You are on page 1of 52

2.2.

PHÁN ĐOÁN PHỨC


Về cấu trúc, là phán đoán có thể tách nhỏ thành các phán
đoán đơn giản khác.
Trong logic mệnh đề, mệnh đề là hình thức biểu đạt của
một phán đoán
Ví dụ:
(1) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu
cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Tách thành:
(1.1) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có
quyền bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
và (1.2) Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Các loại PĐ phức

1. Phán đoán điều kiện


2. Phán đoán lựa chọn
a. Lựa chọn tuyệt đối (Tuyển chặt)
b. Lựa chọn tương đối (Tuyển lỏng)
3. Phán đoán liên kết
4. Phán đoán tương đương
5. Phán đoán phủ định

8/5/2022
2.2.1. Phán đoán điều kiện (phép kéo theo)
2.2.1.1. Thế nào là phán đoán điều kiện (→)

Nếu bị cáo /kháng cáo thì vụ án /được đem ra xử phúc thẩm


P → Q
Nếu phụ nữ/đang có thai thì không thi hành án tử hình.
P → Q
P: Tiền từ
Q: Hậu từ
LƯU Ý

(1) Liên từ logic “Nếu…thì” có thể được diễn đạt


bằng nhiều cách tương đương:
• Hễ có P thì có Q; Giá mà P thì Q; Trong trường
hợp P thì Q.
• Q nếu P.
• P, Q (Hiểu ngầm)
(2) Tiền từ có thể đứng sau, hậu từ có thể đứng
trước.
(3) Hình thức đặc biệt của phán đoán điều kiện: Chỉ P
mới Q
Ví dụ:
Chỉ có sinh viên đại học ngành luật mới có thể trở thành
luật sư.
Chỉ có người có chức, có quyền mới phạm tội nhận hối
lộ.
Chỉ có đàn ông mới làm cha xứ.

CHỈ P MỚI Q = ~P → ~Q.


CHỈ P MỚI Q = ~P → ~Q.

Ví dụ: Chỉ có đàn ông mới làm cha xứ.


Nếu không là đàn ông thì không làm cha xứ.
2.2. Một số cách diễn đạt P → Q ở ngôn ngữ tự nhiên

➢ P, Q
➢Hễ P thì Q
➢ P là Q
➢ Có Q khi có P
➢ Q trừ phi không P,…
Bài tập: Mô hình hóa các phán đoán sau:

1. Nếu luật sư không có mặt thì Hội đồng xét xử không


tiến hành phiên tòa.(trong các phiên toà buộc phải có
luật sư)
2. Nếu bị cáo là người chưa thành niên phạm tội thì Toà
án không áp dụng hình phạt tử hình.
3. Chỉ có người đã thành niên mới là chủ thể của tội
giao cấu với trẻ em.
4. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân
giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành chung
thân.
5. Nếu người để lại di sản không có di chúc để lại thì áp dụng
thừa kế theo pháp luật.
Bảng giá trị logic *Quy tắc “lá diêu bông”

A B A→B
Đ Đ Đ
S S Đ
Đ S S
S Đ Đ
8/5/2022
Tam đoạn luận điều kiện

• Quy tắc modus ponens (PP khẳng định)


Nếu mệnh đề a  b có giá trị đúng đồng thời mệnh đề
a có giá trị đúng thì mệnh đề b cũng có giá trị đúng.
Đây là qui tắc rút ra kết luận từ phán đoán khẳng định.

a → b
a
Do đó, b

Nghĩa là: [(a → b)  a] → b


Tam đoạn luận điều kiện

• Quy tắc modus tollens (PP phủ định)

Nếu mệnh đề a  b có giá trị đúng đồng thời mệnh đề ~b


có giá trị đúng thì mệnh đề ~a cũng có giá trị đúng. Đây là
qui tắc rút ra kết luận từ phán đoán phủ định.

a → b
~b
Do đó, ~ a

Nghĩa là: [(a → b)  ~ b] → ~ a


2.2.1.3. Điều kiện cần và điều kiện đủ

• A là điều kiện cần của B khi: ~A kéo theo ~ B.


• A là điều kiện đủ của B khi: A kéo theo B.
Ví dụ:
- “Là công dân Việt Nam” là điều kiện cần của việc
“Là cán bộ viên chức trong các cơ quan nhà nước
Việt Nam”.
- “Tứ giác có hai đường chéo vuông góc tại trung
điểm và bằng nhau” là điều kiện cần và đủ của
“hình vuông”.

8/5/2022
(1) Lượng sắt trong cơ thể chúng ta là rất ít, hầu
như không đáng kể nhưng lượng sắt đó hoàn
toàn không thể thiếu để duy trì sự sống của
con người
Cần?
Đủ? (2) Có thực mới vực được đạo.
(3) Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn: Chim Hồng
hạc bay được cao và xa là nhờ 6 cái trụ lông
cánh, nếu không khác gì chim thường. Yết
Kiêu, Dã Tượng là cánh chim hồng hạc của
ta”.

8/5/2022
2.2.2. Phán đoán lựa chọn
2.2.2.1. Thế nào là phán đoán lựa chọn

Kẻ gây án là Nam hoặc kẻ gây án là Bình


P hoặc Q
Phán đoán lựa chọn là phán đoán được tạo thành bởi các
phán đoán đơn nhờ liên từ logic “hoặc”.
2.2.2. Phán đoán lựa chọn
2.2.2.2. Phân loại

PĐ lựa chọn tương đối (Tuyển lỏng): sự lựa


chọn này không loại trừ sự lựa chọn các khả
năng còn lại
Phân
loại phán
đoán PĐ lựa chọn tuyệt đối (Tuyển chặt) :sự lựa
chọn này loại trừ các sự lựa chọn các khả năng
còn lại.
LỰA CHỌN TƯƠNG ĐỐI LỰA CHỌN TUYỆT ĐỐI
(P v Q) (P v Q)
(1) Hôm nay là thứ Bảy hoặc (1’) Hôm nay là thứ Bảy
ngày lễ hoặc Chủ Nhật
(2) Liên đoàn bóng đá VN ký (2’) Liên đoàn bóng đá VN
hợp đồng với ông Weigang ký hợp đồng với ông
hoặc ông Fernando làm huấn Weigang hoặc ông Fernando
luyện viên cho đội tuyển làm huấn luyện viên trưởng
quốc gia cho đội tuyển quốc gia
2.3. Một số cách diễn đạt phán đoán lựa chọn ở ngôn
ngữ tự nhiên
➢ a hay b
➢a hoặc b
➢hoặc a hoặc b
Xác định V hay V
1. Hung thủ giết người có thể là A, B hoặc C (biết: khám
nghiệm hiện trường cho thấy hung thủ chỉ có 1 người)
2. Hung thủ giết người có thể là A, B hoặc C.
3. Putin: “Nga hoặc là độc lập hoặc sẽ không tồn
tại”
4. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,)
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. (K1 D47
BLDS).
5. Người tôi yêu là Hoa hoặc Hồng hoặc Huệ.
6. Vợ tôi là Hoa hoặc Hồng hoặc Huệ.
7. Cô ấy sẽ là người về nhất hoặc về nhì cuộc thi này.
Bảng giá trị logic (V)
A B AvB
Đ Đ S
S S S
Đ S Đ
S Đ Đ
8/5/2022
Bảng giá trị logic (V)
A B AvB
Đ Đ Đ
S S S
Đ S Đ
S Đ Đ
8/5/2022
2.2.3. Phán đoán liên kết (Phép hội)
2.2.3.1. Thế nào là phán đoán liên kết

Pháp luật có tính giai cấp và Triết học cũng có tính giai cấp
P ^ Q
Phán đoán liên kết là phán đoán được tạo thành bởi các
phán đoán đơn nhờ liên từ logic “và”.
Bảng giá trị logic (PĐ liên kết)
A B A^ B
Đ Đ Đ
S S S
Đ S S
S Đ S
8/5/2022
2.2.3. Phán đoán tương đương (phép hằng đẳng)

Hai phán đoán được coi là tương đương nhau khi có cùng
một giá trị logic (Cùng đúng hoặc cùng sai)
Ví dụ:
Pháp luật mang tính giai cấp
= Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung.
= Luật sư phải tốt nghiệp đại học ngành Luật.
2.3. Một số cách diễn đạt phán đoán liên kết ở ngôn
ngữ tự nhiên

➢ a và b
➢ Vừa a vừa b
➢ Không những a mà còn b
➢ a lẫn b
➢Mặc dù a, b.
➢ Tuy a nhưng b
➢ Vừa là a vừa là b
Bảng giá trị logic (PĐ tương đương)

A B A= B
Đ Đ Đ
S S Đ
Đ S S
S Đ S
8/5/2022
2.2.3. Phán đoán phủ định

Từ phán đoán a, người ta tạo ra phán đoán phủ định


của nó bằng cách đặt tác tử phủ định “~” vào trước
phán đoán này: ~a. Ví dụ:
Pháp luật mang tính giai cấp: a
Pháp luật không mang tính giai cấp: ~a
Bảng giá trị logic:
a đúng > ~a sai
a sai > ~a đúng
Viết câu logic của các phán đoán sau:

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


2. Chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của cả gia đình
và xã hội.
3. Ở đâu không có luật, ở đó không có tự do
(John Locke).
4. Có công mài sắt có ngày nên kim.
5. Nếu quay về hướng mặt trời, bạn sẽ không
thấy bóng tối
Viết câu logic với các phán đoán sau:
6. Tốt nghiệp đại học Luật xong, tôi sẽ theo đuổi con
đường hành nghề Luật sư hoặc chuyên viên pháp
chế.
7. Không thể có chuyện là sinh viên ngành Luật mà
không am hiểu pháp luật.
8. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng; nếu là
hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương; nếu là mây,
tôi sẽ là một vầng mây ấm; nếu là người, tôi sẽ
chết cho quê hương.
2.2.4. Tính đẳng trị (tương đương) của các PĐ-
Một số hệ thức tương đương
a. ~ (~a) = a
b. a v b = ~a → b = ~b → a = ~(~a ^ ~b)
c. a ^ b = ~(a → ~b) = ~(b → ~a) = ~(~a v ~b)
d. a → b = ~b → ~a = ~a v b = ~(a ^ ~b)
e. a → (b ^ c) = (a → b) ^ (a → c)
f. ~ (a ^ b) = (~ a)  (~ b) Quy tắc De Morgan
g. ~ (a  b) = (~ a) ^ (~ b) Quy tắc De Morgan
h. (a ^ b) ^ c = a ^ (b ^ c)
i. (a v b) v c = a v (b v c)
j. a ^ (b v c) = (a^ b) v (a ^ c)
k. a v (b ^ c) = (a v b) ^ (a v c)
Tìm các phán đoán tương đương các phán đoán sau:
1. Con hơn cha nhà có phúc
2. Chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của cả gia đình và xã hội.
3. Ở đâu không có luật, ở đó không có tự do (John Locke).
4. Không hút thuốc lá – phổi khỏe quá
5. Không tốt nghiệp đại học ngành luật thì không thể trở
thành luật sư
Suy luận từ tiền đề là các Bảng
phán đoán phức chân trị
Cách viết câu logic

• Ký hiệu: → Suy ra, Vậy, phán đoán điều kiện


• Ký hiệu: ^ Và, vừa...vừa…, đồng thời, không những…mà
còn…
• Ký hiệu: v: lựa chọn tuyệt đối
• Ký hiệu: v: lựa chọn tương đối
• Ký hiệu: =: Diễn giải ý nghĩa, suy diễn tương đương
• Muốn miêu tả chính xác một mệnh đề phức hợp được
xây dựng từ nhiều mệnh đề, người ta phải dùng dấu
ngoặc để chỉ rõ thứ tự thực hiện các phép toán trong
mệnh đề đó.
Cách lập bảng chân trị

B1: Chuyển SL thành câu logic & Xác định số PĐ đơn.
B2: Xác định số dòng của bảng chân trị bằng công thức 2n. (n bằng
số phán đoán đơn trong suy luận). Số cột bằng số dấu logic &số lần
xuất hiện của các PĐ đơn.
B3: Ở PĐ đơn thứ nhất, chia số dòng thành hai phần bằng nhau,
phần trên điền giá trị Đ, phần dưới điền giá trị S. Phán đoán đơn thứ
2 chia đôi số dòng đã phân chia của phán đoán đơn thứ nhất và điền
tương tự,…
B4: Tính giá trị của các ô còn lại. Lưu ý: phép tính trong ngoặc đơn
trong cùng làm trước. Cột giá trị cuối cùng là cột đại diện.
B5: Nếu mọi dòng đúng, SL là quy luật logic (SL đúng) và ngược
lại. Có bất8/5/2022
kỳ dòng nào sai, SL không là quy luật logic (SL sai).
Bài tập

(1) Hãy chứng minh các công thức được nêu ra ở mục
2.2.4 phía trên.

8/5/2022
Bài tập

(2) Chàng trai:Nếu lấy anh em sẽ không khổ


Cô gái hỏi lại: Ý anh là, nếu không lấy anh em sẽ
khổ phải không ?
Hỏi: cô gái có hiểu đúng ý chàng trai không?

8/5/2022
(3) Cô gái suy luận đúng hay sai?

Hôm qua đi xem mắt, vừa ngồi xuống ghế, cô


nàng đã hỏi:" Nhìn tướng anh chắc anh giàu lắm
nhỉ?"
Tôi cười gượng:" Hoá ra em biết xem tướng à?"
Cô nàng đáp ko cần nghĩ:" Đâu có. Em chỉ ko tin
có người vừa xấu vừa nghèo lại dám đi xem mắt
thôi."

8/5/2022 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai của suy luận

Nếu bạn yêu hai người cùng một lúc, thì


tôi khuyên bạn hãy chọn người thứ hai.
Nếu người thứ nhất đủ hoàn hảo thì bạn
sẽ không để ý đến người thứ hai đâu. Mà
bạn đã để ý người thứ hai. Vậy, chắc
chắn người thứ nhất không hoàn hảo. Tin
tôi đi.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai của suy luận

Nếu không có di chúc thì áp dụng


thừa kế theo pháp luật. Mà 5 Bưởi có
di chúc để lại. Vậy, chắc chắn là
không áp dụng thừa kế theo pháp
luật.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai của suy luận

Chỉ có công dân Việt Nam mới là cán


bộ, viên chức trong các cơ quan nhà
nước Việt Nam. Tôi đi tới khẳng định
ông X không phải không là cán bộ,
viên chức trong các cơ quan nhà
nước Việt Nam bởi vì ông X là công
dân Việt Nam
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens –
Modus tollens xem xét tính đúng – sai của
suy luận
Đại diện Viện kiểm sát tranh luận với luật
sư: Theo luật định, chỉ có người đã thành
niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể
của tội giao cấu với trẻ em. Mà thân chủ
của luật sư đã là 19 tuổi, điều này là
không còn nghi ngờ gì nữa vì giấy khai
sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân
chủ của luật sư chắc chắn phải là chủ thể
của tội giao cấu với trẻ em.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens –
Modus tollens xem xét tính đúng – sai của
suy luận
“Hắn chửi như những người say rượu
hát. Giá mà hắn biết hát thì hắn đã không
chửi. Nhưng khổ cho đời và khổ cho
người, hắn lại không biết hát.Vậy thì hắn
chửi. Cũng như chiều nay hắn chửi”.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai của suy luận

Một du khách đến thăm một thầy phù


thủy và thấy trong phòng ông ta nuôi rất
nhiều ong. Thầy phù thủy cho biết: “Nếu
ông là kẻ xấu thì lũ ong đã đốt ông rồi.
Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền
bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. Du khách
hỏi: “Hắn ta đã nói gì với ông?” Du khách
hỏi. Thầy phù thủy trả lời: “Chưa kịp nói
gì cả.” Du khách: Vậy làm sao ông biết
hắn là kẻ xấu? Thầy phù thủy: “Vì ong đã
đốt hắn”. Lập luận của thầy phù thủy:
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai trong suy luận của
thầy phù thủy
Một du khách đến thăm một thầy phù thủy và
thấy trong phòng ông ta nuôi rất nhiều ong.
Thầy phù thủy cho biết: Chỉ có kẻ xấu mới bị
lũ ong đốt. Tuần trước có một kẻ xấu vào
đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. Du
khách hỏi: “Hắn ta đã nói gì với ông?” Du
khách hỏi. Thầy phù thủy trả lời: “Chưa kịp
nói gì cả.” Du khách: Vậy làm sao ông biết
hắn là kẻ xấu? Thầy phù thủy: “Vì ong đã đốt
hắn”.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus
tollens xem xét tính đúng – sai của suy luận

Tôi đi tới khẳng định: bị cáo Q ko phạm


tội nhận hối lộ vì các vị đều biết, theo
luật định, chỉ những người có chức có
quyền mới phạm tội nhận hối lộ. Trong
lúc đó, mặc dù Q là con giám đốc nhưng
anh ta chỉ là một công dân bình thường,
nghĩa là hoàn toàn ko có chức có quyền.
Chẳng qua do Q là con giám đốc nên
được người ta biếu xén quà cáp mà thôi.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens –
Modus tollens xem xét tính đúng – sai của
suy luận
Một cậu bé bảy tuổi mà đã cực kỳ thông
minh nên ai cũng gọi nó là thần đồng.
Nghe vậy, một cụ già liền nói với nó:
Cháu ạ, chẳng hay ho gì điều đó mà
mừng. Ở đời, người nào lúc trẻ thông
minh thì về già đần độn đấy! Nó nhanh
nhảu: Thưa cụ, vậy, chắc hồi trẻ cụ thông
minh lắm nhỉ.
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens –
Modus tollens xem xét tính đúng – sai của
suy luận

Điều 2 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Chỉ người nào


phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự”. Được biết: X phạm
bảy tội (không phạm một tội) đã được Bộ luật hình
sự quy định. Từ đó suy ra: X không chịu trách nhiệm
hình sự.
(5) Nếu đúng tự anh làm được bài này thì anh sẽ
hiểu cách giải hoặc sẽ làm được bài tương tự.
Nhưng anh không hiểu cách giải mà cũng không
làm được bài tương tự. Vậy anh đã chép bài của
bạn.
(6) Nếu sách của các ngài đúng với kinh Koran thì
sách của các ngài thừa. Nếu sách của các ngài không
đúng với kinh Koran thì sách của các ngài có hại.
Sách thừa hoặc có hại thì cần phải đốt bỏ. Vậy sách
của các ngài cần phải đốt bỏ” .
(7) Nếu anh ấy biết lập trình máy tính và giỏi về toán
quy hoạch thì anh ấy có thể giải quyết được vấn đề
này. Nhưng anh ấy không giải quyết được vấn đề
này. Vậy anh ấy không giỏi về toán quy hoạch hoặc
không biết lập trình máy tính.
(7) Dùng PP bảng chân trị để xem xét các
công thức sau:
a. (p v q v r) = (~ r ^ ~ q ^ ~ p)
b. (p → (q ^ r)) = ((~ p v q) ^ (~ p v ~ r))
c. ((p ^ q) → r) = (~ r → ( ~ p v ~ q))
d. ((p → q) ^ (q → r)) → (~ r → ~p)
(8) Với b = Đ, tính giá trị logic của biểu
thức sau:
a. [(a ^ c) → b] v [(a → b) ^ (c → d)]
b. [(a^ b) v (a ^ c)] → b v c

You might also like