You are on page 1of 28

lOMoARcPSD|22016731

Nhóm 12 Vụ kiện giữa Công ty TNHH Piaggo Việt Nam và


Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển Công nghệ Detech liên
quan tới vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công
Sở hữu trí tuệ (Trường Đại học Ngoại thương)
nghiệp sản phẩm xe máy

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|22016731

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-------------------------***------------------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đề tài:

PHÂN TÍCH VỤ KIỆN XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ


LIÊN QUAN ĐẾN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP GIỮA
CÔNG TY TNHH PIAGGIO VIỆT NAM VÀ CÔNG TY
CỔ PHẦN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH

Nhóm thực hiện : Nhóm 12


Lớp tín chỉ : TMA408 (GD1-HK1-2223).6
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh

Hà Nội, tháng 9 năm 2022

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHẦN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
ST
Họ và tên MSSV Phân công nhiệm vụ hoàn
T
thành
- Phụ trách mở đầu, kết luận.
1 Nguyễn Thị Hải Anh 2014510008 100%
- Phụ trách Chương I.
2 Vũ Thị Thanh 2011110216 - Phụ trách II.1, II.2, II.3. 100%
3 Tăng Tú Tú 2014510094 - Phụ trách phần II.4.1. 100%
Nguyễn Thị Ánh
4 2011110164 - Phụ trách phần II.4.2. 100%
Ngọc
5 Phan Thị Ngọc Ánh 2011510009 - Phụ trách phần II.5. 100%
6 Nguyễn Tường Oanh 2014110195 - Phụ trách phần III.1. 100%

Phạm Thị Hà Trang - Phân công công việc.


7 2011110258 100%
(Nhóm trưởng) - Phụ trách phần III.2.
- Tổng hợp nội dung, chỉnh
8 Nguyễn Minh Châu 2011110039 sửa hình thức tiểu luận. 100%
- Làm slide trình chiếu.

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................2
I.1. Quyền sở hữu công nghiệp.....................................................................................2
I.1.1. Khái niệm...........................................................................................................2
I.1.2. Căn cứ xác lập....................................................................................................2
I.2. Kiểu dáng công nghiệp...........................................................................................3
I.2.1. Khái niệm...........................................................................................................3
I.2.2. Điều kiện bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ............................................3
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VỤ KIỆN............................................................................4
II.1. Tổng quan về vụ kiện............................................................................................4
II.2. Xác định đối tượng và chủ sở hữu quyền............................................................4
II.2.1. Đối tượng sở hữu trí tuệ:...................................................................................4
II.2.2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp...................................................................5
II.3. Các vấn đề phát sinh.............................................................................................6
II.4. Phân tích chi tiết vụ kiện......................................................................................7
II.4.1. Phân tích hành vi xâm phạm.............................................................................7
II.4.2. Xác định chứng cứ............................................................................................8
II.5. Kết án: Phán quyết của tòa và nhận định của nhóm........................................12
II.5.1. Phán quyết của tòa..........................................................................................12
II.5.2. Nhận định của nhóm.......................................................................................14
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.......17
III.1. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
ở Việt Nam...................................................................................................................17
III.2. Giải pháp và bài học kinh nghiệm....................................................................18
III.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước...........................................................................19
III.2.2. Giải pháp và bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp...............................19
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 21

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................22

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không còn là một khái niệm xa
lạ với người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy vậy,
việc thực thi những quy định pháp luật nhằm hiện thực các quyền sở hữu trí tuệ vẫn là
vấn đề khá nan giải. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó tránh khỏi trường hợp vi phạm hoặc có liên quan đến
các quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, kiểu dáng công nghiệp không chỉ đem
lại nguồn thu nhập tiềm năng cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp mà còn thể hiện giá
trị riêng, tạo nên thương hiệu bền vững và danh tiếng cho công ty.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp trước hết là sự
thiếu hiểu biết hoặc cố tình không tuân thủ pháp luật điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ của
người xâm phạm. Bên cạnh đó, hành vi này còn gây ra ảnh hưởng rất lớn đến giá trị, hoạt
động của doanh nghiệp bị xâm phạm. Hơn nữa, đây cũng là hành vi cạnh tranh thiếu lành
mạnh, gây nhiễu loạn thị trường từ đó khiến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trở nên
khó khăn.

Với những vấn đề cấp thiết đã nêu trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã lựa chọn
phân tích vụ kiện giữa Công Ty TNHH Piaggio Việt Nam và Công Ty Cổ phần Hỗ trợ
Phát triển Công nghệ Detech liên quan tới vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng
công nghiệp sản phẩm xe máy, từ đó nhằm làm rõ hơn về việc áp dụng các quy định pháp
luật vào việc bảo hộ và xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.1. Quyền sở hữu công nghiệp


I.1.1. Khái niệm
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
I.1.2. Căn cứ xác lập
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký
quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử
dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định
cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định
tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử
dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có
được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh
đó;

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động
cạnh tranh trong kinh doanh.

I.2. Kiểu dáng công nghiệp


I.2.1. Khái niệm
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng
hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
I.2.2. Điều kiện bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ
a) Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
(chi tiết được quy định tại điều 63, 65, 66, 67 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ
sung năm 2009 và 2019)
b) Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc
phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản
phẩm.

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VỤ KIỆN

II.1. Tổng quan về vụ kiện

Vào các ngày 16/10/2018 và 19/10/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ
chức xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công
nghiệp “XE MÁY” đã được bảo hộ theo Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số
20652 giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Piaggio Việt Nam và bị đơn là Công ty Cổ
phần Hỗ trợ phát triển công nghệ Detech.

II.2. Xác định đối tượng và chủ sở hữu quyền


II.2.1. Đối tượng sở hữu trí tuệ:

 Tên đối tượng được bảo hộ: Kiểu dáng công nghiệp Xe máy “P”
 Mô tả đối tượng:
 Phần phía trước: phần đầu xe nhô cáo, đèn pha hình tròn nhô về phía trước,
phần yếm dẹt và mở rộng đều sang hai bên, ở giữa có đèn dọc theo yếm, cổ xe
ngắn liền với yếm, bánh xe nhỏ.
 Phần giữa: chỗ để chân rộng và thấp, có ngăn để đồ phía trước, ổ khóa điện,
đồng hồ hiển thị thông số di chuyển.
 Phần phía sau: bao gồm yên xe lõm ở giữa và thuôn dài hơi tròn về đuôi xe,
phần vỏ ốp phía sau, đèn hậu và một số chi tiết phụ có dạng tròn, lồi ra ở thân
xe.

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

(Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)


 Giới hạn bảo hộ:
Kiểu dáng sản phẩm xe máy của Piaggio là kiểu dáng được bảo hộ theo Văn bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 20652 (Viết tắt là Văn bằng số 20652) được Cục sở
hữu trí tuệ chính cấp theo Quyết định số 11839/QĐ - SHTT ngày 27/02/2015 có hiệu lực
từ ngày cấp cho đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn là ngày 23/08/2013 và có thể gia
hạn theo quy định tại Điều 93 khoản 4 Luật sở hữu trí tuệ (có thể gia hạn hai lần liên tiếp,
mỗi lần năm năm). Kiểu dáng công nghiệp Xe máy “P” được bảo hộ về mặt nội dung vì
đáp ứng được 3 tiêu chí:
 Tính mới;
 Tính sáng tạo;
 Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp;
và không thuộc các đối tượng ngoại lệ những đối tượng không được bảo hộ với
danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.

 Thời hạn bảo hộ:


Kiểu dáng công nghiệp xe máy P được Cục sở hữu trí tuệ chính thức cấp văn bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo Quyết định số 11839/QĐ-SHTT ngày 27/02/2015
và có hiệu lực từ ngày cấp cho đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn 23/08/2013 và có thể

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

gia hạn nhiều lần: Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo
dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
II.2.2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

 Tên chủ sở hữu: Công ty TNHH Piaggio


 Quyền chủ sở hữu:
 Có các quyền chung của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp quy định ở
khoản 1 điều 23 Luật SHTT như: Sử dụng, định đoạt và cho phép người khác
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương
X của Luật SHTT. Có độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng
kiểu dáng Xe máy “P” đang được bảo hộ của mình theo khoản 1 Điều 125 Luật
Sở hữu trí tuệ.
 Mọi hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, kiểu dáng công
nghiệp không khác biệt với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng
bảo hộ mà không được chủ sở hữu cho phép đều là hành vi xâm phạm đối với
kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 126.

II.3. Các vấn đề phát sinh

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

Ngày 23/8/2013, công ty TNHH Piaggio Việt Nam nộp đơn đăng ký văn bằng bảo
hộ quyền SHTT đối với kiểu dáng công nghiệp cho dòng xe máy “P”. Và ngày
27/02/2015, Kiểu dáng công nghiệp xe máy “P” của công ty Piaggio chính thức được
Cục SHTT chính cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 20652 theo
Quyết định số 11839/QĐ – SHTT.
Năm 2013, Detech chuyển hướng mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm xe đạp điện, xe máy điện trên thị trường Việt Nam.
Ngày 07/9/2016, Detech được Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc Cục sở hữu trí
tuệ Việt Nam tiến hành việc giám định và ban hành kết luận giám định sở hữu công
nghiệp số KD054- 16YC/KLGĐ với nội dung kết luận “Kiểu dáng” “Xe máy điện”, đối
tượng giám định như thể hiện tại tài liệu giám định, không phải là bản sao của kiểu dáng
công nghiệp xe máy, xe mô tô, xe Scutơ, xe đạp diện, xe máy điện đang được bảo hộ tại
Việt Nam. Căn cứ kết luận giám định này, Detech đã tiến hành việc sản xuất và đăng ký
lưu hành đối với sản phẩm xe máy điện của mình.
Công ty Piaggio nhận thấy nhận thấy kiểu dáng xe máy điện của Detech không
khác biệt đáng kể với kiểu dáng “XE MÁY” đang được bảo hộ tại Văn bằng số 20652
của mình nên đã tiến hành khởi kiện.
Ngày 13/01/2017, Viện Khoa học và Sở hữu trí tuệ đã ra kết luận giám định số
KD001-17YC/KLGĐ kết luận kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Detech là yếu tố xâm
phạm quyền đối với Văn bằng số 20652.
Trong các ngày 16 và 19/10/2018, tại Trụ sở Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án. Và kết quả Detech thua kiện, phải bồi thường số tiền
217 triệu đồng và đồng thời phải làm thủ tục để hủy bỏ giấy chứng nhận chất lượng kiểu
loại xe cho xe máy mang kiểu dáng xâm phạm. Đồng thời phải loại bỏ, tiêu hủy các sản
phẩm xe điện đang tồn kho và các xe hiện đang còn tại các đại lý bán hàng.

II.4. Phân tích chi tiết vụ kiện

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

II.4.1. Phân tích hành vi xâm phạm


Chủ thể có hành vi xâm phạm: Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ
Detech
Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã sản xuất và phân phối sản
phẩm xe máy điện ra thị trường. Công ty này đã và đang thực hiện hành vi quảng cáo sản
phẩm xe máy điện nêu trên tại trang thông tin điện tử của mình tại địa chỉ
(http://detechmotor.com.vn/vn-vi/san-pham/chi-tiet/espero-vs-do/2045.html). Tên miền
hiện cũng được sở hữu và quản lý bởi Detech.

Tuy nhiên, kiểu dáng xe máy điện này của Detech không khác biệt đáng kể với
kiểu dáng “XE MÁY” đang được bảo hộ tại Văn bằng số 20652 được Cục sở hữu trí tuệ
chính thức cấp theo Quyết định số 11839/QĐ- SHTT ngày 27/02/2015 có hiệu lực từ
ngày cấp cho đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn theo quy định tại
khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của công ty Piaggio cụ thể:

Về mặt tổng thể không có khác biệt đáng kể về kiểu dáng xe điện đã được bảo hộ
của Piaggio, được coi là bản sao của kiểu dáng được bảo hộ trong Văn bằng số 20652.
Không chỉ hình dạng mà cách bố trí và tỷ lệ kích thước giữa các bộ phận của hai kiểu
dáng cũng tương tự nhau.

Không kể đến tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản phương tiện giao thông
thường có thì về mặt tổng thể có thể tạm chia thành ba phần chính, đó là phần phía
trước, phần giữa và phần phía sau. Trong trường hợp của Detech, sự không khác biệt
đáng kể giữa sản phẩm xe điện và kiểu dáng XE MÁY được thể hiện rất rõ và có thể
được xem như bản sao của kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ.

Sự không khác biệt đáng kể với kiểu dáng xe đang được bảo hộ của Piaggio
nêu trên không chỉ dừng lại ở đánh giá, nhận định ban đầu mà còn được xác thực bằng
văn bản. Cụ thể, Viện Khoa học và Sở hữu trí tuệ đã ra kết luận giám định số KD001-
17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 kết luận kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Detech là
yếu tố xâm phạm quyền đối với Văn bằng số 20652.

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

=> Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 126 Luật SHTT thì hành vi sản xuất và
kinh doanh sản phẩm xe điện mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên của Công ty
Detech là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ
của Nguyên đơn.

II.4.2. Xác định chứng cứ

a) Bằng chứng 1:
Về mặt tổng thể không có khác biệt đáng kể về kiểu dáng xe điện của công ty
Detech được coi là bản sao của kiểu dáng xe “P” của công ty Piaggio, được bảo hộ trong
Văn bằng số 20652 với phần đầu xe nhô cao, đèn pha hình tròn nhô về phía trước, phần
yếm dẹt và mở rộng đều sang hai bên, chỗ để chân rộng và thấp, phần đuôi to và thon dần
về phía sau. Không chỉ hình dạng mà cách bố trí và tỷ lệ kích thước giữa các bộ phận của
hai kiểu dáng cũng tương tự nhau. Sự không khác biệt đáng kể về mặt tổng thể được thể
hiện rõ trên các hình vẽ và ảnh chụp.

Hình ảnh kiểu dáng xe “P” của Piaggio(bên trái) và xe điện của Detech (bên phải)

Sự không khác biệt đáng kể trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản phương
tiện giao thông thường có cấu tạo tương đối phức tạp nhưng về tổng thể có thể tạm chia

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

thành ba phần chính, đó là phần phía trước, phần giữa và phần phía sau. Trong trường hợp
này sự không khác biệt đáng kể giữa sản phẩm xe điện và kiểu dáng xe máy được thể hiện
cụ thể như sau:
 Phần phía trước: bao gồm cụm tay lái, đèn trước, yếm xe, chắn bùn trước và bánh
trước. Cả sản phẩm xe điện và kiểu dáng xe máy được bảo hộ đều có những điểm
tương đồng.
 Phần giữa: bao gồm chỗ để chân cho người lái xe và người ngồi sau, ngăn để đồ
phía trước, ổ khóa điện, đồng hồ hiển thị tất cả các chi tiết này của sản phẩm xe
máy điện đều tương tự với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong Văn bằng số
20652.
 Phần phía sau: bao gồm yên xe, phần vỏ ốp phía sau, đèn hậu và một số chi tiết
phụ. Đối với từng chi tiết này, có thể thấy một cách dễ dàng sự tương tự giữa sản
phẩm xe điện và kiểu dáng xe máy được bảo hộ.

 Căn cứ pháp lý:


Căn cứ vào khoản 1 Điều 126:
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí:
Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng
công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc
bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn
bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

b) Bằng chứng 2: Piaggio được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho kiểu dáng “P”

Trong số những sản phẩm được phát triển và sản xuất bởi công ty Piaggio, dòng xe
tay ga “P” là một trong những dòng xe bán chạy nhất. Trên thực tế, kiểu dáng sản phẩm
“P” là kiểu dáng được bảo hộ theo Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 20652
(sau đây viết tắt là Văn bằng số 20652) được Cục sở hữu trí tuệ chính thức cấp theo Quyết

10

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

định số 11839/QĐ- SHTT ngày 27/02/2015 có hiệu lực từ ngày cấp cho đến hết 5 năm
tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn theo quy định của pháp luật.

Do đã đăng ký thành công quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng xe
“P” nên Piaggio có toàn bộ quyền tài sản đối với mẫu xe này bao gồm:

 Sử dụng và cho phép người khác sử dụng


 Ngăn cấm người khác sử dụng
 Quyền định đoạt với kiểu dáng “P”

 Cơ sở pháp lý

 Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2019, Điều 121(1): “Chủ sở hữu (...) kiểu dáng
công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ
với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng”.
 Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2019, Điều 93(4): Bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có
thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
 Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ 2019, Điều 124(2): “Sử dụng kiểu dáng công
nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng
bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; b) Lưu thông, quảng cáo, chào
hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này; c) Nhập khẩu
sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.
 Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ 2019, Điều 125(1)(2)(a,c,d):

 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền
sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền
sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực
hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây: a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công

11

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương
mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử
nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản
xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm; c) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện
vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt
Nam; d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng
trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;

Nhận xét: Từ các minh chứng trên cho thấy Văn bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp số 20652 sở hữu bởi công ty Piaggio được pháp luật bảo hộ cho đến hết ngày
23/8/2018. Do vậy, trong khoảng thời gian năm 2016-2017, khi Detech tiến hành sản xuất
kinh doanh sản phẩm xe điện có kiểu dáng giống với kiểu dáng xe tay ga của Piaggio,
Piaggio vẫn là chủ sở hữu hợp pháp và có quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng xe
tay ga. Vì vậy Piaggio hoàn toàn có thể kiện Detech vì hành vi “ăn cắp” kiểu dáng công
nghiệp và đòi mức bồi thường về vật chất, tinh thần hợp lý; đồng thời có quyền yêu cầu
Detech dừng sản xuất kinh doanh mẫu xe điện vi phạm.

c) Bằng chứng 3: Về phía công ty Detech và việc công ty này chưa hoàn thành đăng ký
độc quyền kiểu dáng đối với mẫu xe “gây tranh cãi”

Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã sản xuất và phân phối sản
phẩm xe máy điện ra thị trường. Công ty cũng đã và đang thực hiện hành vi quảng cáo
sản phẩm xe máy điện nêu trên tại trang thông tin điện tử của mình. Tên miền hiện cũng
được sở hữu và quản lý bởi Detech.

Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện,
Detech đã trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm xe máy điện mà Bị đơn định sản xuất, kinh
doanh. Ngày 07/09/2016, phía Detech được Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc Cục sở
hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành việc giám định và ban hành kết luận giám định sở hữu

12

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

công nghiệp số KD054-16 YC/KLGĐ với nội dung kết luận “Kiểu dáng xe máy điện”,
đối tượng giám định như thể hiện tại tài liệu giám định, không phải là bản sao của kiểu
dáng công nghiệp xe máy, xe mô tô, xe Scutơ, xe đạp điện, xe máy điện đang được bảo hộ
tại Việt Nam.
Công ty Detech chưa nộp đơn đăng ký và cũng chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
văn bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng “xe máy điện” do công ty
này sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, công ty này cũng đã cung cấp thông tin rằng mình đã đi giám định về
Sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm xe điện mà mình sản
xuất và được Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cấp kết quả giám định. Tuy nhiên Viện Khoa
học Sở hữu trí tuệ không phải là cơ quan có thẩm quyền để cấp văn bằng bảo hộ hay xác
lập quyền Sở hữu công nghiệp cho kiểu dáng công nghiệp của xe máy điện. Do Viện
Khoa học sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện các công việc giám định sở hữu trí tuệ thông thường
(phi hình sự), không được quy định là cơ quan giám định kỹ thuật hình sự. Vì vậy, trong
vụ án này, Kết luận giám định số KD054-16 YC/KLGĐ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ
không có giá trị pháp lý.

=> Detech không có quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp xe máy điện do
mình sản xuất và kinh doanh.

II.5. Kết án: Phán quyết của tòa và nhận định của nhóm

II.5.1. Phán quyết của tòa


Căn cứ vào:

 Điểm b, khoản 1 của Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều
271, khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;
 Các điều 124, 125, 126, 202, 203, 204 và 205 Luật sở hữu trí tuệ;
 Điều 48 của Nghị quyết số 326/2016/UBNVQH14 ngày 30/12/2016 của
UBTVQH.

13

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Piaggio & C.S.p.A đối với Công ty cổ
phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

2. Buộc Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech chấm dứt việc sử
dụng trái phép kiểu dáng công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ theo Bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp số 20652 của Công ty Piaggio & C.S.p.A và các kiểu dáng khác
không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng “XE MÁY” được bảo hộ Bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp số 20652.

3. Buộc Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech phải bồi thường cho
Công ty Piaggio & C.S.p.A các khoản tiền như sau:
 Tiền thuê Luật sư là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
 Tiền mua xe mẫu để mang đi giám định là 7.227.000 (bảy triệu hai trăm hai mươi
bảy nghìn) đồng;
 Tiền lập vi bằng là 3.960.000 (ba triệu chín trăm sáu mươi nghìn) đồng;
 Tiền giám định về sở hữu trí tuệ là 6.397.500 (sáu triệu ba trăm chín mươi bảy
nghìn lăm trăm) đồng.
Tổng cộng là 217.584.500 (hai trăm mười bảy triệu năm trăm tám mươi tư nghìn
năm trăm) đồng.

4. Buộc Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech phải tiến hành thủ tục
tại Cục đăng kiểm để hủy bỏ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe cho xe máy mang
kiểu dáng xâm phạm quyền đối với kiểu dáng được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp số 20652.

5. Buộc Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech phải đăng công khai
xin lỗi trên báo Thanh Niên trong ba số liên tiếp về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

14

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

6. Buộc Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech loại bỏ, tiêu hủy các
yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ theo
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 20652 trên các sản phẩm xe điện đã được sản
xuất, bao gồm các sản phẩm xe điện đang tồn kho của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển
công nghệ Detech và các xe hiện đang còn tại các đại lý bán hàng cho Công ty cổ phần
hỗ trợ phát triển công nghệ Detech.

7. Về án phí: Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech phải chịu
11.361.225 (mười một triệu ba trăm sáu mươi mốt nghìn hai trăm hai mươi lăm) đồng
tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Công ty Piaggio & C.S.p.A được trả lại 16.000.000 (mười sáu triệu) đồng tiền tạm
ứng án phí đã nộp theo Biên lai số 00247 ngày 03/01/2018 của Cục thi hành án dân sự TP
Hà Nội.

8. Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận
thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành
án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án
được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

9. Về thời hạn kháng cáo: các đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo
Bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị
theo quy định pháp luật.

II.5.2. Nhận định của nhóm

Về chế tài dân sự trong bản án của Tòa án nhân dân, bao gồm: (i) Sử dụng trái
phép kiểu dáng công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ của công ty Piaggio Việt Nam,
trong đó về mặt pháp lý còn bao gồm hủy bỏ giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe;
(ii) bồi thường các chi phí cần thiết trong quá trình khởi kiện cho công ty Piaggio Việt
Nam; (iii) loại bỏ, tiêu hủy các yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
“XE MÁY” được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty

15

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

Piaggio Việt Nam trong các sản phẩm còn tồn kho và đã bán ra thị trường; (iv) công khai
xin lỗi trên Báo Thanh niên 3 số liên tiếp. Những biện pháp dân sự nêu trên được quy
định tại điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ. Chế tài được tòa án áp dụng như vậy phù hợp với
yêu cầu khởi kiện Của công ty Piaggio Việt Nam và quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Để
bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ đã cho phép chủ sở hữu kiểu dáng công
nghiệp những quyền năng tự vệ tại điều 198. Bởi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp luôn có nguy cơ diễn ra gây nguy hại cho các chủ thể trong sản xuất kinh
doanh, nên ngoài việc hướng các bên tới chấp hành luật, Nhà nước cũng tạo ra cơ sở
pháp lý để các bên tự bảo vệ quyền của mình. Công ty Piaggio Việt Nam trong trường
hợp trên không tự thực hiện quyền yêu cầu tại các điểm a,b,c khoản 1 điều 198 mà thực
hiện việc khởi kiện ra Tòa án. Thông thường, việc tự bảo vệ như áp dụng biện pháp công
nghệ, yêu cầu chủ thể xâm phạm xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại,... chỉ được thực
hiện bằng các công văn mang tính khuyến nghị, còn việc kiện ra Tòa án tuy có mất thời
gian, công sức, tiền bạc nhưng bản án của Tòa án có giá trị thi hành bắt buộc, qua đó
chấm dứt tuyệt đối hành vi xâm phạm của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ
Detech.

Trong vụ việc trên, phán quyết của Tòa không yêu cầu Công ty cổ phần hỗ trợ
phát triển công nghệ Detech bồi thường thiệt hại về kinh tế (do giảm sút doanh số, ảnh
hưởng của sản phẩm xe máy bị xâm phạm kiểu dáng công nghiệp,...) cho thấy có thể trên
thực tế thiệt hại này không lớn, bởi thời điểm xâm phạm của Công ty cổ phần hỗ trợ phát
triển công nghệ Detech là khoảng từ năm 2016 đến cuối năm 2017, chưa quá lớn để gây
ra thiệt hại đáng kể cho sản phẩm “XE MÁY”, nhưng việc ngăn chặn hành vi xâm phạm
kịp thời mới có tính chất trọng yếu để Công ty Piaggio Việt Nam bảo vệ quyền của mình.

Về chế tài hành chính, theo khoản 1 điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ: “tổ chức, cá
nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình
sự.” Ngoài biện pháp dân sự được Tòa án giải quyết theo quy định tại điều 202, khoản 2
điều 198 còn cho phép chủ thể bị xâm phạm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử

16

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự. Theo đó, khi phát hiện
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech có hành vi xâm phạm, công ty
Piaggio Việt Nam có thể kiến nghị, yêu cầu Thanh tra quận/huyện hoặc Thanh tra Sở
Khoa học công nghệ tổ chức thanh tra phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nếu có,
hoặc yêu cầu Đội Quản lý thị trường quận/huyện nơi phát hiện hàng hóa của Công ty cổ
phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech (xe điện) có dấu hiệu xâm phạm kiểm tra, thu
thập chứng cứ xác định hành vi xâm phạm và xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử phạt nếu có được tiến hành theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày
29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu
công nghiệp. Các biện pháp xử lý hành chính trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
có vai trò rất quan trọng. Một mặt, cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò là cơ quan
quản lý mang tính thường xuyên, liên tục được chuyên môn hóa cho từng loại việc , từng
nhóm đối tượng, đồng thời lĩnh vực sở hữu trí tuệ gắn chặt với các hoạt động kinh tế, đòi
hỏi năng lực quản lý, kiến thức khoa học cao, do vậy trên thực tế khả năng phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ như các cơ quan như Thanh tra, Cơ quan
Quản lý thị trường,...cao hơn, nhiều hơn so với Tòa án, vốn là cơ quan mang tính chất xét
xử theo vụ việc, bảo đảm công bằng, quyền và lợi ích cho các chủ thể tranh chấp. Mặt
khác, việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính và buộc bên vi phạm chấp nhận biện
pháp hành chính về chấm dứt hành vi xâm phạm thường được tiến hành nhanh hơn so
với thời hạn tố tụng, bên bị xâm phạm vì thế có thể kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

17

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN


SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ ÁN

III.1. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở
Việt Nam

Hiện nay, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam ngày càng được quan
tâm nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được
tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp nói
riêng tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong bối cảnh
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là các hoạt động thương mại quốc tế
phát triển ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, kèm theo đó là tình trạng vi phạm luật sở hữu
trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp đang biểu hiện rằng có
tính phức tạp và có dấu hiệu phổ biến. Trong những năm qua, công tác thanh tra, xử lý về
SHTT tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, các hành vi vi phạm tập trung
chủ yếu là với các nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.

 Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp diễn ra ngày càng phổ
biến và phức tạp
Theo thống kê sơ bộ, số vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ vào đầu những năm 90 thế
kỷ 20 chỉ có vài chục vụ, thì đến nay đã tăng đáng kể. Như, năm 1994 chỉ có 48 vụ (trong
đó có 1 vụ xâm phạm sáng chế, 6 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và 41 vụ xâm
phạm nhãn hiệu hàng hóa), năm 2003 là 326 vụ (với số tương ứng là 23, 43 và 260), đến
năm 2006 đã tăng lên gần 500 vụ (tương ứng 60, 152 và 288).

Kiểu dáng công nghiệp đóng vị trí quan trọng trong việc quyết định mua hàng của
người tiêu dùng, vì vậy các doanh nghiệp ngày một chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm
với kiểu dáng công nghiệp tối ưu, thu hút sự quan tâm của công chúng. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng mang lại “sức hút” của sản phẩm, tuy nhiên vì hoàn toàn được

18

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

công khai cho nên rất dễ sao chép. Những hành động nhằm “cướp đoạt” sẽ xuất hiện, việc
sử dụng các kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp khác đầu tư để áp vào sản phẩm của
mình xảy ra ngày một nhiều, dưới nhiều hình thức tinh vi. Về chất lượng hoặc hình thức,
cách đây một thập niên sự xâm phạm dễ phát hiện và phân biệt với hàng chính hiệu, còn
hiện nay lâm vào tình trạng thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt, nhận biết.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ đang gia tăng sao
chép kiểu dáng (nhái phông chữ, thương hiệu, kiểu dáng bao bì tương tự của Công ty
Acecook Việt Nam sản xuất và kinh doanh mì ăn liền; ăn cắp kiểu dáng công nghiệp đối
với các loại xe máy như Wave, Dream, Future, Spacy, của hãng Honda; ăn cắp kiểu dáng
công nghiệp đối với các loại võng xếp đã được cấp văn bằng bảo hộ của công ty Duy Lợi,
hay các sản phẩm về đồ nội thất của công ty Hòa Phát,...). Từ đó cho thấy việc xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp không những gia tăng về số lượng, mà bắt đầu xảy ra ngày
càng nhiều với các sáng chế và giải pháp hữu ích. Việc sao chép kiểu dáng công nghiệp
không chỉ xảy ra với các sản phẩm tiêu dùng thông thường mà đã và đang xảy ra với
những sản phẩm có công dụng và chức năng đặc biệt như thuốc chữa bệnh, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, sắt thép xây dựng, xi-măng…

 Thực trạng thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam đang còn nhiều vấn đề
cần giải quyết
Mặc dù có nhiều cố gắng và nhiều sự phát triển lớn trong xây dựng pháp luật,
nhưng pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam vẫn thực sự còn nhiều
hạn chế, bất cập và chồng chéo. Các quy định về kiểu dáng công nghiệp chỉ chiếm một
phần rất nhỏ trong một chương quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật dân sự. Thêm vào
đó việc tiến hành bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên thực tế chủ yếu chỉ dựa vào các văn
bản dưới luật của Chính phủ và các Bộ liên quan.

III.2. Giải pháp và bài học kinh nghiệm

Để tạo ra một môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất,
kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như góp

19

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu, chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp
hiệu quả để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểu
dáng công nghiệp.

III.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ nói
chung và sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểu dáng công nghiệp nói riêng, nhanh chóng khắc
phục những lỗ hổng trong luật có thể dẫn đến những trường hợp lách luật gây ra hậu quả
khôn lường cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng và chủ sở hữu để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng để toàn dân được biết. Ngoài ra, có thể cân nhắc việc nâng cao khung hình phạt
hay ban hành thêm các hình thức xử phạt nhằm mang tính răn đe hơn các cá nhân, tổ
chức có ý định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ;
thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền toàn dân tích cực tham gia đấu tranh
phòng chống hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về
sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các
phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của
người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

III.2.2. Giải pháp và bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp nhất định phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu
dáng công nghiệp để giúp chủ sở hữu xác lập độc quyền của mình đối với kiểu dáng đó,

20

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

giúp ngăn chặn hành vi đạo, nhái, sao chép. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hoàn tất việc
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi đưa sản
phẩm ra thị trường. Việc này đảm bảo doanh nghiệp sẽ được hưởng những quyền lợi
chính đáng và có cơ sở pháp lý để bảo vệ mình khỏi những tranh chấp sau này từ phía đối
thủ cạnh tranh.

Thứ hai, doanh nghiệp cần nắm được hiện trạng của thiết kế trong lĩnh vực mà
doanh nghiệp vận hành. Doanh nghiệp cần có kỹ năng kiểm tra cơ sở dữ liệu về kiểu
dáng công nghiệp đã được công bố để có thể đánh giá độ mới và độ sáng tạo của thiết kế,
điều quyết định khả năng thành công của đơn đăng ký bảo hộ. Đồng thời, cần giữ bí mật
thiết kế trước khi đăng ký, vì nếu thiết kế đã ra mắt công chúng, thì sẽ không còn được
coi là “mới” khi đăng ký bảo hộ.

Thứ ba, doanh nghiệp cần nắm rõ và am hiểu kiến thức về sở hữu trí tuệ, hiểu rõ
các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp để tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
của người khác và tránh bị người khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Doanh
nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo hộ những đối tượng trí tuệ
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tìm hiểu các thông tin pháp luật có liên quan đến vấn đề
này thông qua các điều ước quốc tế, luật quốc gia và các văn bản dưới luật cũng như các
trang web về sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, nên chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo vệ doanh nghiệp khi có đối thủ
thực hiện hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Doanh nghiệp nên dành ra một
nguồn lực để phát triển ban chuyên môn về xử lý các vụ kiện hay tranh chấp liên quan
đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Họ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

21

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

KẾT LUẬN

Bên cạnh chất lượng sử dụng, trải nghiệm của sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp
cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào giá trị của sản phẩm. Kiểu dáng
công nghiệp tạo nên sự khác biệt, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của doanh nghiệp.
Do đó, việc có những chính sách, quy định bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là rất cần thiết.

Vụ kiện giữa Công ty TNHH Piaggio Việt Nam và Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát
triển Công Nghệ Detech đã cho thấy cơ chế cũng như quy định của pháp luật đối với vấn
đề quyền sở hữu trí tuệ - cụ thể trong bài là kiểu dáng công nghiệp rất minh bạch, rõ ràng
và hiệu quả. Tuy nhiên, khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề phức tạp như giám định kỹ thuật, hay các
chi phí phát sinh.

Vụ kiện cũng cho thấy, các doanh nghiệp cần thật sự quan tâm, chú trọng việc
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để quản lý và kiểm soát được tài sản của mình.
Nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra thì đăng ký bảo hộ sẽ là cơ sở, minh chứng cho
quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp. Từ đó, việc xác định trách nhiệm
mỗi bên và xử lý tranh chấp cũng trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn.

Do hạn chế về năng lực, bài tiểu luâ ̣n của chúng em không thể tránh khỏi thiếu sót,
vì vâ ̣y, nhóm rất mong nhâ ̣n được những ý kiến đóng góp của các cô để bài làm của nhóm
được hoàn thiê ̣n hơn, Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Hoàng Quỳnh Anh đã
hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tâ ̣p bô ̣ môn.

22

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)


lOMoARcPSD|22016731

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019). Phần thứ ba: Quyền
sở hữu công nghiệp.
2. Bản án số: 36/2018/KDTM-ST về “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” của Tòa án
Nhân dân Thành phố Hà Nội.
<http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta225689t1cvn/chi-tiet-ban-an>
Truy cập ngày 08/09/2022.

3. Nghị định số 119/2010/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
105/2006/NĐ-CP).
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về bảo vệ sở hữu trí tuệ.
<http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=25990>
Truy cập ngày 10/09/2022.

4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.


5. Kenfoxasia. Chứng cứ trong các vụ án sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. KENFO Ip&Law
Office.
<https://kenfoxlaw.com/chung-cu-trong-cac-vu-an-so-huu-tri-tue-tai-viet-nam>
Truy cập ngày 10/09/2022.

23

Downloaded by Huynh Nguyen Yen Min (K18 HCM) (minhhnyss180796@fpt.edu.vn)

You might also like