You are on page 1of 6

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO …..

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Ngành đào tạo : KẾ TOÁN


Mã ngành : 6340302
Hình thức đào tạo : Tập trung

Đà Nẵng, năm 2018


PHẦN I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
BỘ LĐ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO .... Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


(Ban hành theo Quyết định số … ngày …tháng…năm…
của Giám đốc trung tâm .....)

Tên ngành: KẾ TOÁN


Mã ngành: 6340302
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
Hình thức đào tạo: Vừa học vừa làm
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 3 – 6 tháng
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình Kế toán nhằm đào tạo người học trình độ sơ cấp, có đạo đức nghề
nghiệp; nắm vững kiến thức chuyên sâu về từng phần hành kế toán trong doanh
nghiệp; có kỹ năng thực hành thành thạo nghiệp vụ kế toán sản xuất, thương mại và
dịch vụ; có ý thức trách nhiệm với xã hội; có khả năng học tập để thích ứng với môi
trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về nghề kế toán;
+ Hiểu được quy trình tổ chức công tác kế toán, quy trình hạch toán các nghiệp
vụ kế toán, luật kế toán và thông tư để áp dụng trong doanh nghiệp;
+ Hiểu được phương pháp hạch toán các phần hành cụ thể trong doanh nghiệp;
+ Hiểu được các bước công việc cụ thể trong từng phần hành kế toán, gồm: tiếp
nhận, lập, phân loại chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp; kiểm
tra, đối chiếu số liệu; lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính.
- Kỹ năng
+ Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm tổ chức bộ máy kế
toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán và báo cáo tài
chính;
+ Thực hiện được các nhiệm vụ của kế toán các phần hành cụ thể tại doanh
nghiệp.
+ Tiếp nhận, lập, kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán, đối chiếu,
lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính và lưu trữ tài liệu kế toán theo đúng luật và chế độ
kế toán tại doanh nghiệp;
+ Thực hiện được công việc kế toán trên máy vi tính tại doanh nghiệp;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc, có tinh thần
học tập không ngừng để nâng cao trình độ.
+ Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tỉ mỉ, có tác phong chuyên nghiệp, có kỹ
năng tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường công tác.
+ Có khả năng cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán đã được đào
tạo, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian toàn khóa học
Trong đó
Khối lượng kiến
Thực hành chuyên
thức toàn khóa Nguyên lý kế toán Kế toán tài chính
ngành
365 giờ 60 giờ 180 giờ 125 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 95 giờ


- Khối lượng thực hành, thực tập: 270 giờ
3. Nội dung chương trình

Thời gian học tập (Giờ)


Thực
TT Tên môn học Tổng Lý Tỷ lệ
hành
số thuyết LT/TH

1 Nguyên lý kế toán 60 30 30 50/50

2 Kế toán tài chính 180 60 120 33/67

3 Thực hành chuyên


125 05 120 04/96
ngành

Tổng cộng 365 95 270 26/74

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình


4.1. Hướng dẫn triển khai các môn học
Trình tự triển khai giảng dạy các môn học trong khóa học
Số giờ
TT Môn học
Tổng số Lý thuyết Thực hành
1 Nguyên lý kế toán 60 30 30

2 Kế toán tài chính 180 60 120

3 Thực hành chuyên ngành 120 0 120


Tổng cộng 270 60 210

4.2. Hướng dẫn đánh giá môn học


- Thời gian, phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá hết môn học được
xác định và có hướng dẫn cụ thể trong từng chương trình môn học, phù hợp với quy
chế đào tạo. Thực hiện đánh giá và cho điểm theo thang điểm 10 theo quy chế hiện
hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Điểm đánh giá môn học (tính đến 1 chữ số thập phân) là tổng tính theo trọng số
của Điểm trung bình các điểm kiểm tra (trọng số 0,4) và Điểm thi kết thúc môn học
(trọng số 0,6). Điểm trung bình các điểm kiểm tra bao gồm:
+ Điểm trung bình các điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1); Điểm kiểm tra
định kỳ là trung bình các Điểm kiểm tra bài cũ, Điểm kiểm tra bài mới và Điểm
chuyên cần;
+ Điểm kiểm tra định kỳ (hệ số 2), Điểm kiểm tra định kỳ là điểm kiểm tra
giữa học kỳ của môn học;
Ghi chú: Đối với 1 số môn học có tính chất đặc thù, việc đánh giá môn học do
giảng viên đề xuất cụ thể khi xây dựng chương trình môn học.
4.3. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
- Quy trình đào tạo: Thực hiện theo quy định của bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội và hướng dẫn thực hiện của Trung tâm.
- Xét công nhận tốt nghiệp:
Người học phải tích lũy đủ các môn học theo quy định trong chương trình đào
tạo để được xét công nhận tốt nghiệp.
Giám đốc trung tâm căn cứ vào kết quả tích lũy của người học và các quy định có
liên quan để quyết định công nhận tốt nghiệp cho người học.
Giám đốc trung tâm căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt
nghiệp theo quy định.
4.4. Các chú ý khác: .......
PHẦN II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

You might also like