You are on page 1of 3

Ngày soạn: Phê duyệt của nhóm

Ngày dạy Lớp Tiết

Tiết 4. BÀI 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi thực hiện bài học này HS sẽ khám phá được cơ chế điều hòa hoạt động của gen, bao gồm:
- Khái quát về điều hòa hoạt động của gen
- Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số NL của HS như sau:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về cơ chế điều
hòa hoạt động của gen
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu cơ chế điều hòa hoạt động của gen
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bằng cách nào tế bào điều khiển được gen này hay gen kia có
hoạt động hay tạm ngừng hoạt động?
2.2. Năng lực sinh học:
* Nhận thức sinh học:
- Trình bày được khái quát về điều hòa hoạt động của gen
- Mô tả được cấu trúc của Operon Lac theo mô hình của Jacôp và Mônô
- Nêu được sự điều hòa của Operon Lac trong môi trường không có lactozo và môi trường có
* Tìm hiểu thế giới sống: Hình thành quan niệm duy vật biện chứng về sự di truyền
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải quyết các bài tập liên quan
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về điều
hòa hoạt động gen
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:


- Hình 3.1. Sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở E.coli
- Hình 3.2. Sơ đồ hoạt động của các gen trong Operon Lackhi môi trường không có lactozo
- Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động của các gen trong Operon Lackhi môi trường không có lactozo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là điều hòa hoạt động của gen
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là khái quát điều hòa
hoạt động gen và điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ
b. Nội dung: HS đọc SGK mục I trang 15 và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tế bào có thể điều
khiển cho gen hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết?
c. Sản phẩm:
Nhu cầu GQVĐ: Bằng cách nào tế bào điều khiển được gen này hay gen kia có hoạt động hay
tạm ngừng hoạt động?
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tế bào có thể điều khiển cho gen hoạt động đúng vào thời điểm
cần thiết?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa các phương án trả lời
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu Mô hình cấu trúc Operon – Lac
a. Mục tiêu: Trình bày được mô hình cấu trúc operon Lac
b. Nội dung:

1
- HS quan sát H3.1, đọc SGK mục II.1 trang 16 rút ra khái niệm operon, các thành phần của 1
operon Lac
- Thảo luận nhóm để cùng rút ra khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
c. Sản phẩm:
1. Cấu trúc của opêron Lac ở E.Coli.
* Operon là: cụm các gen cấu trúc liên quan về chức năng được phân bố liền nhau và có chung
cơ chế điều hòa hoạt động.
* Cấu trúc Operon Lac:
- Z,Y,A: Là các gen cấu trúc mã hóa cho các enzim phân giải Lactozo.
- O: Vùng vận hành là trình tự Nu đặc biệt để Pr ức chế liên kết làm ngăn cản phiên mã.
- P: Vùng khởi động có trình tự Nu để ARN pôlimeraza liên kết và khởi động quá trình
phiên mã.
Gen điều hòa không nằm trong Operon, nó tổng hợp Pr ức chế (có vai trò điều hòa hoạt
động Operon).
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Quan sát Hình 3.1. Sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở E.coli
+ đọc SGK mục II.1 trang 16 rút ra khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
- Thảo luận rút ra khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự đọc quan sát H3.1, đọc SGK, ghi lại khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về khái niệm operon, các thành phần của 1 operon
Lac
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại khái niệm operon, các thành phần của 1 operon Lac
- Nhận xét hoạt động của các nhóm

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
a. Mục tiêu: Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
b. Nội dung:
- HS quan sát H3.2 và 3.3, đọc SGK mục II.2 trang 16, 17 rút ra cơ chế điều hoà hoạt động của
operon Lac
- Thảo luận nhóm để cùng rút ra cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
c. Sản phẩm:
2. Cơ chế điều hoà hoạt động của ôpêron Lac:
* Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế
gắn vào vùng vận hành (O) ngăn cản quá trình phiên mã, làm cho các gen cấu trúc không hoạt
động.
* Khi môi trường có lactôzơ: Một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu
hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận
hành. Do đó ARN polimeraza có thể liên kết với vùng khởi động tiến hành phiên mã
Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá
trình phiên mã dừng lại.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Quan sát H3.2 và H3.3
+ Đọc SGK mục II.2 trang 16, 17 rút ra cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
- Thảo luận rút ra cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự đọc quan sát H3.2 và 3.3, đọc SGK mục 2 trang 16, 17, ghi lại cơ chế điều hoà hoạt động
của operon Lac
2
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại khái niệm cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac
- Nhận xét hoạt động của các nhóm

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về điều hòa hoạt động gen để giải quyết một số vấn đề
trong thực tiễn; Hệ thống một số kiến thức đã học
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi cá nhân, thảo luận nhóm chốt lại kết quả chung
c. Sản phẩm:
1. Điền các thành phần của 1 operon vào sơ đồ sau
Gen điều hòa Operon Lac
P R P O Z Y A
- 2C, 3D
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Điền các thành phần của 1 operon vào vị tí 1, 2, 3, 4, 5 ở sơ đồ sau
Gen điều hòa Operon Lac
P R 1 2 3 4 5
2. Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế (do gen điều hoà tổng hợp) sẽ
A. không thể liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã diễn ra bình thường.
B. không thể liên kết với vùng vận hành → gen cấu trúc không hoạt động.
C. liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã → gen cấu trúc không hoạt động.
D. liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã diễn ra bình thường.
3. Khi môi trường có lactôzơ thì prôtêin ức chế (do gen điều hoà tổng hợp) sẽ
A. liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã diễn ra bình thường.
B. không thể liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã bị dừng lại.
C. liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã bị dừng lại.
D. không thể liên kết với vùng vận hành → quá trình phiên mã diễn ra bình thường.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời các câu hỏi
- Thảo luận trong nhóm cùng chốt lại các câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
- Các nhóm góp ý
* Kết luận, nhận định:
GV chốt lại các câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu thế giới sống
b. Nội dung: Lấy ví dụ về điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực?
c. Sản phẩm: Trong phiêm mã ở sinh vật nhân thực, ARN sau khi tổng hợp xong ở trong nhân, cắt
bỏ intron, nối exon tạo mARN trưởng thành ra khỏi nhân làm nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp

You might also like