You are on page 1of 5

Định nghĩa của quy luật lương chất:

-Định nghĩa:
+ Lượng: là tính quy định vốn có của sự vật về mặt độ lớn, quy mô, trình độ
phát triển, tốc độ vận động, biểu thị bằng con số các thuốc tính, các yếu tố cấu
thành nó.
+ Chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là tổng hợp các thuộc
tính làn cho sự vật là nó, khác với cái khác
Nội dung của quy luật lượng chất:
-Nội dung:
+ Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và
phần lượng
+ Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần
thường xuyên có sự biến đổi.
+ Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
+ Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự
vật, hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ
chất cũ.
+ Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình
thành với một lượng mới.
Tác động của quy luật lượng chất:
-Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và Chất tác động với nhau qua hai
mặt:
+Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại Lượng sẽ biến đổi dần
dần và tạo nên chất mới, Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy
vọt tiếp theo.
+Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển
của sự vật.
Mối quan hệ giữa lượng và chất
1. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi dần về chất.
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng . Khi sự vật hiện tượng
vận động và phát triển thì chất và lượng của nó cũng vận động và biến đổi theo. Sự
thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập mà nó có mối quan hệ liên kết chặt
chẽ với nhau. Nhưng không phải sự thay đổi bất kỳ nào về lượng cũng ngay lập tức
thay đổi về chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất
định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là độ.
+ Độ : là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất , là
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự
vật, sự vật chưa biến thành cái khác. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định
thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất giới hạn đó chính là điểm nút
+ Điểm nút : là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
+ Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về độ , nhịp
điệu của sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Qua đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất
biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút
sẽ dẫn đến sự thay về chất thông qua bước nhảy. Chất mới sẽ ra đời sẽ tác
động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên
tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động phát triển
của sự vật , hiện tượng trong tự nhiên , xã hội và tư duy .
Ý nghĩa của quy luật lượng chất:
+Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại
trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức
tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
+ Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện
nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay
đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay
đổi về lượng của sự vật.
+ Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới
hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ
trì trệ.
+ Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần
vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều
kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó,
cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Quy luật lượng chất thông qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường Kinh
doanh và Công nghệ HN.
Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau làkhác
nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Quá trình tích
lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất. Bởi vì, dù
nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có
được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. ở ví dụ này chúng em chỉ
xin giới hạn việc làm rõ quy luật lượng chất thông qua quá trình học tập và rèn
luyện tại trường Kinh doanh và Công nghệ HN.
Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập
ở phổ thông và đại học. So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ
đại học tăng lên một cách đáng kể. (Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một
môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra
kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở đại học một môn chỉ kéo dài
khoảng 10 đến 15 buổi học (từ 2 đến 3 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số
lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Tiếp đến là các nhiệm
vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học
còn đi kiến tập, thực tập,... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh
viên. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức,
bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên đại học cũng giống như quá trình
biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà sinh viên cần phải thay đổi nếp sống
mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại để đạt được những thành tích, kết quả
tốt trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
Thứ hai, trong quá trình học tập, sinh viên cần từng bước tích lũy kiến thức
một cách chính xác, đầy đủ. Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự
vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất
định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng
không nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ
số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích
lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá
trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong
hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri
thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn
hàng ngày để lượng được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh việc gấp rút mỗi khi
sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học
tập.
Thứ ba, Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng
vội đốt cháy giai đoạn.( Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể
tốt nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có
kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời
gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu làbước nhảy,
bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong
quá trình học tập rèn luyện của sinh viên.) Vì vậy, trong việc học tập và các hoạt
động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức (lượng) để làm
thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật, tranh tư tưởng nhảy cấp. Sau khi
họcnhững kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới cóthể
tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. nếu không, tình trạng mấtgốc sẽ xảy
ra.(Việc tiếp thu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao là phương pháphọc tập khoa học
mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng quy trình. Một số
trường hợp sinh viên không tập trung học, bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề,
làm ảnh hưởng đến tốc độ học. Nhiều sinh viên khi đến gần giai đoạn thi mới bắt
đầu học lại từ đầu, vì vậycho dù sinh viên chăm học trong thời gian đó thì cũng
không thể đảm bảo đượclượng kiến thức để vượt qua được kì thi. Ngoài ra, có nhiều
sinh viên có sứchọc trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng
một năm haymột học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến
không có môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại,
thi lại).Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì
thi,sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự
biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
Thứ tư, sinh viên phải liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng
chủ quan. Khi bước chân vào đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự
mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống
không có lý tưởng, hoài bão. Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác
động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm
thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở
thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ
của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy
về lượng), trở thành những giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, họa sỹ có trình độ...đóng góp
cho xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả
tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta
sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức
nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để
tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư
tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
Thứ năm, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ
động. Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.Quá trình
học tập phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹnăng; không được
bỏ qua kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn
thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành côngvà không thể hình thành
chất mới. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt qua điểm nút một cách
ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận dụng theo quy luật lượng
– chất.. Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm nút. Như là một kỳ
thi học sinh giỏi, mặc dù bạn cóđủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ thi,
nhưng lại không đủ tự tin để thựchiện bước nhảy, thì quá trình tích luỹ đó chỉ được
xem là tích luỹ về lượng mà không có sự thay đổi về chất
=> Như vậy, ta có thể thấy: Trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh
thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc
vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh
bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ
thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những
điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về
chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua
kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi
đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ
học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời
kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
TK; Như vậy, có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào các
hoạt động trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy
kiến thức của học sinh, sinh viên. Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả,
góp phần đào tạo ra những con người cú đủ cả chất và lượng để đưa đất nước ngày
một phát triển hơn.

You might also like