You are on page 1of 2

Họ và tên Hồ Thiên Bảo

MSSV 2052395

Câu hỏi: Các bạn hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa có bản chất khác với các chế độ xã hội
khác trước đó. Nếu như ở các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa đều có tình
trạng người bóc lột người thì ở xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng, có quyền và
nghĩa vụ như nhau: “…trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do
nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận cửa tập thể, giữ một vị trí nhất
định và đóng góp một phần công lao trong xã hội.” 1 Đó là một xã hội do nhân dân làm
chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công –
nông. Nhà nước là đại diện cho nhân dân nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương của
Đảng. Bên cạnh đó, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất tiến bộ. Có thể hiểu, trong
chế độ xã hội chủ nghĩa, các tư liệu sản xuất như nhà máy, xe lửa, ngân hàng,… đều là tư
liệu sản xuất chung của toàn nhân dân, vì vậy ai cũng có quyền được khai thác và có
nghĩa vụ lao động để đóng góp thêm của cải, vật chất cho xã hội. Bên cạnh đó, xã hội chủ
nghĩa có trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, đảm bảo sự công bằng, hợp lý
trong các quan hệ xã hội. Điều này thể hiện ngay trong chính bản chất của chủ nghĩa xã
hội, khi không còn tình trạng người bóc lột người thì mọi người mới được tôn trọng và
đối xử công bằng, bình đẳng. Theo Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa không những giải
phóng con người khỏi xiềng xích nô lệ mà còn tạo điều kiện để con người được phát triển
toàn diện theo tiềm lực bản thân:“ chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610
có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường
riêng của mình.”1 Đây là tiền đề, cơ sở để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết, ấm
no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái và là nền tảng để các quốc gia, dân tộc tiến mối
quan hệ đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển bền vững. Tính công bằng, bình đẳng của chủ
nghĩa xã hội còn thể hiện ở việc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ: ai cũng phải lao động và có quyền lao động; ai cũng được hưởng
thành quả lao động của mình (làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
hưởng). Và hơn hết, chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản. Đây là xã hội của dân, do dân và vì dân nên chính nhân dân là chủ
thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội. Đảng
Cộng sản, với vai trò là đảng của toàn dân tộc, sẽ lãnh đạo nhân xây dựng xã hội chủ
nghĩa: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân,
toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân….thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công.”2

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.391

You might also like