You are on page 1of 23

Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120205_21_2_19CLC

NHÓM THỰC HIỆN: Acecook. Thứ 5 – Tiết: 8-9

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN


HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2021 – 2022
Nhóm Acecook. Thứ 5 – Tiết: 8-9
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ TỶ LỆ SĐT
SINH VIÊN SINH VIÊN HOÀN THÀNH
1 Tôn Nguyễn Thanh Tâm 21124403 100% 0902147679
2 Lâm Nguyễn Bảo Ngân 21124076 100% 0704408382
3 Trần Ngọc Minh 21124073 100% 0375227708
4 Nguyễn Mai Thị Thư Hồng 21124060 100% 0765015332
5 Phan Hồng Quân 21124092 100% 0867758405
6 Nguyễn Thị Phương Thảo 21124099 100% 0918344584
7 Trịnh Đăng Quang 21150090 100% 0969220096
8 Dương Minh Phát 21124394 100% 0393928075
Tên đề tài: Lý luận của C.Mác về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Liên hệ thực tiễn.

Ghi chú:
- Tỷ lệ hoàn thành: 100%
- Trưởng nhóm: Tôn Nguyễn Thanh Tâm
Nhận xét của giáo viên
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Ngày … tháng Năm, 2022


Giáo viên chấm điểm

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ, PHƯƠNG PHÁP


SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TUYỆT ĐỐI VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TƯƠNG ĐỐI.................................................................................................................3

1.1. Quan điểm về giá trị thặng dư...........................................................................3

1.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư
tương đối.....................................................................................................................3

1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối......................................3

1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối....................................6

1.2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch...................................8

1.3. Mối quan hệ giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối..................................................8

1.3.1. Điểm tương đồng giữa hai phương pháp sản xuất....................................9

1.3.2. Điểm khác biệt giữa hai phương pháp sản xuất........................................9

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC
TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..........................................................................................11

2.1. Thực trạng của quá trình vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
vào trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam...........................................................................................................................11

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư vào trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.........................................................................................................13

2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và tập trung đầu tư vào công nghiệp..........13

2.2.2 Khuyến khích thu hút đầu tư.....................................................................14


Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

KẾT LUẬN..................................................................................................................15

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM.........................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17


Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Kinh tế chính trị cổ điển là một xu hướng tư tưởng về kinh tế, xuất hiện từ thế kỷ
17 và mang lại giá trị đặt biệt cho sự phát triển của nhiều luận thuyết kinh tế. David
Ricardo là một trong số các nhà nghiên cứu nổi tiếng đại diện của trường phái này, tiếp
bước thế hệ trước hoàn thiện nội dung luận giải về các phạm trù kinh tế chính trị,
nghiên cứu sâu hơn và tạo ra những giá trị lý luận khoa học chuẩn xác. Dựa trên sự kế
thừa những thành quả đó, C.Mác đã xây dựng hệ thống lý luận chính trị mang tính
cách mạng và khoa học. Thông qua bộ “Tư bản” C.Mác trình bày một cách cô đọng về
các phạm trù cơ bản của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như: hàng hóa, tiền tệ,
tư bản, tích lũy, lợi nhuận, … Trong đó có học thuyết giá trị thặng dư – một trong
những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Đã vạch trần hoàn toàn
các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong đó hai phương pháp sản xuất chính
là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối mang lại ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Vì vậy nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “LÝ LUẬN CỦA
C.MÁC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. LIÊN HỆ
THỰC TIỄN” cho bài tiểu luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu.


– Mục tiêu phần lý thuyết: hiểu rõ những vấn đề về kinh tế chính trị, ý nghĩa to
lớn của giá trị thặng dư, sức ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó gợi
ra cho nhà hoạch định các chính sách và những phương thức làm tăng của cải, thúc
đẩy phát triển kinh tế.
– Mục tiêu phần thực tiễn: thể hiện giá trị của việc vận dụng có hiệu quả các lý
luận của giá trị thặng dư vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vào
thời điểm hiện tại.

3. Đối tượng nghiên cứu.


– Đối tượng nghiên cứu phần lý thuyết: các phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư và chuyển vào thực tiễn nền kinh tế quốc gia Việt Nam hiện nay.

1
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

– Đối tượng nghiên cứu phần thực tiễn: vào thời điểm hiện tại năm 2022 – một
khoảng thời gian sau khi nước ta vừa trải qua thời kỳ bị đô hộ kéo dài từ phát xít Pháp
đến đế quốc Mỹ dẫn đến việc nền kinh tế dần chạm đến “đáy vực”. Trước tình thế đó
thì con đường đúng đắn nhất là phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa
XHCN, nhờ vào sự vận dụng các phương thức sản xuất giá trị thặng dư vào quá trình
sản xuất mà hiện nay nền kinh tế quốc gia đang dần có những chuyển biến tốt và mang
nhiều tiềm năng cho tương lai hội nhập và phát triển cùng bạn bè quốc tế.

2
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ,


PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TUYỆT ĐỐI VÀ
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI.

1.1. Quan điểm về giá trị thặng dư.


Một trong những vấn đề lý luận mang tính cốt lõi cần ưu tiên làm sáng tỏ để việc
nhận thức về kiến thức nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam được nhanh và đúng là vấn đề nhận thức đối với quan điểm về học thuyết giá trị
thặng dư. Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của
Mác có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của
công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản
chiếm đoạt toàn bộ. Ngoài ra A.Marshall cho rằng xét về bản chất, thì tất cả các khoản
thu nhập nhân tố cao hơn chi phí nhân tố đều là bán tô trong ngắn hạn. Cho nên theo
ông, khi không có các cơ hội khác để một nhân tố sản xuất lựa chọn, thì toàn bộ phần
thường dành cho nó đều là giá trị thặng dư.
Có thể nói, giá trị thặng dư đến từ sự lao động không công của công nhân và đây
là nguồn gốc chính yếu cho sự làm giàu của tư bản. Bởi nó tác động đến hầu hết các
mặt trong xã hội. Việc sản xuất giá trị thặng dư một cách tối đa ảnh hưởng, quyết định
đến sự phát sinh, phát triển của xã hội. Ví dụ minh chứng rõ nét nhất cho giá trị thặng
dư đó là: giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu là 1000 đồng.
Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có
giá trị 1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.
Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả lương cho anh ta 50 đồng/1 sản phẩm, có nghĩa 50 đồng
còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động. Vì thế, không quá khi nói rằng
sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
1.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư
tương đối.
1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật
còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo

3
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

dài ngày lao động của công nhân. Đó cũng được coi là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối lúc ấy.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều
kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng
phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
Ví dụ: nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian
lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%.

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%:


' 4 giờ
m= ×100 %=100 %
4 giờ
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu
không thay đổi, vẫn là 4 giờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:


' 6 giờ
m= ×100 %=150 %
4 giờ

4
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi
cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động
tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị
thặng dư tăng lên. Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
Quá trình áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Các nhà tư bản có xu hướng kéo dài ngày làm việc đến mức giới hạn. Nếu có thể,
hãy cho công nhân làm việc 24/24 giờ. Họ đã bỏ tiền ra để mua sức lao động trong
một ngày, họ muốn sử dụng nó. Tuy nhiên, ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý
(công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) nên không thể kéo dài bằng
ngày tự nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng
của con người. Ngày làm việc không được dài hơn 24 giờ và không ai được làm việc
24 giờ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công
nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu,
tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động
phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất
và tinh thần của người lao động.
Hơn nữa, công nhân kiến quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động. Quyền lợi
hai bên có mâu thuẫn, thông qua đấu tranh, tuỳ tương quan lực lượng mà tại các dân
tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể có thể quy định độ dài nhất định của ngày lao
động. Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng
không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc
đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng
quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày
làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
Khi đã xác định được độ dài của ngày lao động, nhà tư bản lại cố gắng tăng
cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí để làm
thêm công việc trong một khoảng thời gian nhất định, do đó, về cơ bản nó giống như
kéo dài ngày làm việc, vì thế, tăng giờ làm và tăng cường độ lao động là hai biện pháp
để tạo ra giá trị tuyệt đối.

5
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất
lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối sau khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kĩ thuật đã tiến bộ đã khiến cho năng suất lao
động tăng lên một cách nhanh chóng.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp rút ngắn thời
gian lao động tất yếu sản xuất ra giá trị thặng dư dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội, đồng thời hạ thấp giá trị sức lao động, tăng thời gian lao động thặng dư
trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ không thay đổi.
VD: ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư, tỷ
suất giá trị thặng dư là 100%.

Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2
giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6 giờ. Khi đó:
' 6 giờ
m= × 100 %=300 %
2 giờ
Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6 giờ nhưng giá trị sức lao động giảm khiến
thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 5
giờ. Khi đó:
' 5 giờ
m= ×100 %=500 %
1 giờ
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch
vụ cần thiết cho người lao động. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất nên việc hạ thấp giá trị sức lao động chỉ
được thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động xã hội cho các ngành sản xuất tư
liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh
hoạt dịch vụ.

6
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

Sự ra đời, phát triển của máy móc và với mức sử dụng rộng rãi đã đẩy năng suất
lao động tăng lên một cách hiệu quả. So với các công cụ thủ công, máy móc có ưu thế
tuyệt đối vì công cụ thủ công là do con người trực tiếp sử dụng bằng sức lao động nên
bị hạn chế bởi khả năng sinh lý, nhưng khi lao động bằng máy móc sẽ không gặp phải
những hạn chế đó. Vì thế, năng suất lao động tăng lên rất cao sẽ làm giá trị tư liệu sinh
hoạt giảm xuống, hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động, rút ngắn thời gian lao động tất
yếu đồng thời kéo dài thời gian lao động thặng dư, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá
trị thặng dư hơn.
Việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động diễn ra ở một hoặc vài xí nghiệp
riêng biệt khiến cho hàng hóa của các xí nghiệp đó được sản xuất ra có giá trị cá biệt
thấp hơn giá trị xã hội, và do đó sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các
xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó được gọi là giá trị thặng dư siêu
ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là cái đích hướng tới của các nhà tư bản, một dạng
của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được
do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội
của nó. Giá trị thặng dư siêu ngạch được xét trong hai trường hợp: Xét trường hợp đơn
vị sản xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi
mất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng
tồn tại thường xuyên. Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là nguồn động lực to lớn nhất
thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật để tăng cường năng suất lao động.
Những hoạt động riêng lẻ đó của các nhà tư bản đã cho ra kết quả là tăng năng suất lao
động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch được C.Mác xem như là hình thái biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối.
Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới
chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và
đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư
tương đối. các cuộc cách mạng khoa học đã giúp cho phương pháp giá trị thặng dư
tương đối ngày càng được nâng cao, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát
triển nhanh như vũ bão đem lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, dẫn
đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền văn minh trí tuệ mới.

7
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

1.2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch.
Việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động diễn ra ở một hoặc vài xí nghiệp
riêng biệt khiến cho hàng hóa của các xí nghiệp đó được sản xuất ra có giá trị cá biệt
thấp hơn giá trị xã hội, và do đó sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các
xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó được gọi là giá trị thặng dư siêu
ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là cái đích hướng tới của các nhà tư bản, một dạng
của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được
do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội
của nó. Giá trị thặng dư siêu ngạch được xét trong hai trường hợp: Xét trường hợp đơn
vị sản xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi
mất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng
tồn tại thường xuyên. Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là nguồn động lực to lớn nhất
thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật để tăng cường năng suất lao động.
Những hoạt động riêng lẻ đó của các nhà tư bản đã cho ra kết quả là tăng năng suất lao
động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch được C.Mác xem như là hình thái biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối.
1.3. Mối quan hệ giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư
tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm đoạt, vì thế cuộc đấu
tranh của công nhân làm thuê xuất hiện để chống lại sự chiếm đoạt đó: Đấu tranh
chống kéo dài thời gian làm việc trong ngày liên quan đến giá trị thặng dư tuyệt đối;
chống việc nhà tư bản rút ngắn thời gian lao động cần thiết và tăng lao động thặng dư
để chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. Thực chất, cuộc đấu tranh chống bóc lột
giá trị thặng dư siêu ngạch là sự phản ứng lại đối với những phát triển kỹ thuật mới,
phản ứng trong ứng dụng công nghệ tiến bộ và việc áp dụng những phương pháp tổ
chức sản xuất hoàn thiện hơn .

8
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

1.3.1. Điểm tương đồng giữa hai phương pháp sản xuất.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều dựa trên cơ sở
tăng năng suất lao động, mục đích cuối cùng là đạt tới được giá trị thặng dư mà các
nhà tư bản luôn tìm mọi cách thức để có được.
Quá trình thực hiện cả hai phương pháp đều làm cho thời gian lao động thặng dư
kéo dài ra. Cho ra kết quả là sự ngày một tăng lên của tỷ suất giá trị thặng dư. Chính vì
như thế, các mục tiêu mà nhà tư bản đặt ra đều có khả năng thành công một cách rất
suôn sẻ.
Không chỉ vậy, nhờ cả hai phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương
pháp giá trị thặng dư tương đối này đã giúp nâng cao trình độ và quy mô bóc lột của
nhà tư bản đối với lao động.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là
chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.

1.3.2. Điểm khác biệt giữa hai phương pháp sản xuất.

Nếu như phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối dựa vào việc tăng cường độ lao
động của công nhân để tăng giá trị thặng dư thì ở phương pháp thặng dư tương đối lại
khác. Nhà tư bản dựa vào việc phát triển năng suất lao động để tạo ra tỷ suất giá trị
thặng dư đến một giai đoạn cao nhất, lúc đó giá trị thặng dư sẽ được tăng lên đáng kể.
Đây là một cách thức tinh vi và khá nhạy bén.
Ở phương pháp thặng dư tuyệt đối, nhà tư bản sẽ kéo dài thời gian lao động vượt
quá thời gian lao động cần thiết để đạt được mục tiêu. Còn ở phương pháp thặng dư
tương đối, chúng được giải quyết theo cách ngược lại, họ rút ngắn thời gian lao động
cần thiết để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Như vậy sẽ không còn lặp lại
những hạn chế mà ở phương pháp thặng dư tuyệt đối vấp phải, ở phương pháp này sẽ
hoàn toàn không còn thấy nữa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng sức lao động cá biệt, giá cả
thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị
thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi nhà tư bản cố gắn đạt tới trong cuộc
đấu tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này thì giá trị thặng dư siêu ngạch k chỉ

9
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối
quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
Trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển, sự kết hợp ăn ý giữa các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản
bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều
sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng nhiều thì các lao động chân
tay giảm đi nhưng điều đó không có nghĩa là giảm nhẹ cường độ lao động của người
công nhân, vì máy móc chạy với tốc độ cao, liên tục nên bắt buộc người công nhân
phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ lao động tăng lên, năng suất lao
động tăng. ngoài ra nền sản xuất hiện đại áp dụng tự động hoá cao cũng sẽ làm cho
cường độ lao động người công nhân tăng lên với một hình thức mới được gọi là cường
độ lao động thần kinh, sẽ thay thế cho cường độ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa
nhiều chất xám có giá trị lớn.

10
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


CỦA C.MÁC TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

2.1. Thực trạng của quá trình vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
vào trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều
loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh
tranh bình đẳng và ổn định. Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn
hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ, hiện nay
trên thực tế không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt
các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công
nhân có tinh thần các mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng
và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận.
Trong học thuyết củа C. Mác, có hаi phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Hiện nаy, ở thời điểm xã hội vô cùng hiện đại, quá trình công nghiệp hóа hiện
đại hóа ngày càng được chú trọng và phát triển hơn, kết hợp hài hòа và cô cùng tốt
giữа hаi phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối yếu tố này sẽ
dẫn đến việc tạo rа ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Cả hаi phương pháp đều nhằm
mục đích tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư, mục đích kích thích sản xuất,
tăng năng suất lаo động, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, cải tiến, tiết kiệm chi phí tổ
chức quản lý. Bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và lực lượng lao động
chân tay, áp dụng máy móc hiện đại không tỉ lệ thuận với việc lаo động chân tаy bị
giảm đi, mà thаy vào đó những người công nhân phải liên tục thаy đổi để có thể nâng
cаo trình độ bản thân từ đó có thể thích nghi với máy móc thích nghi với công việc
hiện đại. Với việc trình độ và kĩ thuật nâng cаo thì cường độ lаo động tăng, năng suất
lаo động cũng tăng theo. Có thể nói, nền sản xuất tư bản chủ nghĩа trong điều kiện
hiện đại ngày nаy là sự liên kết vô cùng hài hòа củа hаi phương thức sản xuất là giá trị
thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối. Phát huy tốt vаi trò củа học thuyết giá
trị thặng dư trong thời kỳ chuyển sаng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, điều
11
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

này khẳng định Việt Nаm đã làm tốt việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tăng năng
suất lаo động và phân phối giá trị thặng dư. Việc kết hợp hаi phương pháp giá trị thặng
dư là điều rất hợp lý mà các nhà tư bản làm để không ngừng cải thiện nền kinh tế đất
nước.
Ngày nаy, việc ứng dụng khoа học kỹ thuật đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu đối với công nghiệp, nó đem lại giá trị kinh tế cаo như sản xuất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến. GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cаo
hơn tốc độ tăng 4,72% củа quý I năm 2021 và 3,66% củа quý I năm 2020 nhưng vẫn
thấp hơn tốc độ tăng 6,85% củа quý I năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng
góp 43,16%. Về nông nghiệp, năng suất lúа tăng cùng với ngành chăn đаng trên đà
phục hồi, chế biến và xuất khẩu tiêu thụ gỗ có nhiều tín hiệu tích cực; nuôi trồng thủy
sản phát triển ổn định, giá cá trа, tôm nuôi trồng đаng ở mức cаo do nhu cầu xuất khẩu
tăng mạnh. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I năm 2022 tăng 2,35% so với
cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm
củа toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,86% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ
đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,54%, đóng góp 0,05 điểm phần
trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I năm 2022
tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước, cаo hơn mức tăng 6,44% củа quý I năm 2021,
đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Ngành xây dựng tăng 2,57%, thấp hơn tốc độ tăng 6,53% củа quý I năm 2021, đóng
góp 0,16 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ trong quý I năm 2022 tăng trưởng khởi sắc
khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại. Đóng góp củа một số ngành dịch vụ thị
trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm củа quý I năm nаy như sаu:
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước,
đóng góp 0,54 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,06%, đóng góp 0,43
điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 2,98%, đóng góp 0,31 điểm phần
trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,79%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.
Tа có thể thấy sаu dịch bệnh Việt Nаm phát triển đúng hướng và phục hồi kinh tế một
cách nhаnh chóng

12
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

Vận dụng sáng tạo hаi phương pháp sản suất cùng lý luận giá trị thặng dư củа
C.Mác, Hà Nội (địа phương) nói riêng và Việt Nаm nói chung trong quá trình chuyển
sаng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩа đаng vô cùng cố gắng và tận
dụng mọi cơ hội để phát triển. Hà Nội với một nguồn lаo động vô cùng dồi dào, số
người trong độ tuổi lаo động chiếm phần đа số. Bản tính người Việt Nаm là cần cù,
năng động , chăm chỉ, khả năng thích ứng nhаnh với môi trường, nắm bắt tốt các kỹ
thuật mới để ứng dụng vào sản xuất kinh doаnh. Đây là một thuận lợi lớn đối với
không chỉ Hà Nội mà còn với đất nước Việt Nаm. Song, chất lượng lаo động và trình
độ kỹ thuật, tаy nghề củа người lаo động còn thấp, cơ cấu ngành không hợp lý, tỷ lệ
người trong độ tuổi lаo động không có việc làm cаo. Để khắc phục những điều này, Hà
Nội cần tăng chất lượng nguồn lаo động cũng như nâng cаo chất lượng học vấn củа
công nhân. Trước tình hình đó Đảng đã có chủ trương xã hội hóа giáo dục nhằm đа
dạng hóа các loại hình giáo dục đào tạo và phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm với chủ trương đó chất lượng nguồn lаo động đã có những sự biến đổi so với trước
đây.

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư vào trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và tập trung đầu tư vào công nghiệp.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước và chiến lược phát triển trong tương lai,
Đảng và nhà nước đã xác định phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư theo
ngành theo hướng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, đầu tư cơ sở vật chất, giảm
đầu tư vào các ngành dịch vụ. Vì chỉ có sự phát triển của ngành mới thực sự phát huy
được khả năng nội sinh.
Chú trọng đầu tư công nghiệp, lấy đây làm động lực để phát triển các ngành khác
của nền kinh tế quốc dân, nhất là đầu tư vào công nghiệp chế biến, coi trọng đầu tư
công nghiệp. Công nghiệp chế biến nông lâm sản vì đây là chìa khóa để nâng cao giá
trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm kết hợp trên thị trường thế giới.

13
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

Tái cơ cấu đầu tư như vậy cần được coi là nhiệm vụ của mọi thành phần kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không chỉ của Nhà nước
hay một số doanh nghiệp nhà nước.
Cần gắn điều chỉnh cơ cấu đầu tư với điều chỉnh cơ cấu kinh tế để đảm bảo sự
phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Đạt được sự luân chuyển vốn tự do giữa các thành phần của nền kinh tế, nhưng
đồng thời, Nhà nước phải đóng vai trò điều tiết đầu tư, bằng các chính sách kinh tế vĩ
mô (như thuế, các ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực cần đầu tư) để đảm
bảo chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư và nền kinh tế Ảnh hưởng của cơ cấu đối với sự
phát triển kinh tế xã hội.
Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, trọng tâm ngành công nghiệp sẽ đẩy nhanh tốc độ
phát triển, xây dựng nước ta trở thành cường quốc công nghiệp, kết nối với thế giới,
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2.2.2 Khuyến khích thu hút đầu tư.


Quá trình nghiên cứu lý thuyết giá trị thặng dư cho thấy, thu hút đầu tư sẽ thúc
đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất và thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.
Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thực hiện bình đẳng giữa doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp kinh tế tư nhân, nhất là trong lĩnh vực vay vốn ngân
hàng.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và giảm thiểu các thủ tục trong kinh doanh,
vì trong kinh doanh cơ hội tốt chỉ nảy sinh trong thời gian ngắn.

14
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng quy luật giá trị thặng dư đã có vai trò to lớn trong việc
đưa kinh tế tiến bộ vượt bậc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, nước ta, nhất là các
nước xã hội chủ nghĩa, cần nỗ lực không ngừng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội thế giới. Đặc biệt, nước ta đang trong giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản và bắt đầu từ một nền kinh tế lạc
hậu do nông nghiệp thống trị. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật
chất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu những thành tựu của chủ
nghĩa tư bản, đặc biệt chú ý đến quy luật kinh tế cơ bản về giá trị thặng dư của nó, sửa
chữa những hiểu lầm trước đây trong xây dựng. Những lý luận của C.Mác về các sản
xuất giá trị thặng dư cũng đã giúp cho ta thấy được quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư
bản, cũng như vai trò của nó trong phát triển kinh tế. Có thể thấy, những học thuyết về
giá trị thặng dư chính là cơ sở để phát triển nền kinh tế nói riêng và những cuộc cách
mạng nói chung. Tuy nhiên, bản chất của nó phụ thuộc vào góc độ nhận thức của mỗi
người.

15
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

16
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM

Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện Nhóm tự đánh giá
mức độ hoàn thành
(Tốt / Khá / Kém)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu Trần Ngọc Minh Tốt
và phương pháp nghiên cứu, in tiểu luận
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Quan điểm về giá trị thặng Lâm Nguyễn Bảo Ngân Tốt
dư.
Nội dung 2: Các phương pháp sản xuất Nguyễn Mai Thị Thư Tốt
giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng Hồng
dư tương đối.
Nội dung 3: Mối quan hệ giữa phương Lâm Nguyễn Bảo Ngân Tốt
pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối. Nguyễn Mai Thị Thư Tốt
Hồng
PHẦN KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 1: Thực trạng của quá trình vận Dương Minh Phát Tốt
dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư vào trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Phan Hồng Quân Tốt
Nam
Nội dung 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả Nguyễn Thị Phương Tốt
quá trình vận dụng phương pháp sản xuất Thảo
giá trị thặng dư vào trong phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Trịnh Đăng Quang Tốt

PHẦN KẾT LUẬN


Viết kết luận Trịnh Đăng Quang Tốt
HÌNH THỨC TIỂU LUẬN
Làm Word Tôn Nguyễn Thanh Tốt
Tâm
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình môn Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin.
2. PGS. TS. Trần Trọng Đăng Đàn (2002), Phát Triển Kinh Tế, Vấn Đề Nhận
Thức Giá Trị Thăng Dư. Truy cập ngày 16/05/2022.
3. “Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư | Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin.” Loigiaihay.com.
Đường dẫn: https://loigiaihay.com/hai-phuong-phap-san-xuat-gia-tri-thang-du-
c126a20246.html.
Truy cập ngày 16/05/2022
4. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Tạp chí Cộng sản, 18/07/2021.
Đường dẫn: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-
so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia-o-viet-nam.aspx.
Truy cập ngày 16/05/2022
5. “Kinh tế thị trường là gì? Phân tích ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị
trường.” Luật Minh Khuê, 31/03/2022.
Đường dẫn: https://luatminhkhue.vn/kinh-te-thi-truong-la-gi---quy-dinh-chung-ve-
kinh-te-thi-truong.aspx.
Truy cập ngày 16/05/2022
6. “Học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới.”
Tạp chí Cộng sản, 10/05/2020.
Đường dẫn: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-
luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/hoc-
thuyet-gia-tri-thang-du-van-con-nguyen-gia-tri-trong-boi-canh-moi.
Truy cập ngày 16/05/2022
7. “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2022.” Tổng cục Thống kê,
29/03/2022.
Đường dẫn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03/bao-cao-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2022/.
Truy cập ngày 22/05/2022.
Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin

8. “Kinh tế, xã hội quý 1 năm 2022 khởi sắc, GDP tăng 5,03%.” Báo Quân
đội nhân dân, 29/03/2022.
Đường dẫn: https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/kinh-te-xa-hoi-quy-1-nam-2022-
khoi-sac-gdp-tang-5-03-690092.
Truy cập ngày 22/05/2022.

You might also like