You are on page 1of 4

I.

Lời mở đầu:
Triết học được coi là hệ thống lý luận khái quát nhất về thế giới quan để từ
đó con người có thể tìm ra được vai trò, vị trí của bản thân trong thế giới ấy. Mặt
khác, Triết học cũng chính là khoa học trong khoa học. Do đó, dù thế giới xung
quanh chúng ta có vô vàn sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng thì con người
cũng đã dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lập lại của sự vật
hiện tượng. Từ đó, hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là một sản
phẩm của tư duy khoa học, “quy luật” phản ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện
tượng và tính chỉnh thể của chúng. Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của
tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra và tự ý
xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng quy luật vào thực tiễn.
Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại
hay còn gọi tắt là “Quy luật lượng - chất” là một trong ba quy luật cơ bản của phép
Biện chứng duy vật trong Triết học Mác-Lênin, nó cho biết phương thức của quá
trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, việc nhận thức
đúng đắn “Quy luật lượng - chất” đã, đang và sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, xã hội.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá, chuyển giao khoa học –
công nghệ và dân chủ hoá toàn diện đời sống xã hội đương đại hiện nay, đòi hỏi
con người cần phải thay đổi mình để hoà nhập, thích nghi với thế giới. Đương
nhiên, sinh viên chúng ta luôn phải trau dồi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới để
hoà mình vào sự phát triển của xã hội. Vì vậy, khi nhận ra việc nghiên cứu về quy
luật này sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về sự phát triển và quy
luật vận động, nhóm chúng tôi xin được trình bày nội dung về quá trình biến đổi
giữa lượng và chất để mọi người có thể hình dung, nhận thức được quy luật và vận
dụng quy luật vào trong thực tiễn . Đồng thời liên hệ vào quá trình xây dựng đất
nước Việt Nam hiện nay và quá trình học tập và rèn luyện bản thân sinh viên. Từ
đó, chúng ta có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng đất
nước sau này.
II. Nội dung độ, điểm nút, bước nhảy:
a) Khái niệm độ
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
- VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0C đến 100C.
b) Khái niệm điểm nút
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ,
làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới.
- VD: 0C và 100C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng
thái khí (bay hơi).
c) Khái niệm bước nhảy
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự
vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong sự biến đổi về lượng.
- VD: Từ học sinh tiểu học thực hiện bước nhảy thành học sinh trung học; từ cử
nhân thực hiện bước nhảy lên thạc sĩ...
- Có 4 hình thức bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn
làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
 Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách
tích luỹ dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất
cũ.
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt,
các bộ phận, các yếu tố cấu thành nên sự vật.
 Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những
yếu tố riêng lẻ của sự vật
III. Phần kết luận:
Chung quy lại, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá
trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh – sinh viên là rất cần thiết và
quan trọng. Chúng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động
qua lại của hai phạm trù “chất” và “lượng”, mà từ đó ta có thể vận dụng mối quan
hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp dụng vào thực tiễn như
các ví dụ đã nói trên. Việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật từ những thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là cả một quá trình, thông
qua hoạt động thực tiễn, những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nảy sinh và cùng
với đó những phương thức sản xuất cũng sẽ xuất hiên. Chúng ta phải biết vận dụng
nó một cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta thì lúc
đó chúng ta mới nắm bắt được sự chuyển hóa của một sự vật hay hiện tượng trong
sự phát triển của nó một cách rõ ràng và triệt để.
Đảng và nước ta đã vận dụng điều đó cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc trong những thập kỉ qua đã tạo nên
những thành tựu to lớn. Chính vì vậy chúng ta càng tin rõ ràng những quan điểm
cách mạng và khoa học của Mác-Lênin luôn là những tư tưởng đúng đắn để chúng
ta vẫn dụng cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, đó là quy luật về mối quan hệ
biện chứng giữa sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lương. Đó là những sự
chuyển hóa tạo nên sự phát triển của sự vật hay hiện tượng.
Vì thế, trong quá trình học tập, sinh viên cũng cần phải hài hoà, phối hợp giữa
kiến thức và kĩ năng để có thể tăng những tích luỹ về “lượng” mà các nhà tuyển
dụng đang tìm kiếm. Bởi vậy, ta lại càng thấy rõ hơn được tầm quan trọng và sự
tác động qua lại của quy luật “lượng” – “chất”, từ đó sinh viên sẽ chủ động hơn
trong việc trang bị cho mình những chuyên môn kiến thức và kĩ năng cần thiết và
đó cũng là tiền đề,bước chân đầu tiên để phát triển sự nghiệp sau này.
Đất nước có nở hoa hay không là do tay bạn vun trồng “Đừng hỏi Tổ quốc đã
làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

You might also like