  2
  dV (8.70)
S V 2 

Nếu không có nguồn trong V, thì tích phân đầu của vế hai là tổn hao tổng (tức
thời) trong V; còn tích phân sau của vế hai là năng lượng tổng tích trữ trong điện
trường và từ trường, và đạo hàm theo t chính là công suất tức thời làm tăng năng
lượng tích trữ trong V. Vậy tổng của hai số hạng ở vế phải chính là công suất tổng
đi vào V. Vậy công suất đi ra khỏi v là:
  

 (E H) dS
S
(8.71)

Trong đó S là mặt kín bao quanh V. Người ta định nghĩa:


  
P  E H (8.72)
Là vecter Poynting; đó là vecter mật độ công suất tức thời (W/m2). Chiều của P là
 
chiều truyền công suất tức thời tại điểm; và thẳng góc với E và H . Điều này phù
hợp với sóng phẳng đã khảo sát ở trên:
     
Ex a x  Hy a y  Pz a z
Vì điện trường theo hướng x và từ trường theo hướng y sẽ tạo ra sóng truyền theo
hướng z. Bây giờ xét điện môi hoàn hảo, với từ trường và điện trường cho bởi công
thức (8.44) và (8.49):
E x  E x 0 cos(t  z)
Ex0 (8.73)
Hy  cos(t  z)

Ex0
Từ đó ta có: Pz  cos 2 (t   z) (8.74)

Giá trị trung bình (theo thời gian) của mật độ công suất là tích phân trong một chu
kỳ T=1/f =2/. Chia cho chu kỳ (tương tự công suất trung bình trong mạch điện).
1 T
T 0
Pztb  Pz (t)dt (8.75)

2
1 E x0
Hay: Pztb  (W / m 2 ) (8.76)
2 

178
Bài giảng Trường Điện Từ
Nếu dùng trị hiệu dụng E x 0 / 2 thì không có thừa số 1/2. Trong trường hợp điện
môi có tổn hao, Ex và Hy không còn cùng pha theo thời gian, và được cho từ các
phasor (đã trình bày). Nếu đặt     thì:
E x  E x 0 ez cos(t  z)
E x0 (8.77)
Hy  ez cos(t  z   )

E 2x 0
Suy ra: Pz  E x H y  e 2 z cos(t  z) cos(t  z   )

Giá trị trung bình (theo thời gian) của Pz được tính tương tự như công suất trung
bình trong mạch điện mà dòng hình sin có i(t) chậm pha một góc  so với điện áp
hình sin v(t). Kết quả là:
2
1 E x 0 2 z
Pztb  e cos  (W/m 2 ) (8.78)
2 

Chú ý rằng trong khi Ex và Hy tắt dần với hệ số e-z thì mật độ công suất tắt dần với
hệ số e-2z. Để tính toán bằng số, ta lấy ví dụ về nước sạch với các số liệu sau:  =
1011rad/m, r = 50,  = 205/m,  = 520.3Np/m,  = 2415rad/m, và  =
50.86 12.160 . Ta chọn Ex0 = 100V/m và z = 1mm. Suy ra z = 0.5203 và z =
2.415rad hay 138.40.
Tại vị trí z = 1mm vào lúc t, ta có:
Ex = 100e-0.5203 cos(t – 138.40) = 59.4cos(t – 138.40) (V/m)
100 0.5203
Hy  e cos(t  138.40  12.160 ) (A / m)
50.86
 1.169cos (t-150.60 )(A / m)
Pz  E x H y  33.9  34.7 cos(2t  289 0 ) (W/m 2 )

Từ công thức (8.78) ta được giá trị trung bình theo t của Pz:
1 1002 2*0.5203
Pztb  e cos12.160
2 50.86
 33.9 (W / m 2 )

8.6. Truyền sóng trong vật dẫn điện tốt - Hiệu ứng mặt ngoài

Ta khảo sát hiện tượng xảy ra trong vật dẫn khi có sóng phẳng đều truyền
vào nó (hình 8.5) từ một điện môi đặt sát bên cạnh ta sẽ thấy rằng vùng truyền năng
lượng chủ yếu nằm ở mặt ngoài của vật dẫn. Năng lượng mang bởi sóng truyền qua
vật dẫn giảm rất nhanh do tổn hao.

179
Bài giảng Trường Điện Từ

x
Vật dẫn
Điện môi

(  0) 
J
z
Hướng truyền

Hình 8.5: Sóng truyền trong vật dẫn

Theo công thức (8.63), nếu chọn một vật dẫn kim loại (thông thường có r = 1)
với  = 106s/m thì cho dù ở tần số 100MHz, tỷ số / là 2.108. Vậy trong vật dẫn,
ta có /ε >> 1, và từ đó ta sẽ tìm được các công thức rất gần đúng cho ,  và 
đối với vật dẫn. Biểu thức tổng quát của hằng số truyền là:

  j  1  j


 j   j

 j -j
1 1
Vì: -j = 1   900 và 1  900  1  450  j
2 2
Nên ta suy ra
 1 1 
  j j  
 2 2 (8.79)
  (1  j1) f

Tức là:     f (8.80)


Nếu chỉ có thành phần Ex truyền theo trục z như trên hình 8.5, ta được:
E x  E x 0e z f
cos(t  z f ) (8.81)
Lúc z = 0, ta có: Ex = Ex0cost (8.82)
Và ta xem đây là điện trường nguồn để tạo ra điện trường bên trong vật dẫn. Vì
 
dòng điện dịch không đáng kể nên mật độ dòng dẫn là J  E  E x a x và mật độ
dòng dẫn tại một điểm z bên trong vật dẫn vào lúc t là:
J x  E x  E x 0 e  z f
cos(t  z f ) (8.83)
Vậy mật độ dòng dẫn và cường độ trường điện giảm xuống chỉ còn bằng e -1 =
0.368 giá trị của chúng tại z = 0 khi sóng xuyên qua vật dẫn được một đoạn z cho

180
Bài giảng Trường Điện Từ
1
bởi: z  . Khoảng cách được ký hiệu , và gọi là độ xuyên sâu, hay bề dày da
f
(bề dày mặt ngoài) – (depth of penetration) và được xác định bởi:
1 1 1
      1 (8.84)
f  
Và là một thông số quan trọng để mô tả các hiện tượng xảy ra trong vật dẫn
khi có sóng điện từ truyền vào.
Để có một khái niệm về bề dày da, ta xét đồng ( = 5.8*107s ở nhiều tần số
0.0661
khác nhau. Ta có: δđ 
f
Khi f = 60Hz thì đ = 8.53mm. Nếu nhớ rằng mật độ công suất tỷ lệ với e-2z,
ta thấy nó sẽ được nhân cho hệ số 0.3682 = 0.135 khi đi được một đoạn 8.53mm
trong đồng. Ở tần số 10GHz thì  chỉ bằng 6.61*10-4mm.
Như vậy, tất cả trường bên trong vật dẫn điện tốt gần như bị triệt tiêu khi vượt
qua bề mặt vật dẫ một vài bề dày da. Bất cứ mật độ dòng hoặc điện trường nào được
tạo ra ở bề mặt vật dẫn cũng sẽ tắt dần rất nhanh khi đi vào vật dẫn. Năng lượng
điện từ không truyền vào bên trong vật dẫn mà chạy ở mặt ngoài vật dẫn: Vật dẫn
chỉ đóng vai trò "dẫn sóng". Đây là nội dung chính của hiệu ứng bề mặt (hiệu ứng
da).
Bây giờ ta xác định vận tốc truyền sóng và độ dài sóng bên trong vật dẫn. Từ
công thức (8.84) ta có:
1
   f β

Mặt khác vì  = 2/ nên độ dài sóng là:
= 2 (8.85)
Ngoài ra vì v = / nên vận tốc truyền sóng là:
v =  (8.86)
Đối với đồng ở 60Hz,  = 5.36cm và v = 3.22m/s. Dĩ nhiên trong chân không thì
sóng 60Hz truyền với vận tốc ánh sáng.
Để tìm Hy, ta cần biểu thức của tổng trở chân thực  của vật dẫn tốt. Từ biểu
thức tổng quát:
j

  j

Và dùng điều kiện >>, ta được:


j  2450
  450 
  
1 1
Do đó:  j (8.87)
 
Như vậy nếu viết (8.81) theo bề dày da thì:
181
Bài giảng Trường Điện Từ
 z
E x  E x 0 e  z /  cos  t   (8.88)
 

 
z
 z 
Và: Hy  E x 0 e  cos  t   
2   4
Từ hai công thức trên ta tính được giá trị trung bình theo thời gian của vecter
Poynting là:
1 E 2x 0 2 z 
Pztb  e cos
2 2 4
z
1 2
Hay: Pztb  E 2x 0e  (8.89)
4
1
Giá trị của nó tại z = 0 là: Pztb (0)  E 2x0 (8.90)
4
Ví dụ 8.7:
Tìm bề dày da  ở tần số 1.6MHze khi sóng truyền vào nhôm, với  =
38.2MS/m và r = 1. Suy ra hằng số truyền sóng  và vận tốc sóng u.

Giải:
Áp dụng công thức (8.84) ta có:
1 1
 
f (3.14)(1.6*106 )(4 *107 )(38.2*106 )

Vì  =  = 1/ nên ta được (vật dẫn điện lý tưởng),   


    j  1.55*104 (1  j)  2.2*10 4 450 (m 1 )

    647(m / s)

Ví dụ 8.8:
Tính hằng số truyền sóng , tổng trở chân thực  và vận tốc truyền sóng v
trong vật liệu dẫn điện có  = 58Ms/m; r = 1;  tần số f = 100MHz.

Giải:
Áp dụng công thức (8.79), ta được:
  2.14*105 450 (m 1 )

  450  3.69*103 450 ()

1
Suy ra:     1.51*105 ;    6.61m; v    4.15*103 m / s

182
Bài giảng Trường Điện Từ
8.7. Sự phản xạ của sóng phẳng đều

Ta sẽ khảo sát sự phản xạ của sóng phẳng đều khi nó gặp mặt phân chia hai
vật liệu khác nhau. Ta chọn miền 1 (1, 1, 1) là miền z < 0 và miền 2 (2, 2, 2) là

miền z> 0 như hình 8.6. Ta cũng giả sử rằng sóng phẳng đều E chỉ có một thành

phần x, và kèm theo nó là H chỉ có một thành phần y:
   
E  E x (z, t) a x ; H  H y (z, t) a y (8.91)
Ban đầu, sóng xuất phát từ miền 1 và truyền theo hướng + z:
E x1  E x10e1z cos(t  1z) (8.92)
Trong đó ta chọn gốc thời gian để E x10 là số thực. Chỉ số dưới 1 cho biết miền và
chỉ số trên + cho biết hướng truyền (sóng truyền theo hướng dương, hay hướng
thuận, gọi tắt là sóng thuận). Phasor của E x1 là:

x
Miền 1 Miền 2
1, 1, 1 2, 2, 2

 
 E2
E1 E 10 E 20 Sóng truyền
Sóng tới
       
H1 H 10 H 20 H2
 
E 1 Sóng phản xạE 10

 
+ H1 + z
z0

Hình 8.6: Sự phản xạ của sóng phẳng đều

0
E x1  E x1e 1z

Với: 1  1  j1  j1 (1  j1 )

Là hằng số truyền sóng trong miền 1: H10 .


0 
Phasor tương ứng của H y là: 1

0  1  1z
H y1  E x10 e (8.93)
1

183
Bài giảng Trường Điện Từ
Trong đó 1 là tổng trở chân thực của miền 1. Vì sóng phẳng đều trong miền 1
chạy đến mặt phẳng biên giới z = 0 nên ta gọi là sóng tới, và vì hướng truyền của
sóng tới vuông góc với mặt phân chia nên ta gọi là hướng tới pháp tuyến.
Sau khi đến mặt phân chia, ta được một sóng chạy trong miền 2 theo hướng
+z, gọi là sóng truyền; và một sóng chạy trong miền 1 theo hướng -z (ngược hướng

với sóng tới), gọi là sóng phản xạ. Ta công nhận rằng trường E của sóng truyền
 
phản xạ cùng chiều với trường E của sóng tới; trường E của sóng truyền cùng chiều
 
với trường H của sóng tới; nhưng trường H của sóng phản xạ ngược chiều với
  
trường H của sóng tới (để cho vectơ Poynting E H cùng hướng với hướng truyền
sóng).
Biểu thức của các phasor của sóng truyền và sóng phản xạ lần lượt là:
0 
E x 2  E x 20 e   2 z
0  1   2z
H y2  E x 20 e
2
(8.94)
0 
E x1  E x10 e  1z
0  1   1z
H y1   E x10 e
1

Trong đó: 2 = 2 + j2 là hằng số truyền sóng của miền 2, còn 2 là tổng trở chân
thực của miền 2.
Bây giờ ta sẽ tính E x20 và E x10 theo E x10 . Muốn thế, ta sẽ dùng diều kiện liên
 
tục của các thành phần tiếp tuyến của E và H khi vượt qua mặt phân chia z = 0 (với
giả thiết không có dòng mặt trên mặt phân chia).
 
Điều kiện bên của E và H lần lượt là:
E x10  E10

 E x 20 (8.95)
E x10 E10

E
  x 20 (8.96)
1 1 2

Giải hệ phương trình này (ẩn là E x10 và E x20 ), ta được:


E x10 2  1
  E x10 (8.97)
1 2 1
2 2
E x 20   E x10 (8.98)
2  1

Tỷ số E x10 / E x10 giữa biên độ điện trường phản xạ và biên độ điện trường tới được
gọi là hệ số phản xạ.
E x10 2 1
   (8.99)
E x10 2 1

184
Bài giảng Trường Điện Từ
Tỷ số E x10 / E x10 giữa biên độ điện trường truyền và biên độ điện trường tới gọi là hệ
số truyền.
E x 20 22
 
  1  (8.100)
E x10 1 2
Tóm lại, nếu biết được dạng thực của công thức (8.92) của điện trường tới, ta
 
sẽ lần lượt tính được các phasor của E và H như sau:
0
E x1  E x10 e 1z

0  E x10 1z
H y1  e (8.101)
1
0 
E x10   E x10 e 1z
0    1z
H y1   E x10 e
1
0
E x 2  E x10 e   2 z (8.102)
0     2z
H y2  E x10 e
2
Nếu dùng các dạng cực:
1  1 1 ; 2  2 2 ;     ;     ;

thì các biểu thức hình sin là:


E x1 (z, t)  E x10e 1z cos(t  1z)
1  1z (8.103))
H y1 (z, t)  E x10e cos(t  1z  1 )
1

E x1 (z, t)   E x10e1z cos(t  1z   )


 (8.104)
H y1 (z, t)  E x10e1z cos(t  1z    1  1800 )
1

E x 2 (z, t)   E x10e 2 z cos(t  2 z   )


 (8.105)
H y2 (z, t)  E x10e 2 z cos(t  2 z    2 )
2

Một cách tổng quát, trong  biên độ E x10 , H y10 , E x10 , H y10 , E x20 , H y20 thì ta có thể chọn
một (thường lấy E x10 ) là số thực.
Các số còn lại có thể thực hoặc phức tuỳ theo tính chất của hai miền 1 và 2. Ta
nhắc lại một số tỷ số quan trọng như sau:
E x10 E x10 E x 20 E x10 2  1
 1 ;  1 ;  2 ;   (8.106)
H y10 H y10 H y20 E y10 2  1

185
Bài giảng Trường Điện Từ
H x10 1  2 E x 20 22 H x 20 21

  ; 
    1  ; 
  1  (8.107)
H y10 1  2 E x10 1  2 H y10 1  2

Các biên độ của trường E được vẽ theo khoảng cách dọc theo trục z trên hình 8.7.
Biên độ của sóng phản xạ, E x10 e z tối đa là bằng biên độ của sóng tới ở z = 0 và điều
1

này chỉ xảy ra khi  = 1. Biên độ của sóng truyền, E x20 e z tại z = 0 có thể nhỏ hơn
1

hoặc lớn hơn của sóng tới, tuỳ theo  nhỏ hơn hay lớn hơn 1.

Biên độ sóng
Ex20 e1z

E x20   E x10

E x10

 E x10
E x20 e  2 z
E x10 e1z
z
O

Hình 8.7. Sự thay đổi của biên độ sóng tới, sóng phản xạ và sóng
truyền đối với mặt phân chia hai miền

Ví dụ 8.9:
Một sóng phẳng chạy từ chân không có tần số f =1.5MHz và biên độ 1V/m. Tại mặt
  
phân chia, nó có biểu thức: E(0, t)  1sin 2ft a y (V / m) . Hãy tìm H (z,t) trong miền
z>0.

Giải:
Gọi miền 1 (1 = 0, 1 = 0, 1 = 0) là miền z < 0 và miền 2 (2 = 2, 2 = 0,
2 = 61.7MS/m) là miền z > 0. Hiện tượng truyền sóng từ điện môi sang vật dẫn

điện tốt đã được trình bày ở mục 8.6 và nếu dùng dạng sin thì E ( z , t ) khi z > 0 được
cho bởi công thức tương tự (8.81):

E(z, t)  E y0e  z f
sin(2ft  z f

186
Bài giảng Trường Điện Từ
Với:  = 1 = 0;  = 2 = 61.7MS/S; f = 1.5MHz. Vậy:
    f 02  3.14(1.5*106 )(4 *10 7 )(61.7 *106 )  1.91*10 4

Mặt khác, ta có:



 450  4.38*104 450

Và vì: Ey/(-Hx) = , ta suy ra:

H(z, t)  2.28*103 e x sin(2ft  z  450 )(V / m)
Trong đó , , f có giá trị như trên:

Ví dụ 8.10:
 
Trong chân không, cho E (z,t) = 50cos(ωt - z) a x (V / m) . Tìm công suất
trung bình truyền qua một hình tròn bán kính 2.5m đặt trong mặt phẳng z = hằng số:

Giải:
Mật độ công suất trung bình được cho bởi công thức (8.76); với  = 0 =
120()
1 E2 1 502
Pztb  . x 0  .  3.316(W/m 2 )
2 0 2 120

Suy ra công suất trung bình truyền qua tiết diện S theo hướng a x :
Pztb = PztbS = 3.316 (3.14 x*2.52) = 65.1w.

Ví dụ 8.11:
 
Xác định biên độ của các sóng phản chiếu và sóng truyền E, H tại mặt phân
chia nếu E10  1,5 10 3V / m trong miền 1(z<0) (r1 = 8.5; r1 = 1; 1 = 0); còn miền 2
(z>0) là chân không. Giả sử hướng truyền của sóng tới vuông góc với mặt phân chia
(cả 2 môi trường không tổn hao):

Giải:
Bài toán được minh họa như trên hình 8.6. Dùng các kết quả của đoạn đã phân
tích, ta tính tổng trở chân thực của miền 1 và miền 2 như sau:
 r10 0
1   120; 2   120  377
r10 0

Dùng các công thức từ (8.106) đến (8.107) (bỏ các chỉ số x, y) ta lần lượt có:

187
Bài giảng Trường Điện Từ
1  2
  0.49;   1    1.49; 1    0.51
1  2
 
E10  E10  0.49(1.5*103 )  0.735mV / m
E 20  E10

 1.49(1.5*103 )  2.24mV / m

 E10 1.5*103
H    11.6mA / m
1
10
129
 
H10  H10  0.49*11.6  5.69A / m
H 20  (1  )H10

 0.51*11.6  5.92A / m

Ví dụ 8.12:

Biên độ của E 1 trong miền 1 (chân không) tại mặt phân chia với miền 2 là

1V/m. Tìm r2 biết rằng H 1 =-1.41mA/m r2 = 18.5 và 2 = 0:

Giải:

Ta đã biết E 10 , H 10 và 1 = 0 377. Từ (8.107), ta suy ra H10 ; xong ta tính
được 2 rồi suy ra r2. Tính toán lần lượt như sau:
 
E10  0 H10  377(1.41*10 3 )  0.532V / m

2  377 E10 0.532
    0.532
2  377 E10 1

Suy ra:  2  1234

 r 2 0
 1234.
 r 20

Suy ra:
r 2
377  1234.
18,5

Vậy r2 = 198.4

188

You might also like