You are on page 1of 32

10/13/2023

HỌC PHẦN
CHÍNH SÁCH CÔNG
BM KINH TẾ HỌC
GVGD: TS. VŨ THỊ THANH HUYỀN
0974.483.855
THANHHUYENVU86@TMU.EDU.VN

Một số quy định chung


Tên học phần: Chính sách công
Mã học phần: PUBPY2011
Số tín chỉ: 2 (24,6,6)

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC – KHOA KINH TẾ

1
10/13/2023

Mục tiêu của học phần

Mục tiêu chung: Trang bị những kiến thức cơ bản về chính sách công, đồng thời giới thiệu những
chính sách cụ thể liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
+ Làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò và phân loại chính sách công;
+ Phân tích các chu trình của chính sách công;
+ Nghiên cứu các chính sách về kinh tế, văn hóa và xã hội;
+ Giới thiệu bối cảnh, phân tích thực tiễn và đổi mới chính sách công ở Việt Nam.

Đánh giá kết quả học phần

 Điểm chuyên cần: 10%

 Điểm thực hành: 30%


 Kiểm tra giữa kỳ: 01 bài (tự luận)
 Điểm thảo luận nhóm

 Điểm thi hết HP: 60%


 Hình thức thi: tự luận

2
10/13/2023

TÀI LIỆU THAM KHẢO


STT Tác giả Năm Tên tài liệu NXB
XB

1 Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2019 Giáo trình Chính sách công (Chính sách NXB ĐH KTQD
Bùi Hồng Việt kinh tế - xã hội)
2 Nguyễn Hữu Hải 2014 Chính sách công Những vấn đề cơ bản NXB Chính trị quốc gia
– Sự thật
3 Triệu Văn Cường 2016 Hoạch định chính sách công NXB Lao động xã hội,
Hà Nội

4 Triệu Văn Cường 2016 Đánh giá chính sách công NXB Lao động Xã hội,
Hà Nội
5 Ngô Thắng Lợi 2012 Giáo trình Kinh tế phát triển, trường NXB Đại học Kinh tế
ĐH Kinh tế Quốc dân Quốc dân

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

B M KINH T Ế HỌC
T S. VŨ T HỊ T HANH HUYỀ N
T HANHHU YE N VU8 6 @T M U.E D U. VN

3
10/13/2023

4
10/13/2023

5
10/13/2023

Nội dung Chương 1

Khái niệm, vai


Lý do ra đời
trò và đặc Chức năng của Phân loại chính
của khoa học về
trưng của chính chính sách công sách công
chính sách công
sách công

6
10/13/2023

1.1. Lý do ra đời của khoa học


về chính sách công
Thị trường và thất
bại của thị trường

Nhà nước và thất


bại của nhà nước

1.1.1. Thị trường và thất bại của thị trường

Thị trường

• Khái niệm về thị trường:


• Theo Adam Smith: “Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua
và người bán gặp nhau thoả thuận trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó”.
• Theo David Begg: “Thị trường là tập hợp những thoả thuận, trong đó người
mua và người bán trao đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó”.
• Theo Mankiw: “Thị trường là một tập hợp gồm những người mua và người
bán về một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Tập hợp những người mua xác
định cầu về sản phẩm và tập hợp những người bán xác định cung về sản
phẩm”

7
10/13/2023

• Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó


những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh
tranh.
• Khái niệm thị trường theo quan điểm Marketing được
Một số khái niệm hiểu là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng
về thị trường
(tiếp): có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn đó.

Một số vấn đề cơ bản về thị trường


Như vậy, thị trường là nơi diễn ra các nhu cầu, hoạt động trao đổi và mua
bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá
cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích mang lại giá trị cho các
bên.
Thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá
trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người
bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa - tiền tệ, mua - bán, cung -
cầu, giá cả hàng hóa.

Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của
các yếu tố cấu thành thị này.

8
10/13/2023

Các chức năng của thị trường

Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa: giá trị sử dụng và
lao động đã chi phí để sản xuất ra hàng hóa.

Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng.

Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu
dùng

Cơ chế vận hành của thị trường

Hoạt động trong nền kinh


Cạnh tranh công bằng tế tuân theo các quy luật
theo nguyên tắc bàn tay kinh tế như quy luật cung
vô hình cầu, quy luật giá trị

Thượng tôn pháp luật

9
10/13/2023

Thất bại của thị trường – lý do cho sự can thiệp của


chính phủ

Khái niệm:
• Thất bại thị trường đề cập đến các điều kiện theo đó nền kinh tế
thị trường thất bại trong việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả.
Các dạng thất bại của thị trường:
• Cạnh tranh không hoàn hảo
• Cung cấp hàng hóa công cộng
• Ngoại ứng
• Thông tin bất cân xứng

Các dạng thất bại của thị trường (1)


(1) Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền):
• Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có ít người bán và sản xuất ra sản
phẩm nhưng lại có nhiều người mua (độc quyền bán) hoặc có ít người mua
và nhiều người bán (độc quyền mua).
• Khi xuất hiện độc quyền, DN độc quyền sẽ chi phối thị trường và sản xuất
sản lượng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội.
(2) Cung cấp hàng hóa công cộng:
• HHCC là những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Việc
một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn
cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
• Thị trường thất bại trong cung cấp HHCC vì xuất hiện tình trạng ăn theo
khiến tư nhân không cung cấp HHCC hoặc cung cấp quá ít HHCC so với
nhu cầu xã hội

10
10/13/2023

Các dạng thất bại của thị trường (2)


(3) Ngoại ứng/ngoại tác:

• Ngoại tác xảy ra khi một bên làm tăng (giảm) chi phí/lợi ích của một (số) bên khác
nhưng không thông qua giao dịch thị trường (không được phản ánh qua giá cả).
• Khi xuất hiện ngoại ứng sẽ dẫn đến việc cung ứng sản lượng nhỏ hơn (với ngoại ứng
tích cực) hoặc lớn hơn (với ngoại ứng tiêu cực) so với mức tối ưu xã hội.

(4) Thông tin bất cân xứng:

• Thông tin bất cân xứng xảy ra khi trong giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn
và tốt hơn so với (các) bên còn lại.
• Thông tin bất cân xứng sẽ có thể dẫn tới hậu quả là (1) sự lựa chọn ngược (hay lựa
chọn bất lợi) và (2) Rủi ro đạo đức (hay tâm lý ỷ lại)

Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại là


Lựa chọn ngược: Là tình trạng cá
tình trạng cá nhân hay tổ chức
nhân hay tổ chức phải đối mặt với
không còn động cơ để cố gắng hay
những lựa chọn trái ngược với mục
hành động một cách hợp lý như
đích ban đầu.
trước khi giao dịch xảy ra.
• Một số ví dụ về sự lựa chọn ngược • Ví dụ:
do thông tin không đối xứng: • Khách hàng đã mua bảo hiểm
• Khách hàng của các công ty bảo thường giảm sự cẩn trọng vì không
hiểm có khuynh hướng là những phải gánh chịu toàn bộ chi phí thiệt
người có rủi ro cao. hại do họ gây ra. Chẳng hạn khi
• Cách trả lương mang tính bình mua bảo hiểm ô tô họ sẽ giữ gìn ô
quân theo ngạch bậc khó giữ dược tô ít cẩn thận hơn, khi mua bảo
người giỏi. hiểm cháy nổ các cửa hàng sẽ
• Giá trị của bằng cấp bị xói mòn khi không chú ý đến việc phòng
không có chuẩn đáng tin cậy về cháy…
chất lượng.

11
10/13/2023

Một số lý do khác giải thích cho sự can thiệp của


chính phủ vào nền kinh tế

Bất ổn định kinh tế: sự vận hành mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế khiến lạm phát và
thất nghiệp trở thành những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây ra nhiều
tổn thất cho xã hội.

Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người. Sự không hoàn hảo của thị
trường thường dẫn đến những kết cục thiếu công bằng. Chính phủ phải có trách nhiệm
phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giúp cho các đối tượng dễ tổn
thương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật.

Hàng hoá khuyến dụng: là những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi
cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắt
buộc họ sử dụng gọi là hàng hoá khuyến dụng (merit goods).

1.1.2. Nhà nước và thất bại của nhà nước

Khái niệm Nhà nước:


Nhà nước là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực
nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân trong xã hội nhằm phục
vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu. (Giáo trình
Kinh tế công cộng – ĐHKTQD, tr.10).

12
10/13/2023

Cơ cấu tổ chức của Nhà nước

• Những cơ quan và tổ chức do nhà nước thành lập


nhằm phục vụ lợi ích nhà nước và thông qua đó
phục vụ công dân.
• Mục tiêu và quy chế hoạt động là do nhà nước
quyết định thông qua quy trình chính trị và quản
lý hành chính.
• Nguồn ngân sách đảm bảo cho hoạt động của các
tổ chức này được phân bổ từ nguồn thu nhập từ
Các đặc trưng thuế của quốc gia và địa phương và chịu sự giám
chung của nhà sát của nhà nước.
nước: • Nhà nước chịu trách nhiệm về những giao ước
pháp lý cho các thực thể hợp phần của mình và
nắm quyền kiểm soát pháp lý về những hoạt động
của chúng.

13
10/13/2023

Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế

Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục thất bại thị trường
• Bảo hộ quyền sở hữu, quyền kinh doanh
• Đưa ra hệ thống pháp luật, đảm bảo cạnh tranh công bằng
• Khắc phục các thất bại thị trường (cung ứng hàng hóa công cộng, hạn chế ngoại ứng tiêu
cực…).
• Phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm ổn định và điều chỉnh thị trường:
• Khi kinh tế thị trường không hoàn hảo, làm “méo mó” các tín hiệu trên thị trường, nhà nước
can thiệp để tối đa hóa phúc lợi xã hội.
• Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế: điều tiết giá cả, điều tiết lãi suất, sử dụng DN
nhà nước để cung ứng hàng hóa.

Thất bại của nhà nước

Khái niệm:
• Thất bại của nhà nước xảy ra khi sự can thiệp (hay không can thiệp) của nhà nước làm thất bại
thị trường trở nên nghiêm trọng hơn, thị trường mất cân bằng hơn, gây ra các tổn thất phúc lợi
vô ích; hoặc/ và dẫn tới những thất bại khác hoặc hệ lụy tiêu cực cho tương lai.
Các dạng thất bại nhà nước:
• Tham nhũng, công chức hoặc nhà lập pháp hay quan tòa tự làm luật
• Không hiệu quả khi cung cấp dịch vụ
• Thiếu đáp ứng – có thể bỏ qua các vấn đề quan trọng
• Thao túng bởi các nhóm quyền lợi
• Thiếu minh bạch
• Không tuân thủ hoặc thực thi luật pháp

14
10/13/2023

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Thông tin của chính phủ bị hạn chế;

Kiểm soát hạn chế của chính phủ đối với những phản ứng
của tư nhân với hành động của chíng phủ;
Kiểm soát hạn chế của chính phủ đối với bộ máy hành chính
quan liêu;

Những hạn chế do các quá trình chính trị áp đặt.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Ví dụ: Khi quyết định trợ cấp thất nghiệp,


Hạn chế do thiếu thông tin. nhưng không có thông tin đầy đủ về tình trạng
Khi thông tin không đầy đủ sẽ dẫn đến sự thất nghiệp, về người thất nghiệp sẽ dẫn đến
can thiệp của chính phủ không chính xác việc trợ cấp không đúng đối tượng vừa làm
tăng gánh nặng ngân sách chính phủ vừa có thể
hoặc/và thiếu tính thực tiễn.
tạo ra tâm lý ỷ lại của người lao động.

15
10/13/2023

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của tư nhân.
Chính phủ chỉ có sự kiểm soát hạn chế đối với những kết quả hành động
của mình.

Khi đưa ra một quyết định nào đó can thiệp vào thị trường, nếu chính phủ
không lường hết được sự phản ứng của các cá nhân đối với sự can thiệp này
sẽ dẫn đến việc không đạt được hiệu quả mong muốn hoặc thất bại.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính.
Khi sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong
việc đưa ra các biện pháp can thiệp vào nền kinh tế sẽ làm giảm hiệu quả
của các biện pháp này trong thực tế.

Quốc hội và các cơ quan lập pháp xây dựng luật pháp, nhưng giao quyền
thực hiện cho một số cơ quan chính phủ nào đó.

16
10/13/2023

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng mang tính chất áp đặt.
Ngay cả khi chính phủ được thông tin đầy đủ về những hậu quả của tất
cả mọi hành động có thể có, thì việc lựa chọn trong số những hành động
đó qua quá trình chính trị cũng có thể gây thêm những khó khăn.

Hành động của chính phủ có ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại chỉ
do một nhóm ít người quyết định, đó là những người đại diện đã được
bầu ra.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

Một số nguyên nhân khác dẫn tới thất bại của Nhà nước:
• Động cơ chính trị vụ lợi
• Sự thiển cận về mặt chính sách
• Khó lường hết phản ứng của hệ thống chính trị và xã hội
• Khó lường hết phản ứng của bộ máy NN
• Khó lường hết phản ứng của thị trường
• Khu vực NN có những vấn đề cố hữu: Tính độc quyền, thông tin bất cân xứng,
ngoại tác, hàng hóa công
• Khó đánh giá đúng và đủ hiệu quả của việc ra và thực thi CS
• Phân cấp phân quyền

17
10/13/2023

Sinh viên tự tìm hiểu


Hãy tìm các ví dụ minh họa theo các nguyên nhân dẫn đến sự
thất bại của Nhà nước trong thực tiễn tại Việt Nam?

Chính sách công nghiên cứu tổng thể các vấn đề nêu trên
được giải quyết (hoặc không được giải quyết) như thế nào

 Một sự việc như thế nào thì được xác định là vấn đề chính sách?
 Khi nào thì một sự việc trở nên quan trọng để cần can thiệp?
 Các phương án giải pháp được xác định như thế nào?
 Hệ thống chọn lựa giải pháp như thế nào?
 Giải pháp được chọn thể hiện trong qui định hoặc đạo luật mới như thế
nào?
 Đạo luật, qui định mới được thực thi như thế nào?
 Liệu các giải pháp này có thỏa đáng? Có tác dụng phụ không?

18
10/13/2023

1.2. Khái niệm, vai trò và đặc trưng


của chính sách công
Khái niệm về chính sách:
 James Anderson (2011) cho rằng “Chính sách là một quá trình hành động có
mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các
vấn đề mà họ quan tâm”.
 Lê Chi Mai (2001) “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể, chương trình hành
động do các Nhà quản lý đề ra để thực hiện đường lối, nhiệm vụ để giải quyết
một vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền” .
 Trịnh Thị Ái Hoa (2007) “Chính sách là tổng thể các hành động, các quan
điểm với công cụ, phương tiện, biện pháp mà chủ thể ban hành chính sách sử
dụng để theo đuổi các mục tiêu đã định trong một khoảng thời gian xác định”.

Khái niệm về chính sách

Chính sách có thể được xem như một quá trình, bao gồm không chỉ việc
xây dựng chính sách mà còn bao hàm cả việc triển khai, đánh giá và điều
chỉnh chính sách.

Chính sách có thể được hiểu là phương thức hành động được một chủ thể
khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.

Trên góc độ vĩ mô chủ thể đưa ra chính sách là chính phủ, chính sách xác
định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định.

19
10/13/2023

Khái niệm về chính sách công

 Theo nghĩa rộng: “Chính sách công là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức
cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước” – Giáo trình
Chính sách Kinh tế và xã hội.

Khái niệm về chính sách công

 Theo nghĩa hẹp:


 “Chính sách công là phương thức hành động được Nhà nước tuyên bố và
thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”. Ví dụ, thực hiện
mức thuế VAT bằng 8% đối với tất cả các mặt hàng.

 “Chính sách công là những hành động của Nhà nước nhằm hướng tới
những mục tiêu của đất nước”. Với quan niệm này, chính sách công là
một bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ để
thực hiện mục tiêu chiến lược.

20
10/13/2023

Khái niệm về chính sách công

 Theo nghĩa hẹp:


 Chính sách công là phương thức hành động của nhà nước để tác động tới kết
quả của các sự kiện kinh tế - xã hội, bao gồm một tập hợp các mục tiêu của
nhà nước và các phương pháp được lựa chọn để theo đuổi các mục tiêu đó.

 Chính sách công là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và
các thủ thuật mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách
thể quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu trong số những mục tiêu chiến lược
chung của đất nước.

• Chính sách công là tổng thể các quan


điểm, giải pháp và công cụ mà Nhà
nước sử dụng để tác động lên các chủ
Tóm lại thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết
vấn đề chính sách, thực hiện các mục
tiêu nhất định theo định hướng mục
tiêu tổng thể của đất nước.

21
10/13/2023

Vai trò của chính sách công

 Chính sách công định hướng cho các chủ thể trong xã hội
 Tạo động lực cho các chủ thể trong xã hội
 Điều chỉnh các hoạt động trong nền kinh tế thị trường
 Phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển
 Tạo lập môi trường thích hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
 Hỗ trợ các chủ thể vận động phát triển theo định hướng
 Làm cơ sở cho sự phối hợp hoạt động của các chủ thể trong xã hội.

Những đặc điểm của chính sách công:

Chính sách công mang tính cộng đồng.

Chính sách công mang tính hệ thống, đồng bộ

Chính sách công mang tính ổn định tương đối.

Chính sách công vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà
nước, vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội.

22
10/13/2023

Chính sách công mang tính cộng đồng.


• Chính sách công bắt nguồn từ ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện dưới dạng thể
chế bằng văn bản quy phạm phát luật. Ý chí chính trị của mọi Nhà nước đều được xác
lập trên cơ sở mục tiêu phát triển chung toàn xã hội mà Nhà nước là người có trách
nhiệm tổ chức thực hiện.
Chính sách công mang tính hệ thống, đồng bộ.
• Về mặt hình thức, tính hệ thống của chính sách công thể hiện là những tập hợp các
quyết định hình thành trong những giai đoạn khác nhau trong chu trình CSC.
• Về mặt nội dung, tính hệ thống của chính sách bao hàm sự thống nhất giữa các mục
tiêu và biện pháp thực hiện trong mỗi loại chính sách; giữa các loại chính sách với các
công cụ quản lý vĩ mô khác cũng hợp thành một hệ thống hướng tới mục tiêu phát
triển chung của toàn xã hội.

Chính sách công mang tính ổn định tương đối.


• Về mặt lý thuyết, nội dung chính sách công về cơ bản là ổn định trong một giai đoạn nhất định,
bởi chính sách công là kết quả của ý chí chính trị của Nhà nước nên nó không dễ gì thay đổi. Tuy
nhiên, trên thực tế, chúng ta thấy chính sách công vẫn có sự thay đổi theo thời gian.

Chính sách công vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà nước, vừa là công
cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội.
• Về cơ bản, chính sách công được xem như là đầu ra của quá trình quản lý Nhà nước. Chính sách
công cũng trở thành phương tiện để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Những phương tiện được Nhà nước thiết lập và sử dụng vào quản lý xã hội bao gồm: hệ thống
pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các nguồn lực công trong xã hội.

23
10/13/2023

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng tạo lập khuôn khổ thể chế

• Chính sách là một trong các nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới.
• CSC dựa trên cơ sở của pháp luật cũng chính là dựa trên ý chí của nhà
nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng
để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
• CSC cũng có mối liên hệ và tác động trở lại với pháp luật, là nguồn khơi
dậy sức sống của các quy phạm pháp luật.

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng tạo lập khuôn khổ thể chế

Ví dụ: khi Nhà nước ban hành chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước,
một loạt các văn bản quy phạm pháp luật được hình thành mới hoặc được
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách như Luật Doanh nghiệp; Luật
Đầu tư nước ngoài; Luật Doanh nghiệp nhà nước; Luật Hợp tác xã; Luật
Phá sản doanh nghiệp, các sắc luật thuế v,v...

24
10/13/2023

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng định hướng và kích thích phát triển

• Chức năng định hướng:


• Chính sách công là công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của
các chủ thể kinh tế - xã hội để cùng đạt tới những mục tiêu của đất nước.
• Chính sách công định hướng việc huy động, phân bố và sử dụng các nguồn
lực nhằm giải quyết các vấn đề chính sách kịp thời và có hiệu quả.

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng định hướng và kích thích phát triển

Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển: một trong những chức năng mang
tính truyền thống và quan trọng nhất của các chính sách là xây dựng và
nâng cấp các yếu tố quyết định sự phát triển như giáo dục, khoa học công
nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin và các thị trường vốn.

Chức năng khuyến khích sự phát triển: bản thân mỗi chính sách khi hướng
vào việc giải quyết một vấn đề bức xúc đã làm cho sự vật phát triển thêm
một bước. Đồng thời, khi giải quyết một vấn đề thì chính sách đó lại tác
động lên các vấn đề khác, làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới.

25
10/13/2023

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng điều tiết các thất bại của thị trường
• Chính sách được Nhà nước ban hành để giải quyết các vấn đề bức xúc
phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết những mất cân đối,
những hành vi không phù hợp, tạo ra một hành lang hợp lý cho các
hoạt động xã hội theo các mục tiêu đã đề ra.
• Điều tiết các thất bại của thị trường như sự bất ổn định, tình trạng độc
quyền, sự phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội.

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng điều tiết các thất bại của thị trường
• VÍ DỤ:
• Để phát huy tác dụng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của thị
trường, tạo ra sự công bằng trong xã hội, Nhà nước sẽ thực hiện các chính
sách để điều tiết trạng thái và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. ví
dụ như:
• Chính sách thuế thu nhập để điều tiết thu nhập của những người có thu
nhập cao;
• Chính sách giá cả để điều tiết, bình ổn giá trên thị trường, góp phần điều
tiết cung cầu và làm lành mạnh hóa thị trường.

26
10/13/2023

1.3. Chức năng của chính sách công

Chức năng kiềm chế


• Chính sách được Nhà nước ban hành để kiềm chế, kiểm soát các mất cân
đối, sự tăng trưởng quá nhanh, quá nóng của các ngành, lĩnh vực trong
nền kinh tế; hoặc sự tăng lên quá nhanh của giá cả các mặt hàng trong
nền kinh tế; ... giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt
ra trong từng thời kỳ cụ thể.
• Chẳng hạn, chính sách tiền tệ thắt chặt được nhà nước ban hành để giảm
bớt tốc độ tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế hoặc kiềm chế tốc độ
tăng của mức giá chung, kiểm soát lạm phát.

1.4. Phân loại chính sách công

Theo lĩnh vực tác động của chính sách

Theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách

Theo thời gian phát huy tác dụng của chính sách

Theo cấp độ của chính sách

27
10/13/2023

Phân loại chính sách công theo lĩnh vực tác động
của chính sách
 Các chính sách kinh tế
 Chính sách tài chính
 Chính sách tiền tệ - tín dụng
 Chính sách phân phối
 Chính sách kinh tế đối ngoại
 Chính sách về cơ cấu kinh tế
 Chính sách phát triển các ngành kinh tế
 Chính sách cạnh tranh.
 Chính sách phát triển các loại thị trường

Phân loại chính sách công theo lĩnh vực tác động
của chính sách
 Các chính sách xã hội
 Chính sách lao động và việc làm
 Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
 Chính sách bảo vệ sức khỏe toàn dân
 Chính sách xóa đói giảm nghèo
 Chính sách xây dựng nền dân chủ xã hội
 Chính sách đối với các giai tầng xã hội
 Chính sách đối với các giới đồng bào

28
10/13/2023

Phân loại chính sách công theo lĩnh vực tác động
của chính sách
 Các chính sách giáo dục, khoa học – công nghệ và văn hóa
 Chính sách giáo dục
 Chính sách khoa học và công nghệ
 Chính sách văn hóa
 Chính sách thông tin và truyền thông
 Chính sách bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc

Phân loại chính sách công theo lĩnh vực tác động
của chính sách

 Chính sách đối ngoại


Chính sách điều tiết các mối quan hệ đối ngoại của một đất nước với các
quốc gia trên thế giới.
 Chính sách an ninh, quốc phòng
Chính sách hướng vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.

29
10/13/2023

Phân loại chính sách công


theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách
Chính sách vĩ mô
• Là những chính sách được xây dựng nhằm vận hành nền kinh tế quốc dân, có tác động đến
những cân đối tổng thể (vĩ mô) của nền kinh tế và xã hội, chi phối nhiều lĩnh vực, có ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia và lợi ích của đông đảo nhân dân.
Chính sách trung mô
• Là những chính sách có quy mô tác động lên những bộ phân hay phân hệ của xã hội. Ví dụ như
chính sách điều tiết cơ cấu của 1 nền kinh tế, chính sách cơ cấu thành phần kinh tế, chính sách
phát triển bền vững….
Chính sách vi mô
• Là những chính sách tác động lên những chủ thể kinh tế xã hội, cụ thể như các tổ chức hay một
nhóm người riêng biệt trong xã hội. Các chính sách như chính sách tài chính doanh nghiệp,
chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách với người có công với nước…. có thể coi là chính
sách vi mô vì điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các cá nhân.

Phân loại chính sách công


theo thời gian phát huy tác dụng của chính sách
 Chính sách dài hạn
 Chính sách trung hạn
 Chính sách ngắn hạn

30
10/13/2023

Phân loại chính sách công theo cấp độ của chính sách

 Chính sách quốc gia do Quốc hội ra quyết định


 Chính sách của Chính phủ
 Chính sách của địa phương do chính quyền địa phương ra quyết
định

Một số nhận xét chung

Một là, để quản lý xã hội, nhà nước cần xây dựng nhiều loại hình chính sách
công khác nhau, nhưng tất cả các chính sách đó phải tạo thành một chỉnh
thể thống nhất, bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, hướng tới việc
thực hiện mục tiêu chung là phát triển đất nước
Hai là, một chính sách đều có mối liên hệ với các chính sách khác, đều có
ảnh hưởng nhất định đến mục tiêu của các chính sách khác và mục tiêu
chung của xã hội.

Ba là, hệ thống các chính sách công có cấu trúc rất đa dạng và lồng ghép
vào nhau.

31
10/13/2023

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu và phân tích khái niệm và các chức năng của thị trường?
2. Nêu và phân tích khái niệm và các chức năng của nhà nước?
3. Trình bày về các lý do cho sự can thiệp của nhà nước vào thị trường?
4. Nêu và phân tích những thất bại của nhà nước khi can thiệp vào thị trường?
5. Phân tích đặc điểm và vai trò của chính sách công?
6. Trình bày các chức năng cơ bản của chính sách công?
7. Nêu các cách phân loại chính sách công?

KẾT THÚC CHƯƠNG 1

32

You might also like