You are on page 1of 33

AHA là các acid hữu cơ yếu, được phân biệt về mặt hóa học bởi một hoặc nhiều

nhóm hydroxyl
liên kết cộng hóa trị với α-cacbon của acid cacboxylic. Cấu trúc này thể hiện đặc tính tan trong
nước hoặc ưa nước của AHA. Loại AHA nhỏ nhất là các acid monocarboxylic - glycolic (2-
hyxroxyethanoic acid), lactic (2-hydroxy-propanoic acid) và acid mandelic (2-hydroxy-2-
phenylethanoic acid). Glycolic acid là phân tử 2 cacbon phù hợp với công thức HO-CH2-COOH.
Ưu điểm của glycolic acid là ổn định, không màu, không mùi, tan trong nước và không độc hại
nếu uống phải (24). Lactic acid, có một chuỗi 3 cacbon; công thức được hiển thị trong bảng duới
nhé. Lactic acid có thể tồn tại ở một số dạng đồng phân: L (+) (levorotatory), D (-)
(dextrorotatory), hoặc hỗn hợp DL raxemic (ai học hóa hữu cơ sẽ biết những dạng đồng phần này
nhe). L (+) là đồng phân có trong tự nhiên, trong khi hỗn hợp D (-) và raxemic có thể được tạo ra
thông qua quá trình lên men bởi một số chủng vi khuẩn nhất định. Hai loại đã được chứng minh
là có hiệu quả ngang nhau. Các AHA phụ bao gồm dicarcoxylic acid (malic và tartaric acid) và
tricarboxylic acid (citric acid), lớn hơn với chuỗi carbon dài hơn. AHA trọng lượng phân tử cao
hơn (malic acid, citric acid, mandelic acid, tartaric acid) không thâm nhập tốt vào lớp sừng như
AHA có trọng lượng phân tử thấp hơn (glycolic acid và lactic acid).
Hình 1: Cách đánh ký tự Hy Lạp trên mạch carbon

Tùy vào từng nhóm thế nằm ở vị trí nào trên mạch carbon thì sẽ được gọi tên theo quy tắc: chữ
cái Hy Lạp + nhóm thế + acid, ví dụ như OH nằm ở vị trí α thì sẽ được gọi là alpha hydroxy acid, β
thì được gọi là beta hydroxy acid,...

Bảng 1: Các thế hệ AHA khi thay đổi nhóm thế -R


Hình 2: Nhóm -OH nằm ở vị trí α trên mạch carbon, tạo ra những tính chất đặc trưng cho AHA dễ
tan trong nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhóm thế -R

Mình cũng muốn đánh sâu về cấu trúc rồi suy ra tính chất nhé! Tại sao mọi người lại thường
nghe nói AHA có khả năng tan trong nước nhiều hơn trong dầu và chúng có khả năng giữ ẩm tốt
cho da hơn là Salicylic acid? Trên cấu trúc phân tử AHA có xuất hiện nhóm OH tại vị trí alpha, nhờ
vào nhóm OH tạo liên kết hydro với H 2O giúp cho phân tử AHA giữ nước tốt hơn, mình sẽ biểu
diễn hình vẽ dưới đây nhé

Hình 3: Khả năng liên kết với H 2O giúp cho AHA giữ ẩm tốt hơn

Sơ lược về cấu trúc của AHA bằng kiến thức hóa học rồi thì đến với phần cơ chế tác động của
AHA tấn công trên da như thế nào nhe!!!

Để nói về cơ chế tẩy tbc ở da thì chúng ta sẽ đề cập về cấu trúc da 1 chút xíu nhé.
Hình 4: Cấu trúc lớp thượng bì (1)

Chúng ta cần để ý tới tế bào sừng lớp hạt (Granular layer) như trên hình, nơi đó sẽ tiếp giáp với
lớp tế bào chết ở trên da, ngoài ra, theo 1 chu kỳ của da là khoảng 1 26-42 ngày thì lớp sừng sẽ
tự rời khỏi da(1), lớp tế bào chết sẽ được thay đổi, chính vì vậy tế bào sừng lớp hạt này sẽ cần
các ion Ca2+ để liên kết các sản phẩm của Granular layer sinh ra và tạo thành 1 lớp sừng trên
da (1).

Đặt vấn đề là nếu một người bị dày sừng thì nguyên nhân nằm ở đâu? Đó chính là do ion Ca2+ đã
sinh ra quá nhiều và các tế bào sừng này kết nối càng chặt hơn, dày hơn, dẫn tới da bị xuống sắc,
dày sừng, và bị bí lcl, mụn,... (1).

Lúc này các phân tử AHA có nhiệm vụ tấn công vào các kênh ion Ca 2+ này để cắt đứt đi tín hiệu
giữa các mạch tế bào sừng, giúp cho tbc được cắt nhỏ ra hơn, dễ dàng đào thải (2). Mặc dù cơ
chế hoạt động chính xác vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng ở trong bài nghiên cứu số (3), Wang
và các cộng sự đã đề xuất rằng việc bôi AHA tại chỗ sẽ làm giảm nồng độ ion Ca2+ trong lớp biểu
bì. Mức độ giảm các ion Ca2+ từ các điểm nối giữa tế bào sừng này trực tiếp dẫn đến sự bong
tróc của các tế bào sừng. Khi quá trình bong tróc xảy ra, AHA có thể thâm nhập vào các tầng sâu
hơn của lớp biểu bì và thậm chí vào lớp hạ bì. Tác dụng mô học của AHA bao gồm lớp sừng mỏng
đi kèm với chứng sần sùi. Nồng độ ion Ca2+ giảm do AHA tác động cũng có thể thúc đẩy tăng
sinh tế bào và làm chậm sự phân hóa của tế bào sừng.

Nếu mà bạn nào học về hóa học thì cũng có nghe về khái niệm chelate hóa, tức là 1 chất có khả
năng sẽ tạo phức với 1 ion kim loại nào đó, giúp cho ion kim loại không bị cản trở khi đi vào trong
cơ thể, nhưng trong trường hợp này thì AHA sẽ chelate hóa ion Ca 2+, rồi đào thải ra khỏi
da (3). Quá trình này sẽ làm mất đi các ion Ca 2+ của desmosomes. Khi Ca 2+ giảm, sự kết dính của
tế bào bị phá vỡ và quá trình tẩy tế bào chết diễn ra. Bên cạnh đó trong bài nghiên cứu số (3),
Wang đề xuất thêm rằng việc giảm ion Ca 2+ trong lớp biểu bì cũng có xu hướng thúc đẩy sự phát
triển của tế bào và làm chậm quá trình phân hóa tế bào, và do đó cần thận trọng khi sử dụng quá
mức (tức là ở nồng độ quá cao) và lâu dài các loại AHA.
Chính vì vậy khi mà AHA được sử dụng 1 cách tối ưu nhất, thì sẽ mang lại một bề mặt mịn hơn, ít
vảy hơn và cải thiện sự xuất hiện của da sần hoặc lớp da già cỗi. Sự bong tróc từ bề mặt giúp
đánh bật các nhân mụn và ngăn ngừa tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, AHA không thể thâm nhập vào
lỗ thông của nang lông. Với việc áp dụng AHA, các bệnh nhân có làn da khô, da sần sùi và mụn
trứng cá, cùng với sự xuất hiện của các nốt sần do ánh nắng gây ra cũng được cải thiện. Ngoài ra,
khả năng tái tạo biểu bì và làm sáng sắc tố giúp cho AHA có khả năng hữu ích trong việc điều trị
da bị tổn thương do ánh nắng, tẩy da chết, sần sùi, dày sừng tiết bã, mụn trứng cá và ngăn ngừa
teo da do corticosteroid (3), vấn đề này mình sẽ đề cập ở phần II nha!

Khi sử dụng AHA lâu dài, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi đáng kể trên da khi sử dụng AHA
tùy thuộc vào nồng độ (Bảng 2). AHA mang lại khả năng làm tăng độ dày của da do tăng sinh
nguyên bào sợi và sản xuất collagen (4). Ngoài ra có nghiên cứu số (5), (12) cho thấy rằng khi sử
dụng 25% Glycolic acid, Lactic acid hoặc Citric acid cho cánh tay trong 6 tháng làm tăng độ dày
của da khoảng 25%. Cả lớp biểu bì và lớp hạ bì nhú đều dày hơn mà không bị viêm, với lớp hạ bì
cho thấy tăng glycosaminoglycans (GAG), tăng mật độ collagen, giảm đi lượng Melanin và cải
thiện chất lượng của Elastin (5).

Bảng 2: Cách sử dụng AHA phụ thuộc vào nồng độ và pH để mang lại hiệu quả trên da tùy vào
mục đích muốn tấn công vào thượng hoặc trung bì (6)

Để kiểm chứng lại những khả năng mà AHA mang lại thì trong bài nghiên cứu số (7), họ đã chứng
mình rằng Glycolic acid đã hoạt hóa chức năng của nguyên bào sợi. Bằng cách kiểm tra tác động
của 2 AHA đó là Glycolic acid và Malic acid lên nguyên bào sợi ở da được nuôi cấy, kết quả cho
thấy rằng Glycolic acid làm gia tăng tế bào và sản xuất collagen tốt hơn, về phần Malic acid thì lại
ít hơn hẳn. Trong một nghiên cứu khác (8), Okano và các cộng sự của ông đã phát hiện ra
rằng Glycolic acid trực tiếp làm tăng tổng hợp collagen bởi các nguyên bào sợi và điều chỉnh sự
suy thoái ma trận và sản xuất collagen thông qua các cytokine do tế bào sừng tiết ra . Sự gia tăng
collagen loại I và các chất nền gian bào (cụ thể là hyaluronic acid) dẫn đến tăng độ dày và hydrat
hóa lớp trung bì, đồng thời cung cấp môi trường nước để khuếch tán các chất dinh dưỡng và đào
thải độc tố. Đối với việc điều trị sắc tố do ánh nắng gây ra thì AHA đã đáp ứng rất tốt, nó làm
giảm sự xuất hiện của các sắc tố thông qua những tác động mang lại trên lớp trung bì (4), (8)

Hình 5: Hình ảnh được chụp từ bệnh nhân để làm đối chứng; (B): Hình ảnh biểu hiện sự phân bố
đều đặn của tế bào sừng, sự kết tụ của sắc tố Melanin ít hơn khi điều trị bằng Glycolic acid 25%

Như mình cũng đã nói ở phần trên, AHA có tác động vào lớp thượng bì, nhằm giảm đi ion Ca2+
để cắt đứt các tế bào chế và làm thoáng lỗ chân lông ra, khiến cho vi khuẩn P.Acnes tiếp xúc với
không khí và chết dần đi. Ngoài ra khi sử dụng AHA ở nồng độ cao để peel thì có tác dụng để
giảm mụn, nám, thâm,.. đa dụng hơn BHA nhiều. Mình sẽ làm rõ vấn đề trị mụn bằng các
phương pháp khác nhau ở dưới đây nhé.

Trong bài nghiên cứu số (9), Kessler và cộng sự của ông đã so sánh hiệu quả của AHA và BHA
thông qua nghiên cứu mù đôi, với số lượng là 20 người và mức ý nghĩa là 5%, họ là những bệnh
nhân bị mụn trứng cá từ nhẹ tới trung bình. 30% Glycolic acid hoặc 30% Salicylic acid được bôi
ngẫu nhiên lên 1 bên mặt sau mỗi 2 tuần trong tổng số 6 lần điều trị (phương pháp peel da đấy
mọi người). Chỉ sau 2 tuần thì có 1 quan sát viên trong thí nghiệm bảo rằng cả 2 lần peel da đều
giảm đáng kể mụn không viêm và mụn viêm. Kết quả mang lại là như nhau giữa Glycolic và
Salicylic. Abels và cộng sự của ông (10) đã kiểm tra hiệu quả lâm sàng và khả năng dung nạp của
Glycolic acid 10% ở dạng nhũ tương dầu trong nước (o/w) với pH=4 trong một thử nghiệm ngẫu
nhiên mù đôi, có so sánh với giả dược. Nghiên cứu này được áp dụng 1 lần mỗi ngày với 120
bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ trong 90 ngày dưới dạng đơn trị liệu. Trong nghiên cứu này, mụn
trứng cá được cải thiện với mức ý nghĩa =5%, bắt đầu cải thiện từ ngày 45 và chiều hướng tốt
hơn đến ngày thứ 90 ở nhóm xài Glycolic acid.
Hình 6: 1 bệnh nhân được điều trị với phương pháp peel Glycolic acid và Salicylic nhưng kết quả
mang lại là như nhau

(A): Bệnh nhân ở trạng thái ban đầu

(B): Bệnh nhân sau 3 lần peel

(C): Bệnh nhân sau 5 lần peel

(D): Sau 2 tháng điều trị thì bệnh nhân này đã khỏi về vấn đề mụn và sắc tố ở da

Từ những nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng AHA để điều trị mụn bằng Glycolic acid là hiệu
quả. Vì kích thức phân tử Glycolic acid là nhỏ nhất trong nhóm AHA (nhỏ hơn cả Salicylic acid) ,
thuận tiện để đi xa vào trong da hỗ trợ điều trị mụn. Ngoài ra, mình có tips nhỏ mà mình học
được từ Kligman (17) và Elson (18), đó là AHA sẽ có hiệu quả hiệp đồng khi kết hợp chung với
Tretinoin để cải thiện mụn trứng cá hơn là sử dụng đơn lẻ. Lý do của cách sử dụng này đó chính
là Glycolic sẽ hỗ trợ quá trình đẩy mụn trứng cá, trong khi Tretinoin sẽ ngăn chặn quá trình hình
thành nhân mụn mới. Chính vì vậy 1 phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu cho bệnh nhân bị mụn
trứng cá đó là Retinoid vào ban đêm, AHA vào buổi sáng, hoặc là sẽ được peel Glycolic acid hằng
tháng. Cách sử dụng trên mình thấy khá hiệu quả cho việc trị mụn không viêm, viêm và nốt sần
trên bề mặt.

Tuy nhiên sự lựa chọn nào cũng sẽ có mặt trái, mặt trái ở đây đó chính là ai bị bệnh rosacea + bị
mụn thì sẽ khó để sử dụng cái này, vì AHA + Tretinoin sẽ làm đỏ da hơn nhiều . Chính vì vậy lúc
này cần phải dùng riêng lẻ Glycolic acid để tấn công. Bằng chứng đó là vào năm 1996, Briden và
các đồng nghiệp (19) của ông đã báo cáo về những bệnh nhân bị trứng cá đỏ mãn tính và không
thể thích nghi với các liệu pháp thông thường. Khi thêm vào chế độ peel Glycolic acid vào phác
đồ điều trị thì cải thiện rõ rệt quá trình viêm à Các mụn mủ, ban đỏ, nốt sần trên da giảm rõ rệt.
Để giải thích điều này thì AHA có thể ngăn chặn sự gắn kết của Demodex trong nang trứng cá
thông qua tác dụng của chúng trên sự kết dính của tế bào sừng, đồng thời giảm đi lượng cation
Ca2+ trong các tế bào sừng à Tbc dễ đứt rời hơn, chia nhỏ và đào thải 1 cách dễ dàng.

Tiết lộ thêm đó là để giúp những bệnh nhân bị rosacea thì cần phải sự dụng đến Polyhydroxy
acid (PHA) là Gluconolactone (20), loại acid này là dẫn xuất của AHA, ít gây châm chích hơn và
giúp giữ nước tốt hơn vì có rất nhiều nhóm -OH có thể liên kết với nước --> Giữ ẩm nhiều lần
hơn AHA. Khi kết hợp Gluconolactone và Azelaic sẽ giúp cải thiện tình trạng đỏ da vã giãn mạch
máu ở bệnh nhân rosacea (21).

Nghe có vẻ lạ nhưng AHA có khả năng chống lão hóa, bằng cách lột bỏ đi lớp thượng bì đã bị tổn
thương bởi ánh nắng, nếp nhăn thông qua việc peel Glycolic acid với nồng độ cao, bằng những
nghiên cứu dưới đây thì mình sẽ cho các bạn thấy lợi ích chống lão hóa mà AHA mang lại nhé!

Newman và các đồng nghiệp của ông (11) đã nghiên cứu tác dụng lâm sàng và mô học của
Glycolic acid 50% trên da bị tổn thương bởi ánh nắng. 41 tình nguyện viên đã được sử dụng trên
1 nửa mặt là Glycolic 50%, với tần suất là mỗi tuần 1 lần và được sử dụng trong 4 tuần. Họ đã
được đánh giá rằng có sự giảm kết cấu thô ráp ở da và nếp nhăn nhỏ, ít bị dày sừng bởi ánh nắng
hơn và sự sáng da nhẹ của các nốt nám. Khi các nhà nghiên cứu phân tích mô học thì cho thấy sự
mỏng đi của lớp sừng, sự nâng cao của lớp hạt và sự dày lên của lớp biểu bì. Các nhà nghiên cứu
còn thấy sự gia tăng độ dày collagen ở da trong các tình nguyện viên đó.

Nếu bạn nào để ý thì mình cũng đã từng viết 1 bài layer các thành phần để đạt hiệu quả cao,
mình đã có cách layer AHA + vit C giúp cải thiện sáng da, giảm thiểu sắc tố. Lý do thì mình sẽ đào
sâu kỹ hơn trong bài này nhé.

Glycolic và Lactic acid là 2 acid được áp dụng trong phương pháp điều trị tổn thương sắc tố như
nám da do ánh nắng, nám da nội tại và tăng sắc tố sau viêm (thâm đen, đỏ). Yamamoto và đồng
nghiệp (13) đã nghiên cứu sự khác việt về mô học ở da được điều trị bằng phương pháp peel
bằng Glycolic, lactic, citric, acetic mỗi tuần 1 lần và duy trì trong 6 tuần. So với da được peel bằng
Citric và Acetic thì những bệnh nhân được peel bằng Glycolic và Lactic có sự cải thiện rất tốt, kết
quả là melanin giảm ở lớp đáy và giảm sự lắng đọng melanin trong các lớp sừng. Cơ chế hoạt
động có thể liên quan đến:

 Tái cấu trúc và thay đổi biểu bì, dẫn đến phân tán sắc tố nhanh hơn

 Ức chế quá trình hoạt động của Tyrosinase bằng cách ngăn chặn dòng tế bào hắc tố
Ngoài ra, Glycolic acid có thể được sử dụng kết hợp với các chất làm trắng khác như
Hydroquinone, để tăng cường khả năng thâm nhập của các tác nhân khác, mang lại phản ứng
điều trị tốt hơn. Bác sĩ da liễu Kligman đã thiết kế 1 hỗn hợp làm trắng khá tốt nhưng cũng khá
mạnh, đó là Hydroquinone + Tretinoin và Cortisteroid, còn được gọi là “Chế độ Kligman”. Khi
chúng ta kết hợp Glycolic acid với cường độ trung bình + “Chế độ Kligman” thì sẽ cải thiện hiệu
quả làm sáng da hơn so với là dùng công thức của Kligman đơn lẻ (14). Ngoài ra khi kết hợp
Glycolic acid với Azelaic acid 20% sẽ cải thiện đáng kể về vấn đề sắc tố da hơn là sử dụng Azelaic
đơn thuần (15), nhờ vào việc ngăn chặn đường đi của melanosome. Ở đây mình còn 1 cách kết
hợp khác nữa đó chính là AHA + L-Ascorbic acid, layer kiểu này cũng sẽ cải thiện đáng kể về mặt
sắc tố trên da, giúp chống oxy hóa mạnh hơn nhiều lần nữa đó nhe! Ngoài ra cũng có thể sử
dụng liều cao để cải thiện các nốt sần do ánh nắng mặt trời gây ra đó là 85% Lactic acid trong
vòng vài phút (16), nhưng tiếc là nồng độ đậm đặc này không có sẵn.

Việc sử dụng AHA dạng bôi cũng làm tăng sản xuất collagen và các chất nền gian bào. Những
thay đổi này sẽ làm cải thiện các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng gây ra ở biểu bì và hạ bì.
Bernstein và đồng nghiệp (4) cũng có thấy sự gia tăng hàm lượng Hyaluronic acid trong biểu bì và
trung bì, cũng như tăng 2,8 lần mRNA khi sử dụng 20% Glycolic acid trong 3 tháng trên vùng da
điều trị ở cẳng tay. Để giải thích điều này thì Glycolic acid gián tiếp làm tăng sinh lượng HA trong
vùng được sử dụng, mà phân tử HA có thể liên kết với nước gấp 10.000 lần so với trọng lượng
của nó, chính vì vậy mà HA có thể cải thiện đáng kể về sự xuất hiện của các nếp nhăn sâu.

Như mình đã đề cập ở trên thì AHA + Tretinoin sẽ là bộ đôi trị mụn, nhưng xuống đây nó còn thể
hiện khả năng điều trị nếp nhăn và vấn đề sắc tố da khi sử dụng AHA vào buổi sáng và Retinoid
vào buổi tối. Đây cũng là combo khá hiệu quả trong mọi trường hợp muốn cải thiện cho da tốt
hơn, nên bắt đầu điều trị với nồng độ thấp, chẳng hạn như AHA 5%, rồi tăng lên 10% khi đã quen
dần. Nhưng nhớ phải sử dụng kem chống nắng phổ rộng và hấp thụ năng lượng UV tốt vào ban
ngày nhé!

Peel da với Glycolic acid có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều sản phẩm
khác nhau ở nồng độ, độ pH của sản phẩm, nồng độ AHA thường nằm trong khoảng 20 – 70%, vì
2 yếu tố này đóng vai trò quan trọng của sản phẩm. Khi bắt đầu peel thì bệnh nhân cần đi từ
nồng độ thấp đến nồng độ cao khi da dung nạp được. Ở đây mình có 1 lưu ý nhỏ đó là thường
những người ở da dầu thì ít gây ra kích ứng hơn, nhưng đối với bệnh nhân có làn da bị tổn
thương quá mức hoặc do cơ địa thì nhạy cảm hơn rất nhiều. 2 phác đồ peel AHA mình để ở dưới
đây để mọi người tham khảo nhe.
Bảng 3: Phác đồ peel của các bác sĩ da liễu

Ngoài ra, việc peel glycolic acid cũng có thể được tăng cường khi kết hợp với các loại acid khác,
như TCA hoặc dung dịch Jessner (14g Resorcinol, 14g Salicylic acid, 85% Lactic acid trong ethanol
95%), nhưng cũng cần lưu ý khi kết hợp như vậy cũng có thể tăng khả năng peel quá mức, dẫn
đến nhạy cảm hơn. Mình cũng khuyên với các bạn rằng chúng ta nên bắt đầu với các toner hay
các sản phẩm chứa AHA chuyên biệt để da có thể làm quen trước trong vài tháng, sau đó mới
nghĩ đến phương pháp peel nhé.

Thuốc tiêu sừng sẽ rất là hữu dụng để giảm sự tăng sừng hóa liên quan đến bệnh vẩy nến. 1 thử
nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi do Akamine và đồng nghiệp thực hiện (22), họ đã chứng minh
rằng AHA/PHA 20% có hiệu quả như Salicylic acid trong việc làm giảm sự đóng vảy của các mảng
vẩy nến. Ngoài ra công thức dạng cream có thể mang lại kết quả nhanh hơn và ít gây kích ứng
hơn so với Salicylic acid. Kostarelos và đồng nghiệp (23) đã phát hiện ra rằng kem dưỡng chứa
10% Glycolic acid có hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu và sẽ đạt hiệu quả hơn khi
được kết hợp với 0,1% Betamethasone (1 dạng của corticoid).
Hiện nay các nhà sản xuất đã phát triển các sản phẩm chứa AHA dưới dạng srm, toner, lotion,
kem dưỡng, gel, mặt nạ, xịt, peel, kem chống nắng. Các sản phẩm chứa AHA này có nồng độ từ
1% - 20% và thường là glycolic acid trong dạng kem và lotion. Ngoài ra trong các sản phẩm peel
cũng chứa từ 20% - 70% AHA để lột sừng hiệu quả hơn.

Nhưng sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm tới khi lựa chọn AHA:

Về lượng acid tự do và độ pH: Thường các sản phẩm trên thị trường hiện nay tuyên bố các AHA
của họ được trung hòa hoặc trong 1 hệ đệm để ít gây kích ứng hơn. Tức là AHA được trung hòa với
kiềm vô cơ (NaOH hoặc NH4OH) hoặc hữu cơ để nâng cao độ pH. Việc nâng cao độ pH nhằm mục
đích là ít gây kích ứng trên da hơn khi pH ~ pKa của acid đó. Nguyên tắc này đã được Westwood-
Squibb Pharmaceuticals sử dụng trong việc phát triển kem dưỡng da Lac-Hydrin, có chứa 12%
amoni lactate. AHA cũng có thể được đệm để tạo ra một hợp chất chống lại sự thay đổi độ pH khi
thêm acid hoặc kiềm. Ví dụ, glycolic acid có thể được đệm bằng sodium glycolat và monosodium
phosphate để duy trì độ pH trong khoảng 2,8 đến 4,8. Tuy nhiên, những thao tác này làm giảm cả
nồng độ acid tự do và hiệu quả của chế phẩm AHA. Tùy thuộc vào công thức, lượng acid tự do có
thể khác với nồng độ acid trong công thức, nghĩa là một thương hiệu sở hữu sản phẩm glycolic
acid có trên thị trường với nồng độ 15%, nhưng chỉ chứa 5% acid tự do, trong khi công thức 10%
của một thương hiệu khác có 10% acid tự do, làm cho sản phẩm sau này mạnh hơn mặc dù nồng
độ công thức thấp hơn (24). Nên khi chúng ta mua AHA thì ngoài nhãn có để là 5% thì cũng chưa
chắc là 5% hoàn toàn đâu nhé! Ít hơn nhiều đấy!!!

Hình 7: Phản ứng 2 chiều để phóng thích ra H+ của 1 acid, điều này phụ thuộc vào nồng độ và hệ
đệm của sản phẩm

Yếu tố thứ 2 đó là hệ thống đưa dẫn: Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ. 1
số thành phần có thể gây cản trở hoặc tăng cường các tác dụng dược lý của AHA. Chẳng hạn như
Glycerin sẽ có ái lực đáng kể so với AHA, vì tạo nhiều cầu nối liên kết hydro với AHA, khiến cho
AHA khó có thể đi xa được vào da. Nhưng ngược lại thì Propylene glycol sẽ tăng cường sự thâm
nhập của AHA bằng cách điều chỉnh tính thẩm thấu của AHA vào lớp sừng (25). Ngoài ra theo mình
học được ở phòng thí nghiệm đó là khi cho cồn vào những dung dịch có nước, thì sẽ làm giảm độ
tan của chất đó và khiến cho nó về trạng thái nguyên bản (không phân ly), áp dụng vào mỹ phẩm
thì chúng ta cũng suy luận được khi AHA ở nền cồn khô, thì cồn khô sẽ liên kết với nước, làm giảm
đi độ tan của AHA trong nước --> Giảm sự phân ly H+, lúc này AHA sẽ ở trạng thái tự do nhiều hơn
và mang lại hoạt tính sinh học trên da tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng AHA đó chính là cần phải đi từ nồng độ thấp tới nồng độ cao và có 1 tần suất
rõ ràng, kết hợp với các sản phẩm phục hồi da phù hợp. Đã có những trường hợp bị kích ứng với
AHA bao gồm bỏng rát, viêm da, ngứa, kích ứng và dễ bị cháy nắng, nhất là dễ bị viêm da tiếp
xúc. Vấn đề này chúng ta có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh lại tần suất sử dụng và lựa chọn
các sản phẩm có độ pH cao hơn 1 chút.

Để giải thích rõ hơn thì mình sẽ có 1 dẫn chứng cho mọi nguời thấy rằng để giảm khả năng kích
ứng thì phải tăng độ pH của sản phẩm. Trong bài nghiên cứu số (26), 1 sản phẩm có chứa Glycolic
acid 10% đã được thử nghiệm trên 6 mức pH khác nhau trải dài từ 2.0 – 4.4. Kết quả thử nghiệm
cho thấy rằng sự kích ứng sẽ trầm trọng hơn khi pH ở mức thấp hơn. Nhưng khi mà da chúng ta
đã đủ khỏe rồi thì mình cũng muốn khuyến cáo là nên tăng nồng độ AHA và giảm lượng pH thấp
xuống, vì càng nhiều acid tự do, thì càng tăng sự kích thích của collagen và Glycosaminoglucan
(27).

Ảnh hưởng thứ 2 đó là tăng sắc tố sau khi peel da nhưng không chống nắng kỹ. Trong bài nghiên
cứu số (28) đã chỉ ra rằng nếu điều trị tại chỗ ngắn hạn bằng Glycolic acid sẽ gây ra sự sạm da do
tia UVB, UVA ở 1 số đối tượng.Tăng sắc tố do peel da bằng AHA có thể thấy ở bệnh nhân có da
loại IV đến VI theo thang Fitzpatrick, nhưng bù lại thì AHA được dung nạp tốt ở nhóm da loại này.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bôi axit glycolic trong thời gian ngắn làm tăng độ
nhạy cảm của da với tia cực tím. Trong một nghiên cứu (29) trên 14 bệnh nhân có loại da từ II
đến III theo thang Fitzpatrick (tức là da trắng ấy mọi người), da được điều trị bằng glycolic acid
dẫn đến tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, được đo bằng liều ban đỏ tối thiểu (MED) giảm và sự gia
tăng tổn thương deoxyribonucleic acid (DNA) và các tế bào bị cháy nắng . Sự nhạy cảm với ánh
nắng được hồi phục trong vòng 7 ngày sau khi ngừng điều trị. Mình có tìm về cơ chế mà Glycolic
acid có thể làm tăng tính nhạy cảm với ánh sáng nhưng mà vẫn chưa thấy. Nhưng có thể là do
nhiều tia UV truyền qua da thường được dưỡng ẩm hơn là da khô, bởi vì da khô sẽ phân tán
hoặc phản xạ tia UV (không đi sâu vào da làm nhạy cảm hơn), nhưng mình thấy nên có 1 cái
nghiên cứu nào đó thiết thực hơn nhe! Có thể lập luận của mình sai nên mọi người có thể đóng
góp ý kiến bằng cách cmt ở cuối bài nhé!

Nhưng mà đừng lo về việc này nữa vì các brand khi sản xuất ra sản phẩm cũng có 1 vài quy định
đó là chúng phải được pha chế <30% với độ pH từ 3.0 trở lên, và có kèm theo hướng dẫn sử
dụng kem chống nắng hằng ngày. Vào năm 2005, FDA đã khuyến nghị dán nhãn các sản phẩm có
chứa AHA như một thành phần hoạt động với cảnh báo sau: ‘Cảnh báo cháy nắng: Sản phẩm này
chứa α-hydroxy acid (AHA) có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời và đặc biệt
là khả năng bị cháy nắng. Sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo bảo vệ và hạn chế tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời trong khi sử dụng sản phẩm này và trong một tuần sau đó (24).

Phần quan trọng nhất cũng đã đến rồi, ngắn gọn nhưng xúc tích:

 PHẢI CÓ KEM CHỐNG NẮNG VÀ CHỐNG NẮNG THẬT KỸ x7749!!!

 Do AHA có tính giữ nước lại cho da, nên thích hợp với da khô để tẩy tế bào chết, nhưng không
có nghĩa là da dầu không sử dụng được nhé.

 Thông thường để trị mụn thì sẽ có các combo: Glycolic acid (tối) + BHA (sáng); Glycolic acid +
Azelaic acid; Glycolic acid + Retinoid; Glycolic acid + BPO; peel AHA;...

 Để trị về sắc tố da: Glycolic acid + LAA; Glycolic acid + Azelaic acid; Glycolic acid + Retinoid; peel
AHA nồng độ cao

 Nếu như người mới bắt đầu thì nên chọn các sản phẩm AHA nồng độ khoảng 5% với độ pH cao
1 chút (khoảng >3.5). Sau khi sử dụng được 1 thời gian quen rồi thì có thể tăng nồng độ lên cao
hơn + giảm độ pH của sản phẩm < 3.5

 Tùy theo mục đích cải thiện da mà có thể lựa chọn phương pháp peel AHA, từ peel nhẹ, trung
bình, sâu. Nhưng tốt nhất là ra spa, clinic để được tư vấn kỹ hơn và có các tay nghề peel chuyên
nghiệp để không peel lố thời gian nhé mn!

Mình sẽ thiết lập 1 cái bảng để dưới dây nhằm thống kê lại các phương pháp sử dụng AHA cho
mọi người tùy theo mục đích nhé!
Bảng 4 : Phương pháp sử dụng AHA theo mục đích vào từng loại da (tổng tợp từ các bài nghiên
cứu trên và có bổ sung ý kiến tác giả)

1. Leslie Bauman, MD. Cosmetic of Dermatology. Basic Concepts of Skin Science.

2. Van Scott EJ, Yu RJ. Control of keratinization with the α-hydroxy acids and related compounds.
Arch Dermatol. 1974¸110, 586 – 590.

3. Okano Y, Abe Y, Masaki H, Santhanam U, Ichihashi M, Funasaka Y. Biological effects of glycolic


acid on dermal matrix metabolism mediated by dermal fibroblasts and epidermal
keratinocytes. Exp Dermatol. 2003, 12 Suppl 2:57–63.

4. Bernstein EF, Lee J, Brown DB, Yu R, Van Scott E. Glycolic acid treatment increases type I
collagen mRNA and hyaluronic acid content of human skin. Dermatol Surg. 2001;27(5):429–
433.
5. Ditre CM, Griffin TD, Murphy GF, et al. Effects of α-hydroxy acids on photoaged skin: a pilot
clinical, histologic, and ultrastructural study. J Am Acad Dermatol. 1996;34(2Pt1):187–195.

6. Modified from Van Scott EJ, Yu RJ. Actions of α hydroxy acids on skin compartments. J Geriatr
Dermatol. 1995;3(Suppl3):19A–25A.

7. Kim SJ, Won YH. The effect of glycolic acid on cultured human skin fibroblasts: cell proliferative
effect and increased collagen synthesis. J Dermatol. 1998;25:85–89.

8. Bernstein EF, Underhill CB, Lakkaakorpi J, et al. Citric acid increases viable epidermal thickness
and glycosaminoglycan content of sun-damaged skin. Dermatol Surg. 1997;23(8):689–694.

9. Kessler E, Flanagan K, Chia C, Rogers C, Glaser DA. Comparison of alpha- and beta-hydroxy acid
chemical peels in the treatment of mild to moderately severe facial acne vulgaris. Dermatol
Surg 2008; 34: 45–50; discussion 1.

10. Abels C, Kaszuba A, Michalak I, Werdier D, Knie U, Kaszuba A. A 10 % glycolic acid containing
oil-in water emulsion improves mild acne: a randomized double-blind placebo controlled trial. J
Cosmet Dermatol 2011; 10: 202–9.

11. Newman N, Newman A, Moy LS, Babapour R, Harris AG, Moy RL. Clinical improvement of
photoaged skin with 50 % glycolic acid. A double-blind vehicle-controlled study. Dermatol Surg
1996; 22: 455–60.

12. Ditre CM, Griffin TD, Murphy GF, Sueki H, Telegan B, Johnson WC, Yu RJ, van Scott EJ. Effects of
alphahydroxy acids on photoaged skin: a pilot clinical, histologic, and ultrastructural study. J
Am Acad Dermatol 1996; 34: 187–95.

13. Yamamoto Y, Uede K, Yonei N, Kishioka A, Ohtani T, Furukawa F. Effects of α-hydroxy acids on
the human skin of Japanese subjects: the rational for chemical peeling. J Dermatol.
2006;33(1):16–22.

14. Sarkar R, Kaur C, Bhalla M, Kanwar AJ. The combination of glycolic acid peels with a topical
regimen in the treatment of melasma in dark-skinned patients: a comparative study. Dermatol
Surg. 2002;28(9):828–832.

15. Dayal S, Sahu P, Dua R. Combination of glycolic acid peel and topical 20% azelaic acid cream in
melasma patients: efficacy and improvement in quality of life. J Cosmet Dermatol.
2017;16(1):35–42.

16. Van Scott EJ, Yu RJ. α hydroxy acids. Therapeutic potentials. Can J Dermatol. 1989;1:108–112.

17. Kligman A. Result of a pilot study evaluating the compatibility of topical tretinoin in
combination with glycolic acid. Cosmet Dermatol. 1993;6:28–32.

18. Elson ML. Differential effects of glycolic acid and tretinoin in acne vulgaris. Cosmet Dermatol.
1992;5:36–40.
19. Briden ME, Rent-Pellerano MI. Treatment of rosacea with glycolic acid. J Ger Dermatol.
1996;4(SB):17B–21B

20. Berstein EF, Green B, Edison B, et al. Poly hydroxy acids: clinical uses for the next generation of
hydroxy acids. Skin Aging. 2001;9:4–11.

21. Draelos ZD, Green BA, Edison BL. An evaluation of a polyhydroxy acid skin care regimen in
comgination with azelaic acid 15% gel in rosacea patients. J Cosmet Dermatol. 2006;5:23–29.

22. Akamine KL, Gustafson CJ, Yentzer BA, et al. A double-blind, randomized clinical trial of 20%
alpha/poly hydroxy acid cream to reduce scaling of lesions associated with moderate, chronic
plaque psoriasis. J Drugs Dermatol. 2013;12(8):855–859.

23. Kostarelos K, Teknetzis A, Lefaki I, Ioannides D, Minas A. Double-blind clinical study reveals
synergistic action between alpha-hydroxy acid and betamethasone lotions towards topical
treatment of scalp psoriasis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2000;14(1):5–9.

24. AMY B. LEWIS AND KATHLEEN C. SUOZZI. 52 - α-Hydroxy Acids. Comprehensive Dermatologic
Drug Therapy (Fourth Edition) 2021, Pages 585-591.e2

25. Smith WP. Comparative effectiveness of α-hydroxy acids on skin properties. Intl J Cosmet Sci.
1996;18:75–83.

26. Scientific Literature Review. On Glycolic and Lactic Acids, Their Common Salts, and Their Simple
Esters. Final Report. April 7, 1995. Washington, DC: Cosmetic Ingredient Review; 1995.

27. Dinardo JC. Studies show cumulative irritation potential based on pH. Cosmet Dermatol.
1996;9(suppl 5):12–13.

28. Tsai TF, Bowman HP, Jee SH, Maibach HI. Effects of glycolic acid on light-induced skin
pigmentation in Asian and Caucasian subjects. J Am Acad Dermatol. 2000;43(2Pt1):238–243.

29. Kornhauser A, Wei R, Yamaguchi Y, et al. The effects of topically applied glycolic acid and
salicylic acid on ultraviolet radiation induced erythema, DNA damage and sunburn cell
formation in human skin. J Dermatol Sci. 2009;55(1):10–17.

30. Cook KK. Chemical peeling of non-facial skin using glycolic acid gel augmented with TCA and
neutralized based on visual staging. Dermatol Surg. 2000;26:994–999.
 Cấu tạo da
 Tẩy tế bào chết hoá học
 BHAs
 Nghiên cứu
 Một số nghiên cứu chung về SA
 Chức năng của SA
 Hấp thụ và chuyển hoá SA
 SA ở pH trung hoà
 Tóm tắt - HDSD
 Sản phẩm chứa BHA
 Tài liệu tham khảo
Hiện nay, các nghiên cứu về BHA nói chung, Salicylic acid nói riêng còn khá hạn chế về số lượng,
cũng như là có rất ít số liệu thực nghiệm được thử nghiệm trực tiếp trên da người. Do đó, các nội
dung trong bài viết dưới đây về BHA vẫn chưa nói lên được đầy đủ tất cả những tính chất, công
dụng cũng như cách hoạt động, hấp thụ, chuyển hoá trong cơ thể người sử dụng, nhưng vẫn có
thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về Peel da hoá học sử dụng BHA.

Trước khi vào nội dung chính, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngắn gọn cấu tạo của làn da, đặc
biệt là lớp biểu bì để có thể hiểu được cách BHA hoạt động nhé.

Da là bề mặt tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường. Có ba lớp chính của da: biểu bì (ngoại bì,
thượng bì), trung bì và hạ bì. Biểu bì là lớp ngoài cùng và là một mô biểu mô được chia thành
nhiều lớp. Cấu trúc ngoài cùng của biểu bì là lớp sừng (Stratum Corneum), tạo thành hàng rào
ngăn thấm để ngăn chặn sự mất nước và chất điện giải. Các vai trò bảo vệ hoặc rào cản khác của
lớp biểu bì bao gồm: chống tia cực tím và bảo vệ da khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Những
thay đổi trong hàng rào biểu bì do các yếu tố môi trường, tuổi tác, hoặc các điều kiện khác có thể
làm thay đổi vẻ ngoài cũng như các chức năng của da. Hiểu được cấu trúc và chức năng của SC và
hàng rào biểu bì là rất quan trọng vì nó là chìa khóa của một làn da đẹp và khỏe mạnh.

H1. Cấu trúc biểu bì


Lớp biểu bì - lớp ngoài cùng của da, chủ yếu bao gồm các tế bào biểu bì, được gọi là tế bào sừng,
được sắp xếp thành nhiều lớp, phân tầng, bao gồm: lớp tế bào đáy, lớp tế bào gai, lớp tế bào hạt
và lớp sừng (stratum corneum). SC tạo thành hàng rào bảo vệ chính của da và xây dựng hàng rào
ngăn thấm của biểu bì.

SC là một mô không đồng nhất về cấu trúc, bao gồm các tế bào corneocytes không nhân, phẳng,
giàu protein và các miền gian bào giàu lipid [1]. Các lipid có chức năng như hàng rào được tổng
hợp trong tế bào sừng của các lớp biểu bì có nhân, được lưu trữ trong các thể phiến và được đẩy
vào các khoảng gian bào trong quá trình chuyển đổi từ lớp hạt sang SC tạo thành một hệ thống
các lớp màng kép liên tục [1,2]. Ngoài lipid, các thành phần khác như melanins, protein của SC và
biểu bì, các amino acid tự do và các phần tử nhỏ khác cũng có vai trò quan trọng trong hàng rào
bảo vệ của da.

Có lẽ chức năng được nghiên cứu nhiều nhất và quan trọng nhất của SC là hình thành hàng rào
ngăn thấm của biểu bì [1,3,4]. SC hạn chế sự di chuyển của nước và chất điện giải qua da, một
chức năng cần thiết cho sự sống còn của tế bào. Lipid, đặc biệt là ceramide, cholesterol, và FFA
(free fatty acids - acid béo tự do), cùng nhau tạo thành màng mỏng trong không gian ngoại bào
của SC giúp hạn chế mất nước và điện giải. Các tuyến bã nhờn được kết nối với nang lông, tạo
thành 1 đơn vị lỗ chân lông và tiết ra chất giàu lipid - bã nhờn. Bã nhờn là một lớp phủ kỵ nước
bảo vệ và bôi trơn da và tóc, đồng thời cung cấp một lá chắn có chức năng kháng khuẩn. Các
tuyến bã nhờn hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn kỵ khí như Propionibacterium acnes - một
loại vi khuẩn phổ biến ở da. P. acnes thủy phân chất béo trung tính có trong bã nhờn, giải phóng
các axit béo tự do lên da 20,21. Các axit béo tự do này cũng góp phần vào độ pH acid (~5) của bề
mặt da.[5]

Độ pH ngoài cùng SC được duy trì trong phạm vi acid, thường là trong khoảng 4,5–5,0 bằng nhiều
cơ chế khác nhau. Tính acid này được duy trì bằng cách hình thành FFA từ phospholipid; các chất
trao đổi proton natri trong SC và bằng cách chuyển histidine của NMF (natural moisturizing
factors - các yếu tố giữ ẩm tự nhiên) thành Urocanic acid bởi Histidase enzyme trong SC. Ngoài
ra, lactic acid, một thành phần chính của NMF, có vai trò chính trong việc duy trì độ pH acid của
SC. Duy trì độ pH có tính acid trong SC là rất quan trọng đối với tính toàn vẹn và gắn kết của SC
cũng như duy trì hệ vi sinh bình thường của da. Sự phát triển của hệ vi sinh da bình thường được
hỗ trợ bởi độ pH có tính acid trong khi độ pH trung tính hơn (pH~7) thì hỗ trợ sự xâm nhập của vi
khuẩn gây bệnh vào da. Độ pH có tính acid này là tối ưu cho quá trình tiền thân của lipid trở
thành “hàng rào lipid” và bắt đầu quá trình desquamatory (bong tróc lớp biểu bì dạng vảy).
=> Nhờ vào đặc tính của lớp biểu bì và độ pH có tính acid có khả năng làm bong tróc lớp sừng.
Ứng dụng trong việc dùng acid để “peeling” da cũng được biết đến và được nghiên cứu, thường
được gọi là Chemical Exfoliation (tẩy da chết hoá học).

Peel da hóa học trên bề mặt liên quan đến việc áp dụng một chất lột tẩy hóa học lên da, dẫn đến
phá hủy lớp biểu bì. Peeling có thể có tác động ở bất cứ đâu từ lớp sừng đến lớp tế bào đáy. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu của bong tróc bao gồm: tác nhân peel và kỹ thuật thực hiện.
Hóa chất dùng để peel tạo ra một vết thương được kiểm soát và sau đó cơ thể sẽ có cơ chế để tự
làm lành lại.

Chất peeling bề mặt làm tổn thương lớp biểu bì nhưng cũng giúp “trẻ hóa” lớp biểu bì; tuy nhiên,
những thay đổi về mô học cũng có thể được nhìn thấy ở lớp hạ bì. Việc sử dụng lặp lại các Alpha-
hydroxy acid lên bề mặt da làm tăng 25% độ dày biểu bì cũng như tăng Mucopolysaccharide acid
và tăng mật độ collagen trong lớp papillary dermis [2].

Lột da bằng hóa chất là việc sử dụng một chất tẩy tế bào chết hóa học tác động lên lớp biểu bì và
hạ bì để loại bỏ các tổn thương bề mặt và cải thiện kết cấu của da. Các tác nhân hóa học cơ bản
và có tính acid khác nhau được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng khác nhau của lột da hóa học từ
nhẹ đến mạnh thông qua sự khác biệt về khả năng tác động lên da của chúng.
H2. Một số đặc tính của các chất peel hoá học trên bề mặt [7]

Nghiên cứu về vấn đề lão hoá ngày càng được thúc đẩy và tiến hành nghiên cứu nhiều hơn, do
con người tin rằng quá trình lão hoá tự nhiên trên da có thể được điều chỉnh và kiểm soát. Mặc
dù thông tin về cơ chế lão hoá chưa thật sự đầy đủ do cơ chế rất phức tạp nhưng sự cải thiện về
chức năng cũng như biểu hiện lâm sàng trên làn da được nghiên cứu là một tín hiệu cho thấy đã
có xảy ra sự kiểm soát và điều chỉnh biểu hiện của sự lão hoá.

Sau nhiều năm nghiên cứu và sử dụng lâm sàng, Hydroxy acid (HA) đã được chứng minh là có
tầm quan trọng về mặt sinh học và giá trị lâm sàng đối với cả làn da có tình trạng tăng sừng và
lão hoá ở cả làn da người trẻ tuổi hay lớn tuổi.

Hydroxyacid có thể được chia thành năm nhóm dựa trên cấu trúc hóa học của chúng:

Alpha-hydroxyacids (AHAs), Beta-hydroxyacids (BHAs), Polyhydroxy acids (PHAs), Aldobionic acids


(Bionic acids), Aromatic hydroxyacids (AMAs)
H3. Phân loại HAs và một số dạng thường gặp của từng loại[7]

Trong bài viết này, chúng ta chỉ tập trung vào BHA thôi nhé!

Xem thêm bài viết AHAs tại: https://callmeduy.com/bai-viet/aha-tu-co-ban-toi-nang-cao

BHAs là các carboxylic acid hữu cơ có một nhóm hydroxyl gắn vào vị trí Beta của nhóm cacboxyl.
Cả nhóm hydroxyl và cacboxyl đều được gắn vào hai nguyên tử cacbon khác nhau trong một
mạch vòng béo hoặc no, tạo ra nhóm hydroxyl có bản chất trung tính. Một số BHA có trong các
mô cơ thể như là chất trung gian trao đổi chất và trao đổi năng lượng.

Ví dụ, β-hydroxybutanoic acid được sản xuất bởi gan và được cơ tim sử dụng như một nguồn
năng lượng. Ngược với β-hydroxybutanoic acid tan trong nước, tropic acid có nguồn gốc từ thực
vật và là một BHA lại tan trong lipid. Một số AHA cũng là BHA khi phân tử chứa hai hoặc nhiều
hơn hai nhóm cacboxyl. Trong trường hợp này, nhóm hydroxyl ở vị trí alpha đối với một nhóm
cacboxyl, và đồng thời ở vị trí beta đối với nhóm cacboxyl khác. Ví dụ, malic acid (acid táo) có
chứa một nhóm hydroxyl và hai nhóm cacboxyl vừa là AHA vừa là BHA. Theo Hình 3. (Phân loại
HAs và một số dạng thường gặp), Salicylic acid thuộc nhóm AMAs chứ không phải nhóm BHAs
như chúng ta thường biết! Theo cách tương tự, citric acid chứa một nhóm hydroxyl và ba nhóm
cacboxyl vừa là AHA với một nhóm cacboxyl vừa là BHA với hai nhóm cacboxyl khác. Những
thành phần này đã được thương mại hóa trong các công thức chăm sóc da để điều chỉnh độ pH
và mang lại lợi ích chống oxy hóa và chống lão hóa đối với làn da.[6]
H4. Một số sự khác biệt giữa AHAs và BHAs[7]

Beta-hydroxy acid duy nhất được sử dụng trong da liễu là Salicylic acid. Không giống như các
alpha-hydroxy acid, Salicylic acid hòa tan được trong lipid, cho phép nó xâm nhập không chỉ vào
lớp biểu bì mà còn vào sâu đến lỗ chân lông (pilosebaceous unit). Sự xâm nhập này làm cho nó
có khả năng phân giải mụn trứng cá, do đó làm cho salicylic acid vượt trội hơn các alpha-hydroxy
acid trong việc điều trị mụn trứng cá. Salicylic acid cũng có tác dụng chống viêm bằng cách ức
chế arachidonic acid.[7]

Salicylic có pKa là 2,98. Để có được tác dụng tẩy da chết hiệu quả nhất, Salicylic acid trong sản
phẩm phải ở độ pH thích hợp để cho phép sự có mặt đáng kể số lượng acid tự do, so với dạng
muối của nó. Do đó, các công thức khác nhau với nồng độ salicylic acid ở độ pH gần với pKa giúp
tẩy da chết hiệu quả hơn đáng kể so với các công thức ở bất kỳ pH nào lớn hơn đáng kể so với
pKa. (Tìm hiểu thêm SA ở pH trung hoà tại IV.4) [21]

H5. Công thức cấu tạo Salicylic acid[7]

Hình 5 cho thấy cấu trúc hóa học của salicylic acid. Salicylic acid còn được gọi là 2-
hydroxybenzoic acid hoặc orthohydroxybenzoic acid. Salicylic acid và salicylat (dễ chuyển hóa
thành salicylic acid) có trong vỏ cây liễu, lá Lộc đề xanh (wintergreen leaves) và cây bạch dương
ngọt (sweet birch). Salicylic cũng có thể được tổng hợp dễ dàng trong phòng thí nghiệm. Trong
khi đó Salicylic acid đã được Kligman mô tả là một β-hydroxy acid, Yu và Van Scott phân loại
Salicylic acid là một acid phenol thơm. Yu và Van Scott bác bỏ khái niệm Salicylic acid là một axit
β-hydroxy bởi vì cấu tạo của Salicylic acid không giống như một axit β-hydroxy thực sự theo định
nghĩa, salicylic acid có cả nhóm hydroxyl và cacboxyl gắn trực tiếp vào vòng benzen thơm. Ngoài
ra, nhóm hydroxyl của Salicylic acid còn thể hiện tính chất acid mà nhóm hydroxyl của β-hydroxy
acid theo định nghĩa là trung tính và không có tính acid.[21]

Một ví dụ về β-hydroxy acid ‘đúng’ là β-hydroxy butyric acid.

H6. Công thức cấu tạo β-hydroxy butyric acid [O1]

Salicylic acid (ortho-hydroxybenzoic acid) là một tác nhân acid, các đặc tính và công dụng của
chúng lần đầu tiên được Unna - một chuyên gia về da liễu người Đức mô tả. SA là một hợp chất
ưa béo, có tác dụng loại bỏ các lipid trong gian bào (intercellular lipids). Do tác dụng chống tăng
sản trên lớp biểu bì của SA, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng có lợi của SA như một chất
peeling. SA cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. [7]

H6. Tình trạng da trước và sau 5 lần áp dụng phương pháp peel bằng SA.

Kết luận: Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau thì Salicylic acid thuộc những nhóm
Hydroxyacid khác nhau (BHA hoặc AMA). Tuy nhiên sự khác biệt về phân loại không ảnh hưởng
đáng kể, Salicylic acid thuộc phân nhóm BHA hay AMA cũng đều mang lại những hiệu quả nhất
định đối với làn da.

Những nghiên cứu chi tiết về Salicylic acid được đề cập bên dưới.
Grimes và các cộng sự đã báo cáo hiệu quả đáng kể và tác dụng phụ tối thiểu ở 25 bệnh nhân
được điều trị bằng phương pháp peel salicylic acid 20% và 30% ở các nhóm chủng tộc có da sẫm
màu. Các tình trạng được điều trị bao gồm mụn trứng cá, nám và PIH. Ngoài ra, trong một phân
tích đối với 90 bệnh nhân được tác giả điều trị bằng phương pháp peel bằng salicylic acid, 70%
có cải thiện đáng kể về mụn và sắc tố, 25% có cải thiện nhẹ và 5% cải thiện tối thiểu. [7]

Lee và các đồng nghiệp đã điều trị cho 35 bệnh nhân Hàn Quốc bị mụn trên mặt bằng cách sử
dụng 30% salicylic acid để peel hai tuần một lần trong 12 tuần. Các tổn thương do viêm và không
do viêm đều được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, SA được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. [7]

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của Salicylic acid so với giả dược hoặc benzoyl
peroxide. Một nghiên cứu đã kiểm tra 49 bệnh nhân sử dụng salicylic acid 0,5% hoặc giả dược
hai lần mỗi ngày trong 12 tuần. Những người bôi salicylic acid đã giảm đáng kể các nốt mụn viêm
và mụn đầu đen (opened comedones), nhưng nhân mụn đầu trắng (closed comedones) không
giảm [8]. Một trong hai nghiên cứu được trình lên FDA trong giai đoạn phê duyệt OTC là cuộc
điều tra song song kéo dài 12 tuần trên 180 đối tượng. Nó so sánh hiệu quả của dung dịch
salicylic acid 2% với vehicle solution (mẫu trắng: dung môi tương tự nhưng không chứa hoạt chất
cần so sánh, trong trường hợp này là SA) và benzoyl peroxide 5%. Trong số các đối tượng được
điều trị bằng salicylic acid, 40% cho thấy phản ứng tốt hoặc rất tốt, so với 5% ở nhóm vehicle
solution và chỉ 2% ở nhóm benzoyl peroxide. Salicylic acid được đánh giá tốt hơn so với vehicle
solution hoặc benzoyl peroxide trong việc cải thiện tổng số tổn thương: tổn thương do viêm và
mụn đầu đen, nhưng mụn đầu trắng thì không cải thiện.

Nghiên cứu thứ hai được trình lên FDA bao gồm 187 đối tượng và so sánh dung dịch salicylic acid
0,5% và 2% với vehicle solution. Cả salicylic acid 0,5% và 2% đều vượt trội hơn so với vehicle
solution trong việc làm giảm các tổn thương viêm, mụn đầu đen/đầu trắng, và toàn bộ tổn
thương nói chung [9].

Cũng có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các công thức salicylic acid không phải là
dạng dung dịch. Một nghiên cứu đánh giá salicylic acid 2% “dạng rửa” (cleanser) và kem dưỡng
da 10% benzoyl peroxide ở 30 bệnh nhân cho thấy Salicylic acid “dạng rửa” có hiệu quả tốt hơn
trong việc cải thiện mụn bọc [10]. Một nghiên cứu khác đã chứng minh hiệu quả của hỗn hợp tẩy
tế bào chết 2% Salicylic acid trong việc giảm mụn trứng cá [11]. Dựa trên những nghiên cứu này,
nhiều người cho rằng Salicylic acid hiệu quả hơn benzoyl peroxide trong điều trị mụn trứng cá,
nhưng kém hiệu quả hơn benzoyl peroxide trong điều trị mụn viêm [9].Tuy nhiên, không giống
như benzoyl peroxide, salicylic acid không có khả năng ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc khi
dùng kết hợp với kháng sinh uống hoặc bôi.

Cơ chế cho công dụng tẩy tế bào chết bằng cách giảm độ bám, làm liên kết desmosome trở nên
lỏng lẻo và tách rời các tế bào sừng. Salicylic acid hoạt động như một dung môi hữu cơ,loại bỏ
các lipid gian bào được liên kết cộng hóa trị với lớp vỏ bao quanh các tế bào sừng, tạo ra một
môi trường có lợi để phá vỡ liên kết giữa các tế bào sừng (tế bào chết).

Thuật ngữ 'desmolytic' là thuật ngữ chỉ sự phá vỡ các cầu nối tế bào sừng (cấu trúc desmosome)
của salicylic acid nhưng không phân giải hoặc phá vỡ các sợi keratin nội bào. Do đó, Salicylic acid
có tác dụng làm lớp sừng mỏng hơn nhưng không làm thay đổi độ dày biểu bì.

SA được sử dụng rộng rãi trong các công thức mỹ phẩm (nồng độ 2% –4%) và cũng được dùng
trong điều trị như một chất tiêu sừng (lột da) để điều trị các tình trạng da, chẳng hạn như vết
chai, dày sừng, mụn trứng cá và ảnh hưởng đến da. Nó được sử dụng ở các nồng độ, phương
pháp và độ pH khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương.

Một số nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã phát hiện ra rằng SA bôi tại chỗ có tác dụng bảo
vệ quang học đối với làn da. Người ta đã báo cáo rằng việc bôi SA hoặc Natri salicylat tại chỗ lặp
đi lặp lại bảo vệ chuột khỏi quá trình phát sinh ung thư da do bức xạ UV gây ra. SA, bôi lên da
người ngay trước khi tiếp xúc với bức xạ UV, được báo cáo là làm giảm phản ứng ban đỏ. [12]

Salicylic acid và các dẫn xuất của nó có thể được sử dụng như kem chống nắng. Cơ chế của tác
dụng chống nắng là do vòng benzen của SA có chức năng chuyển đổi bức xạ tia cực tím (UVR)
thành bức xạ có bước sóng dài hơn (bức xạ có bước sóng dài tỏa ra từ da dưới dạng nhiệt).

Salicylic acid là một trong năm liệu pháp điều trị không kê đơn (OTC) được phê duyệt theo FDA
về mụn trứng cá. BHA giúp điều chỉnh sự bong tróc bất thường của tế bào, đồng thời thể hiện
đặc tính kìm khuẩn và tiêu sừng cũng như tác dụng chống viêm. Đối với mụn trứng cá nhẹ, BHA
giúp thông thoáng lỗ chân lông để giải quyết và ngăn ngừa tổn thương. Ở những nghiên cứu
trước đây cho thấy SA không ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn hoặc tiêu diệt vi khuẩn, và giống
như benzoyl peroxide phải được sử dụng liên tục, vì tác dụng của nó sẽ dừng lại khi bạn ngừng
sử dụng; lỗ chân lông lại tắc nghẽn và mụn quay trở lại. BHA có trong nhiều loại kem trị mụn và
các sản phẩm khác.[13]

Tuy nhiên, ở nghiên cứu [22] vào năm 2019 cho thấy, điều trị bằng SA làm giảm quá trình sản
xuất bã nhờn của tế bào tuyến bã nhờn bằng cách giảm con đường kích hoạt adenosine
monophosphate protein kinase. Mặc dù khả năng điều tiết bã nhờn được ghi nhận, nhưng
nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên động vật (tai thỏ), vẫn chưa có nghiên cứu thật sự trên
người điều theo dõi và khảo sát khả năng kiểm soát bã nhờn trong việc điều trị mụn trứng cá, do
vậy kết quả của thí nghiệm này chỉ là tiền đề, cần thực hiện và theo dõi trực tiếp trên da người
để có kết quả khách quan hơn.

Một phân tích tổng hợp của 12 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh rằng salicylic
acid khi được sử dụng như một chất peel da hóa học ở các nồng độ khác nhau (10% –30%) có thể
điều trị mụn trứng cá, hiệu quả và khả năng dung nạp có thể được so sánh với trichloroacetic
acid, glycolic acid, và α-hydroxy acid. Hai nghiên cứu cho thấy rằng glycolic acid 14% hiệu quả
hơn đối với mụn trứng cá so với dung dịch 14% axit salicylic, 14% resorcinol và 14% axit lactic
trong etanol.[21]

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của những nghiên cứu về salicylic acid là phương
pháp peel bằng Salicylic acid có hiệu quả trong việc làm trắng những bệnh nhân bị sạm da. Khả
năng làm trắng, cải thiện màu da là một ứng dụng đang được người dùng quan tâm trong ngành
mỹ phẩm nói chung, hay trong việc peel da hoá học nói riêng, do đó cũng đã có một số báo cáo
về tác dụng làm trắng của salicylic acid.

Da được điều trị bằng cách lột da bằng axit salicylic lặp đi lặp lại đã được làm sáng một cách từ
từ. [14] Nhưng vẫn chưa có đầy đủ tài liệu, số liệu cụ thể về hiệu quả làm trắng của Salicylic acid
được ghi nhận cho đến ngày nay.

Peel bằng SA đã được ghi nhận nhiều trong các báo cáo, nhưng có một số tác dụng phụ nhất
định xảy ra, thường ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn. Tác dụng phụ khi peeling bằng
salicylic acid

 Ban đỏ kéo dài và bong tróc da quá mức

 Tình trạng đóng vảy và gây khô da

 Thay đổi sắc tố da và tăng sự nhạy cảm cho da

 Ngộ độc salicylate (salicylism)


 Hạ đường huyết

Lee và Kim đã thực hiện lột SA ở 35 bệnh nhân Hàn Quốc bị mụn trứng cá và phát hiện ban đỏ
kéo dài hơn 2 ngày ở 8,8% bệnh nhân của họ. Khô da được báo cáo ở 32,3% trường hợp. Điều
này có thể được kiểm soát bằng cách thoa kem dưỡng ẩm tại chỗ thường xuyên. Grimes báo cáo
tình trạng bong tróc da và đóng vảy dữ dội sau khi lột SA lần lượt là 17,6% và 11,7% ở bệnh nhân
của cô. Tuy nhiên, tẩy da chết sẽ có hiệu quả sau 7-10 ngày. Không có trường hợp nào để lại sẹo
hoặc rối loạn sắc tố sau viêm dai dẳng. Trong một nghiên cứu điều tra tính an toàn và hiệu quả
của lột da bằng hóa chất SA ở các nhóm dân tộc có màu da tối hơn (20 người Mỹ gốc Phi và 5
người gốc Tây Ban Nha), 16% bị tác dụng phụ nhẹ. Một bệnh nhân bị đóng vảy và giảm sắc tố
tạm thời, hết sau 7 ngày. Khô và tăng sắc tố trong thời gian ngắn biểu hiện ở ba bệnh nhân,
nhưng hết sau 7-14 ngày. Tác giả kết luận rằng peel bằng SA an toàn hơn đối với những người
thuộc chủng tộc có da sẫm màu. [15]

SA được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phân loại C trong nhóm thuốc dành
cho phụ nữ mang thai.[16] Không khuyến khích sử dụng SA trong thời kỳ mang thai vì cấu trúc
của SA có liên quan, tương tự với cấu trúc của Aspirin mà sử dụng Aspirin trong thai kỳ có liên
quan đến sẩy thai, dị tật bẩm sinh và biến chứng chảy máu. Mặt khác,α-hydroxy acid được dán
nhãn là loại B và có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ.[17]

SA được hấp thụ khi bôi tại chỗ trên da và có thể được phát hiện trong nước tiểu trong vòng 24
giờ khi bôi ngoài da bằng erythroderma.

Sự hấp thu của SA có thể tăng lên tại chỗ khi nó được kết hợp với một base ưa nước. Độc tính
toàn thân do hấp thu qua da là một hiện tượng rất hiếm, nhưng là một mối quan tâm lớn được
đặt ra. Ở nồng độ cao, salicylat gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện lâm sàng của độc
tính SA bao gồm nôn mửa, chóng mặt, rối loạn tâm thần và hậu quả là có thể hôn mê, thậm chí
tử vong.

Tính an toàn của axit salicylic được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm đã được đánh giá bởi
cả ngành công nghiệp mỹ phẩm và FDA. Tại một cuộc họp vào tháng 2 năm 2000, Ban chuyên gia
Đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR), đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng các chất liên quan đến
salicylic acid trong mỹ phẩm là "an toàn khi được sử dụng ở dạng đã được phối hợp với các
thành phần khác trong công thức để tránh kích ứng và tránh tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt
trời. " CIR nói thêm rằng "khi dự đoán việc sử dụng SA sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, hướng
dẫn sử dụng PHẢI bao gồm việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày."

Nói cách khác, theo Alan Andersen - Giám đốc CIR, các sản phẩm có chứa salicylic acid nên chứa
chất chống nắng hoặc khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các biện pháp chống nắng khác. Do
đó việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày trong suốt khoảng thời gian dùng Salicylic acid được
xem như là bắt buộc dù trên hướng dẫn sử dụng của sản phẩm có khuyến nghị hay không.[18]

Độc tính của salicylic acid (salicylism) có thể xảy ra với việc sử dụng axit salicylic 6% tại chỗ (dạng
bôi) trên 40% diện tích bề mặt cơ thể. Tài liệu từ năm 1966 đến hiện tại đã tìm thấy 25 trường
hợp nhiễm độc với 4 trường hợp tử vong do sử dụng salicylic acid tại chỗ. Có khả năng mắc
chứng salicylism hoặc thậm chí tử vong do bôi tại chỗ salicylic acid ở nồng độ cao và diện tích bôi
lớn.

Khi dùng đường uống, Salicylic acid được hấp thụ nhanh chóng và nồng độ có thể đạt đỉnh trong
khoảng 1 giờ. Sự hấp thụ từ việc bôi tại chỗ là có thể thay đổi tùy theo cách dùng hay nồng độ
hoặc dung dịch nền nhưng tốc độ hấp thụ cũng được đánh giá là nhanh chóng.

Một nghiên cứu so sánh khác nhau phương tiện sử dụng salicylic acid tại chỗ. Phân tích nước
tiểu 26 giờ sau khi dùng, kết quả đã cho thấy rằng salicylic acid 5% trong công thức magistral
mineral oil/ petrolatum được hấp thụ gấp 2,5 lần salicylic acid 5% trong một dung dịch chứa
polyethylene glycol, glycerol, petrolatum.

Sự hấp thụ qua da của salicylic acid bình thường là 60% đối với da nguyên vẹn (không có vết
thương hở). Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng hay trường hợp nào được ghi nhận về việc tích
tụ hoặc gây độc bởi Salicylic acid, do đó việc dùng SA để điều trị qua đường bôi thì thường tiềm
ẩn ít nguy cơ gây độc.

Tác dụng toàn thân của thuốc tại chỗ axit salicylic là tối thiểu khi nó được áp dụng cho nguyên
vẹn da với liều lượng thấp đến trung bình. Nó được biến đổi sinh học chủ yếu trong lưới nội chất
và ti thể. Chu kỳ bán rã phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và loại thải qua nước tiểu. [23]

Salicylic Acid có pKa là 2.98. Để có tác dụng tẩy da chết hiệu quả nhất, Salicylic Acid phải ở độ pH
thích hợp để cho phép sự có mặt đáng kể số lượng acid tự do, so với dạng muối của nó [3]. Tuy
vậy, một số nghiên cứu cũng cho thấy BHA vẫn hoạt động ở độ pH cao hơn và phù hợp hơn cho
da nhạy cảm ở các mức pH này. Một nghiên cứu vào năm 2009 đã chứng minh điều này. Salicylic
acid ở gần pH trung tính (hầu hết ở dạng trung hòa dưới dạng salicylate, pH 6,50) có hoạt tính
phân giải tế bào chết tốt như Salicylic acid trong môi trường axit (pH 3,12) chỉ sau hai ngày sử
dụng [4]. Bên cạnh đó, nó ở pH trung hòa thì được xem là nhẹ dịu cho da hơn

Trong giai đoạn thứ hai của nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá sự phù hợp của Salicylic acid ở
pH trung hòa như một thành phần dành cho da nhạy cảm. Một thử nghiệm được thực hiện theo
phương pháp Frosch & Kligman để đánh giá ảnh hưởng của độ pH gốc của công thức đối với khả
năng châm chích trên da. Salicylic acid được pha chế ở pH 6,50 không gây cảm giác châm chích
(điểm 0) trái ngược với Salicylic acid ở pH 3,12 (điểm 19; P <0,05). Ngoài ra, một nghiên cứu lâm
sàng khác đã được thực hiện để đánh giá ban đỏ gây ra trên má của những người tình nguyện
sau khi sử dụng một công thức có chứa Salicylic acid ở pH trung hòa (1%) so với giả dược. Mức
độ đỏ da được đánh giá bởi bác sĩ da liễu và sau đó đo bằng Mexameter. Không có sự khác biệt
đáng kể nào được quan sát thấy. Hơn nữa, một nửa trong nhóm có làn da nhạy cảm và không có
mối tương quan nào có thể xác định được giữa mẩn đỏ và / hoặc cảm giác bất thường và làn da
nhạy cảm. Từ đó tác giả kết luận rằng Salicylic acid trung hòa ở nồng độ 1% là một chất tẩy tế
bào chết phù hợp cho những đối tượng có làn da nhạy cảm. . [20]

 Như đã nói đến ở trên, theo quan điểm của nhà hóa học, salicylic acid không phải là BHA thực
sự. Tuy nhiên, các công ty mỹ phẩm thường gọi nó là BHA và do đó, nhiều người tiêu dùng nghĩ
nó là 1 loại BHA. Thông thường nồng độ salicylic acid trong mỹ phẩm thường từ 0.5 - 2% và
được khuyên dùng như sau:

 Thử bất kỳ sản phẩm nào có chứa BHA trên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên một vùng da
rộng, các phản ứng của da khi lần đầu sử dụng BHA như châm chích, bong tróc, đỏ ở vùng da
sử dụng là hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu bị kích ứng da hoặc châm chích kéo dài, hãy
ngừng sử dụng sản phẩm và hỏi ý kiến bác sĩ.

 Chọn nồng độ BHA phù hợp với làn da của bạn. Đối với những người mới bắt đầu thích có thể
chọn nồng độ thấp như 0.5% chẳng hạn, khi da quen dần thì có thể tăng nồng độ lên trong
routine của mình.

 Nếu da bạn quá nhạy cảm, hoặc không có vấn đề quá nghiêm trọng thì bạn có thể sử dụng 3-4
lần/tuần là phù hợp.

 Làm theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn. Không vượt quá các ứng dụng được đề nghị.

 Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa BHA cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

 Sử dụng biện pháp chống nắng (kem chống nắng) nếu bạn sử dụng sản phẩm BHA. Bên cạnh
đó, việc sử dụng thêm kem dưỡng ẩm có thể giúp da đỡ khô và đỡ kích ứng hơn khi sử dụng
BHA.

TONER BHA Cosrx AHA/BHA Clarifying Treatment Toner

LIQUID BHA Paula's choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant

TONER BHA Benton Aloe Bha Skin Toner


SALICYLIC ACID 2% Obagi Salicylic acid 2% Acne Treatment
[1] Elias PM. (1983) Epidermal lipids, barrier function, and desqua- mation. J Invest Dermatol 80,
44s–9s.

[2] Menon GK, Feingold KR, Elias PM. (1992) Lamellar body secretory response to barrier
disruption. J Invest Dermatol 98, 279–89. [3]Rawlings AV, Matts PJ. (2005) Stratum corneum
moisturization at the molecular level: an update in relation to the dry skin cycle. J Invest
Dermatol 124, 1099–11.

[4] Schaefer H, Redelmeier TE, eds. (1996) Skin Barrier: Principles of Percutaneous Absorption.
Karger, Basel.

[5]Grice, E. A., & Segre, J. A. (2011). The skin microbiome. Nature reviews microbiology, 9(4),
244-253.

[6]Green, B. A., Van Scott, E. J., & Yu, R. J. (2015). Clinical uses of hydroxyacids. Cosmetic
Dermatology: Products and Procedures, 346.

[7] Grimes, P. E. (2010). Salicylic acid peels. Procedures in Cosmetic Dermatology Series:
Chemical Peels E-Book, 41.
[8] Shalita AR. (1981) Treatment of mild and moderate acne vulgaris with salicylic acid in an
alcohol-detergent vehicle. Cutis 28, 556–8.
[9] Chen T, Appa Y. (2006) Over-the-counter acne medications. In: Draelos ZD, Thaman LA, eds.
Cosmetic Formulations of Skin Care Products. New York: Taylor & Francis, pp. 251–71.

[10] Shalita AR. (1989) Comparison of a salicylic acid cleanser and a benzoyl peroxide wash in the
treatment of acne vulgaris. Clin Ther 11, 264–7.
[11] Pagnoni A, Chen T, Duong H, Wu IT, Appa Y. (2004) Clinical evaluation of a salicylic acid
containing scrub, toner, mask and regimen in reducing blackheads. 61st meeting, American
Academy of Dermatology, February 2004, Poster 61.

[12]Kornhauser, A., Coelho, S. G., & Hearing, V. J. (2010). Applications of hydroxy acids:
classification, mechanisms, and photoactivity. Clinical, cosmetic and investigational dermatology.

[13]Draelos, Z., Lewis, J., McHugh, L., Pellegrino, A., & Popescu, L. (2016). Novel retinoid ester in
combination with salicylic acid for the treatment of acne. Journal of Cosmetic Dermatology,
15(1), 36-42.
[14]Ahn, H. H., & KIM, I. H. (2006). Whitening effect of salicylic acid peels in Asian patients.
Dermatologic surgery, 32(3), 372-375.

[15] Arif, T. (2015). Salicylic acid as a peeling agent: a comprehensive review. Clinical, cosmetic
and investigational dermatology, 8, 455.

You might also like