You are on page 1of 2

Tầm quan trọng hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông

Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ
trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú sở thích
cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội.

Đối với bản thân:

 Giúp khám phá được những năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của bản thân và mối liên hệ

của các đặc điểm này với việc làm, sự nghiệp.

 Giúp mọi người xác định mong ước, giá trị nghề nghiệp (những gì bản thân mong muốn đạt được) từ

nghề nghiệp, sở thích nghề nghiệp.

Đối với xã hội:


 Đặc điểm xu hướng, triển vọng, mức thu nhập, yêu cầu đối với lao động, những khó khăn, thuận lợi

của thị trường lao động nói chung và ngành/nghề cụ thể nói riêng.

Đối với nghề nghiệp:


 Xác định mục tiêu nghề nghiệp, nấc thang sự nghiệp

 Xác định ngành học phù hợp

 Xác định nghề, vị trí công việc phù hợp

 Chuyển đổi ngành nghề (nếu có)

 Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp ngắn, trung, dài hạn

 Quản lý và thích ứng sự thay đổi

Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với tâm lý, sinh lý
lứa tuổi; đảm bảo học sinh được tiếp cận đầy đủ thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xu
hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Tăng cường phối hợp
giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và thu hút học sinh trung học sau khi tốt nghiệp
vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có chính sách ưu đãi đối với người học các trình độ
giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng mô hình điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng trong giáo dục phổ thông tại một số địa phương đại diện cho các vùng kinh tế, trong đó áp
dụng phương thức hướng nghiệp, phân luồng tiên tiến, có sự tham gia của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, các doanh nghiệp.

You might also like