You are on page 1of 24

Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỞNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

(ĐỢT THỰC TẬP CÔNG NHÂN)

GVHD: T.S Huỳnh Nhật Tố


SVTH : Vũ Thanh Khải Thạnh
Lớp : 18QLCN

-ĐÀ NẴNG 2021-

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

1
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
ĐÀ NẴNG VÀ XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VỎ BAO XI MĂNG ĐÀ NẴNG.................4
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ
NẴNG............................................................................................................................ 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................4
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh....................................................................................5
1.2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VỎ BAO XI MĂNG ĐÀ NẴNG......5
1.2.1. Thông tin chung...........................................................................................6
1.2.2. Một số hình ảnh về sản phẩm của Xí nghiệp..............................................7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp......................................................................8
1.2.4. Bố trí mặt bằng.............................................................................................9
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM...............................................11
CHƯƠNG III: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THAM GIA.......................................18
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT CỦA CÁ NHÂN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ Ý
KIẾN ĐÓNG GÓP CHO XÍ NGHIỆP.........................................................................20
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP...........................................................20
4.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................20

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

2
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

LỜI MỞ ĐẦU
Để sinh viên có thể hiểu rõ hơn những kiến thức lý thuyết đã học và có thêm
những kinh nghiệm thực tế thì thực tập công nhân là một hoạt động rất cần thiết đối
với sinh viên ngành Quản lý Công nghiệp. Năm một và năm hai, chúng em học lí
thuyết quá nhiều, điều đó làm em nghĩ chỉ cần học tốt lí thuyết thì sẽ thực hành tốt.
Tuy nhiên qua năm ba, chúng em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đi thực
tế, thấy được giữa kiến thức lí thuyết và trải nghiệm thực hành khác nhau rất nhiều.
Đồng thời, chúng em cũng hiểu được muốn trở thành một kĩ sư giỏi, quản lí tốt
trước tiên phải cọ xát ở môi trường công nhân để hiểu họ hơn. Thực tập công nhân
chính là cơ hội tốt để em có điều kiện tiếp xúc và thực hành những điều mình đã
được học và nhận thức trước đó.
Được sự chấp thuận của Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng thuộc Công ty Cổ
phần Vicem VLXD Đà Nẵng, dưới sự hướng dẫn thực tập của thầy Huỳnh Nhật Tố cùng
với sự chỉ dẫn tận tình của anh chị cán bộ, công nhân trong công ty, em đã hoàn thành đợt
thực tập công nhân của mình.
Trong thời gian thực tập ngắn ngủi tại công ty, em đã học hỏi được nhiều kiến thức
chuyên
môn cũng như kiến thức thực tế hữu ích, thoát được ra khỏi vỏ bọc lí thuyết trước
đây. Trải qua thời gian 3 tuần thực tập tại Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng,
em xin chân thành cảm ơn bác Trần Thanh Minh và các anh chị quản lí, công nhân đã tạo
điều kiện và tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, còn thiếu kinh nghiệm nên không tránh
khỏi những sai sót, mong thầy, ban lãnh đạo, quản lí công ty thông cảm và cho em
những nhận xét để em hoàn thiện được kĩ năng, hoàn thiện bài viết và rút kinh
nghiệm cho những lần báo cáo tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 08 năm 2021
Người viết báo cáo

Vũ Thanh Khải Thạnh

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

3
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
ĐÀ NẴNG VÀ XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VỎ BAO XI MĂNG ĐÀ NẴNG
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ
NẴNG
Công ty Cổ phần Vicem VLXD Đà Nẵng có trụ sở chính tại 15 Lê Hồng Phong,
phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Hình 1.1: Logo Công ty


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty xi măng vật liệu xây dựng Đà Nẵng tiền thân là Công ty Vật tư xây dựng
số 2. Được thành lập theo quyết định số 503/BXD-TCCB ngày 28/10/1975 của Bộ
Xây dựng.
- Năm 1979: Công ty được đổi tên và thành lập Nhà máy gạch ngói Quảng Đà -
trực thuộc Bộ Xây dựng theo quyết định số 417/BXD-TCCB ngày 07/04/1979 của
Bộ Xây dựng.
- Năm 1981 được Bộ Xây dựng đổi tên: Xí nghiệp liên hợp gạch ngói miền Trung-
Trung bộ và đặt tên là: Xí nghiệp liên hợp gạch ngói số 2 trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Năm 1984 được đổi tên: Xí nghiệp liên hợp cung ứng và sản xuất VLXD gọi tắt
là Xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 - Trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Năm 1990: Xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 được chuyển giao trực thuộc Liên
hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam.
- Năm 1993: Bộ Xây dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp: Xí nghiệp liên
hợp VLXD số 2 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng - Bộ Xây dựng.
- 9/1993 được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty xi măng VLXD Đà Nẵng trực
thuộc Liên hợp các Xí nghiệp xi măng Việt Nam.
-  Năm 1992: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thưởng Huân chương lao động hạng 3 “Vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh từ 1986-1991”.
- Năm 1998: Bộ Xây dựng tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm
1998”.
- Năm 2004: Chính Phủ tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua
năm 2004”.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

4
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh


-  Kinh doanh các loại xi măng VICEM PCB30, PCB40, PC 40 của các Công ty
trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam như: Vicem Hoàng
Thạch, Vicem Bỉm Sơn, …
- Sản xuất các loại vỏ bao xi măng KP, KPK, PP trên dây chuyền thiết bị hiện đại
của hãng STARLINGER (Áo).
- Gạch đất sét nung sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, ép đùn gạch có hút chân
không, sấy nung trong lò tuynel.
- Dịch vụ vận tải ôtô chuyên chở xi măng cho khách hàng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng và kho bãi.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng.

1.2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VỎ BAO XI MĂNG ĐÀ NẴNG


Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng là thành viên của Công ty CP Vicem
VLXD Đà Nẵng.

Hình 1.2: Hình ảnh Xí nghiệp

1.2.1.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

5
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

1.2.1. Thông tin chung:


 Địa chỉ: Lô C4, Đường số 09, Khu Công nghiệp Hòa Khánh, TP. Đà Nẵng
 Điện thoại: 0236.3736620
 Fax: 0236.3736619
 Phụ trách XN: Ông Hồ Văn Ân
 Điện thoại: 0905 028 678
 Mã số thuế: 0400101820-015
 Lĩnh vực SXKD: Sản xuất các loại vỏ bao xi măng (PP, KP, KPK, …). Với
năng lực sản xuất trên 25.000.000 sản phẩm/năm.

1.2.1.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

6
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

1.2.2. Một số hình ảnh về sản phẩm của Xí nghiệp

Hình 1.3: Một số sản phẩm của Xí nghiệp

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

7
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp


Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng có cơ cấu tổ chức gồm:
 Bộ máy quản lý gồm 01 Giám Đốc và 01 Phó Giám Đốc.
 Tổ chức phòng, ban quản lý gồm: 03 phòng
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng tổng hợp
- Phòng tài chính – kế toán

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

8
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

 Tổ chức sản xuất: 01 xưởng

Giám Đốc

Bộ phận
tổng hợp Phân xưởng sản xuất
01 Quản đốc
03 Trưởng ca

- Lao động - Thủ kho


vật tư Tổ kỹ Tổ Tổ
- Tiền Tổ
- Thủ kho thuật, tráng ống
lương - Kế toán gấp
thành phẩm, KCS mành
- Văn thư - Thống kê
- Bảo vệ phế liệu
- Thủ quỹ
- Tạp vụ, - Thủ kho
Tổ Tổ Tổ
nhà ăn BTP
sợi dệt hoàn
- NV vật tư
thiện

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp


Quản lý trực tiếp
Quản lý phối hợp
1.2.4. Bố trí mặt bằng

 Bố trí mặt bằng Xí nghiệp:


Mặt bằng xí nghiệp bao gồm:

- Nhà xe
- Nhà ăn
- Phòng bảo vệ

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

9
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

- Phân xưởng
- Kho thành phẩm
- Khu hành chính
- Xưởng cơ khí

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mặt bằng Xí nghiệp

 Bố trí mặt bằng phân xưởng sản xuất:


Mặt bằng phân xưởng sản xuất gồm:

1. Kho nguyên liệu


2. Khu tạo sợi
3. Khu dệt
4. Khu ép mành
5. Khu lồng ống, in và gấp mép
6. Khu gấp van bao
7. Khu ép kiện
8. Khu in viền may bao
9. Khu may bao
10. Khu thành phẩm
11. Phòng bảo dưỡng
12. Phòng quản đốc

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

10
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

13. Phòng KCS

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mặt bằng phân xưởng

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

11
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Sản phẩm vỏ bao xi măng do nhà máy sản xuất có quy trình công nghệ như hình
dưới đây:

Tạo sợi Dệt mành Tráng màng In-Lồng ống

Nhập kho Ép kiện May đầu bao Gấp van


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng
 Tạo sợi:

Cấp
Hạt Làm
liệu và Đùn ép Cắt sợi
nhựa và lạnh
định nhựa dọc
phụ gia màng
lượng

Bo bin Cuộn Kéo


Ủ sợi
sợi sợi dãn sợi

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ giai đoạn tạo sợi

Đầu tiên, hạt nhựa và phụ gia (CaCO3) được trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất
định thông qua máy cấp liệu định lượng. Sau đó, hỗn hợp này được đi qua máy
đùn ép nhựa để làm nóng chảy và ép thành màng nhựa mỏng. Màng nhựa mỏng
được đi qua bể nước làm lạnh. Tiếp theo màng được đưa ra hệ thống dao gắn trên
thanh cặp để cắt thành từng sợi nhỏ theo kích thước quy định. Các sợi này lại được
gia nhiệt lại được thông qua 3 lò sinh khí nóng rồi tới 2 lò lạnh trước khi được kéo
dãn theo tỉ lệ cho trước bằng hệ thống các ra-lo kim loại và cao su. Sau quá trình

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

12
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

này, sợi nhựa đã đạt được các thông số kĩ thuật yêu cầu và được cuộn lại thành các
bo bin sợi.

Hình 2.1: Hạt nhựa Polypropylene

Hình 2.2: Máy đùn ép tạo sợi

Hình 2.3: Máy kéo sợi

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

13
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

Hình 2.4: Bo bin sợi


 Dệt mành:

Bo Giá Lược Vòng Bù


Thanh
bin mắc dàn luồn sức
khuyết
sợi sợi sợi sợi căng

Chèn
Cuộn Cắt Vòng Lược
sợi Go
mành mép dệt tròn
ngang

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ giai đoạn dệt mành

Các bo bin sợi được gắn vào trụ cố định và rút sợi nhựa lần lượt luồn qua các giá
mắc sợi. Sau đó luồn lần lượt qua thanh khuyết, lược dàn sợi, bù sức căng, và go
để xâu qua lược tròn ở trung tâm của máy dệt. Ở máy dệt được bố trí các bo bin
sợi để tạo thành các sợi ngang của mành. Các sợi ngang và sợi dọc được đan lại
với nhau trong vòng dệt và tiến hành dệt. Mành tạo ra gọi là mành PP, có dạng
hình ống nên
được cắt mép thành 2 mành đơn rồi cuộn lại với nhau.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

14
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

Hình 2.5: Dây chuyền dệt mành

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

15
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

 Tráng màng:

Mành Sấy Tráng Dán Cắt Cuộn


PP nóng màng ép rìa P-K

Giấy
Kraft

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình công nghệ giai đoạn tráng màng

Mành PP được ra-lo nhiệt sấy nóng và được tráng màng bằng lớp nhựa tráng PP
hoặc PE. Tiếp đó mành PP được dán ép với một lớp giấy Kraft tạo ra mành P-K.
Mành P-K tiếp tục được cắt rìa dư thừa rồi được cuộn lại thành từng cuộn mành P-
K.

Cuộn
P-K

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình công nghệ giai đoạn in – lồng ống - gấp mép

Hình 2.8 : Tráng màng bằng lớp nhựa tráng Hình 2.9: Giấy Kraft
SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

16
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

 In và gấp mép:

Mành P-K được đi qua bộ phận in để in các thông tin, thông số theo mẫu yêu cầu
của từng loại bao do các nhà máy sản xuất xi măng cung cấp. Tùy vào yêu cầu
từng loại bao mà bao xi măng có thể có hoặc không cần xăm lỗ, công đoạn xăm lỗ
được thực hiện bằng hệ thống các kim châm lỗ được bố trí trên một ra-lo kim loại
trên dây chuyền. Tiếp đó, dây chuyền được bổ sung thêm một lớp giấy Kraft. Lớp
mành P-K và giấy Kraft được lồng ống lại, trong đó lớp giấy Kraft được lồng vào
bên trong lớp mành P-K tạo ra lớp vải KPK. Trong giai đoạn dán ép, lớp vải P-K
được dán bằng nhựa PP hoặc PE nóng chảy, lớp giấy Kraft được dán bằng hồ dán
và được chuyển qua máy ép để ép chặt mối dán. Lớp ống KPK được đi qua bộ
phận cắt và được theo kích thước quy định tạo ra một bao xi măng theo đúng yêu
cầu.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

17
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

Hình 2.42: Công đoạn gấp mép


 May hai đầu bao:

Gấp tạo Cắt chỉ,


Cấp bao May
van ép kiện

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình công nghệ may hai đầu bao

Phần van của bao được các công nhân gấp lại thủ công rồi qua bộ phận cấp bao để cung
cấp đều đặn bao cho máy may đầu bao. Để may đầu bao, nhà máy sử dụng ba máy may
công nghiệp đặt ở ba phía của băng tải cấp liệu vỏ bao. Máy may sử dụng chỉ may
vixilong được bôi trơn farafin và viền giấy Kraft có độ rộng 50-55cm để may hoàn chỉnh
hai đầu bao. Viền giấy cũng gồm nhiều màu tùy thuộc vào yêu cầu của các nhà sản xuất
xi măng. Bao xi măng sau khi được may xong sẽ đi qua bộ phận cắt để cắt rời phần chỉ
may và viền, sau đó bao được đi qua thiết bị đếm tự động xếp thành từng chồng theo yêu
cầu và tiến hành kiểm tra và cắt chỉ trước khi được đóng dấu và ép kiện.

Hình 2.5: Gấp van

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

18
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

Hình 2.6: Dây chuyền may hai đầu bao

 Ép kiện:

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

19
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

Hình 2.7: Ép kiện


Đơn vị vận chuyển:

Hình 2.8: Đơn vị vận chuyển trong phân xưởng

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

20
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

CHƯƠNG III: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THAM GIA

Các công việc cụ thể mà em thực hiện trong đợt thực tập vừa qua là:

Tuần Thời gian Nội dung thực tập


thực tập thực tập

(08/04/2021) - Nộp giấy giới thiệu, gặp chú Minh-Trưởng phòng


kế toán để trao đổi về nội dung, thời gian thực tập và
chia lịch thực tập.
(12/04/2021) - Học luật an toàn lao động và quy định khi vào xí
1 nghiệp.
- Chú Thanh-Quản đốc phân xưởng dẫn đi tham quan
phân xưởng sản xuất và giới thiệu máy móc cũng như
quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm.
(14/04/2021) - Xuống xưởng theo dõi quá trình làm việc của anh
chị công nhân tại các trạm làm việc
- Làm công nhân tại vị trí ép kiện.

(19/04/2021) - Làm công nhân ở công đoạn gấp van. Van bao cần
được gấp vào trong bao trước khi bao được may hai
2 đầu lại. Thực hiện bằng cách cầm đầu mút miệng bao
xi măng sau đó dùng tay gấp van vào trong bao theo
nếp gấp có sẵn.
(21/04/2021) - Quan sát cách thức hoạt động máy kéo sợi.
- Quan sát máy dệt mành.
- Quan sát máy ép màng.
- Tìm hiểu công đoạn gấp mép bao.
- Bóc chữ số lô sản phẩm bị in lỗi. Dùng băng keo
dán vào chữ số bị in sai và lột đi chữ số đó. Sau đó

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

21
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

kiểm tra lại bao và xếp lại gọn gàng lên palet.
(23/04/2021) - Tiếp tục theo dõi quá trình làm việc của các anh chị
công nhân
- Thăm quan kho nguyên liệu và kho phế phẩm cùng
cách thức vận chuyển

(26/04/2021) - Vào làm việc tại dây chuyển sản xuất sợi với sự
hướng dẫn của bác quản đốc
14h00 – 16h30 - Đọc tài liệu về các quy trình kiểm tra: nguyên vật
3 (23/07/2020) liệu đầu vào (hạt nhựa polypropylene, phụ gia khác),
sản phẩm sau khi in, thành phẩm, kế hoạch bảo trì
bảo dưỡng máy móc.
- Đọc tài liệu về kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

22
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT CỦA CÁ NHÂN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO XÍ NGHIỆP
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP
Qua quá trình gần 1 tháng thực tập tại Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng, em
nhận thấy một số ưu nhược điểm như sau:
 Ưu điểm:
- Dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc được tự động hóa và vận hành ổn định.
- Máy móc có hệ thống báo lỗi chuẩn xác.
- Công nhân lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm, linh hoạt trong quá trình sản
xuất.
- Công tác quản lí tốt, cán bộ thường xuyên trực tiếp xuống phân xưởng theo dõi,
nhắc nhở tình hình, động viên công nhân làm việc.
- Sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất với sự
hỗ trợ của máy móc và nhân công.
- Các sản phẩm lỗi và phụ phẩm được thu gom và bán phế phẩm giúp tiết kiệm
chi phí tối ưu.
- Nhà ăn thoáng đãng, sạch sẽ.
- Môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ.

 Nhược điểm:
- Không có áo quần đồng phục, đồ bảo hộ cho công nhân.
- Phân xưởng còn nóng và chưa được gọn gàng, số lượng quạt còn khá ít, dễ gây
mệt mỏi cho công nhân.
- Nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng nên thường xuyên bị gián đoạn trong sản
xuất.
4.2. KIẾN NGHỊ
Qua những nhận xét ở trên, với vai trò là một sinh viên thực tập, em xin phép được đề
xuất một số ý kiến như sau:
- Trang bị áo quần đồng phục, đồ bảo hộ cho công nhân do môi trường làm việc
tương đối ồn từ máy móc.
- Bổ sung một vài quạt hơi nước trong phân xưởng để tạo không khí thoáng mát
cho công nhân.
- Bổ sung thêm một công nhân làm vệ sinh thường xuyên bên trong phân xưởng.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

23
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: Huỳnh Nhật Tố

- Đẩy mạnh việc marketing, tìm kiếm nhiều khách hàng và đơn đặt hàng một cách
thường xuyên, đồng thời có kế hoạch sản xuất điều độ, tránh trường hợp gián đoạn
sản xuất.
- Xí nghiệp nên triển khai mô hình 5S cho công nhân để đảm bảo hiệu quả và môi
trường làm việc.

SVTH: Vũ Thanh Khải Thạnh

24

You might also like