You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI 3:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ AEON MALL Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

LỚP: L06 - NHÓM: L063.1 - HK222

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


%
ST ĐIỂM GHI
MSSV HỌ TÊN ĐIỂM
T BTL CHÚ
BTL
1 2014119 Lê Thanh Phong
2 2114398 Lê Thanh Phong
3 2114401 Nguyễn Quang Phong
4 2114441 Nguyễn Hồng Phúc
5 2112048 Nguyễn Lê Phúc
6 2114454 Trần Hồng Phúc NT
Tổng 100

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ được phân


STT Mã số SV Họ Tên Ký tên
công
1 2014119 Lê Thanh Phong 2.3, Đề cương BTL
2 2114398 Lê Thanh Phong 2.1, Đề cương BTL
3 2114401 Nguyễn Quang Phong 2.2, Đề cương BTL
4 2114441 Nguyễn Hồng Phúc 2.4, Đề cương BTL
1.1, 1.2, 1.3, Đề cương
5 2112048 Nguyễn Lê Phúc BTL
1.4, Đề cương BTL,
6 2114454 Trần Hồng Phúc tổng hợp word
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Kí hiệu viết
STT Từ được viết tắt
tắt
1 Công nghiệp hóa CNH
2 Hiện đại hóa HĐH
3 Trung tâm thương mại TTTM
4 Trách nhiệm hữu hạn TNHH
5 Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................2

Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP........................................................................4

1.1. Khái niệm tư bản thương nghiệp..........................................................................4

1.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp.....................................................................4

1.3. Vai trò của tư bản thương nghiệp.........................................................................5

1.4. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp..............................................................6

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ AEON MALL Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................................10

2.1. Khái niệm về siêu thị............................................................................................10

2.2. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của siêu thị AEON mall...............12

2.3. Tình hình phát triển của siêu thị AEON mall....................................................16

2.4. Kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của siêu thị AEON mall...............................20

KẾT LUẬN......................................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sau đổi mới, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh
tế. Nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân
trong nước ngày càng tăng, do đó nâng tầm quan trọng của ngành bán lẻ. Theo xu thế
hiện đại trên thế giới, siêu thị dần dần xuất hiện vào những năm 1990 và phát triển,
cạnh tranh với các thành phần khác trong thị trường bán lẻ. Đồng thời, người Việt
cũng dần hình thành thói quen đi mua sắm tại siêu thị do một số lợi ích như mặt hàng
đa dạng, xuất xứ rõ ràng và giá cả hợp lí.

Từ năm 2009, Việt Nam mở cửa cho phép các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài tham gia vào thị trường phân phối. Thị trường Việt Nam trở thành thị
trường đầu tư tiềm năng của các tập đoàn danh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Nhật
Bản,… Bên cạnh đó, thị trường trở nên sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt giữa các siêu
thị trong và ngoài nước.

Từ những vấn đề trên, sự cần thiết để nghiên cứu sự phát triển của siêu thị nói
chung và chuỗi siêu thị AEON của Nhật Bản nói riêng để tìm ra cách giải quyết các
vấn đề liên quan đến cách tiếp cận, tồn tại và phát triển của siêu thị trong thị trường
phân phối của Việt Nam. Do đó, nhóm tác giả chọn đề tài: “Sự phát triển của siêu thị
AEON MALL ở Việt Nam hiện nay” để đánh giá quá trình phát triển và thực trạng, từ
đó tìm ra giải pháp để cạnh tranh với siêu thị trong, ngoài nước và các kênh bán lẻ
khác trong thị trường phân phối.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của siêu thị AEON mall hiện nay.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam

Thời gian: 2012 - 2020

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, giới thiệu khái niệm tư bản thương nghiệp

Thứ hai, phân tích đặc điểm, vai trò của tư bản thương nghiệp và khái quát sự

2
hình thành lợi nhuận thương nghiệp.

Thứ ba, giới thiệu khái niệm về siêu thị.

Thứ tư, khái quát lịch sử hình thành & phát triển của siêu thị AEON mall.

Thứ năm, đánh giá tình hình phát triển và đề xuất kiến nghị thúc đẩy sự phát triển
của siêu thị AEON mall hiện nay.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP

- Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ AEON MALL Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

3
Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm tư bản thương nghiệp

Trong mỗi quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ta thấy luôn có ba
hình thái của tư bản là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa tồn tại và
chuyển hóa tuần tự thành các hình thái còn lại của ba hình thái tư bản theo mô hình:

Từ mô hình trên, ta nhận thấy có một khâu luôn tồn tại là chuyển hóa tư bản
hàng hóa H’ thành tư bản tiền T’ để mang lại kết quả cho tư bản tiền T ban đầu và
kết thúc một chu trình vận động của tư bản. Khi phân công lao động xã hội phát
triển đến một trình độ nhất định, khâu này được tách ra riêng và trở thành tư bản
thương nghiệp, đàm nhận việc chuyển hàng hóa từ tay nhà tư bản công nghiệp đến
tay người tiêu dùng.

“Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công
nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.” 1 Do chỉ đảm nhận lưu
thông hàng hóa, hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ phục vụ cho quá trình thực
hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp hoạt động trên
công thức: T – H – T’. Điều đó có nghĩa là tiền T của tư bản thương nghiệp sẽ dùng
để mua hàng hóa H của tư bản công nghiệp, sau đó bán lại cho người tiêu dùng để
thu được tiền T’.

1.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vừa
có tính độc lập tương đối. Tính phụ thuộc của tư bản thương nghiệp được thể hiện ở
việc tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp. Để hoạt động,
tư bản thương nghiệp cần hàng hóa của mà tư bản công nghiệp đã sản xuất. Còn tính
độc lập tương đối thể hiện ở chỗ: chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa
1
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.83

4
thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong
tay người khác. Có nghĩa là tư bản thương nghiệp có thể điều chỉnh, nắm quyền
quyết định giá cả hàng hóa bán ra.

1.3. Vai trò của tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản.

Thứ nhất, tư bản thương nghiệp làm giảm chi phí lưu thông hàng hóa. Do thế
mạnh của tư bản thương nghiệp nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, một nhà tư
bản thương nghiệp có thể phục vụ nhiều công ty, xí nghiệp sản xuất khác nhau với
vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Nhờ việc nhiều nhà tư bản
cùng sử dụng một khuôn mẫu có sẵn để tiêu thụ hàng hóa mà lượng tư bản bỏ ra để
đầu tư vào việc xây dựng cách thức để vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa là không cần
thiết, từ đó cắt giảm được thời gian và chi phí lưu thông.

Thứ hai, do tư bản thương nghiệp làm tăng thêm tư bản vào sản xuất. Từ vai
trò đầu tiên, tư bản thương nghiệp đã giúp các nhà tư bản tiết kiệm một phần tư bản
để lưu thông hàng hóa. Số tư bản tiết kiệm được sẽ dùng để cải tiến vào các thành
phần trong quá trình sản xuất như quy trình sản xuất, nhân công, thiết bị kỹ thuật…
Bên cạnh đó, “đối với tình hình của việc sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất
càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh
tế ngày càng phức tạp” 2. Điều đó có nghĩa là mỗi nhà tư bản sẽ phát triển theo
hướng chuyên biệt về một khâu trong sản xuất sản phẩm. Ta có thể thấy tầm quan
trọng của tư bản thương nghiệp là người chuyên “tiêu thụ” hàng hóa đối với nhà tư
bản là người chuyên “sản xuất” hàng hóa.

Thứ ba, nhờ vào thời gian tiết kiệm được, tư bản thương nghiệp giúp rút ngắn
thời gian thực hiện một quá trình tuần hoàn của tư bản, tăng nhanh chu chuyển tư
bản. Từ đó, khối lượng giá trị thặng dư hàng năm sẽ tăng lên.

Ví dụ, ta giả định rằng tư bản thương nghiệp chưa hề phát triển. Ta sẽ nhận thấy
các công ty nước giải khát Công ty TNHH Nước giải khát SUNTORY PEPSICO Việt

2
Thạc sỹ Nguyễn Văn Dương, (27/9/2022), Tư bản thương nghiệp là gì?Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp?,
Truy cập từ https://kinhtevimo.vn/tu-ban-thuong-nghiep-la-gi-loi-nhuan-cua-tu-ban-thuong-nghiep/
#3_Vai_tro_va_loi_ich_cua_tu_ban_thuong_nghiep

5
Nam hay Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn nếu muốn bán sản
phẩm ra thị trường thì sẽ phải xây dựng, thiết kế cửa hàng đại diện của riêng công ty
để bán sản phẩm của riêng công ty đó. Nếu so với quy mô của các công ty nước giải
khát hiện giờ thì lượng tiền bỏ ra để tiêu thụ hàng hóa mà công ty sản xuất là cực kỳ
lớn. Quay về với hiện thực, ta có thể tìm thấy các mặt hàng của các công ty trên ở một
tiệm tạp hóa hoặc tại siêu thị. Các cửa hàng tạp hóa đã tiêu thụ sản phẩm nước giải
khát qua việc bán lại cho người tiêu dùng ở khắp nơi trên đất nước. Việc không cần
đầu tư vào khâu tiêu thụ hàng hóa đã giúp các công ty trên phát triển hơn như mở rộng
cơ sở sản xuất hay phát triển thêm các sản phẩm.

Qua đó, ta thấy vai trò quan trọng của tư bản thương nghiệp đối với xã hội. Tư
bản thương nghiệp giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tư bản
thương nghiệp là một phương tiện giúp người tiêu dùng tiếp cận đến sản phẩm thông
qua mạng lưới liên kết với các nhà sản xuất. “Đối với chủ nghĩa tư bản, tư bản thương
nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng góp phần làm tăng năng suất
lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng
lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.”3

1.4. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp

Về cơ bản ta có thể hiểu lợi nhuận thương nghiệp là sự chênh lệch giữa giá bán
và giá mua hàng hóa. Ví dụ như nhà tư bản thương nghiệp mua sản phẩm (một đôi
giày) với giá 500.000đ từ nhà tư bản công nghiệp, sau đó bán lại với giá 800.000đ thì
ta có phần lợi nhuận mà nhà tư bản thương nghiệp nhận được là 800.000đ - 500.000đ
= 300.000đ. Thì 300.000đ đó là lợi nhuận thương nghiệp.

Tuy nhiên, bản chất thật sự của lợi nhuận thương nghiệp “là một phần giá trị
thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư
bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Lợi nhuận
thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là
một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.”4 Tức là nhà tư bản công
3
Thạc sỹ Nguyễn Văn Dương, (27/9/2022), Tư bản thương nghiệp là gì?Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp?,
Truy cập từ https://kinhtevimo.vn/tu-ban-thuong-nghiep-la-gi-loi-nhuan-cua-tu-ban-thuong-nghiep/
#3_Vai_tro_va_loi_ich_cua_tu_ban_thuong_nghiep
4
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

6
nghiệp dùng tiền để mua tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị,…) và sức lao động của
người công nhân (phần tiền đó gọi là tư bản) để tạo ra sản phẩm, sau đó bán sản phẩm
để thu được giá trị thặng dư (ta có thể hiểu cơ bản là phần lời) được tạo ra trong quá
trình lao động của người công nhân. Thay vì nhà tư bản công nghiệp vừa phải thực
hiện việc sản xuất lẫn bán sản phẩm thì nhà tư bản công nghiệp sẽ lấy một phần trong
giá trị thặng dư để “trả công” cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương
nghiệp giúp làm nhiệm vụ phân phối, lưu thông hàng hóa tới người tiêu dùng, tới thị
trường. Từ đó giúp cho nhà tư bản công nghiệp chỉ cần chuyên tâm sản xuất, còn nhà
tư bản thương nghiệp sẽ lo phần lưu thông hàng hóa. Nhờ đó việc sản xuất và lưu
thông đều cùng được phát triển hơn.

Ta có ví dụ: Nhà tư bản công nghiệp bỏ ra 50 đô để mua 50kg bông, 3 đô cho


việc hao mòn máy móc và 15 đô cho công nhân làm việc trong 8h để chuyển bông
thành sợi nên ta có giá trị của 50kg bông thành 50kg sợi là: 50+3+15=68 đô. Tuy
nhiên công nhân chỉ cần 4h là đã chuyển được 50kg bông thành 50kg sợi, nên trong 4h
tiếp theo nhà tư bản chỉ cần bỏ ra tiền mua 50kg bông (50 đô) và tiền cho việc hao
mòn máy móc (3 đô) mà không cần bỏ thêm tiền cho công nhân mà vẫn thu được 50kg
sợi với giá trị là 68 đô như trên. Như vậy ta thấy tổng tiền phải bỏ ra để thu được
100kg sợi là: 50+3+15+50+3 = 121 đô và thu lại được 100kg sợi với giá trị là: 68+68
= 136 đô. Phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và thu lại là: 136-121 = 15 đô là phần mà
nhà tư bản công nghiệp không phải trả cho công nhân trong 4h làm việc sau cũng là
giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhận được. Nếu bán sợi với giá 136 đô thì
nhà tư bản công nghiệp sẽ thu được 15 đô giá trị thặng dư. Tuy nhiên nhà tư bản công
nghiệp đã bỏ ra 5 đô trong giá trị thặng dư để nhà tư bản thương nghiệp bán sợi giúp
mình. Khi đó thì nhà tư bản công nghiệp sẽ bán sợi cho nhà tư bản thương nghiệp với
giá 131 đô, còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán ra thị trường với giá 136 đô. Thì phần
5 đô ở trên chính là lợi nhuận thương nghiệp.

Từ đó ta thấy “các nhà tư bản thương nghiệp, trên thực tế thu lợi nhuận thương
nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư
bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó mà do nhà tư bản thương
nghiệp mua hàng của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận
tr.83 - 84

7
bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản
công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương
nghiệp), sau đó, nhà tư bản thương nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng
giá trị của nó.”5 Nên theo đó “vấn đề phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công
nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông
qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ
thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).”6

Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận thương nghiệp ta có ví dụ sau:

Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hóa với cấu tạo hữu cơ là 4/1 ,
tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm.

Ta có:

c: tư bản bất biến (tư liệu sản xuất)

v: tư bản khả biến (sức lao động)

m: giá trị thặng dư

Mà để sản xuất hàng hóa tư bản công nghiệp cần ứng ra 900 => c + v = 900 (1)

“Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và
phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Trong chừng mực cấu tạo giá trị
đó do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyết định và phản ánh trạng thái cấu tạo kĩ thuật của
tư bản.”7 mà “Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với
số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.”8 nên c/v = 4/1 (2)

Từ (1) và (2) => c = 720; v = 180

“Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó”9 => x 100% = 100% => m = v = 180

5
(1/6/2022), Thương nghiệp là gì? Lợi nhuận thương nghiệp là gì?, Truy cập từ
https://meeyland.com/dau-tu/thuong-nghiep-la-gi-loi-nhuan-thuong-nghiep-la-gi/
6
Thạc sỹ Nguyễn Văn Dương, (27/9/2022), Tư bản thương nghiệp là gì? Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp?,
Truy cập từ https://kinhtevimo.vn/tu-ban-thuong-nghiep-la-gi-loi-nhuan-cua-tu-ban-thuong-nghiep/
7
Nguyễn Văn Phi, (25/5/2022), Cấu tạo hữu cơ của tư bản, Truy cập từ https://luathoangphi.vn/cau-tao-huu-co-
cua-tu-ban/
8
(29/12/2022), Cấu tạo của tư bản, Truy cập từ https://bit.ly/3KkknG4
9
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.100

8
Nên tổng giá trị hàng hóa là: 720c + 180v + 180m = 1.080

Ta có lợi nhuận là giá trị thặng dư được quan niệm như là kết quả của chi phí sản
xuất (ký hiệu là p), trong trường hợp này p = m = 180

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư
bản ứng trước (ký hiệu là p’), và ta cũng có thể coi tổng số giá trị thặng dư là lợi nhuận
(p) và toàn bộ tư bản ứng trước là chi phí sản xuất (k, k = c + v)

=> Tỷ suất lợi nhuận là: p’= x 100% = x 100% = x 100% = 20%

Để lưu thông được số hàng hóa trên, giả định tư bản công nghiệp phải ứng thêm
100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn là: x 100% = 18% và đây cũng chính là tỷ suất lợi
nhuận bình quân () giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp do có 900 là chi
phí cho sản xuất của tư bản công nghiệp và 100 là chi phí lưu thông hàng hóa của tư
bản thương nghiệp.

Gọi kCN, pCN, kTN, pTN lần lượt là chi phí và lợi nhuận của tư bản công nghiệp và
tư bản thương nghiệp từ đó ta tính được:

pCN = x kCN = 18% x 900 = 162 và pTN = x kTN = 18% x 100 = 18 (do = )

Nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương
nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18.

Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp
hơn giá trị:

720c + 180v + (180m - 18m) = 1062

Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa theo đúng giá trị, tức là 1.080 để thu
được lợi nhuận thương nghiệp là 18.

9
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ AEON MALL Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.1. Khái niệm về siêu thị

Khái niệm về trung tâm thương mại và siêu thị nói chung :

- Trung tâm thương mại :

+ Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại, đa dạng, bao
gồm các loại cửa hàng, hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng …được
bố trí tập trung trong một hoặc một số công trình liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn nhất
định về diện tích, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có cách
thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động mua
bán, kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách
hàng.

+ Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên mảnh đất thỏa mãn một số
điều kiện như: có diện tích lớn, tọa lạc tại trung tâm hoặc vị trí gần trung tâm đô thị,
nằm kế các con đường lớn để thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng và đảm bảo
doanh thu.

- Siêu thị :

+ Quy mô của Siêu thị nhỏ hơn Trung tâm thương mại.

+ Siêu thị chỉ gồm các cửa hàng, không có các cơ sở hoạt động dịch vụ như: hội
trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...

+ Siêu thị có thể là kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh (chỉ có ở siêu thị mà
không có ở trung tâm thương mại).

- Điểm chung: hàng hóa được bán ở đây rất đa dạng, được chọn lọc kĩ lưỡng nên
sẽ đảm bảo về mặt chất lượng nhưng giá thành sẽ cao hơn ở chợ.

Khái niệm về AEON:

- AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới,
với 179 liên doanh tại Nhật Bản và nước ngoài. Với nguyên tắc “khách hàng là trên
hết”, hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua bán lẻ. Từ đó,

10
tập đoàn AEON đã đạt được niềm tin của khách hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển
mở rộng thị trường tại Nhật Bản và các nước Châu Á trong một thời gian dài.

- AEON tập đoàn thương mại Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, hoạt dộng trên
nhiều lĩnh vực:

+ Trung tâm mua sắm

+ Bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON

+ Các cửa hàng chuyên doanh

+ Siêu thị AEON MAXVALU

+ Thương mại điện tử


Hình ảnh minh họa các lĩnh vực kinh doanh của AEON Việt Nam

Nguồn : website của AEON

11
2.2. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của siêu thị AEON mall

Trên thế giới

- Tập đoàn AEON được thành lập vào năm 1758, trải qua hơn 250 năm hoạt
động và phát triển thì AEON đã trở thành một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất
của Nhật Bản.

-Tóm tắt lịch sử AEON từ khi hình thành tới qua hình ảnh sau:
Hình ảnh tóm tắt lịch sử tập đoàn AEON

- Có mặt tại 14 quốc qia : Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippine,... và
Việt Nam. Ngoài ra, AEON còn sở hữu trang trại ở Tasmania, Australia.

Hình ảnh : Tập đoàn AEON đã có mặt tại hơn 14 quốc gia của Châu Á

Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON


12
Nguồn : website của AEON

Tại Việt Nam

- (01/12/2009 – 10/07/2012) AEON chính thức hoạt động tại Việt Nam dưới hình
thức Văn phòng Đại diện .

- Ngày 07/10/2011: Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức thành lập, đầu
tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý, kinh doanh các Trung tâm thương
mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại.

- Tính tới hiện tại, AEON đã có 6 trung tâm thương mại lớn:

+ AEON Tân Phú Celadon (TP HCM), khai trương vào 11/1/2014

+ AEON Bình Dương Canary, chính thức hoạt động vào 1/11/2014

+ AEON Long Biên (Hà Nội), chính thức hoạt động vào 28/10/2015

+ AEON Bình Tân (TP HCM), chính thức hoạt động vào 1/7/2016

+ AEON Hà Đông (Hà Nội), chính thức hoạt động vào 5/12/2019

+ AEON Hải Phòng, chính thức hoạt động vào 11/12/2020

Hình ảnh hệ thống trung tâm thương mại lớn của AEON Việt Nam

13
Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON

Cùng với Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị tinh gọn mới AEON The
Nine, chính thức hoạt động vào 1/5/2022 và hàng loạt siêu thị vừa và nhỏ khác.

Hình ảnh :

14
Nguồn: facebook AEON Hà Nội Tuyển dụng, AEON Maxvalu Việt Nam, app Cooky

15
2.3. Tình hình phát triển của siêu thị AEON mall

2.3.1. Hoạt động kinh doanh của AEON Việt Nam

Kể từ khi AEON tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam dưới hình thức văn
phòng đại diện (2012) tới nay đã 10 năm. Trải qua thời gian dài một thập kỉ của giai
đoạn đầu và tìm hiểu thị trường, với nhiều khó khăn làm cho kế hoạch ban đầu của
AEON (tới năm 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại lớn) bị chậm trễ (kết quả sau
một thập kỉ hoạt động tại Việt Nam là một mạng lưới gồm: 6 trung tâm thương mại
lớn, nhiều Trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON, chuỗi siêu thị vừa và nhỏ,
có một lượng lớn cửa hàng chuyên doanh, cùng 1 trang thương mại điện tử).

Hình ảnh mạng lưới kinh doanh của AEON Việt Nam

Nguồn : website của AEON

Dù chỉ mới xây dựng hệ thống kinh doanh ở các thành phố lớn của miền Nam và

16
miền Bắc nhưng tính đến năm 2022, AEON đã thu hút một lượng lớn (hơn 180 triệu
lượt) khách hàng, trong đó có hơn 2 triệu khách hàng thành viên. Cho thấy AEON là
thương hiệu được người dân tin tưởng và yêu mến hàng đầu tại Việt Nam.

Hình ảnh thể hiện lượng khách trung bình mỗi tháng của AEON

Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON


2.3.2. AEON trên sàn chứng khoán
Hình ảnh cổ phiếu của Aeon Co. Ltd - AEON từ 2010 đến nay (10/02/2023)

17
Nguồn : sàn chứng khoán IFC MARKETS
Hình ảnh tỷ lệ trao đổi tiền tệ từ JPY sang VND

Nguồn : website msn

Nhận xét:

- Giá cổ phiếu của AEON biến động liên tục, có chiều hướng tăng lên

- Giá cổ phiếu của AEON đạt cao nhất vào ngày 15/02/2021 với mức cao nhất là
3,673.5 (JPY) tương đương 805341.405 (VND) lúc đấy.

2.3.3. Aeon Mall tăng tốc đầu tư ở Việt Nam


“Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối
tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2 số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp

18
(FDI) tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD.
Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình
quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án”10.
Bên cạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực bất động sản cũng là một
trong những ngành nhận được lượng lớn vốn đầu tư Nhật Bản. Trong đó phải kể đến
hệ thống TTTM Aeon Mall được phát triển và vận hành bởi Công ty TNHH Aeon
Mall Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11/2021, Aeon Mall Việt Nam đã phát triển và vận hành tổng
cộng 6 TTTM tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ dừng lại ở
các thành phố lớn, Aeon Mall Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đầu tư về các địa
phương. Mới đây, báo VIETSTOCK đã cập nhật thêm 2 dự án mới của AEON, gồm:
- Phê duyệt quy hoạch dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp
Bát (Hà Nội) vào ngày 10/02/2023.
- Tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Huế vào
ngày 11/02/2023, đánh dấu bước đi đầu tiên của AEON trên dải đất miền Trung.
Hình ảnh 2 tin mới nhất của Vietstock khi nhập tìm kiếm Aeon

Nguồn : website vietstock

Không chỉ riêng hai tỉnh trên, từ cuối năm 2020, trong bối cảnh nhiều dự án bị

10
Doãn Phong, (21/12/2021), Aeon Mall tăng tốc đầu tư ở Việt Nam, Truy cập từ https://vietnamnet.vn/aeon-
mall-tang-toc-dau-tu-o-viet-nam-802723.html

19
đình trệ bởi ảnh hưởng của Covid-19, Aeon Mall Việt Nam tiếp tục thể hiện quyết tâm
không đổi của mình trong lộ trình đầu tư tại Việt Nam bằng việc liên tục ký các Biên
bản ghi nhớ đầu tư với nhiều tỉnh thành của Việt Nam.

Bài toán kinh doanh gắn liền với giá trị cuộc sống

- Thực tế, chiến lược đầu tư đẩy mạnh về các địa phương dường như không phải
là một chiến lược mới của Aeon Mall. Được biết, tại thị trường chính của mình là Nhật
Bản, ở mỗi địa phương đều có một hoặc vài TTTM Aeon Mall, góp phần thu hẹp
khoảng cách về sự khác biệt giữa thành phố và địa phương, nâng cao chất lượng cung
ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân.

- Tất nhiên, khi đặt chân đến các quốc gia Châu Á khác, trong đó có Việt Nam,
Aeon Mall vẫn giữ nguyên mô hình và triết lý kinh doanh này.
- “ Nhiều địa phương tại Việt Nam đã và đang được trang bị hệ thống hạ tầng
tốt với mạng lưới giao thông thuận lợi, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng cao. Ngoài bài toán về kinh doanh, chúng tôi cũng mong muốn góp phần tạo thêm
nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương ”11, đại diện của
Aeon Mall Việt Nam chia sẻ.

2.4. Kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của siêu thị AEON mall
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá một siêu thị phát triển

Một siêu thị phát triển được thể hiện qua các tiêu chí :

- Về mặt lượng :

+“Số lượng, cơ cấu siêu thị được qui hoạch, xây dựng.

+ Vốn đầu tư của siêu thị.

+ Số lượng, chủng loại hàng hóa kinh doanh trong siêu thị.

+ Doanh thu của siêu thị.

+ Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của siêu thị.

+ Lượng khách đến siêu thị.”12


11
Doãn Phong, (21/12/2021), Aeon Mall tăng tốc đầu tư ở Việt Nam, Truy cập từ https://vietnamnet.vn/aeon-
mall-tang-toc-dau-tu-o-viet-nam-802723.html
12
Phạm Tấn Thành, (04/11/2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Truy cập từ

20
- Về mặt chất:

+“Khả năng phục vụ của nhân viên

+ Cách thức trưng bày trong siêu thị

+ Thủ tục thanh toán nhanh gọn

+ Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng

+ Đảm bảo về mặt an ninh

+ Gia tăng thị phần của siêu thị.

+ Gia tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

+ Gia tăng đóng góp của siêu thị vào ngân sách.

+ Giải quyết việc làm cho lao động.

+ Góp phần thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường.

+ Góp phần thay đổi thói quen, tập quán tiêu dùng.

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương
theo hướng CNH - HĐH.

+ Gia tăng sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương
qua siêu thị”13

2.4.2. Kiến nghị

Qua các tiêu chí trên nhóm tác giả có một số kiến nghị góp phần thúc đẩy sự phát

http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3103/2/Tomtat.pdf
13
Phạm Tấn Thành, (04/11/2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Truy cập từ
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3103/2/Tomtat.pdf

21
triển của siêu thị AEON

- Về quy mô:

+ Tăng thêm số lượng trung tâm thương mại lớn ở các trung tâm thành phố lớn

+ Xây dựng, hợp tác, thu mua cổ phần các siêu thị vừa và nhỏ ở vùng ngoại ô và
thị trấn.

+ Mở rộng, nâng cấp hệ thống bãi gửi xe về không gian, chất lượng, an toàn giúp
khách hàng thoải mái khi gửi và lấy xe.

Hình ảnh bãi gửi xe hiện nay tại trung tâm thương mại AEON Long Biên

Nguồn : website quanlybaixe.com

+ Tăng cường đội ngũ bảo vệ, hệ thống giám sát vì các trung tâm thương mại của
AEON đều rất lớn, thu hút lượng lớn người mua sắm nên rất dễ xảy ra các trường hợp
mất cắp tài sản.

22
Hình ảnh đội ngũ bảo vệ tại trung tâm thương mại AEON

Nguồn : website bảo vệ NAM KY

+Xây dựng hệ thống điện mặt trời, áp dụng các phương án, thiết bị tiết kiệm
điện, tối ưu hóa nguồn điện sẽ có thể tiết kiệm lượng lớn tiền để nâng cấp thêm các
mặt khác.

Hình ảnh hệ thống điện mặt trời

23
Nguồn : website AEON MALL

- Về hàng hóa:

24
+ Thứ nhất là về các mặt hàng nông, thủy, hải sản: với hiện trạng chênh lệch giá
cả khiến người dân thường không muốn vào siêu thị để mua rau củ, thịt cá,....

Giải pháp: hợp tác với các hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh lân cận để cung cấp
lượng lớn nông sản sạch. Từ đó giảm giá thành các loại sản phẩm nông sản giúp thu
hút khách hàng nhiều hơn.

+ Thứ hai là về số lượng mặt hàng: cần tăng thêm các loại mặt hàng đa dạng hơn.
Thông qua khảo sát khách hàng thường xuyên cập nhật các mặt hàng mới, thỏa mãn
nhu cầu mua sắm của người

- Về hoạt động:

+ Thực hiện thêm nhiều hoạt động marketing, sale, hoạt động chủ đề vào những
ngày đặc biệt, nhất là các dịp lễ. Bởi vì các hoạt động này chính là phương thức thu
hút khách hàng hiệu quả nhất.

Hình ảnh một chương trình khuyến mãi của AEONESHOP

Nguồn : website AEONESHOP

+ Thường xuyên khảo sát khách hàng về chất lượng phục vụ, các mặt hàng, để
cập nhật thường xuyên nhu cầu, nguyện vọng khách hàng từ đó ngày càng phát triển
trung tâm thương mại.

- Cần phát triển mạnh hơn việc bán hàng online bởi vì kể từ khi dịch Covid xảy
25
ra thì người dân đã hình thành thói quen mua hàng online nhiều hơn. Kèm theo đó là
phát triển đội ngũ shipper giao hàng riêng.

26
KẾT LUẬN

Thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá đề tài “Sự phát triển của
siêu thị AEON MALL ở Việt Nam hiện nay”, nhóm tác giả đã có thêm kiến thức cũng
như hiểu được phần nào tầm quan trọng của thương nghiệp – một trong những lĩnh
vực của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thương nghiệp phát triển cũng góp phần vào
sự phát triển của các ngành công nghiệp ở nước ta. Khi tìm hiểu sâu vào chủ đề này,
các thành viên trong nhóm tác giả đã cũng đã làm rõ và hoàn thành các nội dung như
sau:

Một là, đã đưa ra được khái niệm cũng như phân tích đặc điểm, vai trò của tư bản
thương nghiệp. Ngoài ra còn khái quát được sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp để
từ những khái niệm trên nhóm có thể hiểu được phần nào về thương nghiệp, lợi nhuận
thương nghiệp, cũng như là phần nào thấy mối quan hệ giữa công nghiệp và thương
nghiệp.

Hai là, đưa ra được khái niệm về siêu thị cũng như khái quát lịch sử hình thành
và phát triển của siêu thị của một siêu thị tại Việt Nam (ở đây là AEON mall) để từ đó
đánh giá được tình hình phát triển và đề xuất kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của siêu
thị AEON mall hiện nay.

Tóm lại, trên đây là một quá trình tìm tòi, tham khảo, của nhóm tác giả về đề tài
được giao. Do thời gian có hạn và còn nhiều thiếu sót về kiến thức nên bài tiểu luận
vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn thầy
Vũ Quốc Phong đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành bài tiểu luận này.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Wikipedia, (17/08/2022), Trung tâm thương mại Việt Nam, Truy cập từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_t%C3%A2m_th%C6%B0%C6%A1ng_m
%E1%BA%A1i_(Vi%E1%BB%87t_Nam)
4. Thúy Vy, (07/01/2022), Những siêu thị và trung tâm thương mại được lập nên
như thế nào? , truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-
viet/nhung-sieu-thi-va-trung-tam-thuong-mai-duoc-lap-nen-nhu-the-nao-250.html
5. Công ty TNHH Aeon Việt Nam, Lịch sử hình thành, truy cập từ
https://www.aeon.com.vn/lich-su-hinh-thanh/
6. Công ty TNHH Aeon Việt Nam, (11/2018), AEON VIỆT NAM, truy cập từ
https://aeon.vn/pdf/THONG%20TIN%20CONG%20TY%20TNHH%20AEON
%20VIETNAM.pdf
7. Phòng Marketing Công ty TNHH Aeon Việt Nam, (2022), AEON VIỆT NAM, truy
cập từ https://www.aeon.com.vn/wp-content/uploads/2022/09/avn-media-package-
092022.pdf
8. Gia Phú, (20/09/2019), Xu hướng phát triển trung tâm thương mại thông minh,
truy cập từ https://baodautu.vn/batdongsan/xu-huong-phat-trien-trung-tam-thuong-
mai-thong-minh-d107632.html
9. Lê Quốc Minh, (27/03/2006), Giải pháp nào phát triển hệ thống siêu thị, truy cập
từ https://nhandan.vn/giai-phap-nao-phat-trien-he-thong-sieu-thi-post477345.html
10. Visaho, (07/04/2022), 7 kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại để tăng doanh
thu, truy cập từ https://visaho.vn/kinh-nghiem-quan-ly-trung-tam-thuong-mai-
n851.html
11. Huyền Vy, (30/06/2022), Phát triển trung tâm thương mại tại Việt Nam: Chọn làm
lớn, hay chọn làm sâu?, truy cập từ https://vneconomy.vn/phat-trien-trung-tam-
thuong-mai-tai-viet-nam-chon-lam-lon-hay-chon-lam-sau.htm
12. Công ty TNHH Aeon Việt Nam, (23/12/2019), Phát động chương trình “Thế hệ
28
tương lai thông minh AEON”, truy cập từ https://www.aeon.com.vn/phat-dong-
chuong-trinh-the-he-tuong-lai-thong-minh-aeon-ket-hop-muc-tieu-tiet-kiem-nang-
luong-va-su-dung-nguon-nang-luong-tai-tao-huong-den-xa-hoi-khong-khi-thai-
carbon/
13.
14. Phạm Tấn Thành, (04/11/2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Truy cập từ
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3103/2/Tomtat.pdf
15. Doãn Phong, (21/12/2021), Aeon Mall tăng tốc đầu tư ở Việt Nam, Truy cập từ
https://vietnamnet.vn/aeon-mall-tang-toc-dau-tu-o-viet-nam-802723.html
16. Nguyễn Văn Phi, (25/5/2022), Cấu tạo hữu cơ của tư bản, Truy cập từ
https://luathoangphi.vn/cau-tao-huu-co-cua-tu-ban/
17. Phạm Tấn Thành, (04/11/2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Truy cập từ
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3103/2/Tomtat.pdf
18. Thạc sỹ Nguyễn Văn Dương, (27/9/2022), Tư bản thương nghiệp là gì?Lợi nhuận
của tư bản thương nghiệp?, Truy cập từ https://kinhtevimo.vn/tu-ban-thuong-
nghiep-la-gi-loi-nhuan-cua-tu-ban-thuong-nghiep/
#3_Vai_tro_va_loi_ich_cua_tu_ban_thuong_nghiep
19. (1/6/2022), Thương nghiệp là gì? Lợi nhuận thương nghiệp là gì?, Truy cập từ
https://meeyland.com/dau-tu/thuong-nghiep-la-gi-loi-nhuan-thuong-nghiep-la-gi/

20. (29/12/2022), Cấu tạo của tư bản, Truy cập từ https://bit.ly/3KkknG4

21. Website AEON MALL Việt Nam và các website nhánh khác
22. Facebook AEON MALL Việt Nam và các Fanpage có liên quan
23. Các file PDF của tập đoàn AEON Việt Nam
24. Số liệu Tổng cục thống kê
25. Báo Công thương
26. Báo tìm việc 365
27. Báo xuất khẩu lao động
28. Báo tuổi trẻ
29. Báo ZingNews
30. Báo VIETSTOCK
31. Báo Đầu tư online
29
32. Báo VNEXPRESS
33.
34. Báo Marketimes
35. Báo Cafebiz
36. Báo Vietnamnet
37. Website sàn chứng khoán ifcmarket
38. Website msn
39. Website wikipedia
40. Báo Nông sản báo phường
41. Website Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vifoods

30

You might also like