You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÁO CÁO ĐỀ TÀI


MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Tên đề tài
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG

GVHD: PGS.TS Hoàng Tùng


Lớp : 45K18.2
Nhóm 6: Hồ Như Thủy
Trần Phương Trinh
Trần Bích Trâm
Hồ Vũ Xuân Tùng
Võ Xuân Trường
Trần Thị Huyền Trang
Phạm Thị Hồng Thúy
Võ Thị Diệu Trúc
Phan Tuệ Lam Thư

Đà Nẵng, 04/2022
Nhóm 6_45K18.2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp...............................................................................4
1. Giới thiệu chung.......................................................................................................4
2. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................4
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...........................................................................7
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý....................8
Phần II: Lý thuyết về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp....................................8
1. Khái niệm hiệu quả...................................................................................................8
2. Phân loại hiệu quả.....................................................................................................9
Phần III: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp............................................................................................................................... 13
I. Các nhân tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp............13
II. Các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp........15
III. Các nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp............................................................................................................................ 15
Phần IV.  Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.........................................17
I. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt.....................................................................17
II. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp..............................................................21
III. Phân tích hiệu quả tài chính.................................................................................23
Phần V: Ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.....26
I. Trước khi cổ phần hóa............................................................................................26
II. Sau khi cổ phần hóa.............................................................................................26

Trang| 2
Nhóm 6_45K18.2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Các đại lượng này chịu tác động bởi rất nhiều các nhân tố khác
nhau với các mức độ khác nhau, do đó có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước là ngành công nghiệp mà Việt Nam
đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này
đang chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yêu cầu về an toàn thực phẩm, về chất lượng
và sức ép cạnh tranh  với các nước trên thế giới.
Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho các công ty trong ngành
khai thác, xử lý và cung cấp nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả đã lựa chọn
đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành
khai thác, xử lý và cung cấp nước.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: 05 năm từ 2015 tới 2019
- Phạm vi về không gian: Công ty cấp nước cổ phần Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu

Trang| 3
Nhóm 6_45K18.2

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, các chủ
trương, chính sách của Nhà nước.
- Số liệu thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của công ty CP cấp nước Đà Năng năm
2015 - 2019 và các số liệu thống kê ngành. 
5. Kết cấu bài làm
Phần mở đầu
Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp
Phần II: Lý thuyết về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
Phần III: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Phần IV: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Phần V: Ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 
Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0400101066 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP. Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 01/07/2010, đăng ký thay đổi lần 8 ngày 01/11/2016.
- Trụ sở: 57 Xô Viết Nghệ Tĩnh - P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.369.6632 - 0236 697 506 
- Email: dawacojsc@gmail.com 
- Website: www.dawaco.com.vn
- Mã cổ phiếu: DNN
2. Lịch sử hình thành và phát triển 
1945 – 1950: Được hình thành vào khoảng những năm 1945-1950, hệ thống cấp nước
Đà Nẵng lúc bấy giờ chủ yếu cung cấp nước cho khu vực trung tâm với các giếng khoan
và hệ thống đường ống nhỏ bé.
Trước 1954 – 1971: Trước năm 1954 toàn thành phố đều sử dụng nước ngầm với 36
giếng khoan ở độ sâu 30-50m. Đến năm 1971 hai nhà máy khai thác nước sông Cẩm Lệ
được xây dựng: Nhà máy nước Cầu Đỏ công suất 5.600 m3/ngày đêm và Nhà máy nước

Trang| 4
Nhóm 6_45K18.2

Sân Bay công suất 12.000m3/ngày đêm. Đơn vị quản lý hệ thống cấp nước Đà Nẵng lúc
bấy giờ là Thủy cục Đà Nẵng.
1975: Thành phố Đà Nẵng được giải phóng, hệ thống cấp nước Đà Nẵng được giữ
nguyên vẹn, chính quyền cách mạng tiếp quản và duy trì liên tục hoạt động sản xuất cấp
nước, góp phần giữ gìn tình hình an ninh trật tự trong những ngày đầu thành phố mới
được giải phóng. Và ngay sau đó, đơn vị quản lý hệ thống cấp nước thành phố được thành
lập có tên gọi là Nhà máy nước Đà Nẵng thay thế cho Thủy cục Đà Nẵng của chế độ cũ,
công suất cấp nước lúc đó khoảng 12.000 m3/ngày với 3.084 đồng hồ tiêu thụ của khách
hàng.
1979: Để đáp ứng yêu cầu phát triển, người dân thành phố cần có nước máy sử dụng,
Ban lãnh đạo Nhà máy nước Đà Nẵng lúc đó đã tập trung vào công tác củng cố cơ sở vật
chất kỹ thuật, cải tạo, mở rộng nâng công suất Trạm cấp nước Cầu Đỏ đạt mức 12.000
m3/ngày và Trạm cấp nước Sân Bay đạt mức 10.000 m3/ngày. Cùng với việc cải tạo mở
rộng các trạm cấp nước, hệ thống đường ống cấp nước các loại cũng được thi công lắp đặt
và đến năm 1985 tổng số đồng hồ khách hàng là 13.000 chiếc.
1985: Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, UBND tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng lúc bấy giờ đã thành lập Công ty Cấp nước Quảng Nam Đà Nẵng trên cơ sở Nhà
máy nước Đà Nẵng được bổ sung nhiệm vụ và nâng cấp về quy mô tổ chức sản xuất kinh
doanh. Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, Công ty Cấp nước Quảng Nam – Đà
Nẵng đã triển khai các dự án với các công trình mang tính trọng điểm như: Trạm cấp
nước Sơn Trà I, II, III, cải tạo nâng công suất Nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, … Dự án
cấp nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn I với các hạng mục công trình: Xây dựng trạm
bơm phòng mặn tại An Trạch và tuyến ống nước thô D1200 với công suất 250.000
m3/ngày; xây dựng mới nhà máy công suất 120.000 m3/ngày tại Nhà máy nước Cầu
Đỏ…
1990 – 2000: Cùng với việc triển khai dự án, từ sau năm 1990, bộ máy tổ chức của
Công ty cũng được củng cố và hoàn thiện, các Trạm cấp nước đổi tên thành các Nhà máy
sản xuất nước, các Xí nghiệp được thành lập. Bắt đầu từ năm 2000, các Chi nhánh Cấp

Trang| 5
Nhóm 6_45K18.2

nước tại các quận, huyện được ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý và giao dịch
với khách hàng.
2010: Ngày 14/06/2010, UBND thành phố Đà Nẵng ra Quyết định số 4411/QĐ-
UBND về việc Phê duyệt Đề án chuyển Công ty Cấp nước Đà Nẵng (DNNN) thành Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Đà Nẵng. Ngày 01/07/2010, Công ty
được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
số 0400101066 lần đầu và chính thức hoạt động với hình thức Công ty TNHH MTV.
2016: UBND TP. Đà Nẵng ra Quyết định số 5354/QĐ-UBND ngày 09/08/2016 phê
duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng thành CTCP Cấp
nước Đà Nẵng. Ngày 18/10/2016, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục ra Quyết định số
7084/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Vốn Điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu
trong Phương án cổ phần hóa. Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu bao gồm: 60% Vốn Nhà
nước, 5% bán cho người lao động Công ty và 35% bán cho cổ đông chiến lược.
Ngày 29/10/2016:  Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần Cấp nước Đà
Nẵng được tổ chức. Ngày 01/11/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 8, Công ty chính thức hoạt động theo
hình thức Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 579.640.610.000 đồng.
2017-2019: Sau 3 năm CPH, Công ty đã đạt được nhiều đổi mới trong công tác điều
hành và đầu tư nhiều công trình mang tính đột phá có thể kể đến như:
 Riêng trong năm 2018, 2019, Dawaco đã sớm triển khai dự án nâng công suất NMN
Cầu Đỏ phân kỳ 1 thêm 60.000 m3/ngày, đầu tư đưa vào vận hành NMN Hồ Hòa
Trung công suất 10.000 m3/ngày, đầu tư các Diuke qua Sông Hàn, sông Cầu Đỏ bằng
các phương pháp thi công hiện đại, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao góp phần cung
cấp bổ sung thêm nhu cầu cho các Quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn và một số khu
vực phía Tây bắc của thành phố…;
 Cơ bản đáp ứng công suất cấp nước bình quân mỗi ngày đêm từ 280.000 m3/ngày –
310.000 m3/ngày cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp;
 Thực hiện thành công đề án dừng thu tiền nước tại nhà và chuyển sang thu hộ tiền
nước qua ngân hàng và đối tác thu hộ;

Trang| 6
Nhóm 6_45K18.2

 Tiến hành công tác đọc chỉ số đồng hồ trong 10 ngày đầu tiên của tháng, không phát
hành hóa đơn cho khách hàng sử dụng nước dưới 10m3/tháng để tạo sự thuận lợi cho
khách hàng;
 Duy trì ổn định và phát huy năng lực sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng bình
quân từ 10% mỗi năm trở lên, đặc biệt năm 2019, Dawaco được xếp hạng 713 trong
Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Theo
thống kê của Tổng Cục thuế vừa công bố ngày 18/10/2019).
Năm 2020: Công ty đã triển khai dự án: Nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ thêm
60.000m3/ngày - GĐ2 (khởi công tháng 07/2020, dự kiến hoàn thành tháng 05/2021).
Hoàn thành xây dựng các tuyến đập tạm ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ nhằm khắc phục và
xử lý kịp thời tình trạng nhiễm mặn nguồn nước tại cửa thu nước Cầu Đỏ đảm bảo nguồn
cấp nước cho thành phố trong mùa hè năm 2020.
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
a. Sản phẩm dịch vụ chính
Công ty đang hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành xây dựng cấp thoát nước;
- Sản xuất và kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác;
- Lắp đặt xây dựng công trình cấp nước;
- Lập dự án đầu tư xây dựng. Tư vấn, thiết kế và lập tổng dự toán các hệ thống công
trình cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ. Khảo sát địa hình, địa chất, thẩm tra hồ
sơ thiết kế dự toán, giám sát thi công, quản lý đầu tư xây dựng công trình cấp thoát
nước từ nhóm B trở xuống;
- Kiểm định, cân đo đồng hồ nước.
b. Địa bàn kinh doanh
Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng có trụ sở chính đặt tại số 57 đường Xô Viết
Nghệ Tĩnh, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; có Xí
nghiệp Sản xuất nước sạch, Công ty TNHH MTV xây lắp cấp thoát nước Đà Nẵng,
Xí nghiệp cấp nước Hải Châu, Xí nghiệp cấp nước Cẩm Lệ, Xí nghiệp cấp nước Sơn

Trang| 7
Nhóm 6_45K18.2

Trà, Xí nghiệp cấp nước Ngũ Hành Sơn, Xí nghiệp cấp nước Thanh Khê, Xí nghiệp
cấp nước Liên Chiểu tại địa bàn các quận của thành phố Đà Nẵng.
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
a. Mô hình quản trị
Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Theo đó, Đại hội đồng cổ
đông là cơ quan quyết định cao nhất, được tổ chức và hoạt động theo quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 137 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ Công ty.
b. Cơ cấu bộ máy quản lý

Các công ty con, công ty liên kết: Công ty TNHH MTV Xây lắp Cấp thoát nước
Đà Nẵng – Số 10 Trịnh Công Sơn, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Công ty
con hoạt động với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là thi công và lắp đặt các tuyến
ống cấp nước trên địa bàn thành phố...
Phần II: Lý thuyết về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm hiệu quả

Trang| 8
Nhóm 6_45K18.2

Hiệu quả kinh doanh thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả (đầu ra) và nguồn lực
hoặc chi phí (đầu vào) để tạo ra tạo ra kết quả trong một thời kì.
Kết quả( Lợi nhuận , doanh thu , …)
Hiệu quả=
Phương tiện(CP , TS , Doanh thu , VCSH , …)
Bên cạnh đó, để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể sử dụng
công thức:
Yếutố đầu vào
Hiệu quả=
Kết quả đầu ra
Trong công thức này lại phản ánh một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu
vào. Dựa vào công thức này nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được quy mô
tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
Các yếu tố đầu ra được đo lường bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu thuần,
tổng lợi nhuận, lợi nhuận gộp,… Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, vốn chủ sở hữu, vốn vay,…
2. Phân loại hiệu quả 
2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
c. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản. Tỷ số này là tỷ số tài chính dùng để đo
lường khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất sinh lời trêntổng tài sản=¿ ¿
Tổng tài sản
Tổng tài sản gồm TS dài hạn và TS ngắn hạn của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Tỷ số này lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao thì
thể hiện doanh nghiệp có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược
lại.
d. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất sinh lời TSDH=¿ ¿
Tổng tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
e. Hiệu suất sử dụng TSLĐ

Trang| 9
Nhóm 6_45K18.2

Lợi nhuậnthuần
Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn=¿ ¿
Tổng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. Tuy
nhiên, nhân tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của
doanh nghiệp là khoa học – công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển thì đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Song, mặt trái của khoa học – công nghệ phát
triển chính là làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn.
Thậm chí có những máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án thôi mà đã bị
lạc hậu. Do vậy, việc theo đuổi khoa học – công nghệ với một doanh nghiệp là vô
cùng cần thiết. Ngoài yếu tố khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng tài sản còn bị tác
động bởi thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, đối thủ cạnh tranh. Yếu tố con
người cũng có tác động nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà
quản trị doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, chiến lược đầu tư hợp lý thì doanh
nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả từ đấy dẫn đến sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Hay tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong doanh nghiệp cao cũng mang lại
hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
a. Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuầnbán hàng
Số vòng quay vốn lưu động=
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu cho biết VLĐ luận chuyển được bao nhiêu lần (vòng) trong kỳ, chỉ tiêu
càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn.
360
Số ngày một vòng quay VLĐ=
Số vòng quay vốn lưu động
VLĐ tiết kiệm (-), lãng phí (+) = (Số ngày một vòng quay VLĐ kỳ phân tích - Số ngày
một vòng quay VLĐ kỳ gốc) x DTT kỳ phân tích/ 360
b. Số vòng quay hàng tồn kho
Gía vốn hàng bán
Số vòng quay hàngtồn kho=
Hàng tồn kho bình quân

Trang| 10
Nhóm 6_45K18.2

Chỉ tiêu cho biết HTK luận chuyển được bao nhiêu lần (vòng) trong kỳ, chỉ tiêu
càng cao thì tốc độ luân chuyển HTK càng lớn.
c. Số vòng quay nợ phải thu khách hàng
DT thuần bán chịu+VAT đầu ra
Số vòng quay nợ phải thu KH =
Nợ phải thu KH bình quân
Chỉ tiêu cho biết số lần thu hồi nợ phải thu từ khách hàng, chỉ tiêu càng cao thì
khả năng thu hồi nợ càng tốt.
2.3. Phân tích khả năng sinh lời
Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ
tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Trong phần này,
chúng ta đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp,
một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất,
doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp
càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi sử dụng số
liệu từ báo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định.
ln trước thuế
Tỷ suất lntrên DT = x 100 %
DT thuần+Thu nhập tài chính+Thu nhập khác
Như đã đề cập trong quan điểm phân tích, lợi nhuận trong công thức này có thể
là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy
nhiên vì tỷ suất thuế thu nhập là không giống nhau đối với từng mặt hàng, từng loại
kinh doanh nên để phản ánh đúng thành tích, khả năng sinh lời của doanh nghiệp,
cần sử dụng lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trong công thức trên là tổng hợp lợi nhuận của tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của hoạt
động tài chính và hoạt động khác. Tuy nhiên, cách tính trên thường không chính xác
vì sức sinh lợi của mỗi hoạt động không như nhau và hoạt động SXKD thường là
hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nên cần thiết tính riêng chỉ tiêu đánh giá khả
năng sinh lợi từ hoạt động SXKD.

Trang| 11
Nhóm 6_45K18.2

b. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD


Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi
nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần.
Lợi nhuậnthuần SXKD
Tỷ suất lntrên doanh thu thuần= x 100 %
Doanhthu thuần
Doanh thu thuần trong công thức này là doanh thu thuần của chỉ một hoạt động
chủ yếu, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận phân tích ở đây cũng chỉ là lợi nhuận
của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa. Khi sử dụng chỉ tiêu này người ta cần phân biệt tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thuần trong toàn doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
từng loại sản phẩm.
Khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần phải xem xét đến đặc điểm
ngành nghề kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của doanh
nghiệp. Các mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận với chính sách định giá cao, định giá
cạnh tranh (giá thấp) đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suất trên.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và có nhiều đơn vị
thành viên thì cần tính toán chỉ tiêu này theo từng nhóm ngành nghề kinh doanh,
từng đơn vị để đánh giá toàn diện hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 
Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợi
nhuận thuần bị tính toán sai lệch. Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu
hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán lại như sau:
Lợi nhuận thuần SXKD + Khấuhao TSCĐ
Tỷ lệ ln hoạt động SXKD= x 100 %
Doanh thu thuần SXKD
Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu
quả đạt được từ 100 đồng doanh thu. Sự tiến triển của chỉ tiêu này qua thời gian chỉ
ra khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư. Nó cũng chỉ ra khả năng phát
triển của doanh nghiệp. Để hiểu khả năng này cần phân tích chi tiết chi phí và kết
quả của doanh nghiệp.

Trang| 12
Nhóm 6_45K18.2

Phần III: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp 

I. Các nhân tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1. Công tác tổ chức quản lý
Chức năng của Ban Hành chính - Nhân sự:
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong quản lý, điều hành công tác tổ chức,
nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính -quản trị, an toàn lao động, công tác
bảo vệ và quân sự của Công ty; đảm bảo điều kiện cần thiết cho các hoạt động của bộ
máy điều hành Công ty.
- Quản lý, phát triển ứng dụng CNTT của toàn Công ty; nghiên cứu, xây dựng, đánh
giá và cập nhật các chính sách, quy định, quy trình của hệ thống CNTT. Tham gia,
phối hợp triển khai các công việc về lĩnh vực CNTT theo sự chỉ đạo của lãnh đạo
Công ty; đề xuất, phát triển các phần mềm, tiện ích đáp ứng hoạt động đặc thù và nhu
cầu cần thiết trong quản lý điều hành Công ty.
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự và an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong Công ty.
- Quản lý, bảo dưỡng các loại xe con phục vụ công tác.
- Nhiệm vụ của Ban Hành chính - Nhân sự:
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Soạn thảo các văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ trình Tổng Giám đốc
phê duyệt.
- Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; Quy chế tổ chức và hoạt động
của các đơn vị trực thuộc; các Quy chế của Công ty; nội quy, quy định của Công ty để
trình Hội đồng quản trị và Ban Điều hành duyệt. Tổ chức thực hiện các điều lệ và quy
chế được duyệt.
- Theo dõi công tác tổ chức, chế độ chính sách; giải quyết các vấn đề liên quan đến
nhân sự theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình: Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều
động, thuyên chuyển người lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người
lao động theo luật định và quy chế Công ty.

Trang| 13
Nhóm 6_45K18.2

- Xây dựng biên chế lao động, chức danh công việc, định mức lao động, đơn giá tiền
lương của Công ty.
- Nghiên cứu, áp dụng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến
người lao động thuộc quyền quản lý của Công ty. Soạn thảo các hồ sơ liên quan để
giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động trình Tổng
Giám đốc Công ty và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức quản lý các hồ sơ
này.
2. Trình độ tổ chức sản xuất
Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sản xuất như: máy móc thiết bị, lao
động, vốn...tại các doanh nghiệp là một việc làm rất khó đạt được. Do đó, nếu doanh
nghiệp không tổ chức sản xuất hợp lý thì có thể hạn chế sự lãng phí về nguồn lực trong
quá trình sản xuất, từ đó sẽ tăng sản lượng sản xuất và giảm thấp chi phí, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
3. Chính sách bán hàng
Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các chính sách
như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất ,chính sách tài chính. Tuy nhiên, mỗi chính
sách đều cần phải có một khoản chi phí nhất định. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cân
nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất nhằm
làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng hàng tiêu thụ, điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Nguồn tài chính 
Đây là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển của doanh
nghiệp. Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh là phải cần
có một số vốn nhất định;ví dụ như nếu doanh nghiệp quyết định đưa một sản phẩm mới,
tiến hành đầu tư mới tài sản cố định (TSCĐ), thuê mướn thêm lao động, thanh toán các
khoản chi tiêu khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả các vấn đề này
đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính.
II. Các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 

Trang| 14
Nhóm 6_45K18.2

1. Môi trường kinh doanh


Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực miền trung, là vùng kinh tế trọng
điểm của các tỉnh thành trong khu vực, vì vậy việc kêu gọi đầu tư nước ngoài là rất cần
thiết, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có hệ thống cấp nước là cấp thiết và phải được
đặt lên hàng đầu.
Với lợi thế của thành  phố Đà Nẵng là có nhiều tiềm năng du lịch, sự gia tăng dân số
cũng  như dân cư từ các địa phương khác tập trung về làm ăn sinh sống làm cho nhu cầu
sử dụng nước sạch cũng gia tăng tương ứng, đòi hỏi sản lượng cung cấp nước ngày càng
cao.
Nước sạch là mặt hàng thiết yếu của sinh hoạt và sản xuất, khi kinh tế càng phát triển,
tốc độ đô thị hóa cao thì nhu cầu sử dụng nước sạch cũng ngày càng tăng. Hơn nữa nguồn
nước ngầm, nước mặt ngày càng cạn kiệt và trở nên ô nhiễm, khi đó nhu cầu sử dụng
nước trong tự nhiên được thay thế bởi các nguồn nước sạch do công ty cấp nước cung
cấp. Nước sạch là loại hàng hóa mang tính chất dịch vụ công cộng, sản phẩm làm ra được
người dân và các ngành kinh tế tiêu thụ ngay.  Do tính độc quyền cao và đặc điểm của sản
phẩm nên đã tạo được khá nhiều thuận lợi cho công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Do
Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và các
tổ chức trong xã hội nên chất lượng phục vụ luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Chất
lượng phục vụ của các hoạt động công ích của Công ty ngày càng được nâng cao nên
được khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Đây là yếu tố rất thuận lợi giúp Công ty có khả
năng cạnh tranh sau khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần. 
2. Môi trường cạnh tranh
Vị thế doanh nghiệp trong ngành. Công ty hiện đang quản lý mạng lưới cấp nước trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tại đây, Công ty không có sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp cùng ngành nghề. Hiện nay, Công ty đang đứng top 5 toàn quốc về công suất cấp
nước, đồng thời cũng là đơn vị cấp nước có chỉ số Benchmarking tốt trong các công ty
cấp nước trong toàn quốc.
III. Các nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp

Trang| 15
Nhóm 6_45K18.2

1. Nhân tố chủ quan


a. Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp có thể được hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản,
quy mô mạng lưới tiêu thụ …
Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002), Baard, V.C. và Van den
Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được
các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng
giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tư mở
rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng  như với các nhà
cung cấp, các nhà đầu tư.
Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng  trưởng có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Quản trị nợ phải thu khách hàng
Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ PTKH của doanh nghiệp người ta thường
sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ PTKH và kỳ thu tiền bình quân.
Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy
khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD của
doanh nghiệp.
d. Đầu tư tài sản cố định
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và có giá trị
lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD.
Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và
Kajola (2010), Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011); Fozia Memon,
Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác
động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Cơ cấu vốn

Trang| 16
Nhóm 6_45K18.2

Theo lý thuyết Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và các nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola
(2010), Fozia Memon (2012) có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như
thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
f. Rủi ro kinh doanh
Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận
(risk - return tradeoff) và nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto
và Ghulam Abbas (2012) cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả HĐKD càng tăng. Tuy
nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) đưa ra kết
luận khi rủi ro càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh lại càng giảm.
g. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Thông thường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực kinh doanh sẽ
có được nhiều kinh nghiệm đồng thời tích lũy được nguồn vốn.
Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Neil Nagy (2009) thì thời
gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
h. Một số nhân tố khác
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
- Công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu.
2. Nhân tố khách quan
- Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
- Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
- Nhân tố môi trường ngành
Phần IV.  Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
I. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt 
1. Các công thức 
a. Hiệu suất sử dụng tài sản của DN
- Sử dụng chỉ tiêu “giá trị sản xuất”

Trang| 17
Nhóm 6_45K18.2

Gíatrị sản xuất


Hiệu suất sử dụng tài sản=
Tổngtài sản bìnhquân
- Kết quả đầu ra là doanh thu và thu nhập khác
Tổng doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản=
Tổngtài sản bìnhquân
Trong đó: 
 Giá trị sản xuất = Doanh thu + (-) Chênh lệch tồn kho thành phẩm + (-) Chênh lệch
tồn kho sản phẩm dở dang + (-) Chênh lệch tồn kho gửi bán + (-) Giá trị nguyên vật
liệu nhận gia công
 Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng và CCDV + Doanh thu hoạt động tài chính +
Thu nhập khác
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần hay giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử
dụng tài sản càng lớn.
b.  Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực
TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính theo các chỉ
tiêu sau :                                              
Gía trị sản xuất
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Nguyên giá bình quânTSCĐ
Hoặc :      
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Nguyên giá bình quânTSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng
giá trị sản xuất hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu  này  càng  cao  thể hiện hiệu suất công tác
đầu tư càng lớn và hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao, chỉ tiêu này cao hay thấp  còn phụ
thuộc vào đơn vị đó là đơn vị sản xuất hay thương mại. Trong trường hợp chọn tử số là
giá trị sản xuất thì nó có thể phản ánh được khả năng tạo ra  giá trị bằng TSCĐ. Chỉ tiêu
này cao quá thể hiện việc đầu tư giảm nhưng xét về lâu dài cũng chưa  chắc là tốt vì thể
hiện khả năng đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp thấp.
c. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Trang| 18
Nhóm 6_45K18.2

Doanh thu thuần


Số vòng quay bình quân của vốn lưu động=
Vốnlưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một
đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý
VLĐ hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán tạo tiền đề cho tình hình tài
chính lành mạnh.
Vốnlưu động bình quân
Số ngày bình quân của 1 vòng quay VLĐ= x 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Hệ số
này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng
VLĐ càng cao.
d. Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
Gía vốn hàng bán
Số vòng quay hàngtồn kho=
HTK bình quân
Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh thì thể hiện khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng lớn và  công việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả.
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hiệu quả kinh doanh cá biệt tại Công ty cấp nước Đà Nẵng
Tài sản đầu năm+ cuối năm
Tổng tài sản bình quân=
2
TSCĐ đầu năm +TSCĐ cuối năm
TSCĐ bình quân=
2
TS ngắn hạn đầu năm +TS ngắn hạn cuốinăm
VLĐ bình quân=
2
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁ BIỆT

Chỉ tiêu Trước cổ phần hóa (2015) Sau cổ phần hóa (2019)

1. DT thuần 361.732.424.500 547.585.951.279

2. Doanh Thu HĐ tài chính 4.704.642.272 31.067.663.309

3. Thu nhập khác 88.943.102  9.581.131.509

Trang| 19
Nhóm 6_45K18.2

4. Tổng TS bình quân 675.851.369.218 337.925.684.609

5. TSCĐ bình quân 383.319.836.756 396.774.844.429

6. VLĐ bình quân 238.011.220.139 638.586.180.961

7. Hiệu suất sử dụng tài 0,96 1,62


sản

8. Hiệu suất sử dụng 0,35 0,39


TSCĐ

9. Số vòng quay VLĐ 1,5 8,7

10. Số ngày một vòng quay  237 420


VLĐ

11. Số vòng quay HTK 7,1 8,85

Sau 3 năm cổ phần hóa, công ty đã đầu tư mới nhiều dự án mới nhằm nâng cao công
suất bằng các phương pháp thi công hiện đại, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao để phục vụ
cho quá trình hoạt động kinh doanh. Với sự đầu tư này đã làm cho doanh thu thuần sản
xuất kinh doanh của công ty từ năm 2017 đến năm 2019 tăng lên đáng kể. Hiệu suất sử
dụng tài sản cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0.96 đồng
doanh thu còn năm 2019 thì 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 1.62 đồng doanh thu. Doanh nghiệp
đã mở rộng quy mô tài sản, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho doanh thu
thuần tăng lên thể hiện sau cổ phần hóa đã mang lại kết quả tích cực hơn với công ty. Bên
cạnh đó thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định có tăng nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức thấp cho

Trang| 20
Nhóm 6_45K18.2

thấy tài sản cố định được luân chuyển khá chậm thể hiện doanh nghiệp đang nâng cao
năng suất cải thiện lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Sau cổ phần hóa VLĐ bình quân tăng rất nhiều so với lúc công ty chưa cổ phần hóa,
số vòng quay của VLĐ cũng tăng mạnh ( từ 1.5 vòng trong năm 2015 lên đến 8.7 vòng
trong năm 2019) thể hiện rằng doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Doanh
nghiệp đang kinh doanh tốt, tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, khả năng thu hồi vốn tốt và nhanh,
hàng tồn kho giảm. Chứng tỏ, doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng, thích hợp để hợp
tác hoặc được rót vốn đầu tư. 
Số vòng quay hàng tồn kho tăng so với trước khi cổ phần hóa (từ 7.1 năm 2015 tăng
lên 8.85 trong năm 2019) thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng lớn, tức là ít tồn
đọng hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Hàng tồn kho ít ứ đọng sẽ làm cho doanh nghiệp
kinh doanh tốt hơn, nguồn vốn linh động. Doanh nghiệp có khả năng quản trị hàng tồn
kho hiệu quả.
II. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
1. Các công thức 
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ suất ln trên DT = x 100 %
DT bán hàng+ DT tài chính+ Thunhập khác
b. Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần hoạt động kinh doanh 
ln thuần từ hoạt động kinhdoanh
Tỷ suất lntrên DT thuần= x 100 %
DT thuần từ hoạt động kinhdoanh
c. Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
ln bán hàng∧cung cấp dịch vụ
Tỷ suất ln gộp= x 100 %
DT thuần về bán hàng∧cung cấp dịch vụ
ln thuần SXKD+ Khấu hao TSCĐ
Tỷ lệ ln hoạt động SXKD= x 100 %
DT thuần hoạt động SXKD
d. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản :
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản=¿ x 100 % ¿
Tổng TS bình quân
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản, chỉ tiêu
ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont:

Trang| 21
Nhóm 6_45K18.2

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu


Tỷ suất sinh lời của tài sản=¿ x ¿
Doanhthu Tổngtài sản
Tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu thuần
ROA=
Hiệu suất sử dụng tài sản
e. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE):    
Lợi nhuận trước thuế +Chi phí lãi vay
ℜ= x 100 %
Tổng tài sản bình quân
2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp tại Công ty cấp nước Đà Nẵng
Tài sản đầu năm+Tài sản cuối năm
Tổng tài sản bình quân=
2
TSCĐ đầu năm +TSCĐ cuối năm
TSCĐ bình quân=
2
TS ngắn hạn đầu năm +TS ngắn hạn cuốinăm
VLĐ bình quân=
2
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP

Chỉ tiêu Trước cổ phần hóa (2015) Sau cổ phần hóa (2019)

1. Doanh thu thuần 361.732.424.500 547.585.951.279

2. Doanh thu Hoạt Động TC 4.704.642.272 31.067.663.309

3. Thu nhập khác 88.943.102 9.581.131.509

4. Doanh thu và thu nhập 361.821.367.602 557.167.082.788


khác 

5. Lợi nhuận thuần từ hoạt 74.940.384.033 196.132.840.986


động SXKD

6. Lợi nhuận trước thuế  74.115.398.343 204.876.336.141

7. Chi phí lãi vay 12.567.336.294 1.603.031.099

8. Lợi nhuận trước thuế và 86.682.734.637 206.479.367.240


lãi vay 

Trang| 22
Nhóm 6_45K18.2

9. Tổng tài sản BQ 675.851.369.218 337.925.684.609

10. Tỷ suất LN trên doanh 0,22 0,56


thu 

11. Tỷ suất LN trên DT 0,27 0,36


thuần

12. ROA 0,1 0,6

13. RE 0,13 0,62

Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần: Sau 3 năm cổ phần hóa Công ty, với sự đầu tư
này đã làm cho chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần của công ty từ năm 2017 đến năm
2019 tăng đáng kể. Cụ thể 1 đồng doanh thu thuần năm 2017 tạo ra được 0,27 đồng lợi
nhuận thì năm 2019 tạo ra được 0,36 đồng. Có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt ñộng sản
xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng tăng. Đây là biểu hiện tốt bởi lợi nhuận ròng
là một chỉ tiêu quan trọng trong một tổ chức kinh doanh. 
Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA: Năm 2017, tỷ suất sinh lời của tài sản ROA là
0,1 tức là với 1 đồng tài sản mỗi năm doanh nghiệp sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2019 chỉ số này tăng lên đến 0,6. Nghĩa là 1 đồng tài sản năm 2019 tạo ra
được 0,6 đồng lợi  nhuận. Cho thấy sau 3 năm cổ phần hóa doanh nghiệp sử dụng tài
sản thực sự hiệu quả dẫn đến tình hình kinh doanh có nhiều biến động tích cực.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản RE tăng từ 0,13 năm
2017 lên 0,62 năm 2019. Điều này càng khẳng định hơn tiến triển về hiệu quả kinh
doanh của đơn vị sau 3 năm cổ phần hóa doanh nghiệp.
III. Phân tích hiệu quả tài chính 
1. Các công thức
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất sinh lời VCSH ( ROE )=¿ x 100 % ¿
VCSH bình quân
2. Hiệu quả tài chính của công ty cấp nước Đà Nẵng
BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ SINH LỜI TRÊN VCSH

Trang| 23
Nhóm 6_45K18.2

Chỉ tiêu Trước cổ phần hóa (2015) Sau cổ phần hóa (2019)

1. VCSH bình quân 415.930.606.544 695.329.069.335

2. Lợi nhuận trước thuế 86.682.734.637 206.479.367.240


và lãi vay

3. Chi phí lãi vay 12.567.336.294 1.603.031.099

4. Lợi nhuận sau thuế 55.196.223.626 161.725.532.016

5. Tỷ suất sinh lời trên 0,13 0,23


VCSH (ROE)

6. Khả năng thanh toán lãi 6,9 128,81


vay

7. Tỷ suất sinh lời kinh tế 1,28 0,18


của TS (RE)

8. Tỷ suất tự tài trợ 0,49 0,59

9. Tỷ suất sinh lời của tài 0,11 0,18


sản (ROA)

10. Tỷ suất lợi nhuận trên 0,2 0,35


DT (ROS)

11. Độ lớn đòn bẩy tài chính 1,17 1,01

Bảng phân tích trên cho thấy, khả năng sinh lời trên VCSH của công ty trước khi tiến
hành CPH và sau khi đã thực hiện CPH có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Năm 2015,
cứ 1 đồng VCSH sẽ tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận tương tự với năm 2019, 1 đồng VCSH sẽ
tạo ra được 0,23 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên sau khi tiến hành CPH công ty đã thu hút
được nhiều vốn đầu tư hơn, cụ thể tăng bình quân hơn 250 tỷ so với năm 2015 và lợi

Trang| 24
Nhóm 6_45K18.2

nhuận sau thuế cũng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015. Qua đó cho thấy, việc cty tiến
hành CPH đã giúp cty huy động thêm được nguồn vốn, đổi mới cơ chế quản lý năng động
hơn giúp tăng sức cạnh tranh cũng như khả năng hội nhập của doanh nghiệp được thể
hiện rõ nhất qua tỷ lệ tăng của LNST. 
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2019 tăng 18.6 lần so với năm 2015, đó là dấu
hiệu tích cực về khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp bằng cách sử dụng thu
nhập của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì khả năng mà công ty có thể chi trả cho
các khoản nợ sẽ càng lớn. Điều này con thể hiện công ty đang hoạt động kinh doanh rất
tốt, tạo ra những dòng tiền tốt.
Mặt khác, tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên 2 nguồn chính là Vốn
nợ vay và Vốn chủ sở hữu. Bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp trên thị trường đều
trực tiếp dựa trên 2 nguồn vốn đó. Tỷ suất ROA năm 2019 (sau khi CPH) tăng đáng kể so
với năm 2015 (trước CPH), chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ban đầu
hơn sau khi cổ phần hóa. Chính vì chỉ số này cao nên giá cổ phiếu của công ty cũng tăng
lên và được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn giúp cho doanh nghiệp huy động được
nguồn vốn lớn. 
Tỷ suất ROS trước CPH và sau khi CPH đều lớn hơn 0 chứng tỏ công ty hoạt động tốt
và làm ăn có lãi. Chỉ tiêu này sau khi CPH cao hơn trước khi CPH, cho thấy khả năng
sinh lời từ doanh thu càng lớn.
Qua bảng phân tích chỉ số, ta thấy được tỷ suất tự tài trợ sau khi CPH cao hơn cho
thấy mức độ độc lập, tự chủ về tài chính cao. Nguồn vốn tài trợ sau khi CPH chủ yếu là từ
vốn góp chủ sở hữu. Điều này cũng cho thấy rằng sau khi CPH, công ty chưa tận dụng
được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính. Mặc dù lợi nhuận trước thuế sau khi CPH tăng
gấp 2 lần trước khi CPH nhưng có thể thấy hệ số tự chủ tài chính không phải là đòn bẩy
tài chính trọng tâm của công ty.
Phần V: Ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 
II. Trước khi cổ phần hóa
1. Quản trị công ty

Trang| 25
Nhóm 6_45K18.2

Đây là giai đoạn mà mọi hoạt động của công ty đều dưới sự quản lý kiểm soát chặt
chẽ của nhà nước, mọi quyết định từ nhân sự quyết định từ nhân sự đến đầu tư phải trải
qua nhiều thủ tục hành chính theo quy định mất rất nhiều lần công ty bị mất nhiều cơ hội
do thủ tục hành chính nà.
Ở giai đoạn này tất cả các công việc không được xây dựng dựa trên một quy chuẩn
nào cả, mang tính chất chung chung cho tất cả các cơ quan nhà nước, không rạch ròi cho
từng bộ phận, công việc chồng chéo lẫn nhau dẫn đến khi phát hiện một hành vi sai phạm
thì thường đổ lỗi cho nhau vì không có căn cứ để quy về trách nhiệm cho bất kỳ  ai,
không có phân công phân nhiệm rõ ràng.
2. Về bản chất hoạt động 
Với tư cách là doanh nghiệp nhà nước bản chất hoạt động kinh doanh lúc này của
công ty là hoạt động với nhiều sứ mệnh, mục tiêu chưa rõ ràng, đôi lúc phục vụ vì cộng
đồng. Chính vì vậy các mục tiêu lẫn lộn nên khó quản lý .
Người lao động làm việc với thái độ thụ động không cố gắng hết mình vì thu nhập
của họ đa số được trả theo ngày công đối với cán bộ gián tiếp, đơn giá cập nhật đối với
cán bộ trực tiếp.
Đối với tài sản và nguyên liệu trong sản xuất không cần phải tiết kiệm bởi vì không
ảnh hưởng đến đồng hương của họ cho dù họ có lãng phí hay tiết kiệm.
III. Sau khi cổ phần hóa
1. Quản trị công ty
Công ty được chủ động trong mọi lĩnh vực từ quyết định nhân sự đến quyết định về
đầu tư  tất cả đều được HĐQT bàn và quyết định trên cơ sở tính toán hết sức rõ ràng các
chỉ tiêu nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư, cổ đông và người lao động.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty hết sức chú trọng xây dựng hệ thống quản trị công ty
bao gồm: các chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ của các bộ phận, có sự phân công, phân nhiệm, uỷ nhiệm rõ ràng không những giúp
cho người lao động an tâm làm việc mà còn mang lại hiệu quả cao trong công việc.
2. Tái cấu trúc
Bộ máy cấu trúc DN thay đổi rõ ràng. giúp cho công việc logic và rõ ràng hơn. 

Trang| 26
Nhóm 6_45K18.2

3. Thay đổi trong bản chất kinh doanh 


Là công ty cổ phần với vốn góp của rất nhiều cổ đông bản chất hoạt động kinh doanh
lúc này của công ty rất rõ ràng, mục tiêu chính của công ty là tối đa hóa lợi nhuận. Với
mục tiêu rõ ràng này mọi hoạt động của công ty đều nhắm đến mục tiêu chính này.
Sau cổ phần hóa, hầu hết người lao động trở thành cổ đông, quyền lợi và trách nhiệm
của người lao động gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của DN, trở thành người chủ của
doanh nghiệp nên có trách nhiệm cao hơn. Đối với tài sản và công cụ dụng cụ, các thành
phẩm thì họ có ý thức bảo vệ hơn. 
 Đánh giá hiệu quả của công ty giai đoạn sau cổ phần hóa so với trước cổ phần
hóa:
Sau khi đã tính toán được số liệu trước và sau khi cổ phần hóa ở 3 nhóm chỉ tiêu (chỉ
tiêu phản ánh kết quả, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, chỉ tiêu phản ánh hiệu
suất) như ở trên thì ta có thể kết luận được so với trước cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động
của công ty cao hơn.

BIÊN BẢN THỐNG NHẤT PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM


Nhóm đã thống nhất họp đánh giá nội dụng của các cá nhân như sau:
Tên thành viên Nội dung công việc
1. Hồ Như Thủy

Trang| 27
Nhóm 6_45K18.2

2. Trần Phương Trinh - Soạn công thức liên quan đến hiệu quả tài
chính
- Tính các chỉ số phần hiệu quả tài chính
- Nhận xét chỉ số
- Soạn word
3. Trần Bích Trâm
4. Trần Thị Huyền Trang
5. Phạm Thị Hồng Thúy
6. Võ Thị Diệu Trúc
7. Phan Tuệ Lam Thư
8. Võ Xuân Trường
9. Hồ Vũ Xuân Tùng

Trang| 28

You might also like