You are on page 1of 3

NHÓM BETTER CALL SAUL

BUỔI 9: PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM (PHẦN 2)


Tình huống:
Một kho hàng có các mặt hàng sau: lúa gạo trị giá 800 triệu đồng; lúa mì trị giá 600
triệu và các mặt hàng khác trị giá 400 triệu đồng. Trong năm có các hợp đồng bảo
hiểm được ký kết giữa chủ kho hàng với các doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
- Hợp đồng 1 với DNBH A bảo hiểm cho lúa gạo với số tiền bảo hiểm là 800 triệu
đồng;
- Hợp đồng 2 với DNBH B bảo hiểm cho lúa gạo và các mặt hàng khác với số tiền bảo
hiểm là 1 tỷ;
- Hợp đồng 3 với DNBH C bảo hiểm cho lúa gạo và lúa mì với số tiền bảo hiểm là 1
tỷ.
Hỏi:
a. Nếu tổn thất xảy ra cho lúa gạo là 300 triệu. Xác định trách nhiệm bồi thường
của các DNBH theo các hợp đồng 1,2,3.
Căn cứ vào điều 49, Luật kinh doanh bảo hiểm; Chủ kho hàng đã ký 3 kết hợp đồng
bảo hiểm cho cùng 1 mặt hàng lúa gạo, nên khi có tổn thất xảy ra cho lúa gạo, mỗi
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua
bảo hiểm đã giao kết.
- Tỷ lệ bồi thường của DNBH A: 800 triệu/2 tỷ 8 = 0,286
- Tỷ lệ bồi thường của DNBH B: 1 tỷ/ 2 tỷ 8 = 0,357
- Tỷ lệ bồi thường của DNBH C: 1 tỷ/ 2 tỷ 8 = 0,357
Vậy số tiền bảo hiểm mà DNBH A phải bồi thường là: 0,286 * 300 triệu =
85,800,000 VNĐ
Số tiền bảo hiểm mà DNBH B phải bồi thường là 0,357 * 300 triệu =
107,100,000 VNĐ
Số tiền bảo hiểm mà DNBH C phải bồi thường là 0,357 * 300 triệu =
107,100,000 VNĐ
b. Nếu tổn thất xảy ra cho lúa mì là 400 triệu. Xác định trách nhiệm bồi thường
của các DNBH theo các hợp đồng 1,2,3.
Với tổn thất xảy ra cho lúa mì:
- Hợp đồng 1 với DNBH A bảo hiểm cho lúa gạo: Không có trách nhiệm bồi
thường vì chỉ giao kết HĐBH cho lúa gạo.
- Hợp đồng 2 với DNBH B bảo hiểm cho lúa gạo và các mặt hàng khác: Không
có trách nhiệm bồi thường vì chỉ giao kết HĐBH cho lúa gạo và các mặt hàng
khác (không có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho lúa mì)
- Hợp đồng 3 với DNBH C bảo hiểm cho lúa gạo và lúa mì: Có trách nhiệm bồi
thường cho tổn thất của lúa mì.
=> Số tiền bảo hiểm mà DNBH C phải bồi thường là 0,357*400
triệu=142,800,000 VNĐ

c. Nếu tổn thất xảy ra cho các mặt hàng khác là 180 triệu. Xác định trách nhiệm
bồi thường của các DNBH theo các hợp đồng 1,2,3.
Trách nhiệm của các DNBH theo các hợp đồng 1,2,3 nếu tổn thất xảy ra cho các mặt
hàng khác là 180 triệu lần lượt như sau:
- Hợp đồng 1 với DNBH A bảo hiểm cho lúa gạo với số tiền bảo hiểm là 800
triệu đồng: chủ kho hàng chỉ giao kết HĐBH cho lúa gạo chứ không ký kết cho
các mặt hàng khác ngay từ ban đầu nên cả hai không có trách nhiệm hay nghĩa
vụ bồi thường liên can gì với nhau -> DNBH A không có trách nhiệm bồi
thường trong TH này.
- Hợp đồng 2 với DNBH B bảo hiểm cho lúa gạo và các mặt hàng khác với số
tiền bảo hiểm là 1 tỷ: vì tổn thất 180 triệu chỉ xảy ra ở các mặt hàng khác và
không ảnh hưởng đến mặt hàng lúa gạo (800 triệu) nên bảo hiểm trong hợp
đồng này đã được bồi thường đầy đủ => DNBH B không có trách nhiệm bồi
thường trong TH này.
- Hợp đồng 3 với DNBH C bảo hiểm cho lúa gạo và lúa mì với số tiền bảo hiểm
là 1 tỷ: vì tổn thất không liên quan đến lúa gạo và lúa mì => DNBH C không có
trách nhiệm bồi thường trong TH này.

Vậy, trong trường hợp này, không có DNBH nào có trách nhiệm bồi thường.
Bảng đánh giá và điểm danh các thành viên Nhóm Better Call Saul
(16/05/2023)

Họ và Tên Chữ ký

Huỳnh Gia Minh

Lê Anh Quân

Nguyễn Thị Huyền Thương

Vũ Minh Chiến

Phạm Nguyễn Tú Trâm

Nguyễn Phan Huệ Anh

Võ Lê Thanh Trúc

Nguyễn Phương Huyền

You might also like