You are on page 1of 110

Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)

Khi phân tích hàm lượng các ion khoáng trong không bào và trong môi trường sống của hai loài tảo Nitella
và Valonia người ta thu được kết quả được thể hiện ở hình 1.

a) Ion nào được cả hai loài dự trữ chủ yếu trong không bào?
b) Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng sự phân bố ion trong tế bào tảo không tuân theo quá trình khuếch
tán như thế nào? Tại sao tế bào của hai loài tảo trên có thể duy trì được nồng độ ion như vậy?
c) Mỗi loài tảo trên sống trong môi trường nước ngọt hay nước mặn? Giải thích.
d) Sự thiếu ôxi (O2) trong nước có ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ ion của hai loài hay không? Giải thích.
LG
1a Ion K+ và Cl ̶ được cả hai loài dự trữ chủ yếu trong không bào. 0,25
Kết quả của quá trình khuếch tán là sự cân bằng nồng độ ion hai bên màng. Số liệu thu được ở 0,25
cả hai loài tảo cho thấy nồng độ ion khác nhau giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
1b
Nhờ quá trình vận chuyển chủ động/tích cực, trong đó các prôtêin màng dùng năng lượng để 0,25
hấp thu (hoặc đào thải) các ion một cách có chọn lọc không phụ thuộc gradient nồng độ.
Tảo Nitella sống trong nước ngọt, tảo Valonia sống trong nước mặn. 0,25
1c Vì môi trường tảo Nitella có nồng độ ion Na+ và Cl ̶ thấp hơn nhiều so với nồng độ tương ứng
0,25
trong môi trường tảo Valonia (Na+ cao gấp 10 lần, Cl ̶ gấp 5 lần).
Có ảnh hưởng. 0,25
1d Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng ATP. Sự thiếu O2 dẫn đến giảm cường độ hô hấp 0,25
và do đó giảm lượng ATP cung cấp cho quá trình này.
Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học của tế bào (ĐIỆN BIÊN 2022 – 2023)
1.1 Em hãy phân biệt các chất A, B ở hình dưới về đặc điểm cấu tạo, tính chất.

1.2 Ở sinh vật nhân thực, các phân tử RNA kích thước nhỏ có vai trò gì đối với hoạt động của tế bào?
Câu Hướng dẫn chấm Điể
m
1.1 A là Maltose, B là Sucrose 0,25
Phân biệt A và B
Đặc A B 0,5
điểm
Cấu tạo - Được cấu tạo từ 2 phân tử - Được cấu tạo từ 1 phân tử Glucose 0,25
Glucose liên kết với nhau và 1 phân tử Fructose liên kết với
bằng liên kết 1,4 glycosidic. nhau bằng liên kết 1,2 glycosidic.
Tính - Có tính khử - Không có tính khử
chất
1.2 Ở sinh vật nhân thực, các phân tử RNA kích thước nhỏ có vai trò:
- RNA nhân kích thước nhỏ tham gia cấu trúc nên phức hệ cắt nối intron và exon. 0,25
- Trong phức hệ cắt nối, các RNA này thể hiện hoạt tính lyzozim cắt các vùng biên của intron
và nối các exon tạo RNA hoàn chỉnh. 0,25
- RNA kích thước nhỏ kết hợp với các loại protein tạo thành miRNA tham gia điều hòa hoạt
động của gen. 0,25
- RNA kích thước nhỏ kết hợp với các protein tạo thành các ciRNA tham gia điều hòa hoạt
động của gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc. 0,25
Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học của tế bào (QUỐC HỌC HUẾ 2022 – 2023)
1.1. Bệnh Alzheimer liên quan đến sự tích tụ của các amyloid peptide, tiếp theo là sự thoái hóa của các tế
bào thần kinh và sự phá vỡ con đường dẫn truyền thông tin qua acetylcholine. Trong số những bệnh nhân bị
bệnh Alzheimer, các β-amyloid peptide (Aβ) được hình thành từ sự phân cắt protein APP. Protein bình thường
(APP) bao gồm nhiều chuỗi xoắn α, làm cho nó có khả năng hòa tan cao. Ngược lại, β-amyloid giàu phiến gấp
β, dễ kết tụ và tạo ra các sợi không hòa tan. APP là một protein xuyên màng đa miền (multi-domain). Có ba loại
protease tham gia vào quá trình phân giải APP: α-, β- và γ-secretase.

Hình 1.1. Sự biến đổi APP, protein đa miền


Chỉ ra mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai.
A. α-secretase phân cắt APP hoàn chỉnh (mature APP) ở một vị trí nhất định và do đó ngăn cản sự hình
thành β-amyloid.
B. β- và γ-secretase tham gia vào quá trình tạo thành β-amyloid peptide.
C. Có hai đoạn xuyên màng được hình thành do hoạt động của enzym β-secretase: đoạn ở đầu N và đoạn ở
đầu C.
D. Đoạn xuyên màng đầu C được hình thành do hoạt động của enzym β-secretase có cấu trúc xoắn α chiếm
ưu thế
1.2. Enzyme invertase xúc tác phản ứng thủy phân liên kết glycoside trong phân tử sucrose. Trộn invertase
với sucrose ở nồng độ xác định và ủ ở 30oC. Một lượng nhỏ mẫu được lấy ra ở các thời điểm khác nhau từ khi
trộn invertase với sucrose để xác định nồng độ glucose (kí hiệu [glucose]). Kết quả thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1
Thời điểm (phút) 0 2,5 5,0 7,5 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0
[glucose] (µM) 0 3,2 5,9 8,1 9,7 11,9 12,5 12,6 12,6
a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tốc độ phản ứng (giá trị trên trung tung) ở thí nghiệm trên theo giá
trị điểm giữa mỗi khoảng thời gian (giá trị trên trục hoành) ở Bảng 1.
b) So sánh nồng độ đường khử của dung dịch thu được tại thời điểm 30 phút với nồng độ đường khử của
dung dịch glucose 15,3µM. Giải thích.
c) KDH (α-ketoglutarate dehydrogenase) là một trong hầu hết các protein của ty thể được mã hóa ở nhân
và được vận chuyển vào ty thể nhờ phức hệ protein vận chuyển ở ngoài màng. Số lượng phức hệ này trong ty
thể nấm men là 10pmol/mg protein ty thể. Nếu quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ty thể diễn ra đồng
thời thì 10pmol phức hệ protein màng ngoài cần vận chuyển 1mg protein cho mỗi thế hệ. Giả định rằng cứ 3 giờ
ty thể lại nhân đôi, tốc độ tổng hợp protein là 3 amino acid/giây, 1 amino acid có khối lượng 110 Dalton, có
6,02×1023 phân tử/mol và 1 dalton tương đương 1,66×10-24g. Hãy tính số mg protein được vận chuyển bởi
10pmol phức hệ protein trong một thế hệ.
Ý Nội dung Điểm
A. Đúng
B. Đúng
1.1 C. Sai 0,5
D. Sai
(Mỗi ý đúng được 0,125 điểm)
- Tính tốc độ phản ứng ở thí nghiệm 1:
Khoảng thời gian (phút) 0- 2,5 5- 7,5 10- 15- 20- 25-
2,5 -5 7,5 -10 15 20 25 30
Tốc độ phản ứng (µM glucose/phút) 1,28 1,0 0,8 0,5 0,4 0,1 0,0 0
0,25
1.2 8 8 4 4 2 2
a

Vẽ được đồ thị có chú thích các trục hoành là biến độc lập (thời gian) và trục tung là biến
phụ thuộc (tốc độ phản ứng) có chú thích và các đơn vị. 0,25
Vẽ đúng đồ thị phản ánh đúng số liệu tính với tốc độ phản ứng.
Dung dịch thu được ở thí nghiệm 1 có nồng độ đường khử tại 30 phút sau khi trộn invertase
0,25
với cơ chất cao hơn so với nồng độ đường khử của dung dịch có chứa glucose 15,3µM.
1.2
Do sucrose là disaccaride có thành phần cấu tạo là glucose và fructose nên khi thủy phân tạo
b
ra glucose và fructose có nồng độ bằng nhau. Các monosaccharide có tính khử, vì vậy 0,25
[đường khử] = 2 ×12,6 =25,2µM > [đường khử] của dung dịch glucose 15,3µM.
1.2 - Số mg protein mà 1 phức hệ vận chuyển được trong 1 thế hệ là:
c 3 acid amin × 3600s × 3h × 110Da × 1,66×10-21 ≈ 5,9×10-15mg
- Số phức hệ protein vận chuyển 1 mg protein là: 10 ×10-12×6,02×1023 ≈ 6,02×1012 0,5
- Số mg protein mà 10pmol phức hệ có thể vận chuyển khi đang được tổng hợp là:
6,02×1012 × 5,9×10-15 ≈ 0,035mg.

Câu 1 (2,0 điểm) THÀNH PHẦN HH TB (SƠN LA 2022 – 2023)


a) Hình ảnh dưới đây mô tả một bậc cấu trúc của một đại phân tử sinh học. Hãy cho biết đó là bậc cấu trúc nào
của đại phân tử đó? Giải thích sự hình thành cấu trúc đó.
b) Xét các loại đại phân tử sau đây: Tinh bột, glicogen, lipid, protein, DNA, xenlulose.
a. Cho biết tên đơn phân cấu trúc nên mỗi loại đại phân tử đó.
b. Những loại đại phân tử nào có tính đặc thù cho loài? Tính đặc thù thể hiện ở những điểm nào?

Câu/ý Nội dung Điể


m
a - Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein. 0,25
- Sự hình thành:
+ Do sự hình thành các liên kết hydrogen giữa các thành phần lặp đi lặp lại của bộ khung của 0,25
chuỗi polipeptit.
+ Nguyên tử oxygen và nitrogen đều âm điện, các nguyên tử hydrogen mang điện tích dương 0,25
yếu gắn với nguyên tử nitrogen có ái lực với nguyên tử oxygen của liên kết peptit liền kề.

b a. Tên đơn phân cấu trúc nên mỗi loại đại phân tử:
- Tinh bột, xenlulose và glicogen được cấu trúc từ các đơn phân là glucose
- Lipid được cấu trúc từ glixerol và axid béo
- Protein được cấu trúc từ các amino axid.
- DNA được cấu trúc từ các nucleotid.
b. Những loại đại phân tử có tính đặc thù là: protein, DNA.
- Tính đặc thù của phân tử DNA thể hiện ở:
+ Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử.

+ Tỷ số là hằng số, đặc trưng cho từng loài.


+ Hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào
- Tính đặc thù của phân tử protein thể hiện ở: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các amino
axid trong phân tử.

Câu 1 (2,0 điểm) THÀNH PHẦN HH TB (TUYÊN QUANG 2022 – 2023)


a. Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự giảm dần
khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó.
b. Tại sao tốc độ vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào bằng protein mang thường chậm hơn so với
việc vận chuyển qua kênh protein?
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điểm
a Lớp phospholipid kép có các đầu ưa nước quay ra ngoài còn các đuôi kị nước quay vào trong
→ tính phân cực. Có hai tính chất cơ bản kiểm soát khả năng khuếch tán các chất qua lớp
phospholipid kép của màng tế bào là: 0,5
+ kích thước chất khuếch tán: chất có kích thước nhỏ khuếch tán qua lớp phospholipid kép
nhanh hơn chất có kích thước lớn
+ độ phân cực: chất không phân cực khuếch tán tốt hơn (>) chất phân cực > chất tích điện
→ Thứ tự sắp xếp các chất theo khả năng khuyếch tán tốt nhất đến kém nhất như sau: CO 2
(kích thước nhỏ và không phân cực) > ethanol (kích thước nhỏ và hơi phân cực) > H 2O (kích 0,25
thước nhỏ và phân cực) > glucose (kích thước lớn và phân cực) > Ca 2+ (kích thước nhỏ và tích 0,25
điện) > ARN (kích thước lớn và tích điện cao).
b Protein mang vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào chậm hơn rất nhiều so với vận
chuyển các chất qua kênh protein vì các protein mang phải liên kết với chất vận chuyển, sau đó, 0,5
phải trải qua một loạt biến đổi về cấu hình không gian trước khi có thể vận chuyển các chất qua
màng tế bào. Trong khi đó, việc vận chuyển các chất qua kênh protein nhanh hơn rất nhiều vì
0,5
đó là các kênh dạng lỗ chuyên hóa, chúng không liên kết với các chất vận chuyển và không
phải thay đổi cấu hình để vận chuyển các chất qua màng.
Câu 1 (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào (NAM ĐỊNH – 2022 – 2023)
1.1. Người ta có thể xác định sự di động tương đối của một số phân tử trong tế bào bằng phương pháp phục
hồi huỳnh quang sau khi tẩy (FRAP, fluorescence recovery after bleaching) trong đó đánh dấu huỳnh quang các
phân tử nghiên cứu, rồi tẩy huỳnh quang ở một khu vực nhỏ và đo tốc độ phục hồi tín hiệu huỳnh quang khi các
phân tử nghiên cứu di chuyển vào khu vực bị tẩy. Đồng thời, cũng có thể theo dõi sự di chuyển của một phân tử
hoặc một nhóm phân tử bằng phương pháp theo dõi đơn phần tử (SPT, single particle tracking) sử dụng kháng
thể liên kết với các phần tử kim loại vàng (gold particles) xuất hiện như các đốm sẫm khi theo dõi dưới kính
hiển vi gắn camera. Số liệu theo dõi sự di chuyển của 3 protein X, Y và Z bằng hai phương pháp FRAP (Hình
1a) và SPT (Hình 1b) được thể hiện dưới đây.

Hình 1a

Hình 1b

Hãy cho biết kết quả theo dõi SPT của 3 protein X, Y, Z tương ứng với hình nào trong 3 hình (A), (B), (C). Giải
thích.
- Protein X có tốc độ phục hồi huỳnh quang nhanh nhất trong 3 loại protein 0,5
=> protein X có độ linh động cao nhất, tương ứng với hình (B)
- Protein Y có tốc độ và mức độ phục hồi huỳnh quang thấp nhất trong 3 loại protein 0,25
=> protein Y có độ linh động thấp nhất, tương ứng với hình (A)
- Còn lại protein Z là hình (C)
0,25

1.2. Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng khuếch tán của một số chất/ ion qua một loại màng tế bào và
một loại lớp kép lipit trong cùng điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào Tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit
Chất/ion
(cm/giây) (cm/giây)
-
Cl 0,0001 ?
+
Na 0,001 ?
K+ 0,01 ?
Glixerol 0,01 ?
H2O 100 ?
CO2 100 ?
O2 15000 ?
Cho các giá trị về tốc độ khuếch tán (cm/giây) thu được như sau: 0; 0,01; 100; 15000.
Hãy cho biết tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit của các chất/ion trên có giá trị nào trong các giá trị
trên? Giải thích.
Tốc độ khuếch tán qua màng Tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit 0,5
Chất/ion
tế bào (cm/giây) (cm/giây)
Cl- 0,0001 0
+
Na 0,001 0
K+
0,01 0 0,25
Glixerol 0,01 0,01
H2O 100 0
0,25
CO2 100 100
O2 15000 15000
- Giải thích:
+ Cl-, Na+, K+ tích điện, H2O phân cực nên không khuếch tán qua lớp kép lipit
+ CO2, O2 có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện còn glixerol tan trong lipit nên dễ
dàng khuếch tán qua lớp kép lipit.

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào (HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ 2022 – 2023)
1.1. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các polysaccharide.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C? So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó trong tế bào?

1.2. Trong các chất sau đây: Pepsin, DNA và đường glucose. Nếu tăng dần nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi
cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích ?
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điể
m
1.1. * Tên của ba chất: A- Tinh bột; B- Glycogen; C- Cellulose 0,25
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucose. 0,25
- Khác nhau:
Hợp Cấu trúc Vai trò của các
chất hợp chất
Tinh bột Các Là chất dự trữ
α trong tế bào 0,25
glucose liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 thực vật.
glycosidic tạo thành mạch Amylose không phân nhánh
và các mạch Amylopectin phân nhánh. 0,25
Glycoge Các Là chất dự trữ
n α trong tế bào
glucose liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 động vật. 0,25
glycosidic tạo thành mạch phân nhánh nhiều.
Cellulos Các Cấu trúc thành
e β tế bào thực vật.
glucose liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4
glycosidic không phân nhánh tạo thành sợi, tấm rất bền
chắc.
1.2. - Chất biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là Pepsin: vì pepsin là enzyme có bản chất là protein, khi 0,25
đun nóng các liên kết hydrogen bị bẻ gẫy. Mặt khác pepsin gồm nhiều amino acid cấu tạo nên, nên
tính đồng nhất không cao.
- DNA khi bị đun nóng cũng bị biến tính do phã vỡ các liên kết H 2 trên hai mạch đơn của DNA. 0,25
Tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống các liên kết H 2 lại được hình thành. DNA sẽ phục hồi
được cấu trúc ban đầu.
- Glucose là một phân tử đường đơn, có nhiều liên kết cộng hoá trị bền vững, không bị đứt gãy tự 0,25
phát trong điều kiện sinh lí tế bào, bền vững với tác dụng đun nóng của dung dịch
Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hoá học của tế bào (HƯNG YÊN 2022 – 2023)
1. Cấu trúc protein bậc 3, 4 được duy trì bởi các lực liên kết hoá học khác nhau. Quan sát hình bên dưới
và trả lời các câu hỏi liên quan:

a. Tên gọi các lực liên kết (1), (2), (3), (4).
b. Chuỗi polipeptide mới được tạo thành phải chịu những tác động nào để tạo thành protein cấu trúc bậc 3
trên?
2. Dựa trên những hiểu biết hiện nay về cách thức protein gập cuộn, chúng ta có thể dự đoán cấu trúc một
phân tử protein bất kỳ dựa trên trình tự chuỗi polipeptide của chúng. Một đoạn polypeptide được cung cấp như
sau:
Ile – Ala – His – Thr – Tyr – Gly – Pro – Phe – Glu – Ala – Ala – Met – Cys – Lys – Trp – Glu – Ala –
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Gln – Pro – Asp – Gly – Met – Glu – Cys – Ala – Phe – His - Arg
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
a. Hãy xác định vị trí hình thành gập beta trong cấu trúc bậc 2 của protein? Giải thích.
b. Giả sử đoạn polipeptide này là một phần của protein hình cầu lớn, hãy chỉ ra vị trí có thể có các gốc amino
acid sau: Asp, Ile, Ala, Gln, Lys nằm tại bề mặt bên ngoài hoặc bên trong protein. Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
1 a. (1): Tương tác kị nước (2). Cầu nối disulfua 0.5
(3): Liên kết ion. (4): Liên kết hidro.
b.
- Sự gấp cuộn: Khi protein vừa được tổng hợp xong, nó gấp cuộn thành cấu trúc không gian ba
chiều xác định chức năng sinh học. Một số protein bắt đầu gấp cuộn ngay khi còn đang được 0.25
tổng hợp. Mặc dù về nguyên tắc, polipeptit có thể hình thành nhiều cấu hình không gian khác
nhau, nhưng tất cả các protein chỉ có 1 cấu hình tự nhiên là trạng thái cấu trúc ổn định nhất với
mức năng lượng tự do thấp nhất. Ngoài vai trò chủ yếu của cấu trúc bậc I còn có các nhóm
protein chapreron giúp polipeptit gấp cuộn đúng hình dạng không gian có đủ hoạt tính sinh
học. 0.25
- Biến đổi các gốc axit amin tùy trường hợp hoặc các biến đổi sau dịch mã như cắt xén bởi
proteaza, thêm nhóm đường, nhóm photphat,…

2 a)
- Cấu trúc gập beta thường xảy ra ở vị trí có amino acid Proline và Glycine do: Proline thường
tồn tại ở dạng cis – dạng phù hợp cho việc gập lại chuỗi polipeptide, Glycine có gốc R là 0.25
nguyên tử H chiếm không gian nhỏ, linh động, phù hợp ở gần proline trong cấu trúc gập.
àGập beta xảy ra tại vị trí Proline thứ 7 và 19, Glycine số 6 và 21 (Proline ưu tiên hơn so với
Glycine) 0,25

b)
- Protein mặt ngoài phải chứa amino acid phân cực vì tiếp xúc với nước; còn bên trong là các 0,25
amino acid không phân cực vì bị nước đẩy vào (tương tác kị nước).
- Do vậy vị trí có thể có các gốc amino acid Asp, Ile, Ala, Gln, Lys:
+ Mặt ngoài protein là các gốc amino acid phân cực: Asp, Gln, Lys 0,25
+ Mặt trong protein là các gốc amino acid không phân cực: Ala, Ile

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học tế bào (CAO BẰNG 2022 – 2023)
Một loại polysaccharide X được cấu tạo bởi các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1β - 4
glicosidit thành mạch thẳng không phân nhánh.
1. Tên của loại polysaccharide X này là gì?
2. Chất Y là thành phần chính cấu tạo nên lớp vỏ ngoài của côn trùng và giáp xác. Hãy cho biết đơn
phân cấu tạo nên chất hóa học này?
3. So sánh X và Y? Vì sao Y có tính chất rất dai và cực bền? Ứng dụng của chất Y trong đời sống?
1 Loại polysaccarit X này là cellulose. 0,25

b. Chất hóa học Y là thành phần chính cấu tạo nên vỏ ngoài của côn trùng và giáp xác,
I nên Y là chitin. 0,25
2 - Đơn phân cấu tạo nên chitin là Glucose liên kết với N- axetylglucosamine. 0,25

3 So sánh X và Y:
- Giống nhau: cellulose và chitin đều là chất trùng hợp từ các đơn phân glucozơ nối
với nhau bằng liên kết 1β - 4 glicosidic. 0,25
- Khác nhau: Kitin có 1 nhóm – OH được thay thế bằng 1 nhóm phức – HC-CO-CH3. 0,25
Sự khác biệt đó làm cho giữa các chuỗi có nhiều liên kết hidro hơn làm cho chitin rất
dai và cực bền.
Ứng dụng: làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật y học, chitin chuyển thành kitodan ứng 0,25
dụng trong nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng, nẩy mầm ra rễ..., trong công
nghiệp làm tăng độ bền của gỗ, phim ảnh...
0,5

Câu 1 (2,0 điểm). TP HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (CHUYÊN TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG 2022 – 2023)
1. Hình 1 dưới đây mô tả cấu tạo của phân tử cacbohydrate trong tế bào thực vật. Cho biết:

Hình 1
a. Phân tử này có tính khử không? Giải thích.
b. Vai trò của phân tử này trong cơ thể thực vật.
2. Có hai mẫu DNA, mỗi mẫu đều biến tính ở 920C. Sau khi biến tính, người ta trộn hai mẫu DNA với nhau và
để hỗn hợp nguội dần cho phép các sợi DNA bắt cặp trở lại (hồi tính). Khi DNA mới hồi tính được biến tính lần
thứ hai, mẫu này có nhiệt độ biến tính ở 850C.
a. Hãy đưa ra các giả thiết giải thích vì sao nhiệt độ biến tính ở lần hai thấp hơn lần đầu.
b. Bằng cách thực nghiệm nào để kiểm tra giả thiết em đưa ra là đúng?
c. Nếu DNA mới được hồi tính có nhiệt độ biến tính vẫn là 92 0C thì có thể kết luận gì về trình tự của hai mẫu
ADN trên?
Nội dung Điể
Ý
m
a.
- Phân tử đường sucrose được hình thành từ 1 phân tử glucose và 1 phân tử fructose bằng liên kết 1,2 a -
glucosit 0.25
1 - Không có tính khử vì liên kết được tạo thành giữa 2 nhóm -OH glucosit của chúng.
b. Vai trò: Sucrose là đường có chức năng cung cấp năng lượng và vận chuyển trong cơ thể thực vật
0.25

a Các mạch của mỗi mẫu bắt cặp lại của mẫu đó nhưng do có các đoạn lặp lại làm cho chúng bị bắt 0.25
cặp lệch đoạn không đúng như ban đầu. Do đó nhiệt độ biến tính giảm.
Một mạch của mẫu này bắt cặp với một mạch của mẫu kia nhưng do trình tự không giống nhau
hoàn toàn nên không bắt cặp hoàn toàn. Do đó nhiệt độ biến tính giảm.
b - Đánh dấu hai mẫu ADN bằng chất huỳnh quang có hai màu khác nhau.
+ Nếu 2 mạch cùng một mẫu thì phân tử lai có 1 màu. 0.25
+ Nếu 2 mạch của hai mẫu thì phân tử lai có 2 màu.
- Đánh dấu phóng xạ.
2
+ Nếu 2 mạch cùng một mẫu thì phân tử lai có 1 loại phóng xạ. 0.25
+ Nếu 2 mạch của hai mẫu thì phân tử lai có 2 loại phóng xạ.
c - Hai mẫu ADN có trình tự hoàn toàn giống nhau và trong mỗi mẫu không có trình tự lặp lại. Khi
bắt cặp có thể các mạch của một mẫu hoặc các mạch khác mẫu vẫn tạo ra các mẫu mới có trình tự
giống ban đầu. Do đó nhiệt độ biến tính không thay đổi. 0.25
- Hai mẫu ADN có trình tự hoàn toàn khác nhau và trong mỗi mẫu không có trình tự lặp lại. Khi
bắt cặp chỉ các mạch cùng mẫu bắt cặp với nhau tạo ra mẫu giống ban đầu. Do đó nhiệt độ biến
tính không thay đổi.

Câu 1 (2,0 điểm): Thành phần hóa học tế bào (LÊ THÁNH TÔNG QUẢNG NAM 2022 -2023)
Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu 32Pphóng xạ vào nước cất và quan sát dưới kính hiển vi
điện tử, người ta nhận thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác, người ta tổng hợp nên 3
loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép phosphatidylcholine) có các đặc điểm như
sau:
Túi A: 100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (là một loại acid béo no).
Túi B: 50% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic (là một loại acid
béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic.
Túi C: giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng.
1. Hãy cho biết tên và nêu các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc được quan sát?
2. Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đông cứng lại nhanh hơn? Giải thích.
3. Đặc điểm màng của loại túi nào giống với tế bào thực vật nhất? Giải thích.
4. Khi thực hiện thí nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay tăng
nhiệt độ thì túi A luôn bị đông cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên?
Câu I Nội dung Điểm
1.1 - Giọt micelle: có hình cầu, kích thước nhỏ, cấu trúc màng đơn, lõi là các đuôi acid béo kị
nước được bao ngoài bởi phần đầu ưa nước (choline + gốc phosphate + glycerol).
0,25
- Màng kép: có hình phẳng, diện tích bề mặt lớn, cấu trúc màng kép, tiếp xúc với dung dịch
0,25
bên ngoài là phần đầu, bên trong lõi là các đuôi acid béo.
- Liposome: có hình cầu (dạng túi), kích thước lớn, cấu trúc màng kép, bên trong lõi có một
khoang rỗng chứa dung dịch, tiếp xúc với dung dịch bên ngoài và bên trong lõi đều là phần 0,25
đầu, giữa 2 lớp phần đầu là các đuôi acid béo.
1.2 Túi A, vì túi B có 50% phân tử phospholipid không bão hòa à các đuôi acid béo không no đẩy
các phân tử phospholipid ra xa nhau à tăng tính “lỏng” của màng à khó bị đông cứng hơn ở 0,25
nhiệt độ lạnh.
1.3 Túi B, vì màng tế bào thực vật thường có tỉ lệ phospholipid không bão hòa cao hơn nhiều so 0,25
với tế bào động vật
1.4 - Cholesterol khi xen giữa màng của túi C có thể tham gia tương tác kị nước hoặc tạo liên kết 0,25
Van der Waals với các đuôi acid béo.
- Khi nhiệt độ thấp, cholesterol xen giữa làm tăng khoảng cách giữa các phân tử phospholipid
0,25
à giảm sự liên kết giữa các đuôi acid béo, làm tăng động năng của màng à khó bị đông cứng
hơn túi A.
- Khi nhiệt độ cao, cholesterol giữ các phân tử phospholipid gần với nhau (nhờ các liên kết
0,25
yếu và tương tác kị nước) à giảm động năng của màng à khó bị tan rã hơn túi A.

Câu 1 (2,00 điểm): Thành phần hóa học (CHUYÊN BIÊN HÒA – HÀ NAM 2022 – 2023)
1. Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?
2.
a) Những đặc điểm nào của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng?
b) Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng
nhiệt đới?
Ý HƯỚNG DẪN ĐIỂM
Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì:
- Do có cường độ hoạt động cao nên các vận động viên chơi thể thao thường có nhu cầu năng 0,25
lượng lớn. Sau buổi tập, năng lượng trong cơ thể của vận động viên chơi thể thao đã bị tiêu hao rất
1 nhiều, cần phải được bù đắp năng lượng kịp thời.

- Trong chuối chín có nhiều đường đơn như glucose. Mà đường đơn đặc biệt là glucose chính là 0,25
nguồn nguyên liệu chủ yếu, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo năng lượng cho tế bào, cơ thể.
→ Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao để bổ sung lượng 0,25
đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động tập luyện tiếp theo.
- Ngoài ra, chuối cung cấp một nguồn K dồi dào giúp giảm bớt nguy cơ bị chuột rút và ổn định 0,25
tinh thần.
- Triglyceride chứa các mạch hydrocarbon dài với tỉ lệ C/O cao hơn nhiều so với carbohydrate, do 0,25
2a đó dự trữ nhiều năng lượng hơn.
- Ngoài ra, triglyceride kị nước nên chiếm thể tích ít hơn trong tế bào. 0,25
- Lớp mỡ dày dưới da của các loài động vật sống ở vùng cực được xem như lớp cách nhiệt giúp 0,25
tránh thất thoát nhiệt ra môi trường (giữ ấm cho cơ thể).
2b
- Ngoài ra, lớp mỡ dưới da còn là nguồn dự trữ năng lượng giúp những động vật ở vùng cực 0,25
sống qua mùa đông lạnh giá, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào (QUẢNG NINH – 2022 – 2023)

1. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin
người ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl iodine) thế nhóm H trong
OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3. Sau đó, tất cả các liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong
dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân nhánh trong amilopectin. Giải
thích cơ sở của quy trình này?
2. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroid phổ
biến trên màng sinh chất của tế bào động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác dụng của
steroid đó trong màng sinh chất.
b. Loại steroid này còn có vai trò gì trong tế bào?

Hình 1
Nội dung Điểm
- Amilopectin c có cả cấu trúc mạch thẳng với liên kết α-1,4-glycoside và cấu trúc mạch nhánh với liên 0,25
kết α-1,6-glycoside.
- Khả năng methyl hóa chỉ thực hiện được ở vị trí nhóm OH tự do => khi thủy phân liên kết glycoside
bởi dung dịch acid tạo được 2 sản phẩm 2,3-di-O-methylglucose (glucose tham gia vào liên kết tại vị trí
C số 1, 4 và 6) và 2,3,6-tri-O- methylglucose (glucose tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4). 0,25
=> từ hàm lượng 2,3-di-O-methylglucose xác định được mức độ phân nhánh trong amilopectin.

-Hợp chất hữu cơ hình 1 là cholesterol. 0,25


- Trong màng sinh chất, nhóm hydroxyl trên phân tử cholesterol tương tác với đầu phosphate của màng
còn gốc steroit và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. 0,25
- Các phân tử cholesterol đan xen vào những phân tử phospholipide để có thể kết hợp chặt chẽ với màng
sinh học. 0,25
- Cách sắp xếp các phân tử như vậy đã giúp cho màng ngăn chặn các mạch acyl của phospholipide quá
gần nhau để duy trì độ linh động cao của màng mà vẫn đảm bảo độ bền chắc cơ học cần thiết. 0,25

Vai trò của cholesterol


- là thành phần cấu trúc của màng.
- Là tiền chất chính để tổng hợp nhiều phân tử có hoạt tính sinh học quan trọng như: vitamin D, nhiều 0,25
loại hormone steroid (cortisol, aldosterone và các hormone sinh dục), axít mật ….tham gia vào các hoạt
động sống của tế bào. 0,25

Câu 1. (2.0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào. (NBK QUẢNG NAM 2022 – 2023)
1. Cho ba loại nucleic acid sau: (A) là một loại nucleic acid 100% các nucleotide có liên kết hydrogen, thường
được chứa trong cấu trúc của một số bào quan hoặc tế bào một số loài khuẩn, B là một loại nucleic acid được
sinh ra trong nhân được xem là bền nhất trong tất cả các loại nucleic acid, (C) là một loại nucleic acid đóng vai
trò như một enzyme tham gia xúc tác quá trình cắt bỏ intron, kết nối exon lại với nhau. Cho biết (A), (B), (C) là
gì? Trình bày điểm khác nhau cơ bản của các nucleic acid đó.
2. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử RNA kích thước nhỏ có vai trò gì đối với hoạt động của tế bào?

1 - (A): DNA dạng vòng. 0.125


- (B): DNA dạng thẳng. 0.125
- (C): rRNA. 0.125
- Điểm khác nhau cơ bản:
DNA dạng vòng DNA dạng thẳng rRNA
Số mạch 2 2 1 0.375
polynucleotide 0.375
Liên kết với protein Không Có Không
histone 0.375
Các loại nucleotide A, T, G, X. A, T, G, X. A, U, G, X
2 - RNA nhân kích thước nhỏ tham gia cấu trúc nên phực hệ cắt nối intron và exon: trong phức 0.25
hệ cắt nối, các RNA này thể hiện hoạt tính lysozyme cắt các vùng biên của intron và nối các
exon tạo RNA hoàn chỉnh.
- RNA kích thước nhỏ kết hợp với các loại protein tạo thành miARN tham gia điều hòa hoạt 0.25
động của gen (Hoặc có thể trả lời RNA kích thước nhỏ kết hợp với các protein tao thành các
ciARN tham gia điều hòa hoạt động của gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc).

Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào (2,0 điểm) (LÀO CAI 2022 – 2023)

Hình 1.2. Aspirin


Hình 1.1. Steroit
1.1. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroit phổ biến trên màng sinh chất của tế bào động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác dụng của steroit đó trong màng sinh chất.
b. Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit này còn có vai trò gì trong tế bào?
1.2. Aspirin (hình 2.2) là một axit yếu với pK = 3.5. Hầu hết aspirin sẽ được hấp thu ở dạ dày hay ở ruột non?
Giải thích
Hướng dẫn chấm:
a-Tên: cholesterol 0,25
- - Cách sắp xếp:
+ Đầu kị nước cắm vào bên trong lớp phospholipid kép, gốc –OH ưa nước tương tác với nhóm
phosphate của phospholipid. 0,25
+ Cholestrol sắp xếp xen kẽ giữa các phospholipid trong màng sinh học
- - Tác dụng của cholestrol trong màng sinh chất: đệm nhiệt
+ Khi nhiệt độ quá cao, cholesterol ở giữa các phospholipid ngăn cản sự chuyển động quá
1.1. nhanh, mạnh của các phân tử phospholipid, tránh vỡ màng
+ Khi nhiệt độ quá thấp, cholesterol ở giữa các phospholipid ngăn cản sự gắn kết chặt của các 0,25
phân tử phospholipid, tránh đóng băng màng
b. Vai trò khác:
- Tiền chất để tổng hợp các steroid quan trọng khác như hormone sinh dục, acid
mật, …
- Quan trọng với hệ thần kinh, hệ miễn dịch, bao gồm cả chống ung thư 0,25
- Tương tác với một loại protein quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi
- Ở dạ dày, pH dạ dày (1.6 - 2.4) < pK aspirin (3.5) ® aspirin không phân ly ra H+ ® aspirin
không tích điện ® dễ đi qua màng ® được hấp thu ở dạ dày 0,5
1.2. - Ở ruột non, pH ruột non (6– 8) > pK aspirin (3.5) ® aspirin phân ly ra H+ ® aspirin tích điện
® khó đi qua màng ® hấp thu ở ruột non khó khăn hơn
- Tuy nhiên, dù thuốc có tính acid hay base, hầu hết sự hấp thụ xảy ra ở ruột non vì diện tích 0,5
bề mặt lớn hơn và màng dễ thấm hơn
Câu 1. TP hóa học của tế bào (2 điểm) (YÊN BÁI 2022 – 2023)
1. Một nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại prôtêin do tế bào động vật giải phóng vào môi trường
nuôi cấy. Ông nhận thấy loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy khi cho một vài giọt hoocmôn
vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào ông đã đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh
quang. Nhờ đó, ông đã quan sát thấy thuốc nhuộm đó có trong các phiến dẹt phẳng, trong cấu trúc hình ống ở
khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn, thuốc nhuộm
cũng được quan sát thấy như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em
hãy giải thích kết quả trên.
2. Trong tế bào động vật, các loại cấu trúc dưới tế bào nào có chứa cả protein và axit nucleic? Hãy nêu
sự khác nhau giữa các axit nucleic có trong ba loại cấu trúc đó về: số mạch, dạng cấu trúc, loại đơn phân.
HDC:
Câu Nội dung Điểm
1 Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin ngoại tiết. 0.25
Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng, trong cấu trúc hình ống, đó
chính là cấu trúc của lưới nội chất hạt. 0.25
Và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng, đó là cấu trúc của phức hệ Gôngi.
Sau khi hoocmon được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên
ngoài môi trường, chứng tỏ sự bài xuất prôtêin này ra ngoài tế bào theo con đường xuất bào và 0.25
con đường này chịu sự chi phối của hoocmon được thêm vào.
2 Ở tế bào động vật, ba loại cấu trúc dưới tế bào có chứa protein và axit nucleic là: Ribôxôm (chứa
0.5
rARN và prôtêin), Ti thể (chứa ADN vòng và prôtêin); Nhân tế bào (chứa ADN và prôtêin).
Điểm khác rARN của RBX ADN ti thể ADN nhân 0.75
nhau
Số mạch Mạch đơn Mạch kép Mạch kép
Dạng cấu Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng
trúc
Đơn phân 4 loại: U, A, G, X 4 loại: T, A, G, 4 loại: T, A, G,
X X
Câu 1: (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào (CHU VĂN AN HÀ NỘI 2022 – 2023)

1.1. Tế bào mỡ (Adipocyte) là những tế bào được tìm thấy


trong mô mỡ ở động vật có vú. Những tế bào này hấp thụ glycerol và acid béo để tạo ra triglyceride (chất béo
trung tính) để lưu trữ lâu dài. Hình 1.1 thể hiện một phân tử glycerol và ba acid béo (X, Y và Z). Hình 1.2 là
phân tử triglyceride được hình thành từ các thành phần này.
a) Nêu tên liên kết hình thành giữa glycerol và acid béo, tên của kiểu phản ứng hình thành liên kết này.
b) Chỉ ra sự khác biệt giữa các acid béo X, Y và Z được thể hiện trong hình 1.1.
c) Giải thích tại sao triglyceride không thích hợp như một thành phần của màng bề mặt tế bào.
1.2. Sau khi làm biến tính enzyme A với nhiệt độ, người ta tiếp tục tiến hành thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1: Cho enzyme A vào môi trường có nhiệt độ, pH và độ muối thích hợp, sau đó bổ sung thêm
enzyme X có vai trò nối các cầu disulfide thì người ta thấy enzyme A phục hồi được 100% hoạt tính.
- Thí nghiệm 2: Cho xử lí trực tiếp enzyme A với enzyme X, sau đó đưa vào môi trường có nhiệt độ, pH và
độ muối thích hợp như trên thì người ta thấy enzyme A chỉ phục hồi được 1% hoạt tính.
Giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Câ Ý Nội dung Điể
u m
1 a - Liên kết ester. 0,25
- Phản ứng trùng ngưng (condensation)/phản ứng tách (loại) nước (dehydrat hóa).
(HS cần nêu đúng tên của liên kết và tên của phản ứng mới được 0,25 điểm)
b - Độ dài của chuỗi hydrocarbon: Y > X > Z; Y dài nhất, Z ngắn nhất. 0,5
- Z là acid béo bão hòa (no), Y và Z là các acid béo chưa bão hòa (chưa no).
- X có 3 liên kết đôi C=C (không bão hòa đa), Y có 1 liên kết đôi (không bão hòa đơn); Z có
0 liên kết đôi/chỉ Z chỉ chứa liên kết đơn (C-C).
(HS chỉ cần nêu đúng 02 trong số các điểm khác biệt nêu trên; mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
c Triglyceride (triacylglycerol) là phân tử kị nước hoàn toàn, thiếu các nhóm đầu phân cực 0,25
® chúng không thể hình thành các tương tác ưa nước ® không định hướng thành lớp
kép với chuỗi acyl hướng vào trong và nửa glycerol của chúng hướng lên bề mặt giống như
trong cấu trúc của màng sinh chất. Thay vào đó, các phân tử hoàn toàn kị nước như vậy tập
hợp lại với nhau để hạn chế sự tiếp xúc của chúng với các phân tử nước xung quanh.
2 - Thí nghiệm 1: Trong môi trường có nhiệt độ, pH và độ muối thích hợp thì enzyme A biến 0,5
tính trở về cấu hình bình thường, sau đó khi bổ sung enzyme X thì các cầu nối disulfide
được nối đúng vị trí làm enzyme A phục hồi được 100% hoạt tính.
- Thí nghiệm 2: Khi xử lí enzyme A biến tính trực tiếp với enzyme X trước, do enzyme A
chưa trở về cấu hình bình thường nên các cầu disulfide được nối một cách ngẫu nhiên, 0,5
xác suất nối đúng vị trí là thấp. Vì vậy khi đưa vào môi trường nhiệt độ, pH và muối thích
hợp thì phần lớn enzyme A không trở về được cấu hình bình thường, dẫn đến khả năng
phục hồi hoạt tính của enzyme A thấp (1%).

Câu 1: (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào (LQĐ BÌNH ĐỊNH 2022 -2023)
Biểu đồ ở hình 1 thể hiện nồng độ của một số acid amin tự do ở thực vật thích nghi với ánh sáng và thích nghi
với bóng tối.
a) Trong số các acid amin đã trình bày, acid
amin nào chi phối nhiều nhất tới sự thích
nghi sáng-tối?
b) Đề xuất một lời giải thích sinh hóa cho sự
khác biệt nhận thấy được.
c) Măng tây trắng, một món ăn ngon, là kết
quả của việc trồng cây măng tây trong bóng
tối. Theo bạn, hóa chất nào có thể làm tăng
hương vị của măng tây trắng?

Hình 1
Câu Nội dung đáp án Điểm
1 a) Ta thấy, Asn và Gln có sự đối ngược nhau, phản ánh sự thích rõ rệt với các điều kiện ánh
(2,0 sáng khác nhau. Trong đó, Asn chi phối sự thích nghi với bóng tối và Gln chi phối sự thích nghi 0,5
điểm) với ánh sáng.
b) - Vì Glutamine là một acid amin có phản ứng chuyển hóa mạnh hơn, được sử dụng trong quá
trình tổng hợp nhiều hợp chất khác. Do đó, khi năng lượng có sẵn dưới dạng ánh sáng, 0,5
glutamine sẽ được ưu tiên kích hoạt tổng hợp.
- Asparagine, mang nhiều nitơ hơn trên mỗi nguyên tử carbon và do đó sinh vật ưu tiên dự trữ
nitơ hiệu quả hơn khi năng lượng thấp, được tổng hợp trong bóng tối. 0,5
c) Măng tây trắng có hàm lượng asparagine đặc biệt cao, tạo nên hương vị đậm đà. Tất cả các 0,5
loại măng tây đều có một lượng lớn asparagine. Và đúng như tên gọi của nó, asparagine lần đầu
tiên được phân lập từ măng tây.

Câu 1: (Thành phần há học tế bào) (HẢI DƯƠNG 2022 – 2023)


Mặc dù tế bào sử dụng 20 loại amino acid làm nguyên liệu ban đầu để tổng hợp protein, nhưng những phân
tích chi tiết cho thấy các protein của tế bào chứa trên 100 loại amino acid.
a. Điều này được giải thích như thế nào?
b. Cho biết ý nghĩa sinh học của hiện tượng này? Cho ví dụ.
Đáp án:
a. Do amino acid trong protein đã bị biến đổi hóa học. (0,25đ)
Các biến đổi có thể xảy ra là:
- Acetyl hóa: Gắn nhóm acetyl (CH3CO) vào amino acid của protein. (0,25đ)
- Phosphoryl hóa: Nhóm PO4 được gắn thêm vào nhóm hydroxyl của 1 số amino acid như serine, threonine,
tyrosine; hoặc phosphoryl hóa nitơ trong mạch nhánh của histidine. (0,25đ)
- Glycosyl hóa: gắn thêm các chuỗi carbohydrate mạch thẳng hoặc nhánh. (0,25đ)
- Hydroxyl hóa: Gắn thêm nhóm –OH. (0,25đ)
- Methyl hóa: Gắn thêm nhóm –CH3. (0,25đ)
b. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này là:
- Điều hòa hoạt tính của protein. VD: Điều hòa hoạt tính của protein bởi phản ứng phosphoryl hóa và khử
phosphoryl hóa thuận nghịch. (0,25đ)
- Kiểm soát quan trọng đối với sự tồn tại của protein trong tế bào. VD: Các protein không acetyl hóa có thể
nhanh chóng bị phân hủy. (0,25đ)

Câu 1: Thành phần hoá học của tế bào (2,0 điểm) (THÁI NGUYÊN 2022 – 2023)
1. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin người ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl iodine) thế nhóm H trong
OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH 3. Sau đó, tất cả các liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong
dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân nhánh trong amilopectin. Giải
thích cơ sở của quy trình này?

2. Trong các phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4, nhóm R của các amino axit có thể tham gia
hình thành nên các loại liên kết nào?
Câu 1 Nội dung Điể
m
- Amilopectin có cấu trúc phân nhánh, tại điểm phân nhánh có mặt liên kết α-1,6-glycoside. 0.5
Có nghĩa là amilopectin có cả cấu trúc mạch thẳng với liên kết α-1,4-glycoside và cấu trúc
mạch nhánh với liên kết α-1,6-glycoside.
- Khả năng methyl hóa chỉ thực hiện được ở vị trí nhóm OH tự do => khi thủy phân liên kết 0.5
1 glycoside bởi dung dịch acid tạo được 2 sản phẩm 2,3-di-O-methylglucose (glucose tham gia
vào liên kết tại vị trí C số 1, 4 và 6) và 2,3,6-tri-O- methylglucose (glucose tham gia vào liên
kết tại vị trí C số 1, 4).
=> từ hàm lượng 2,3-di-O-methylglucose xác định được mức độ phân nhánh trong
amilopectin.
- Nhóm R của amino axit tham gia vào hình thành nên các liên kết trong các bậc cấu trúc bậc 0.25
3 và bậc 4 của phân tử prôtêin.
- Các loại liên kết:
+ Liên kết kị nước: Được hình thành giữa các nhóm R kị nước (không phân cực) thường quay 0.25
vào trong lõi prôtêin để tránh tiếp xúc với nước.
2 + Liên kết Vande Van: Khi các nhóm R không phân cực của các axit amin nằm sát nhau thì 0,25
liên kết Vande Van liên kết chúng lại với nhau.
+ Liên kết hiđrô: Được hình thành giữa các nhóm R phân cực. 0.25
+ Liên kết ion: Hình thành giữa các nhóm R tích điện âm và dương
+ Liên kết disunphit (-S-S) được hình thành giữa các axit amin Xistein
Câu 1: Thành phần hóa học tế bào (2 điểm) (BẮC GIANG 2022 – 2023)

Glycogen (và amylopectin) là polymer của glucose có phân nhánh.


Chuỗi mạch thẳng của các polymer này bao gồm các liên kết α (1 → 4) và chuỗi phân nhánh được hình thành
bởi liên kết α (1 → 6) (Hình 1). Trong quá trình phân giải trong tế bào, các gốc glucose được giải phóng lần
lượt từ đầu tận cùng của chuỗi bởi enzyme phosphorylase cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó, liên kết α (1
→ 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme cắt nhánh.
a) Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycogen mà không phải là đường
glucose?

b) Cho một phân tử glycogen gồm 10000 gốc glucose, cứ 10 gốc thì
phân nhánh, vậy có khoảng bao nhiêu chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase?
c) Để phân giải glycogen này bằng phosphorylase ở nồng độ dư thừa hoặc bằng enzyme cắt nhánh ở nồng độ
dư thừa, hãy chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme cắt
nhánh) từ các đồ thị bên. Giả sử rằng phosphorylase phân cắt lần lượt tất cả các gốc glucose của một chuỗi
thẳng không phân nhánh.
Nội dung Điể
m
1a - Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác chúng có tính 0,25
khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật. Động vật thường
xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => cần nhiều năng lượng cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân liên kết
với nhau bởi liên kết glucôzit => Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucôzơ khi cần thiết.
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào. 0,25
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay đổi áp suất
thẩm thấu của tế bào.
0,25

0,25
1b Số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase khoảng: 10000/10 = 1000 à 1000/2 0,25
= 500.
Giải thích: enzyme phosphorylase thủy phân các gốc glucose ở nhánh đến gần điểm chia 0,25
nhánh thì dừng lại, sau đó enzyme cắt nhánh hoạt động (enzyme cắt nhánh có 2 hoạt tính:
chuyển nhánh α1-4 và cắt nhánh α1-6), enzyme cắt nhánh chuyển monomer còn lại sang
nhánh còn lại và thủy phân glucose ở vị trí α1-6. Vì lý do đó số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng đc
cắt bởi phosphorylase chỉ bằng 1 nửa số lần phân nhánh của phân tử glycogen.
1c - Enzyme phosphorylase: đồ thị (3), như giải thích ở ý b, hoạt động của enzyme 0,25
phosphorylase chỉ cắt 1 nửa số nhánh ở đầu tận cùng nên khi số polymer của glucose
còn lại bằng một nửa so với ban đầu.
- Enzyme cắt nhánh: đồ thị (1) do enzyme chỉ cắt các nhánh α1-6 và chuyển nhánh với 0,25
các gốc α1-4 chứ không thủy phân tạo monomer nên số polymer của glucose giữ
nguyên.

Câu 1: Thành phần hóa học tế bào (2 điểm) (CHU VĂN AN – HN 2022 – 2023)

Glycogen (và amylopectin) là polymer của glucose có phân nhánh.


Chuỗi mạch thẳng của các polymer này bao gồm các liên kết α (1 → 4) và chuỗi phân nhánh được hình thành
bởi liên kết α (1 → 6) (Hình 1). Trong quá trình phân giải trong tế bào, các gốc glucose được giải phóng lần
lượt từ đầu tận cùng của chuỗi bởi enzyme phosphorylase cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó, liên kết α (1
→ 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme cắt nhánh.
d) Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycogen mà không phải là đường
glucose?

e) Cho một phân tử glycogen gồm 10000 gốc glucose, cứ 10 gốc thì
phân nhánh, vậy có khoảng bao nhiêu chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase?
f) Để phân giải glycogen này bằng phosphorylase ở nồng độ dư thừa hoặc bằng enzyme cắt nhánh ở nồng độ
dư thừa, hãy chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme cắt
nhánh) từ các đồ thị bên. Giả sử rằng phosphorylase phân cắt lần lượt tất cả các gốc glucose của một chuỗi
thẳng không phân nhánh.

Câu/ Nội dung Điểm


Ý
1a - Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt 0,25
khác chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế
bào nên rất dễ bị hao hụt.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật.
Động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => cần nhiều năng lượng
cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các 0,25
đơn phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit => Dễ dàng bị thuỷ phân
thành glucôzơ khi cần thiết.
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế 0,25
bào.
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm 0,25
thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.
1b Số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase khoảng: 10000/10 0,25
= 1000 à 1000/2 = 500.
Giải thích: enzyme phosphorylase thủy phân các gốc glucose ở nhánh đến 0,25
gần điểm chia nhánh thì dừng lại, sau đó enzyme cắt nhánh hoạt động
(enzyme cắt nhánh có 2 hoạt tính: chuyển nhánh α1-4 và cắt nhánh α1-6),
enzyme cắt nhánh chuyển monomer còn lại sang nhánh còn lại và thủy phân
glucose ở vị trí α1-6. Vì lý do đó số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng đc cắt bởi
phosphorylase chỉ bằng 1 nửa số lần phân nhánh của phân tử glycogen.
1c - Enzyme phosphorylase: đồ thị (3), như giải thích ở ý b, hoạt động của 0,25
enzyme phosphorylase chỉ cắt 1 nửa số nhánh ở đầu tận cùng nên khi
số polymer của glucose còn lại bằng một nửa so với ban đầu.
- Enzyme cắt nhánh: đồ thị (1) do enzyme chỉ cắt các nhánh α1-6 và 0,25
chuyển nhánh với các gốc α1-4 chứ không thủy phân tạo monomer
nên số polymer của glucose giữ nguyên.

Câu 1: Thành phần hóa học tế bào (2 điểm) (THÁI BÌNH 2022 – 2023)

Glycogen (và amylopectin) là polymer của glucose có phân nhánh.


Chuỗi mạch thẳng của các polymer này bao gồm các liên kết α (1 → 4) và chuỗi phân nhánh được hình thành
bởi liên kết α (1 → 6) (Hình 1). Trong quá trình phân giải trong tế bào, các gốc glucose được giải phóng lần
lượt từ đầu tận cùng của chuỗi bởi enzyme phosphorylase cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó, liên kết α (1
→ 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme cắt nhánh.
a) Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động
vật là glycogen mà không phải là đường glucose?
b) Cho một phân tử glycogen gồm 10000 gốc glucose, cứ 10 gốc thì phân nhánh, vậy có khoảng bao nhiêu
chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase?
c) Để phân giải glycogen này bằng phosphorylase ở nồng độ dư thừa hoặc bằng enzyme cắt nhánh ở nồng độ dư
thừa, hãy chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme cắt nhánh) từ
các đồ thị bên. Giả sử rằng phosphorylase phân cắt lần lượt tất cả các gốc glucose của một chuỗi thẳng không
phân nhánh.
Câu/ Nội dung Điể
Ý m
a - Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác 0,25
chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên
rất dễ bị hao hụt.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật. 0,25
Động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => cần nhiều năng lượng
cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn 0,25
phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit => Dễ dàng bị thuỷ phân thành
glucôzơ khi cần thiết. 0,25
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế
bào.
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay
đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.
b - Số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase khoảng: 10000/10 0,25
= 1000 à 1000/2 = 500.
- Giải thích: enzyme phosphorylase thủy phân các gốc glucose ở nhánh đến gần
điểm chia nhánh thì dừng lại, sau đó enzyme cắt nhánh hoạt động (enzyme cắt 0,25
nhánh có 2 hoạt tính: chuyển nhánh α1-4 và cắt nhánh α1-6), enzyme cắt nhánh
chuyển monomer còn lại sang nhánh còn lại và thủy phân glucose ở vị trí α1-6.
Vì lý do đó số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng đc cắt bởi phosphorylase chỉ bằng 1
nửa số lần phân nhánh của phân tử glycogen.
c - Enzyme phosphorylase: đồ thị (3), như giải thích ở ý b, hoạt động của enzyme 0,25
phosphorylase chỉ cắt 1 nửa số nhánh ở đầu tận cùng nên khi số polymer của
glucose còn lại bằng một nửa so với ban đầu.
- Enzyme cắt nhánh: đồ thị (1) do enzyme chỉ cắt các nhánh α1-6 và chuyển 0,25
nhánh với các gốc α1-4 chứ không thủy phân tạo monomer nên số polymer của
glucose giữ nguyên.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIV NĂM 2023
Đề thi môn: SINH HỌC lớp 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 2 (2 điểm) Cấu trúc tế bào (THÁI BÌNH 2022 – 2023)
a. Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh 2 con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào: nhập bào
nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy một loại tế bào động vật trong môi trường có bổ sung protein M hoặc
protein N ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả 2 loại protein đều được tìm thấy trong các túi vận chuyển nội
bào (hình A và hình B).

Mỗi protein M và protein N được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích
b. Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điềm
nào? Giải thích.
Câu/ Nội dung Điểm
Ý
a. - Protein M được vận chuyển theo cơ chế nhập bào nhờ thụ thể 0,25
Vì tốc độ hấp thụ tăng lên và gần đạt đến tốc độ bão hoà thụ thể màng trên tế bào. 0,25
- Protein N được vận chuyển theo cơ chế ẩm bào
vì Vì tốc độ hấp thụ tăng tuyến tính phụ thuộc vào nồng độ protein B. Sự ẩm bào diễn ra 0,25
liên tục để đưa các chất vào với tốc độ phụ thuộc vào nồng độ cơ chất. 0,25

b. - Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ 0,5
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Giải thích:
+ Thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô ,tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao 0,25
bằng cách dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây chịu hạn
hút khoáng bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm. 0,25

Câu 2 (2 điểm) Cấu trúc tế bào (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)


Một nghiên cứu được tiến hành trên ti thể được tách từ tế bào nấm men. Dịch chứa ti thể (M) được chia
thành chín mẫu với hàm lượng protein như nhau. Mẫu 1 không được xử lí. Các mẫu từ 2 đến 7 được xử lí bằng
cách ủ trong dung dịch nhược trương sao cho màng ngoài của ti thể bị phá vỡ tạo thành mitoplast. Sau đó, các
mẫu này không được hoặc được xử lí với enzyme proteinase K và
triton X-100 (một chất tẩy rửa làm phá vỡ màng). Các mẫu 8 và 9 được xử lí với dung dịch Na2CO3 để tách các
protein bám màng và protein hòa tan. Các mẫu sau đó đều được ly tâm để thu cặn lắng (P) và dịch nổi (S). Tất
cả các mẫu thu được đều được chạy điện di SDS-polyacrylamide rồi lai Western (Western blot) sử dụng các
kháng thể đặc hiệu của protein vận chuyển ADP/ATP (AAC),
α-ketoglutarate dehydrogenase (KDH), cytochrome b2 và porin. Kết quả được thể hiện ở Hình 1.
Hình 1
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy xác định vị trí của từng protein sau: AAC, KDH, cytochrome b 2 và porin
trong cấu trúc của ti thể. Giải thích.
b) KDH là một trong hầu hết các protein của ti thể được mã hóa ở nhân và được vận chuyển vào ti thể
nhờ phức hệ protein vận chuyển ở màng ngoài. Số lượng phức hệ này trong ti thể nấm men là 10
pmol/mg protein ti thể. Nếu quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ti thể diễn ra đồng thời thì 10 pmol
phức hệ protein màng ngoài cần vận chuyển 1 mg protein cho mỗi thế hệ. Giả định rằng cứ 3 giờ ti thể lại
nhân đôi, tốc độ tổng hợp protein là 3 amino acid/giây, 1 amino acid có khối lượng 110 dalton, có
6,02×1023 phân tử/mol và 1 dalton tương đương 1,66×10-24g. Hãy tính số mg protein được vận chuyển bởi
10 pmol phức hệ protein trong một thế hệ.
c) Từ kết quả tính toán hãy xác định các protein ti thể được vận chuyển khi đang được tổng hợp hay đã
được tổng hợp hoàn toàn. Giải thích.

AAC ở màng trong. Vì chỉ có trong cặn ly tâm của dịch chứa mitoplast xử lý bằng
proteinase K (chứa màng trong và chất nền ti thể) và trong cặn ly tâm của dịch chứa ti
thể xử lý bằng Na2CO3 (protein màng). 0,5
KDH ở chất nền ti thể. Vì chỉ có trong cặn ly tâm của dịch chứa mitoplast xử lý bằng
proteinase K và dịch nổi ly tâm của dịch chứa ti thể xử lý bằng Na 2CO3 (protein hòa tan
và bám màng)

1a Cytochrome b2 ở khe gian màng (bám phía ngoài màng trong). Vì có nhiều hơn ở dịch
nổi ly tâm của dịch chứa mitoplast (màng ngoài và protein khe gian màng), không có
trong cặn hay dịch nổi ly tâm của dung dịch chứa mitoplast khi xử lý bằng proteinase K
(bị phân giải hết bởi proteinase K) nhưng có trong dịch nổi ly tâm của dịch chứa ti thể xử
0,5
lý bằng Na2CO3 (protein hòa tan và bám màng).
Porin ở màng ngoài. Vì có trong dịch nổi ly tâm của dịch chứa mitoplast khi xử lý bằng
proteinase K (màng ngoài) và trong cặn ly tâm của dịch chứa ti thể xử lý bằng Na 2CO3
(protein màng).
Số mg protein mà 1 phức hệ vận chuyển được trong 1 thế hệ là:
3 acid amin × 3600s × 3h × 110 Da × 1,66×10-21 ≈ 5,9×10-15 mg
1b Số phức hệ protein vận chuyển 1 mg protein là: 10×10-12×6,02×1023 = 6,02×1012 0,5
Số mg protein mà 10 pmol phức hệ có thể vận chuyển khi đang được tổng hợp là:
6,02×1012×5,9×10-15 ≈ 0,035 mg
Nếu được vận chuyển khi đang được tổng hợp, lượng protein vào ti thể thiếu khoảng 30
1c lần so với yêu cầu (Tốc độ vận chuyển quá thấp). Protein phải được tổng hợp hoàn toàn 0,5
khi chuyển vào ti thể.
Câu 2 (2 điểm): Cấu trúc tế bào (QUỐC HỌC HUẾ 2022 – 2023)
2.1. Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được,
thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng như tim không ở đúng phía của cơ thể. Dị tật này có
liên quan đến cấu trúc nào bên trong tế bào? Giải thích.

Hướng dẫn chấm


Ý Nội dung Điểm
Dị tật đó có thể do sự khiếm khuyết của hệ thống khung xương tế bào gồm: vi sợi, vi ống
0,25
gây nên sự khuyết tật vận động của lông roi và lông nhung.
- Giải thích:
+ Tinh trùng không thể chuyển động do lông roi hoạt động kém.
+ Đường dẫn khí của hệ hô hấp bị tổn thương do hệ thống lông nhung hoạt động
2.1
kém, không đẩy được các dị vật như bụi, bào tử, vi khuẩn… ra khỏi hệ hô hấp nên gây ra
0,75
viêm nhiễm.
+ Các sự kiện truyền tín hiệu trong quá trình phát triển phôi không chính xác do
các lông nhung kém hoạt động gây ra hiện tượng các cơ quan nội tạng không nằm đúng
vị trí trên cơ thể.

Câu 2 (2 điểm): Cấu trúc tế bào


2.1. Trong tế bào nhân thực, bơm proton (bơm H +) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng
của nó trong mỗi cấu trúc đó.
2.2. Tại sao các chất tan trong nước không thể di chuyển tự do qua lớp lipid kép của màng tế bào ?
Chúng vượt qua hàng rào chống thấm này như thế nào ?

Ý Hướng dẫn chấm Điểm


2.1 Bơm proton (bơm H+) thường có mặt ở 4 cấu trúc sau:
- Màng trong ti thể: bơm H + từ trong chất nền ti thể ra xoang gian màng tạo ra 0,25
gradient H+ giữa 2 bên màng trong ti thể. Từ đó H + được vận chuyển quay trở lại
chất nền thông qua ATP synthease để tổng hợp ATP.
- Màng tilacôit: bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tilacôit tạo ra gradient H +, từ đó 0,25
thông qua ATP synthease để tổng hợp ATP.
- Màng lysosome: bơm H+ từ ngoài tế bào chất vào lysosome để hoạt hóa các 0,25
enzyme trong đó.
- Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradient H+, dòng H+ đi vào trong 0,25
để đồng vận chuyển các chất hoặc làm chuyển động lông roi.
2.2 - Các chất không thể di chuyển tự do qua lớp lipid kép của màng vì:
+ các chất hòa tan trong nước phải có tính chất phân cực giống nước, màng tế bào
cấu tạo từ photpholipit cũng có tính chất lưỡng cực, mặt ngoài màng ưa nước còn lõi 0,25
trung tâm kị nước => các chất phân cực khó đi qua được phần kị nước của màng
+ các phân tử phospholipid cấu tạo nên màng có đuôi chứa axit béo, chúng liên kết
với nhau làm màng vừa có tính lỏng nhưng cũng đủ bền chặt làm các phân tử
photpholipit không thể di chuyển tự do, do đó ngăn các phần tử lớn đi trực tiếp qua 0,25
màng
- Các chất tan trong nước có thể đi qua màng bằng các kênh đặc hiệu có ở trên
màng, hoặc được vận chuyển bằng phương thức chủ động sử dụng bơm ATP trên
màng.
0,5
Câu 2 (2,0 điểm) CẤU TRÚC TB (TUYÊN QUANG 2022 – 2023)
Insulin là một loại prôtêin xuất bào của các tế bào bêta ở đảo nội tiết tuyến tụy. Trong một nghiên cứu
để tìm hiểu về hoạt động sinh tổng hợp insulin trong tế bào, các tế bào bêta được xử lý với axit amin lơxin đánh
dấu phóng xạ ( 3H-lơxin) trong 30 phút, sau đó rửa sạch rồi tiếp tục ủ tế bào trong điều kiện chứa lơxin không
đánh dấu phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ ở các vị trí I, II và III trong tế bào bêta được đo liên tục suốt thí nghiệm,
kết quả được mô tả ở hình bên.
a. Hãy cho biết mỗi vị trí I, II và III tương ứng với cấu trúc nào sau đây: màng sinh chất, lưới nội chất, các túi
nội bào từ bộ máy Gôngi, bộ máy Gôngi và ti thể? Giải thích.
b. Chất hóa học X có tác dụng ngăn cản lưới nội chất tạo các túi nội bào; chất hóa học Y làm mở kênh ion Ca 2+
trên màng sinh chất. Hãy dự đoán về sự thay đổi hoạt động phóng xạ ở các vị trí I, II và III trong mỗi điều kiện
sau đây? Giải thích.
(1) Thêm vào môi trường khi bắt đầu thí nghiệm (thời điểm 0 phút) một lượng chất hóa học X.
(2) Thêm vào môi trường khi kết thúc thí nghiệm (thời điểm 180 phút) một lượng chất hóa học Y.
Hướng dẫn chấm

Nội dung Điểm


a + Xác định các vị trí:
Vị trí 1: tương ứng với bộ máy Gongi
Vị trí 2: tương ứng với lưới nội chất 0,5
Vị trí 3: tương ứng với các túi nội bào từ bộ máy Gongi
+ Giải thích:
- Khi lơxin được đánh dấu phóng xạ vào trong tế bào, nó được sử dụng cho quá trình
tổng hợp protein trong các bào quan; kết quả thí nghiệm cho thấy sự biến đổi hoạt độ 0,25
phóng xạ của 3H-lơxin ở những cấu trúc nội bào theo thời gian → protein được vận
chuyển trong tế bào.
- Protein tiết (insulin) được tổng hợp tại lưới nội chất, biến đổi và hoàn thiện trong bộ
máy Gongi, sau đó dự trữ trong các túi xuất bào, đến khi có tín hiệu thích hợp, các túi
này sẽ hòa nhập với màng sinh chất để xuất bào protein ra ngoài. 0,25
b - Điều kiện 1:
+ Chất X làm hoạt độ phóng xạ tích lũy ở lưới nội chất ( vị trí II) và luôn duy trì ở mức 0,25
cao.
+ Nguyên nhân: Chất X ngăn cản lưới nội chất tạo thành các túi nội bào → protein vẫn 0,25
được tạo thành từ quá trình dịch mã nhưng không được đưa vào các túi nội bào để đến
bộ máy Gongi → Hoạt độ phóng xạ tăng tại đây.
0,25
- Điều kiện 2:
+ Chất Y làm giảm hoạt độ phóng xạ của các túi nội bào từ bộ máy Gongi (vị trí III)
xuống mức thấp.
0,25
+ Nguyên nhân: chất Y làm mở kênh ion Ca2+ trên màng sinh chất → ion Ca2+ khuếch
tán vào tế bào tuyến tụy. Đây là chất truyền tin thứ 2 khởi phát con đường truyền tín
hiệu nội bào, làm dung hợp các túi nội bào với màng sinh chất → giảm hoạt độ phóng
xạ ở đây.
Câu 2 (2,0 điểm) CẤU TRÚC TẾ BÀO (NAM ĐỊNH – 2022 – 2023)
Dưới đây là hình vẽ mô tả tế bào hồng cầu và tế bào lông hút ở rễ cây.
a) Hãy xác định tên các cấu trúc từ A đến E .
b) Hãy cho biết cấu trúc nào trong các cấu trúc từ A đến E không có trong tế bào hồng cầu.
c) Kể tên một bào quan điển hình ở nhiều tế bào thực vật nhưng không có trong tế bào lông hút của rễ và nêu
chức năng của bào quan này.
a) A- thành tế bào B- màng sinh chất mỗi ý đúng
C- tế bào chất D- không bào E- nhân tế bào 0,25đ
b) A, D và E 0,5
c) Lục lạp- thực hiện chức năng quang hợp 0,5

Câu 2 (2,0 điểm) CẤU TRÚC TẾ BÀO (SƠN LA 2022 – 2023)


a) Thế nào là tính bất đối xứng của màng? Bào quan nào quy định tính bất đối xứng này? Giải thích quá trình
hình thành tính bất đối xứng của màng?
b) Hình dưới đây mô tả một số chức năng của prôtêin màng:

(Ghi chú: 1- dịch ngoại bào; 2- màng; 3- dịch nội bào; 4- phân tử tín hiệu; 5- cơ chất; 6- sản phẩm; 7- vi sợi;
8- phân tử prôtêin MHC)
b.1) Cho biết các chức năng của prôtêin được thể hiện trong hình A, B, C, D, E, F.
b.2) Cho biết 2 điểm khác nhau trong hoạt động của prôtêin hình A, B.
Câu/ý Nội dung Điểm
a - Tính bất đối của màng là màng có mặt trong và mặt ngoài khác biệt nhau. Hai lớp 0,25
lipid có thể khác nhau về thành phần lipid đặc hiệu và mỗi protein có sự định hướng
trên màng.
- Bào quan quy định tính bất đối xứng: Bộ máy Golgi. 0,25
- Quá trình hình thành:
+ Lưới nội chất tổng hợp lipid, protein. Carbohydrate được gắn vào protein tạo thành 0,25
glycoprotein.
+ Trong bộ máy Golgi hoàn thiện glycoprotein, lipid gắn thêm carbohydrate tạo thành 0,25
glycolipid.
+ Glycoprotein, glycolipid được vận chuyển trong các túi tiết đến màng tế bào. 0,25
+ Khi các túi tiết đến màng tế bào lớp ngoài của màng túi tiết sẽ kết nối với phía trong
của màng tế bào. Do đó các phân tử phía trong túi tiết sẽ được đẩy ra phía ngoài màng. 0,25
Tạo tính bất đối xứng màng.
b.1 A- Kênh vận chuyển thụ động ; B- Bơm vận chuyển chủ động ; C- Thụ thể ; D- 0,25
Enzyme; E- Neo đậu khung xương tế bào; F- Nhận diện tế bào.
(HS nêu được 2/6 được 0,125 điểm, nêu được 4/6 cho 0,25 điểm)
b.2 2 Hai điểm khác nhau: 0,25
- A vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp còn B vận
chuyến các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- A vận chuyển không cần cung cấp năng lượng còn B vận chuyển cần cung cấp năng
lượng.

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào (BẮC GIANG 2022 – 2023)
a. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống
khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó dựa trên các tiêu chí: cấu
trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
b. Hãy cho biết những trường hợp sau đây là do sự khiếm khuyết ở những bào quan nào? Giải thích.
- Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được.
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài),
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên glycerol.
- Bệnh viêm phổi ở những người thợ mỏ.
Câu 2. Đáp án Điểm

- Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi. 0,25


- Phân biệt:
a Tiêu chí Vi ống Vi sợi
0,25
Cấu trúc - Tiểu đơn vị: α và β tubulin - Tiểu đơn vị actin 0,25
- Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị - Hai sợi polymer xoắn lấy nhau
tubulin
Hoạt động Các vi ống thể động và giúp các Vi sợi actin tương tác với các
NST chuyển động về các cực phân tử myosin làm cho vòng 0,25
trong quá trình phân chia tế bào. actin co lại => rãnh phân cắt sâu
Các vi ống không thể động trượt hơn => phân chia tế bào chất.
lên nhau giúp tế bào dãn dài về 2
cực.

b - Dị tật này có thể do nguyên nhân: gen qui định vi ống bị đột biến tạo ra vi ống có 0,25
hoạt động chức năng kém hoặc không hoạt động được.
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp
năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết 0,25
ở ty thể và peroxisome.
+ Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome,
cắt oleat là thành acetyl-CoA.
+ Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng
lượng cho tế bào.
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn. Glycerol được phân 0,25
cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi truyền
electron.
- Hỏng bào quan lizoxom. Do người thợ mỏ làm việc trong môi trường có nhiều ion
kim loại nặng làm hỏng màng lizoxom → các enzim lizoxom phá hủy các tế bào 0,25
niêm mạc đường hô hấp và phổi → dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm phổi
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào (CAO BẰNG 2022 – 2023)
1. Hai protein màng, bao gồm một protein bám màng ngoại bào và một protein xuyên màng có vùng liên
kết với actin nội bào, được đánh dấu bằng huỳnh quang (màu xám) ở mỗi thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 370C.
- Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin, một chất
phá hủy actin, ở nhiệt độ 370C.
- Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường
nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 200C.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh quang trong một
thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh quang (xuất hiện màu xám trở lại). Kết
quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định protein X, Y và kết quả tương ứng với các thí nghiệm. Giải thích.
2. Mỗi vấn đề y tế sau đây liên quan đến sự rối loạn chức năng của cơ quan hoặc cấu trúc tế bào. Trong
mỗi trường hợp, xác định cơ quan hoặc cấu trúc có liên quan và cho biết nguyên nhân là do nó hoạt động kém
hay hoạt động quá mức?
a. Một đứa trẻ chết vì bệnh Tay-Sachs, tế bào của nó thiếu hydrolase -enzyme phân giải một thành phần
màng gọi là ganglioside GM2, do đó tích tụ trong màng não của nó.
b. Một đứa trẻ được áp dụng chế độ ăn không có sữa vì các tế bào niêm mạc lót ruột non của trẻ không
tiết ra enzym cần thiết để thủy phân lactose – đường đôi có trong sữa.
1 - Ở điều kiện bình thường, protein bám màng ngoại bào có khả năng di
chuyển, còn protein có vùng liên kết actin nội bào không có khả năng di 0,25
chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang một thời gian, vùng bị tẩy sẽ xuất
hiện huỳnh quang trở lại chỉ khi protein bám màng ngoại bào được đánh dấu.
- Khi sử dụng cytochalasin, actin nội bào bị phá hủy, giúp protein xuyên màng
có khả năng di chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang, vùng bị tẩy sẽ xuất
hiện huỳnh quang trở lại đối với cả hai loại protein. 0,25
0
- Khi thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ 20 C thì các chuyển động màng hầu như
dừng lại hoặc rất chậm do sự cô đặc mật độ các phân tử màng. Như thế, đối
với bất cứ protein nào, vùng bị tẩy sẽ 0,25
II không xuất hiện huỳnh quang trở lại.
- Như vậy suy ra:
Protein X: protein xuyên màng có vùng liên kết actin nội bào;
Protein Y: protein bám màng ngoại bào
Thí nghiệm 1: kết quả III. 0,25
Thí nghiệm 2: kết quả I.
Thí nghiệm 3: kết quả II.
0,5
2 a. Hydrolase là một loại enzyme có trong lysosome. Nó giúp tiêu hóa một số 0,25
protein, carbohydrate hoặc chất béo. Sự thiếu hụt hydrolase trong tế bào là do
các lysosome hoạt động kém.
b. Lactase được sản xuất bởi các tế bào ruột ở ruột non. Nó là một loại enzyme
được xử lý trong ER hạt và Golgi. Không tiết lactase có thể do vấn đề ở một 0,25
trong ba vị trí: nhân tế bào, ER hạt, hoặc golgi. Nguyên nhân có thể do một
trong 3 vị trí trên không hoạt động (khả năng cao là do bộ máy golgi khiến các
tế bào không tiết được lactase).

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào (HƯNG YÊN 2022 – 2023)
1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm,
người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin và myôzin,
bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.
Ý Hướng dẫn chấm Điểm

1.a - X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế xuất bào. 0,25
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen:
0,25

1.b Hiện tượng này cũng có thể bình thường hoặc không:
- Bình thường: Cơ thể chưa có nhu cầu với chất X, chưa có tín hiệu để bài xuất X nên 0,25
X sẽ không được xuất bào: Ví dụ: X là chất trung gian hóa học trong truyền xung thần
kinh qua xinap, khi chưa có tín hiệu kích thích thì không thể có tín hiệu xuất bào.
- Bất thường:
+ Bộ khung xương tế bào bị hỏng làm cho các túi bóng chứa X không thể di chuyển 0,25
tới màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể trên màng sinh chất bị hỏng, không thể nhận diện được tín hiệu tương ứng
trên các túi, bóng chứa X nên không cho xuất bào.

2 - Bào quan đó là lưới nội chất trơn. 0,25


- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt bơm Ca2+
trên màng LNCT  bơm Ca2+ từ xoang LNCT ra bào tương. 0,25
- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và miozin,
miozin trượt trên actin làm cơ co. 0,25
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca2+ trên màng LNCT mở 
Ca2+ từ bào tương đi vào xoang LNCT. 0,25
Câu 2 (2,0 điểm): Cấu trúc tế bào (LÊ THÁNH TÔNG QUẢNG NAM 2022 -2023)
Mọi vật chất vận chuyển ra hoặc vào nhân tế bào đều được
kiểm soát rất chặt chẽ bởi hệ thống phức hệ lỗ nhân.
Bốn phân tử (A, B, C, D) phân bố ở bào tương của tế bào được
khảo sát. Hình 1 thể hiện mối tương quan giữa mức chênh lệch
nồng độ của bốn phân tử A, B, C, D ở hai bên màng nhân theo
thời gian. Mức chênh lệch nồng độ ban đầu được lựa chọn tùy ý.
1. Hãy cho biết phân tử nào (A, B, C, D) là phân tử nhỏ hòa
tan trong nước, protein trọng lượng lớn không có tín hiệu nhập
vào nhân tế bào, protein trọng lượng lớn được vận chuyển chủ
động qua lỗ nhân? Giải thích.

2. Giải sử các nhà khoa học đã thiết kế được một phân tử mang cấu trúc của cả hai phân tử A và C. Vẽ lại đồ
thị của phân tử A và C vào bài làm rồi vẽ them đồ thị mức chênh lệch của phân tử lai này theo thời gian trên
cùng hệ trục tọa độ.
3. Hãy cho biết ribosome trên lưới nội chất hay ribosome tự do ở bào tương chịu trách nhiệm tổng hợp
protein vận chuyển vào nhân tế bào? Giải thích.
4. Quá trình vận chuyển protein vào nhân tế bào xảy ra khi protein đang được tổng hợp ở ribosome hay sau
khi hoàn tất dịch mã? Hãy cho biết sau khi protein được vận chuyển chính xác vào nhân tế bào đoạn tín hiệu
nhập vào nhân của protein có bị loại bỏ không? Tại sao kết luận như vậy?
Câu II Nội dung Điểm
- D là phân tử nhỏ hòa tan trong nước. Vì nó dễ dàng khếch tán làm giảm mức chênh
lệch nồng độ phân tử ở hai bên màng nhân. 0,25

- A là phân tử protein trọng lượng lớm không có tín hiệu nhập bào. Vì nó không được
vận chuyển ra hoặc vào nhân nên mức chênh lệch nồng độ phân tử ở hai bên màng nhân
2.1 0,25
là không đổi.

- B là phân tử protein trọng lượng lớn được vận chuyển chủ động qua lỗ nhân. Vì nồng
độ phân tử ở hai bên màng nhân tăng dần theo thời gian. 0,25

2.2
0,25

Ribosome tự do chịu trách nhiệm tổng hợp protein vận chuyển vào nhân tế bào. Vì dịch
2.3 nhân là môi trường có tương quan với không gian bào tương. 0,25

2.4 - Quá trình diễn ra sau khi protein được dịch mã hoàn tất. 0,25
- Tín hiệu vận chuyển vào nhân không được loại bỏ ở hầu hết các protein nhập vào 0,25
nhân.
- Vì Trong một số điều kiện nhất định màng nhân bị tan rã (ví dụ: khi phân chia tế bào),
những protein này bị phân tán ra bào tương; khi màng nhân hình thành lại, chúng cần 0,25
được đưa trở lại vào nhân.

Câu 2 (2,00 điểm): Cấu trúc tế bào (CHUYÊN BIÊN HÒA – HÀ NAM 2022 – 2023)
Hình dưới là sơ đồ siêu cấu trúc của tế bào. Hãy chọn một trong các số từ A đến G để trả lời các câu hỏi sau
và giải thích cho từng ý.

a) Nếu bạn xử lý các tế bào bằng 3H-Uracil trong một thời gian ngắn để nhận biết cấu trúc tế bào nhờ đồng vị
phóng xạ, cấu trúc nào (bào quan nào) sẽ có nhiều hạt được đánh dấu đồng vị phóng xạ nhất?
b) GLUT4 là 1 loại protein màng vận chuyển tăng cường glucose. Xác định thứ tự các bào quan tham gia quá trình
tổng hợp và vận chuyển GLUT4 từ mạch khuôn DNA tới vị trí hoạt động.
c) Giả sử tế bào bị nhiễm 1 loại thuốc có ức chế khả năng tổng hợp tubulin thì cấu trúc nào sẽ bị tác động? Điều đó
có thể gây ra những hậu quả như thế nào cho tế bào?
Ý HƯỚNG DẪN ĐIỂM
G – nhân con - nơi chứa nhiều RNA để hình thành ribosome → chứa nhiều Uracil-H3 0,25
a
(nucleotide hình thành RNA).
B – lưới nội chất trơn – nơi tổng hợp lipid. Mà các chất như cholesterol; phospholipid; 0,25
b
vitamin K đều có bản chất là lipid.
E – ty thể. Vì protein có mạch khuôn không được mã hóa bởi gen trong nhân là các 0,25
c
protein được tổng hợp trong ty thể với mạch khuôn được mã hóa bởi DNA ty thể.
C – vi ống. Vì tubilin là thành phần chính để cấu tạo nên các vi ống. 0,25
Khi đó, tế bào có thể sẽ chịu những tác động như sau:
+ Thay đổi hình dạng 0,25
d
+ Không vận động được lông, roi 0,25
+ Không di chuyển được các bào quan và các bóng bào. 0,25
+ Không hình thành được thoi phân bào để thực hiện phân bào. 0,25

Câu 2. (2,0 điểm) CẤU TRÚC TB (CHUYÊN TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG 2022 – 2023)
1. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon, nucleotit, các tiểu phần
của ATP synthetaza? Giải thích.
2. Để thích nghi với môi trường sống, không bào của tế bào lông hút thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm đã có
nồng độ các chất khác nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này.
3. Các tế bào trứng được xử lý với Clorua thủy ngân (HgCl 2), sau đó được kiểm tra tính thấm nước với mRNA
CHIP28. Một số trứng sau đó được xử lý với mercaptoethanol (phân tử có tác dụng thoát khỏi sự tác dụng của
HgCl2). Dựa vào kết quả thu được ở 6 thí nghiệm trong bảng sau, hãy cho biết vai trò của mRNA CHIP28 và
HgCl2 trong quá trình thấm nước của tế bào.
TN mRNA CHIP28 HgCl2 Mercaptoethanol Tính thấm nước (cm/giây x 10-4)
1 - - - 27.9
2 - + - 20.3
3 - + + 25.4
4 + - - 210
5 + + - 80.7
6 + + + 188

(+): có; (-): không


Ý Nội dung Điểm
a. Chất tan được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: histon, nucleotit.
- Giải thích:
+ Các tARN tổng hợp trong nhân nhưng cần được vận chuyển đến tế bào chất để riboxom sử
dụng. 0.25
+ Histon là protein tổng hợp trong bào tương nhưng cần được đưa đến nhân để gắn với DNA.
1 + Nucleotit được lấy vào qua thực bào/ ẩm bào vào tế bào chất phải được vận chuyển đến 0.25
nhân cho sự phiên mã và sao chép DNA.
+ ATP synthetaza là protein màng được tổng hợp trong tế bào chất (trên màng ER) và 0.25
được vận chuyển đến màng sinh chất, không phải nhân.
0.25

2 - Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Ý nghĩa :
+ Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống, thực vật chịu hạn sống ở vùng đất 0.25
khô, tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao bằng cách dự trữ muối khoáng trong không
bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo, cây chịu hạn hút 0.25
khoáng bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm.
- So sánh thí nghiệm 1 - 4 hoặc 3 - 6 cho thấy mRNA CHIP28 có tác động làm tăng
tính thấm nước của màng tế bào.
- Ở các thí nghiệm 2 và 3 khi không tiêm mRNA, xử lí HgCl 2 hoặc mercaptoethanol 0.25
không làm thay đổi đáng kể so với khi không xử lí (thí nghiệm 1).
- Ở các thí nghiệm 4 và 5, các tế bào trứng được tiêm mRNA, cặp thí nghiệm 4-5 cho thấy
3
xử lý HgCl2 thì tính thấm nước giảm, cho thấy quá trình thấm nước vào tế bào nhờ mRNA
có vai trò tham gia của protein. 0.25
Như vậy HgCl2 có vai trò ngăn chặn việc vận chuyển nước nhờ mRNA CHIP28 do can
thiệp vào hoạt động của protein kênh vận chuyển trên màng.
HS giải thích khác, hợp lí cho điểm như HDC

Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào (QUẢNG NINH – 2022 – 2023)
Các tế bào hồng cầu có hoạt tính kháng nguyên, Hình 2. Cấu tạo và sự phân bố trên
mỗi protein GPA được tạo thành từ sự kết hợp của hai màng sinh chất của protein GPA
chuỗi polypeptide; mỗi chuỗi được cấu trúc gồm 131
acid amin. Hình 1 biểu hiện cấu tạo và sự phân bố trên
màng sinh chất của protein GPA với thứ tự acid amin
của mỗi chuỗi polypeptide được kí hiệu từ 1 đến 131. Sự
glycosyl hóa protein là quá trình gắn thêm các nhóm
carbohydrate vào phân tử protein đang tổng hợp nhờ sự
xúc tác của glycosyl transferase.

1. Hãy cho biết đặc điểm của protein GPA ở hình 2 thể hiện cấu trúc bậc một, bậc hai, bậc ba hay bậc bốn của
protein? Chỉ ra đặc điểm của mỗi bậc cấu trúc vừa nêu đối với protein GPA.
2. Protein GPA có ba miền cấu trúc: miền 1 gồm 72 acid amin đầu tiên, miền 2 từ 73 đến 95 acid amin và miền 3
gồm các acid amin còn lại. Hãy cho biết mỗi miền cấu trúc của protein GPA phân bố ở vị trí nào trên màng sinh
chất? Nêu đặc điểm của các acid amin cấu tạo nên mỗi miền.
Nội dung Điểm
1 Hình 2 thể hiện cả bốn bậc cấu trúc của protein GPA.
- Cấu trúc bậc 1: Mỗi chuỗi polypeptide GPA được cấu tạo bao gồm 131 acid amin với trình tự 0,25
sắp xếp của các loại acid amin trên chuỗi được mô tả ở hình 1.
- Cấu trúc bậc 2: Ở miền xuyên qua màng sinh chất của các chuỗi polypeptide GPA có thể
quan sát được cấu trúc dạng xoắn alpha. 0,25
- Cấu trúc bậc 3: Quan sát được protein GPA có miền ngoại bào, miền xuyên màng và miền
nội bào; mỗi miền protein được cấu tạo từ các loại acid amin khác nhau và có cấu hình không 0,25
gian khác biệt. Miền ngoại bào và miền nội bào đều có tính phân cực, ưa nước, tương tác với
các phân tử nước xung quanh. Miền xuyên màng có tính kị nước, tương tác với các phân tử
phospholipid kị nước của màng tế bào.
- Cấu trúc bậc 4: Protein GPA hoàn chỉnh được cấu tạo gồm hai chuỗi polypeptide liên kết với
nhau trên màng sinh chất; trên thực tế, chúng được kết nối với nhau bằng liên kết disulfide
nhưng không được thể hiện trong hình. 0,25

2 - Miền 1 có 72 acid amin đầu tiên là miền phân bố ở bên ngoài màng sinh chất (miền ngoại 0,5
bào), bao gồm các loại acid amin phân cực, tích điện vì tương tác với các phân tử nước trong
môi trường. Miền 1 được glycosyl hóa (gắn thêm nhóm carbohydrate vào các acid amin trên
chuỗi) trong lưới nội chất, hoàn thiện ở bộ máy Golgi, đưa vào túi vận chuyển đến màng, hòa
màng với màng sinh chất lộn ngược ra ngoài → miền ngoại bào được glycosyl hóa.
- Miền 2 có acid amin thứ 73 đến 95 là miền nằm xuyên qua màng sinh chất, bao gồm các loại
acid amin không phân cực, kị nước vì tương tác với các phân tử phospholipid.
- Miền 3 gồm các acid amin còn lại là miền nằm trong màng sinh chất (miền nội bào), có đặc 0,25
điểm tương tự với miền 1 nhưng không được glycosyl hóa.
0,25

Câu 2. (2.0 điểm) Cấu trúc tế bào. (NBK QUẢNG NAM 2022 – 2023)
Để xác định con đường nội bào của ba loại
protein X, Y và Z, bốn mẫu tế bào được nuôi
cấy giống hệt nhau đã được đánh dấu bằng 3H –
amino acid trong 5 phút. Một mẫu cấy được xác
định ngay sau khi gắn nhãn. Ba mẫu nuôi cấy
còn lại được rửa sạch và sau đó được đưa vào
môi trường có lượng amino acid không được
gắn nhãn trong 10 phút, 20 phút và 30 phút.

Sau đó, các tế bào được đặt trên băng và các phân đoạn tế bào thu được bằng cách ly tâm. Các phần tế bào được
thu hoạch bao gồm: ty thể, lưới nội chất hạt (ER thô), bộ máy Golgi, màng sinh chất, ribosome tự do và chất nổi
trên tế bào hòa tan (cytosol). Trong mỗi phân đoạn này, lượng protein có kích thước tổng hợp mới được xác
định. Kết quả được thể hiện ở bảng bên.
a. Protein X và Y thu được ở thời điểm 5 phút tại ribosome, nhưng tại sao có sự khác nhau ở giai đoạn 20 và 30
phút?
b. Protein Z là protein nằm ở bào quan nào? Giải thích.
c. Tại thời điểm 10 phút, phát biểu nào sau đây đúng về protein X so với protein Z?
(I). Protein X được tổng hợp nhanh hơn protein Z.
(II). Protein X bị phân hủy chậm hơn protein Z.
(III). Protein X bị phân hủy nhanh hơn protein Z.
(IV). Protein X được giải phóng từ ribosome chậm hơn protein Z.
(V). Protein X được giải phóng từ ribosome nhanh hơn protein Z.
Câu Nội dung Điểm
a - Protein X và Y tại thời điểm 5 phút chứng tỏ chúng đang được tổng hợp. 0.25
- Xét ở thời điểm 20 phút và 30 phút:
+ Protein X hoàn toàn nằm ở bào tương  đây có thể là một ribosome tự do. 0.25
+ Protein Y được tìm thấy ở Golgi và màng sinh chất, chứng tỏ protein này là một protein 0.5
chức năng và đang trong quá trình hoàn thiện đến màng.
b - Ty thể. 0.25
- Có thể đây là một protein chức năng hoạt động ở ty thể. 0.25
c - IV. 0.25
- Không thể khẳng định phân hủy vì 100% được tìm thấy ở bào tương  chỉ có thể là giải 0.25
phóng.

Câu 2. Cấu trúc tế bào (2 điểm) (YÊN BÁI 2022 – 2023)


Hình 1.1 biểu thị một phần cấu trúc màng sinh chất của tế bào hồng cầu (X, Y, Z là các prôtêin màng, W
là prôtêin khung xương tế bào). Hình 1.2 biểu thị phân bố của các loại phôtpholipit (SM, PS và các phôtpholipit
khác) theo tỉ lệ phần trăm về hai phía màng sinh chất của tế bào hồng cầu ở thú. Việc bổ sung một đoạn ngắn
các phân tử đường (ôligôsaccarit) vào phân tử prôtêin hoặc phôtpholipit bởi enzim gọi là sự glicôsin hóa. Các
SM được glicôsin hóa, trong khi các PS mang các nhóm chức cacbôxyl và amin ở đầu ưa nước.
a. Nhận xét về sự phân bố mỗi loại phôtpholipit và prôtêin ở bề mặt ngoài và bề mặt trong của màng sinh
chất tế bào hồng cầu.
b. Phần lớn sự glicôsin hóa phôtpholipit và prôtêin diễn ra ở những bào quan nào của tế bào gốc tủy (tế
bào sinh hồng cầu)? Nêu vai trò của sự biến đổi hóa học này.
c. Trong mao mạch, tế bào hồng cầu dạng đĩa bầu dục chuyển động nhanh hơn dạng đĩa tròn, ở trạng thái
không kết hợp với O2; hêmôglôbin (Hb) liên kết chặt với prôtêin X (ái lực của prôtêin X với Hb cao hơn so với
prôtêin Z). Khi mô cơ trơn đang hoạt động bình thường, tốc độ chuyển động của hồng cầu ở đầu mao mạch và
cuối mao mạch của cơ trơn đó khác nhau như thế nào? Giải thích.
HDC:
- Phôtpholipit:
+ SM phân bố chủ yếu (nhiều hơn) trên bề mặt ngoài màng sinh chất…
+ PS phân bố chủ yếu (nhiễu hơn) ở bề mặt trong màng sinh chất……… 0,25
1a. + Các phôtpholipit khác phân bố với tỉ lệ tương đương (bằng nhau) giữa hai phía
bề mặt của màng sinh chất……………………………………… 0,25
- Prôtêin:
+ Prôtêin X phân bố đều giữa mặt trong và mặt ngoài ………………… 0,25
+ Mặt ngoài phân bố chủ yếu là (Y)……………………………………
+ Mặt trong là các prôtêin (Z), (W)…………………………………… 0,25
- Diễn ra ở bào quan:
+ Lưới nội chất ………………………………………………………… 0.25
1b. + Bộ máy Gôngi (hệ thống nội màng)…………………………………...
- Vai trò:
+ Tham gia bám dính tế bào - tế bào.
+ Nhận và truyền tin (kháng nguyên, quyết định nhóm máu).
+ Giúp cuộn gấp chính xác prôtêin.
+ Bảo vệ prôtêin trưởng thành không bị thủy phân. 0.25
+ Đóng vai trò trình tự tín hiệu để đưa đến đích.
- Ở cuối mao mạch hồng cầu chuyển động nhanh hơn………………… 0,25
- Vì:
+ Ở cuối mao mạch, mô cơ đang hoạt động bình thường, là nơi tiêu thụ nhiều
1c. ôxi, nồng độ ôxi giảm nên tỉ lệ [Hb]/[HbO 2] cao  làm tăng ái lực (liên kết) của
Hb với X đẩy Z ra theo cơ chế cạnh tranh làm thay đổi hình dạng tế bào hồng cầu
(hình đĩa bầu dục).
+ Ở đầu mao mạch, nồng độ ôxi cao nên tỉ lệ [Hb]/[HbO 2] thấp  làm tăng ái 0,25
lực (liên kết) của Hb với Z nên tế bào hồng cầu có hình đĩa tròn  chuyển động
chậm.

Câu 2. Cấu trúc tế bào (2,0 điểm) (LÀO CAI 2022 – 2023)
2.1. Phân biệt hệ enzim có trong lizôxôm và perôxixôm về nguồn gốc và chức năng. Giải thích tại sao trong
nước tiểu của người và linh trưởng có chứa axit uric còn các động vật khác thì không?
2.2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H +) thường có mặt ở cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi cấu
trúc đó?
Hướng dẫn chấm:
Câu 2 Nội dung - HDC Điểm
2.1. Tiêu chí Enzyme trong lysosome Enzyme trong
peroxisome
Nguồn gốc Được tổng hợp từ Được tổng hợp từ 0,25
ribosome bám màng ribosome tự do trong tế
bào chất 0,25
Chức năng Xúc tác phản ứng thủy Xúc tác phản ứng oxy hóa
phân khử 0,25
- - Peroxisome của người và linh trưởng không có enzyme phân giải axit
uric nên trong nước tiểu chứa axit uric. 0,25
- - Trong khi đó, peroxisome của các động vật khác có enzyme phân giải
axit uric nên trong nước tiểu không chứa axit uric.
2.2. Bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở cấu trúc:
- Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ tự trong chất nền ra xoang gian màng tạo 0,25
gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng tilacoit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tilacoit tạo gradien H+ 0,25
thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng lizoxom: bơm H+ từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong đó. 0,25
+ +
- Màng sinh chất: bơm H ra phía ngoài màng tạo gradien H , tổng hợp ATP hoặc dòng
H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển động lông roi. 0,25
Câu 2: (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào (CHU VĂN AN HÀ NỘI 2022 – 2023)
2.1. Bảng 2 dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột
trong các điều kiện khác nhau:
Bảng 2
Thí Nhiệt
Mô tả Kết quả
nghiệm độ
1 Dung hợp tế bào người và chuột 37oC Các protein màng trộn lẫn với nhau
Dung hợp tế bào người và chuột, bổ sung
2 37oC Các protein màng trộn lẫn với nhau
chất ức chế tổng hợp ATP
3 Dung hợp tế bào người và chuột 4oC Không có sự trộn lẫn protein màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
2.2. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống khung
xương tế bào. Hãy cho biết đó là hai thành phần nào và phân biệt hai thành phần đó về cấu trúc và chức năng
trong chu kì tế bào động vật.
Câu Ý Nội dung Điểm
1 - Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các protein màng vẫn trộn lẫn 0,25
với nhau chứng tỏ sự chuyển động của protein màng không đòi hỏi năng lượng.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (4 oC ở thí nghiệm 3) ta không thấy sự trộn lẫn protein
màng ở tế bào dung hợp, chứng tỏ sự chuyển động của protein màng rất nhạy cảm (phụ 0,25
thuộc) với nhiệt độ.
- Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tính lỏng của màng là kết quả của sự khuếch tán
thụ động, vì sự di chuyển của các thành phần màng tế bào không cần năng lượng và 0,5
chịu ảnh hưởng bởi nhiệt.

2 - Hai thành phần đó là: vi ống và vi sợi. 0,25


- Phân biệt:
Vi ống Vi sợi
- Thành phần protein: Tubulin - Thành phần protein: Actin
(α-tubulin, β-tubulin) (G-actin) 0,25
- Ống rỗng, thành được cấu tạo - Hai sợi xoắn lấy nhau, mỗi
Cấu trúc
từ 13 chuỗi protein tubulin; kích sợi là một chuỗi polymer gồm
thước lớn (25 nm có khoang các tiểu đơn vị actin; kích 0,25
rỗng 15 nm). thước nhỏ (khoảng 7 nm)
Chức năng Vi ống cấu trúc nên thoi phân Vi sợi actin tương tác với các
trong chu bào, gồm: phân tử myosin làm cho vòng
Câu Ý Nội dung Điểm
- Các vi ống thể động và giúp actin co lại  rãnh phân cắt 0,25
các NST chuyển động về các cực sâu hơn  phân chia tế bào
trong quá trình phân chia tế bào. chất ở tế bào động vật.
kì tế bào
- Các vi ống không thể động
trượt lên nhau giúp tế bào giãn
dài về 2 cực.
(Với mỗi điểm phân biệt, HS phải nêu đúng nội dung ở cả vi ống và vi sợi mới được
0,25 điểm)
Câu 2: (Cấu trúc tế bào) (HẢI DƯƠNG 2022 – 2023)

a. Các Protein 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tương tác với màng theo những cách nào? Hãy phân biệt cách thức tương tác
của chúng.
b. Hãy giải thích tại sao thành phần cacbohydrate chỉ có ở mặt ngoài màng sinh chất? Các cacbohydrate này có
vai trò gì với tế bào?
a. Protein có thể tương tác với màng theo 3 cách: xuyên màng, neo màng và bám màng.
- Protein xuyên màng (1, 2, 3): Xuyên qua lớp phospholipid kép và tạo thành 3 phân đoạn
cấu trúc. Miền bào tương và ngoại bào có bề mặt ngoài ưa nước tương tác với môi trường
lỏng ở mặt trong và ngoài màng. Phân đoạn xuyên màng chứa nhiều amino acid kị nước
với mạch nhánh nhô ra ngoài và tương tác với lõi hydrocarbon kị nước của lớp
phospholipid kép. (0,25đ)
- Protein neo màng (4, 5): liên kết cộng hóa trị với 1 hoặc nhiều phân tử lipid. Phân đoạn kị
nước của chúng nhúng trong 1 phiến màng gắn với protein và neo nó với màng.
(0,25đ)
- Protein bám ngoài màng (7,8): không tương tác trực tiếp với lõi kị nước của lớp
phospholipid kép. Chúng gắn với màng bằng cách gián tiếp tương tác với protein xuyên
màng hoặc neo màng hay trực tiếp với phần đầu lipid. (0,25đ)
b. - Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn
vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới
nội chất. (0,25đ)
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi
nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện
chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở
trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ
lộn ra phía ngoài màng tế bào. (0,25đ)
* Vai trò của các cacbohydrate màng:
- Các phân tử cacbohydrate liên kết với các protein tạo thành glicoprotein, liên kết với lipid
tạo thành glicolipid. Khi liên kết với mặt ngoài màng tế bào tại phần acid sialic của prôtêin,
phần acid này tích điện làm cho bề mặt glycoprôtêin của tế bào mang điện âm. Các phần tử
glycoprôtêin đều mang điện âm nên đẩy nhau làm cho chúng không bị hòa nhập với nhau.
Glycolipit cũng vậy, có phần cacbonhydrat quay ra phía ngoài tế bào cũng liên kết với một
acid gọi là gangliosit cũng mang điện âm và góp phần cùng với các glycoprôtêin làm cho
hầu hết các mặt ngoài của hầu hết tế bào mang điện tích âm. Nhờ đó chúng góp phần tạo ra
điện thế màng. (0,25đ)
- Glicoprotein, glicolipid có vai trò quan trọng :
+ Là thụ thể bề mặt của tế bào. (0,125đ)
+ Tham gia truyền đạt thông tin giữa các tế bào. (0,125đ).
+ Cấu tạo nên chất nền ngoại bào. Các proteoglican kết hợp với các sợi collagen tạo nên 1
mạng lưới bao quanh tế bào. Hệ thống này lại được nối với bộ khung xương tế bào qua
protein màng là intergrin và fibronectin. Thông qua sự kết nối này, chất nền ngoại bào có
thể điều khiển sự hoạt động của các gên bên trong tế bào ; nhờ đó các tế bào của cùng 1 mô
có thể phối hợp hoạt động với nhau. (0,125đ)
+ Do có độ nhớt cao nên nó có chức năng bảo về tế bào và cơ thể. (0,125đ)

Câu 2: Câu trúc của tế bào (2 điểm) (CHU VĂN AN – HN 2022 – 2023)
Một protein màng lưới nội chất H có 6 miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein ubiquitin ligaza. Để
nghiên cứu về miền A, người ta đánh dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C của protein H (Hình 1), phân lập
các micrôxôm (các mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí hỗn hợp micrôxôm với 3 điều kiện khác nhau:

Hình 2
• Mẫu 1: xử lí bằng chất hoạt động bề mặt để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất
• Mẫu 2: ủ trước trong TEV prôtêaza (một loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau đó xử lí
bằng chất hoạt động bề mặt
• Mẫu 3: xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza
Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung Bảng 2
kháng thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG. Mẫu 1 2 3
Tín hiệu
Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ prôtêin khi điện di huỳnh quang Có Không Không
được thể hiện ở Bảng 2.
a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích.
b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin cuộn gập sai
hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi lưới nội chất và
đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng dưới đây có
phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích.
(1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất.
(2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá.
(3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào.
Câu/ Nội dung Điểm
Ý
2a ở bên ngoài, vì ở mẫu 2  khi ủ trước trong TEV  không thu được tín hiệu 0,5
huỳnh quang  chuỗi FLAG đã bị cắt  miền A và FLAG phải hướng ra bên ngoài.
Do TEV không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid nên nếu nằm ở bên trong 0,5
thì phải thu được tín hiệu huỳnh quang ở mẫu 2.

1b b) vì miền FLAG nằm ở bên ngoài màng túi nội chất  nó sẽ đóng vai trò như 0,25
thành phần nhận biết để ubiquitin hoá  sự phân giải các protein trong màng túi nội
chất. 0,25
(1) không vì protein H không có miền ở bên trong lưới nội chất.
(2) có vì không có protein H để xảy ra sự ubiquitin hoá  không có sự phân giải 0,25
protein.
(3) không vì khi gen mã hoá protein H bị bất hoạt thì các protein được xuất ra 0,25
không bị phân giải  không gây chết tế bào do thiếu các protein cần thiết cho sự hoạt
động của tế bào.
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2,0 điểm) (THÁI NGUYÊN 2022 – 2023)
Trong tự nhiên, một số protein có thể phát ra ánh sáng. Ví dụ như protein huỳnh quang được tìm thấy ở
loài sứa Aequorea victoria, làm dù của chúng phát sáng màu xanh lục. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học có
thể phân lập gen mã hoá protein này và ghép chúng với gen mã hóa protein từ sinh vật khác. Sự biểu hiện của
gen ghép tạo ra “protein dung hợp” và vẫn giữ được chức năng sinh học bình thường của chúng, nhưng có thêm
phần huỳnh quang cho phép các protein dễ dàng được theo dõi.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng kính hiển vi để theo dõi đường đi của protein dung
hợp thông qua một tế bào động vật có vú. Gen mã hoá protein có khả năng phát huỳnh quang được ghép với
gen mã hóa protein X của virut. Bảng dưới đây tóm tắt những thay đổi quan sát được tại 3 vị trí trong tế bào sau
khi cho lây nhiễm với virut.
Cường độ huỳnh quang tương đối theo thời gian (phút)
Vị trí đo
0 20 40 60 80 100 150 200
A 0.95 0.64 0.38 0.17 0.05 0.00 0.00 0.00
B 0.05 0.29 0.39 0.38 0.28 0.25 0.05 0.00
C 0.00 0.08 0.23 0.44 0.65 0.70 0.77 0.75
a. Xác định tên của mỗi cấu trúc A, B, C? Giải thích?
b. Nếu các tế bào được bổ sung một phân tử ức chế tổng hợp protein đặc hiệu vào lúc virut bắt đầu xâm nhiễm,
kết quả thí nghiệm trên sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
2. Hãy giải thích vì sao khi nhu cầu ATP của tế bào giảm thì hô hấp tế bào cũng giảm theo?
Câu 2 Nội dung Điểm
a -A là lưới nội chất hạt, B là bộ máy Gôngi, C là màng tế bào 0.25
-Do tại thời điểm 0 phút cường độ huỳnh quang đạt cao nhất tại A sau đó (từ 0.25
20 phút trở đi) giảm dần đến 0 chứng tỏ A là vị trí tổng hợp protein ban đầu.
-Do cường độ huỳnh quang sau đó xuất hiện ở B tăng dần từ 0 phút đến 40 0.25
phút, từ phút 40 trở đi giảm dần đến 0 -> protein được vận chuyển đến B
nhưng sau đó lại được tiếp tục được vận chuyển đi nơi khác.
-Do cường độ huỳnh quang xuất hiện muộn nhất ở C và tăng dần theo thời 0.25
gian nên C là vị trí đích mà protein được vận chuyển đến
b -Do cường độ huỳnh quang đo được phụ thuộc vào lượng protein được tổng 0. 5
hợp.
-Chất ức chế tổng hợp protein sẽ làm cường độ huỳnh quang không (hoặc rất 0.5
ít) xuất hiện ở lưới nội chất (A) và không xuất hiện ở bộ máy gôngi (B) và
màng tế bào (C)

Câu 2: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm) (BẮC NINH 2022 – 2023)
Hai mẫu tế bào người khác nhau (loại tế bào A và loại tế bào B) từ cùng một cơ thể người đã tiếp xúc với một
chất hóa học làm phá vỡ màng huyết tương của họ, sau đó các mẫu được quay tuần tự trong máy siêu ly tâm để
cô lập các lớp của các thành phần dưới tế bào. Dưới đây là biểu đồ cho thấy kết quả của thử nghiệm này:
a. Mô tả sự khác biệt chính giữa tế bào A và tế bào B dựa trên biểu đồ này.
b. Dựa vào đâu để cho thấy sự khác nhau về chức năng giữa tế bào A và tế bào B.
c. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy dự đoán các tế bào A và B thuộc loại tế bào nào, giải thích vì sao.
d. Giải thích làm thế nào mà 2 loại tế bào này có thể có DNA giống hệt nhau nhưng lại có đặc điểm tế bào khác
nhau.
Hướng dẫn chấm
Nội dung trả lời Điểm
a. Tế bào A có ti thể, nhiều ribosome, không có lông mao và nhiều lysosome. Tế 0.5
bào B có số lượng ti thể nhiều gấp đôi tế bào A, khoảng ½ số ribosome, nhiều lông
mao và rất ít lysosome so với tế bào A.
b. Tế bào A là tế bào có chức năng liên quan đến tiêu hóa. Tế bào B có thể là 1 tế 0.5
bào di động hoặc thực hiện 1 số chức năng di truyền  Chức năng có thể quyết định
cấu trúc tế bào.
c. Tế bào A có thể là bạch cầu (tiêu hóa và tiêu diệt mầm bệnh) vì nó có nhiều 0.5
lysosome, là những túi chứa enzyme tiêu hóa. Ngoài ra các enzyme tiêu hóa là
protein được tổng hợp ở ribosome.
Tế bào B có thể là biểu mô lót hệ thống hô hấp ở người, vì nó có nhiều lông mao.
Lông mao loại bỏ bụi và vi trùng từ đường mũi, phế quản và phổi.
d. Hai tế bào này được lấy từ 1 cơ thể người  cả hai có DNA trong nhân giống 0.5
nhau.
Nhưng chúng khác nhau cấu trúc và chức năng vì mỗi tế bào biểu hiện các gene
khác nhau và tạo ra các protein khác nhau. Cùng 1 loại DNA có thể tạo ra các
protein khác nhau bằng các cách kết hợp khác nhau của exon hoặc các gene tuân
theo các cơ chế điều hòa khác nhau.

Câu 3 (2,0 điểm) CHUYỂN HÓA VC – NL (SƠN LA 2022 – 2023)


a) Hình dưới cho biết tác động riêng lẻ của các chất B, C, D đến tốc độ phản ứng của enzym. Đường 2
thể hiện tốc tộ phản ứng của enzyme đối với cơ chất A.
Hãy cho biết các đường 1, 3, 4 trong đồ thị thể hiện sự tác động tương ứng của từng chất nào trong các
chất B, C, D và cho biết các chất này tác động như thế nào trong phản ứng enzyme đó. Giải thích.
Biết rằng các điều kiện khác của phản ứng là giống nhau trong các phản ứng.

(Ghi chú: Trong đồ thị trục tung thể hiện tốc độ phản ứng, trục hoành thể hiện nồng độ cơ chất)

b) Tìm hiểu hoạt động của enzyme phosphofructokinase trên fructose 6-phosphate ở bước đầu trong quá
trình phân hủy glucose và sự kiểm soát hoạt động của enzyme này xem liệu đường có tiếp tục được chuyển hóa
tiếp hay không. Hình sau mô tả hoạt động của enzim này và đồ thị về sự kiểm soát hoạt động của nó khi có ATP
nồng độ thấp và nồng độ cao.
Hãy cho biết:
a. Hai đường biểu diễn trên độ thị, đường nào thể hiện hoạt động của enzim khi ở nồng độ ATP thấp, đường nào
ở nồng độ ATP cao?
b. Dựa vào kết quả câu trả lời ở a và những hiểu biết của bạn về enzim này, hãy giải thích cơ chế kiểm soát hoạt
động của enzim trên?
Câu/ý Nội dung Điểm
a Đường 1: Tác động của chất C. 0,125
Chất C làm tốc độ phản ứng tăng lên. Theo hình chất C là chất cảm ứng làm tăng tốc
độ phản ứng. Do đó, đồ thị tác động của chất C cao hơn đường 2.
0,125

Đường 3: Tác động của chất B. 0,125


Chất B là chất ức chế cạnh tranh, nó có thể gắn với trung tâm phản ứng làm giảm liên 0,25
kết giữa enzym và cơ chất. Khi tăng nồng độ cơ chất đến mức nhất định thì tốc độ phản
ứng tăng đến khi bằng bình thường không có chất ức chế cạnh tranh.
Đường 4: Tác động của chất D. 0,125
Chất D là chất ức chế không cạnh tranh. Chất này gắn vào enzym làm nó bị biến đổi 0,25
cấu hình, không liên kết được với cơ chất làm tốc độ phản ứng giảm so với bình thường
dù tang nồng độ cơ chất.
b 1 – ATP nồng độ thấp. 0,5
2 – ATP nồng độ cao
- Hoạt động của enzim phosphofructokinaza chịu sự kiểm soát của nồng độ ATP theo 0,25
cơ chế điều hòa ngược.
- Nồng độ cao của sản phẩm cuối cùng của phản ứng ức chế hoạt động của enzim đầu
chuỗi, điều này phù hợp với nhu cầu sử dụng ATP của tế bào.
0,25

Câu 3 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)
Rotenone là một sản phẩm tự nhiên
độc hại có nguồn gốc từ thực vật, có tác dụng ức
chế mạnh NADH dehydrogenase của ty thể ở
côn trùng và cá. Antimycin A là một loại
kháng sinh độc, có tác dụng ức chế mạnh quá
trình oxy hóa Ubiquinol (Coenzyme Q).
(a) Giải thích tại sao sau khi ăn phải
rotenone một số loại côn trùng và cá bị tử
vong?
(b) Giải thích cơ chế tác động của antimycin A.
(c) Giả sử rotenone và antimycin A có hiệu quả như nhau trong việc ngăn chặn các vị trí tương ứng của chúng
trong chuỗi chuyển điện tử, thì chất độc nào sẽ là chất độc mạnh hơn? Giải thích.
LG
a. Khi ăn phải Rotenone có thể gây chết một số loài côn trùng và cá vì:
- Rotenone ức chế hoạt động của NADH dehydrogenase  ức chế dòng electron từ trung tâm
Fe-S đến ubiquinone  ETC giảm  giảm ATP………………………………………………. 0,5
- Lượng ATP giảm không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật  có thể gây chết sinh
vật……………………………………………………………………………………………… 0,25
b.
- Antimycin A ức chế quá trình oxy hoá Coenzyme Q (ubiquinol) trong chuỗi hô hấp  ngăn 0,5
cản sự vận chuyển electron từ cyt b sang cyt c  giảm sự vận chuyển e  lượng ATP tạo thành
giảm.
c. Antimycin A là chất độc mạnh hơn vì:………………………………………………………. 0,5
- Rotenone chỉ ức chế dòng điện tử từ phức hệ I; Antimycin A ức chế dòng điện tử qua
Ubiquinol  ảnh hưởng tới tất cả các nguồn điện tử đi từ phức hệ I và II................................... 0,25
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Đồng hóa + Dị hóa)
3.1 ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào ? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở
các vị trí ?
3.2 Dưới đây là sơ đồ điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase - 1

a) Dựa vào sơ đồ hãy cho biết, enzime phosphofructo kinase - 1 được điều hòa hoạt động theo cơ chế
nào? Giải thích.
b) Giả sử các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra một loại thuốc giảm béo dựa trên hoạt động của
fructose 2,6 – bisphosphate. Các phân tử thuốc được sản xuất dựa trên cơ chế làm tăng ái lực với fructose 2,6 –
bisphosphate. Hãy giải thích cơ chế giảm béo của loại thuốc này.
Ý Hướng dẫn chấm Điểm
3.1 ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể và lục lạp 0,25
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm phosphate linh 0,25
động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP tạo ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxy hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô
hấp được sử dụng để gắn nhóm phosphate vô cơ vào ADP. 0,25
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và
chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và nhóm phosphate vô 0,25
cơ tạo thành ATP.
3.2 a) Cơ chế hoạt hóa của enzim phosphofructokinase -1:
- Phosphofructokinase -1 là 1 enzim quan trọng điều khiển quá trình đường phân, 0,25
được hoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructose 2,6- bisphosphate. Nồng độ 2 chất
này tăng khi nguồn dự trữ của tế bào giảm đi.
- Hai chất ATP và citrate ức chế hoạt động của enzim phosphofructokinase -1, khi 0,25
2 chất này tăng thì Fructose 6 – phosphat không được chuyển hóa thành Fructose
1,6 – bisphosphate mà Fructose 6 – phosphate sẽ chuyển thành 2,6 – bisphophate
hoạt hóa enzim dị lập thể này.
b) Thuốc giảm béo này tăng ái lực với fructose 2,6 – bisphosphate -> lượng 0,5
fructose 2,6 – bisphosphate giảm -> quá trình chuyển hóa từ Fructose 6 –
phophate thành fructose 2,6 – bisphosphate tăng lên tiêu tốn nhiều ATP -> lượng
ATP giảm -> giảm ức chế hoạt động đến enzim phosphofructokinase -1 -> E này
tăng cường chuyển hóa đường phân, hạn chế tích lũy chất dư thừa -> giảm béo.

Câu 3 (2 điểm): Đồng hóa và dị hóa (QUỐC HỌC HUẾ 2022 – 2023)
3.1. TAK1 là một protein kinase chuyển một nhóm phosphate từ ATP sang cơ chất. Để làm sáng tỏ cơ chế
hoạt động của Takinib, hai thí nghiệm đã được thực hiện.
- Thí nghiệm A: TAK1 được bổ sung vào dung dịch chứa ATP, Takinib và cơ chất của TAK1. Tốc độ phản
ứng ban đầu được xác định ở các nồng độ ATP khác nhau và lượng Takinib khác nhau.
- Thí nghiệm B: TAK1 được ủ trước với 5 µM ATP trong 3 giờ và sau đó tiến hành tương tự như thí nghiệm
A.
Kết quả của thí nghiệm A và B thể hiện ở hình dưới với nồng độ Takinib được thể hiện ở bên phải.

a) Em hãy xác định vai trò của Takinib trong điều hòa hoạt động của enzyme TAK1. Giải thích.
b) Dựa vào thí nghiệm A và B, một bạn học sinh rút ra kết luận: “Cấu trúc của enzyme TAK1 có một vị trí
tương tác khác ngoài trung tâm hoạt động”. Em có đồng ý với kết luận trên không? Tại sao?
3.2. Trong những năm 1850 và 1860, nhà hoá học và vi sinh học Louis Pasteur, người đầu tiên nghiên cứu
về sự lên men, đã chứng tỏ rằng quá trình này được thực hiện bởi các tế bào sống. Quá trình lên men với loài
nấm men phổ biến nhất Saccharomyces cerevisiae được ứng dụng từ lâu đời để sản xuất bánh mì, rượu vang,
bia và rượu táo. Trong tự nhiên, nấm men này được tìm thấy ở bề mặt quả và lá cây. Quá trình lên men được
biểu diễn ở Hình 3.2.
Hình 3.2. Quá trình lên men ở nấm men.
A. Glucose; B. Protein vận chuyển hexose
a) Em hãy cho biết 1, 2, 3, 4 là các chất gì?
b) Hãy so sánh mức năng lượng được tạo ra trong quá trình lên men và hô hấp hiếu khí. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
3.1a - Dựa vào thí nghiệm A, ta thấy cùng nồng độ ATP, khi tăng nồng độ Takinib, tốc độ
phản ứng giảm  Takinib là chất ức chế hoạt động của enzyme.
0,5
- Trong thí nghiệm B, sau khi ủ TAK1 với 5 µM ATP trong 3 giờ ta thấy hoạt tính ức chế
của Takinib giảm  Takinib là chất ức chế cạnh tranh với ATP.
3.1b - Em đồng ý với ý kiến trên, vì:
- Sau khi TAK1 được ủ trước với 5 µM ATP trong 3 giờ, ATP sẽ gắn vào vùng điều hòa
(khác vùng trung tâm hoạt động)  Takinib không thể cạnh tranh với ATP, nhưng cơ 0,5
chất vẫn gắn được vào vùng hoạt động  Tốc độ phản ứng không thay đổi nhiều khi tăng
nồng độ Takinib.
1. Glucose. 2. Pyruvic acid. 3. Acetaldehyde. 4. Ethanol.
3.2a 0,5
(Mỗi ý đúng được 0,125 điểm)
Quá trình lên men tạo ra ít năng lượng hơn quá trình hô hấp hiếu khí. 0,25
- Lên men:
+ chỉ tạo 2ATP trong giai đoạn đường phân
+ NADH không tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, chuyền e và H + cho
3.2b axetaldehyt, không tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm.
0,25
- Hô hấp hiếu khí:
+ trực tiếp tạo 2ATP trong đường phân
+ NADH và FADH2 được tạo ra, tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, tổng hợp ATP
theo cơ chế hóa thẩm.

3.2. Có 10 phân tử glucose tham gia vào quá trình đường phân. Trong đó chỉ 50% số phân tử axit piruvic được
tạo ra tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của hô hấp hiếu khí, các sản phẩm khác tham gia đầy đủ. Kết thúc
quá trình hô hấp hiếu khí, có bao nhiêu phân tử ATP được tạo ra? Nêu cách tính. Biết rằng mỗi NADH trung
bình tạo 3 ATP và mỗi FADH2 trung bình tạo 2 ATP.
Cách 1: 0,5đ
- 10 phân tử glucozo sau khi tham gia đường phân tạo 20 axit piruvic, 20 NADH, 20 ATP
- 10 axit piruvic tạo 10 axetyl-CoA, 10 NADH
- 10 axetyl- CoA tham gia chu trình Crep tạo 10 ATP, 30 NADH, 10 FADH2
- Số ATP tạo ra là: 20 + 10 + (20 + 10 + 30) x 3 + 10 x 2 = 230
Cách 2:
- Trong 10 phân tử glucozo
+ 5 phân tử tham gia đường phân tạo 10 ATP, 10 NADH (tương đương 40 ATP)
+ 5 phân tử tham gia hô hấp hiếu khí tạo: 5 x 38 = 190 ATP
=> tổng số ATP là 40 + 190 = 230

Câu 3 (2,0 điểm) CHUYỂN HÓA VCNL (TUYÊN QUANG 2022 – 2023)
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxi, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều
kiện thiếu oxi. Nồng độ của 3 chất: glucose-6-phosphate, axit lactic và fructose-1,6–diphosphate được đo ngay
sau khi loại bỏ oxi khỏi môi trường nuôi cấy và được biểu diễn ở đồ thị hình bên. Hãy ghép các đường cong 1,
2, 3 ở đồ thị dưới đây phù hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điểm
Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh
sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men. Quá
trình này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm 0,5
mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất.
- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó không đổi chứng tỏ đây là sự
thay đổi nồng độ của axit lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên
men thì axit piruvic tạo ra do đường phân sẽ được chuyển thành axit lactic làm cho
lượng axit lactic tăng dần lên. Axit lactic xuất hiện ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay từ 0,5
đầu tế bào cơ đã thực hiện quá trình lên men.
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat vì trong 0,5
phút đầu đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên do glucozo-6-photphat
chuyển thành nhưng từ phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-6-photphat giảm mạnh sẽ không 0,5
glucozo-6-photphat thành fructozo - 1,6 – diphotphat.
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat vì lượng ATP
giảm mạnh dẫn tới quá trình photphorin hóa glucozo thành glucozo-6-photphat bị giảm
nhanh so với khi tế bào còn hô hấp hiếu khí, thêm vào đó glucozo-6-photphat vẫn 0,5
chuyển thành fructozo - 1,6 –diphotphat.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất trong tế bào (đồng hóa + dị hóa) (CAO BẰNG 2022 – 2023)
1. Quang hợp ở thực vật gồm pha sáng và
pha tối. Trong đó, pha sáng là quá trình chuyển
hoá năng lượng ánh sáng mặt trời và tích luỹ
trong các hợp chất ATP, NADPH sẽ được dùng
cho pha tối. Hình sau minh hoạ tác động ức chế
chuỗi truyền điện tử từ pha sáng của diuron (một
chất oxi hoá).
Sự tổng hợp ATP và NADPH của pha sáng
bị tác động bởi diuron như thế nào? Giải thích.

2. Antimycin A là chất ức chế một loại enzyme trong chuỗi truyền electron làm gián đoạn quá trình
truyền electron trong hô hấp. Một chủng nấm men được nuôi trong 2 bình nuôi cấy có đầy đủ dinh dưỡng gồm
glucose, ADP, ion photphat vô cơ… Lượng oxi trong bình nuối cấy được định lượng và đóng nắp ngăn trao đổi
oxi với môi trường bên ngoài. Cả hai bình được ủ 30 phút (nhiệt độ tối ưu duy trì 30 0C). Sau 5 phút đầu tiên, 1
bình được cho thêm Antimycin A. (Biết các điều kiện về số lượng tế bào, trạng thái, sinh trưởng của tế bào và
điều kiện nuôi cấy khác nhau của môi trường ở 2 bình nuôi cấy là như nhau). Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Thời gian Nồng độ oxi trong bình nuôi cấy
nuôi cấy (1) Không có Antimycin A (2) Thêm Antimycin A sau 5 phút nuôi cấy
0 6.42 6.42
5 3.68 3.7
10 2.45 3.7
15 1.64 3.7
20 0.92 3.7
25 0.51 3.7
30 0.51 3.7
a. Nhận xét về hàm lượng oxi trong 2 bình trong thời gian nuôi cấy. Giải thích.
b. Ở mức phân tử, giải thích tại sao hô hấp hiếu khí không xảy ra ở nồng độ oxi xuống quá thấp?
c. Trong 2 bình nuôi cấy bình nào có bọt khí? Tại sao?
Câu Ý Nội dung Điểm
1 - ATP và NADPH đều được tạo ra ít (Thí sinh có thể viết ATP không được tạo 0,25
ra, NADPH được tạo ra ít). Vì:
+ Chất diệt cỏ diuron ngăn chặn việc truyền điện tử cao năng từ QA sang QB
trong con đường truyền điện tử và phôtphôrin hóa không vòng (vòng hở). 0,25
+ ATP không được tạo ra vì phức hệ xitôcrôm b6f của con đường vòng hở
không nhận được điện tử cao năng. (Thí sinh có thể viết: Một lượng nhỏ ATP
III được tạo ra ở con đường truyền điện tử và phosphorin hóa vòng (vòng kín)). 0,25
+ Một số phân tử NADPH được tạo ra, sau đó dừng hẳn vì nhánh truyền điện
tử cao năng của con đường vòng hở từ P700 đến NADP+ (hoặc enzim FNR) 0,25
hoạt động thêm một thời gian ngắn.
2 a. Sau 5 phút đầu tiên khi chưa cho Antimycin A nấm men hô hấp hiếu khí làm
giảm nồng độ oxi cả 2 bình. Do các yếu tố ở 2 bình tương đương nên lượng
oxi còn lại trong 5’ đầu tiên ở hai bình là xấp xỉ ngang nhau.
- Bình (2) sau khi cho thêm Antimycin A nấm men không thực hiện được quá
trình hô hấp hiếu khí do chuỗi truyền e bị chặn, oxi là chất nhận e cuối cùng →
hàm lượng oxi không thay đổi. 0,25
- Ở bình (1) nồng độ oxi giảm dần do tế bào thực hiện quá trình hô hấp, Từ
phút 25 trở đi, nồng độ oxi không thay đổi do hàm lượng oxi xuống quá thấp
dưới ngưỡng hoạt động hô hấp hiếu khí. 0,25
b. Khi nồng độ oxi xuống quá thấp, khả năng va chạm và phản ứng của oxy
với enzyme giảm→ tốc độ chuyển hóa NADH, FADH 2 diễn ra chậm → Tích
lũy NADH, FADH2 làm tăng nồng độ. Cơ chế điều hòa ngược làm gián đoạn
chu trình Crep → Quá trình hô hấp hiếu khí dừng lại. 0,25
c. Cả hai bình. Vì:
- Nấm men trong bình 1 thải CO2 khi hô hấp hiếu khí trong 25 phút đầu và lên
men rượu trong 5 phút cuối.
- Nấm men trong bình 2 thải CO 2 khi hô hấp hiếu khí trong 5 phút đầu và lên 0,25
men rượu trong 5 phút cuối.

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa + dị hóa) (HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ 2022
– 2023)
3.1. Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về
quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2
chậu cây có các chỉ tiêu sinh lí giống nhau:
- Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu
cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp
CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín
hiệu phóng xạ theo thời gian.
- Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị
phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng
vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo
thời gian. Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2
chất X, Y là gì? Giải thích.

3.2. Hình ảnh dưới đây mô tả phản ứng của enzyme succinic dehydrogenase biến đổi cơ chất là succinic acid
thành sản phẩm là fumaric acid. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu có mặt malonic acid. Giải thích
hiện tượng trên? Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra thì có thể khắc phục bằng cách nào?

Hướng dẫn chấm


Nội dung Điể
m
3.1. * Tên chất X, Y:
X: APG… 0,25
Y: RiDP … 0,25
* Giải thích:
- Thí nghiệm 1:
+ Cung cấp đủ CO2 nên enzyme Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO2 tạo APG. Do CO2 mang
đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.
+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực khử 0,25
cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ → X là APG
-Thí nghiệm 2:
+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.
+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình tái tạo 0,25
RiDP từ APG. Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần.
→Y là RiDP
3.2. - Malonic acid là chất ức chế cạnh tranh 0,25
- Malonic acid có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
- Khi có mặt của cơ chất và chất ức chế, chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động và làm cho hoạt động 0,25
xúc tác của enzyme bị kìm hãm lại.
- Sự ức chế do malonic acid gây nên có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ của acid này. 0,25
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (HƯNG YÊN 2022 – 2023)
Quá trình phân giải hiếu khí phân tử glucose được chia thành ba giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs
và chuỗi chuyền electron. Hình dưới mô tả chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm.
a. Chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) cho thích hợp.
b. Giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp.

c. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào. Dưới đây là tác
động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.

Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm

a. (1) : tế bào chất 0,5


(2) : màng ngoài ti thể
(3) : khoảng không gian giữa 2 màng
(4) : màng trong ti thể
(5) : chất nền ti thể.

b Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp: 0,5
Chuỗi chuyền e trên màng trong tạo động lực vận chuyển H+ từ chất nền sang
xoang gian màng --> tăng H+ ở xoang gian màng --> để giải tỏa sự chênh lệnh
H+, điện thế --> H+ được vận chuyển từ xoang gian màng vào chất nền qua
ATP Synthase --> tổng hợp ATP từ ADP và Pi.
c - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O2 bị dừng lại, chứng tỏ
X có thể là Cyanide hoặc Oligomycin: 0,25
+ Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến chuỗi
truyền điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
+ Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện tử bị 0,25
dừng lại.
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O2 tiếp tục diễn ra bình thường, chứng tỏ
proton được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự tổng hợp ATP 0,25
vẫn không phục hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần theo thời gian.
Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không hồi 0,25
phục vì cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin.

Câu 3 (2,0 điểm).ĐỒNG HÓA + DỊ HÓA (CHUYÊN TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG 2022 – 2023)
1. Sơ đồ dưới đây (hình 2) mô tả con đường chuyển hoá từ chất M tạo ra chất R và chất Y là những sản phẩm
cuối cùng. Mỗi phản ứng hoá học chịu xúc tác bởi một loại enzyme (kí hiệu E1 đến E6). Em hãy trả lời các câu
hỏi sau:

Hình 2
a. Khi nhu cầu tế bào đối với chất Y tăng đáng kế, bằng cách nào tế bào thúc đẩy sự tổng hợp thêm chất Y từ
con đường chuyển hoá ở trên? Giải thích.
b. Nếu nguồn cung cấp chất M và nhu cầu của tế bào đối với chất R và chất Y đều không thay đổi nhưng tế bào
bị thiếu cofactor của enzyme E5 thì nồng độ chất N và chất Q nhiều khả năng có xu hướng thay đổi như thế
nào? Giải thích.
2. Aspartate transcarbamoylase (ATCase) là một enzyme dị
lập thể với sáu tiểu đơn vị xúc tác và sáu tiểu đơn vị điều
hòa. Nó tồn tại ở hai dạng: một dạng có hoạt tính enzym
thấp và dạng kia có hoạt tính cao. Trong trường hợp không
có bất kỳ phối tử nào, cấu trúc hoạt động thấp chiếm ưu thế.
Malate là một chất ức chế ATCase liên kết trong trung tâm
hoạt động ở vị trí mà cơ chất aspartate thường liên kết. Một
tác động rất đặc biệt của malate được quan sát thấy khi hoạt
động của ATCase được đo ở nồng độ aspartate thấp hơn
nhiều so với Km của nó thể hiện trong hình 3.
a. Giải thích kết quả thu được ở hình 3.
b. Bạn có mong đợi malate có tác dụng đặc biệt tương tự Hình 3: Hoạt động của ATCase khi
như ở hình 5 nếu các phép đo được thực hiện với sự có mặt tăng nồng độ của chất ức chế malate.
của nồng độ aspartate cao không? Tại sao? Các phép đo này được thực hiện ở
nồng độ aspartate thấp hơn nhiều so
với Km của nó
Ý Nội dung Điểm
1a Khi nhu cầu tế bào đối với chất Y tăng đáng kể, tế bào có thể thúc đẩy tổng hợp thêm
chất Y theo các cách như sau:
- Tăng mức hoạt tính của enzyme E6 để tạo ra chất Y từ chất X  làm giảm nồng độ 0,25
chất X trong tế bào  sự mất cân bằng trong phản ứng hoá học tạo ra chất X dẫn đến
thay đổi xu hướng chuyển hoá của chất Q theo con đường tạo ra nhiều chất X  cung
cấp nguyên liệu tổng hợp chất Y.
- Nồng độ chất Q giảm do được huy động vào con đường tạo ra chất Y giảm tạo thành
chất R trong tế bào  nồng độ chất R trong tế bào giảm  giảm hiệu ứng ức chế ngược 0.25
trở lại enzyme E2  ít nhiều làm tăng hoạt tính của enzyme này  tăng cường sự
chuyển đổi chất N thành chất Q, là cơ chất ở con đường tổng hợp chất Y của tế bào.
1b - Khi enzyme E5 bị thiếu cofactor, nó không thể thực hiện được chức năng xúc tác hiệu
quả  ban đầu làm tăng nồng độ chất Q trong tế bào do thay đối thế cân băng trong 0,25
phản ứng hoá học tạo ra chât X.
- Sự tăng nông độ của chât Q trong tế bào dẫn đến tăng nồng độ của chất R  ức chế
ngược trở lại enzyme E2  giảm quá trình tổng hợp chất Q nên cũng làm giảm sự tổng
hợp chất R  nồng độ của chất Q và chất R được duy trì ở mức bình thường trong tế 0.25
bào.
2a Liên kết aspartate thường chuyển cấu hình của ATCase từ trạng thái hoạt động thấp 0,5
sang trạng thái hoạt động cao. Ở nồng độ aspartate thấp, không phải tất cả ATCase sẽ
được chuyển sang cấu hình hoạt động cao.
Hiệu ứng kích hoạt đặc biệt của malate xảy ra do liên kết của nó giúp hoàn thành việc
chuyển ATCase sang cấu hình hoạt động cao.
Khi có nồng độ malate thấp, số lượng vị trí hoạt động trong cấu trúc hoạt động cao tăng
lên; do đó, hoạt động của enzyme tăng lên.
2b Tác dụng kích hoạt đặc biệt của malate không được quan sát thấy ở nồng độ aspartate 0,5
cao vì ATCase đã hoàn toàn chuyển sang cấu hình có hoạt tính cao. Trong các điều kiện
này, mỗi phân tử malate liên kết với một vị trí hoạt động sẽ làm giảm tổng số vị trí mà
aspartate có thể truy cập và do đó làm giảm hoạt động tổng thể của ATCase.

Câu 3 (2,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + Dị hóa) (LÊ THÁNH
TÔNG QUẢNG NAM 2022 -2023)

3.1 (1,0 điểm): Các nhà khoa học tách riêng thylakoid của lục lạp
và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo
dõi pH của môi trường chứa thylakoid ở các điều kiện khác nhau
và thu được kết quả thể hiện ở hình 2. Trong đó, (i) là thời điểm
bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào
môi trường đang được chiếu sáng.
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đẩu thí
nghiệm, pH của môi trường chứa thylakoid thay đổi như thế nào
so với trước khi chiếu sáng? Giải thích.
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phosphoryl hóa oxy hóa Hình 2
(2) Quá trình tổng hợp enzyme rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
3.2 (1,0 điểm): Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào trong
môi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp. Sau 5 phút, ADP
được bổ sung thêm vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, mỗi chất ức chế được bổ sung vào từng ống
nghiệm riêng rẽ (trình bày ở bảng 1) và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc. Nồng độ O2 trong môi trường
của từng ống được đo liên tục trong thời gian thí nghiệm.
Bảng 1.
Ống nghiệm Chất ức chế Tác dụng

I Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP


II Butylmalonate Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
III Cyanide Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
IV Oligomycin Ức chế phức hệ ATP synthase
Lượng O2 tiêu thụ trong từng ống nghiệm trên thay đổi như thế nào trong thời gian thí nghiệm? Giải thích.
Câu III Nội dung Điểm
3.1a - pH của môi trường chứa thylakoid tăng lên so với trước khi bị chiếu sáng. 0,25
- Giải thích:
Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp  Chuỗi truyền điện tử ở
màng thylakoid sẽ hoạt động, bơm ion H+ từ môi trường bên ngoài vào xoang 0,25
thylakoid  nồng độ H+ ở môi trường chứa thylakoid giảm nên pH của môi trường
tăng lên so với trước khi chiếu sáng.

3.2b - Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II. 0,25
- Giải thích:
Ức chế quá trình truyền điện từ giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn cản
quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang thylakoid nồng độ H+ trong môi
0,25
trường chứa thylakoid tăng (do các ion H được vận chuyển vào xoang thylakoid sẽ lại
được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthase và tổng hợp nên ATP)  Kết
quả pH ở môi trường chứa thylakoid giảm.
3.2 Trong tất cả các thí nghiệm, khi mới bắt đầu thí nghiệm, lượng O2 tiêu thụ tăng dần
(nồng độ O2 trong môi trường giảm dần) do hô hấp tế bào sử dụng succinate, tăng
0,25
nhanh hơn khi cho thêm ADP do sự tổng hợp ATP tăng lên, chuỗi truyền điện tử tăng
hoạt động.
Thí nghiệm với atractyloside, sự giảm nồng độ O2 chậm dần (giống như khi chưa
thêm ADP) do atractyloside ức chế vận chuyển ADP vào ti thể và ATP ra khỏi ti thể 0,25
dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp ATP và giảm quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với butylmalonate và cyanide đều làm nồng độ O2 ngừng (dừng) giảm
do butylmalonate làm mất nguồn cung cấp electron cho O2 còn cyanide ức chế chuỗi 0,25
truyền điện tử, dẫn đến làm ngừng quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với oligomycin cho kết quả tương tự với atractyloside do oligomycin ức
0,25
chế sự tổng hợp ATP dẫn đến làm giảm quá trình tiêu thụ O2.
Câu 3 (2,00 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + Dị hóa) (CHUYÊN BIÊN
HÒA – HÀ NAM 2022 – 2023)
1. Một số tế bào trong cơ thể tổng hợp isoleucine từ
threonine theo con đường được mô tả trong hình 2 dưới
đây.
a) So sánh lượng isoleucine tạo ra ở tế bào (1) có
enzyme 3 không thực hiện được chức năng với tế
bào bình thường (2) (các enzyme hoạt động bình
thường).
b) Vì sao nồng độ isoleucine trong tế bào bình thường
ở mức ổn định dù tăng nồng độ threonine?
2. Ở động vật và người, đặc biệt là trẻ em, có một một
loại tế bào mỡ được gọi là mỡ nâu. Các ti thể của tế
bào mỡ nâu có màng trong bị thủng khiến các H + qua
lại tự do.
a) Hãy cho biết sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu
khí ở các tế bào mỡ nâu chủ yếu là gì? Giải thích. Hình 2. Con đường tổng hợp
b) Mỡ nâu có vai trò gì đối với cơ thể người và động isoleucine của tế bào
vật?

Ý HƯỚNG DẪN ĐIỂM


a)
 Tế bào (1) có nồng độ isoleucine rất thấp hoặc thậm chí là không có so với tế 0,25
bào (2) bình thường. Vì hỏng enzyme 3 nên không xảy ra quá trình chuyển hóa
từ chất trung gian B thành chất trung gian C để từ đó tạo isoleucine.
(Thí sinh không giải thích đúng thì không có điểm)
b)
1 0,25
 Khi tế bào có nhu cầu cần sử dụng isoleucine thì chất này được tạo ra.
0,25
 Tuy nhiên, khi isoleucine trở nên dư thừa (cao hơn mức tế bào cần sử dụng) thì
amino acid này liên kết vào enzyme 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của
enzyme 1 → Dẫn tới không chuyển hóa được threonine tạo chất trung gian A.
 Vì vậy, các bước tiếp theo của con đường chuyển hóa isoleucine không hoạt 0,25
động được → hàm lượng isoleucine giữ ở mức ổn định.
a)
- Sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí ở các tế bào mỡ nâu chủ yếu là nhiệt. 0,25
Vì:
- Các ti thể của tế bào mỡ nâu có màng trong bị thủng khiến các H + qua lại tự do
đó huỷ thế động lực proton của ty thể.
- Kết quả là năng lượng do oxy hóa NADH giải phóng quá chuỗi vận chuyển 0,25
2 electron dùng để tạo nên thế động lực proton không được dùng để tổng hợp ATP
qua ATP synthase. Thay vào đó khi proton đi về lại chất nền theo chiều gradien
nồng độ qua lỗ thủng, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt. 0,25

b) Vai trò của mỡ nâu đối với cơ thể người và động vật: Mỡ nâu giúp bảo vệ nhiệt 0,25
độ cơ thể người và động vật.
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (QUẢNG NINH – 2022 – 2023)
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường có oxygen, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện
thiếu oxygen. Nồng độ của 3 chất: Glucose-6-phosphate
(G6P), lactic acid và fructose-1,6-bisphosphate (F1,6DP)
được đo ngay sau khi loại bỏ oxygen khỏi môi trường nuôi cấy,
kết quả được thể hiện trong hình bên.
a. Viết sơ đồ con đường chuyển hóa đường phân từ glucose đến
khi tạo thành F1,6DP.
b. Hãy ghép các đường cong 1,2,3 trên đồ thị cho phù hợp với
sự thay đổi nồng độ 3 chất trên. Giải thích.
c. Sau đây là hai phản ứng thuộc quá trình đường phân:
- Glyceraldehyde – 3 – phosphate + NAD+ + Pi → 1,3 –
bisphosphoglycerate + NADH
- 1,3 – bisphosphoglycerate + ADP → 3 – phosphoglycerate + ATP
Phosphate vô cơ (Pi) có vai trò thiết yếu trong quá trình lên men. Khi nguồn cung cấp Pi cạn kiệt, sự lên men bị
dừng lại kể cả khi môi trường có glucose. Asenat (AsO 43-) tương đồng với phosphate (PO43-) về cấu trúc hóa học
và có thể làm cơ chất thay thế phosphate. Este asenat không bền nên dễ bị thủy phân ngay khi vừa hình thành.
Giải thích tại sao asenat gây độc đối với tế bào?

Nội dung Điểm


a. 0,25

b.- Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh 0,25
sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men. Quá trình
này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm mạnh, ATP
chỉ được hình thành qua đường phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất.
- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó không đổi chứng tỏ đây là sự 0,25
thay đổi nồng độ của axit lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men
thì axit piruvic tạo ra do đường phân sẽ được chuyển thành axit lactic làm cho lượng axit
lactic tăng dần lên. Axit lactic xuất hiện ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay từ đầu tế bào cơ
đã thực hiện quá trình lên men.
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat vì lượng ATP 0,25
giảm mạnh dẫn tới quá trình photphorin hóa glucozo thành glucozo-6-photphat bị giảm
nhanh so với khi tế bào còn hô hấp hiếu khí, thêm vào đó glucozo-6-photphat vẫn chuyển
thành fructozo - 1,6 –diphotphat.
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat vì trong 0,5
phút đầu đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên do glucozo-6-photphat chuyển 0,25
thành nhưng từ phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-6-photphat giảm mạnh sẽ không glucozo-
6-photphat thành fructozo - 1,6 – diphotphat.
c.
- Khi có asenat, 1 – asenat – 3 – phosphoglycerate (este asenat) được hình thành thay cho 0,25
bisphosphoglycerate.
- Khi đó este asenat bị thủy phân thành 3 – phosphoglycerate
1 – asenat – 3 – phosphoglycerate + H2O → 3 – phosphoglycerate + AsO43- 0,25
- Phân tử 3 – phosphoglycerate vẫn được tạo thành như trong quá trình đường phân nhưng
không kèm theo sự tổng hợp ATP dẫn đến sự giảm năng lượng tạo thành trong các phản 0,25
ứng tương tự. Vì vậy, asenat độc với tế bào.

Câu 3. (2.0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. (NBK QUẢNG NAM 2022 – 2023)
1. Bạn đã tạo ra các túi có cấu trúc tương tự như màng trong
ty thể, chỉ khác là các túi này có chiều ngược với màng trong
ty thể bình thường. Trong túi nhân tạo, pH = 6. Bạn bổ sung
các túi nhân tạo vào dịch đệm có pH = 7, có ADP, oxy,
ngoài ra không có bất kì thành phần nào khác. Tiếp theo bạn
bổ sung chất cho electron (succinate) vào môi trường để
kiểm tra khả năng tổng hợp ATP của túi nhân tạo. Bạn nhận
thấy không có bất kì ATP nào được tạo ra.

a. Hãy cho biết vì sao ATP không được tạo ra? Biết rằng ATP synthetase, các thành phần khác trên chuỗi
chuyền electron đều hoạt động bình thường.
b. Sau khi đảm bảo rằng ATP đã được tạo ra, bạn nhận thấy tốc độ tổng hợp ATP của túi nhân tạo là chậm hơn
so với ty thể có cùng kích thước. Cho biết bạn cần phải thay đổi yếu tố gì để làm tăng tốc độ tổng hợp ATP?
(chỉ được phép thay đổi môi trường túi nhân tạo).
2. Sơ đồ hình 3.3 mô tả con đường chuyển hóa từ
chất M tạo ra chất R và chất Y là những sản phẩm
cuối cùng. Mỗi phản ứng hóa học chịu xúc tác bởi
một loại enzyme (kí hiệu E1 đến E6). Phân tích
con đường chuyển hóa được biểu thị ở hình 3.3
hãy cho biết:
a. Khi nhu cầu tế bào đối với chất Y tăng đáng kể,
bằng cách nào tế bào thúc đẩy sự tổng hợp thêm
chất Y từ con đường chuyển hóa ở hình 3.3. Giải
thích.

b. Nếu nguồn cung cấp chất M và nhu cầu của tế bào đối với chất R và chất Y đều không thay đổi nhưng tế bào
bị thiếu cofactor của enzyme E5 thì nồng độ chất N và chất Q nhiều khả năng có xu hướng thay đổi như thế
nào? Giải thích.
Câu Nội dung Điểm
1a Thiếu thành phần phosphate vô cơ  không tạo được ATP. 0.25
1b Tạo môi trường base hơn  tăng sự chênh lệch proton  tăng tổng hợp ATP. 0.25
2a - Tăng mức hoạt tính của enzyme E6 để tạo ra chất Y từ chất X  làm giảm nồng độ 0.5
chất X trong tế bào  sự mất cân bằng trong phản ứng hóa học tạo ra chất X dẫn đến
thay đổi xu hướng chuyển hóa của chất Q theo con đường tạo ra nhiều chất X  cung
cấp nguyên liệu tổng hợp chất Y.
- Nồng độ chất Q giảm do được huy động vào con đường tạo ra chất Y  giảm tạo 0.5
thành chất R trong tế bào  nồng độ chất R trong tế bào giảm  giảm hiệu ứng ức
chế ngược trở lại enzyme E2  ít nhiều làm tăng hoạt tính của enzyme này  tăng
cường sự chuyển đổi chất N thành chất Q, là cơ chất của con đường tổng hợp chất Y
của tế bào.
2b Khi enzyme E5 bị thiếu cofactor, nó không thể thực hiện được chức năng xúc tác hiệu 0.5
quả  ban đầu làm tăng nồng độ chất Q trong tế bào do thay đổi thế cân bằng trong
phản ứng hóa học tạo ra chất X. Sự tăng đồng độ của chất Q trong tế bào dẫn đến tăng
nồng độ của chất R  ức chế ngược trở lại enzyme E2  giảm quá trình tổng hợp
chất Q nên cũng làm giảm sự tổng hợp chất R  nồng độ của chất Q và chất R được
duy trì ở mức bình thường trong tế bào.

Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng của TB (Đồng hóa – Dị hóa) (2,0 điểm) (LÀO CAI 2022 – 2023)
3.1. Trong các cuộc thi gần đây, đội tuyển Anh (GB) đã áp dụng khoa học thể thao để vươn lên thứ hạng hai
trong các bảng tổng sắp huy chương Olympic và Paralympic. Tốc độ chạy của các vận động viên khác nhau
giành huy vàng trong nội dung chạy cự ly ngắn 100m được biểu diễn như dưới đây (1).
Phosphocreatine, một chất có mặt trong tế bào chất của
cơ, giữ ổn định tạm thời lượng ATP qua phản ứng gồm
một bước (2). Quá trình đường phân tạo ra một vài ATP
thông qua chuyển hoá glucose thành pyruvate. Ti thể tạo
ra hàng loạt ATP thông qua việc chuyển hoá pyruvate
thành CO2.
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai, giải thích.
a. Vận động viên chạy nhanh sử dụng sự chuyển hóa hiếu
khí glycogen thành CO2 nhiều hơn so với vận động viên
chạy chậm.
b. Động học của các enzyme đường phân kị khí là một
yếu tố quyết định cần
thiết đến thứ hạng huy chương của vận động viên chạy
tốc độ cự li ngắn.
c. Với vai trò là thành phần thức ăn bổ sung, creatine có
Hình 3.1 thể làm tăng kết quả thi của Usain Bolt (vận động viên
Jamaica đã chiến thắng ở cự ly 100m và 200m) hơn
Paula Radcliffe (vận động viên người Anh đã phá kỷ lục
marathon).
d. Đường phân kị khí trở thành nguồn cung cấp năng
lượng chính cho các vận động viên chạy cự li ngắn sau
khi chạy được 70m.

3.2. Quan sát hình 3.2.


a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H+ ở
các bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào
thực vật?
c. Hãy chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể
cung cấp cho quá trình tổng hợp ATP trong hình.
Hình 3.2
Hướng dẫn chấm:
Câu Nội dung - HDC Điểm
a. Sai. Trong cơ thể có 3 loại cơ: sợi cơ nhanh, sợi cơ chậm, và sợi cơ trung bình
- Sợi cơ chậm (sử dụng khi hoạt động chậm, cần duy trì thời gian dài): chuyển hóa
hiếu khí glycogen 0,25
- Sợi cơ nhanh (sử dụng khi hoạt động nhanh, mạnh): lên men acid lactic  Vận động
viên chạy nhanh sử dụng chuyển hóa glycogen thành CO2 ít hơn so với vđv chạy 0,25
3.1 chậm
b. Đúng. Chạy tốc độ cự li ngắn  sử dụng sợi cơ nhanh  tạo ra ATP chỷ yếu từ 0,25
đường phân  động học của các enzyme trong đường phân kị khí là quan trọng
c. Đúng. Cretine tích lũy trong cơ thể dưới dạng phosphocreatin, khi vận động nhanh,
mạnh thì phosphocreatin sẽ giúp ổn định tạm thời lượng ATP trong tế bào  tăng kết
quả thi. 0,25
- ATP là phân tử nhỏ, dễ phản ứng  tích lũy ATP gây độc cho tế bào
d. Đúng. Chạy cự li ngắn  sử dụng sợi cơ nhanh  đường phân kị khí là nguồn
cung cấp năng lượng chính
a. Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp. 0,25
+
b. - Ở ty thể: H khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty thể, cứ 2
ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP. 0,25
3.2 - Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion H + qua màng
tổng hợp được 1 ATP.
c. - Nguồn 1: Quang năng có trong ánh sáng mặt trời -- chuỗi vận chuyển điện tử
quang hợp -- Sự chênh lệch gradient H+ (PMF) giữa 2 phía của màng thylacoid -- ATP 0,25
synthase -- ATP. Quá trình tượng tự có thể xảy ra ở các vi sinh vật quang hợp.
- Nguồn 2: Từ chất hữu cơ của sinh vật khác -- NADH -- chuỗi truyền electron hô hấp
(trên màng tế bào hoặc màng trong ti thể) -- PMF -- ATP synthase: ATP: Quá trình
này xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào. 0,25
Câu 3. Chuyển hóa VC và NL trong tế bào (2 điểm) (YÊN BÁI 2022 – 2023)
Rubisco là một enzym quan trọng trong sự cố định cacbon ở thực vật. Ngoài việc tham gia xúc tác cho phản
ứng cacboxyl hóa thì enzym này còn xúc tác cho phản ứng oxi hóa. Ở cây thủy sinh, tần xuất của phản ứng oxi
hóa phụ thuộc vào nồng độ tương đối của chất tham gia phản ứng CO 2 và O2 trong dung dịch nước còn nồng độ
CO2 và O2 lại phụ thuộc vào nhiệt độ. Các hình dưới đây cho thấy nồng độ tuyệt đối (a) và tương đối (b) của
CO2 và O2 tan trong nước ở mức độ cân bằng với nồng độ các chất này trong khí quyển.

a) Hoạt tính oxigenase và carboxylase của enzyme Rubisco có ý nghĩa gì trong sự chuyển hóa vật chất và
năng lượng của thực vật?
b) Hãy giải thích mối quan hệ giữa nhiệt độ nước và tần suất phản ứng oxi hóa của enzyme Rubisco.
c) Giải thích nguyên nhân vì sao ở thực vật C4, hoạt tính oxigenase của Rubisco rất ít hoặc không được
biểu hiện.
Câu/Ý Nội dung Điểm
3a - Hoạt tính oxigenase: hô hấp sáng ở thực vật C3. 0,25
- Ý nghĩa:
+ Hô hấp sáng diễn ra trong điều kiện phân áp O 2/ phân áp CO2 cao, hô hấp 0,25
sáng làm giảm nồng độ oxi trong tế bào  Hạn chế sự hình thành các gốc tự
do oxi hóa mạnh gây hại cho tế bào.
+ Hô hấp sáng tạo ra được một số loại axit amin cung cấp cho tế bào. 0,25
- Hoạt tính carboxylase: cố định CO2 trong pha tối quang hợp. 0,25
- Ý nghĩa:
Cố định CO2 pha tối quang hợp tạo ra sản phẩm là đường glucose, là nguồn 0,25
cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Đồng thời, glucose cũng
được cung cấp cho các cơ quan khác của cây (không có khả năng quang
hợp) để cây sinh trưởng và phát triển.

3b - Nhiệt độ nước càng cao thì hoạt tính oxigenase của Rubisco (tần suất phản 0,25
ứng oxi hóa) càng mạnh.
- Giải thích: hoạt tính oxigenase được quyết định bởi nồng độ tương đối của 0,25
O2/CO2 (hình b), khi nhiệt độ tăng (từ 5 độ C lên 35 độ C) thì p CO 2 / pO2
giảm (từ khoảng 0.05 xuống khoảng 0,038)  Hoạt tính oxigenase tăng.
3c - Ở thực vật C4, sự cố định CO2 lần đầu thông qua enzyme PEP Carboxylase, 0,25
là enzyme có ái lực cao với CO 2. Sau pha cố định sơ cấp, AOA được chuyển
thành CO2 trong tế bào bao bó mạch và Rubisco cố định CO2 thứ cấp tại
đây, nơi có phân áp CO2 cao và phân áp O2 thấp. Do đó ở C4, Rubisco thể
hiện rất ít hoặc không thể hiện hoạt tính oxigenase.

Câu 3.(2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (BẮC GIANG 2022 – 2023)
a.Quan sát đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của 2 chất trong chu trình Canvin. Theo em, (1) và (2) là chất
gì? Giải thích.

b. Năm 1952, David Keilin tiến hành thí nghiệm quan sát các băng hấp
thụ ánh sáng của các cytochrome a3, b, c của ti thể. Theo đó, sự hấp thụ A. Không O2
ánh sáng tạo nên các băng màu tối trên dải quang phổ. Kết quả thu được
cho thấy sự xuất hiện của 3 băng màu tối trong điều kiện kị khí (hình A). a3 b c
Sự bổ sung các chất như O2, Urethane (một chất ức chế chuỗi truyền B. Có O2
điện tử) vào môi trường thí nghiệm làm thay đổi kết quả ban đầu (hình
B, C). Một kết quả khác thu được khi Keilin tiến hành thí nghiệm chỉ C. Có O2 + Urethane
với cytochrome c trong môi trường có bổ sung O2 (hình bên).

D. Cytochrome c, có O2

b1. Các cytochrome hấp thụ ánh sáng khi ở trạng thái khử hay oxi hóa?
b2. Sắp xếp thứ tự các cytochrome trên trong chuỗi truyền điện tử.
Nội dung Điểm
a.
- 1- APG, 2- Ri1,5dP 0,25
- Vì khi che tối không có NADPH và ATP do pha sáng cung cấp để chuyển hóa APG thành 0,5
AlPG nên APG dư thừa, đồng thời không có AlPG nên không tái tạo được chất nhận
Ri1,5dP nên Ri1,5dP giảm.
b.
b1.
- Khi không có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng thái mang e, 0,25
tức trạng thái khử. Lúc này, theo hình A, các cytochrome hấp thụ ánh sáng.
- Khi có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng thái mất e, tức trạng 0,25
thái oxi hóa. Lúc này, theo hình B, các cytochrome không hấp thụ ánh sáng.
b2.
- Khi có O2 và Urethane, chỉ cytochrome b ở trạng thái khử, chứng tỏ Urethane chặn sự 0,25
truyền e từ cytochrome b đến các cytochrome còn lại, và cytochrome b là thành phần đầu
tiên của chuỗi.
- Khi chỉ có cytochrome c và O2, cytochrome c ở trạng thái khử, chứng tỏ không có sự 0,25
truyền e từ cytochrome c cho O2. Như vậy, cytochrome c không phải là cytochrome cuối
cùng.
- Vậy, sắp xếp được thứ tự các cytrochrome như sau: b – c – a3 0,25

Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + Dị hóa) (CHU VĂN AN HÀ
NỘI 2022 – 2023)
3.1. Trong một nghiên cứu Bảng 3
về chức năng của ti thể, Ống
người ta phân lập và chuyển Chất ức chế Tác động
nghiệm
ti thể vào trong một môi I Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
trường đệm thích hợp có II Butylmalomate Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
succinate là nguồn cung cấp III Cyanine Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
điện tử duy nhất cho chuỗi
IV FCCP Làm cho proton thấm được qua màng
hô hấp. Sau 5 phút ADP
V Oligomycin Ức chế phức hệ ATP synthase
được bổ sung vào môi
trường. Khoảng 1 phút tiếp theo mỗi chất ức chế (trình bày ở Bảng 3) được bổ sung vào từng ống nghiệm riêng
rẽ, sau 10 phút thí nghiệm kết thúc.
Nồng độ O2 trong môi trường của từng ống nghiệm thay đổi như thế nào trong suốt thời gian thí nghiệm? Hãy
giải thích.
3.2. Các nhà khoa học đã tạo ra các túi màng nhân tạo chứa
bacteriorhodopsin - một bơm H+ hoạt động nhờ ánh sáng được tinh
sạch từ một vi khuẩn quang hợp và ATP synthase tinh sạch từ ti thể
của tim bò. Giả sử rằng tất cả các phân tử bacteriorhodopsin và
ATP synthase được định hướng như trong hình 3, khi đó các
proton được bơm vào túi và ATP được tạo ra ở phía bên ngoài túi.
a) Nếu chuẩn bị các túi màng mà không loại bỏ hết chất tẩy rửa
một cách cẩn thận làm cho lớp kép phospholipid bị rò rỉ
proton thì có ATP có được tổng hợp không?
b) Hãy cho biết trong mỗi trường hợp dưới đây quá trình tổng hợp
ATP thay đổi như thế nào so với trường hợp ban đầu? Giải
thích.
(1) Nếu các phân tử ATP synthase được định hướng ngẫu
nhiên sao cho khoảng một nửa hướng ra bên ngoài túi và một
nửa hướng vào bên trong.
(2) Nếu các phân tử bacteriorhodopsin được định hướng ngẫu
nhiên.
c) Có thể rút ra được điều gì khi sử dụng bacteriorhodopsin và
ATP synthase có nguồn gốc từ hai loài khác nhau? Giải
thích.
Hình 3
Câu Ý Nội dung Điểm
3.1 - Trong tất cả các thí nghiệm khi mới bắt đầu nồng độ oxygen trong môi trường giảm 0,25
dần do hô hấp tế bào sử dụng succinate, khi cho thêm ADP thì sự tổng hợp ATP tăng,
tăng hoạt động của chuỗi truyền điện tử.
- Ở ống nghiệm I, khi bổ sung chất ức chế atractyloside làm cho quá trình vận chuyển 0,25
ADP đi vào và ATP đi ra ti thể bị ức chế làm giảm quá trình tổng hợp ATP do đó mức
độ tiêu thụ oxygen chậm dần  nồng độ oxygen giảm chậm. Ở ống nghiệm IV, khi
bổ sung chất ức chế oligomycin giống ống nghiệm I.
- Ở ống nghiệm II, khi bổ sung chất ức chế butylmalomate và cyanine đều ức chế
chuỗi truyền điện tử làm ngừng quá trình tiêu thụ oxygen nên nồng độ oxygen ngừng 0,25
giảm.
- Ở ống nghiệm III, khi bổ sung chất ức chế FCCP làm nồng độ oxygen giảm nhanh
do làm tăng tính thấm của màng với proton làm tăng nồng độ H + ở chất nền và làm tăng 0,25
hoạt động chuỗi truyền điện tử nên tăng lượng tiêu thụ oxygen  nồng độ oxygen
giảm nhanh.
3.2 a Nếu các túi bị rò rỉ đối với các proton  không tạo ra sự chênh lệch nồng độ H + do 0,25
proton được bacteriorhodopsin bơm vào các túi sẽ ngay lập tức thoát ra ngoài mà
không tạo ra sự khác biệt về nồng độ H+  không thể tổng hợp ATP
b (1) Nếu các phân tử ATP synthase được định hướng sao cho khoảng một nửa hướng ra 0,25
bên ngoài túi và một nửa hướng vào bên trong, ATP vẫn được tổng hợp, nhưng với
tốc độ chỉ bằng một nửa. Các phân tử ATP synthase được định hướng chính xác sẽ
tạo ra ATP; các phân tử định hướng ngược lại sẽ không tạo ATP.
(2) Nếu bacteriorhodopsin được định hướng ngẫu nhiên, ATP có thể được tổng hợp
hoặc không/ít hơn so với ban đầu. 0,25
+ Trong các túi có số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay ra bên ngoài
và quay vào trong bằng nhau, sẽ không tạo ra sự chênh lệch pH khi tiếp xúc với ánh
sáng vì bơm proton theo cả hai hướng sẽ bằng nhau  không tạo ra ATP.
+ Trong các túi số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay ra bên ngoài lớn
hơn so với số quay vào trong  sự chênh lệch pH sẽ sai hướng để được ATP synthase
sử dụng  không có ATP nào được tạo ra.
+ Trong các túi số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay vào trong lớn hơn
so với số quay ra ngoài  tạo ra sự chênh lệch pH theo đúng hướng  những túi đó sẽ
có khả năng tổng hợp ATP.
d Bởi vì hai protein đến từ các nguồn khác nhau nên rất khó có khả năng chúng hình 0,25
thành tương tác chức năng trực tiếp. Do vậy thí nghiệm này chứng minh rằng hai quá
trình bơm H+ (của bacteriorhodopsin) và tổng hợp ATP (của ATP synthase) là độc
lập với nhau.

Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + dị hóa) (LQĐ BÌNH ĐỊNH
2022 -2023)
Trong các thí nghiệm để xác định các phản ứng phụ về trao đổi chất có thể xảy ra bởi một sản phẩm công
nghiệp mới có tên X941, tốc độ tiêu thụ oxy của các ti thể cô lập đã được thử nghiệm. Các ty thể được duy trì
trong một dung dịch có nồng độ cao của oxy hòa tan và phosphate vô cơ. Hình A (thí nghiệm A) cho thấy kết
quả của một thí nghiệm đối chứng. Acid pyruvic, tiền chất chuyển hóa chính của chu trình acid citric đã được
thêm vào các ty thể cô lập, sau đó một thời gian ngắn là thì bổ sung ADP. Hình B (thí nghiệm B) minh họa tác
dụng của việc thêm X941 thay vì ADP.
a) Trong hình B, việc bổ sung X941 dẫn
đến sự cạn kiệt gần như hoàn toàn O2
trong hỗn hợp thử nghiệm. Một thí
nghiệm khác cho thấy sự suy giảm này
xảy ra ngay cả khi không có phosphate vô
cơ. Hãy đưa ra một giả thuyết về tác động
của X941 và giải thích.
b) Giải thích tại sao lượng oxy ở thí
nghiệm A được tiêu thụ ít hơn so với thí
nghiệm B.

c) Nếu X941 là một ionophore (là những thực thể hòa tan trong lipid vận chuyển các ion qua màng tế bào), điều
nào sau đây mô tả tốt nhất phương thức hoạt động của nó?
(1) Nó sắp xếp lại màng ty thể, do dó cho phép O2 nhận các điện tử có năng lượng cao hơn.
(2) Nó cho phép O2 khuếch tán qua màng trong ti thể nhanh hơn.
(3) Nó cô lập các ion được biêt là ngăn cản sự chuyển electron đến O2.
(4) Nó cho phép các proton khuếch tán qua màng trong ty thể, do đó làm tiêu tán gradient proton.
(5) Nó hoạt động như một chất cho điện tử, do đó cung cấp cho hệ thống vận chuyên điện tử một số lượng lớn
các điện tử để khử O2.
3 a) - Giả thuyết về tác động của X941: X941 đã tác động lên màng trong ty thể, làm cho 0,5
(2,0 proton khuếch tán tự do qua màng trong ty thể.
điểm) - Giải thích: X941 giúp các proton H+ quay trở lại màng, tăng cường mang proton đến 0,5
O2, do đó làm cho quá trình tiêu thụ oxi diễn ra nhanh và nhiều hơn.
b) Có thể sự mất ổn định màng ở thí nghiệm B làm tăng nhanh quá trình tiêu thụ oxy. 0,5
Ngược lai, ở thí nghiệm A, có thể việc bổ sung ADP trong thời gian ngắn làm cạn kiệt
nhanh chóng và đồng thời proton (H+) được phân phối qua nhiều bước.
c) Mô tả tốt nhất phương thức hoạt động của X941 là (4) - Nó cho phép các proton 0,5
khuếch tán qua màng trong ty thể, do đó làm tiêu tán gradient proton → tiêu thu oxy
diễn ra nhanh.

Câu 3: (Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào) (HẢI DƯƠNG 2022 – 2023)
a. Những bào quan nào có thể oxy hóa acid béo? Sự khác biệt cơ bản trong oxy hóa acid béo ở các bào quan này
là gì?
b. Sự phối hợp hoạt động giữa 2 con đường phosphoryl hóa vòng và không vòng có ý nghĩa gì trong quang
hợp?
a. Những bào quan nào có thể oxy hóa acid béo là: Ti thể và peroxysome. (0,25đ)
Đặc điểm phân biệt Oxy hóa acid béo trong ti Oxy hóa acid béo trong
thể peroxysome
Loại acid béo bị oxy hóa Chuỗi ngắn, trung bình và Chuỗi rất dài
(0,25đ) dài
Sản sinh ATP (0,25đ) Có Không
Quá trình oxy hóa Acid béo được chuyển hóa Acid béo được chuyển hóa
thành cetyl CoA béo diễn ra thành cetyl CoA béo diễn ra
(0,5đ) trong bào tương. Acetyl tương tự trong ty thể. Tuy
CoA béo được vận chuyển nhiên FADH2 được chuyển
vào trong ti thể bị oxy hóa ngay lập tức đến O2 bằng
thành CO2, NADH và các oxidase, sản sinh H2O2
FADH2. Sau đó NADH và mà không sinh ATP. Còn
FADH2 sẽ tham gia vào NADH thì được chuyển trở
chuỗi truyền electron để ra và oxy hóa tại bào tương.
sinh ATP Do thiếu chu trình acid
citric nên axetyl CoA sinh
ra khi peroxisome phân rã
acid béo không được oxy
hóa thêm nữa mà được vận
chuyển ra bào tương để sản
xuất cholesterol.
Năng lượng được giải ATP, nhiệt năng Nhiệt năng
phóng (0,25đ)

b. Ý nghĩa:
Điều chỉnh lượng cung cấp ATP cần cho pha tối của quang hợp.
Do lượng ATP và NADPH của dòng electron trong phosphoryl hóa không vòng cung cấp
cho pha tối là bằng nhau. Nếu sự tổng hợp carbohydrate trong pha tối yêu cầu cung cấp
nhiều ATP hơn thì lượng ATP thiếu sẽ được cung cấp từ phosphoryl hóa vòng.
(0,25đ)
Thực tế, để tổng hợp được 1 G3P và tái sinh RuBP, chu trình Calvin cần tiêu tốn 9 ATP và
6 NADPH cung cấp từ pha sáng do sự phối hợp giữa phosphoryl hóa vòng và không vòng.
(0,25đ)

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2 điểm) (CHU VĂN AN – HN 2022 – 2023)
a. Bạn tạo ra một màng tế bào nhân tạo có chứa quang hệ của một
loài vi khuẩn và ATP synthase từ ty thể của tế bào tim bò. Quang
hệ có khả năng bơm H+ vào bên trong màng khi có ánh sáng. Bên
ngoài màng bạn bổ sung thêm ADP và Pi (phosphate vô cơ) như
thể hiện ở hình bên.
(1). Điều gì sẽ xảy ra khi có ánh sáng chiếu vào? Điều này có
thể xảy ra nếu lật ngược chiều của ATP synthase lại không?
(2). Điều gì sẽ xảy ra nếu như chất tẩy rửa có khả năng làm
màng tế bào thấm với các ion không được loại bỏ?
(3). Bạn có thể rút ra được điều gì khi sử dụng quang hệ và
ATP synthase có nguồn gốc từ hai loài khác nhau? Giải thích

b) Cho các quá trình sinh học sau:


(I) Lên men. (II) Cố định
nitơ khí quyển.
(III) Khử nitrat. (IV) Pha tối quang hợp.
(V) Tổng hợp axit amin. (VI) Vận chuyển êlectron ở màng trong ti thể.
(VII) Đường phân. (VIII) Chu trình Crep.
Trong tế bào, mỗi hợp chất: NADH, FADH2, NADPH, FedH2 có thể tham gia vào những quá trình nào nêu trên?
Câu/ Nội dung Điểm
Ý
3a (1). Khi chiếu ánh sáng vào  quang hệ sẽ bơm H+ từ bên ngoài vào bên trong 0,25
màng  H+ sẽ khuếch tán qua kênh ATP syntase và ATP sẽ được tổng hợp.
(2). sẽ không có ATP được tạo ra do H+ sẽ khuếch tán qua màng tế bào  không 0,25
tạo được chênh lệch nồng độ H+
(3). Để chứng minh rằng hai quá trình bơm H+ của quang hệ và tổng hợp ATP 0.5
của ATP syntase là độc lập với nhau.

3b - NADH: (I), (II), (III), (V), (VI). 0,25


- FADH2: (II), (VI). 0,25
- NADPH: (II), (III), (IV). 0,25
- FedH2: (II), (III). 0,25

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2 điểm) (THÁI BÌNH 2022 – 2023)
a. Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào trong môi
trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp. Sau 5 phút, ADP được
bổ sung thêm vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, mỗi chất ức chế được bổ sung vào từng ống nghiệm
riêng rẽ (trình bày ở bảng 1) và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc. Nồng độ O 2 trong môi trường của từng
ống được đo liên tục trong thời gian thí nghiệm.
Bảng 1
Ống nghiệm Chất ức chế Tác dụng
I Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
II Butylmalonate Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
III Cyanide Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
IV Oligomycin Ức chế phức hệ ATP synthase
Lượng O2 tiêu thụ trong từng ống nghiệm trên thay đổi như thế nào trong thời gian thí nghiệm? Giải thích.
b. Ở các tế bào bình thường không phân chia, glucose được chuyển hóa thành pyruvate và sau đó thành
acetyl-CoA trong điều kiện hiếu khí bởi PDC (Pyruvate Dehydrogenase Complex). Acetyl-CoA đi vào chu trình
acid tricarboxylic (chu trình TCA) trong ti thể. Ở tế bào khối u, trong điều kiện môi trường thiếu oxi, con đường
chuyển hóa glucose được mô tả như hình 2 (PDKs - pyruvate dehydrogenase kinase). Khi tế bào bình thường
chuyển thành tế bào khối u, để đảm bảo nhu cầu ATP cho các tế bào khối u, quá trình chuyển hóa glucose thay
đổi như thế nào?

Câu/Ý Nội dung Điểm


a Trong tất cả các thí nghiệm, khi mới bắt đầu thí nghiệm, lượng O 2 tiêu thụ tăng dần
(nồng độ O2 trong môi trường giảm dần) do hô hấp tế bào sử dụng succinate, tăng
0,25
nhanh hơn khi cho thêm ADP do sự tổng hợp ATP tăng lên, chuỗi truyền điện tử tăng
hoạt động.
Thí nghiệm với atractyloside, sự giảm nồng độ O2 chậm dần (giống như khi chưa
thêm ADP) do atractyloside ức chế vận chuyển ADP vào ti thể và ATP ra khỏi ti thể 0,25
dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp ATP và giảm quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với butylmalonate và cyanide đều làm nồng độ O2 ngừng (dừng) giảm
do butylmalonate làm mất nguồn cung cấp electron cho O 2 còn cyanide ức chế chuỗi 0,25
truyền điện tử, dẫn đến làm ngừng quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với oligomycin cho kết quả tương tự với atractyloside do oligomycin ức 0,25
chế sự tổng hợp ATP dẫn đến làm giảm quá trình tiêu thụ O2.
b - Quá trình chuyển hóa glucose sẽ chuyển từ phosphoryl hóa oxy hóa sang đường phân
hiếu khí (gia tăng quá trình đường phân). 0,25
- Sự biểu hiện tăng lên của Pyruvate Dehydrogenase Kinase (PDKs) làm bất hoạt
PDC và ức chế sự biến đổi pyruvate thành Acetyl-CoA. Thay vào đó, quá trình 0,5
chuyển hóa pyruvate thành lactate được kích hoạt, và quá trình đường phân được gia
tăng
- Tăng phân giải glutamine và sinh tổng hợp acid béo tạo ra các chất trung gian của 0,25
chu trình TCA

Câu 3: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (2,0 điểm) (THÁI NGUYÊN 2022 – 2023)
1. Trong hô hấp tế bào, quá trình vận chuyển H + từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được
thực hiện theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xảy ra phương thức vận chuyển đó? Vì sao năng
lượng trong electron của NADH và FADH2 không được truyền trực tiếp cho ôxi phân tử?
Câu 3 Nội dung Điểm

1 - Phương thức thụ động qua kênh prôtêin đặc hiệu. Cần phải có sự chênh lệch 0,5
nồng độ H+ ở hai bên màng trong của ti thể giữa xoang gian màng và chất
nền ti thể)
- Năng lượng trong electron của NADH và FADH 2 không được truyền trực 0,5
tiếp cho ôxi phân tử mà giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua từng chặng của
chuỗi truyền electron để kìm hãm tốc độ ‘rơi năng lượng’.
- Nếu năng lượng trong trong electron của NADH và FADH 2 được truyền trực
tiếp cho ôxi phân tử sẽ xảy ra ‘bùng nổ nhiệt’ làm đốt cháy tế bào.
2 - Trong giai đoạn đường phân có nhiều phản ứng do nhiều loại enzim xúc tác 0,5
nhưng quan trọng nhất là enzim fructozokinaza. -Enzim này được điều hòa
theo cơ chế dị lập thể và ức chế ngược tức khi lượng sản phẩm dư thừa thì
enzim này kém hoạt động hoặc ngừng hoạt động).
- Khi nhu cầu ATP của tế bào giảm, lượng ATP được tích lũy nhiều. ATP 0,25
được tích lũy nhiều thì chuỗi truyền e trên màng ti thể diễn ra chậm làm cho
chu trình Crep diễn ra chậm lại. Điều này sẽ làm dư thừa axit citric sản phẩm
đầu tiên của chu trình Crep).
- Khi axit citric và ATP được tạo ra nhiều sẽ trở thành nhân tố ức chế enzim 0,25
fructozokinaza làm cho quá trình đường phân chậm lại dẫn đến hô hấp tế bào
giảm.

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa, dị hóa) (2.0 điểm) (BẮC NINH 2022 –
2023)
Chu trình Krebs là trung tâm của mọi hoạt động chuyển hóa tế bào. Cho biết Succinate (COO --CH2- CH2-
COO-), fumarat (COO--CH=CH- COO-), malat (COO--CHOH- CH2-COO-) và oxaloacetate (COO--CO- CH2-
COO-) là bốn chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa trong chu trình Krebs; NAD + và FAD là những chất
nhận điện tử từ sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Sau đây là hai phản ứng của chu trình Krebs:
(1) Succinate + FAD  fumarate + FADH2
(2) Malate + NAD+  oxaloacetate + NADH + H+
a. Tại sao khí O2 không phải là nguyên liệu của tất cả các phản ứng trong chu trình Krebs nhưng nếu không có
mặt O2 thì chu trình Krebs cũng bị ngừng lại.
b. Một trong hai phản ứng nói trên (phản ứng 1 hoặc 2) bị ức chế khi có mặt malonat ở chất nền ti thể. Hãy cho
biết nhiều khả năng phản ứng (1) hay (2) là phản ứng bị ức chế khi có mặt malonate? Tại sao.
c. Giả sử các nhà sinh học tạo ra được hai loại dehydrogenase “nhân tạo” vừa gắn được với NAD +, vừa gắn
được với FAD nhưng một loại enzyme có cơ chất là succinate, loại còn lại có cơ chất là malate. Nếu thay thế
FAD bằng NAD+ hoặc ngược lại cho mỗi phản ứng nói trên nhưng sử dụng hai loại dehydrogenase “nhân tạo”
tương ứng thì mỗi phản ứng (1), (2) có xảy ra hay không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm
Nội dung trả lời Điểm
a. Không có mặt O2 chuỗi chuyền điện tử không hoạt động không tái lập 0.5
NAD+ và FAD thiếu nguyên liệu cho các phản ứng của chu trình Krebs
ngừng lại.
b. Phản ứng (1) bị ức chế khi có mặt malonat. 0.5
Vì malonat có cấu trúc gần giống succinate, cạnh tranh được với nó liên kết
vào succinate dehydrogenase.
c.
- Nếu thay FAD bằng NAD+ ở phản ứng (1) với sự có mặt của enzyme nhân 0.25
tạo thì phản ứng này vẫn xảy ra.
- Vì NAD+ có thể thay FAD nhận điện tử từ succinate. 0.25
- Nếu thay NAD+ bằng FAD ở phản ứng (2) với sự có mặt của enzyme nhân 0.25
tạo thì phản ứng này không xảy ra.
- Vì FAD không thể thay NAD+ nhận điện tử từ fumarate. 0.25

Câu 4 (2 điểm) Truyền tin tế bào (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)


Thụ thể R7 là một protein tyrosine kinase có cấu trúc như hình 1a. Ở trạng thái bình thường, các đơn phân tồn
tại độc lập, protein không hoạt động. Sự liên kết của phối tử làm cho thụ thể được dimer hóa, gây ra quá trình
phosphoryl hóa miền chức năng phía nội bào, dẫn đến hoạt hóa protein. Trong quá trình hoạt hóa protein, miền
ngoại bào bị phân cắt và hình thành một cầu nối disulfide giữa hai cysteine, nối miền liên kết phối tử với phần
còn lại của protein.
a) Thụ thể R7 sẽ thay đổi hoạt động như thế nào
nếu một trong hai cysteine được hiển thị bị thay thế
bằng alanine? Sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào
đến chức năng biệt hóa tế bào của thụ thể R7?
b) Kể tên ba amino acid có thể được tìm thấy trong
miền xuyên màng. Đặc tính chung của các amino
acid đó là gì, và tại sao chúng lại xuất hiện ở miền
xuyên màng?
c) Protein Ras khi liên kết với GTP thay vì GDP sẽ
trở nên có hoạt tính. Ras kích hoạt một tầng truyền tín
hiệu ở phía hạ nguồn, cuối cùng dẫn đến việc phiên mã các gene cần thiết cho sự biệt hóa của con đường truyền
tín hiệu qua thụ thể R7 (hình 1b). Trong các tế bào khác nhau trên cùng một cơ thể, Ras còn có thể được kích
hoạt bởi một yếu tố tăng trưởng và gây ra đáp ứng tăng sinh. Làm cách nào protein Ras có thể gây ra nhiều tác
động khác nhau lên các tế bào của cùng một cơ thể?
d) Hãy nêu một đột biến có thể làm cho:
(1) Tế bào không thể biệt hóa theo con đường R7.
(2) Tế bào phân chia liên tục.
LG
a)
- Thay thế cysteine bằng alanine sẽ loại bỏ cầu nối disulfide, liên kết vùng liên kết phối tử với phần còn lại của
protein. Các thụ thể sẽ không hoạt động....................................................................... 0,25 điểm
 Điều này sẽ ngăn cản sự biệt hóa của loại tế bào chứa thụ thể R7................................ 0,25 điểm
b)
- Leucine, alanine, isoleucine, valine, phenylalanine, glycine, tryptophan đều là những amino acid kỵ nước.
(Chỉ cần nêu tên ba amino acid đúng)............................................................................ 0,5 điểm
- Tính chất kỵ nước làm cho các amino acid này tập hợp lại khỏi nước và ở lại bên trong màng sinh
chất............................................................................................................................................0,25 điểm
c)
- Ras có thể kích hoạt một số protein khác nhau, mỗi protein dẫn đến một dòng truyền tín hiệu khác nhau. Các
tế bào khác nhau biểu hiện các gene khác nhau và protein cụ thể, điều này sẽ quyết định kết quả của quá trình
kích hoạt Ras......................................................................................................................0,25 điểm
d)
- (1) Một đột biến mất chức năng ở thụ thể R7 sẽ ngăn cản tín hiệu thông qua Ras và kích hoạt con đường biệt
hóa.......................................................................................................................................0,25 điểm
- (2) Một đột biến tăng chức năng trong thụ thể EGF để nó phát tín hiệu đến Ras trong trường hợp không có yếu
tố tăng trưởng sẽ cho phép phân chia tế bào không kiểm soát. .........................................0,25 điểm

Câu 4 (2 điểm) Truyền tin tế bào (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)


Thụ thể R7 là một protein tyrosine kinase có cấu trúc như hình 1a. Ở trạng thái bình thường, các đơn phân tồn
tại độc lập, protein không hoạt động. Sự liên kết của phối tử làm cho thụ thể được dimer hóa, gây ra quá trình
phosphoryl hóa miền chức năng phía nội bào, dẫn đến hoạt hóa protein. Trong quá trình hoạt hóa protein, miền
ngoại bào bị phân cắt và hình thành một cầu nối disulfide giữa hai cysteine, nối miền liên kết phối tử với phần
còn lại của protein.
a) Thụ thể R7 sẽ thay đổi hoạt động như thế nào
nếu một trong hai cysteine được hiển thị bị thay thế
bằng alanine? Sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào
đến chức năng biệt hóa tế bào của thụ thể R7?
b) Kể tên ba amino acid có thể được tìm thấy trong
miền xuyên màng. Đặc tính chung của các amino
acid đó là gì, và tại sao chúng lại xuất hiện ở miền
xuyên màng?
c) Protein Ras khi liên kết với GTP thay vì GDP sẽ
trở nên có hoạt tính. Ras kích hoạt một tầng truyền tín
hiệu ở phía hạ nguồn, cuối cùng dẫn đến việc phiên mã các gene cần thiết cho sự biệt hóa của con đường truyền
tín hiệu qua thụ thể R7 (hình 1b). Trong các tế bào khác nhau trên cùng một cơ thể, Ras còn có thể được kích
hoạt bởi một yếu tố tăng trưởng và gây ra đáp ứng tăng sinh. Làm cách nào protein Ras có thể gây ra nhiều tác
động khác nhau lên các tế bào của cùng một cơ thể?
d) Hãy nêu một đột biến có thể làm cho:
(1) Tế bào không thể biệt hóa theo con đường R7.
(2) Tế bào phân chia liên tục.
LG
a)
- Thay thế cysteine bằng alanine sẽ loại bỏ cầu nối disulfide, liên kết vùng liên kết phối tử với phần còn lại của
protein. Các thụ thể sẽ không hoạt động....................................................................... 0,25 điểm
 Điều này sẽ ngăn cản sự biệt hóa của loại tế bào chứa thụ thể R7................................ 0,25 điểm
b)
- Leucine, alanine, isoleucine, valine, phenylalanine, glycine, tryptophan đều là những amino acid kỵ nước.
(Chỉ cần nêu tên ba amino acid đúng)............................................................................ 0,5 điểm
- Tính chất kỵ nước làm cho các amino acid này tập hợp lại khỏi nước và ở lại bên trong màng sinh
chất............................................................................................................................................0,25 điểm
c)
- Ras có thể kích hoạt một số protein khác nhau, mỗi protein dẫn đến một dòng truyền tín hiệu khác nhau. Các
tế bào khác nhau biểu hiện các gene khác nhau và protein cụ thể, điều này sẽ quyết định kết quả của quá trình
kích hoạt Ras......................................................................................................................0,25 điểm
d)
- (1) Một đột biến mất chức năng ở thụ thể R7 sẽ ngăn cản tín hiệu thông qua Ras và kích hoạt con đường biệt
hóa.......................................................................................................................................0,25 điểm
- (2) Một đột biến tăng chức năng trong thụ thể EGF để nó phát tín hiệu đến Ras trong trường hợp không có yếu
tố tăng trưởng sẽ cho phép phân chia tế bào không kiểm soát. .........................................0,25 điểm
Câu 4 (2 điểm). Quang hợp và hô hấp ở thực vật (BẮC GIANG 2022 – 2023)
1. Trong hô hấp hiếu khí, chu trình Krebs được coi là một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước này là
chuyển đổi succinate thành fumarate bởi một enzyme succinate dehydrogenase.
a. Nêu vai trò của enzym dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng của vai trò
này trong việc sản xuất ATP.
b. Một cuộc điều tra đã được thực hiện về ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của các ion nhôm đối với hoạt
động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các điều kiện khác được giữ không đổi. Biểu đồ
dưới đây cho thấy kết quả của cuộc điều tra này.

Hãy mô tả ảnh hưởng của ion nhôm tại các nồng độ khác nhau lên tốc độ sản xuất fumarate. Giải thích.
2. Đồ thị dưới đây cung cấp thông tin về đặc tính quang hợp ở 1 loài thực vật C3. Trong bóng tối cây không
thực hiện quá trình quang hợp.

a. Dựa vào đồ thị, hãy xác định điểm bù ánh sáng của loài thực vật trên. Giải thích.
b. Trong mỗi giai đoạn A và B, hãy xác định yếu tố giới hạn quy định cường độ quang hợp của loài thực vật
trên.
Nội dung Điểm
1. a. - Cung cấp hydro để khử NAD và FAD 0,25
- NADH và FADH2 chuyển sang chuỗi vận chuyển điện tử.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp ATP trong quá trình phosphoryl hóa oxy 0,25
hóa và cơ chế hóa thẩm;
b. - tăng nồng độ của các ion nhôm từ 0 đến 40 µmol làm tăng tốc độ sản xuất fumarate; 0,25
- tăng từ 40 đến 120 µmol có ít ảnh hưởng;
- nhôm liên kết với enzyme / tham chiếu đến cofactor; tối ưu hóa hình dạng của trang web
đang hoạt động; 0 0,25

0,25
a.

vì điểm bù ánh sáng là giá trị của


0,25
cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = hô hấp
b. – Trong giai đoạn A, yếu tố ánh sáng là yếu tố giới hạn.
- Trong giai đoạn B, nồng độ CO2 là yếu tố giới hạn.
0,25

0,25

Câu 4 (2 điểm): (Truyền tin + Phương án thực hành)


Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu enzyme
phospholipase C. Enzyme này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng trong tế bào, nó
được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin
thứ hai.
4.1. Bạn hãy đề xuất một nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase
C? (Gợi ý: Phospholipase C phân giải PIP2)
4.2. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và kích
thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ. Hãy giải thích cơ chế của việc làm đó?

Ý Hướng dẫn chấm Điểm


4.1 - Con đường truyền tin với phospholipase C:
+ G-protein hoạt hóa phospholipase C. 0,25
+ Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG 0,25
và IP3. 2

+ IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào 0,25
bào 3tương như một chất truyền tin thứ hai.
- Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ 0,25
khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
- Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình 0,5
quan trọng là hoạt hóa trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng
phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca2+
không được giải phóng trứng không được hoạt hóa trứng không phát
triển dẫn đến vô sinh.
4.2 Việc kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ là tạo ra các 0,5
lỗ màng tạm thời trên hệ thống mạng lưới nội chất hạt (ER) giúp giải
phóng Ca2+ vào bào tương.

Câu 4 (2 điểm): Truyền tin tế bào và phương án thực hành (QUỐC HỌC HUẾ 2022 – 2023)
4.1. Khi bị nhiễm virus, tế bào người thường tổng hợp
một loại glycoprotein là interferon. Interferon được giải
phóng từ tế bào nhiễm virus sẽ kích thích các tế bào
xung quanh sinh tổng hợp protein kháng virus (Hình 4).
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Các kí tự (1), (2), (3) trong Hình 4 tương ứng với các
giai đoạn nào của quá trình truyền tin nội bào? Mô tả các
giai đoạn đó.
b) Trong một thử nghiệm invitro, một dòng tế bào
người được trộn với một trong hai loại interferon:
interferon chiết xuất từ động vật và interferon chiết xuất từ
người khi cùng bị nhiễm một loại virus. Kết quả cho thấy: tế bào người trộn với interferon chiết xuất từ người
có khả năng kháng virus; trong khi đó, tế bào người trộn với interferon chiết xuất từ động vật không có khả
năng kháng virus. Giải thích.
c) Vì sao interferon được tổng hợp trong tế bào nhiễm virus nhưng không kích thích chính các tế bào này
sinh tổng hợp protein kháng virus?
4.2.
a) Lá của nhiều loài thực vật được phủ một chất sáp làm cho chúng không đọng nước. Chất này sẽ phản ứng như
thế nào trong thử nghiệm Sudan IV?
b) Lấy lá cây mướp, hoặc cây ngô cho vào ống nghiệm; cho rượu êtylic vào và đun sôi trên đèn cồn. Sau đó
dùng kẹp cặp và nhúng lá vào dung dịch kali iotat có nồng độ loãng. Mô lá sẽ có màu gì? Tác dụng của rượu êtylic
trong thí nghiệm này là gì? Tại sao phải đun sôi trên đèn cồn?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
4.1a Tương ứng với các bước của quá trình truyền tin tế bào (giao tiếp tế bào/truyền tín hiệu tế
bào/ tương tác tế bào);
(1) Interferon (phối tử/ phân tử tín hiệu) bám/liên kết/tương tác với thụ thể trên màng tế
0,5
bào.
(2) dẫn truyền tín hiệu đến gen đích/ mã protein kháng virus
(3) đáp ứng tín hiệu/ biểu hiện (phiên mã, dịch mã) protein kháng virus.
4.1b - Tương tác giữa interferon và thụ thể có tính đặc hiệu loài/ cấu trúc không gian của
interferon ở người và động vật là khác nhau.
- Interferon từ tế bào người tương tác đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào người, 0,5
interferon từ tế bào động vật không tương tác đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào
người.
- Không có thụ thể tương thích với interferon bên trong tế bào nhiễm virus/interferon là
protein tiết.
4.1c 0,5
- Virus làm biến đổi tế bào chủ  gián đoạn quá trình truyền tin của tế bào nhiễm
virus/không có thụ thể interferon trên bề mặt tế bào chủ.
Thuốc thử Sudan dùng để phát hiện lipid. Lớp sáp trên mặt lá có thành phần hóa học là
4.2a lipid, khi thử Sudan cho ra màu đỏ. 0,25

- Lá cây khi đun trong cồn làm mất màu xanh của lá (do lục lạp tan trong cồn), khi đem
4.2b thử iod cho màu Xanh dương (Xanh đậm, xanh tím) 0,25

Câu 4 (2,0 điểm) TRUYỀN TIN – PHƯƠNG ÁN TH (NAM ĐỊNH – 2022 – 2023)
4.1. Hình bên thể hiện cơ chế truyền tin liên quan đến một loại thụ thể trên màng tế bào.
Hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?
(1) Đây là thụ thể kết cặp G-protein.
(2) Thụ thể này có thể hoạt hóa nhiều con đường truyền tin dẫn đến các đáp ứng khác nhau của tế bào.
(3) Để hoạt hóa đầy đủ thụ thể cần tiêu tốn năng lượng ATP.
(4) Thụ thể hoạt động như một kênh- cổng, có thể cho các chất đi qua màng tế bào.
(5) Bệnh tiêu chảy có nguyên nhân là do rối loạn hoạt động của loại thụ thể này.
(6) Thụ thể thu nhận chất truyền tin tan trong nước.
(7) Mỗi tiểu phần trong thụ thể có khả năng bổ sung nhóm
photphat vào chính nó.
(8) Insulin tác động vào tế bào thông qua thụ thể đó.

4.2.
a) Hình bên thể hiện hoạt động truyền tin của một loại thụ thể
trên màng tế bào với adrenalin. Hãy cho biết tên các cấu trúc từ
1 đến 5 trong hình.
b) Nêu vai trò của cấu trúc 5.

a) 1- adrenalin, 2- thụ thể kết cặp G protein, 3- G protein, 4- adenin cylaza, 5- 0,75
cAMP

b) Cấu trúc 5 là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông tin trong tế bào 0,25

Câu 4 (2,0 điểm) TRUYỀN TIN (SƠN LA 2022 – 2023)


a) - Có một số loại phân tử tín hiệu là hoocmôn Ostrogen, testosterone, insulin, hãy xác định loại thụ thể phù
hợp với từng loại phân tử tín hiệu? Giải thích?
b) Adrenalin là một loại hormone gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen thành glucose; còn
Testosterone là hormone sinh dục ảnh hưởng đến sự hình thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ
chế thu nhận và truyền đạt thông tin của hai hormone trên có gì khác nhau?
c) Câu Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: Nghiền một mẫu lá thực vật rồi lấy dịch nghiền cho vào 4
ống nghiệm, sau đó cho thêm một loại thuốc thử để nghiên cứu:
- Ống nghiệm 1: Cho thêm vào dung dịch phêlinh.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vào dung dịch KI.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vào dung dịch BaCl2.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vào dung dịch mẫu axit picric.
Hãy dự đoán kết quả thu được ở mỗi ống nghiệm và giải thích?

Câu/ý Nội dung Điểm


a Ostrogen , testosterone có thụ thể trong tế bào chất. Do có bản chất lipid có thể 0,25
khuếch tán qua lớp phospholipid.
Insulin có thụ thể màng sinh chất. Do có bản chất protein nên không đi qua lớp 0,25
phospholipid.
b) Andrenalin Testosterone 0,5
Thụ thể màng sinh chất Thụ thể tế bào chất
- Quá trình truyền tin tạo ra nhiều chất Quá trình truyền tin: Phức hợp
truyền tin thứ 2 hoạt hóa nhiều protein hormone-thụ thể đi vào nhân
trong con đường truyền tin hoạt hóa hoạt hóa gen.
protein đích
Đáp ứng nhanh hơn nhưng thời gian tồn Đáp ứng chậm hơn nhưng thời gian
tại ngắn hơn. tồn tại lâu hơn.
b Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Ống nghiệm 1: Tạo kết tủa đỏ gạch ở đáy ống nghiệm. 0,125
Do trong tế bào có đường glucozơ. Đường glucozơ có nhóm chức CHO nên có tính
khử. Dung dịch phêlinh có CuO nên nhóm chức CHO của glucozơ đã khử CuO trong 0,125
dung dịch phê linh thành Cu2O (Cu2O có kết tủa đỏ gạch).
- Ống nghiệm 2: Tạo dung dịch xanh tím.
Do trong tế bào thực vật có tinh bột. Màu xanh tím do phản ứng màu đặc trưng của 0,125
tinh bột với KI. 0,125
- Ống nghiệm 3: Tạo kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm.
0,125
Do trong tế bào có , kết hợp với BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4
0,125
- Ống nghiệm 4: Tạo kết tủa hình kim màu vàng.
0,125
Do trong tế bào có K+, tạo kết tủa màu vàng của muối kali picrat.
0,125

Câu 4 (2,0 điểm) TRUYỀN TIN (TUYÊN QUANG 2022 – 2023)


a. Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải
glicôgen thành glucôzơ, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffeine ức chế hoạt động của enzim
cAMP photphodiesteraza, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffeine làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất
ngủ.
b. Phương án thực hành
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy 3 ống nghiệm, đánh số từ 1-3:
Bổ sung Loại bỏ
Ống 1: cho 2ml glucose 1% + 1 ml gắn chất gắn
chất(%)
Huỳnh quang
Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong Màng sinh chất 5
phút thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi 1
YFP Gβ Không có
(Cu2O) chất độc
G
Ống 2: cho 2 ml maltose 1% + 1ml CFP α 2
Fehling A + 1ml Fehling B + đun trong 5
phút thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi Thời gian (s)

(Cu2O) Hình 5.1 Hình 5.2


Ống 3: cho 2 ml saccharide 1% + 1 ml
Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5 phút thì không thu được hiện tượng như 2 ống trên.
Cho biết:
- Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì?
- Giải thích kết quả thu được.
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điểm
a - Epinephrine ở bên ngoài tế bào sẽ liên kết với thụ thể kết cặp G-protein để hoạt hóa
protein Gs của màng, protein Gs này sẽ hoạt hóa adenylyl cyclase nhằm xúc tác cho
phản ứng tổng hợp các phân tử cAMP và dẫn đến sự phân giải glicôgen thành glucôzơ 0,25
cung cấp cho tế bào hoạt động.
- Sau khi phân tử cAMP phát tín hiệu để tế bào chất tiến hành phân giải glicogen thì
0,25
chúng sẽ được enzim cAMP photphodiesteraza biến đổi thành AMP.
- Cafeine ức chế hoạt động của enzim cAMP photphodiesteraza đã ngăn cản quá trình
chuyển hóa CAMP thành AMP. 0,25
- cAMP không được phân giải khiến cho quá trình phân giải glicôgen thành glucôzơ
tiếp tục diễn ra, cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Các tế bào, đặc biệt là các 0,25
tế bào thần kinh duy trì cường độ hoạt động cao sẽ làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc
mất ngủ.
b
Thí nghiệm trên chứng minh rằng glucose và mantose có tính khử, còn saccharide thì 0,5
không có tính khử.
Giải thích:
- Do glucose và mantose có tính khử nên khi đun với dung dịch thuốc thử fehling thì 0,25
kết thủa đỏ của Cu2O hình thành (do đã khử Cu(OH)2 có trong Fehling thành Cu2O).
- Do thuốc thử Fehling là hỗn hợp 2 dung dịch: dung dịch CuSO 4 và dung dịch muối 0,25
seignet tạo muối phức hòa tan, dung dịch có màu xanh đậm. Muối phức trên không
bền, trong môi trường kiềm, các monosaccarit và 1 số disaccarit khử Cu 2+ dưới dạng
alcolat đồng thành Cu+, chức andehit bị oxi hóa thành axit hoặc muối tương ứng.
Câu 4 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào + Thực hành (CAO BẰNG 2022 – 2023)
1. EGFR là thành viên của họ thụ thể ErbB (Erythroblastic B) – là một loại thụ thể tyrosine kinase (hình
1). Tín hiệu từ EGFR có thể được truyền qua con đường Ras/Raf/MEK/ERK hoặc PI3K/AKT/mTOR vào nhân
để điều khiển tế bào tăng trưởng, biệt hóa, phân chia, tăng sinh mạch máu, tránh sự tự chết theo chương trình.

Hình 1. Mô hình cấu trúc và hoạt động của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô:
(A). Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) gồm ba vùng: vùng ngoại bào chứa miền tương tác với
yếu tố tăng trưởng, vùng xuyên màng tế bào, và vùng nội bào chứa miền tyrosine kinase.
(B) Hoạt động của EGFR: khi yếu tố tăng trưởng biểu mô liên kết vào thụ thể, hai phân tử EGFR kết hợp
với nhau (dimer hóa), từ đó sự phosphoryl hóa vùng tyrosine kinase giúp EGFR kết hợp được với các phân tử
tín hiệu ở giai đoạn sau của con đường tín hiệu.
Dựa vào những thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Nêu đặc điểm của các axit amin thuộc các vùng cấu trúc của một phân tử EGFR (monomer)?
b. Trong nhiều bệnh ung thư, các con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR thường được kích hoạt liên tục dẫn
đến tế bào phân chia mất kiểm soát. Hai cơ chế chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm: sự biểu hiện quá mức
protein EGFR (do khuếch đại gen EGFR) và đột biến gen EGFR (thường đột biến xảy ra ở miền tyrosine
kinase). Hãy cho biết điểm khác biệt chính giữa 2 cơ chế này?
2. Một lít dung dịch A được kiểm tra bằng vài giọt iot, không thấy có sự thay đổi nào. Lấy 5ml dung dịch
A đun sôi với dung dịch Fehling và không thấy đổi màu. Lấy 5ml dung dịch A khác đun với vài ml HCl loãng
trong một thời gian. Sau đó trung hòa bằng NaOH và sau đó đun với dung dịch Fehling, thấy xuất hiện kết tủa
đỏ. Xác định chất có trong dung dịch A?
1 a. EGFR – một loại thụ thể tyrosine kinase – là một protein màng được chia 0,25
thành 2 phần:
IV - Phần protein lồng ghép – vùng xuyên màng: nằm ngay giữa lớp phospholipit
kép, cấu trúc bởi 1 đoạn mạch gồm các aa không phân cực và cuộn thành chuỗi
xoắn α
(nếu chỉ nêu là vùng aa không phân cực thì chỉ cho 0,125đ) 0,25
- Phần protein ngoại vi – vùng ngoại bào và vùng nội bào: nằm phía trong và
ngoài màng sinh chất, cấu trúc đoạn mạch phần lớn là các aa phân cực, vùng
ngoại bào có trình tự aa đặc hiệu là vị trí liên kết với chất gắn (ligand), vùng
nội bào ở phía đuôi chứa nhiều aa tyrosine.
(nếu chỉ nêu là vùng aa phân cực mà không nêu đặc điểm riêng ở vùng ngoại
bào và vùng nội bào thì chỉ cho 0,125đ)
b. Khác biệt cơ bản:
- Sự biểu hiện quá mức protein EGFR: Protein được tổng hợp liên tục → số 0,25
lượng thụ thể bề mặt tế bào tăng gấp nhiều lần so với bình thường → liên tục
kích hoạt con đường truyền tín hiệu → TB phân chia mất kiểm soát → ung
thư.
- Đột biến gen EGFR: Miền tyrosine kinase bị biến đổi → có khả năng tự 0,25
phosphorin hóa để phát tín hiệu nội bào → con đường truyền tín hiệu được
kích hoạt liên tục mà không cần có mặt của yếu tố tăng trưởng (chất gắn (phối
tử) – ligand) → TB phân chia mất kiểm soát → ung thư.
2 A + iot: Không có hiện tượng gì  không phải tinh bột. 0,25
A + đun với Fehling: Không có hiện tượng  không phải đường khử (glucose,
fructose hay mantose). 0,25
A + đun HCl + Fehling  kết tủa đỏ (có đường khử)  A là đường đôi không
có tính khử  Ví dụ A là saccarose. 0,5

Câu 4 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành (HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ 2022 – 2023)
4.1. Truyền tin tế bào
Ánh sáng làm phytochrome biến đổi hình dạng dẫn đến tăng nồng độ các chất truyền tin thứ hai là cGMP và
Ca2+, các chất này hoạt hóa các protein kinase gây nên hoạt hóa các yếu tố phiên mã tổng hợp các protein đáp
ứng sự xanh hóa ở thực vật. Người ta đã tìm thấy một dạng đột biến trên cây cà chua (đột biến aurea), làm cho
cây cà chua có mức phytochrome ít hơn bình thường nên xanh hóa ít hơn (lá vàng hơn) cà chua hoang dại. Nếu
sử dụng một loại thuốc có thể ức chế enzyme phân giải cGMP cho thể đột biến aurea, thì có dẫn đến sự xanh
hóa hoàn toàn bình thường của lá cây cà chua này không? Giải thích.
4.2. Phương án thực hành
a) Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch: dung dịch 1 chứa DNA, dung dịch 2 chứa amylase, dung dịch 3
chứa glucose. Đun nhẹ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Chất nào có
mức độ biến đổi về cấu trúc nhiều nhất? Hãy giải thích.
b) Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hoàn thành bảng dưới đây,
cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất sau: protein, tinh bột, chất béo, đường khử hay amino
acid. (+ là kết quả dương tính)
Nguyên liệu Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm
Benedict Lugol Biuret Ninhydrin Sudan IV
1. ? - - + - -
2. ? + - - - -
3. ? - + - - -
4. ? - - - + -
5. ? - - - - +
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điể
m
4.1. Dưới tác động của ánh sáng → quang thụ thể phytochrome biến đổi hình dạng → 2 con đường 0,25
truyền tin:
+ tăng nồng độ các chất truyền tin thứ hai cGMP;
+ mở kênh Ca2+ trên màng sinh chất → Ca2+ ồ ạt vận chuyển vào trong bào tương.
- Cả hai con đường đều hoạt hóa các kinase protein → hoạt hóa các yếu tố phiên mã khác nhau → tế 0,25
bào tổng hợp đủ các loại protein đáp ứng sự xanh hóa.
- Nếu sử dụng một loại thuốc có thể ức chế enzyme phân giải cGMP cho thể đột biến aurea thì không 0,25
thể dẫn đến đáp ứng sự xanh hóa hoàn toàn bình bình thường ở thể đột biến aurea.
- Vì khi sử dụng thuốc ức chế enzyme phân giải cGMP chỉ có tác dụng tăng cGMP nên chỉ hoạt hóa
một loại yếu tố phiên mã gây ra phản ứng xanh hóa một phần, sự xanh hóa hoàn toàn cần phải hoạt
hóa nhánh calcium của con đường truyền tín hiệu.
0,25
4.2. a)
- Chất biến đổi nhiều nhất là amylase vì: 0,25
+ Nó có bản chất protein nên rất dễ biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng do các liên kết H2 bị bẻ gãy.
+ Amylase gồm nhiều loại amino acid nên tính đồng nhất không cao, vì vậy sự phục hồi chính xác 0,25
các liên kết H2 sau khi đun nóng là khó khan
b) Các chất từ 1 → 5 trong bảng tương ứng với:
1. Protein thử nghiệm Biuret cho kết quả dương tính.
2. Đường khử thử nghiệm Benedict cho kết quả dương tính. 0,5
3. Tinh bột thử nghiệm Lugol cho kết quả dương tính.
4. Amino acid thử nghiệm Ninhydrin cho kết quả dương tính.
5. Chất béo thử nghiệm Sudan IV cho kết quả dương tính.
Đúng 4/5 ý bất kì được 0,5 điểm
Câu 4 (2,0 điểm).TRUYỀN TIN TB VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH (CHUYÊN TRẦN PHÚ – HẢI
PHÒNG 2022 – 2023)
1. Hình 4 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng
sinh học được khơi mào khi thụ thể gắn đặc hiệu với phân tử
tín hiệu.
a. Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của
adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay protein kinase A? Giải
thích.
b. Giải thích tại sao thụ thể tiếp nhận adrenalin cùng có mặt ở
tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng khác
nhau trên mỗi loại tế bào này?
2. GPCR kích hoạt protein G bằng cách giảm cường độ liên
kết với GDP, cho phép GDP phân ly và hiện diện GTP ở nồng
độ cao hơn nhiều để liên kết. Hoạt động của protein G sẽ bị
ảnh hưởng như thế

Hình 4
nào khi một đột biến làm giảm tính đồng nhất của nó đối với GDP mà không làm thay đổi đáng kể tính đồng
nhất của nó đối với GTP?
Ý Nội dung Điểm
1a cAMP là chất truyền tin thứ hai.
- Bởi vì: là chất có kích thước nhỏ, không có bản chất là protein dễ khuếch tán 0.5
trong tế bào, có hàm lượng lớn →khuếch đại con đường truyền tín hiệu về sau.

1b Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào 0.5
này là khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn
toàn giống nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng
được hoạt hóa theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein
đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là khác nhau.
2 Protein G đột biến sẽ liên tục hoạt động. Mỗi khi tiểu đơn vị α thủy phân GTP 0.25
thành GDP, GDP sẽ tự động phân tách, cho phép GTP liên kết và kích hoạt lại tiểu
đơn vị α.
Thông thường, GDP được liên kết chặt chẽ bởi tiểu đơn vị α, giữ cho protein G ở
trạng thái không hoạt động cho đến khi việc giải phóng GDP được kích thích bằng 0.25
cách tương tác với một GPCR thích hợp.

3 Tinh bột được xác định bằng phản ứng với iodine (thuốc thủ lugol); Sucrose và 0. 5
glucose được xác định bằng phản ứng benedict (hoặc các phản ứng thử khác):
- Lấy mẫu dịch trong vòi của côn trùng:
+ Cho thuốc thử lugol (dung dịch iot)  không xuất hiện màu xanh đen  không
có tinh bột
+ Dùng thuốc thử Fehling/Benendict  không đổi màu hoặc không xuất hiện kết
tủa đỏ gạch  không có glucose
+ Đun nóng 2cm3 dịch chiết mô tươi với 2cm3 dun dịch HCl loãng, trung hòa bằng
NaOH, DÙng thuốc thử Fehling/Benendict  dung dịch đổi màu hoặc xuất hiện
kết tủa đỏ gạch  dịch chứa sucroser

Câu 4 (2,0 điểm): Truyền tin và phương án thực hành(LÊ THÁNH TÔNG QUẢNG NAM 2022 -2023)
4.1 (1,0 điểm): Hành vi giao phối của nấm men phụ thuộc vào sự liên kết giữa các peptide báo hiệu
(pheromone) với thụ thể GPCR của chúng. Khi
pheromone α liên kết với một tế bào nấm men kiểu Bảng 2
dại, nó sẽ ngăn chặn quá trình phát triển của chu kỳ
tế bào, ngăn chặn sự tăng sinh cho đến khi tìm thấy
đối tác giao phối. Các thể đột biến nấm men có
khiếm khuyết ở một hoặc nhiều thành phần của
protein G có kiểu hình đặc trưng khi không có hoặc
có mặt pheromone. Các chủng có khiếm khuyết ở
bất kỳ gen nào trong số này không thể trải qua phản
ứng giao phối và do đó được gọi là vô sinh (Bảng 2).
a. Mô tả phản ứng truyền tin bình thường ở thụ
thể liên kết với protein G.
b. Cho biết thành phần nào của protein G thường
đóng vai trò trực tiếp trong việc truyền tín hiệu
ngừng tăng sinh đến các phân tử tín hiệu xuôi dòng. Giải thích.
c. Dự đoán khả năng thu thập được khuẩn lạc của nấm men bị đột biến mất tiểu đơn vị α. Giải thích kết quả
dự đoán.
4.2 (1,0 điểm): Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1 lá tương tự vào bình
tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
a. Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày?
b. Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào? Giải thích.
c. Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?

Câu VI Nội dung Điểm


4.1a Khi đáp ứng với pheromone, thụ thể sẽ liên kết với G protein, khiến tiểu đơn vị α
giải phóng GDP và liên kết với GTP  Tiểu đơn vị α được phosphoryl hóa và tách
0,25
khỏi tiểu đơn vị βγ. Tiểu đơn vị α hoặc tiểu đơn vị βγ sẽ đóng vai trò trực tiếp trong
việc truyền tín hiệu cho các phân tử xuôi dòng.
4.1b - Tiểu đơn vị βγ thường đóng vai trò trực tiếp trong việc truyền tín hiệu ngừng tăng
0,125
sinh đến các phân tử tín hiệu xuôi dòng.
- Giải thích:
+ Khi mất đoạn gene mã hóa tiểu phần α, kiểu hình của nấm men đột biến luôn ở 0,125
trạng thái gần giống như khi đáp ứng với pheromone (ngừng tăng sinh).
+ Khi mất đoạn gene mã hóa tiểu đơn vị β hoặc γ, kiểu hình của nấm men luôn là
kiểu hình đột biến (tăng sinh và vô sinh). 0,125

+ Khi mất đoạn gene mã hóa tiểu đơn vị α, tiểu đơn vị βγ luôn ở trạng thái được giải
phóng  Luôn gây ra đáp ứng ngừng tăng sinh  Tiểu đơn vị βγ đóng vai trò trực 0,125
tiếp trong việc truyền tín hiệu đến các phân tử xuôi dòng.
4.1c - Không thể thu thập được khuẩn lạc của nấm men bị mất tiểu đơn vị α.
- Vì nấm men bị mất tiểu đơn vị α không thể tăng sinh trong mọi môi trường  0,125
Không thể nguyên phân và tạo ra quần thể nấm men  Không tạo ra khuẩn lạc. 0,125

4.2a - Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá. 0,25
4.2b - Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng, khí carbonic có trong
bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó, khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra 0,25
phản ứng màu đặc trưng của thuốc thử.
- Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO2 trong bình kết hợp với dung dịch
KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được.
0,25
Như vậy ta kết luận, khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp để
tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.
4.2c - Nhận xét: CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO2 tăng thì
0,25
cường độ quang hợp tăng.

Câu 4 (2,00 điểm): Truyền tin tế bào và phương án thực hành (CHUYÊN BIÊN HÒA – HÀ NAM 2022 – 2023)
1. Quan sát hình ảnh dưới đây về quá trình truyền thông tin từ insulin và nghiên cứu thí nghiệm về vai trò của
insulin với các ống nghiệm được bố trí như sau, ống nghiệm nào có nồng độ glucose trong dịch ngoại bào giảm
nhiều nhất sau 12h thí nghiệm? Giải thích.

Hình 3. Quá trình truyền thông tin từ insulin


Glucose ngoại bào Tế bào bị phá vỡ màng Tế bào nguyên
Ống nghiệm Insulin
126 mg/dl sinh chất vẹn
1 x x x
2 x x x
3 x x
4 x x
2. Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hoàn thành bảng dưới đây, cho
biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất sau: protein, tinh bột, chất béo, đường khử hay amino acid.
(+ là kết quả dương tính)
Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm
Nguyên liệu
Benedict Lugol Biuret Ninhydrin Sudan IV
1. ? - - + - -
2. ? + - - - -
3. ? - + - - -
4. ? - - - + -
5. ? - - - - +
Ý HƯỚNG DẪN ĐIỂM
1 - Khi insulin kết hợp với thụ thể nằm trên màng sinh chất sẽ hoạt hóa thụ thể và 0,25
con đường truyền tín hiệu nội bào, làm tăng cường tổng hợp và đưa các protein đóng
vai trò vận chuyển glucose gắn lên màng sinh chất.
Từ đó làm tăng cường vận chuyển glucose vào bên trong tế bào. Vì vậy, nồng độ
glucose ngoại bào giảm.
- Ở ống nghiệm 1: Màng sinh chất bị phá vỡ, không có thụ thể gắn với insulin → 0,25
không hoạt hóa con đường truyền tín hiệu → nồng độ glucose không giảm.
- Ở ống nghiệm 2: Insulin được gắn và hoạt hóa thụ thể, kích hoạt con đường truyền
tín hiệu → tăng cường vận chuyển glucose từ ngoại bào vào tế bào → nồng độ 0,25
glucose giảm mạnh.
- Ở ống nghiệm 3 và 4 không có insulin → không thực hiện quá trình truyền tin →
không giảm nồng độ glucose. 0,25
Các chất từ 1 → 5 trong bảng tương ứng với: 0,25
1. Protein thử nghiệm Biuret cho kết quả dương tính.
2. Đường khử thử nghiệm Benedict cho kết quả dương tính. 0,25
2 3. Tinh bột thử nghiệm Lugol cho kết quả dương tính.
4. Amino acid thử nghiệm Ninhydrin cho kết quả dương tính. 0,25
5. Chất béo thử nghiệm Sudan IV cho kết quả dương tính.
Đúng 4/5 ý bất kì được 1.0đ 0,25

Câu 4. (2,0 điểm) Truyền tin, Phương án thực hành (QUẢNG NINH – 2022 – 2023)
1. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh,
phân chia tế bào…
a. Hãy cho biết đó là chất nào?
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó?
2. Các túi nhân tạo A và B chỉ chứa 1 loại protein màng là thụ thể kết
cặp với protein G (túi A) hoặc enzim adenylcyclaza (túi B) của động
vật có vú. Các túi được xử lý bởi enzyme protease bám mặt ngoài của
màng túi thu được các đoạn peptide sau đó được phân tách bằng
SDS-PAGE thu được kết quả như Hình 4.1. Các băng điện di ở mẫu
1 và 2 tương ứng là kết quả của loại túi A hay túi B? Giải thích.

Nội dung Điểm


1. a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+ 0,25
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí, bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp 0,25
ứng co cơ và bổ sung thêm chất ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1
- Sau đó thấy kết quả 0,25
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không thay đổi. 0,25
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương tăng.
2.
1 – túi A. 0,25
- Thụ thể kết cặp với protein G có 4 vùng ngoại bào; 4 vùng nội bào và 7 vùng xuyên màng. 0,25
Khi cắt bằng enzim bám màng ngoài sẽ tạo 4 đoạn peptit ngắn của ngoại màng và 4 đoạn
peptit dài. 0,25

2 – túi B. 0,25
- Enzim adenylcyclaza có 6 vùng ngoại bào; 7 vùng nội bào và 12 vùng xuyên màng.
Khi cắt bằng enzim bám màng ngoài sẽ tạo 6 đoạn peptit ngắn của ngoại màng và 7 đoạn
peptit dài của vùng nội màng và xuyên màng.

Câu 4. (2.0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành. (NBK QUẢNG NAM 2022 – 2023)
Hình 2 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β – adrenergic
gắn đặc hiệu với adrenalin. Thụ thể β – adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP – protein khi
thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylyl cyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP –
protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số bước
chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenalin được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 2.
a. Timolol có khả năng tạo liên
kết với thụ thể β – adrenergic
nhưng không làm thay đổi cấu
hình của thụ thể. Hãy cho biết
timolol có làm thay đổi mức đáp
ứng của tế bào với tác dụng của
adrenalin hay không? Giải thích.

b. Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1. m2) trong con đường truyền tin nội bào; dòng m1 có thụ thể không tháo rời
phối tử sau đáp ứng, dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylase cyclase bị sai hỏng. Hãy cho biết
ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có được hoạt hóa hay
không? Tại sao?
Câu Nội dung Điểm
a - Timolol làm giảm mức đáp ứng sinh học của tế bào đối với adrenalin. 0.25
- Bởi vì:
+ Timolol cạnh tranh với adrenalin khi gắn vào thụ thể β – adrenergic nhưng lại 0.25
không làm thay đổi cấu hình không gian của thụ thể.
+ Không khởi phát được con đường truyền tín hiệu nội bào. 0.25
+ Đáp ứng của tế bào với adrenalin bị suy giảm. 0.25
b - PKA không được hoạt hóa. 0.25
- Đột bién m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trên thụ thể  liên 0.25
tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylase cyclase.
- Tuy nhiên đột biến m2 kèm theo làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này
bị sai hỏng  cAMP không được tạo ra cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTP- 0.25
protein.
- Như vậy, ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt
adrenalin, PKA không được hoạt hóa. 0.25

Câu 4. Truyền tin tế bào – Phương án thực hành (2,0 điểm) (LÀO CAI 2022 – 2023)
4.1. DNP là một tác nhân tách cặp hoạt động ở khoang giữa 2 màng và màng trong của ti thể.
a. Vai trò của DNP và giải thích?
b. Nhận định nào sau đây đúng và giải thích
DNP sẽ tăng lượng O2 tiêu thụ
(a) DNP sẽ giảm lượng tiêu thụ cacbon của cơ
thể
(b) DNP gây ra tăng nhiệt độ cơ thể
(c) DNP gây ra tử vong do giảm cân quá mức
(d) DNP gây ra tử vong do mất quá nhiều ATP

Hình 4.1.
4.2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra các kết luận
như sau:
Học
Tiến hành Kết quả Kết luận
sinh
Giữ nguyên nồng độ enzyme và Kết quả như nhau đối với cả Cả hai chất ức chế đều
chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ hai chất ức chế: lượng sản là chất ức chế cạnh
Nam
chất từ 0.1 đến 5 µM, đo lượng phẩm tăng dần theo sự tăng tranh
sản phẩm tạo thành. nồng độ cơ chất.
Giữ nguyên nồng độ enzyme và Kết quả như nhau đối với cả Cả hai chất ức chế đều
chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ hai chất ức chế: lượng sản là chất ức chế không
An
chất từ 150 đến 200 µM, đo lượng phẩm không tăng theo sự cạnh tranh
sản phẩm tạo thành. tăng nồng độ cơ chất.
- Kết quả của học sinh nào là đúng? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Câu Nội dung - HDC Điểm
a) Vai trò của DNP: giảm chênh lệch nồng độ H+  không tổng hợp ATP  tăng
hoạt động chuỗi chuyền e, tăng phân giải chất hữu cơ nhưng không tổng hợp ra năng
lượng 0,25
b) Nhận định
1. Đúng. Giảm chênh lệch nồng độ H+  lực để bơm H+ vào xoang gian màng 0,25
giảm  tốc độ hoạt động của chuyễn truyền electron tăng  tăng tiêu thụ oxi.
- Tế bào thiếu ATP  kích thích các con đường truyền tin làm tế bào tăng chuyển hóa
 tăng tiêu thụ oxi
2. Sai. Chuỗi truyền electron tăng hoạt động kéo theo chu trình Krebs, đường phân 0,25
tăng hoạt động  tăng tiêu thụ carbon của cơ thể
3. Sai. Cơ thể có cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể rất mạnh
4. Sai. DNP gây tử vong do thiếu trầm trọng năng lượng (chết trước khi giảm cân quá 0,25
mức)
5. Đúng
4.2. - Kết luận của cả 2 bạn học sinh đều sai; Điểm sai của cả 2 bạn học sinh: 0,25
thiếu thí nghiệm đối chứng
- Bạn Nam:
+ Khi tăng nồng độ cơ chất, ở cả 2 loại chất ức chế (cạnh tranh và không cạnh tranh)
thì lượng sản phẩm đều tăng
+ Cần so sánh tốc độ hình thành sản phẩm tối đa (tương ứng với tốc độ phản ứng tối
đa) (Vmax) của lô thí nghiệm (có chất ức chế) với lô đối chứng (không có chất ức 0,5
chế).
+ Nếu Vmax ở lô thí nghiệm tương đương lô đối chứng  chất ức chế là chất ức chế
cạnh tranh
+ Nếu Vmax ở lô thí nghiệm nhỏ hơn lô đối chứng  chất ức chế là chất ức chế
không cạnh tranh
- Bạn An: 0,25
+ Với nồng độ cơ chất rất lớn (từ 150 đến 200 µM) thì có thể enzyme đã bào hòa cơ
chất  khi tăng nồng độ cơ chất thì lượng sản phẩm không tăng theo tương ứng (tốc
độ hình thành sản phẩm đạt cực đại và không tăng nữa)
+ Cần thí nghiệm với nồng độ cơ chất thấp, lượng sản phẩm tạo ra nhỏ tránh hiện
tượng bão hòa enzyme, phản ánh chính xác động học của enzyme.
Câu 4. Truyền tin tế bào + PA thực hành (2 điểm) (YÊN BÁI 2022 – 2023)
1. Lizôxôm là bào quan có chứa enzim hidrolaza. Enzim này được chuyển tới lizôxôm qua lưới nội chất và
bộ máy Gôngi. Mantozo-6-photphat (M6P) là gốc đường được gắn vào enzim làm dấu hiệu đặc thù, nhờ vậy
các thụ thể của lizôxôm nhận ra và giúp chúng được chuyển vào lizôxôm. Hai enzim PT và PG có chức năng
xúc tác chuyển thành M6P qua chuỗi phản ứng:
Mantozo PT →
Chất chuyển hóa trung gian PG

M6P
Một chất bất thường X do tế bào có enzim hoạt Bảng 2:
động bình thường nhưng lại bị tiết ra ngoài tế bào TB 1 TB 2 TB 3
chứ không được chuyển vào lizôxôm. Có dòng tế Dịch chiết tế bào 1 - + +
bào I, II, III được phát hiện thấy có bất thường X. Dịch chiết tế bào 2 - - +
Nhằm xác định nguyên nhân bất thường X với Dịch chiết tế bào 3 - + -
từng dòng tế bào, bổ sung dịch chiết mỗi dòng tế Ghi chú:
bào vào môi trường nuôi có sẵn mantozo (bảng 2) “+”: có enzim hidrolaza được chuyển vào lizoxom;
Hãy cho biết mỗi dòng tế bào I, II, III đã có những “-”: không có enzim hidrolaza được chuyển vào
sai hỏng như thế nào (liên quan đến PT, PG hay lizoxom.
thụ thể của lizôxôm) khiến lizôxôm của chúng
không thể thu nhận được enzim hidrolaza. Giải
thích.
2. Điện di 2 chiều được sử dụng để phân tách protein hoặc các chuỗi polypeptide dựa vào kích thước và
điểm đẳng điện (pI) của chúng. Cụ thể, lần điện di thứ nhất phân tách các chất thông qua điểm đẳng điện, và lần
thứ hai là qua kích thước với chiều chạy vuông góc với lần thứ nhất. Biết rằng, điểm đẳng điện của một chuỗi
polypeptide là pH mà tại đó tổng điện tích của chuỗi bằng 0. Điểm đẳng điện được quyết định bởi pKa của các
nhóm chức có trong chuỗi. Dưới đây là trình tự của 2 chuỗi peptide ngắn (chiều từ đầu N đến đầu C). Bảng 5.2
liệt kê khối lượng phân tử và pKa của một số amino acid.

Peptide A: Gly – Arg – Phe


Peptide B: Arg – Gly – Ser

Bảng 5.2: Tính chất của một số amino acid


a. Chỉ ra các giá trị pKa nào ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi
peptide. Từ đó, dự đoán khả năng phân tách 2 chuỗi peptide
trên qua lần điện di thứ nhất.
b. Hình bên thể hiện một bản điện di 2 chiều. Hãy dự đoán vị trí của các chuỗi peptide sau hai lần điện di (nằm
ở vùng nào trong 4 vùng A, B, C, D)?

HDC:
Câu 4 Nội dung Điểm
1 - Các enzim hidrolaza hoạt động bình thường, tiết ra ngoài tế bào và không được 0,25
chuyển vào lizôxôm nguyên nhân có thể là do:
(1) Sai hỏng đã xuất hiện ở thụ thể tiếp nhận của lizôxôm
(2) Hoặc
M6P không được tạo ra do thiết hụt enzim PT hoặc PG 0,25
Nên hidrolaza không được vận chuyển đến đúng đích.
- Với kết quả thí nghiệm các sai hỏng không được sửa chữa cho thấy sai hỏng ở dòng tế 0,25
bào II và III bổ trợ cho nhau. Do vậy sai hỏng ở dòng II và III phải liên quan con
đường chuyển hóa mantozo thành M6P.
- Dịch chiết từ tế bào II được bổ sung vào tế bào I, III bổ sung vào I thì sai hỏng không
được sửa chữa do
(1) Dòng I phải mang đột biến làm mất thụ thể tiếp nhận hidrolaza. 0,25
(2) Dòng II thiếu enzim PT hoặc PG , dòng III thiếu enzim PG hoặc PT. 0,25
a. - Các pKa ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi:
Peptide A: 9.60, 1.83, 12.84 0,25
Peptide B: 9.04, 2.21, 12.84
- Dựa vào bảng 5.1, điểm đẳng điện của cả 2 chuỗi peptide đều nằm trong khoảng từ 9 0,25
– 12. Cụ thể, tại pH này, đầu C của chuỗi tích điện âm, đầu N không tích điện và nhánh
2 R tích điện dương, vì vậy, tổng điện tích bằng 0. Do đó, không thể phân tách hoàn toàn
hai chuỗi peptide này trong lần điện di thứ nhất.
b. - Khối lượng phân tử của hai chuỗi peptide lần lượt là: 0,25
+ Peptide A: 57 + 156 + 147 – 18 x 2 = 324 (Dal)
+ Peptide B: 156 + 57 + 87 – 18 x 2 = 264 (Dal)
- Vậy, sau lần điện di thứ 2, peptide A nằm ở vùng D, peptide B nằm ở vùng B

Câu 4: (2 điểm) Truyền tin và phương án thực hành (HƯNG YÊN 2022 – 2023)
Hình 4 biểu thị sơ đồ của một đường truyền tín hiệu nội bào kích hoạt bởi
hormone Y. Một nhóm nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để tìm ra thứ
tự của năm phân tử (m, n, o, p, q) (được mô tả bởi dấu “?” ở hình 4) tham gia
vào dòng thác tín hiệu nhờ phương pháp Western blot. Bảng 1 biểu thị kết quả
thí nghiệm khi có mặt hoặc không có bốn chất ức chế (1, 2, 3, 4), mỗi chất này
có thể bất hoạt đặc hiệu một trong bốn loại enzym (A, B, C, D) của dòng thác
tín
Bảng 4

Phân tử tín hiệu m n o p q


Ghi chú:
Không có chất ức chế + + + + +
“+”: Có biểu hiện trên
Chất 1 - - - + -
băng điện di
Chất 2 + + + + -
“-”: Không có biểu hiện
Chất 3 + + - + +
trên băng điện di Hình 4
Chất 4 - + - + +
hiệu.
(1) Hãy vẽ lại sơ đồ trong hình 1 vào bài làm và thay thế những dấu “?” bằng các ký hiệu chữ (m, n, o, p
và q) tương ứng với các phân tử tín hiệu của dòng thác tín hiệu. Giải thích.
(2) Mỗi chất ức chế (1, 2, 3, 4) bất hoạt đặc hiệu enzym nào trong bốn loại enzyme (A, B, C, D) trong dòng
thác tín hiệu? Giải thích.
2. Tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium trong nồi lên men không liên tục. Sau đó:
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha log cho vào ống nghiệm I.
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha cân bằng cho vào ống nghiệm II.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml dịch lizozim.
- Sau 5 phút, lấy một giọt dịch huyền phù ở ống nghiệm I cấy vào hộp lồng I, một giọt dịch huyền phù ở ống
nghiệm II cấy vào hộp lồng II.
- Đặt cả 2 hộp lồng vào tủ ấm 30oC. Sau 2 ngày, lấy ra và đếm khuẩn lạc.
Số lượng khuẩn lạc xuất hiện nhiều hơn ở hộp lồng nào? Tại sao?

Câu 4: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (CHU VĂN AN HÀ NỘI 2022 – 2023)
4.1. Hình 4.1 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β-
adrenergic gắn đặc hiệu với adrenaline. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP-
protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylate cyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi
GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số
bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 4.1.

Hình 4.1
a) Giải thích tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng
khác nhau trên mỗi loại tế bào này.
b) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể không tháo
rời phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị sai hỏng. Hãy
cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có được
hoạt hóa hay không? Tại sao?
c)
4.2. Hình 4.2 cho thấy các dụng cụ đơn giản được một học sinh sử dụng để đo tốc độ hô hấp của nấm men
Saccharomyces cerevisiae. Huyền phù nấm men hoạt động có màu kem
nhạt, được được chuẩn bị bằng cách trộn men khô, glucose và nước và để
trong 1 giờ ở 30°C. Dung dịch xanh methylene đóng vai trò là chất nhận
điện tử và trở nên không màu khi bị khử.
a) Giải thích tại sao cần có lớp dầu trong thí nghiệm này.
b) Trong một khảo sát thêm nữa, sinh viên đã kiểm tra khả năng sử
dụng các loại đường khác nhau của nấm men. Huyền phù nấm men
hoạt động được trộn với dung dịch 2% của sáu loại đường khác nhau.
Nấm men được cho phép để chuyển hóa đường ở nhiệt độ tối ưu và
carbon dioxide giải phóng được thu thập trong khoảng thời gian
10 phút. Bảng 4 cho thấy kết quả thu được.
Hình 4.2
Bảng 4
Thể tích CO2 giải phóng trong 10 phút (cm3)
Các monosaccharide Các disaccharide
Glucose Fructose Galactose Sucrose Maltose Lactose
(glu) (fru) (gal) (glu + fru) (glu + glu) (glu + gal)
1 2,0 1 5,0 1 0,1 1 3,0 1 1,4 1 0,3
2 2,2 2 3,8 2 0,3 2 2,6 2 1,7 2 0,4
3 2,4 3 4,6 3 0,2 3 3,6 3 1,3 3 0,6
Trung Trung Trung Trung Trung Trung
2,2 4,5 0,2 3,1 1,5 0,4
bình bình bình bình bình bình
Đưa ra giải thích cho các kết quả này.

Câu Ý Nội dung Điểm


4.1 a Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này 0,25
là khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn
toàn giống nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được
hoạt hóa theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn
dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là khác nhau.
b - Protein kinase A không được hoạt hóa. 0,25
- Bởi vì: Mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trên 0,5
thụ thể → liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên, đột biến m2
kèm theo làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai hỏng → cAMP
không được tạo ra cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTP-protein  PKA không
được hoạt hoá)
(HS có thể trả lời: Đột biến m2 xảy ra ở sau bước của đột biến m1 → dòng đột biến
kép mang cả đặc điểm của đột biến m1 và đột biến m2 sẽ có kết quả không hoạt hóa
được protein kinase A, nhưng chỉ được 0,25 điểm)
4.2 a - Tốc độ hô hấp của nấm men được đo bởi tốc độ khử xanh methylene/thời gian đổi 0,25
màu của xanh methylen từ màu xanh thành không màu.
- Do đó, lớp dầu có tác dụng ngăn oxygen đi vào  ngăn tái oxy hóa xanh 0,25
methylene/ngăn cản ảnh hưởng của oxygen đến tốc độ khử xanh methylene.
b - Nấm men có thể sử dụng/chuyển hóa fructose, glucose sucrose và maltose  nấm 0,25
men có (các) enzyme để sử dụng (các) loại đường trên (fructose, glucose sucrose và
maltose); ít/không sử dụng galactose và lactose.
- Nấm men ưu tiên sử dụng fructose/sử dụng fructose với tỷ lệ cao nhất vì đây là 0,25
monosaccharide dễ hấp thu, trong khi đó maltose và sucrose là disaccharide lớn hơn
nên mất nhiều thời gian hơn để hấp thụ và phải được thủy phân  tốc độ chuyển hoá 2
loại đường này chậm hơn glucose và fructose.
- Đồng thời sucrose có tỷ lệ chuyển hoá cao hơn so với maltose và lactose vì nó có thể
bị thuỷ phân tạo thành fructose nên đóng vai trò như một nguồn fructose.

Câu 4: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào, phương án thực hành(LQĐ BÌNH ĐỊNH 2022 -2023)
Lớp tế bào biểu mô ruột gấp nếp thành các đỉnh gọi là nhung mao và những rãnh tương ứng xung quanh được
gọi là các xoang. Những tế bào trong vùng rãnh tiết ra một loại protein gọi là Netrin-1, làm nồng độ của chúng
tương đối cao trong các rãnh. Netrin-1 là phối tử (ligand) của một protein thụ thể được tìm thấy trên bề mặt của
tất cả các tế bào biểu mô ruột, giúp khởi phát một con đường truyền tin nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào. Tế
bào biểu mô ruột sẽ trải qua apoptosis (sự tự chết theo chương trình) trong trường hợp không được phối tử
Netrin-1 liên kết.
a) Ví dụ này đặc trưng cho kiểu truyền tin nào (nội tiết, cận tiết, tự tiết)? Giải thích.
b) Dự đoán vị trí tế bào tăng trưởng và chết nhiều nhất trong biểu mô và giải thích.
c) Sự thiếu hụt thụ thể Netrin-1 thường liên kết với một số bệnh ung thư ruột kết. Giải thích mối liên hệ giữa
con đường truyền tín hiệu này và sự hình thành khối u.
4 a) - Ví dụ này đặc trưng cho cả hai kiểu truyền tín hiệu cận tiết và tự tiết. 0,5
(2,0 - Vì tất cả tế bào biểu mô ruột đều có prôtêin thụ thể của Netrin-1, do đó Netrin-1 có thể 0,5
điểm) tác động lên cả tế bào xoang ruột (tế bào tạo ra chúng) và các tế bào lân cận.
b) - Sự gắn của Netrin-1 vào thụ thể của chúng tạo ra tín hiệu cho tế bào tăng trưởng.
Tín hiệu này sẽ mạnh nhất ở vị trí của mô mà có nồng độ (lượng) protein Netrin-1 cao
nhất, hay nói cách khác là ở các xoang.
- Vì chỉ có tế bào biểu mô xoang ruột tiết Netrin-1 nên sẽ tồn tại một gradient nồng độ 0,25
của protein này giảm dần nồng độ từ thấp lên cao. Mức Netrin-1 sẽ thấp nhất ở đỉnh của 0,25
lông nhung, nơi tế bào chết nhiều nhất.
c) - Khối u xuất hiện khi tế bào tăng trưởng không kiểm soát. Bình thường khi không có
Netrin-1, thụ thể Netrin-1 có thể khởi phát một con đường truyền tin làm tế bào tự chết, 0,25
giúp điều hoà số lượng tế bào tạo nên mô.
- Vì vậy khi không có thụ thể này, tế bào có thể tránh được sự tự chết theo chương trình 0,25
và tiếp tục tăng trưởng không phụ thuộc phối tử Netrin-1, đây là nguyên nhân dẫn đến
hình thành khối u.

Câu 4: (Truyền tin tế bào + Phương án thực hành) (HẢI DƯƠNG 2022 – 2023)
a. Epinephrine kích thích tế bào gan phân giải glicogen thành glucose nhưng lại kích thích tế bào cơ tim co bóp
mạnh làm tim đập nhanh hơn. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó.
b. Với thụ thể tế bào chất thì con đường dẫn đến đáp ứng của tế bào sẽ diễn ra như thế nào? Nêu 3 ưu thế quan
trọng nhất của con đường truyền tín hiệu có nhiều bước kinase.
Đáp án:
a. – Cùng 1 loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác
nhau của cơ thể. (0,25đ)
- Nguyên nhân là do các tế bào chuyên hóa có các nhóm gene khác nhau hoạt động nên có
các protein thụ thể tiếp nhận tín hiệu, protein truyền tin cũng như protein tham gia vào các
đáp ứng là khác nhau. (0,25đ)
b.
* Con đường chuyển dịch tín hiệu gồm các bước tóm tắt như sau :
- Receptor gắn vào phân tử tín hiệu và biến hình.
- Sự thay đổi cấu hình gây ra hoạt tính kinase.
- Sự phosphoryl hóa biến đổi chức năng của protein.
- Tín hiệu được khuếch đại và vào nhân.
- Các nhân tố phiên mã được hoạt hóa.
- Sự tổng hợp đã được biến đổi của các protein đặc hiệu diễn ra.
- Tác động của protein thay đổi hoạt tính tế bào. (0,75đ- tóm tắt khác, đúng vẫn cho điểm).
* Ưu thế:
- Mỗi một protein kinase được hoạt hóa có thể phosphoryl hóa nhiều protein mục tiêu, do
vậy sự khuếch đại của tín hiệu diễn ra ở mỗi bước. (0,25đ)
- Tín hiệu ở màng tế bào được chuyển đến nhân. (0,25đ)
- Việc có được nhiều bước tác động các protein mục tiêu khác nhau cho phép nhiều loại
phản ứng đáp trả bởi các tế bào khác nhau đến cùng tín hiệu đó. (0,25đ)
Câu 4: Truyền tin + Phương án thực hành (2 điểm) (THÁI BÌNH 2022 – 2023)
Nguyên bào sợi Tế bào biểu mô ruột
25000 25000
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa
20000 20000
Số lượng tế bào

Số lượng tế bào
15000 15000

10000
10000

5000
5000 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48
0 4 8 12 16 20 24 28 32
Thời gian nuôi cấy (giờ) Thời gian nuôi cấy (giờ)

Hình bên thể hiện một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự phát sinh các tế bào ung thư. Các yếu tố hoạt
hóa và các phân tử có vai trò quan trọng trong con đường tín hiệu này đã được nghiên cứu nhằm tìm ra các chất
ức chế để khóa con đường tín hiệu và sử dụng các chất đó trong liệu pháp hóa học để điều trị ung thư. Từ hình
bên hãy cho biết:
a. Các cơ chế có thể liên quan đến phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa của các protein A, B và C.
Giải thích. Hình 2
b. Thí nghiệm nào dưới đây (từ 1 đến 6) có thể chứng minh sự truyền tín hiệu là từ B → C mà không
phải C → B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng mức độ biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt hóa hơn.
Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
Câu/Ý Nội dung Điểm
a - Thụ thể có thể chứa các vùng domain hoạt tính enzyme xúc tác cho các phản ứng 0,25
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
- Các enzyme tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa có thể 0,25
tồn tại trong tế bào.
- Các protein A, B và C có thể chứa các vùng hoạt tính enzyme xúc tác các phản ứng
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa. 0,25
b - Các thí nghiệm số 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng minh sự truyền tín hiệu từ B 0,5
→ C chứ không phải từ C → B.
(Nếu ghi đủ cả 3 thí nghiệm được 0,5 điểm; nếu ghi 2 thí nghiệm được 0,25 điểm còn 1
thí nghiệm thì không được điểm) 0,25
Giải thích:
- (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C
- (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B 0,25
- (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền tín hiệu. 0,25

Câu 4: Truyền tin tế bào + phương án thực hành (2.0 điểm) (BẮC NINH 2022 – 2023)
1- Trong tế bào động vật, ion Ca 2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai.
Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP 3) và
diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca2+?
- Epinephrin kích thích phân giải glycogen bằng cách hoạt hóa enzyme glycogen phosphorylaza trong bào
tương. Nếu epinephrin được trộn với glycogen phosphorylaza và glycogen trong ống nghiệm thì glucozo -1-
phosphat có được tạo ra không? Tại sao?
2. Có một mẫu thực phẩm chứa saccarôzơ và lòng trắng trứng được đựng trong ống nghiệm.
Dựa vào một số phép thử sau hãy cho biết mẫu thực phẩm trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào? Giải thích.

Hướng dẫn chấm

Thuốc thử Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4


Dung dịch iôt Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen
Dung dịch Benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch
Phản ứng Biuret Tím Tím Xanh da trời Tím

Nội dung trả lời Điểm


a. - Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: lưới nội 0.5
chất trơn và ty thể.
- Glucozo -1- phosphat không được tạo ra vì sự hoạt hóa enzyme cần tế bào 0.5
nguyên vẹn với một thụ thể nguyên vẹn trên màng tế bào và một con đường
truyền tin nguyên vẹn trong tế bào. Sự tương tác với phân tử tín hiệu trong
ống nghiệm không đủ trực tiếp hoạt hóa enzyme. Enzyme adenilyl cyclaza
chuyển hóa ATP thành cAMP, cAMP làm thay đổi một hay nhiều quá trình
phosphoryl hóa (hay hoạt hóa chuỗi enzyme). Nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu
được khuếch đại lên nhiều lần. b. Xác định mẫu thực phẩm: mẫu số 2.
Giải thích: 0.25
- Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → thử bằng iôt vẫn cho màu nâu.
- Saccarôzơ không thể khử được dung dịch benedict → dùng dung dịch 0.25
Benedict để thử vẫn cho màu xanh da trời.
-Lòng trắng trứng giàu protein → phản ứng Biuret cho màu tím. 0.25

0.25

Câu 4: Truyền tin tế bào + Phương thức thực hành (2,0 điểm) (THÁI NGUYÊN 2022 – 2023)
a) Trong một loạt các thí nghiệm, các gen mã hóa các dạng đột biến của một tyrosine kianse (RTK) được đưa vào
các tế bào. Các tế bào cũng thể hiện dạng thụ thể bình thường của chính nó từ gen bình thường, mặc dù gen đột
biến được xây dựng sao cho RTK đột biến được thể hiện ở mức cao hơn đáng kể nồng độ hơn RTK bình thường.
Chức năng của RTK bình thường bị ảnh hưởng như thế nào khi có gen đột biến mã hóa một RTK (A) thiếu miền
ngoại bào của nó hoặc (B) thiếu miền nội bào trong các tế bào được biểu hiện ?

b) Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bò hay thịt lợn nạc) vô trùng vào hai bình tam giác cỡ 100 ml (kí hiệu
là bình A và B), sau đó cho vào mỗi bình 0,50 gam đất vườn được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai bình
đều được bịt kín bằng nút cao su, đun sôi (100 oC) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy có nhiệt độ từ 30-
35oC. Sau 1 ngày người ta lấy bình thí nghiệm B ra và đun sôi (100 oC) trong 5 phút, sau đó lại đưa vào phòng
nuôi cấy. Sau 3 ngày cả hai bình thí nghiệm được mở ra thì thấy bình thí nghiệm A có mùi thối, còn bình thí
nghiệm B gần như không có mùi thối. Giải thích.
Câu Nội dung Điểm
4
a (A) - Thiếu miền liên kết với ligand và ko ảnh hưởng gì tới chức năng của RTK 0,5
bình thường
(B) - RTK thiếu miền nội bào hay chính là thiếu miền tyrosine hoạt động => khi
tồn tại cùng RTK bình thường sẽ làm cho RTK bình thường không hoạt động 0,5
được

- Trong 0,5 g đất chứa nhiều mầm vi sinh vật, ở nhiệt độ sôi 100oC các tế bào dinh 0,25
dưỡng đều chết, chỉ còn lại nội bào tử (endospore) của vi khuẩn.
- Trong bình thí nghiệm A, các nội bào tử vi khuẩn sẽ nảy mầm và phân giải 0,25
protein của nước thịt trong điều kiện kị khí.
- Nước thịt là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp chất cacbon, nên
những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH3, H2S để sử dụng cacbohydrat 0,25
b làm nguồn năng lượng trong lên men. Vì vậy, khi mở nắp ống nghiệm các loại khí
NH3, H2S bay lên gây thối rất khó chịu, còn gọi là quá trình amôn hoá kị khí là lên
men thối.
- Trong bình thí nghiệm B, các nội bào tử này mầm hình thành tế bào dinh dưỡng
chúng bị tiêu diệt sau 1 ngày bị đun sôi lần thứ hai, do đó protein không bị phân 0,25
giải, kết quả không có mùi.

Câu 4: Truyền tin tế bào và phương án thực hành (2 điểm) (CHU VĂN AN – HN 2022 – 2023)
a. Jessica đang phân tích một con đường truyền tin (vẽ ở hình dưới đây) dẫn đến phát sinh ung thư với hy vọng
tìm ra chất ức chế ngăn cản con đường này và ứng dụng nó trong điều trị ung thư.

Thí nghiệm nào dưới đây có thể chứng minh rằng đường truyền tin này theo chiều từ B→C nhưng
không theo chiều từ C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng cường biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
b. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1 lá tương tự vào bình
tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày ?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào ? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?

Câu/ Nội dung Điểm


Ý
4a 1. Các thí nghiệm 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng sự truyền tín hiệu từ B→ C, 0.25
chứ không phải từ C→B. Giải thích: 0,25
+ (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C.
+ (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B. 0,25
+ (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền tín hiệu.
0.25
4b - Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá. 0.25
- Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng, khí cacbonic có trong
bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó, khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản 0,25
ứng màu đặc trưng của thuốc thử.
- Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO2 trong bình kết hợp với dung dịch
KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được. Như 0,25
vậy ta kết luận, khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp để tổng
hợp nên các hợp chất hữu cơ.
- Nhận xét: CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO 2 tăng thì cường
độ quang hợp tăng.
0.25

Câu 5 PHÂN BÀO (SƠN LA 2022 – 2023)


Nghiên cứu về sự điều hoà chu kỳ tế bào ở người cho thấy protein p16 (khối lượng phân tử 16kDa) có vai
trò quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ pha G 1 sang pha S, làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Bản
chất của protein p16 là một chất ức chế enzim kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk). Khi không có p16, Cdk4 kết hợp
với cyclin D và tạo thành phức hệ protein có hoạt tính, phức hệ này phosphoryl hoá một protein có tên là
retinolastoma, làm giải phóng yếu tố phiên mã E2F1 (vốn bình thường ở trạng thái liên kết với retinolastoma).
a. Tại sao sự chuyển tiếp từ pha G1 sang S lại là mấu chốt quan trọng nhất trong điều hoà chu kỳ tế bào?
b. Yếu tố phiên mã E2F1 có thể có vai trò gì trong sự diễn tiến của chu kỳ tế bào?
c. Các phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng protein p16 trong tế bào người già cao hơn hơn so với người
trẻ tuổi. Ý nghĩa của điều này đối với hiện tượng lão hóa là gì?
d. Thuốc điều trị ung thư thường được dùng phối hợp không chỉ một loại để tác động tới nhiều giai đoạn
của chu kỳ tế bào. Tại sao điều này là một cách điều trị tốt hơn so với việc sử dụng một loại thuốc duy nhất?
Câu/ý Nội dung Điểm
a - Điểm kiểm soát G1/S kiểm tra sự sai hỏng DNA của tế bào, đây là mấu chốt quan 0,25
trọng nhất vì ung thư hầu hết xuất hiện do các sai hỏng DNA không được sửa chữa.
- Một khi đã qua được điểm kiểm soát G1/S, tế bào không thể quay ngược trở về pha G1
và thường dễ dàng vượt qua các điểm kiểm soát còn lại, do đó các đột biến hoặc DNA 0,25
hư hại không được sửa chữa dần được tích luỹ và có thể làm phát sinh ung thư.

b Vì p16 ức chế sự chuyển tiếp từ G1 sang S nên bằng cách duy trì E2F1 ở trạng thái 0,5
không hoạt động nên khả năng cao E2F1 có chức năng thúc đẩy phiên mã các gen cần
thiết cho quá trình chuyển từ pha G1 sang S.
c - Hàm lượng p16 cao hơn làm ức chế sự chuyển tiếp chu kỳ tế bào, do đó ức chế quá 0,25
trình nguyên phân.
- Quá trình nguyên phân bị ức chế làm các mô hoặc cơ quan bị tổn thương không được 0,25
sửa chữa (bằng cách thay thế các tế bào mới), do đó chức năng của các mô/ cơ quan
kém dần và dẫn đến lão hoá.

d Vì các tế bào ung thư thường không đồng bộ trong chu kỳ tế bào. Tại một thời điểm 0,5
nhất định, một số ở trong G1, một số trong S,…. Vì vậy, tác động tới tất cả các giai
đoạn sẽ tốt hơn so với chỉ tác động vào một giai đoạn.

Câu 5 (2 điểm) Phân bào + Thực hành (VĨNH PHÚC 2022 – 2023)

Cho các hình mô tả thí nghiệm quan sát các kì của quá trình nguyên phân như sau:

A B C

D E F
1. Hãy sắp xếp các hình trên theo thứ tự các bước tiến hành thí nghiệm.
2. Hãy cho biết bước làm trong hình C có tác dụng gì?
3. Thuốc nhuộm được sử dụng tên là gì?
4. Nếu quan sát thấy trên kính hiển vi các nhiễm sắc thể đã phân li và đang tách xa dần mặt phẳng xích đạo về
hai cực thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào?
LG
5.1 B => D => A => C => F => E 0,5
5.2 Hơ nhẹ tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn trong 5-15 giây để làm mềm mẫu, đuổi bọt khí (nếu 0,5
có) và có tác dụng nhuộm phụ
5.3 Fuchsin hoặc Carmin- axetic 2% 0,5
5.4 Kì sau nguyên phân. 0,5
Câu 5 (2 điểm) Truyền tin tế bào (BẮC GIANG 2022 – 2023)
Hình 2 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β-adrenergic gắn
đặc hiệu với adrenalin. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP-protein khi thụ thể
chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylatecyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein
kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau tạo; cuối cùng khởi sự đáp ứng của tế bào. Một số bước chính trong
con đường truyền tin nội bào của adrenalin được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 2.
Hình 2

a) Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay PKA? Giải thích.
b)Giải thích tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưnglại tạo ra đáp ứng khác
nhau trên mỗi loại tế bào này?
c) Timolol có khả năng tạo liên kết với thụ thể β-adrenergic nhưng không làm thay đổi cấu hình của thụ thể.
Hãy cho biết timolol có làm thay đổi mức đáp ứng của tế bào với tác dụng của adrenalin hay không? Giải thích.
d) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể không tháo rời
phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATPcủa adenylate cyclase bị sai hỏng. Hãy cho biết ở
dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có được hoạt hóa hay
không? Tại sao?
Nội dung Điểm
a) cAMP là chất truyền tin thứ hai. 0,25
- Bởi vì: như mô tả ở hình 2, cAMP được tạo thành từ sự liên kết cộng hóa trị vòng giữa
nhóm phosphate với đường ribose trong phân tử ATP nhờ enzyme adenylate cyclase. Bởi vì
ATP trong tế bào có hàm lượng lớn, khi adenylate cyclase được khởi động, nó xúc tác tạo
thành hàng loạt cAMP → khuếch đại con đường truyền tín hiệu về sau. 0,25
(Chú ý: mặc dù ATP cũng có hàm lượng lớn nhưng nó chỉ được sử dụng làm môi giới tạo
thành cAMP chứ không trực tiếp tham gia quá trình truyền tin của tế bào).

b)Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là khác 0,5
nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn toàn giống nhau →
khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng
khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt →
đáp ứng là khác nhau.

c) Timolol làm giảm mức đáp ứng sinh học của tế bào đối với adrenalin. 0,25
Bởi vì: timolol cạnh tranh với adrenalin khi gắn vào thụ thể β-adrenergic nhưng timolol lại
không làm thay đổi cấu hình không gian của thụ thể → nó không khởi phát được con đường 0,25
truyền tín hiệu nội bào → đáp ứng của tế bào đối với adrenalin bị suy giảm.

d) Protein kinase A không được hoạt hóa. 0,25


- Bởi vì: mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trênthụ
thể → liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên, đột biến m2kèm theo 0,25
làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai hỏng → cAMP không được tạo ra
cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTP-protein.
- Nói cách khác, đột biến m2 xảy ra ở sau bước của đột biến m1 → dòng đột biến kép
mang cả đặc điểm của đột biến m1 và đột biến m2 sẽ có kết quả không hoạt hóa được
protein kinase A.
Câu 5 (2 điểm): Phân bào
Một nhà khoa học đã tinh sạch DNA thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau trong chu kì tế
bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng DNA của nhân và DNA của ti thể. Hãy
cho biết hàm lượng tương đối của DNA nhân và DNA ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các pha
khác nhau của chu kì tế bào ? Giải thích.

Ý Hướng dẫn chấm Điểm


- DNA trong nhân tế bào thay đổi liên quan đến các pha của chu kì tế bào:
+ Pha G1: hàm lượng DNA không thay đổi do các gen trong tế bào xảy ra quá 0,25
trình phiên mã và dịch mã để tổng hợp các chất cần cho tăng trưởng kích thước và
chuẩn bị tổng hợp DNA.
+ Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp DNA hàm lượng tăng dần trong pha S và đạt 0,25
đến lượng gấp đôi so với pha G1 khi kết thúc pha S và bắt đầu pha G2.
+ Pha G2: DNA không tăng hàm lượng so với cuối pha S.
+ Pha M: nhân tế bào phân chia, sự phân ly nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào và kết 0,25
thúc phân chia nhân sẽ tạo ra 2 tế bào có lượng DNA tương đương và giảm một
nửa so với pha G2 trở về bằng pha G1. Sự phân chia tế bào chất sẽ tạo nên 2 tế bào 0,25
con, trong mỗi tế bào con lượng DNA sẽ không đổi so với tế bào ban đầu ở pha
G1.
- DNA trong ti thể:
+ Hàm lượng DNA tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào
đang tăng trưởng để chuẩn bị cho phân chia, DNA ti thể nhân đôi độc lập với DNA
nhân. Khi tế bào tăng về kích thước và lượng các chất, DNA ti thể cũng nhân đôi 0,5
liên tục tăng dần, hàm lượng DNA ti thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu
pha M.
+ Pha M khi tế bào chất phân chia, DNA ti thể sẽ được phân chia tương đối đồng
đều về 2 tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng DNA trở về tương đương tế bào
ban đầu. 0,5

Câu 5 (2 điểm): Phân bào (QUỐC HỌC HUẾ 2022 – 2023)


Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của
nhím, hợp bào của một loài nấm nhày thu được 3 đồ thị sau:

a) Các đồ thị trên tương ứng với sự thay đổi hàm lượng DNA ở loại tế bào nào?
b) Vẽ lại đồ thị của tế bào biểu bì người vào bài làm và ghi vị trí các pha của chu kỳ tế bào bằng các chữ
cái tương ứng G1, G2, M và S, đánh dấu kí hiệu hoa thị (*) vào thời điểm sinh tổng hợp phần lớn histon và kí
hiệu tam giác (∆) vào thời điểm lắp ráp nucleosome.
c) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohensin không đổi từ kì giữa tới cuối kì sau của pha M? Giải
thích.
d) Tiến hành nuối cấy tế bào biểu bì người trong môi trường lỏng, các tế bào bán dính thường mọc thành
lớp đơn. Đĩa bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90 – 100% bề
mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và
độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy
chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Dựa vào hiểu biết về tương
tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa có thời gian tăng sinh
trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
Tế bào biểu bì người phân chia một cách bình thường, tương ứng với Đồ thị 1. 0,25
- Tế bào phôi sớm phân chia nhanh hơn tế bào bình thường (pha G1 rất ngắn), tương ứng
0,25
5a với đồ thị 2.
- Hợp bào nấm nhầy có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên hợp
0,25
bào, tương ứng với đồ thị 3.
Đánh dấu được các pha (G1; S; G2 và M);
(M) 0,25
6 (vị trí (M) có thể ghi hoặc không)
(đơn Yӏ tương ÿӕi)
+ j m lѭӧng ADN

4
5b
Đánh dấu được thời điểm sinh tổng hợp histôn
0,25
2 và thời kì lắp ráp nuclêôxôm
0 3 6 9 12 15 18 21
7 Kӡi gian (h)
[cohesin] không đổi dẫn đến: NST chị em không tách nhau ra → Tế bào không bước vào
5c kì sau bình thường (thí sinh có thể viết: NST không phân li/tế bào có thể chết) 0,25

Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở pha G1.
Đối với đĩa ở pha bão hòa, hầu hết các tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở pha tăng 0,25
trưởng phần lớn tế bào không bị ức chế (do tiếp xúc còn ít).
5d
Khi được cấy chuyển, tế bào từ đĩa ở pha bão hòa đang bị ức chế phân bào cần thời gian
loại bỏ các yếu tố ức chế (thời gian để hoạt hóa) mới tiếp tục phân bào. 0,25

Câu 5 (2,0 điểm) PHÂN BÀO (NAM ĐỊNH – 2022 – 2023)


Hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN
nhân tế bào động vật lưỡng bội (2n) qua các pha của chu kì
tế bào.
a) Hãy cho biết các giai đoạn được đánh dấu từ A đến D tương
ứng với các pha, giai đoạn nào trong chu kì tế bào? Giải
thích.
b) Giai đoạn nào có sự tổng hợp một lượng lớn protein histon?
Giai đoạn nào có sự lắp ráp nucleoxom?
c) Consixin là chất ức chế sự trùng hợp các vi ống dẫn đến
không tạo được thoi phân bào. Nếu tế bào chịu tác động
của consixin, tế bào sẽ không vượt qua được điểm chốt nào và
hậu quả là gì?

- A: pha G1 – tế bào sinh trưởng, tổng hợp các nguyên liệu cho nhân đôi ADN, số lượng 0,25
ADN chưa tăng
- B: pha S- diễn ra sự nhân đổi ADN => số lượng ADN tăng gấp đôi
- C: pha G2: tế bào tổng hợp các thành phần còn lại chuẩn bị pha M 0,25
- D: pha M: pha nguyên phân, diễn ra sự phân li NST về hai tế bào con nên lượng ADN
trong mỗi tế bào giảm xuống
- Giải đoạn tổng hợp một lượng lớn protein histon là A- G1 0,25
- Giai đoạn có sự lắp ráp nucleoxom là giai đoạn B- S 0,25
- Tế bào không vượt qua được điểm chốt pha M: cuối kì giữa, đầu kì sau 0,25
Điểm chốt này kiểm tra các sự kiện như sự co xoắn NST, sự hoàn thiện và sự đính kết
NST trên thoi phân bào
- Hậu quả: tế bào bị ách lại ở kì giữa, tạo nên tế bào đa bội 0,25

5.2. Có hai phân tử ADN mang các nucleotit chứa nito đồng vị nặng 15N. Cho hai phân tử ADN trên nhân đôi
hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nhẹ 14N. Sau đó, tiếp tục cho các phân tử ADN
con nhân đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nặng 15N. Kết thúc quá trình trên,
hãy xác định số phân tử ADN được tạo ra và loại nito đồng vị có mặt trong cấu trúc của chúng. Giải thích.

- Kết thúc quá trình có 32 phân tử ADN được tạo ra 0,5


- Trong đó:
+ 4 phân tử mang nito đồng vị nặng 15N
+ 12 phân tử mang cả hai loại nito đồng vị nặng và nhẹ
+ 16 phân tử chỉ chứa nito đồng vị nặng 15N

Câu 5 (2,0 điểm) PHÂN BÀO (TUYÊN QUANG 2022 – 2023)


Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi, trong đó có ung thư phổi không tế bào nhỏ
(NSCLC). Bệnh này khó tiên lượng và dễ kháng thuốc trong liệu pháp hóa trị. Để nghiên cứu tác động của
nicotine đến sự đáp ứng thuốc của tế bào ung thư, người ta đã tiến hành thí nghiệm nuôi ba dòng tế bào ung thư
NSCLC khác nhau (A549, H1299, NCI-H23) trong môi trường không có hoặc có nicotine và các thuốc hóa trị
X, Y và Z với liều lượng thích hợp rồi kiểm tra tỷ lệ tế bào chết theo chương trình (apoptosis) (Hình 2.1). Đối
chứng là các tế bào được nuôi trong môi trường không bổ sung các chất trên.
70 A549 H1299 NCI-H23
Tỷ lệ tế bào chết theo chương trình

60

50

40
(%)

30

20

10

0
Đối chứng Nicotine X Y Z Nicotine + X Nicotine + Y Nicotine + Z

Các công thức thí nghiệm

Hình 2.1
Trong thí nghiệm tiếp theo, các tế bào A549 được nuôi
trong môi trường không có hoặc có nicotine và các
thuốc. Sau đó, tiến hành tách protein để chạy điện di trên
gel SDS-acrylamide và lai Western sử dụng các
kháng thể đặc hiệu của PARP (protein bị phân cắt trong quá trình apoptosis), p53, p21 và actin (Hình 2.2). Actin
được dùng làm đối chứng định lượng protein.
Dựa trên số liệu thí nghiệm, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Tác dụng chung của các thuốc hóa trị đến các dòng tế bào ung thư NSCLC là gì? Giải thích.
b. Cơ chế tác động của nicotine đến đáp ứng thuốc của các tế bào ung thư A549 trong các thí nghiệm trên là gì?
Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điểm
a Các thuốc gây chết tế bào theo cơ chế apoptosis. Vì tỷ lệ tế bào apoptosis khi điều trị 0,5
bằng thuốc đều tăng lên so với đối chứng. 0,5
b Nicotine làm giảm đáp ứng thuốc thông qua ức chế (giảm) quá trình apoptosis của tế
bào ung thư, giảm biểu hiện của hai protein tham gia kiểm soát chu kỳ tế bào - p53 và
p21 gây tăng sinh tế bào so với khi không có nicotine
- Nicotine ức chế quá trình apoptosis vì khi điều trị bằng thuốc trong điều kiện có 0,5
nicotine (hình 2.1), tỷ lệ tế bào apoptosis giảm nhiều so với điều kiện không có
nicotine. Khi điều trị bằng thuốc trong điều kiện có nicotine (hình 2.2), protein PARP
tham gia apoptosis bị phân cắt ít hơn so với điều kiện không có nicotine. 0,5
- Trong điều kiện có nicotine, biểu hiện của p53 giảm, biểu hiện của p21 không thể
hiện (hình 2.2). p53 hoạt hóa sự tổng hợp protein ức chế chu kỳ tế bào (ức chế phân
bào), p21 có tác dụng dừng chu kỳ tế bào, ngăn cản phân chia tế bào. Do đó, các tế bào
vẫn tăng sinh khi có thuốc.
Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào (HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ 2022 – 2023)
5.1. Một đột biến trong gene làm thay đổi sản phẩm mà gene đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến sự phân ly không
bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả năng xảy ra ở gene mã hóa loại protein nào?
5.2. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzyme kinase phụ thuộc Cyclin (CDKs), các
enzyme này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng và được phosphoryl hóa tại ThrC (threonine
lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa (dephosphoryl) các amino acid khác lại điều chỉnh thêm hoạt
tính của enzyme. Con đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào đi vào pha M của chu
trình tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa phức hệ CyclinB/CDK1.
Giải thích.
a) Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b) Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điể
m
5.1. - Gene mã hóa protein cohesin: dính kết giữa 2 nhiễm sắc tử và phân rã ở kỳ giữa giảm 0,25
phân. 0,25
- Gene mã hóa các protein thể động- kinetochore: gắn kết tâm động vào thoi phân bào. 0,25
- Gene mã hóa các protein motor giúp NST di chuyển dọc thoi phân bào về 2 cực. 0,25
- Gene mã hóa các protein là thành phần của thoi phân bào (vi ống). 0,25
- Gene mã hóa protein shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân giải sớm của
pr kết dính nhiễm sắc tử ở kì sau giảm phân I. 0,25
- Gene mã hóa các protein phi histone khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc trong phân bào.
5.2. a) Sai vì: Quan sát sơ đồ ta thấy, Cdc25 có tác dụng hoạt hóa quá trình khử phospho. Do 0,25
đó, khi giảm hoạt tính khử phospho của cdc25 sẽ ức chế phức hệ CyclinB/CDK1 đi vào pha M
của chu kì tế bào.
b) Đúng vì Wee1 ức chế CDK1 bằng phản ứng phosphoryl hóa nên đột biến giảm hoạt tính này 0,25
của Wee1 sẽ giảm ức chế phức hệ CyclinB/CDK1 đi vào pha M.
Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào (CAO BẰNG 2022 – 2023)
1. Đối với mỗi pha của chu kì tế bào ở các sinh vật, hãy chọn chữ cái tương ứng thể hiện số lượng nhiễm
sắc thể là đơn bội (H), lưỡng bội (D) hay có thể là một trong hai loại (E) và trạng thái nhiễm sắc thể đã nhân đôi
(R) hay chưa nhân đôi (N/R). (10 điểm, mỗi ý 1 điểm)
Số lượng nhiễm sắc thể Trạng thái nhiễm sắc thể Pha của chu kỳ tế bào
G2
Kỳ giữa giảm phân I
(Meiotic metaphase I)
Tiền kỳ giữa nguyên phân
(Mitotic prometaphase)
Giữa hai lần giảm phân
G1
2. Có ba pha trong kì trung gian của tế bào: Pha G 1, Pha S và pha G2. Biểu đồ cho thấy sự phân bố phần
trăm của ba dòng tế bào trong gia đoạn đầu của quá trình biệt hóa tế bào phôi chuột trong các giai đoạn khác
nhau của các pha sau 96 giờ nuôi cấy.
120

100

80
G2
Series 3
60
Series
S 2
Series
G1 1
40

20

0
Đối chứng Nội bì Thần kính
Biết tế các tế bào không được biệt hóa được sử dụng làm nhóm đối chứng.
a. So sánh và đối chiều tỷ lệ phần trăm tế bào đối chứng và tế bào thần kinh ở mỗi pha trong ba pha sau
96 giờ nuôi cấy.
b. Sử dụng số liệu của cả hai biểu đồ, hãy suy ra mối quan hệ giữa tỷ lệ số tế bào trong mỗi pha của chu
kì tế bào và sự tăng trưởng số lượng tế bào.
Số lượng nhiễm sắc Trạng thái nhiễm Pha của chu kỳ tế bào
thể (0,5đ) sắc thể (0,5đ)
E R
G2
D R Kỳ giữa giảm phân I
(Meiotic metaphase I)
E R Tiền kỳ giữa nguyên phân
1 (Mitotic prometaphase) 1,0
D R
V Giữa hai lần giảm phân

E N/R G1
(Trả lời đúng 3 ý được 0,25 điểm, 5 ý được 0,5 điểm)

2 a. Tỉ lệ ở pha G1 của tế bào thần kinh nhiều hơn đối chứng.


- Pha S ở tế bào đối chứng nhiều hơn so với tế bào thần kinh.
- Pha G2 giống nhau ở cả hai, thấp nhất trong các pha và có tỉ lệ tương đương 0,5
nhau.
b. Nhiều tế bào ở pha G1 tế bào thần kinh → ít tế bào chuẩn bị phân bào → tốc
độ phân bào chậm, số lượng tế bào tạo ra ít.
- Nhiều tế bào ở pha S của đối chứng → Nhiều tế bào chuẩn bị phân chia nên
số lượng tế bào tạo ra nhiều nhất.
- G2 dường như không liên quan đến tăng trưởng số lượng vì nó rất giống nhau
ở 3 dòng tế bào.
- Sau 96 giờ tỉ lệ tế bào thuộc nhóm thần kinh và nội bì phân bố các pha khá 0,5
tương đương nhau → tùy thời gian tăng trưởng, số lượng từ 48 giờ đến 96 giờ
của tế bào nội bì có lớn hơn hẳn tế bào thần kinh nhưng sau 96 giờ thì dự đoán
tốc độ phân bào hai nhóm là tương đương nhau.

Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào (HƯNG YÊN 2022 – 2023)


1. Ở một loài thực vật thụ tinh kép có bộ nhiễm sắc thể 2n, xét các tế bào giảm phân bình thường tạo
giao tử. Hãy xác định:
- Số thoi vô sắc hình thành trong quá trình tạo một túi phôi.
- Nguyên liệu (số NST đơn) môi trường cung cấp cho quá trình một tế bào mẹ hạt phấn sinh ra 4 hạt
phấn.

2. Các giai đoạn của chu kỳ tế bào đối với một dòng tế bào
động vật có vú được nuôi cấy yêu cầu khoảng thời gian sau: G1 = 8 giờ,
S = 5 giờ, G2 = 1 giờ, M = 1 giờ. Quá trình nuôi cấy không đồng bộ của
những tế bào này được tiếp xúc với thymidine phóng xạ trong năm
phút và sau đó được phép tiếp tục phát triển trong môi trường không
phóng xạ. Hình dưới đây cho thấy phần trăm tế bào phân bào được
đánh dấu phóng xạ theo thời gian sau khi tiếp xúc với thymidine phóng
xạ.
a. Vì sao phải mất khoảng một giờ mới phát hiện tế bào con
được đánh dấu phóng xạ?
b. Hãy xác định phần trăm tế bào ở pha M trong trường hợp sau:
- Quan sát tiêu bản hiển vi quần thể tế bào.
- Đã được đánh dấu tại thời điểm 2 giờ sau khi đánh dấu phóng xạ.
c. Nếu thời gian của pha G2 là 2 giờ, thì đồ thị phần trăm tế bào phân bào được đánh dấu phóng xạ sẽ thay
đổi như thế nào?
Ý Nội dung Điểm
1 Quá trình tạo một túi phôi:
- Tế bào sinh noãn giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội n (3 thoi vô sắc hình thành), 0,25
chỉ một trong 4 tế bào đó nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra túi phôi (7 thoi vô sắc
hình thành) => có tất cả 10 thoi vô sắc đã hình thành.
- Tế bào sinh hạt phấn giảm phân tạo 4 tế bào con môi trường cung cấp 2n nhiễm 0,25
sắc thể.
+ Mỗi tế bào đơn bội nguyên phân lần 1 tạo nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản
=> môi trường cung cấp 4n nhiễm sắc thể. 0,25
+ Nhân sinh sản nguyên phân tiếp 1 đợt tạo hai tinh tử => môi trường cung cấp
tiếp 4n nhiễm sắc thể. 0,25
 tổng cộng môi trường cung cấp tất cả 10n nhiễm sắc thể.

2 a. - Thymine đánh dấu phóng xạ chỉ được sử dụng khi tế bào ở pha S. Sau khi các 0,25
tế bào ở pha S sử dụng thymine phóng xạ, chúng trải qua pha G2 (1 giờ) rồi tiến
vào pha M để thực hiện phân chia tạo ra tế bào con có mang dấu phóng xạ.
b. Phần trăm tế bào ở pha M
- Quan sát tiêu bản hiển vi quần thể tế bào: 1/15 ≈ 6%. 0,25
- Đã được đánh dấu tại thời điểm 2 giờ sau khi đánh dấu phóng xạ: 1/5 = 20% 0,25

0,25

c.

Câu 5 (2,0 điểm).PHÂN BÀO (CHUYÊN TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG 2022 – 2023)
1. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư được dùng phổ biến trong y tế:
(1) Thuốc taxol: ngăn cản sự giải trùng hợp vi ống.
(2) Thuốc viblastin: ngăn cản sự tập hợp vi ống.
(3) Thuốc cytochalasin B: ức chế chức năng của actin.
(4) Xạ trị nhờ bức xạ ion hóa.
a. Hãy giải thích cơ chế tác động của mỗi phương pháp trên.
b. Hãy giải thích tại sao tất cả phương pháp trên đều gây tác dụng phụ và các triệu chứng phụ thường gặp nhất
gồm: rụng tóc, dễ nôn mửa, nhiễm trùng?
2.
a. Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu bằng
tritium chất đó là chất nào? Giải thích và nêu nguyên lý của phương pháp đo.
Ý Nội dung Điểm
a.
- Taxol: ức chế phân li nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào → Ức chế nguyên phân 0, 25
(và dẫn tới sự chết theo chương trình).
- Viblastin: ức chế hình thành thoi phân bào → Ức chế phân chia tế bào chất (và dẫn 0, 25
tới sự tự chết theo chương trình).
- Cytochalastin B: ức chế hoạt động của vi sợi → Ức chế hình thành rãnh phân cắt → 0, 25
Ức chế phân chia tế bào chất (và dẫn đến sự tự chết theo chương trình).
- Bức xạ ion hóa: gây tổn thương ADN → Tế bào tự chết theo chương trình. 0, 25
1

b.
- Vì chúng tác động không đặc hiệu trên tế bào ung thư nên sẽ tác động lên tất cả các 0,25
tế bào khác trong cơ thể, các tế bào của cơ thể đều phân chia và tự chết theo chương
trình với cơ chế giống nhau.
- Sở dĩ các triệu chứng phụ thường gặp như rụng tóc, nôn mửa, nhiễm trùng là do các 0,25
tế bào liên quan đến các mô này (nang lông, tế bào biểu mô ruột và miễn dịch) có tần
suất phân chia thường xuyên nên dễ chịu tác động của các loại thuốc điều trị ung thư.
2 - Nguyên lý của phương pháp đó
+ GT: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh ADN được phiên mã A,U,G,X 0,25
được sử dụng nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn ADN tự nhân đôi
cần A,T,G,X (không có U).
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó
Timin được đánh dấu phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào hấp thụ Timin do 0,25
đó xác định được độ dài Pha S.

Câu 5 (2,0 điểm): Phân bào(LÊ THÁNH TÔNG QUẢNG NAM 2022 -2023)

Thể động là một prôtêin nằm ở tâm động của


nhiễm sắc thể, làm nhiệm vụ gắn với vi ống của
thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai
cực của tế bào trong phân bào. Để xác định sự phân rã
của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào
hay đầu gắn với thể động, Gary Borisy và cộng sự
đã nhuộm các vi ống của tế bào bằng thuốc nhuộm
huỳnh quang; sau đó dùng tia lazer để khử màu
thuốc nhuộm ở một điểm (nằm giữa thể động và Hình 3
cực tế bào) của các sợi vi ống gắn thể động (hình trên). Kết quả đo chiều dài các đoạn vi ống
được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3
Chiều dài trung bình (micromet)
Đoạn vi ống được đo Thời điểm đo
Loài A Loài B
Đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh Đầu kỳ sau 3,5 2,7
quang và thể động Giữa kỳ sau 2,3 2,7
Đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh Đầu kỳ sau 4,5 3,2
quang và cực tế bào Giữa kỳ sau 4,5 1,2
1. Sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn với thể động đối với tế bào
loài A và tế bào loài B? Giải thích.
2. Trình bày sự khác biệt về cấu trúc của vi ống và vi sợi. Vi ống và vi sợi tham gia vào quá trình phân chia
tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật như thế nào?
Câu V Nội dung Điểm
5.1 - Loài A: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu gắn với thể động.
- Vì đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh quang và thể động ngắn đi cùng với sự di 0,25
chuyển động của các nhiễm sắc thể về hai cực. 0,25

- Loài B: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu cực tế bào.
- Vì đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh quang và cực tế bào ngắn đi cùng với sự di 0,25
chuyển động của các nhiễm sắc thể về hai cực.
5.2 *Cấu trúc:
- Vi ống: Ống rỗng, kích thước lớn (25 nm có khoang rỗng 15 nm) thành được cấu
0,25
tạo từ 13 cột các phân tử tubulin, mỗi tiểu đơn vị tubulin là một dimer được cấu tạo
từ α và β tubulin.
- Vi sợi: Hai sợi actin xoắn lấy nhau, kích thước nhỏ (khoảng 7 nm), mỗi sợi là một
polymer gồm nhiều tiểu đơn vị actin. 0,25

*Chức năng:
- Trong kỳ cuối của pha M, nguyên liệu hình thành vách ngăn tế bào được thể golgi
đóng gói trong các túi tải. Các vi ống trong tế bào giúp các túi tải này di chuyển đến
0,25
vùng trung tâm tế bào. Tại đây, chúng liên kết với nhau tạo nên vách ngăn giữa hai
cực tế bào. Vách ngăn lan rộng cho đến khi chúng dung hợp với màng tế bào chất.
Các nguyên liệu trong túi tải được dùng để hình hành thành tế bào cho 2 tế bào mới.
- Khi tế bào động vật phân chia tế bào chất, các vi sợi actin tạo thành một vòng phía
trong màng tế bào chất tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân chia. Khi các phân tử
0,25
actin tương tác với các phân tử myosin làm cho vòng co lại, rãnh phân chia tế bào ăn
sâu vào tế bào chất cho đến khi tế bào bị phân cắt làm hai tế bào riêng rẽ.
Câu 5 (2,00 điểm): Phân bào(CHUYÊN BIÊN HÒA – HÀ NAM 2022 – 2023)

Hình 4. Sơ đồ hàm lượng DNA trong một tế bào ở các kì phân bào
1. Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được
đồ thị trong hình 4.
a) Sơ đồ trên mô tả quá trình phân bào ở tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục? Giải thích.
b) Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào?
2. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trò gì trong quá trình phân bào?
HƯỚNG DẪN ĐIỂM
Ý
Phân tích đồ thị ta thấy ở a, c, e, h hàm lượng DNA bằng 7,3 x 10-12g, trong khi ở b, d, 0,5
g hàm lượng DNA bằng 14,6 x 10-12g (gấp đôi) nghĩa là đã có sự nhân đôi DNA và
nhiễm sắc thể. Từ h chuyển sang i hàm lượng DNA lại giảm đi một nửa, chỉ còn 3,6
1a
x 10-12 g nghĩa là đã có sự phân bào. Như vậy từ a đến e là quá trình nguyên phân
liên tiếp; còn từ e đến i là quá trình giảm phân. Vậy đây là đồ thị mô tả sự phát
triển của tế bào sinh dục.
1b A, c, e: kì cuối của nguyên phân 0,75
B, d: kì đầu đến kì giữa của nguyên phân
G: kì đầu đến kì giữa của giảm phân
H: kì cuối giảm phân I
I: kì cuối giảm phân II
Xác định đúng 3-4 giai đoạn được 0,25đ; xác định đúng 5-6 giai đoạn được 0,5
điểm; xác định đúng 7-8 giai đoạn được 0,75 điểm.
- Cdk là 1 loại kinase phụ thuộc cyclin 0,25
- Đặc điểm:
2 + Ở dạng bất hoạt, nồng độ không đổi trong tế bào. 0,25
+ Là các enzyme gây bất hoạt hoặc kích hoạt các protein khác bằng cách
photphoryl hóa chúng (khi liên kết với các cyclin tương ứng). 0,25

Câu 5. (2 điểm) Phân bào (YÊN BÁI 2022 – 2023)


1. Hình 6.2 cho thấy các chuyển động diễn ra trong tế
bào khi tế bào thực hiện trình nguyên phân (trên thang
thời gian, thời điểm 0 đánh dấu thời điểm các NST xếp
hàng trên mặt phẳng xích đạo). Ba đường cong trong đồ thị
cho thấy khoảng cách giữa:
(1)tâm động của các cromatid chị em
(2)trung thể ở hai cực của tế bào
(3)tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào
Hình 6.2

Hãy xác định các đường cong A, B, C tương ứng với các
khoảng cách nào nói trên? Giải thích.
2. Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như
cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc.
Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương
trình của các tế bào đang phân chia.
- Các tế bào chịu tác động của các loại thuốc này thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân?
- Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều có khả năng ngăn cản sự phân bào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia? Giải thích.

Câu 4 Nội dung Điểm


1 - A – 2; B – 1; C – 3 0.25
- Sau thời điểm 0 (thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo) tức là kì
giữa, các cromatid tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào:
+ khoảng cách giữa tâm động của các cromatid chị em tăng dần từ 0  ứng với 0.25
đường B 0.25
+ khoảng cách giữa trung thể ở hai cực của tế bào tăng dần khi TB bước vào kì sau,
cuối  ứng với đường A 0.25
+ khoảng cách giữa tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào bắt đầu giảm khi
TB bước vào kì sau  ứng với đường C.
2 - Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kỳ sau của nguyên 0.5
phân (tại điểm kiểm tra tế bào pha M liên quan đến trung tử/bộ máy tổ chức thoi vô
sắc).
Hai nhóm thuốc này đều ngăn cản sự phân bào là vì.
- Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin) và rút
ngắn (sự phân giải tubulin) diễn ra liên tục (tuân thủ nguyên lý động năng của phản 0.25
ứng trùng hợp và giải trùng hợp ở cấp phân tử) để thoi vô sắc (vi ống) có thể gắn
được vào thể động của NST, rồi đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo của tế bào ở một
tốc độ "nhất định". Điều này chỉ có thể diễn ra nhờ sự linh động của thoi vô sắc.
- Vì vậy, thoi vô sắc hoặc không hình thành hoặc xơ cứng (tăng độ bền vững) đều 0.25
không thực hiện được chức năng này.
Nếu tế bào không dừng lại, thì sự phân chia tế bào chất tiếp tục diễn ra mặc cho các
NST không được phân li đúng về các cực. Sự phân chia bất thường các NST dẫn đến
sự hình thành các tế bào đa nhân hoặc các tế bào có số lượng NST bất thường.

Câu 5. (2,0 điểm) Phân bào (QUẢNG NINH – 2022 – 2023)


1. Chu kì tế bào được điều hòa bởi hệ thống CDK-cyclin,
hàm lượng và hoạt tính kinase của CDK biến động tương ứng
với các giai đoạn khác nhau trong chu kì tế bào. Đồ thị Hình
1.3 minh họa sự biến động % số tế bào phân chia và hoạt tính
kinase của một loại CDK là cdc2.
a. Mỗi đường A và B trong Hình 5.1 biểu thị cho % số tế bào
phân chia hay hoạt tính kinase của cdc2? Giải thích.
b. Nếu các tế bào nấm men Schizosaccharomyces pombe bị
đột biến khiến cho kinase protein cdc2 không được tạo ra thì
các giá trị hoạt tính kinase protein và % tế bào phân chia thay
đổi như thế nào?
2. Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như
cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc.
Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương
trình của các tế bào đang phân chia.
- Các tế bào chịu tác động của các loại thuốc này thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân?
- Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều có khả năng ngăn cản sự phân bào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia? Giải thích.
Nội dung Điểm
1.a
- A - % số tế bào phân chia; B - hoạt tính kinase của cdc2. 0,25
- Hoạt tính kinase của cdc2 tăng cao trước khi tế bào bước vào phân bào và sau đó giảm 0,25
xuống. Đồ thị B đạt đỉnh trước đồ thị.

b . Nếu do đột biến dẫn đến kinase protein cdc2 không được tạo ra thì các tế bào không thể 0,25
phân chia được
hoạt tính kinase protein ở mức 0 và % tế bào phân chia cũng bằng 0. 0,25
2- Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kỳ sau của nguyên phân 0,25
(tại điểm kiểm tra tế bào pha M liên quan đến trung tử/bộ máy tổ chức thoi vô sắc).
Hai nhóm thuốc này đều ngăn cản sự phân bào là vì.
- Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin) và rút ngắn (sự 0,25
phân giải tubulin) diễn ra liên tục (tuân thủ nguyên lý động năng của phản ứng trùng hợp và
giải trùng hợp ở cấp phân tử) để thoi vô sắc (vi ống) có thể gắn được vào thể động của NST,
rồi đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo của tế bào ở một tốc độ "nhất định". Điều này chỉ có
thể diễn ra nhờ sự linh động của thoi vô sắc.
- Vì vậy, thoi vô sắc hoặc không hình thành hoặc xơ cứng (tăng độ bền vững) đều không thực
hiện được chức năng này. 0,25
Nếu tế bào không dừng lại, thì sự phân chia tế bào chất tiếp tục diễn ra mặc cho các NST 0,25
không được phân li đúng về các cực. Sự phân chia bất thường các NST dẫn đến sự hình
thành các tế bào đa nhân hoặc các tế bào có số lượng NST bất thường.
Câu 5. (2.0 điểm) Phân bào. (NBK QUẢNG NAM 2022 – 2023)
Đầu tiên, việc nuôi cấy tế bào động vật có vú được xử lí
bằng nocodazole (có tác dụng ức chế sự trùng hợp
tubulin) trong 24 giờ để đồng bộ hóa quần thể tế bào. Sau
đó, nocodazole được loại bỏ khỏi môi trường nuôi cấy tế
bào và môi trường nuôi cấy sau đó được ủ liên tục với
(3H – thymidine) trong 48 giờ tiếp theo. Lượng kết hợp
3
H – thymidine vào tế bào được vẽ biểu đồ theo thời gian
sau khi bắt đầu ủ với 3H – thymidine. Các kết quả này
được thể hiện trong hình bên dưới, mũi tên đen cho biết
thời điểm xử lí với 3H – thymidine.

a. Quần thể tế bào trên được đồng bộ hóa tại kỳ nào của nguyên phân. Giải thích.
b. Trong hình trên, sự gia tăng số lượng 3H – thymidine được kết hợp vào DNA bắt đầu từ 10 giờ biểu thị điều
gì?
c. Giả sử kỳ nguyên phân M diễn ra trong 1 giờ; xác định: chiều dài của chu kì tế bào; chiều dài pha G1, S, G2.
Giải thích.
Câu Nội dung Điểm
1a - Quần thể tế bào được đồng bộ hóa tại pha M. 0.5
- Vì nocodazole là chất ức chế trùng hợp vi ống nên sẽ bị bắt giữ tại pha M. 0.25
1b Sau 10 h thì có sự gia tăng phóng xạ, có thể là tế bào bước vào pha S tiếp theo của 0.5
quần thể này.
1c - Giai đoạn pha S kéo dài trong 5 giờ. 0.25
- Giai đoạn từ 0 giờ đến 10 giờ là tế bào đang ở pha M và G1  thời gian của pha G1 0.25
là 9 giờ.
- Giai đoạn từ 15h đến 35 giờ là thời gian của pha G2 + M + G1  thời gian của pha 0.25
G2 là 10 giờ.

Câu 5. Phân bào (2,0 điểm) (LÀO CAI 2022 – 2023)


5.1. Có hai chủng nấm men mẫn cảm nhiệt độ không thể vượt qua chu trình tế bào khi nhiệt độ môi trường nuôi
cấy vượt quá 290C. Đột biến ở hai chủng liên quan đến hai gen khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy một đột
biến ở chủng (1) ức chế sự biểu hiện của Protein A, trong khi đột biến ở chủng (2) lại ức chế sự biểu hiện của
Protein B. Khi quan sát mức phổ biến của mỗi loại protein này trong các tế bào kiểu dại, người ta thu được kết
quả như hình dưới đây.

Hình 5.1.
Ở các tế bào kiểu dại, Protein A là một protein có khả năng gắn (chuyển) gốc phosphate vào các protein khác.
Protein A chỉ hoạt hóa khi nồng độ Protein B cao hơn nồng độ của Protein A. Protein A là gì? Protein B là gì?
Vai trò của phức hệ protein A-B trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào nấm men là gì?
5.2. Tế bào phát triển và phân chia trong môi trường có chứa thymidine phóng xạ. Tế bào lấy thymidine phóng
xạ ở pha S. Hãy xem xét một thử nghiệm đơn giản với quần thể tế bào (30 phút) tiếp xúc với thymidine phóng
xạ. Môi trường sau đó được loại bỏ phóng xạ và các tế bào tiếp tục phát triển sau một khoảng thời gian. Tại các
thời điểm khác nhau sau thay thế môi trường, tế bào được kiểm tra trong kính hiển vi. Tế bào trong nguyên
phân được xác định bởi các nhiễm sắc thể cô đặc của chúng. Tỉ lệ của các tế bào phân bào có DNA phóng xạ
được xác định bằng phương pháp cắt lớp autoradio và vẽ biểu đồ như một hàm của thời gian sau khi ghi nhãn
thymidine (hình 5.2).

Hình 5.2.
A. Liệu tất cả các tế bào trong quần thể được dự đoán là có chứa chất phóng xạ DNA sau pha tiếp xúc với
phóng xạ.
B. Ban đầu, không có tế bào nào nguyên phân chứa ADN phóng xạ. Tại sao ?
C. Giải thích sự lên xuống của đường cong trong hình.
D. Cho rằng pha M dài 30 phút, hãy ước lượng độ dài của G1, S và pha G2 từ những dữ liệu này. (Gợi ý: sử
dụng các điểm mà các đường cong tương ứng với 50% các lần hở có nhãn để ước tính độ dài của các pha trong
chu kì tế bào.)
Hướng dẫn chấm:
Câu 5 Nội dung - HDC Điểm
5.1. - Protein A: Cdk (kinase phụ thuộc cyclin). Protein có khả năng gắn (chuyển) gốc 0,5
phosphate vào các protein khác. Có nồng độ ổn định trong tế bào và chỉ được hoạt hóa 0,25
khi gắn với cyclin
- Protein B: cyclin. Có vai trò hoạt hóa Cdk, có nồng độ trong tế bào thay đổi theo 0,25
chu kì tế bào
- Vai trò của phức A-B: hoạt hóa (bằng cách phosphoryl hóa) các protein khác có
vai trò thúc đẩy tế bào nấm men vượt qua các điểm kiểm soát tế bào để diễn ra quá
trình phân chia tế bào
5.2. A) Chỉ những tế bào bước vào pha S trong thời gian 30 phút tiếp xúc phóng xạ thì
mới kết hợp thymine phóng xạ vào DNA 0,25
B) Các tế bào nguyên phân đầu tiên xuất hiện không chứa DNA phóng xạ vì chúng
không tham gia vào quá trình tổng hợp ADN trong thời gian tiếp xúc phóng xạ; chúng 0,25
đã ở G2. Phải mất khoảng 3 giờ trước khi các tế bào phân bào được đánh dấu đầu tiên
xuất hiện vì các tế bào phải mất khoảng thời gian đó để tiến từ cuối pha S đến nguyên
phân.
C) Sự gia tăng ban đầu của đường cong tương ứng với các tế bào vừa kết thúc quá
trình sao chép DNA khi thêm thymidine phóng xạ.
Đường cong tăng lên đến đỉnh tương ứng với những 0,25
thời điểm mà tất cả các tế bào nguyên phân đều ở pha
S trong thời gian ghi nhãn. Sau đó, đường cong này
giảm xuống khi các tế bào được đánh dấu thoát khỏi
quá trình nguyên phân, được thay thế bằng các tế bào
nguyên phân không được đánh dấu. Sau 20 giờ, đường
cong bắt đầu tăng trở lại, bởi vì các tế bào được đánh
dấu bước vào đợt nguyên phân thứ hai của chúng
D) Đường cong tăng dần đi qua 50% nguyên phân có 0,25
nhãn ở 3 giờ, tương ứng với độ dài của pha G2. Thời
gian trễ 3 giờ ban đầu trước khi các tế bào phân bào
được đánh dấu xuất hiện tương ứng với thời gian từ cuối pha S đến khi bắt đầu nguyên
phân. Các tế bào được đánh dấu đầu tiên được nhìn thấy trong nguyên phân là những
tế bào chỉ kết thúc pha S khi thymidine phóng xạ được thêm vào. Chiều dài của pha S
có thể được ước tính từ chiều rộng của đỉnh đầu tiên ở 50% mitoses được đánh dấu, là
khoảng 10,5 giờ trong thí nghiệm này. Chiều dài tổng thể của chu kỳ tế bào là thời
gian giữa các điểm 50% trên hai đường cong tăng dần, khoảng 27 giờ. Tổng chu kỳ trừ
G2, S và M bằng G1. Như vậy, G1 dài 13 giờ [27 - (3 + 0,5 + 10,5)].

Câu 5: (2,0 điểm) Phân bào (CHU VĂN AN HÀ NỘI 2022 – 2023)
5.1. Một nhóm nghiên cứu muốn tạo giống lợn siêu cơ bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng (soma).
Trong kĩ thuật này, nhân của nguyên bào sợi nuôi cấy được chuyển vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân và hoạt hóa
để phát triển thành phôi mà không qua thụ tinh. Để tế bào trứng được chuyển nhân có khả năng phát triển thành
phôi cao nhất thì nhân nguyên bào sợi phải được lấy ở pha nào của chu kì tế bào? Giải thích.
5.2. Nguyên phân không được kiểm soát có thể gây ung thư ở người. Paclitaxel là một loại thuốc được sử dụng
để điều trị một số dạng ung thư. Các nhà nghiên
cứu đã khảo sát tác dụng của Paclitaxel đối với
chu kỳ tế bào phân bào của tế bào ung thư như
sau: các tế bào ung thư được nuôi cấy trong hai
ngày và sau đó được chia thành các nhóm, mỗi
nhóm được xử lí với nồng độ Paclitaxel khác
nhau. Sau 28 giờ (một chu kỳ tế bào), các nhà
nghiên cứu xác định phần trăm số tế bào trong
các giai đoạn của nguyên phân (đường nét đứt) và
tỉ lệ giữa số lượng tế bào trong kỳ sau so với số
lượng tế bào trong kỳ giữa (đường nét liền). Từ
kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 5,
hãy mô tả kết quả và đề xuất giải thích về tác
dụng của Paclitaxel đối với chu kỳ tế bào.
Câu Ý Nội dung Điểm
5.1 a - Nhân nguyên bào sợi phải được lấy ở pha G1 của chu kì tế bào. 0,25
- Giải thích:
+ Nhân của tế bào ở G 1 đang ổn định ở cấu trúc 2n đặc trưng Hình 5 không có sự biến 0,25
của loài,
động về vật liệu di truyền, cấu trúc nhân ổn định.
+ Pha S thì đang xảy ra hoạt động nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể, tác động tới nhân ở
giai đoạn này có thể gây bất thường về cấu trúc DNA dẫn tới không phát triển. 0,25
+ Pha G2 và M thì nhiễm sắc thể đã nhân đôi, khi chuyển vào tế bào trứng có thể không
có bộ máy phân bào phù hợp sẽ gây hiện tượng tứ bội hoặc tế bào đi vào con đường tự 0,25
chết.
Câu Ý Nội dung Điểm
5.2 b - Khi nồng độ Paclitaxel tăng lên:
+ Tỷ lệ tế bào trong kỳ sau so với tế bào trong kỳ giữa giảm/có tỷ lệ tế bào trong kỳ 0,25
giữa lớn hơn so với trong kỳ sau;
+ Tỷ lệ tế bào trong quá trình nguyên phân tăng lên; 0,25
 Khi nồng độ tăng lên, nhiều tế bào hơn dừng lại ở kỳ sau/ dành nhiều thời gian hơn 0,25
cho kỳ giữa/ít tế bào hơn có thể chuyển sang kỳ sau  tăng tỉ lệ số tế bào đang ở trong
nguyên phân.
- Đề xuất các cơ chế tạm dừng trong kỳ giữa: tâm động không phân tách; ngăn chặn sự 0,25
rút ngắn/tăng độ bền sợi thoi phân bào,…  ngăn chặn sự di chuyển của các nhiễm sắc
tử sang các cực đối diện (vì các nhiễm sắc thể chị em vẫn giữ với nhau)  các tế bào
không vượt qua điểm kiểm soát M  dừng lại trước kì sau của nguyên phân.

Câu 5: (2,0 điểm) Phân bào (LQĐ BÌNH ĐỊNH 2022 -2023)
Nghiên cứu về sự điều hoà chu kỳ tế bào ở người cho thấy protein p16 (khối lượng phân tử 16kDa) có vai trò
quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ pha G1 sang pha S, làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Bản chất
của protein p16 là một chất ức chế enzim kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk). Khi không có p16, Cdk4 kết hợp với
cyclin D và tạo thành phức hệ protein có hoạt tính, phức hệ này photphorin hoá một protein có tên là
retinolastoma, làm giải phóng yếu tố phiên mã E2F1 (vốn bình thường ở trạng thái liên kết với retinolastoma).
a) Tại sao sự chuyển tiếp từ pha G1 sang S lại là mấu chốt quan trọng nhất trong điều hoà chu kỳ tế bào?
b) Yếu tố phiên mã E2F1 có thể có vai trò gì trong sự diễn tiến của chu kỳ tế bào?
c) Các phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng protein p16 trong tế bào người già cao hơn hơn so với người trẻ
tuổi. Ý nghĩa của điều này đối với hiện tượng lão hóa là gì?
d) Thuốc điều trị ung thư thường được dùng phối hợp không chỉ một loại để tác động tới nhiều giai đoạn của
chu kỳ tế bào. Tại sao điều này là một cách điều trị tốt hơn so với việc sử dụng một loại thuốc duy nhất?
5 a) - Điểm kiểm soát G1/S kiểm tra sự sai hỏng ADN của tế bào, đây là mấu chốt quan
(2,0 trọng nhất vì ung thư hầu hết xuất hiện do các sai hỏng ADN không được sửa chữa.
điểm) - Một khi đã qua được điểm kiểm soát G1/S, tế bào không thể quay ngược trở về pha G1 0,25
và thường dễ dàng vượt qua các điểm kiểm soát còn lại, do đó các đột biến hoặc ADN
hư hại không được sửa chữa dần được tích luỹ và có thể làm phát sinh ung thư. 0,25
b) Vì p16 ức chế sự chuyển tiếp từ G1 sang S nên bằng cách duy trì E2F1 ở trạng thái 0,5
không hoạt động nên khả năng cao E2F1 có chức năng thúc đẩy phiên mã các gen cần
thiết cho quá trình chuyển từ pha G1 sang S.
c) - Hàm lượng p16 cao hơn làm ức chế sự chuyển tiếp chu kỳ tế bào, do đó ức chế quá 0,25
trình nguyên phân (0,25)
- Quá trình nguyên phân bị ức chế làm các mô hoặc cơ quan bị tổn thương không được
sửa chữa (bằng cách thay thế các tế bào mới), do đó chức năng của các mô/ cơ quan
kém dần và dẫn đến lão hoá. 0,25
d) Vì các tế bào ung thư thường không đồng bộ trong chu kỳ tế bào. Tại một thời điểm 0,5
nhất định, một số ở trong G1, một số trong S,…. Vì vậy, tác động tới tất cả các giai
đoạn sẽ tốt hơn so với chỉ tác động vào một giai đoạn.

Câu 5: (Phân bào) (HẢI DƯƠNG 2022 – 2023)


a. Hãy giải thích các yếu tố (cơ chế) thúc đẩy và giám sát sự tiến triển trong chu trình tế bào?
b. Nồng độ của các Cyclin và Cdk thay đổi như thế nào trong chu kì tế bào? Sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng
gì?
a. - Sự giám sát chu kì tế bào được thực hiện bởi các điểm kiểm soát, để đảm bảo mỗi bước
trong chu trình tế bào được hoàn tất một cách chính xác trước khi bước tiếp theo bắt đầu.
Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót, các vấn đề xảy ra trong tế bào hoặc ngoài tế
bào, chúng sẽ chặn chu kỳ tế bào ngay tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến
vào giai đoạn tiếp theo của chu kỳ trước khi các vấn đề được giải quyết. (0,25đ)
Có nhiều điểm kiểm soát trong chu kỳ tế bào, nhưng có ba điểm chính là: điểm kiểm soát
G1, còn gọi là điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn; điểm kiểm soát
G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kỳ giữa-kỳ sau, còn gọi là điểm kiểm soát thoi vô
sắc; điểm chuyển tiếp kỳ giữa-kỳ sau, tại đây hệ thống kiểm soát kích hoạt sự chia tách của
các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép. (0,25đ)
- Hoạt tính của các CDK thúc đẩy chu trình tế bào. CDK chỉ hoạt động khi bám với 1 tiểu
đơn vị cyclin nhất định. Nồng độ cyclin thay đổi trong chu trình tế bào.
(0,25đ)
Các phức hợp cyclin-CDK khác nhau khởi xướng các sự kiện khác nhau: CDK pha G1 và
CDK pha G1/S thúc đẩy tế bào đi vào chu trình tế bào. CDK pha S kích hoạt pha S và
CDK nguyên phân khởi xướng các sự kiện của nguyên phân.
(0,25đ)
b. hàm lượng CDK không thay đổi trong suốt chu kỳ tế bào, nhưng cyclin thì có, chúng
được tổng hợp và phân giải một cách tuần hoàn. (0,25đ)
Các Cdk khi kết hợp với cylcin sẽ trở thành trạng thái hoạt động, ký hiệu là MPF.
(0,25đ)
Do các cyclin được tổng hợp và phân giải một cách tuần hoàn nên hoạt tính của CDK tăng
và giảm trong suốt chu kỳ tế bào, điều này dẫn đến sự biến thiên theo chu kỳ của các phản
ứng phosphoryl hóa do enzyme này gây ra. (0,25đ)
Các MPF sẽ kích hoạt hàng loạt các protein khác dẫn đến kích thích tế bào vượt qua các
điểm kiểm soát. (0,25đ)

Câu 5: Phân bào (2 điểm) (CHU VĂN AN – HN 2022 – 2023)


Trong một nghiên cứu về chu kì tế bào ở nấm men
Saccharomyces cerevisiae, đầu tiên các tế bào kiểu dại và
ba chủng đột biến nhạy cảm với nhiệt độ được ủ ở nhiệt
độ cho phép sinh trưởng, sau đó tăng nhiệt độ tới nhiệt
độ giới hạn trong vòng tối thiểu một chu kỳ tế bào. Cuối
cùng, các chủng nấm mem được phân loại bằng cách
đánh dấu huỳnh quang ADN. Kết quả phân tích huỳnh
quang được thể hiện ở Hình 1.
a) Xác định đồ thị trong Hình 1 tương ứng với chủng kiểu
dại và các chủng đột biến. Giải thích.
b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang khiếm
khuyết gì về mặt chức năng? Giải thích.
Hình 1
Câu/ Nội dung Điểm
Ý
5a Đồ thị (II) là chủng kiểu dại và (I, III,IV) là dạng đột biến. 0.25
vì đồ thị II có số lượng tế bào ứng với hàm lưọng DNA giống với kiểu dại nhất còn 0,25
các đồ thị I, III, IV thì ngược lại.

sb - ở đồ thị I  số lượng tế bào có hàm lượng DNA ở mức 1,2 nhiều hơn và số lượng tế 0.5
bào có hàm lượng DNA lơn hơn 2 cũng thế  đột biến xảy ra ở pha S của chu kỳ tế
bào  làm chậm pha S và tạo ra các tế bào có hàm lượng DNA bị rối loạn. 0,5
- ở đồ thị III  đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 2  đột biến ức chế sự phân
chia tế bào khi có nhiệt độ cao
- ở đồ thị IV  đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 1  đột biến ức chế tế bào 0,5
chuyển sang pha S.
Câu 5: Phân bào (2 điểm) (THÁI BÌNH 2022 – 2023)
1. Khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng, các tế bào bám dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa tế bào
sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90-100% bề mặt nuôi cấy. Thực
tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và độ che phủ dưới 80%
bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa
đang ở pha bão hòa thì thời gian để tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Kết quả thí nghiệm với nguyên bào sợi và tế
bào biểu mô ruột được biểu thị ở hình dưới đây. Điều kiện nuôi tế bào trước và sau cấy chuyển đều như nhau và
tối ưu cho mỗi loại tế bào.
Hãy cho biết:
a) Trong thí nghiệm trên, nguyên bào sợi có tốc độ phân chia nhanh hay chậm hơn so với tế bào biểu mô
ruột? Giải thích.
b) Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ
đĩa ở pha bão hòa có thời gian cần để tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng
trưởng.
c) Tại sao trong thời gian đầu sau khi được cấy chuyển, số lượng tế bào từ đĩa ở pha tăng trưởng lại
giảm đi nhiều hơn so với đĩa ở pha bão hòa?
d) Nếu muốn lưu giữ tế bào ở nhiệt độ -178°C để đảm bảo sinh trưởng tốt trong các thí nghiệm về sau
thì nên chọn thời điểm đĩa tế bào đang ở pha tăng trưởng hay ở pha bão hòa? Giải thích.
2. Thể động là một prôtêin nằm ở tâm động của
nhiễm sắc thể, làm nhiệm vụ gắn với vi ống của thoi phân bào
giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào trong
phân bào. Để xác định sự phân rã của các vi ống gắn thể
động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn với thể động,
Gary Borisy và cộng sự đã nhuộm các vi ống của tế bào
bằng thuốc nhuộm huỳnh quang; sau đó dùng tia lazer để khử
màu thuốc nhuộm ở một điểm (nằm giữa thể động và cực tế bào) của các sợi vi ống gắn thể động (hình trên).
Kết quả đo chiều dài các đoạn vi ống được thể hiện trong bảng dưới đây.
Đoạn vi ống được đo Thời điểm đo Chiều dài trung bình (micromet)
Loài A Loài B
Đoạn nằm giữa điểm khử màu Đầu kỳ sau 3,5 2,7
huỳnh quang và thể động Giữa kỳ sau 2,3 2,7
Đoạn nằm giữa điểm khử màu Đầu kỳ sau 4,5 3,2
huỳnh quang và cực tế bào Giữa kỳ sau 4,5 1,2
a) Sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn với thể động đối với tế
bào loài A và tế bào loài B? Giải thích.
b) Nêu vai trò của vi sợi trong pha M của chu kỳ tế bào.
Câu/Ý Nội dung Điểm
1a Nguyên bào sợi có tốc độ phân chia nhanh hơn. Đồ thị biểu hiện mức độ thay đổi
số lượng tế bào của nguyên bào sợi có độ dốc lớn hơn (hoặc sử dụng công thức tính 0.25
tốc độ sinh trưởng của 2 loại tế bào).
1b Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở pha
G1. Đối với đĩa ở pha bão hòa, hầu hết tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở pha 0.25
tăng trưởng, phần lớn tế bào không bị ức chế (do tiếp xúc còn ít).
Khi được cấy chuyển, tế bào từ đĩa ở pha bão hòa đang bị ức chế phân bào cần thời
0.25
gian loại bỏ các yếu tố ức chế (thời gian để hoạt hóa) mới tiếp tục phân bào.
1c Đĩa tế bào nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng có nhiều tế bào đang ở pha S, G2, M của
chu trình tế bào, những tế bào này nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và dễ 0.25
chết do thao tác cấy chuyển.
Cần lựa chọn pha bão hòa, vì tế bào ở pha G1 sẽ ổn định về bộ NST, ít chịu tác
0.25
1d động của môi trường hơn.
2a - Loài A: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu
gắn với thể động do đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh
quang và thể động ngắn đi cùng với sự di chuyển động của các 0,25
nhiễm sắc thể về hai cực.
- Loài B: sự phân rã của các vi ống gắn với thể động xảy ra ở đầu
cực tế bào do đoạn nằm giữa điểm khử màu huỳnh quang và
cực tế bào ngắn đi cùng với sự di chuyển động của các nhiễm sắc 0,25
thể về hai cực.

2b Vi sợi có vai trò hình thành rãnh phân cắt  giúp phân chia tế bào chất ở kỳ cuối của
pha M. 0,25

Câu 5: Phân bào (2,0 điểm) (THÁI NGUYÊN 2022 – 2023)


a. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
b. Giải thích sự xuất hiện và biến mất của nhân con trong quá trình phân bào là tất yếu bằng lý luận và thực tiễn.
Câu 5 Nội dung Điểm
Phân tử ADN quấn quanh protein histon tạo ra đơn vị cấu trúc của chất nhiễm sắc
là nucleoxom. Vùng đầu N của mỗi phân tử histon (đuôi histon) trong mỗi
nucleoxom thường thò ra ngoài nucleoxom. Phần đuôi này có thể được tiếp cận và
bị biến đổi bởi một số enzim đặc biệt, xúc tác cho việc bổ sung hoặc loại bỏ một
số gốc hóa học đặc thù. 0,25
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện
a
tích dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên kết chặt
vào các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn).
+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn.
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn. 0,25
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa 0,25
→ tháo xoắn 0,25

- Lý luận: 0,5
+ Nhân con được tạo nên từ các cuộn ADN từ nhiều NST góp chung lại.
Khi phân bào, chất nhiễm sắc bị biến đổi, chúng xoắn và co ngắn lại, tách ra nên
làm cho nhân con biến mất.
+ Ở kì trung gian, các NST tháo xoắn, ADN vùng NOR được tách ra hoạt
động phiên mã tạo rARN, kết hợp protein tạo nhân hạch nhân.
b - Thực tiễn:
Sự xuất hiện nhân con vào kỳ cuối là cần thiết cho sự phân chia tế bào chất. Dùng
tia tử ngoại, tia Rơnghen phá huỷ hạch nhân thì sự phân chia tế bào chất bị ức chế. 0,5
Nếu dùng các tia trên chiếu vào chỗ không có hạch nhân thì sự phân chia của tế
bào chất không bị ức chế

Câu 5: Phân bào (2.0 điểm) (BẮC NINH 2022 – 2023)


Khi các nguyên bào sợi của người bình thường được nuôi cấy trong môi trường chứa huyết thanh, chúng phân
chia với thời gian trung bình khoảng 22 giờ (M = 1 giờ, G 1 = 10 giờ, S = 6 giờ, G 2 = 5 giờ). Để xác định ảnh
hưởng của sự thiếu hụt huyết thanh đối với chu kì tế bào, các tế bào được ủ 48 giờ trong môi trường có hoặc
không có huyết thanh. Vào cuối quá trình ủ này, tế bào được thu và nhuộm bằng propidium iodide, chất này liên
kết với DNA và phát huỳnh quang khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Các tế bào nhuộm màu được phân tích
hàm lượng DNA (huỳnh quang). Kết quả với huyết thanh được thể hiện trong hình 1a. Nếu thiếu huyết thanh,
các tế bào ngừng tăng sinh và chuyển sang trạng thái tĩnh trong hình 1b.
Trong thí nghiệm thứ hai, các tế bào bị thiếu huyết thanh trong 48 giờ và sau đó được điều trị bằng huyết thanh
đơn thuần hoặc huyết thanh cộng với cycloheximide (CHX), một chất ức chế tổng hợp protein. Tại các thời
điểm khác nhau sau khi điều trị, RNA đã được phân lập từ các tế bào. Tổng hợp RNA tế bào bằng nhau từ mỗi
mẫu được phân tích bằng điện di trên gel và phương pháp Northern blotting để phát hiện mức độ mRNA c-fos.
Protein c-fos tham gia vào quá trình điều chỉnh sự tăng sinh của tế bào. Kết quả của thí nghiệm này được thể
hiện trong hình 2.

“-” huyết thanh và “+” huyết thanh cộng với CHX.


a. Trong vùng đánh dấu Y, tế bào đang ở pha nào của chu kì tế bào.
b. Tế bào sinh trưởng với sự có mặt của huyết thanh được đánh dấu với 3H-thymidine trong 3 giờ và sau đó
phân tích. Vùng nào trong hình 1a sẽ chứa tế bào phóng xạ? Giải thích.
c. Dựa vào kết quả ở hình 2, sự khác nhau về lượng c-fos mRNA khi có hoặc không có mặt cycloheximide tại 2,
4 và 6 giờ là do đâu? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung trả lời Điểm
a. Tế bào đang ở vùng đánh dấu Y. Vì dựa vào lượng DNA có thể nhận ra tế bào đang trải qua 0.5
nhân đôi DNA.
b. Tế bào có pha S 6 giờ, G2 5 giờ  có thể pha S đã hoàn thành và di chuyển qua pha G2. Như 0.5
vậy, tế bào ở vùng Y và Z là những vùng có thể chứa tế bào mang phóng xạ.
c.
- Khi không có mặt CHX, lượng c-fos mRNA tạo thành ức chế quá trình phiên mã (từ 2-6h). 0.5
- Có mặt CHX, CHX ức chế quá trình sinh tổng hợp c-fos mRNA  quá trình phiên mã k bị ức
chế, quá trình phiên mã lại diễn ra bình thường.

0.5

You might also like