You are on page 1of 9

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/345434588

Nghiên cứu sơ đồ hợp lý cho hệ cọc đất xi măng có gia cường vải địa kỹ thuật
dưới nền đường đắp cao

Conference Paper · August 2015

CITATIONS READS

0 1,263

2 authors:

Tuan A. Pham Do Huu Dao


Heriot-Watt University University of Danang
46 PUBLICATIONS 469 CITATIONS 13 PUBLICATIONS 19 CITATIONS

SEE PROFILE SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Tuan A. Pham on 07 November 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


551

Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc


Đà Nẵng, 03-05/08/2015

Nghiên cứu sơ đồ hợp lý cho hệ cọc đất xi măng có gia cường vải địa kỹ thuật
dưới nền đường đắp cao
Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo
Khoa Xây dựng Cầu Đường, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng;
Email: anhtuanpham2703@gmail.com, huudaod1203@gmail.com

Tóm tắt
Giải pháp GRPS (Geosynthetic reinforced Pile Supported) là sự kết hợp của cọc đất xi măng (SCP) với vải địa kỹ thuật
được dùng để gia cố cho nền đường đắp cao trên đất yếu. Những ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng, nguyên lý tính toán, mô
hình phần tử hữu hạn bằng phần mềm Plaxis và một số biểu đồ, công thức tương quan giữa độ lún-ứng suất-biến dạng sẽ
được trình bày trong bài báo này. Bên cạnh đó, một phương pháp tính thích hợp (phương pháp GRPS) dựa trên sự làm việc
của hệ GRPS cũng được đề xuất tính toán, so sánh với phương pháp đồng nhất tương đương và phương pháp số. Kết quả
tính toán so sánh đã thể hiện sự ảnh hưởng của vải địa kỹ thuật đến độ lún và chuyển vị của nền đắp. Từ quá trình mô phỏng
sô được tiến hành cho dự án nền đường dẫn đầu cầu Trần Thị Lý, một sơ đồ bố trí chiều dài cọc đất xi măng theo trạng thái
ứng suất cũng được phân tích và đề xuất trong bài báo này.
Từ khóa: Cọc đất xi măng, vải địa kỹ thuật, GRPS, đất yếu, độ lún, mô hình số, hệ số tập trung ứng suất

1. Đặt vấn đề
Nền đường đắp trên đất yếu là một trong những đối tượng nghiên cứu và xử lý rất phức tạp, hiện nay việc
xử lý nền đất yếu đều tiến hành theo hai nhóm chính sau:
Nhóm 1: Nhóm giải pháp cải thiện sức chịu tải của đất như: Đầm nén cưỡng bức, đào thay thế đất, sử dụng
vật liệu thoát nước thẳng đứng thoát nước cố kết [2]. Nhóm 2: Nhóm giải pháp gia cường đất yếu như: Cọc tre,
cọc cát, cọc đá balát, cọc vôi, cọc xi măng đất, các loại cọc cứng (cọc bê tông cốt thép, cọc bê tông đúc sẵn) [2].
Giải pháp kết hợp vải địa kỹ thuật đặt trên nền cọc đất xi măng (GRPS) để gia cố cho nền đắp cao trên đất
yếu với các ưu điểm như tăng sức chịu tải của nền đường, giảm đáng kể độ lún và lún lệch đã và đang được một
số tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu [2],[3],[4],[5],[8]. Hình 1 thể hiện sự phát triển các hình thức gia cố
nền bằng cọc và phát triển thành hệ GRPS: từ sử dụng các cọc cứng (hình 1a) đến cọc có mũ cọc (hình 1b) và
giải pháp tổ hợp GRPS (hình 1c).

Vaûi ñòa Lôùp


Neàn ñaép H Neàn ñaép Neàn ñaép H
H ñeäm

Coïc
ñaát Coïc Lc xieân ñaát coïc ñaát Lc
yeáu cöùng ñaát Coïc yeáu ximaêng
yeáu ñöùng
Neàn ñaát toát Neàn ñaát toát Neàn ñaát toát

(a) (b) (c)


Hình 1. Sự phát triển ý tưởng để hình thành hệ GRPS
Bài báo đặt vấn đề tìm hiểu sâu hơn về cơ chế làm việc, phương pháp tính toán và áp dụng tính toán cho
nền đắp cao 8m trên nền cọc đất xi măng có gia cường nền đường đầu cầu Trần Thị Lý. Trên cơ sở đó thực
hiện mô phỏng số để so sánh kết quả và phát triển dạng bố trí cọc có chiều dài thay đổi theo mặt cắt ngang
đường.

2. Phân tích cấu tạo hệ gia cố GRPS


2.1. Nguyên lý hình thành hệ GRPS
Khi một khối đất chịu lực bên ngoài tác dụng thì hiệu ứng ứng suất kéo có thể xuất hiện trong nền đất
nhưng khả năng chịu kéo của đất lại rất yếu. Do vậy, nếu đặt vào bộ phận đó một vật liệu chịu kéo tốt (như lưới
hoặc vải địa kỹ thuật) nhằm tăng cường cho sức kéo thì toàn thể khối đất sẽ nâng cao được khả năng chịu lực,
hình ảnh cấu tạo hệ GRPS sử dụng cọc đất xi măng có gia cường vải địa kĩ thuật như cấu tạo ở hình 2.
552 Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo

Taûi Q=P0xA Ghi chú:


2
-Tiết diện của cọc: Ac=π D /4

8
8

2
-Diện tích toàn bộ: A= π d e /4
D - de là đường kính vùng đất ảnh hưởng;
Coïc ñaát
Ñaát yeáu xi maêng de=s.(16/ π2)0,25
Ñaát ñaép
de Lôù p ñeäm
Vaûi ñòa
D
Coïc ñaát xi maêng
Neàn ñaát toát
de
Ñaá t yeáu

de
Ac
A
Neàn ñaát toát

a. Bố trí mạng lưới cọc b. Cọc đơn: Phần tử đơn vị


Hình 2. Sơ đồ bố trí và cấu tạo của hệ thống GRPS
Chức năng chính của các bộ phận trong hệ GRPS:
Vải địa kỹ thuật Lớp đệm cát và cọc đất xi măng(SCP)
- Thoát nước: vải địa làm cho nước trong đất thoát nhanh - Lớp đệm cát có tác dụng tạo màng lọc ngược và
hơn, và làm tăng độ bền chống cắt, độ ổn định của đất. thấm nước. Lớp đệm cát còn có tác dụng tạo ma
- Lọc: khi đất giữa hai lớp cát hạt thô và hạt mịn, vải địa sát giữa vải địa và đất, tăng cường độ chống cắt.
kỹ thuật vẫn cho nước thấm qua các lớp nhưng giữ - Cọc đất xi măng có vai trò truyền lực xuống nền
không cho hạt mịn lôi cuốn vào lớp cát hạt thô. đất tốt và tăng khả năng ổn định của nền, cọc vừa
- Gia cố: Vải địa kỹ thuật phân bố lại ứng suất trên đầu có tác dụng gia cố nền vừa để chịu tải, đáp ứng
cọc và chịu ứng suất kéo. yêu cầu sử dụng ngay sau khi đắp mà không chờ
lún.
- Chia tách: nền đường với lớp cát sỏi và với nền đất yếu
2.2. Phân tích khả năng chịu tải và cơ chế làm việc của hệ GRPS
2.2.1. Tạo hiệu ứng vòm trong đất nền
Khi chịu tải trọng từ phía trên truyền xuống, trong hệ GRPS ứng suất dần tập trung vào đầu cọc, lúc đó hiệu
ứng vòm bắt đầu xảy ra, quá trình sắp xếp và phân bố lại ứng suất trong nền đắp nguyên tắc phần tử có độ cứng
lớn hơn thì chịu nhiều ứng suất hơn [5]. Vì vậy ứng suất tác dụng lên đầu cọc sẽ tăng lên, còn ứng suất tác dụng
lên nền đất yếu sẽ giảm xuống cho đến khi nền đường ổn định cả về chiều dọc lẫn chiều ngang, giảm được độ
lún và độ lún dư. Kích thước mũ cọc sẽ nhỏ lại hơn nhiều.(hình 3).

Hình 3. Mô hình hiệu ứng vòm (theo Hewlett et al., 1988) Hình 4. Mô hình hiệu ứng ứng suất kéo trên đầu cọc
2.2.2. Tạo độ cứng và kết cấu bên trên nền đất yếu
Với cơ chế “3 trong 1”, nghĩa là có sự tương tác giữa cọc-vải địa-đất nền và tương quan giữa độ cứng-độ
lún-biến dạng trong một khối nền thống nhất. Do đó độ cứng và mô đun đàn hồi tương đương tăng lên đáng kể,
vì vậy xem như hệ kết cấu được hình thành trong nền đất yếu, khả năng chống cắt và ổn định được tăng lên.
Nghiên cứu sơ đồ hợp lý cho hệ cọc đất xi măng có gia cường vải địa kỹ thuật dưới nền đường đắp 553

2.2.3. Tạo hiệu ứng ứng suất kéo trên đầu cọc
Qua phân tích thấy khi có bố trí hai lớp vải địa kỹ thuật gia cường trên đầu cọc đất xi măng (SCP), nhờ ảnh
hưởng của lực kéo vải địa kỹ thuật nên nó có khả năng tạo tổ hợp lực đứng truyền vào cọc và phân bố đều ứng
suất nên hạn chế phát sinh độ võng giữa mũ cọc và làm giảm độ lún của lớp đất ở giữa cọc (hình 4).
Taûi phaân boá ñeàu P Sc
Ss Ss

Si Sf

Ñaát yeáu
Ñaát yeáu
Coï c ñaát Coï c ñaát
xi maêng xi maêng

a. Theo sơ đồ đồng nhất tương đương b. Theo sơ đồ hệ GRPS


Hình 5. Sơ đồ phân bố tải, độ lún trước và sau khi xử lý
Như vậy so với giải pháp không dùng vải (hoặc lưới địa kỹ thuật) thì độ lún của nền có sử dụng hệ GRPS
sẽ giảm đi (hình 5). Việc phân tích số bằng phần mềm Plaxis cho cùng một độ cao đắp, nhưng với giải pháp
dùng hệ GRPS thì độ lún giảm đi khá nhiều (hình 6).

a.Dùng cọc cứng thông thường b.Dùng cọc cứng có mũ cọc c.Dùng hệ thống GRPS
Hình 6. So sánh kết quả xử lý khi dùng cọc cứng, cọc mũ và GRPS cho nền đường đắp cao trên đất yếu
3. Áp dụng tính toán thực tế: Nền đường dẫn đầu cầu Trần Thị Lý - thành phố Đà Nẵng
3.1. Số liệu cơ lý của nền đất, cọc, vải địa kỹ thuật [1]
Bảng 1. Số liệu về nền đường Bảng 2. Số liệu về cọc đất xi măng (SCP) và vải địa
Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị Thông số Ký hiệu Đơn vị Cọc Vải địa
Bề rộng nền đường đắp Bn 34,5 m Chiều dày d m 0,8 10-3
Dung trọng đất đắp γd 18,0 kN/m3 Mô đun đàn hồi E50 Mpa 180 -
Hoạt tải xe LL 16,7 kN/m2 Độ cứng cọc EI kNm2/m 6138 -
Tĩnh tải lớp phủ mặt Độ cứng vải địa EA kN/m 115200 400
DW 14,3 kN/m2
đường Hệ số poison μ - 0,3 -
Chiều cao nền đường đắp Hn 5,0 m Dung trọng cọc γc kN/m3 22 -
Bảng 3. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của nền đất
Sét pha Cát mịn Bùn sét Sét pha
Các chỉ tiêu cơ lý Kí hiệu Đơn vị Đất đắp
mềm xốp pha cứng
Chiều dày lớp đất hi m 5,0 6,5 4,0 1,5 22,5
Dung trọng khô γsat kN/m3 16,0 14,4 15,6 12,1 15,8
Dung trọng tự nhiên γunsat kN/m3 18 18,9 19,2 17,5 19,7
Môđun biến dạng Es kN/m2 32000 7824 8000 2849 16865
Lực dính đơn vị Cref kN/m2 25,0 12,6 2,0 4,3 24,3
Góc nội ma sát φ độ 26,8 11,3 32 5,26 18,33
Hệ số poison ν - 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3
554 Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo

Với chiều cao nền đắp từ 5,0-8m trên nền đất yếu, tải trọng xe HL93 và thông xe ngay sau khi đưa vào sử
dụng mà không chờ lún. Giải pháp thiết kế được đưa ra là sử dụng cọc đất xi măng có gia cố 02 lớp vải địa kỹ
thuật cường độ cao, giữa hai lớp vải địa kỹ thuật là lớp cát hạt thô đầm chặt dày 50cm. Bờ Đông của mố cầu với
24m sau mố, chiều cao đắp 6-8m sử dụng 414 cọc CDM D800, dài 14m, cách nhau 1,4x1,4m; 20m chuyển tiếp
chiều cao đắp 4,5-6,0m sử dụng 253 cọc CDM D800, dài 8m, cách nhau 1,8x1,8m. Khối đắp bờ Tây mố cầu
chiều cao đắp 5,5-7,5m sử dụng 414 cọc CDM D800, dài 14m, cách nhau 1,4x1,4m; 20m chuyển tiếp chiều cao
đắp 4,5-5,5m sử dụng 299 cọc CDM D800, dài 13m, cách nhau 1,5x1,5m. Thông số tính toán được trình bày như
trong bảng 1, 2, 3 [1].
3.2. Tính toán độ lún của nền có gia cố GRPS
Hoaï t taû i phaân boá ñeàu

Vaû i ñòa KT
Neà n ñaép H=5m

Lôùp ñaát yeáu Coï c ñaát Lc=12m


ximaêng

Neàn ñaát toát s=1.4m


Dc=0.8m

s=1.4m

Hình 7. Sơ đồ gia cố hệ GRPS cho dự án đường dẫn đầu cầu Trần Thị Lý
3.2.1. Tính toán độ lún theo TCVN 9403:2012 (phương pháp đồng nhất tương đương [9])
Phương pháp đồng nhất tương đương dựa trên giả thiết đàn hồi của đất và sự bảo toàn mặt phẳng ngang,
xem độ tăng ứng suất gây lún pgl không đổi suốt chiều cao khối và tải trọng trong khối không giảm và bỏ qua
ứng suất phụ thêm do trọng lượng cọc đất – xi măng. Trong phương pháp này xem hệ gia cố (hình 8a) như một
khối đất với môđun đàn hồi tương đương như hình 8b.
Taûi phaân boá ñeàu P
Taûi phaân boá ñeàu P

Ñaát:moâñun Es

Ee = a.Ec + (1-a).Es
Ñaát yeáu

Coïc:moâñun Ec

Neàn ñaát toát Neàn ñaát toát

a. Nền đất được gia cố GRPS b. Mô hình đồng nhất tương đương

Hình 8. Mô hình đồng nhất tương đương (theo D.T. Bergado et al.,[2])
a) Độ lún cục bộ:
Độ lún của bản thân khối gia cố được xác định theo công thức sau:
n i n
S1 =  ( p gl .hi) / E td =  ( p gl .hi ) /(a. Ec  (1  a ). E s ) (1)
i i
Pgl - tải trọng gây lún = 186,5 kN/m2; hi - chiều dày lớp đất thứ i [1]; Etđ - môđun biến dạng tương đương
của lớp đất thứ i; Ec - môđun đàn hồi của cọc đất xi măng; lấy Ec=E50=120qu=180 Mpa; Es - môđun biến dạng
của lớp đất thứ i; a - diện tích tương đối cọc đất xi măng a =Ac/A= 34,9%;
Nghiên cứu sơ đồ hợp lý cho hệ cọc đất xi măng có gia cường vải địa kỹ thuật dưới nền đường đắp 555

Độ lún của nền đất dưới tác dụng của tải trọng sau khi tính toán được là S1 = 48,4mm.
b) Độ lún của khối đất theo thời gian:
Ta có Độ lún của khối đất theo thời gian được tính bởi: S1(t) = S1.U (2)
2
với U là độ cố kết được tính theo công thức: U = 1 – exp[ ( 2ch .t ) /(R . f ( n )] (3)
Trong đó: Ch, Cv: lần lượt là hệ số cố kết theo phương ngang và phương đứng của nền đất tự nhiên
Ch =(2-5)Cv (cm2/s); Cv =4,8E-4(cm2/s); (4)
t - là thời gian cố kết; R là bán kính ảnh hưởng của cọc với R=0,53s=0,53.1,4=0,74m; (5)
2
n 1 1 1 ks 2
f(n) = 2 [ ln(n )  0,75  2 (1  2 )  . .L ] (6)
n 1 p
n n r2 k p

Với: n= R / r = 1,8; r - bán kính cọc; Lp - là chiều dài cọc = 12m, ks - là hệ số thấm tự nhiên của đất chưa gia
cố; kp là hệ số thấm của vật liệu cọc: Phương pháp trộn ướt k p / k s =40 ("theo D.T. Bergado et al., 2004" ).
Độ lún của nền được gia cố sau 2 tháng: S1(t) = 47,96 (mm) và độ lún còn lại sau 2 tháng là
ΔS1 = 0,44 (mm)
3.2.2. Tính toán độ lún theo nguyên lý của hệ GRPS (phương pháp GRPS)
Trong bài báo này sẽ trình bày và phát triển một phương pháp GRPS trên cơ sở phương pháp tính toán của
the PWRC (2000) [5],[8]. Điểm mới được phát triển trong phương pháp GRPS là có xét tới ảnh hưởng của vải
địa kỹ thuật thông qua hệ số tập trung ứng sứng suất n, hệ số này chưa được xem xét trong các bước tính toán
thiết kế của the PWRC. Sơ đồ tính toán độ lún của hệ như hình 9.
Taûi phaân boá ñeàu P Sc
Ss Ss

Sc
Se

Ñaát yeáu
Lc Ñaá t yeáu
Coïc ñaát
Coïc ñaát
xi maêng
xi maêng
Vuøng ñaøn hoài
E P Vuøng deûo
Neàn ñaát toát Neàn ñaát toát

Hình 9. Sơ đồ tính toán độ lún theo phương pháp GRPS


Độ lún của cọc xi măng đất được xác định bởi công thức (6) ("theo the PWRC, 2000"):
Sc= ( c . Lc ) / Ec (6)

 c - ứng suất tác dụng vào cọc đất xi măng (SCP);  c = 186,5 kN/m2. Ec - mô đun của cọc đất xi măng
(SCP); lấy Ec=E50=120qu=180 Mpa; Lc - chiều dài cọc đất xi măng, và Lc =12m
186,5
Vậy: Sc = .12000 = 12,43 (mm)
180000
Độ lún của phần nền đất giữa các cọc đất xi măng được xác định bởi: S s  ( s / p ). S0 (7)
S0 -độ lún của nền đất khi chưa gia cố,được tính theo nguyên lý cộng lún từng lớp:
n 
S0 =  i  iz h =182,5mm.
i i
Ei

Trong đó:
Ei - môđun biến dạng của lớp đất chứa phân tố i; pi - áp lực gây lún trên lớp đất i (do tải trọng công trình
gây ra);
556 Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo

hi - chiều dày của lớp phân tố i; βi - hệ số điều chỉnh để xét đến ảnh hưởng cần chú ý;
p
 s - ứng suất tác dụng vào nền đất:  s  (8)
1  a ( n  1)
a - diện tích tương đối cọc đất xi măng a =Ac/A= 34,9% ; n - hệ số giảm độ lún hay hệ số tập trung ứng
suất, hệ số này đặc trưng cho hiệu quả việc xử lý nền, n=  c /  s . Hệ số này phụ thuộc vào độ cứng chịu kéo của
vải địa kỹ thuật, mô đun đàn hồi của cọc SCP và chiều cao nền đắp. Hệ số n được tra theo biểu đồ và được đề
xuất bởi Rutugandha Gangkhedkar (2004) [8].
25 25

Hệ số tập trung ứng suất,n


Hệ số tập trung ứng suất, n

20 20

15 15

10 10

5 Gia cường 5
Khô ng gia cường
0 0
10 100 1000 5000 10000 0 400 2000 4000 6000 8000 10000
Môđun đàn hồi của cọc E(MPa) Độ cứng vải địa(kN/m)

Hình 10. Hệ số tập trung ứng suất theo môđun cọc Hình 11. Hệ số tập trung ứng suất theo độ cứng vải địa
Với độ cứng chịu kéo của vải địa là 400kN/m và môđun đàn hồi của cọc SCP là 180MPa thì tra biểu đồ
trên hình 10 ta có n=17 (khi có xét tới gia cường vải địa kỹ thuật) và n=10,2 (khi không xét tới vải địa kỹ thuật).
Thay giá trị n vào công thức (7) và (8), ta tính được độ lún của nền đất giữa các cọc: Ss=27,7mm (khi có xét
tới gia cường vải địa kỹ thuật) và Ss=43,3mm (khi không xét tới vải địa kỹ thuật).
Độ lún lệch giữa nền đất và cọc SCP khi có xét tới vải địa kỹ thuật: ΔS1 = Ss - Sc = 27,7 - 12,43 =15,27mm
và độ lún lệch giữa nền đất và cọc SCP khi không xét tới vải địa kỹ thuật: ΔS2 = Ss - Sc = 43,3 - 12,43 =30,87mm
3.2.3. Tính toán độ lún bằng mô phỏng số (Plaxis 2D)
Độ lún lớn nhất của nền đất có gia cố hệ GRPS từ kết quả mô phỏng số là 14,63mm (hình 12).

a.Hệ số Fs theo Geoslope b. Hệ số Fs theo Plaxis


Hình 12. Kết quả chuyển vị từ phần mềm Plaxis 2D Hình 13. Hệ số an toàn từ phần mềm Geoslope và Plaxis
3.3. Kiểm tra sự ổn định của nền gia cố bằng hệ GRPS
Hệ số ổn định theo Plaxis là Fs=1,59 >1,2 và hệ số ổn định theo phần mềm Geoslop là 1,581. Vậy thỏa mãn
điều kiện ổn định trượt (Hình 13). So với việc xử lý nền đất yếu mà không có vải địa kỹ thuật thì hệ số ổn định
tính toán được là 1,42. Như vậy giải pháp GRPS cho được hệ số ổn định cao hơn cho nền đường.
Bảng 4. So sánh kết quả tính toán giữa một số phương pháp
Phương Phương pháp TCVN 9403:2012 Phương pháp GRPS Tính theo plaxis
pháp
Giá trị S = 48,4 mm S = 15,27 mm(khi xét tới VĐKT) S = 14,63 mm
độ lún S = 30,87 mm(khi không xét VĐKT)

Nhận xét: Kết quả trong bảng 4 đã cho thấy, việc sử dụng phương pháp đồng nhất tương đương [9] đã cho
kết quả tính toán cao hơn so kết quả tính toán theo phương pháp GRPS và phương pháp số. Giá trị độ lún trong
Nghiên cứu sơ đồ hợp lý cho hệ cọc đất xi măng có gia cường vải địa kỹ thuật dưới nền đường đắp 557

phương pháp GRPS nhỏ hơn tới  68,45% (khi có xét tới vải địa kỹ thuật) và  36,22% (khi không xét tới vải
địa kỹ thuật) so với tính toán theo phương pháp đồng nhất tương đương và chênh lệch  4,19% so với kết quả mô
phỏng số. Do vải địa kỹ thuật đã có tác dụng phân bố đều ứng suât trên đầu cọc đất xi măng nên làm giảm được
độ lún, nhưng vấn đề này đã bị bỏ qua khi tính toán theo phương pháp đồng nhất tương đương. Đồng thời chênh
lệch giữa 2 phương pháp này (nếu cùng bỏ quả ảnh hưởng của vải địa) lên tới  36,22% đã phản ánh sự khác biệt
trong nguyên lý tính toán giữa hai phương pháp. Như vậy phương pháp GRPS có xét đến hệ số tập trung ứng
suất n và vải địa đã cho kết quả độ lún nhỏ hơn nhiều so với thông thường.
3.4. Lựa chọn thông số thiết kế hợp lý cho hệ GRPS
Khi có tải trọng nền đắp tác dụng lên hệ thống cọc đất xi măng thì sự phân bố ứng suất và ảnh hưởng của
tải trọng nền đắp theo chiều sâu cọc thay đổi và giảm dần theo hướng ra xa tim đường (hình 14). Vì vậy, độ lún
đầu cọc và độ lún lệch của nền đường cũng có thể thay đổi theo từng vị trí tùy thuộc vào mức độ tập trung ứng
suất tại mỗi cọc bố trí (hình 15). Với các cọc từ 1 đến 6 thì mức độ giảm ứng suất tại các cọc là khoảng (5-22%)
nhưng bắt đầu từ vị trí cọc số 7 thì mức độ giảm ứng suất trên đầu cọc là lớn hơn nhiều (25-50%).
140 12
Ứng suất đầu cọc(kN/m2)

120 Độ lún đầu cọc (mm) 10


100 8
80
6
60
40 4

20 2
0 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Số hiệu cọc Số hiệu cọc

Hình 14. Ứng suất giảm dần theo phương ngang đường Hình 15. Độ lún thay đổi theo vị trí cọc SCP
Từ sơ đồ thay đổi ứng suất trên mặt cắt ngang đường, nhóm tác giả đề xuất bố trí bố trí chiều dài cọc thay
đổi theo ứng suất. Từ biểu đồ ứng suất (hình 14) có thể tính được độ giảm ứng suất tại các cọc, và độ giảm chiều
dài các cọc rồi bố trí lại theo phương ngang đường (hình 17). Kết quả phân tích bằng mô phỏng số cho sơ đồ bố
trí cọc theo trạng thái ứng suất được thể hiện trên hình (18,19). Độ lún nền đường đã có sự thay đổi đều đặn hơn
theo mặt cắt ngang đường.

Hoaït taûi phaân boá ñeàu Hoaï t taûi phaân boá ñeàu

Neàn ñaép Neàn ñaép

ñaát yeáu ñaá t yeáu

coïc ñaát 11 12 1314


9 10
xi maêng
8
7
5 6
4
2 3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1112 1314 1

Hình 16. Sơ đồ bố trí cọc SCP ban đầu Hình 17. Sơ đồ bố trí cọc SCP theo trạng thái ứng suất

Hình 18. Biểu đồ bao thể hiện mức độ chuyển vị đứng Hình 19. Biểu đồ bao thể hiện sự phân bố ứng suất
558 Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo

Giá trị độ lún trong sơ đồ hình 17 này đã tăng lên so với sơ đồ ban đầu (hình 20), mặc dù trị số độ lún lớn
nhất được thể hiện từ kết quả mô phỏng số là 19,25mm nhưng nhìn chung nó vẫn nằm trong phạm vi đảm bảo sự
ổn định của nền đường. Trong phạm vi gia tải, biểu đồ độ lún cũng có sự thay đổi tương đối đều đặn theo bề
rộng nền đường (độ lún lệch  22% ) so với sơ đồ ban đầu (độ lún lệch  51% ).
Hình 21 thể hiện giá trị ứng suất phân bố trên đầu cọc SCP và trên nền đất giữa các cọc. Sự chênh lệch ứng
suất giữa các cọc SCP cũng tương đối nhỏ hơn sơ đồ ban đầu. Như vậy sơ đồ bố trí lại chiều dài cọc theo ứng
suất đã cho sự thay đổi đều hơn về mặt độ lún nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định nền đường. Do vậy, hiệu quả
kinh tế-kỹ thuật có thể đạt được cao hơn khi sử dụng sơ đồ này trong gia cố hệ GRPS.
Khoảng cách từ tim nền đường (m) Khoảng cách từ tim nền đường (m)
0 240
(1)
0 5 10 15 20 25 200

Ứng suất (kN/m2)


-4
160
Độ lún (mm)

-8
120

-12 Phạm vi gia tải 80

40
-16 (2)
0
-20 0 5 10 15 20 25

Chú thích: (1) - Ứng suất tại các vị trí trên đầu cọc; (2) - Ứng suất tại các vị trí trên nền đất giữa các cọc;
Hình 20. Độ lún thay đổi theo bề rộng nền đường Hình 21. Trạng thái ứng suất theo bề rộng nền đường

4. Kết luận và kiến nghị


- Giải pháp dùng cọc đất xi măng kết hợp vải địa gia cường GRPS là sơ đồ hợp lý trong điều kiện thi công các
khối đắp cao như đường đầu cầu trong thành phố mà không phải chờ lún như các phương pháp thoát nước thẳng đứng.
- Bài báo phát triển phương pháp GRPS và có xét đến hệ số tập trung ứng suất n. Giá trị độ lún trong phương
pháp GRPS nhỏ hơn 68,45% (khi có xét tới vải địa kỹ thuật) và 36,22% (khi không xét tới vải địa kỹ thuật) so với
tính toán theo phương pháp đồng nhất tương đương và chênh lệch 4,19% so với kết quả mô phỏng số.
- Phương pháp GRPS có kết quả gần sát với phân tích phần tử hữu hạn, sự có mặt của vải địa và lớp cát đã
làm phân phối đều hơn ứng suất trên đầu cọc, làm giảm độ lún 32,23% đã cho thấy sơ đồ này hợp lý hơn so với
dùng cọc mũ thông thường.
- Trong điều kiện cho phép nên bố trí cọc có chiều dài thay đổi theo mặt cắt ngang đường trên phương
ngang đường có bề rộng lớn, phương án này sẽ làm giảm (22  55)% vật liệu cọc, góp phần giảm giá thành công
trình nhưng vẫn đảm bảo về ổn định và biến dạng.

Tài liệu tham khảo


[1] Công ty cổ phần CPU, hồ sơ địa chất công trình đường dẫn đầu cầu Trần Thị Lý, quận Hải Châu, T.P Đà Nẵng.
[2] D.T Bergado, J.C Chai, M.C Alfaro, A. Balasubramaniam. Những biện pháp cải tạo đất yếu trong xây dựng. NXB Giáo
dục, 1993.
[3] H.G.Poulos, F.ASCE (2007), Design Charts for Piles Supporting Embankments on Soft Clay, Journal of Geotechnical
and Geoenvironmental Engineering, Vol. 133, No. 5.
[4] H.L.Liu, W.W.Ng Charles, K.Fei (2007), Performance of a Geogrid-Reinforced and Pile-Supported Highway
Embankment over Soft Clay, Case Study. ©ASCE, ISSN.
[5] J.Han, M.Gabr,ASCE (2002), Numerical analysis of geosynthetic reinforced and pile-supported earth platform,
Geotechnical Journal.pp. 62-73.
[6] Ling Zhang, Minghua Zhao, Yuxia, HengZhao (2012) ,Semi- Analytical solutions for geosynthetic-reinforced and pile
supported embankment, Computers and Geotechnics, Journal homepage:www.elsevier.com/locate/compeo.
[7] M.P.Moseley and K. Kirsch (2005), Ground imrovement. Taylor & Francis Group.
[8] Rutugandha Gangkhedkar (2004), Geosynthetic reinforced pile supported embankments, The thesis at university of
Florida, USA.
[9] TCXDVN 9403–2012. Gia cố nền bằng trụ đất xi măng. Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội.

View publication stats

You might also like