You are on page 1of 8

TRƯỜNG TRUNG HỌC VINSCHOOL

**********
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN SINH HỌC 9 IGCSE – HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề Nội dung Mục tiêu chương đã học
CHƯƠNG Bài 3.4 Enzyme. - Học sinh trình bày được vai trò và cơ chế hoạt
3: Bài 3.5 Các đặc tính động của enzyme.
CÁC của enzyme. - Học sinh giải thích được ảnh hưởng của độ pH và
PHÂN TỬ nhiệt độ ảnh hưởng đến enzyme.
SINH HỌC - Học sinh lập kế hoạch và thực hiện được khảo sát
ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và độ pH lên
hoạt tính enzyme.
- Học sinh xử lý kết quả và rút ra được kết luận về
ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và độ pH lên
hoạt tính enzyme.
CHƯƠNG Bài 4.1 Các kiểu dinh - Học sinh trình bày được quá trình tạo thức ăn nhờ
4: dưỡng; quá trình quang hợp ở thực vật.
DINH quang hợp. - Học sinh giải thích được cấu trúc của lá thích nghi
DƯỠNG Ở Bài 4.2 Lá cây. với chức năng quang hợp như thế nào.
THỰC Bài 4.3 Sản phẩm của - Học sinh kiểm tra được sự có mặt của tinh bột
VẬT quá trình quang hợp. trong lá.
Bài 4.4 Các yếu tố - Học sinh lập kế hoạch và thực hiện được khảo sát
ảnh hưởng đến quá sự cần thiết của ánh sáng đối với quá trình quang
trình quang hợp. hợp.
- Học sinh lập kế hoạch và thực hiện được khảo sát
ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với tốc độ
quang hợp.
- Học sinh xử lý kết quả và trình bày được kết luận
về khảo sát sự cần thiết của chất diệp lục, ánh sáng
và carbon dioxide đối với quá trình quang hợp.
- Học sinh xử lý kết quả và rút ra được kết luận về
ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với tốc độ
quang hợp.
- Học sinh giải thích được vai trò của nitrate và
magnesium với thực vật.
- Học sinh chứng minh được quá trình quang hợp
tạo ra khí oxygen.
- Học sinh trình bày được sự chuyển hóa, sử dụng,

1
lưu trữ carbohydrate được tạo ra trong quá trình
quang hợp.
- Học sinh lập được kế hoạch khảo sát sự cần thiết
của diệp lục đối với quá trình quang hợp, giải thích
được kết quả khảo sát dựa trên thí nghiệm biểu
diễn.
- Học sinh lập được kế hoạch khảo sát sự cần thiết
của carbon dioxide đối với quá trình quang hợp,
giải thích được kết quả khảo sát dựa trên thí nghiệm
biểu diễn.
- Học sinh lập được kế hoạch và thực hiện khảo sát
ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ quang hợp và
giải thích được kết quả khảo sát dựa trên thí nghiệm
biểu diễn.
CHƯƠNG Bài 6.1 Hệ thống vận - Học sinh trình được chức năng của xylem, phloem
6: chuyển các chất ở và xác định được vị trí của xylem trong các phần
SỰ VẬN thực vật. của cây hai lá mầm.
CHUYỂN Bài 6.2 Sự hút nước. - Học sinh trình bày được cơ chế hấp thu và vận
CÁC Bài 6.3 Sự thoát hơi chuyển nước ở thực vật.
CHẤT Ở nước. - Học sinh giải thích được đặc điểm của tế bào lông
THỰC Bài 6.4 Sự vận hút thích nghi với chức năng hút nước.
VẬT chuyển các chất dinh - Học sinh trình bày được vai trò và cơ chế thoát
dưỡng đã tổng hợp. hơi nước ở thực vật.
- Học sinh lập được kế hoạch và thực hiện được
nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và
độ ẩm tới tốc độ thoát hơi nước.
- Học sinh xử lý kết quả và rút ra được kết luận về
ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm tới tốc
độ thoát hơi nước.
- Học sinh trình bày được sự vận chuyển sucrose và
amino acid trong mạch rây.
- Học sinh giải thích được ảnh hưởng của biến đổi
nhiệt độ và độ ẩm đến tốc độ thoát hơi nước.
- Học sinh xác định được tế bào lông hút qua ảnh
chụp kính hiển vi quang học và trình bày chức năng
của tế bào lông hút.
CHƯƠNG Bài 5.1 Chế độ ăn - Học sinh trình bày được thế nào là chế độ dinh
5: uống. dưỡng cân bằng.
DINH Bài 5.2 Sự tiêu hóa, - Học sinh trình bày được tầm quan trọng của các
DƯỠNG Ở sự hấp thụ và sự đồng chất dinh dưỡng và các nguồn cung cấp dinh
ĐỘNG hóa. dưỡng.

2
VẬT - Học sinh giải thích được nhu cầu năng lượng khác
nhau trong chế độ ăn uống của người.
- Học sinh giải thích được nguyên nhân, hậu quả
của sự thiếu hụt và dư thừa dinh dưỡng với con
người.
- Học sinh trình bày được sự tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn trong ống tiêu hóa của người.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA


- Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (Chọn một đáp án đúng nhất).
- Phần 2: Viết.
Thời gian làm bài: 45 phút cả 2 phần.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Lý thuyết
- Dạng 1: Tái hiện kiến thức.
- Dạng 2: Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Bài tập khám phá khoa học
- Dạng 1: Hoàn thành phần còn thiếu của biểu đồ, bảng số liệu. Quan sát biểu đồ, bảng số liệu để
trả lời câu hỏi liên quan.
- Dạng 2: Mô tả hiện tượng, trả lời được kết quả của một số thí nghiệm khám phá khoa học.
- Dạng 3: Vẽ/xác định được biểu đồ, lập bảng biểu từ số liệu cho trước.
IV. BÀI TẬP MINH HỌA
1. Bài tập sách giáo khoa
- Ôn tập chương B3 (bài 5, 6, 8, 9 SGK/52, 53, 54, 55).
- Ôn tập chương B4 (SGK/70, 71, 72).
- Ôn tập chương B6 (SGK/105, 106, 107).
- Ôn tập chương B5 (bài 1, bài 5 SGK/90, 92).
2. Bài tập sách bài tập
- B3.03; B3.04; B3.05; B3.06.
- B4.01; B4.02; B4.03;.
- B5.01.
- B6.01.
3. Bài tập bổ sung
3.1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Để biến đổi glucose thành protein, thực vật cần thêm chất gì?
A. Potassium. B. Oxygen.
C. Nitrogen. D. Magnesium.
Câu 2. Ống nghiệm được bố trí như trong hình dưới đây và để dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ sau 3
giờ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

3
A. Lượng oxygen trong ống nghiệm tăng so với trước khi thí nghiệm.
B. Khí nitrogen giảm so với trước thí nghiệm.
C. Lượng carbon dioxide trong ống nghiệm tăng so với trước khi thí nghiệm.
D. Lượng oxygen và nước trong ống nghiệm không đổi so với trước khi thí nghiệm.
Câu 3. Sản phẩm nào của quá trình quang hợp sẽ được thoát ra ngoài qua khí khổng ở lá?
A. Carbon dioxide. B. Oxygen.
C. Tinh bột. D. Glucose.
Câu 4. Sơ đồ dưới đây cho thấy một phần lát cắt ngang của lá cây.
Hãy khoanh tròn vào loại tế bào sẽ có nồng độ oxygen cao nhất vào một ngày nhiều nắng.

Câu 5. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất về enzyme?


A. Một chất xúc tác giúp tăng tốc độ phản ứng trong tế bào và được sử dụng hết trong quá trình
này.
B. Một loại protein giúp tăng tốc độ phản ứng trong tế bào và được sử dụng hết trong quá trình
này.
C. Một loại carbohydrate có chức năng như một chất xúc tác sinh học.
D. Một loại protein có chức năng như một chất xúc tác sinh học.
Câu 6. Một học sinh A thiết kế thí nghiệm so sánh tốc độ tạo ra oxygen của 2 loài cây thủy sinh
khác nhau. Bạn ấy lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tính lượng trung bình của oxygen thu được.

4
Bình định mức
Khí

Ánh sáng
Cốc thủy tinh

Phễu thủy tinh

Thực vật thủy sinh


Nước

Yếu tố cố định trong thí nghiệm của học sinh A là:


A. Số lượng bọt khí xuất hiện trong một thời gian cố định.
B. Lượng oxygen tạo ra từ cây thủy sinh.
C. Lượng nước trong cốc.
D. Loại cây thủy sinh.
Câu 7. Glucose tạo ra từ quá trình quang hợp được thực vật sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau. Hãy khoanh tròn vào chữ cái thể hiện các vai trò của glucose.
Các vai trò của glucose.
A tạo ra cellulose để dự trữ tạo ra chất béo và dầu cho dự trữ tạo tinh bột để tạo
năng lượng. năng lượng. thành tế bào.
B tạo ra sucrose để vận chuyển tạo protein và các chất hữu cơ tạo cellulose để dự
đến các bộ phận của cây. khác. trữ năng lượng.
C tạo ra sucrose để vận chuyển tạo tinh bột để tạo thành tế bào. tạo cellulose để dự
đến các bộ phận của cây. trữ năng lượng.
D tạo ra cellulose để tạo thành tạo protein và các chất hữu cơ tạo tinh bột để dự
tế bào. khác. trữ năng lượng.
Câu 8. Chất dinh dưỡng nào sau đây cung cấp năng lượng?
A. Nước. B. Vitamin.
C. Tinh bột. D. Chất khoáng.
Câu 9. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất chức năng của vitamin D với cơ thể người?
A. Vitamin D là một phần thiết yếu của protein collagen, thành phần chính của da, tóc và móng.
B. Vitamin D là thành phần của xương và răng; sự thiếu hụt có thể dẫn đến chứng loãng xương
sau này.
C. Vitamin D hỗ trợ hấp thu calcium và do đó cần thiết để xây dựng xương và răng chắc khỏe.
D. Vitamin D là thành phần quan trọng của hemoglobin, cần thiết cho việc vận chuyển oxygen
đến các tế bào.
Câu 10. Ví dụ nào sau đây không phải là tiêu hóa cơ học?
A. Chia nhỏ thức ăn bằng cách nhai.
5
B. Tinh bột bị phân hủy thành các phân tử glucose.
C. Thức ăn bị đảo trộn khi các cơ ở niêm mạc dạ dày co lại.
D. Chất béo bị phân hủy thành các acid béo và glycerol.
3.2. Bài tập tự luận
Câu 1. Một học sinh đã viết về cơ chế hoạt động của enzyme. Phát biểu này không đúng.
“Amylase có thể phân giải các phân tử maltose nhưng không thể phân giải các phân tử protein
vì các phân tử này gần khớp với trung tâm hoạt động của nó.”
Khoanh tròn vào 2 lỗi sai trong phát biểu trên và viết lại cho đúng.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 2. Hoạt động của một enzyme trong phản ứng được trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Hình nào (H, G, F, E) trong sơ đồ trên đóng vai trò là cơ chất, enzyme. Từ đó, hãy trình bày cơ
chế hoạt động của enzyme.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 3. Một học sinh thực hiện thí nghiệm ánh sáng có cần thiết với quá trình quang hợp hay
không? Bạn đã thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Lấy một cây đậu hoặc một cây thuộc chi
Pelargonium khỏe mạnh đang sinh trưởng trong một
chậu cây. Để chậu cây trong tủ vài ngày để loại bỏ tinh
bột.
- Bước 2: Kiểm tra sự hiện diện của tinh bột trong một Giấy nến màu Lá
chiếc lá của cây để xác định rằng nó không còn chứa tinh đen

bột.
- Bước 3: Sử dụng một mẩu giấy màu đen được gấp lại hoặc màng nhôm có kích thước lớn hơn
một chút so với một chiếc lá, cắt thành một hình dạng (như trong sơ đồ bên dưới). Đính mẩu
giấy hoặc màng nhôm vào cả hai mặt của một chiếc lá trên cái cây, đảm bảo sao cho các mép
giấy được giữ chặt với nhau. Không hái lá ra khỏi cây.
- Bước 4: Đặt cây gần một cửa sổ có nhiều ánh nắng và ấm áp trong vài ngày.
6
- Bước 5: Gỡ bỏ lớp bọc khỏi chiếc lá và kiểm tra sự hiện diện của tinh bột trong lá.
a.
i. Bạn học sinh này đã sử dụng loại thuốc thử nào để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong lá
cây?

ii. Vẽ và chú thích màu sắc của lá sau khi kiểm tra sự có mặt của tinh bột.

b. Hãy viết phương trình chữ và phương trình hóa học cân bằng của quá trình quang hợp và cho
biết nước được hấp thụ vào cơ thể thực vật trên cạn nhờ cơ chế nào?

Câu 4. Hình dưới đây cho thấy một số ống vận chuyển trong rễ cây.

Trong chú thích Y và Z ở hình trên, hãy chỉ ra tên ống vận chuyển nước trong rễ và cho biết tên, đặc
điểm của ống đó.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
7
……………………………………………………………………………………………………
Câu 5.
a. Liệt kê ba vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
b. Nêu hai ví dụ về các bệnh do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

------HẾT-----

You might also like