You are on page 1of 8

Học phần: Thiết kế và Quản trị Website

Mã học phần: JOU3071 2


Giảng viên: TS. Trần Duy
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Thành viên:
• Chử Thị Phương Anh - 19030051
• Đỗ Nhật Minh - 19031373
• Bùi Kim Anh - 19031324
• Nguyễn Thị Phương Anh - 19031331
• Nguyễn Thu Hằng - 20030278

BÁO CÁO CUỐI KỲ


Đánh giá thành công, hạn chế của website nhóm đã xây dựng theo bản kế hoạch đầu
năm, đánh giá sự đóng góp của các thành viên

1. Giới thiệu website Học PR, làm PR

Website được lên ý tưởng và xây dựng từ thực tiễn: Ngành học Quan hệ công chúng
(PR) hiện nay còn là một khái niệm tương đối mới mẻ với các bạn học sinh cấp 3, đặc
biệt là lớp 12. Việc tìm kiếm các thông tin về ngành học này tại các trường Đại học
còn nhiều bất cập, khó khăn. Do đó, nó dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về hiểu biết
tổng quan của các bạn khi chọn trường Đại học và ngành học phù hợp.

Trong khi đó, việc chọn ngành là một việc vô cùng quan trọng và rất được quan tâm.
Một ngành học có thể có nhiều trường đào tạo khác nhau. Tuy nhiên học sinh khi đi
tìm hiểu về ngành học phải tìm kiếm tại rất nhiều website và tham khảo từ các sinh
viên trong trường để tổng hợp thông tin và tự so sánh.

Trên cơ sở đó, Nhóm 6 bắt đầu lên ý tưởng và phát triển một trang web thông tin và
về ngành Quan hệ công chúng tại các trường Đại học tại Việt Nam.

Thể loại website: Website hướng nghiệp

1
Công chúng mục tiêu: Công chúng ở độ tuổi 16 - 18, học cấp 3, cần hướng nghiệp,
chọn ngành chọn trường. Câu hỏi được đặt ra:

• Liệu mình có phù hợp với ngành học này không?


• Liệu ngành này ở trường nào phù hợp với mình?
• Mình sẽ đủ sức thi đỗ ngành này ở trường nào?

- Thói quen sử dụng MXH/Internet: Có thói quen tìm hiểu các thông tin trên MXH,
có khả năng research, đọc hiểu thông tin, tìm từ khoá để đạt được thông tin mình quan
tâm. Nhanh nhạy với công nghệ số và có thói quen sử dụng mạng Internet từ 5-8 tiếng
mỗi ngày cho mục đích học tập và giải trí.

Vấn đề gặp phải: Các bạn học sinh vẫn còn đang ở độ tuổi trẻ nên chưa thể phân biệt
thông tin đúng/sai trong khi đó nhiều nguồn thông tin trên MXH chưa được kiểm
định. Điều đó dẫn đến việc các bạn bị đứng giữa rừng tin tức, từ đó trở nên hoang
mang và lạc lõng. Bên cạnh đó, các chương trình định hướng ngành học tại trường cấp
3 còn khá sơ sài, không có nhiều cơ hội cho học sinh trải nghiệm/tìm hiểu xác thực
thông tin về trường ĐH và ngành học; không thể có đủ thông tin tương quan để so
sánh giữa các trường. Chính vì vậy, các bạn học sinh hầu như có tầm nhìn không rõ
ràng về ngành học; chọn trường theo "tiếng", theo cha mẹ, thầy cô, bạn bè chứ không
phải theo mình. Thực trạng này dẫn tới tình trạng "chán học", đại học nhưng học đại.
Chưa kể, các thông tin về ngành học PR còn quá nông, hầu hết chỉ được biết tới thông
qua truyền miệng (không chính thống) và cũng chưa có trang tin tổng hợp thông tin cụ
thể, bao quát toàn bộ.

Insight: Mong muốn tìm được một giải pháp tổng hợp các thông tin về đào tạo ngành
PR tại các trường đại học để đưa ra được sự lựa chọn hợp lí, tránh chọn trường mà
không chắc chắn mình có phù hợp hay không.

2
2. Kế hoạch xây dựng website
2.1. Giao diện chung

Logo và giao diện chung của website

2.2. Kế hoạch nội dung


Menu: HƯỚNG NGHIỆP - NHÂN VẬT - SÁCH HAY - SỰ KIỆN - BLOG

➤ HƯỚNG NGHIỆP:
• Làm rõ khái niệm PR
• Nhấn mạnh cơ hội nghề nghiệp của ngành PR
• Tổng quan thông tin các trường Đại học Đào tạo ngành PR
➤ NHÂN VẬT:
• Những nhân vật truyền cảm hứng và đặt nền móng cho ngành PR
• Những câu chuyện (case study) xoay quanh họ
➤ SÁCH HAY: Các đầu sách phục vụ cho quán trình ôn thi Đại học, trau dồi các kỹ
năng mềm và sách kiến thức PR
➤ SỰ KIỆN: Tổng hợp thông tin về các sự kiện mang tính chất hướng nghiệp nói
chung và PR - Truyền thông nói riêng.
➤ BLOG: Tổng hợp tất cả các bài viết, tin tức về 4 đầu mục trên

3
3. Đánh giá website
3.1. Thành công của website
➤ Giao diện, thiết kế:
• Website đã thống nhất được giao diện thiết kế chung
• Màu sắc, font chữ được sử dụng bám sát kế hoạch, tạo nên sự hài hoà và nhất
quán cho website
• Font chữ được sử dụng trẻ trung song vẫn nhã nhặn, phù hợp với tính chất định
hướng của website
• Hình ảnh được sử dụng trên website là hình ảnh chất lượng cao
• Animation được sử dụng trên website một cách linh hoạt, tránh gây khó chịu
cho người xem
➤ Nội dung:
• Các nội dung được trình bày theo format thống nhất, đi đúng hướng truyền
đạt thông tin (inform)
• Thông tin được đưa một cách đa dạng, phong phú
• Nguồn tham khảo cho các bài đăng trên website là các bài viết chính thống
từ website các trường Đại học; đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng xác thực
của thông tin
• Đa phương tiện hoá các bài viết: Sử dụng inforgraphic, podcast, video để
truyền tải thông điệp tốt hơn
➤ Đánh giá từ phía người xem:
Nhóm 6 đã thực hiện một khảo sát nhỏ, gửi ngẫu nhiên trong một số hội-nhóm
công khai và riêng tư nhằm thu thập được phản hồi của công chúng về website.
Kết quả, nhóm thu được 39 câu trả lời, trong đó có 64,1% người tham gia là học
sinh cấp 3 (16-18 tuổi).

Trên thang điểm từ 1-5, họ đánh giá về thiết kế website ở thang điểm 4-5 (tốt- rất
tốt); tương tự như vậy với phần nội dung thông tin.

4
Kết quả khảo sát chất lượng thiết kế website

Kết quả khảo sát chất lượng nội dung thông tin trên website

Theo đó, những người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy hài lòng với những gì website
đem lại (53,8% đánh giá chất lượng và cảm giác hài lòng của họ ở mức thang 5).

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của công chúng về website

5
3.2. Hạn chế của website
➤ Giao diện, thiết kế:
• Nhiều điểm phân chia vùng trên website chưa hợp lý
• Thiết kế trông chưa thật sự quá chuyên nghiệp
• Thiết kế hình ảnh, video, podcast còn đơn giản, chưa cầu kỳ và chuyên nghiệp
• Thiết kế tương tác với công chúng chưa thật sự tốt
➤ Nội dung:
• Chưa khai thác được mảng So sánh các chương trình đào tạo ngành PR tại
các trường Đại học với nhau
• Chưa có mục feedback của các cựu sinh viên về chương trình đào tạo tại
các trường

→ Nguyên nhân:
- Khả năng hạn chế trong việc thiết kế
- Thiếu cân bằng trong khả năng của nguồn nhân sự thực hiện
- Chưa kết nối được với các cựu sinh viên, đơn vị đào tạo để có những thông tin
mới và hấp dẫn, độc đáo hơn

3.3. Đánh giá sự đóng góp của các thành viên


Mức độ hoàn
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
thành công việc
Điểm: A+
- Trưởng nhóm: Điều phối
- Có đóng góp lớn
hoạt động toàn nhóm
cho sản phẩm
- Thiết kế chính, lên form
chung toàn nhóm
giao diện chung
1 Chử Thị Phương Anh 19030051 - Đã hoàn thành
- Tham gia sản xuất nội
tốt, đầy đủ và
dung video, podcast
đúng thời gian
- Chịu trách nhiệm lên kế
các công việc
hoạch nội dung chung
trong nhóm

6
- Chịu trách nhiệm quản lý
phần “Blog”
- Tham gia làm logo, xây Điểm: A+
dựng giao diện chung cho - Có đóng góp
website tương đối lớn cho
- Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm chung
nội dung + thiết kế phần toàn nhóm
2 Nguyễn Thị Phương Anh 19031331
“Sự kiện” - Đã hoàn thành
- Tham gia sản xuất nội tốt, đầy đủ và
dung video, podcast đúng thời gian
các công việc
trong nhóm
- Chịu trách nhiệm sản xuất Điểm: A
phần nội dung + thiết kế - Có đóng góp
“Nhân vật” tương đối khá cho
- Xây dựng form khảo sát sản phẩm chung
và phát phiếu khảo sát công toàn nhóm
3 Đỗ Nhật Minh 19031373
chung - Đã hoàn thành
tốt, đầy đủ và
đúng thời gian
các công việc
trong nhóm
- Chịu trách nhiệm sản xuất Điểm: A
phần nội dung + thiết kế - Có đóng góp
“Hướng nghiệp” tương đối khá cho
- Support trưởng nhóm sản phẩm chung
4 Bùi Kim Anh 19031324
trong hoạt động lên kế toàn nhóm
hoạch website - Đã hoàn thành
tốt, đầy đủ và
đúng thời gian

7
các công việc
trong nhóm
- Chịu trách nhiệm sản xuất Điểm: B+
phần nội dung + thiết kế - Có đóng góp ít
“Sách hay” cho hoạt động
chung
5 Nguyễn Thu Hằng 20030278
- Làm chậm và
thiếu hiệu quả các
công việc được
giao

You might also like