You are on page 1of 18

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

CHỦ ĐỀ: “GAP YEAR”


NỘI DUNG:
1. Bối cảnh thực hiện truyền thông
2. Mục tiêu truyền thông
3. Đối tượng truyền thông
4. Chiến lược truyền thông
5. Thông điệp chủ đạo
6. Công cụ truyền thông lựa chọn
7. Chương trình truyền thông
8. Dự toán kinh phí

THÔNG TIN CHUNG:


Nhóm 4 – Truyền Thông Đa Phương Tiện C
Nhóm trưởng: Vũ Đặng Châu Anh
Thành viên:
1. Lê Như Trang 8. Nguyễn Quang Huy
2. Đỗ Thị Hồng Ngọc 9. Trần Cao Minh Hà
3. Vũ Đặng Châu Anh 10. Hà Thị Kim Ngân
4. Nguyễn Thị Lan Anh 11. Đặng Thị Phương Anh
5. Phạm Thị Phương Thảo 12. Nguyễn Thị Minh Anh
6. Bùi Khánh Linh 13. Đào Thị Thu Ngân
7. Nguyễn Thị Phương Mai

1
1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG:
Theo số liệu báo cáo từ một khảo sát về Gap Year năm 2015
từ Viện Nghiên cứu American Gap Association
 98% sinh viên trả lời thời gian nghỉ học giúp họ có cơ hội phát
triển, trưởng thành hơn về mặt con người.
 84% cho biết họ có được kỹ năng nghề nghiệp hữu ích sau khi
Gap Year
 77% nói rằng khoảng thời gian không phải chịu áp lực về thi
cử , thành tích, điểm số đã giúp họ suy nghĩ và xác định được
mục đích cho cuộc sống.
 73% học sinh cảm thấy sẵn sàng quay trở lại trường để học đại
học sau khoảng thời gian nghỉ để trải nghiệm cuộc sống.
Với phương Tây, “Gap year” là một điều bình thường thì ở
nước ta khái niệm “Gap year” chưa thực sự phổ biến và việc
hiểu chưa đúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch học
tập ở nước ngoài. Vậy “Gap year” là gì?
“Gap year” có thể hiểu là thời gian “nghỉ giữa hiệp” kéo
dài 6 tháng đến một năm, được hiểu là cơ hội để bạn trẻ rời bỏ
sách vở, rời bỏ giảng đường quen thuộc để có thể thỏa trải
nghiệm những điều bản thân mong ước. “Gap Year” không
mang mục đích nghỉ dưỡng mà sẽ hướng các bạn trẻ theo đuổi
các hoạt động có ý nghĩa phát triển bản thân, đem đến kinh
nghiệm sống thực tế từ các hoạt động trải nghiệm đã định hướng
từ trước, hoặc từ những dự án lâu dài mà bạn sẽ không có cơ hội
thực hiện bởi quá nhiều vướng bận trong năm.
“Gap year” là lựa chọn của rất nhiều học sinh xuất phát từ
tâm thế vừa phấn khích vừa lo lắng trước ngưỡng cửa đại học
hay thậm chí những bạn trẻ đang học đại học cũng có thể lựa
chọn bảo lưu ngành học để Gap year giữa chừng.
2. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG:
- Truyền tải được thông điệp “ Hãy Gap year đúng cách”

3. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG:

2
- Học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 và chuẩn bị lên đại học
- Sinh viên đại học
- Phụ huynh và gia đình của học sinh, sinh viên
- Xã hội
4. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG:
- Sử dụng hình ảnh, video, bài viết quảng bá trên Fanpage:
“Gap year or not?”
- Thực hiện truyền thông ở các buổi tìm hiểu giới trẻ
5. THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO:
- “Gap year” chỉ thật sự mang lại hiệu quả nếu bạn có một
định hướng và kế hoạch rõ ràng còn nếu không thì nó chỉ
là sự lãng phí cả về tiền bạc lẫn thời gian.
6. CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG LỰA CHỌN:
- Các trang MXH: Facebook, Youtube, Tiktok
- Truyền thông trực tiếp: Diễn kịch, workshop, buổi giao
lưu,…
7. CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG:
- Xây dựng và phát triển fanpage “Gap year or not”
- Thực hiện diễn kịch “Gap year không có kế hoạch là
sự lãng phí thời gian”
- Thực hiện cuộc phỏng vấn khảo sát các đối tượng
quan điểm về “ Có nên thực hiện Gap year hay
không?”

3
HOẠT ĐỘNG 1: Xây dựng và phát triển fanpage “Gap year or
not”:

- Mục tiêu:
+ Đạt mốc 1000 like trong vòng 02 tháng
+ Mỗi tuần tối thiểu 3 bài đăng, lượt tiếp cận trung bình
các bài viết luôn tăng 20% so với bài cũ
+ Hiệu quả của Trang luôn giữ ở mức: Tốt
- Thời gian thực hiện:
2 tháng (Bắt đầu từ 1/12/2022 đến 29/1/2023)
- Nội dung:
+ Đăng bài viết các khía cạnh liên quan đến “Gap year”:
khái niệm, lợi ích, tác hại, làm thế nào để “Gap year” đúng
cách?
+ Đăng tải video phỏng vấn các đối tượng về quan điểm và
trải nghiệm “Gap year”
+ Chia sẻ câu chuyện, tâm sự của những người đã từng
hoặc đang có ý định “Gap year” gửi đến cho fanpage dưới
dạng podcast
+ Gameshow mini tặng quà
+ Kết hợp các kênh Youtube, Tiktok để thực hiện chiến
dịch truyền thông

4
- Chi tiết thực hiện:

Thời gian Mục tiêu Nội dung


Tuần 1&2 - Đạt mốc 300 like - Gap year được hiểu như
(1/12 - - Cung cấp kiến thức thế nào?
15/12) cơ bản về Gap year - Thực trạng Gap year ở
- Giới thiệu thực trạng nước ta hiện nay
Gap year hiện nay
Tuần 3&4 - Đạt mốc 600 like - 10 lý do bạn nên có một kì
(16/12 - - Cung cấp lợi ích, tác Gap year
30/12) hại của việc Gap year - Tác hại của việc Gap year
không có kế hoạch cụ thể
Tuần 5&6 - Đạt mốc 800 like - Video phỏng vấn khảo sát:
(31/12/ - - Tìm hiểu quan điểm Các đối tượng suy nghĩ như
13/1/) của các đối tượng về thế nào về vấn đề “Gap
Gap year year”
Tuần 7 - Đạt mốc 900 like - Một số nhân vật Gap year
(14/1 - - Tìm hiểu những nhân thành công/thất bại và
21/1) vật đã Gap year thành những thành tựu/kinh
công/thất bại nghiệm của họ
Tuần 8 - Đạt mốc 1000 like - Cập nhật kết quả sau 02
(22/1 - - Kết quả của dự án tháng hoạt động fanpage
29/1) - Tiếp tục duy trì hoạt - Chia sẻ của mọi người khi
động fanpage cùng các biết được nhiều thông tin về
kênh truyền thông khác Gap year hơn
Các ban Phân công công việc Người phụ

5
trách
Ban quản trị Đăng bài, quản lý, tương tác các Trang, Châu,
viên hoạt động của fanpage Linh
Ban nội dung Lên chủ đề, nội dung của các bài Phương Anh,
viết Huy, Minh
Anh
Ban kỹ thuật Chỉnh sửa, xử lý hình ảnh, video Thảo, Hà,
hình ảnh Mai, Thu
Ngân
Ban chiến lược Đề ra kế hoạch truyền thông và Ngọc, Kim
truyền thông định hướng phát triển fanpage Ngân, Lan
Anh

HOẠT ĐỘNG 2: Diễn kịch chủ đề “Gap year”

- Mục tiêu: Truyền thông về hậu quả khi “Gap year sai
cách”
- Thời gian thực hiện: 01 tháng (8/12/2022 – 8/1/2023)
- Nội dung:
+ Các thành viên trong nhóm tập diễn vở kịch “Bài học
đầu đời”
+ Quay video đăng lên fanpage “Gap year or not” và các
kênh truyền thông khác hoặc biểu diễn trực tiếp

- Chi tiết thực hiện:

6
Các ban Phân công công việc Người phụ trách
Ban nội dung Lên ý tưởng, hoàn Huy, Lan Anh,
cảnh cho câu chuyện Linh, Hà
Ban kịch bản Viết kịch bản, chi tiết Trang, Châu,
cho câu chuyện Phương Anh
Ban âm thanh Chuẩn bị các hiệu Mai, Ngọc, Minh
ứng âm thanh có Anh
trong vở kịch
Ban hậu cần Chuẩn bị đạo cụ cho Kim Ngân, Thu
các cảnh diễn Ngân, Thảo

HOẠT ĐỘNG 3: Phỏng vấn khảo sát các đối tượng “Có nên thực
hiện Gap year hay không?”

- Mục tiêu: Truyền thông về thực trạng Gap year hiện nay
và quan điểm của các đối tượng
- Thời gian thực hiện: 02 tuần (4/12/2022 – 18/12/2022)
- Nội dung:
+ Thực hiện phỏng vấn với các đối tượng: học sinh cấp 3,
sinh viên đại học, phụ huynh, giảng viên các câu hỏi:
 Anh/chị có biết đến thuật ngữ “Gap year” hay
không?
 Anh/chị đã từng thực hiện hoặc có suy nghĩ “Gap
year” chưa?
 Quan điểm của anh/chị về việc “Gap year”
 Lợi ích, tác hại của việc “Gap year”
7
 Phụ huynh có chấp nhận cho con mình có 1 kì “Gap
year” trong điều kiện phù hợp hay không?
 Nếu có cơ hội thực hiện 1 kì “Gap year”, bạn sẽ lên
kế hoạch như thế nào?
 Làm thế nào để “Gap year” đúng cách

+ Đăng tải video phỏng vấn lên fanpage “Gap year or not”
và các kênh truyền thông khác

- Chi tiết thực hiện:

Các ban Phân công công việc Người phụ trách


Ban phóng Thực hiện phỏng vấn Trang, Châu Anh,
viên các đối tượng Thảo
Ban nội dung Chuẩn bị các câu hỏi Lan Anh, Phương
phỏng vấn, nội dung Anh, Ngọc
trình bày trên video
Ban xử lý Xử lý video phỏng Mai, Linh, Hà,
hình ảnh vấn Huy
Ban hậu cần Chuẩn bị đạo cụ máy Kim Ngân, Thu
ghi âm, máy quay Ngân, Minh Anh

8. DỰ TOÁN KINH PHÍ:

Nội Vật Rate Số Thành


STT dung dụng VND Đơn vị lượng tiền
Diễn In ấn

8
1 kịch tài liệu 45.000 1 45.000
Phỏng Kẹo
2 vấn tặng 35.000 gói 2 70.000
Tổng
cộng 115.000

KỊCH BẢN “BÀI HỌC ĐẦU ĐỜI”


NHÓM 4: CHỦ ĐỀ “GAP YEAR”
I. Bảng phân vai:
 Phương Thảo: Người dẫn truyện
 Trần Hà: Nhân vật chính
 Châu: Người bạn của Hà

9
 Lan Anh: Mẹ Hà
 Minh Anh: Cô ở phòng CTSV
 Phương Anh: Khách sale
 Khánh Linh: Sếp
 Như Trang: Chủ quán đồ ăn Hà làm việc
 Nguyễn Huy: Khách 1
 Hồng Ngọc: Khách 2
 Kim Ngân & Thu Ngân: Đạo cụ
 Phương Mai: Hiệu ứng âm thanh
II. Đạo cụ:
 1 bàn + 3 ghế (ngồi học + quán trà đá + quán ăn)
 2 chiếc điện thoại + 1 laptop (làm việc)
 Chiếu, gối
 Giấy biển “Phòng CTSV”, bút, sổ ghi, tập giấy tài liệu, vở học
 2 ly trà đá
 1 Dĩa, 2 chén, 1 tô, 2 đôi đũa - (Bàn ăn khách)
III. Diễn biến câu chuyện:
Cảnh 1: Lớp học chán nản của Hà
Cảnh 2: Trà đá Hà & Châu tâm sự -> Châu bảo Hà có thể đi trải nghiệm
sự đời bằng cách đi làm ở công ty Châu
Cảnh 3: Hà về nhà, tâm sự bố mẹ muốn Gap year trải nghiệm -> bố mẹ
ủng hộ, khuyên nên có kế hoạch đừng có lãng phí thời gian
Cảnh 4: Hà lên phòng CTSV làm thủ tục Gap year -> vui mừng vì cuối
cùng cũng được trải nghiệm
Cảnh 5: Ngày đầu đi làm, công việc sale chưa vất vả vì là người mới,
dần dần cv ngày càng nặng, khách gọi chửi, tháng này e làm ko đủ chỉ
tiêu-> trừ lương - sếp chửi-> đuổi việc
Cảnh 6: Hà gọi điện tâm sự với Châu, nghĩ đến việc đi chạy bàn kiếm
tiền trang trải những tháng Gap year còn lại
Cảnh 7: Khách trong quán cố tình gây chuyện Hà -> chủ quán trách
móc Hà: làm cv phải thế này thế kia, ko được làm trái ý khách.
Cảnh 8: Hà gọi điện thoại cho mẹ, mẹ bảo chị Ngọc hàng xóm hay dắt
mày đi chơi hồi nhỏ học giỏi, đậu thạc sĩ giờ đang làm giám đốc -> Hà
suy nghĩ, tâm sự với mẹ về việc cảm thấy Gap year thất bại, muốn đi
học lại
Cảnh 9: Hà lên phòng CTSV nộp giấy để đi học lại, vui mừng vì quay
trở lại trường học
Cảnh 10: Hà đi học lại vui vẻ và phấn khởi
IV/ Chi tiết câu chuyện:
Cảnh 1: Lớp học chán nản của Hà:
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài (ngồi học không tập trung,
ngáp)

10
Hà - một chàng trai 19 tuổi, Hà hiện đang là sinh viên năm nhất. Lần
đầu phải tách khỏi sự hỗ trợ của bố mẹ, chuyển đến sống ở một thành
phố xa lạ, Hà khó mà thích nghi được với nhịp sống nơi đây. Từ chi phí
sinh hoạt đến bài vở trên trường, tất cả đều làm cho Hà thấy ngợp, chán
nản.
Vốn học lực chỉ ở tầm trung, nên việc đuổi theo kiến thức với Hà là một
thử thách lớn, hơn nữa vì bản tính hiền lành ít nói, Hà cũng khó để hoà
nhập với các bạn xung quanh, lúc lên lớp Hà luôn ngủ và cảm thấy chản
nản với việc học.
*Tiếng chuông tan học*
Mỗi ngày của Hà lặp đi lặp lại từ việc đến trường, rồi về nhà, ăn cơm, đi
ngủ. Hà sớm đã chán ngấy cái cuộc sống vô vị này, cảm thấy không có
phương hướng cho tương lai.
Cảnh 2: Châu & Hà đi trà đá: Châu gợi ý Hà có thể trải đời bằng
cách đi làm ở công ty Châu:
Trong phòng trọ:
*Tiếng chuông điện thoại*
Châu: “Lô bạn ơi, lâu lắm không gặp, đi ngồi tí tâm sự đi, dạo này tao
bận quá.”
Hà: “Ừ được đấy, kiếm gì ăn đi, tao chán quá chả biết ăn gì định nhịn
luôn cho xong. ”
Châu: “Ok, quán cũ nhá.”
Châu - là bạn chơi với Hà từ hồi cấp 3, 2 đứa thường đi học chung, chơi
chung, coi nhau như anh em tốt. Trái với Hà, Châu chọn con đường đi
làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Ở quán trà đá:
Bối cảnh: Hai người đang ngồi bên một quán trà đá ven đường xung
quanh một số người đang ngồi uống trà đá.
Hà: “Thế lâu nay mày làm gì rồi, có ổn không hay cũng nay đây mai đó
thế?”
Châu: “May mà cũng tìm được chỗ làm ok lắm mày ạ, anh chị làm việc
nghiêm túc nhưng bù lại mình chăm chỉ cố gắng nên mọi người cũng
quý lắm. Còn mày sao rồi, học hành ổn không, hay thiếu tao mày học
không nổi.”
Hà: “Chán vãi ấy, học hành thì áp lực, chả có thời gian đi chơi bạn bè gì,
tao thấy cứ thế này không ổn mày ạ.”
Châu: “Khó nhỉ, tao chả đi học nên không hiểu mà an ủi mày thế nào,
mà nếu thế hay mày bảo lưu lấy 1 năm, đi làm trải nghiệm giống tao đây
này.”
Hà: “Cũng muốn bung ra đi trải một thời gian, học hỏi, thay đổi lối sống,
mà tao sợ bố mẹ tao lo, cũng chưa biết nghỉ rồi sẽ làm gì.” - Hà chán
chường nhìn xa xăm.

11
Châu: “Thì cứ nghỉ đi, qua chỗ tao làm cũng ổn mà, vừa hay đang tuyển
nhân viên. Có thời gian nghỉ ngơi, vừa học thêm được kinh nghiệm làm
việc.”
Hà: “Ừ không mấy có gì mày giới thiệu tao qua đó đi, tao suy nghĩ thêm
rồi nói bố mẹ xem sao.”
Cảnh 3: Hà về nhà, gọi điện bố mẹ tâm sự ước muốn Gap year:
Ở phòng trọ của Hà:
Sau cuộc trò chuyện với Châu, Hà cũng đắn đo suy nghĩ nhiều, nên
quyết định sẽ hỏi thêm ý kiến bố mẹ xem thế nào.
Hà: “Alo, bố mẹ à, ở nhà mình ăn cơm chưa ạ?”
Lan Anh: “Bố mẹ đang ăn cơm rồi.Thế việc học hành con ổn không, có
áp lực gì không, có chuyện gì cũng phải nói với bố mẹ đấy. Lo ăn uống
vào con ạ, mẹ thấy con gầy đi nhiều.”
Hà: “Có chuyện này…”
Lan Anh: “Sao thế? Con nói đi?”
Hà: “Con thấy con không theo được mọi người, mà đi học cứ cảm thấy
chán nản suốt ấy ạ. Con đã thử cố gắng để theo bạn nhưng mà con cứ
cảm thấy thiếu sự trải nghiệm.Con muốn xin bảo lưu 1 năm học, đi làm
để trải nghiệm, với lại suốt thời gian vừa rồi con thấy con không thể kết
nối được với bạn bè. Bố mẹ nghĩ sao ạ?”
Lan Anh: “Con đã 19 tuổi rồi, con có quyền quyết định những gì thứ
mình muốn, bố và mẹ thì luôn ủng hộ con. Nhưng mà con này, con phải
suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn đấy, 1 năm đó là quãng thời gian dài, con
phải có kế hoạch cho 1 năm đấy tỉ mỉ, rõ ràng, bố mẹ không muốn con
lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa”
Hà: “Vâng ạ, con sẽ dùng 1 năm này để làm những điều ý nghĩa, cảm
ơn bố mẹ vì đã luôn ủng hộ con”
Hà cúp máy, với tâm trạng phấn khởi, cậu nóng lòng không biết tiếp
theo mình sẽ được làm những gì. Hà vội chuẩn bị giấy tờ để ngày mai
lên phòng giáo dục nộp đơn xin bảo lưu để được nghỉ.
Cảnh 4: Hà lên phòng giáo dục làm thủ tục Gap year:
Ở phòng CTSV
Minh Anh : “Mời vào”
Hà: “Em chào cô, em đến nộp đơn xin bảo lưu kết quả học tập ạ”
Minh Anh: “Em nộp đơn cho cô nhé, sao bảo lưu thế em?”
Hà đưa tờ đơn cho cô: “Em thấy hơi áp lực việc học nên muốn thử đi
làm xem sao ạ”
Minh Anh: “Thế à, lớp trẻ bây giờ có vẻ không ngại thử thách nhỉ, hy
vọng em đã đưa ra quyết định đúng nhé”
Hà: “Em cảm ơn cô, chào cô ạ”
Hà bước ra khỏi phòng, gương mặt Hà vui vẻ, háo hức vì sắp được làm
những gì mình muốn, cậu không biết rằng tương lai mình sắp phải đối

12
mặt với những “giông bão” đầu tiên của cuộc đời. Cậu không hay bản
thân đã lựa chọn con đường như thế nào.
Cảnh 5: Công việc sale ngày càng nặng, khách chửi, sếp chửi, Hà
bị đuổi việc:
Tại văn phòng:
Một ngày nọ - khi Hà đang làm việc.
*Chuông điện thoại reo*
Hà: “Xin chào, Trần Hà nhân viên sale của NT xin nghe ạ”
Phương Anh: “Các cậu tư vấn cho tôi sản phẩm đếch gì mà trắng da với
cả sáng da. Tôi bôi cả tháng trời chả thấy tác dụng mẹ gì? Định lừa đảo
đấy à?”
Hà: “Dạ em chào chị, chị cho em xin thông tin để kiểm tra lại đơn hàng
của mình với ạ?”
Phương Anh: “Không cần thông tin gì cả, tôi đã khiếu nại lên công ty vì
cậu tư vấn vớ vẩn cho tôi rồi, tôi cho cậu hay, tôi gặp không ít kiểu sale
như cậu rồi, chờ bị đuổi việc đi, thứ kem chết tiệt bôi vào không trắng
lên còn bắt nắng, đúng là tiền mất tật mang.”
*Bip bip bip…*
Hà: “Dạ chị ơi, đợi chút ạ, chị ơi…?”
*Khách hàng tức giận chửi bới, Hà chưa kịp hiểu chuyện gì thì Sếp đi
đến kèm theo một xấp tài liệu đập xuống bàn.*
Khánh Linh: “Cái này mà cũng gọi là báo cáo doanh thu sale à, cậu làm
việc kiểu gì thế này? Nếu thấy mình làm không được, thì tốt nhất là nghỉ
đi cho người khác làm!”
Khánh Linh: “Còn nữa, tôi đã nghe khách hàng khiếu nại rồi, ở cái công
ty này đã bị khiếu nại thì không còn tư cách làm việc nữa, chúng tôi
không làm việc kiểu vô trách nhiệm như thế. Đến phòng nhân sự nhận
lương rồi dọn đồ luôn đi”
Hà: “Ơ nhưng mà sếp…”
Khánh Linh: “Không có nhưng nhị gì cả, hơn nữa tôi sẽ trừ lương của
cậu vào các lỗi vi phạm gây ra tổn thất cho công ty” - Sếp nói rồi quay
lưng ngoắt đi
Hà bần thần, không tin vào những điều mình vừa nghe thấy, Hà không
hiểu chuyện gì đang xảy ra, chỉ mới làm việc được một thời gian ngắn,
chưa kịp làm quen với mọi thứ, còn nhiều sai sót, tuy được mọi người
chỉ bảo và bỏ qua nhiều lần, với cái tính chậm nhớ Hà vẫn liên tục mắc
lỗi sai. Có lẽ đây là lý do khiến sếp và đồng nghiệp cảm thấy Hà là gánh
nặng của tổ, cộng với những khiếu nại từ khách hàng, cậu đã bị đuổi
việc.
Hà thở một hơi dài rồi thu dọn đồ đạc trong tâm trạng lòng nặng trĩu.
Cảnh 6: Hà tâm sự với Châu về công việc, nghĩ tới việc chạy bàn
kiếm tiền trang trải cuộc sống:

13
Buổi tối khi về đến căn phòng trọ của mình, Hà thẫn người, ngồi rụp
xuống, thở một hơi thật dài, Hà nghĩ rằng bản thân mình đã cố gắng hết
sức để làm việc, tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy? Bỗng nhiên
tiếng chuông điện thoại vang lên
*Tiếng chuông điện thoại*
Châu: “Ủa alo, sao tao mới nghỉ có 1 ngày mà mày bị đuổi việc rồi thế?”
Hà: “Biết thế đếch nào được, bà quản lý bảo là đuổi tao với lý do không
hoàn thành đủ chỉ tiêu tháng này cả vụ thái độ không tốt với khách hàng,
trong khi tao đếch hiểu tao thái độ gì với khách?”
Châu: “Vãi ạ, chỉ thế thôi mà bị đuổi á?”
Hà: “ Tao cảm thấy bà í đang việc cớ để đuổi việc tao thôi, bà ấy bảo
tháng này tao không đủ chỉ tiêu KPI và có nhiều lỗi nên trừ hết vào
lương rồi, còn lại chả được bao nhiêu.”
Châu: “Số mày xu vãi, bà này bả khó tính cực kì, thế bây giờ mày tính
sao đây?”
Hà: “Chưa biết nữa, chắc tao đi chạy bàn mà kiếm sống qua ngày chứ
sao giờ.”
Châu: “Haizz thôi mày ạ, không có việc này thì có việc khác.”
Hà tắt máy, ánh mắt thoáng đượm nét hoang mang, Hà không biết rằng
liệu mình có đang đi sai hướng không, không có một kế hoạch gì cụ thể.
Hà ngỡ ngàng, thật sự không ngờ rằng để kiếm được đồng tiền lại vất
vả đến thế, không ngờ rằng bản thân mình còn quá non nớt để vội lao ra
đời.
Cảnh 7: Khách ở quán cố tình gây chuyện Hà, chủ quán trách
mắng:
4 tháng sau, Hà đã xin được làm phụ việc trong một hàng ăn, tiền lương
cũng đủ sống, nhưng bù lại Hà học được cách quản lý chi tiêu, học
được nghề pha chế và nấu ăn, cũng như là quen được nhiều đồng
nghiệp mới.
Tuy nhiên, bất kì công việc nào đều có những quy định riêng, một lần nọ
khách hàng bắt đầu phàn nàn về chất lượng dịch vụ ngày càng kém,
hầu hết là vào ca làm của Hà.
Huy: “Nhân viên đâu?” - vị khách lớn tiếng
Hà: “Vâng? Em là nhân viên đây ạ, có chuyện gì thế ạ?”
Huy: “Bọn mày xem làm ăn như nào, tao gọi 1 kiểu, bưng ra 1 kiểu, bây
giờ tao đếch ăn được cái này, thì tính làm sao đây.”
Hà: “Dạ anh chị xem lại giúp em sai sót thế nào, chứ bếp làm theo đúng
như anh chị order đấy ạ!”
Huy: “Thế ý mày bọn tao sai à, ý là tao đang gây sự với mày chứ gì?
Thái độ mày là như nào?” - Hất đồ - “Chủ mày đâu?”
Trang: “Em chào anh chị, em là chủ quán, có chuyện gì thế ạ?”
Huy: “Đi mà hỏi lại nhân viên của mày.”
Trang: “Hà, chuyện này là sao?”

14
Hà: “Khi nãy khách order như nào em đem lên đúng như thế, mà bây
giờ lại bảo là lên món nhầm, em chưa kịp nói gì anh đã cáu lên như thế
rồi.”
Trang: “Em xin lỗi khách đi, có như thế nào lát chị nói chuyện với em
sau” - Chị chủ quán quát Hà
Hà: “Nhưng mà…”
*Dù rằng không phục nhưng trước tình hình căng thẳng lúc này, Hà
đành ngậm ngùi xin lỗi, Hà cúi đầu.*
Hà: “Em xin lỗi anh chị, mong anh chị bỏ qua ạ, chúng em sẽ lên lại món
ngay ạ.”
Trang: “Hy vọng anh chị bỏ qua, bạn ấy mới đi làm chưa biết cách cư xử
chừng mực.”
Vị khách vẻ mặt đã bớt phần căng thẳng nhưng vẫn còn thể hiện vẻ
khinh thường.
Ngọc: “Thôi được rồi anh, người ta đi làm cũng đâu đâu dễ dàng đâu,
bỏ qua cho em nó, mình ăn món khác”
Huy: “Được rồi, chỉ bỏ qua lần này thôi đấy”
Trang: “Vâng, em xin lỗi anh chị về sự cố lần này, để biểu đạt thành ý thì
hôm nay bàn mình chỉ cần thanh toán một nửa hóa đơn thôi ạ”
Ngọc: “Được rồi em, không sao đâu, lần sau rút kinh nghiệm nhé!”
Ở trong bếp:
Trang: “Sao thế hả Hà? Cho dù khách có cáu gắt, yêu cầu như thế nào
đi nữa thì em cũng phải nhịn chứ, em phải nhận lỗi sai về mình và xin lỗi
khách hàng chứ?”
Hà: “Nhưng chị ơi, rõ ràng là họ cố ý gây sự với mình, thế thì cũng phải
nhịn ạ?
Trang: “Có những thứ trong cuộc sống này em không muốn nhịn cũng
phải nhịn… Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, họ gây chuyện như
thế là muốn người ta đàm tiếu quán mình, em không thể đứng đấy đôi
co với khách được, để làm gì, để họ đạt được mục đích à? Em nhìn
xem vừa rồi có bao nhiêu khách hàng chứng kiến, bao nhiêu cái điện
thoại quay lại, em có nghĩ đến hậu quả hay không?”
Hà: “Tại em thấy người ta đang cố tình gây sự, chứ em sai em nhận
ngay, việc gì mà phải…- Hà muốn nói lý, chợt ngưng lại rồi trầm ngâm -
“em xin lỗi chị” - Giọng Hà trầm xuống
Trang: “Thôi được rồi em đi làm việc tiếp đi, nhớ rút kinh nghiệm lần
sau, đừng để những việc như ngày hôm nay tái diễn lần nào nữa.”
Hà: “Vâng, em biết rồi ạ”
*Hà thở dài, quay vào bếp làm việc*
Cảnh 8: Qua cuộc nói chuyện với mẹ về chị Ngọc hàng xóm giỏi
giang, Hà ngẫm lại bản thân, Hà muốn đi học lại
Một buổi tối, Hà gọi điện thoại cho mẹ:
Hà: “Mẹ à, mẹ ăn cơm tối chưa?”

15
Lan Anh: “Mẹ ăn rồi, con hôm nay đi làm có vất vả không?”
Hà: “Không vất vả đâu mẹ, con vẫn ổn. Bố đâu rồi mẹ?
Lan Anh: “Bố mày sang nhà chị Ngọc con bác Hồng ăn mừng rồi con,
cái chị Ngọc mà hồi nhỏ hay dẫn mày đi chơi í”
Hà: “Ăn mừng gì thế mẹ”
Lan Anh: “À, cái Ngọc nó học giỏi đậu thạc sĩ bây giờ lại được làm cho
công ty nước ngoài, lương tháng 2000 Đô con ạ, gia đình bác Hồng
mừng lắm mở tiệc đấy”
Hà: “Thế ạ…” - Giọng Hà trầm xuống - “Mẹ ơi, có chuyện này…”
Lan Anh: “Sao thế? Có chuyện gì hả? Con cứ nói đi”
Hà: “Hồi trước con xin bố mẹ 1 thời gian nghỉ để đi làm, để trải nghiệm
cuộc sống ấy, nhưng mà dần bây giờ con nhận ra nó lãng phí thời gian
quá mẹ ạ.”
Lan Anh: “Tại sao con lại nghĩ như thế?”
Hà: “Tại con thấy con chỉ lao đầu vào làm việc xong khi bị đuổi thì cũng
chả có được kế hoạch gì thêm nữa rồi con đi chạy bàn, thời gian qua
con chưa làm được điều gì thật sự ý nghĩa cả”
Lan Anh: “Bây giờ con muốn như thế nào?”
Hà: “Con cảm thấy là con muốn quay trở lại trường học mẹ ạ”
Lan Anh: “Thế này con ạ, mẹ và bố con luôn ủng hộ quyết định của
con,vì bố me cảm thấy con đã lớn rồi và con có quyền quyết định những
việc mình muốn làm và đương nhiên con cũng phải chịu trách nhiệm
cho những việc đó, đúng không?”
Hà: “Đúng ạ”
Lan Anh: “Khi nghe con bảo muốn tạm nghỉ ở trường 1 năm để đi trải
nghiệm cuộc sống thì bố mẹ cũng cảm thấy có lẽ đó sẽ là một trải
nghiệm thú vị cho con, ít ra nó cũng sẽ cho con một bài học gì đấy. Con
phải đề ra kế hoạch cụ thể rằng mình muốn làm những gì và mình sẽ
đạt được những gì, bởi 1 năm đâu phải là ngắn đâu con, bản thân con
cũng nhận ra, thời gian vừa rồi con đã lãng phí, không đề ra được mục
tiêu phấn đấu. Đây là bài học mà mẹ hy vọng rằng con sẽ không quên,
và mẹ mong con cũng nhận ra con được gì và mất gì qua sự việc này.”
Hà: “Con xin lỗi mẹ”
Lan Anh: “Con hãy hiểu rằng lãng phí thời gian là sự ngược đãi bản
thân mình”
Hà: “Con hiểu rồi ạ”
Lan Anh: “Hiểu là tốt, còn về việc đi học lại thì bố mẹ đồng ý, còn vài
tháng nữa là qua năm học mới rồi, quay trở lại trường và cố gắng học
hành con nhé, chú ý ăn uống điều độ vào, con biết tự chăm sóc bản
thân mình mà, đúng không?”
Hà: “Vâng ạ, con cảm ơn mẹ” - Hà nở nụ cười phấn khởi
Cảnh 9: Hà lên phòng giáo dục xin giấy đi học lại, vui mừng vì quay
trở lại trường học:

16
Qua năm học mới, Hà lên phòng CTSV làm thủ tục để đi học lại
Minh Anh: “Mời vào”
Hà: “Em chào cô, năm trước em có làm thủ tục xin bảo lưu 1 năm, hôm
nay em đến nộp đơn để đi học lại ạ”
Hà bước ra khỏi phòng, thở phào nhẹ nhõm, gương mặt Hà vui vẻ, hào
hứng vì sắp được quay trở lại trường học
Cảnh 10: Hà đi học lại vui vẻ và phấn khởi:
Kể từ ngày đi học lại, Hà rất chăm chỉ học tập, tham gia hoạt động nhiệt
tình. Ngoài ra cậu còn biết đặt ra mục tiêu phấn đấu, lên kế hoạch cho
từng công việc một, biết sắp xếp cái gì học trước cái gì làm sau, và biết
phân biệt đúng sai. Cậu cũng không còn gắt gỏng khi không được nhân
viên phục vụ như ý, vì cậu hiểu đời người ai cũng phải gặp sai sót, chỉ
cần ta biết cách nói chuyện và một tấm lòng bao dung.
Quay trở lại trường học sau 1 năm tạm nghỉ, Hà đã rút ra bài học rằng
làm việc gì cũng nên có kế hoạch và “Gap year” chỉ thật sự mang lại
hiệu quả nếu bạn có định hướng, mục tiêu rõ ràng, còn nếu không thì nó
chỉ là sự lãng phí cả về tiền bạc lẫn thời gian vào những chuyện vô
nghĩa.

17
18

You might also like