You are on page 1of 11

CHƯƠNG 6: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC

I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH


1. Khái niệm và đặc điểm:
a, Khái niệm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những DN xuẩt hiện vốn nhàn rỗi và có những DN thiếu
vốn. Do đó DN có thừa vốn có thể đầu tư vốn ra bên ngoài nhằm sinh lợi và DN thiếu vốn có thể
huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ các hoạt động của mình. Các hoạt động đó được gọi
chung là hoạt động tài chính.
b, Phân loại: Các hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Cho vay/Đi vay
+ Góp vốn/Nhận góp vốn và chuyển nhượng vốn góp.
+ Mua bán ngoại tệ
+ Phát hành, nắm giữ và chuyển nhượng chứng khoán.
+ Chiết khấu thanh toán và trả góp khi mua bán hàng.
Lưu ý: Trong phần tài liệu này chỉ đề cập đến 2 hoạt động tài chính cơ bản là hoạt động cho
vay/đi vay và hoạt động góp vốn/nhận góp vốn của DN. Hoạt động chiết khấu thanh toán đã học
ở chương 3 nên không nhắc lại.
c, Đặc điểm:
- Hoạt động tài chính là chất xúc tác cho quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không liên quan
đến quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm, do đó nó không tạo ra giá trị gia tăng cho sản
phẩm. Vì vậy hoạt động tài chính không phát sinh thuế GTGT (VAT).
- Các tài sản hình thành trong các hoạt động này được gọi là tài sản tài chính: các khoản đầu tư,
tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, các khoản cho vay….. Việc nắm giữ các tài sản này có
thể giúp DN sinh lời.
- Hoạt động tài chính thường gồm 2 phía: bên đầu tư vốn (cho vay, góp vốn) và bên huy động (đi
vay, nhận góp vốn). Ở tài liệu này sẽ phân tích đồng thời 1 hoạt động tài chính phát sinh đối với
cả 2 bên.
d, Doanh thu và chi phí trong hoạt động tài chính:
Cũng giống như hoạt động kinh doanh chính, hoạt động tài chính cũng có thể sinh lợi cho DN
nên cũng chúng ta cũng có các khái niệm về Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận tương úng.
+ Doanh thu tài chính: các khoản lợi ích mà DN được hưởng, phảt sinh trong các hoạt động tài
chính như: lãi từ cho vay; lãi được chia từ hoạt động góp vốn; chiết khấu thanh toán được hưởng,
tiền lãi nhận được từ khách hàng trả góp; lãi từ kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ.
+ Chi phí tài chính: trả lãi vay; lỗ từ việc góp vốn phải xử lý; lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng
khoán; chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng, tiền lãi phải trả do mua hàng trả góp; kinh
doanh ngoại tệ.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính.
2. Một số hoạt động tài chính chủ yếu trong DN
b, Cho vay/Đi vay:
Người ta thường chia các khoản vay thành ngắn hạn (≤ 1 năm) và dài hạn (> 1 năm).
+ Gốc của khoản vay đối với người cho vay là Tài sản, còn đối với người đi vay là Nguồn vốn
(Nợ phải trả). Ở phái người vay, tôi gọi khoản đi vay là tiền vay.
+ Lãi vay hàng kỳ phát sinh đối với người cho vay là Doanh thu tài chính, còn đối với người đi
vay là Chi phí tài chính.
 Hạch toán:
- Giao dịch vay nợ:
Khi diễn ra giao dịch vay: Hoạt động vay nợ có thể được giải ngân bằng tiền mặt, giải ngân vào
tài khoản hoặc vay để chuyển tiền đi cho bên thứ 3 mua hàng trực tiếp cho DN tùy theo hợp
đồng với bên cho vay. Nếu DN nhận tiền về thì làm lượng tiền tăng, nếu chuyển tiền đi mua
hàng thì phát sinh tăng loại tài sản mua về, khi đó sẽ có thể phát sinh thêm thuế VAT đầu vào đi
kèm.

Bên Cho vay Đi vay

Quan hệ đối Tiền↓ Tiền vay↑


ứng Cho vay↑ Tiền↑/ TSCĐ↑/ NVL↑/ CCDC↑/ Hàng hóa↑
Thuế VAT đầu vào (nếu có)↑

Định khoản Nợ TK Cho vay Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/ TSCĐ/
Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi NVL/ CCDC/ Hàng hóa
ngân hàng Nợ TK Thuế VAT đầu vào
Có TK Tiền vay

- Trả gốc:

Bên Cho vay Đi vay

Quan hệ đối ứng Tiền↑ Tiền vay↓


Cho vay↓ Tiền↓

Định khoản Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng Nợ TK Tiền vay
Có TK Tiền mặt

- Trả lãi:

Bên Cho vay Đi vay

Quan hệ đối Tiền↑ Tiền↓


ứng
Doanh thu tài chính↑ Chi phí tài chính↑

Định khoản Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân Nợ TK Chi phí tài chính
hàng Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân
Có TK Doanh thu tài chính hàng

- Nếu tiền lãi nhập vào gốc:

Bên Cho vay Đi vay

Quan hệ đối ứng Doanh thu tài chính↑ Chi phí tài chính↓
Cho vay↑ Tiền vay↑

Định khoản Nợ TK Cho vay Nợ TK Tiền vay


Có TK Doanh thu tài chính Có TK Chi phí tài chính

- Các khoản tiền gửi (có kỳ hạn và không kỳ hạn) về bản chất đều là các khoản cho Ngân
hàng thương mại vay, nên cách hạch toán nó giống với hoạt động cho vay.
c, Góp vốn vào đơn vị khác:
Khi DN góp vốn vào 1 doanh nghiệp khác bằng tài sản của mình (có thể bằng tiền hoặc 1 tài sản
phi tiền tệ như TSCĐ, NVL, CCDC, Thành phẩm, Hàng hóa, BĐS đầu tư,…). Khi góp vốn cần 2
bên cần phải định giá lại tài sản góp vốn. Việc góp vốn biến bên góp vốn trở thành chủ sở hữu
của công ty nhận góp vốn trên số vốn mình đã góp và trở thành thành viên/cổ đông của công ty
đó, vì vậy hàng năm DN sẽ được chia lợi nhuận (phải có lãi mới chia) của công ty đó.
 Hạch toán:
- Khi tiền hành góp vốn:
Trong trường hợp góp vốn tài sản không phải bằng tiền, 2 bên góp vốn và nhận góp vốn sẽ thỏa
thuận với nhau về 1 giá hợp lý của Tài sản đó, thậm chí cần thiết có thể thuê bên thứ 3 định giá
tài sản.
+ Đối với bên nhận góp vốn: Giá gốc tài sản góp vốn = Giá trị tài sản góp vốn theo thỏa thuận +
Chi phí tiếp nhận tài sản.
+ Đối với bên góp vốn, nếu mức giá thỏa thuận cao hơn giá tị sổ sách của tài sản đó thì coi như
họ được lợi và phần chênh lệch này làm phát sinh 1 khoản thu nhập khác; ngược lại, nếu mức giá
thỏa thuận thấp hơn giá tị sổ sách của tài sản đó thì coi như họ được lợi và phần chênh lệch này
làm phát sinh 1 khoản chi phí khác

Bên Bên góp vốn Bên nhận góp vón

Quan hệ Đầu tư vào cty liên doanh, liên kết↑/ Đầu Vốn góp Chủ sở hữu↑
đối ứng tư vào cty con↑ Tiền↑ / TSCĐ↑/ Hàng tồn kho↑
Thu nhập khác↑(nếu có lợi)/ Chi phí
khác↑ (nếu bị thiệt)
Tiền↓/ TSCĐ↓/ Hàng tồn kho↓

Định khoản Nợ TK Đầu tư vào cty liên doanh, liên Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân
kết/ Đầu tư vào công ty con hàng/ TSCĐ/ CCDC/ NVL
Có TK Thu nhập khác (nếu có lợi)/ Nợ Có TK Vốn góp Chủ sở hữu
TK Chi phí khác (nếu bị thiệt)
Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/
TSCĐ/ CCDC/ NVL

- Bên nhận góp vốn chia lợi nhuận khi có lãi: Bên góp vốn nhận được thông báo chia lợi
nhuận từ bên nhận góp vốn, tạm thời chưa thu được tiền nhưng phải ghi nhận khoản lợi nhuận
được chia là Doanh thu tài chính. Bên nhận góp vốn chuyển phần lợi nhuận được chia sang tài
khoản phải trả, phải nộp khác. Tiền lợi nhuận sẽ được chi trả sau đó.

Bên Bên góp vốn Bên nhận góp vón

Quan hệ đối ứng Doanh thu tài chính↑ Lợi nhuận chưa phân phối↓
Phải thu khác↑ Phải trả, phải nộp khác↑

Định khoản Nợ TK Phải thu khác Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK Doanh thu tài chính Có TK Phải trả, phải nộp khác

- Khi bên nhận góp vốn chi trả lợi nhuận (cổ tức):

Bên Bên góp vốn Bên nhận góp vón

Quan hệ đối Tiền↑ Tiền↓


ứng Phải thu khác↓ Phải trả phải nộp khác↓

Định khoản Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân Nợ TK Phải trả, phải nộp khác
hàng Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân
Có TK Phải thu khác hàng

d, Kinh doanh chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu)


Trái phiếu là giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu,
nắm giữ nó, với 1 khoản tiền cụ thể, trong thời gian xác định với 1 khoản lợi tức quy định (tính
theo lãi suất ghi trên nó).
Cổ phiếu là giấy tờ chứng nhận số tiền mà người nằm giữ đã đóng góp vào công ty phát hành.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông, tức chủ sở hữu trên phần vốn mình đã góp.
Chúng ta có thể so sánh trái phiếu và cổ phiếu như sau:
+ Giống: Đề là các giấy tờ có thể mua bán, chuyển quyền sở hữu được và đều là công cụ huy
động vốn của DN phát hành
+ Khác:

Loại chứng
Trái phiếu Cổ phiếu
khoán

Chứng chỉ ghi nợ. Hình thành Chứng chỉ góp vón. Hình thành nguồn
Bản chất nguồn vốn cho DN dưới dạng nợ vốn cho DN dưới dạng vốn góp chủ sở
phải trả, hữu.

Lợi nhuận được chia dưới dạng cổ tức.


Lợi ích nhận
Tiền lãi cho vay từ trái phiếu Có thể phát sinh lãi hoặc lỗ tùy vào
được
tình hình kinh doanh của DN

Các DN dưới dạng công ty


Chủ thể phát
TNHH, công ty cổ phần, Chính Công ty cổ phần
hành
phủ (Trung ương và địa phương)

Thời gian đáo


Không có thời gian đáo han Có thời gian đáo hạn
hạn

Là chủ sở hữu trên phần vốn góp vào


Là chủ nợ của DN phát hành.
Vai trò của DN phát hành. Có quyền tham gia vào
Không có quyền tham gia quản
người nằm giữ các hoạt động quản lý DN tại Đại hội
lý DN
cổ đông

Thứ tự hoàn trả


khi DN phát Được ưu tiên trả trước cổ phiếu Được hoàn trả sau cùng
hành bị phá sànt

 Hạch toán:
- Khi mua - bán chứng khoán: Lưu ý, chứng khoán là tài sản tài chính nên mua bán nó không
phát sinh thuế VAT như hàng hóa dịch vụ.
+ Bên mua: Giống như mua bán hàng hóa, dịch vụ; chứng khoán cũng có giá gốc với cách tính
tương tự: Giá gốc chứng khoán = giá giao dịch theo thỏa thuận giữa 2 bên + chi phí phát sinh
tỏng quá trình mua (chi phí môi giới, giao dịch, phí ngân hàng,...)
+ Bên bán: Việc bán chứng khoán có thể phát sinh chênh lệch với giá gốc mà DN đã ghi nhận.
Nếu Giá bán cao hơn giá gốc thì DN sẽ lãi và khoản tiền lãi này sẽ dược ghi nhận vào Doanh thu
tài chính, còn ngược lại thì DN sẽ lỗ và khoản lỗ này sẽ được ghi nhận vào Chi phí tài chính của
DN.

Bên Bên mua Bên bán


Tiền↑/ Phải trả thu khách hàng↑
Quan hệ đói Tiền↓/ Phải trả người bán↑ Chứng khoán kinh doanh↓
ứng Chứng khoán kinh doanh↑ Doanh thu tài chính↑ (lãi) / Chi phí tài
chính↑ (lỗ)

Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/


Nợ TK Chứng khoán kinh doanh Phải thu khách hàng
Định khoản Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân Có TK Chứng khoán kinh doanh
hàng/ Phải trả người bán
Có TK Doanh thu tài chính

- Khi nhận được tiền lãi định kỳ của trái phiếu việc hạch toán giống lúc được nhận lãi từ
hoạt động cho vay ở mục b bên trên.
- Khi nhận được cổ tức từ cổ phiếu việc hạch toán giống như lúc được chia lợi nhuận từ hoạt
động góp vốn ở mục c bên trên.
II. HOẠT ĐỘNG KHÁC
1. Khái niệm và đặc điểm:
a, Khái niệm
Đây là các hoạt động mang tính chất đột xuất, không thường xuyên của DN. Các hoạt động này
không liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động tài chính của DN nên
nó còn được gọi là các hoạt động khác.
- Các hoạt động khác của DN bao gồm:
+ Nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Cho/nhận quà biếu, tặng.
+ Bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế.
b, Đặc điểm:
Phát sinh các khoản mục Thu nhập khác (lưu ý, phân biệt với Doanh thu khác nằm trong Doanh
thu bán hàng) và Chi phí khác. Chênh lệch giữa 2 khoản này được gọi là Lợi nhuận khác.
2. Nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
Nhượng bán TSCĐ và thanh lý TSCĐ đều hiểu là bán TSCĐ cho DN khác song có chút khác
biệt:
- Nhượng bán là bán những TSCĐ vẫn còn sử dụng được mà DN không dùng đến nữa.
- Thanh lý là việc bán đi những TSCĐ đã hỏng hoặc đã lạc hậu trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
 Hạch toán:
Hai hoạt động nói trên được hạch toán giống nhau vì bản chất đều là bán TSCĐ. Khi bán TSCĐ
thì nó cũng có “Chi phí giá vốn hàng bán” và “Doanh thu” giống như bán Hàng tồn kho. Tuy
nhiên do việc bán TSCĐ được liệt vào hoạt động mang tính chất bất thường (hoạt động khác)
của DN nên cách ghi nhận 2 khoản nói trên có chút khác biệt:
+ Doanh thu từ việc bán TSCĐ được ghi nhận là khoản “Thu nhập khác”. Lưu ý, cần phân biệt
khoản mục này với khoản mục “Doanh thu khác” chuyên ghi nhận doanh thu từ việc bán NVL,
CCDC khi DN không còn nhu cầu sử dụng, vốn là 1 tiểu khoản thuộc khoản mục “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
+ Còn chi phí giá vốn của TSCĐ thì được ghi nhận là khoản “Chi phi khác”. Giá vốn TSCĐ đem
bán là giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đã hao mòn trong quá trình sử dụng. Khi TSCĐ được bán
ra thì TSCĐ không còn ở trong DN nữa, lúc này cùng với việc ghi nhận giá vốn, cần tiến hành
ghi giảm TSCĐ và khấu hao đã trích đi kèm với nó được gọi là “Xóa sổ TSCĐ”.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Giá trị TSCĐ đã hao mòn (giá trị khấu hao đã trích)
+ Các hoạt động đi kèm với việc bán TSCĐ như vận chuyển, bốc dỡ,… làm phát sinh chi phí mà
do bên bán chịu thì được ghi nhận vào khoản “ Chi phí khác” thay vì Chi phí bán hàng như bán
hàng tồn kho. Các hoạt động nói trên có thể phát sinh thuế VAT đầu vào.

Nghiệp vụ Quan hệ đối ứng Định khoản

Ghi nhận thu nhập từ Thu nhập khác↑ Nợ TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân
bán TSCĐ (doanh thu) hàng/ Phải thu khách hàng
Thuế VAT đầu ra↑
Tiền mặt↑/ Tiền gửi ngân Có TK Thu nhập khác
hàng↑/ Phải thu khách hàng↑ Có TK Thuế VAT đầu ra

Xóa sổ TSCĐ (ghi nhận TSCĐ↓ Nợ TK Chi phí khác


chi phí giá vốn) Hao mòn TSCĐ↓ Nợ TK Hao mòn TSCĐ
Chi phí khác↑ Có TK TSCĐ

Chi phí phát sinh khi bán Chi phí khác↑ Nợ TK Chi phí khác
TSCĐ Thuế VAT đầu vào↑ Nợ TK Thuế VAT đầu vào
Tiền mặt↑/ Tiền gửi ngân Có TK Tiền mặt/ Tiền gửi ngân
hàng↑/ Phải trả người bán↑ hàng/ Phải trả người bán

BÀI TẬP
Câu 1:
Một DN có năm tài chính từ ngày 1/1/2019 đến 31/12/2019 có tình hình biến động về TSCĐ
trong năm được thể hiện bằng tài khoản chữ T như sau:

Nợ TSCĐ Có

(Ngày 1/1) Số dư đầu kỳ 610.000


(Ngày 1/5) 90.000 (Ngày 1/4) 160.000

(Ngày 1/9) 60.000

Tổng phát sinh 90.000 Tổng phát 220.00


sinh 0

(Ngày 31/12) Số dư cuối 480.000


kỳ

Tính khấu phải trích trong năm 2019 biết DN này áp dụng tính khấu hao theo phương pháp khấu
hao đường thằng với tỷ lệ khấu hao là 20%/năm đối với mọi TSCĐ.
Câu 2:
Trong kỳ, DN X phát sinh các hoạt động kinh doanh sau.
a, Nhận góp vốn kinh doanh bằng TSCĐ có giá trị 30.000.000 từ công ty Y
b, Mua 500kg NVL có đon giá chưa bao gồm thuế VAT 10% là 3.000/kg bằng tiền vay ngắn
hạn..
c, Được hưởng chiết khấu thanh toán 2% bằng tiền mặt khi mua NVL ở nghiệp vụ b.
d, Bán 1 trái phiếu cho công ty A với giá 15.000.000, công ty A chưa thanh toán. Trái phiếu có
giá gốc khi mua về là 12.000.000. Chi phí môi giới do bên bán chịu là 1% giá trị giao dịch đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
e, Mua cổ phiếu do công ty B phát hành trị giá 1.000.000, chi phí môi giới là 100.000, tất cả đều
được trả bằng chuyển khoản.
f, Nhận được thông báo chia lợi nhuận từ phần góp vốn liên doanh vào công ty C với số tiền
100.000.000.
g, Trả tiền vay dài hạn ở ngân hàng bằng tiền mặt số tiền 20.000.000 trong đó 10.000.000 tiền
gốc và 10.000.000 tiền lãi.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Câu 3:
Công ty XYZ tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có 1 số nghiệp vụ lien quan tới TSCĐ
hữu hình trong tháng 11/2019 như sau:
- Ngày 16/11, công ty nhượng bán 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá 900.000, hao mòn lũy kế
120.000, thời gian sử dụng dự kiến 10 năm, giá bán 600.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
Tổng chi phí vận chuyển phát sinh đã chi bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT 10% là 16.500.
- Ngày 22/11, công ty mua thêm ô tô phục vụ hoạt động bán hàng, giá mua chưa thuế GTGT
10% là 570.000, các chi phí đi kèm là: lệ phí trước bạ 20.000, chi phí dán xe 10.000; tất cả đều
đã thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian sử dụng 10 năm.
Được biết trong tháng 10 không có biến động về TSCĐ và mức trích khấu hao trong tháng là
70.000, trong đó bộ phận sản xuất 40.000, bộ phận bán hàng 20.000 và bộ phận QLDN là
10.000.
Yêu cầu:
a, Tính mức trích khấu hao TSCĐ trong tháng 10 biết công ty trích khấu hao theo phương pháp
đường thẳng.
b, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể cả nghiệp vụ trích khấu hao trong tháng 10.
Đáp án:
Câu 1:
Giá trị TSCĐ qua các tháng được thể hiện trên bảng sau:

Tháng 1-3 4 5-8 9 - 12

Số dư TSCĐ 450.000 480.000


610.000 540.000

Mức trích khấu hao trong mỗi giai đoạn:


+ Từ tháng 1 đến tháng 3: 610.000 x 0,2 x 3/12 = 30.500
+ Trong tháng 4: 450.000 x 0,2/12 = 7.500
+ Từ tháng 5 đến tháng 8: 540.000 x 0,2 x 4/12 = 36.000
+ Từ tháng 9 đến tháng 12: 480.000 x 0,2 x 4/12 = 32.000
Tổng mức khấu hao phải trích trong năm 2019 là: 30.500 + 7.500 + 36.000 + 32.000 = 106.000
Câu 2:
- Định khoản:
a, Nhận góp vốn kinh doanh từ công ty Y bằng TSCĐ:
Nợ TK TSCĐ: 30.000.000
Có TK Vốn góp CSH: 30.000.000
b, Mua NVL bằng tiền vay ngân hàng:
Nợ TK NVL: 1.500.000
Nợ TK Thuế VAT đầu vào: 150.000
Có TK Vay ngắn hạn: 1.650.000
c, Chiết khấu thanh toán được hưởng:
Nợ TK Tiền mặt: 33.000
Có TK Doanh thu tài chính: 33.000
d, - Bán trái phiếu:
Nợ TK Phải thu khách hàng: 15.000.000
Có TK Chứng khoán kinh doanh: 12.000.000
Có TK Doanh thu tài chính: 3.000.000
- Chi phí môi giới:
Nợ TK Chi phí tài chính: 150.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 150.000
e, Mua cổ phiếu:
Nợ TK Chứng khoán kinh doanh: 1.100.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 1.100.000
f, Nhận được thông báo chia lợi nhuận:
Nợ TK Phải thu khác: 100.000.000
Có TK Doanh thu tài chính: 100.000.000
g, Trả tiền vay dài hạn:
Nợ TK Chi phí tài chính: 10.000.000
Nợ TK Vay dài hạn: 10.000.000
Có TK Tiền mặt: 20.000.000
Câu 3:
a, Để tính được mức khấu hao phải trích trong tháng 11/2019, ta làm rõ mức khấu hao thăng/
giảm so với tháng 10 do DN mua sắm và nhượng bán các TSCĐ:
- Đối với thiết bị sản xuất đã bán:
Mức khấu hao bình quân tháng: 900.000/10/12 = 7.500
Trong tháng 11, thiết bị này được sử dụng trong 15 ngày (từ 1/11 – 15/11), do đó mức trích khấu
hao giảm so với tháng trước được tính trên cơ sở 15 ngày còn lại của tháng.
Mức trích khấu hao TSCĐ (cho sản xuất) giảm do nhượng bán thiết bị: 7.500 x 15/30 = 3.750
- Đối với ô tô mua về:
Nguyên giá ô tô: 570.000 + 20.000 + 10.000 = 600.000
Mức khấu hao bình quân tháng: 600.000/10/12 = 5.000
Trong tháng 11, ô tô này được sử dụng 9 ngày (từ 22/11 – 30/11), nên mức trích khấu hao TSCĐ
tăng thêm so với tháng trước được tính trên cơ sở 9 ngày này.
Mức khấu hao TSCĐ (cho bán hàng) tăng do mua thêm ô tô về sử dụng: 5.000 x 9/30 = 1.500
Mức khấu hao phải trích trong tháng 11: 70.000 + 1.500 – 3.750 = 67.750
b, Sự thay đổi về mức trích khấu hao TSCĐ trong tháng 11 cũng làm thay đổi chi phí sản xuất
chung và chi phí bán hàng:
+ CP SXC: 40.000 – 3.750 = 36.250
+ CP BH: 20.000 + 1.500 = 21.500
Định khoản các nghiệp vụ:
- Nhượng bán TSCĐ:
+ Thu nhập từ bán TSCĐ:
Nợ TK Phải trả người bán: 660.000
Có TK Thu nhập khác: 600.000
Có TK Thuế VAT đầu ra: 60.000
+ Xóa sổ TSCĐ:
Nợ TK Chi phí khác: 780.000
Nợ TK Hao mòn TSCĐ: 120.000
Có TK TSCĐ: 900.000
+ Chi phí vận chuyển:
Nợ TK Chi phí khác: 15.000
Nợ TK Thuế VAT đầu vào: 1.500
Có TK Tiền mặt: 16.500
- Mua ô tô phụ vụ hoạt động bán hàng:
+ Mua ô tô:
Nợ TK TSCĐ: 570.000
Nợ TK Thuế VAT đầu vào: 57.000
Có TK Tiền mặt: 627.000
+ Chi phí đi kèm:
Nợ TK TSCĐ: 30.000
Có TK Tiền mặt: 30.000
- Trích khấu hao TSCĐ trong tháng 10:
Nợ TK CP SXC: 36.250
Nợ TK CP BH: 21.500
Nợ TK CP QLDN: 10.000
Có TK Hao mòn TSCĐ: 67.750

You might also like