You are on page 1of 4

07:58 10/01/2024 Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm

ng Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam

Giới thiệu Nghiên cứu lý luận Đào tạo - Bồi dưỡng Thực tiễn Nhân vật - Sự kiện Diễn đàn Quốc tế Tin tức Từ điển mở

Tiếng Việt | English Nhập từ khóa... Tìm kiếm

Trang chủ Quốc tế Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của
kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam Đảng vào cuộc sống
Thứ sáu, 06 Tháng 1 2017 10:16 10051 Lượt xem

Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm
đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam
(LLCT) - Đông Nam Á (ĐNA) có vị trí địa - chính trị đặc biệt, là điểm xoáy chiến lược, giao thoa
quyền lợi của nhiều cường quốc lớn trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ…
Mỗi quốc gia có những mục tiêu chiến lược, sách lược và lợi ích riêng đối với khu vực này.
Nghiên cứu, tìm hiểu cục diện khu vực cùng những “tham vọng” chiến lược và sách lược cũng
như thực trạng quá trình cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng của các nước nàysẽ giúp người đọc có
cái nhìn toàn cảnh hơn đối với tiến trình phát triển của khu vực và thế giới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị
tạo bước đột phá phát triển vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Sự tham gia của người dân vào quy trình


chính sách hướng tới mục tiêu quản trị
quốc gia hiện đại, hiệu quả
Thực hiện chủ trương của Đảng về
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển
các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân
mạnh
Thông báo Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị


quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ
2020-2025

Chiến lược của Mỹ


Trước hết về lợi ích kinh tế, khu vực Đông Á nói chung và ĐNA nói riêng là thị trường đầu tư khổng lồ, tiêu
thụ lượng hàng hóa lớn,mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Các nước trong khu vực chủ yếu là những nước
đang phát triển, thiếu vốn và công nghệ khá lạc hậu, nhưng sức lao động rẻ, lại đang có chính sách kích
thích đầu tư nước ngoài, nhất là vào các ngành công nghệ cao (sản xuất ô tô, máy tính, điện thoại di
động...) vốn là lĩnh vực thuộc ưu thế của Mỹ và các nước tư bản phát triển. Hơn thế, các nước ĐNA đang
hình thành nên tầng lớp trung lưu khá giả càng làm gia tăng sức mua của thị trường. Những quốc gia có
nền kinh tế chuyển đổi trong khu vực sẽ tham gia nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động theo chiều
dọc mà “chuỗi giá trị” sản xuất ra sản phẩm có công nghệ cao do phương Tây và Nhật Bản chi phối. Điều
này mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài và có lợi cho người tiêu dùng trong nước.
Về lợi ích chính trị, an ninh. ĐNA đóng một vai trò quan trọngtrong chiến lược an ninh CA-TBD của Mỹ.
Đồng thời, Đông Á còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc, tiềm lực phát triển quân
sự lớn và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Mỹ rất lo lắng về vấn đề phổ biến vũ Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ
khí hủy diệt hàng loạt ở châu Á, như vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên và Iran, Ấn Độ và Pakixtan. Bên cạnh đó, Chí Minh khẳng định vai trò hạt nhân lãnh
Đông Á đã trở thành "mặt trận thứ hai" trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Sau sự kiện 11- đạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ
9-2001, Chính quyền Mỹđặt mục tiêu chống khủng bố vào trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia. Nước Mỹ chính trị được giao
cho rằng thế lực chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Nam Á và ĐNA tạo thành mối đe dọa nghiệm trọng đối với
lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực CA-TBD. Mặt khác, trở lại ĐNA, Mỹ muốn thực hiện chiến lược chung là Xây dựng Đảng bộ Học viện Chính trị
củng cố chặt chẽ liên minh Mỹ - Nhật - Hàn song song với việc triển khai chiến lược CA-TBD. Nhiều quốc gia quốc gia Hồ Chí Minh thực sự là Đảng bộ
tại Đông Á và ĐNA là bạn bè đồng minh truyền thống của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin và Thái Lan). gương mẫu, đoàn kết, có năng lực lãnh
Singapore hợp tác chặt chẽ với Mỹ trên lĩnh vựcquân sự. Các nước khác như Indonexia và Việt Nam có đạo và sức chiến đấu cao
những lợi ích chung quan trọng với Mỹ và nhiều khả năng sẽ trở thành các đối tác an ninh và chiến lược
gần gũi hơn trong những năm tới. Trở lại ĐNA, Mỹ chẳng những nối lại quan hệ cũ mà còn có thể cải thiện
và phát triển quan hệ với các đồng minh mới như Ấn Độ, xây dựng được vành đai liên kết an ninh từ Đông Giới thiệu Tạp chí in
Bắc Á xuống ĐNA, vươn sang Ấn Độ Dương, xây dựng liên minh chiến lược châu Á có lợi cho Mỹ bao gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và ASEAN. Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 550
(12-2023)
Sau Chiến tranh Lạnh, nhất là trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc khu
vực toàn diện, một trung tâm quyền lực chính, có khả năng lớn đe dọa trật tự châu Á. Việc điều chỉnh từ
chính sách đối ngoại “dấu mình chờ thời” sang chủ động đề ra luật chơi, “vạch ra những đường đỏ” trong
quan hệ quốc tế của Trung Quốc cùng với sự phát triển về thực lực kinh tế, quốc phòng đã tạo nên những
thách thức tiềm tàng đối với Mỹ. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang theo đuổi mục tiêu “đuổi kịp về chính trị -
ngang tầm với kinh tế”, canh tân quân đội để trở thành một “cường quốc bình thường” cũng ít nhiều khiến

lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1807-chien-luoc-cua-mot-so-“cuong-quoc”-tai-khu-vuc-dong-nam-a-nhung-nam-dau-the-ky-xxi-va-t… 1/4
07:58 10/01/2024 Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam
Mỹ trăn trở. Hơn thế, việc nước Nga từng bước phục hồi trong thập niên đầu thế kỷ XXI và đang điều chỉnh
chính sách cân bằng Đông - Tây, quan tâm nhiều hơn đến các nước Châu Á, chú trọng cải thiện quan hệ với
Trung Quốc, Ấn Độ, tham dự nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác khu vực cũng là những thách thức đối với
việc duy trì vị thế của Mỹ ở châu Á nói chung và ĐNA nói riêng.
Như vậy, lợi ích của Mỹ tại CA-TBD là không thể phủ nhận. Một chiến lược cân bằng tốt và được xác định rõ
ràng sẽ tạo cơ sở cho một chính sách thực tế và lâu dài của Mỹ đối với châu Á. Bằng nhiều nỗ lực, chính
quyền Obama đang thực hiện những chiến lược cạnh tranh với các cường quốc lớn trên thế giới nhằm
giành lại địa bàn ảnh hưởng và vị thế chủ đạo tại đây.
Chiến lược củaTrung Quốc
Đối với Trung Quốc, trong lịch sử cũng như hiện tại, ĐNA luôn là khu vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Trung Quốc đang tích cực tận dụng thực lực kinh tế và uy tín chính trị trong việc mở rộng mối quan hệ trên
tất cả các phương diện với ASEAN. Về mặt vị trí, hầu hết các đặc khu kinh tế, các thành phố, hải cảng và
vùng đồng bằng giàu có của Trung Quốc đều tập trung ở phía Đông Nam, tiếp giáp các nước ASEAN. Ngoài
ra, ĐNA còn là nơi làm ăn và sinh sống của đông đảo Hoa Kiều, với hơn 22 triệu người. Đối với một số nước
như Singapore, Malayxia, người Hoa đóng vai trò quan trọng về kinh tế thương mại, bất chấp thời gian hay
sự thay đổi chế độ chính trị. Đây có thể coi là lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc ở khu vực ĐNA. Vì vậy, một
trong những hướng mở cửa quốc gia của Trung Quốc là khu vực ĐNA, với mong muốn xây dựng mối quan
hệ kinh tế thương mại phát triển tại đây.
Quan hệ ASEAN - Trung Quốc bắt đầu khởi động từ năm 1991 qua việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
họp không chính thức với các nước ASEAN. Năm 1996, Trung Quốc trở thành một bên đối thoại đầy đủ của
ASEAN. Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực ĐNA, còn các nước ASEAN lại muốn
mình trở thành đối tác quan trọng và xâm nhập sâu rộng vào thị trường khổng lồ với hơn một tỷ dân của
Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 549
Trung Quốc. Hợp tác kinh tế - thương mại đã trở thành con đường thuận lợi để cả hai phía đạt được lợi ích
(11-2023)
của mình. Biên giới mềm (hàng hóa tiêu dùng và văn hóa tinh thần) của Trung Quốc trải dài khắp các quốc
gia ĐNA. Cùng với sức mạnh vật chất (sức cạnh tranh hàng hóa cao, vốn dự trữ ngoại tệ hàng nghìn tỷ Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 548
USD) uy tín chính trị - ngoại giao của Trung Quốc cũng đang tăng lên nhanh chóng (luôn sẵn sàng viện trợ (10-2023)
cho các nước khó khăn trong khu vực). Trong khi mậu dịch song phương của ASEAN với Mỹ, Nhật, EU giảm Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 547
mạnh ở những năm cuối thập kỷ 90 thì quan hệ kinh tế - thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc lại tăng (9-2023)
đều đặn và ổn định, nhất là sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai
Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 546
chiều Trung Quốc - ASEAN đã đạt hơn 400 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 10-2014,
(8-2023)
tổng mức đầu tư hai chiều đạt khoảng 347tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ, mức tăng gấp hơn ba lần so
Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 545
với mức tăng của ngành ngoại thương Trung Quốc(1). Trong 4 đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc
(7-2023)
(Liên minh châu Âu, Mỹ, ASEAN và Nhật Bản), mức tăng nhanh nhất là thương mại với ASEAN. Dự kiếnnăm
2020, Trung Quốcsẽ tăng lượng trao đổi thương mại với các nước thành viên Hiệp hội ĐNA (ASEAN) lên 2,5
Tin Ảnh
lần - tức là khoảng1nghìntỷ USD. ASEAN đã trở thành điểm đến đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp
Trung Quốc. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Trung Quốc còn lập ra các Quỹ đầu tư giá trị hàng chục tỷ
USD dành cho các nước ASEAN vay với lãi suất ưu đãi nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đối với các
nước thuộc Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS). Việc phát triển mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các
quốc gia ĐNA giúp Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và EU trong khu vực.
Chiến lược của Nhật Bản tại ĐNA
Về lợi ích kinh tế: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi một cách cơ bản các nền kinh tế lạc
hậu và phụ thuộc ở ĐNA, từ chỗ lệ thuộc vào phương Tây chuyển sang tự nghiên cứu và phát triển các kỹ
thuật công nghệ thích ứng. Với đặc trưng là nền kinh tế hướng ngoại, xuất nhập khẩu trở thành hai lá phổi
quan trọng của nến kinh tế Nhật Bản. Sự mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư tại các nước có nền kinh tế
mới chuyển đổi ở ĐNA, như Việt Nam, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Các
nền kinh tế này sẽ giúp Nhật Bản đổi mới công nghệ, gia tăng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng chất xám
cao bằng cách chuyển một bộ phận nhà máy có công nghệ vừa phải ra nước ngoài và đóng vai trò là nhà Thủ tướng Chính phủ làm việc với cán bộ
cung cấp linh kiện, dây chuyền sản xuất hiện đại cho việc lắp ráp, sản xuất hàng xuất khẩu tại nước đó. chủ chốt Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh kết hợp với xu thế liên kết khu vực, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc Chí Minh
như “một công xưởng thế giới”, thì sự bổ sung giữa nền kinh tế Nhật Bản với các nền kinh tế còn lại của
Đông Á có ý nghĩa chiến lược với Nhật Bản. Hơn nữa, sự khan hiếm về mặt nhiên liệu, năng lượng cũng là Toàn cảnh khai mạc Hội Báo toàn quốc
một bài toán khó cho Nhật Bản, buộc nước này phải tăng cường hợp tác năng lượng với các quốc gia có 2023: Ngày hội lớn của người làm báo
tiềm năng về nguồn dự trữ tài nguyên trong khu vực. Chính vì vậy, chính sách “ngoại giao kinh tế”, trong đó Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm
có “ngoại giao ODA” kết hợp với “ngoại giao văn hóa” là hướng đi đang được người Nhật chú trọng, nhằm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học
không chỉ duy trì, mà còn gia tăng lợi ích chiến lược kinh tế, chính trị của Nhật Bản trên trường quốc tế. viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
Về lợi ích chính trị và an ninh: Nhật Bản là một trong những nước nằm trên “vành đai địa - chính trị nhạy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
cảm, thiếu ổn định về an ninh”. Điều này đã và đang tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đối với lợi ích quốc gia tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế
- dân tộc của Nhật Bản cả hiện tại lẫn tương lai. Với vị trí địa - chính trị đặc biệt, án ngữ tuyến đường biển giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ
nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự lớn như Đông Bắc Á, Trung Đông, Australia và Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
một số quốc gia thuộc khu vực CA-TBD, khu vực ĐNA đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược phát triển của
nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, ĐNA được coi là bàn đạp cho mục tiêu trở thành
cường quốc khu vực của Nhật Bản, đồng thời nước này coi quan hệ với ASEAN là khâu đột phá mở rộng Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
ảnh hưởng của Nhật tại khu vực CA-TBD cũng như trên toàn thế giới. An ninh quốc gia của Nhật Bản phụ
Chính sách của Đảng và Nhà nước Trung
thuộc rất lớn vào sự an toàn trên các tuyến đường biển quốc tế chảy qua lãnh hải của các nước ĐNA.
Quốc đối với dân tộc thiểu số trong thời kỳ
Không chỉ đảm nhận vai trò vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống
cải cách
và sản xuất của người dân Nhật (có khoảng hơn 80% hàng hóa nhập khẩu của Nhật đi qua khu vực Biển
Đông), các tuyến đường biển ở ĐNA còn là cầu nối căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa với các tuyến phòng
thủ do Mỹ lập ra để đảm bảo an ninh quân sự cho Nhật Bản ở Đông Á. ĐNA thực sự là nơi Nhật Bản có thể Phòng, chống tham nhũng ở khu vực
tìm kiếm vai trò chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế sau Chiến tranh Lạnh, trở thành một “cường ngoài nhà nước tại một số quốc gia và
quốc đầy đủ” trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản xem việc phát triển quan hệ với các giá trị tham khảo cho Việt Nam
nước trong khu vực ĐNA là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ngoại giao “Quay về Châu Á” của mình. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về
Chiến lược của Ấn Độ đổi mới, sắp xếp tổ chức và quản lý dịch
vụ công
Sau khi trật tự hai cực Xô - Mỹ sụp đổ, nắm lấy những thời cơ thuận lợi, Ấn Độ thực hiện thành công chính
sách “Hướng Đông” - một trong những cơ sở quan trọng nhất tạo nên vị thế và vai trò của Ấn Độ ở khu vực Báo chí góp phần phòng, chống các hành
CA-TBD hiện nay. Ấn Độ đã tạo dựng được mối quan hệ gần gũi với Mỹ, nỗ lực tiến tới bình thường hóa vi tiêu cực - Từ tiếp cận văn hóa
quan hệ với Pakistan, quan hệ thân thiện với Trung Quốc, đối thoại quan hệ với Nga, mở rộng ảnh hưởng Những yêu cầu cơ bản đối với tư duy
tại Ấn Độ Dương và đạt được những vai trò nhất định trong khu vực ĐNA. Với mục tiêu giành một ghế đại lãnh đạo - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
diện cho khu vực châu Á trong Hội đồng Bảo an LHQ khi tổ chức lớn nhất hành tinh này cải tổ, Ấn Độ đang

lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1807-chien-luoc-cua-mot-so-“cuong-quoc”-tai-khu-vuc-dong-nam-a-nhung-nam-dau-the-ky-xxi-va-t… 2/4
07:58 10/01/2024 Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam
thực hiện chiến lược vận động mạnh mẽ, thông qua Chính sách hướng Đông,gần đây là Hành động hướng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Đông, trong đó tập trung phát triển mối quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Á, nhằm nâng cao hơn vị Việt Nam tập hợp, phát huy khối đại
thế và ảnh hưởng của nước này tại khu vực. đoàn kết toàn dân tộc và bài học kinh
Về phương diện kinh tế: Xét về địa lý, tiến vào Thái Bình Dương qua eo biển Malacca là con đường đi sang nghiệm
phía Đông thuận lợi nhất của Ấn Độ. Đông Á cũng giàu có về nguyên liệu thô và năng lượng, những tài
nguyên mà Ấn Độ rất “khát” cho sự phát triển đất nước trong tương lai. Yếu tố gần gũi về văn hóa cũng là Thông tin tuyên truyền
tiền đề thuận lợi cho sự phát triển quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Ấn Độ và ĐNA. Ấn Độ tiến hành cải cách
kinh tế trong bối cảnh Mỹ và Tây Âu vẫn duy trì chính sách bảo hộ thương mại mạnh, do đó, tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh và quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng tại Đông Á đã trở thành lực hút quan trọng đối
với Ấn Độ. Bước sang thế kỷ XXI, các nước ĐNA đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế với chính sách
kích thích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp
phần mềm... vốn là lĩnh vực thuộc ưu thế của Ấn Độ. Các nhà hoạch định kinh tế của Ấn Độ cho rằng,
thông qua các cơ chế hợp tác với ASEAN, Ấn Độ có thể bảo đảm không bị cô lập khi mà các thỏa thuận
mậu dịch mang tính khu vực đang trở thành xu thế chung. Trên thực tế, Ấn Độ hy vọng mối quan hệ kinh
tế chặt chẽ với ASEAN sẽ làm cầu nối giúp nước này hòa nhập vào một cộng đồng kinh tế lớn hơn bao gồm
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về phương diện chính trị - an ninh, thương mại trên biển của Ấn Độ gắn trực tiếp với những eo biển nằm ở
khu vực ĐNA như Sun-đa, Lom-bo, đặc biệt là eo biển Malacca, nơi có lượng tàu thuyền qua lại mỗi năm
gần gấp đôi lượng tàu thuyền qua kênh đào Xuy-ê và gần gấp ba lần kênh đào Panama. Chú trọng quan hệ
hợp tác với các quốc gia Đông Á sẽ giúp Ấn Độ bảo vệ các hoạt động thương mại trên biển, chống lại nạn
cướp biển, buôn lậu ma túy tại khu vực Tam giác vàng. Trên thực tế, trong bối cảnh các quốc gia châu Á
đang xích lại gần nhau, các cường quốc lớn trong và ngoài khu vực đang tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng
về kinh tế và chính trị đối với Đông Á, sẽ là bất lợi nếu Ấn Độ đứng ngoài tiến trình này.
Tác động đến Việt Nam
Những biến động và trật tự quyền lực giữa các nước lớn, với sự suy giảm tương đối của Mỹ và Nhật Bản, sự
nổi lên của Ấn Độ, Nga và đặc biệt là Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI, đã tạo điều kiện cho Việt
Nam tiếp tục theo đuổi chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó củng
cố nền độc lập, tự chủ và mở rộng hội nhập quốc tế.Vai trò và sự gia tăng sức mạnh của các cường quốc
như Nhật Bản, Ấn Độ theo hướng cùng tồn tại và phát triển trong hòa bình cũng góp phần củng cố quan hệ
láng giềng hữu nghị vốn có của các nước này tại Đông Á, ĐNA và trong mối quan hệ với Việt Nam. Hợp tác
khu vực đã gia tăng cơ hội buôn bán, đầu tư, giao lưu văn hóa giữa nhiều chủ thể trong quá trình liên kết.
Nhận thức rõ vị trí địa - chiến lược đặc biệt của Việt Nam, nơi tiếp giáp, là cầu nối của phần đất liền và biển
đảo giữa ĐNA và Trung Quốc, có tuyến đường hàng hải và vị trí chiến lược trong phòng thủ quốc tế cùng
trữ lượng tài nguyên thiên nhiên giàu có, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn cải thiện và tăng cường quan
hệ với Việt Nam, nhằm can dự vào các vấn đề của ĐNA và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực
này. Như vậy, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Á, ĐNA càng gia tăng, vai trò và vị trí địa -
chính trị của Việt Nam càng được nâng cao hơn trước.
Mặt khác, xu hướng đa cực hóa và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc cũng tạo ra nhiều
thách thức đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Tham vọng bá quyền, kiểm soát không gian địa -
chính trị của các nước này gây ra nhiều khó xử cho chúng ta trong việc lựa chọn đối tác, phân biệt, đề
phòng và hạn chế các đối tượng trong quan hệ quốc tế. Nếu không có một đường lối ngoại giao khéo léo,
xử lý hài hòa các mối quan hệ trong tương quan quyền lực ảnh hưởng khu vực, rất dễ dẫn đến những mâu
thuẫn và hiểu lầm không đáng có giữa các bên. Ngoài ra, “mưu đồ” cùng những “tính toán chiến lược” của
các quốc gia này trong tranh chấp ảnh hưởng tại ĐNA cũng gián tiếp tạo ra trở ngại đối với những nước
đang phát triển như Việt Nam. Thông qua các hình thức hợp tác, viện trợ phát triển, mối quan hệ gắn kết
về ý thức hệ chính trị, tư tưởng về bạn, thù từng tồn tại trong lịch sử cùng nhiều khác biệt về hệ thống
chính trị, văn hóa, tôn giáo... các thế lực thù địch vẫn ngày đêm lợi dụng sơ hở để thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến”, lôi kéo phân hóa nội bộ Việt Nam. Với những hạn chế trong quá trình
hội nhập cùng tiềm lực kinh tế thấp, Việt Nam có nguy cơ trở thành “thuộc địa” cung cấp nguồn nguyên
liệu thô cho các nước phát triển và trở thành “bãi rác” công nghiệp của hàng hóa, máy móc lạc hậu nhập
ngoại, đồng thời phải đối mặt với hiểm họa khi môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, ảnh
hưởng của văn hóa và sức mạnh tiền bạc cũng có thể làm xói mòn và biến dạng bản sắc văn hóa truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
Với Việt Nam, chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của hai cường quốc lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực, dù
là gia tăng can dự để hợp tác hay là để kìm chế tầm ảnh hưởng lẫn nhau, cũng đều tạo ra những tác động
nhất định đến quá trình phát triển đất nước. Hiện nay, vị thế của ĐNA nói chung và Việt Nam nói riêng
đang và sẽ tiếp tục được nâng lên. Những thành tựu củasự nghiệp đổi mới đất nước cùng chính sách đối
ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị đã tạo nên thế và lực mới cho Việt Nam. Tăng cường thúc đẩy
quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, kể cả trên những lĩnh vực nhạy cảm như hợp tác đảm bảo an ninh -
quốc phòng, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả vị thế “cửa ngõ”, “đầu cầu”, “hạt nhân đoàn kết”
trong khu vực là những việc làm hết sức cần thiết, là yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện chiến lược “đa
dạng hóa, đa phương hóa” của nước ta trong thời kỳ mới.
_______________
(1) http://vietnamese.china.com/news/eastasia/810/20141030/194596.html

ThS Ngô Phương Anh


Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các bài viết khác

Giải mã những biến động thế giới bằng từ khóa “cách mạng công nghiệp 4.0”
Tôn giáo, chính trị và xung đột quốc tế
Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của Xinhgapo

lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1807-chien-luoc-cua-mot-so-“cuong-quoc”-tai-khu-vuc-dong-nam-a-nhung-nam-dau-the-ky-xxi-va-t… 3/4
07:58 10/01/2024 Chiến lược của một số “cường quốc” tại khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam
Những nhân tố chủ yếu tác động đến môi trường an ninh và sự lựa chọn chiến lược quốc tế của Trung
Quốc những năm tới
Quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa về phát triển kinh tế thị trường
Dự đoán chính sách đối với vấn đề Biển Đông của Tổng thống Donald Trump và tác động đối với Việt
Nam
Sức mạnh của các nhóm lợi ích truyền thông trong nền chính trị Mỹ hiện đại
Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào hiện nay
Từ chính sách đối ngoại hướng Đông của Ấn Độ, nhìn lại quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ 45 năm qua
Bất ổn về an ninh nguồn nước sông Mê Công và tác động của nó đối với khu vực

Cơ quan chủ quản: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tổng Biên tập: PGS,TS Nguyễn Thắng Lợi
Phó Tổng Biên tập: PGS,TS Hoàng Anh
Phó Tổng Biên tập: TS Đinh Quang Thành
Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 628/GP-BTTTT ngày 24/9/2021 của Bộ Thông Lượt truy cập: Công cụ thống kê và báo cáo web
tin và Truyền thông
Mã số chuẩn quốc tế: ISSN 2525-2607
Toà soạn: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 080.48132; Email: tcllct.hcma@gmail.com; Fax: 04.62827490

lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1807-chien-luoc-cua-mot-so-“cuong-quoc”-tai-khu-vuc-dong-nam-a-nhung-nam-dau-the-ky-xxi-va-t… 4/4

You might also like