You are on page 1of 25

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


************
ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO
CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

BÁO CÁO
Công việc 1: Tổng hợp, đề xuất các thông số công nghệ quá trình trộn hỗn
bê tông

THUỘC
NỘI DUNG 6.3

TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ
QUÁ TRÌNH TRỘN HỖN HỢP BÊ TÔNG VÀ QUÁ TRÌNH TẠO HÌNH SẢN PHẨM
PHÙ HỢP ĐỂ SỬ DỤNG SẢN XUẤT TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG SỬ DỤNG TỐI
THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 6
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC
SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ TỐI
THIỂU 60% CỐT LIỆU TỰ NHIÊN
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Trung Thành
Trung tâm XM&BT: ThS. Nguyễn Văn Đoàn
Phòng KHKT&HTQT: TS. Trịnh Minh Đạt

CÁN BỘ THỰC HIỆN VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Họ và tên Chữ ký

ThS. Nguyễn Văn Đoàn

1
MỤC LỤC

TT Nội dung Trang


Mở đầu
Nội dung khoa học của chuyên đề: Tổng hợp, đề xuất các 1
thông số công nghệ quá trình trộn hỗn hợp bê tông, trong
quá trình sản xuất tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công
nghệ đùn ép.
I Tổng quan 3
II Thiết bị 5
2.1 Thiết bị định lượng 5
2.2 Thiết bị cấp vật liệu 11
2.3 Thiết bị trộn 13
III Chu trình trộn hỗn hợp 20
IV Đề xuất lựa chọn thông số công nghệ quá trình trộn hỗn 23
hợp bê tông
4.1 Yêu cầu 23
4.2 Đề xuất lựa chọn thông số công nghệ 23
V Kết luận 24
VI Tài liệu tham khảo 24

2
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bẳng dữ liệu thời gian trộn bê tông theo TCVN 9340:2012 21
Bảng 3.2: Cấp phối: 70% tro xỉ 21
Bảng 3.3: Cấp phối: 80% tro xỉ 22

DANH MỤC HÌNH

3
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống định lượng 6
Hình 2.2: Nguyên lý định lượng khối lượng tăng dần 7
Hình 2.3: Băng tải cân cộng dồn 4 thành phần cốt liệu 8
Hình 2.4: Phễu cân độc lập 4 thành phần cốt liệu 8
Hình 2.5: Nguyên lý định lượng khối lượng giảm dần 9
Hình 2.6: Cân cấp liệu sợi thép 10
Hình 2.7: Cấp vật liệu thô 12
Hình 2.8: Vùng trộn vật liệu cối hai trục ngang 14
Hình 2.9: Độ đồng nhất vật liệu theo thời gian cối trộn hai trục ngang 15
Hình 2.10: Bố trí cánh trộn cối trộn hành tinh 16
Hình 2.11: Quỹ đạo trộn 3 cánh tay hành tinh 17
Hình 2.12: Cối trộn hành tinh của hãng MCT- Italy 18
Hình 2.13: Chi tiết cối trộn hành tinh của hãng MCT- Italy 19
Hình 3.1: Biểu đồ tiêu thụ điện năng trong 1 chu trình trộn 20
Hình 3.2: Sản phẩm tấm tường 70% tro xỉ thay thế cốt liệu tự nhiên 22
Hình 3.3: Sản phẩm tấm tường 80% tro xỉ thay thế cốt liệu tự nhiên 23

I/Tổng quan

4
Trong sản xuất bê tông, việc lựa chọn công nghệ trộn phù hợp là rất quan
trọng, đem lại chất lượng bê tông và hiệu quả của dây chuyền sản xuất [1]. Hệ
thống trộn tối ưu là hệ thống luôn tạo ra hỗn hợp đồng đều, phân tán nhanh
chóng tất cả các thành phần đều khắp bề mặt trộn.Với sự phát triển của thị
trường, nhu cầu về cấu kiện đúc sẵn ngày càng tăng, chất lượng cấu kiện bê
tông đúc sẵn trên thị trường cũng rất khác nhau. Chất lượng bê tông sản xuất ra
ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng sản phẩm của cấu kiện đúc sẵn. Yếu tố quyết
định đến chất lượng của bê tông đúc sẵn chính là hiệu suất làm việc của máy
trộn trong trạm trộn bê tông.
Để đưa ra thông số công nghệ quá trình trộn hỗn hợp bê tông một cách
hoàn chỉnh, liên quan đến nhiều thiết bị khác nhau, trước tiên xét đến thiết bị
định lượng, tiếp theo là thiết bị cấp vật liệu vào trộn và thiết bị trộn. Bộ ba thiết
bị này hình thành nên chu trình hoạt động của trạm trộn bê tông. Trong đó
thông số công nghệ chu trình trộn phụ thuộc vào: độ chinh xác phép đo khối
lượng vật liệu, thời gian định lượng, năng suất cấp liệu, thứ tự cấp liệu, các
bước trộn hỗn hợp và quá trình xả vật liệu.
Chuyên đề này sẽ thực hiện công tác tổng hợp, đề xuất các thông số công
nghệ quá trình trộn hỗn hợp bê tông, dùng cho sản xuất tấm tường bê tông.

II/ Thiết bị dùng cho quá trình trộn hỗn hợp bê tông
2.1/ Thiết bị định lượng
Việc lựa chọn thiết bị định lượng cho trạm trộn đóng vai trò rất quan
trọng, điều này quyết định đến độ chính xác của phép đo các thành phần vật
liệu. Hệ thống định lượng luôn đảm bảo độ chính xác và tin cậy, đảm bảo chất
lượng đầu ra một cách nhất quán theo thời gian. Đối với trạm trộn bê tông hệ
thống định lượng bao gồm: định lượng vật liệu thô ( cát, đá..), định lượng vật
liệu bột ( xi măng, tro bay), định lượng nước, phụ gia. Sai số phép đo theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra [5] với cốt liệu thô không vượt quá 2%, với vật liệu
mịn, nước và phụ gia không vượt quá 1%.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống định lượng trạm trộn bê tông được mô tả trong
hình 2.1:

5
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống định lượng
Mỗi thành phần vật liệu được chứa trong các thiết bị riêng, phụ thuộc đặc
tính mỗi loại vật liệu, tiếp đến là hệ thống vận chuyển vật liệu đến các thùng cân
tương ứng. Trên mỗi thùng cân được trang bị cảm biến trọng lượng, các cảm
biến này kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Về nguyên lý, các cân đều định
lượng theo phương pháp khối lượng tăng dần, chỉ khác nhau ở chỗ cân độc lập
hay là cân cộng dồn, điều này phụ thuộc vào số thành phần vật liệu trên cân.
Quá trình đinh lượng trong các trạm trộn bê tông theo từng mẻ trộn. Tùy
theo yêu cầu cấp vật liệu, cấu tạo hệ thống có thể phân chia thành 2 phương
pháp định lượng phổ biến là: định lượng theo phương pháp khối lượng tăng dần
và định lượng theo phương pháp khối lượng giảm dần. Có nhiều yếu tố khác
nhau cần xem xét đến trong 2 phương pháp định lượng trên bao gồm chi phí, độ
chính xác cân, tốc độ và thời gian đáp ứng.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp định lượng theo khối lượng tăng
dần ( gain-in-weight) được mô tả trong hình 2.2. Với 2 kiểu là cân độc lập và
cân cộng dồn các thành phần vật liệu. Hai dạng này khác nhau ở chỗ các thành
phần được cân với thùng cân riêng cho mỗi thành phần hay cân chung các thành
phần trên cùng một thùng cân.

6
a/ b/
Hình 2.2: Nguyên lý định lượng khối lượng tăng dần
a/ Định lượng độc lập; b: Định lượng cộng dồn
1: Phễu chứa; 2: Cửa xả; 3: Cảm biến; 4: Thùng cân
Vật liệu được chứa trong phễu chứa (1), khi quá trình định lương bắt đầu
cửa xả (2) mở ra cấp vật liệu xuống thùng hay băng cân (4), đến khi đủ khối
lượng cửa xả (2) đóng lại kết thúc định lượng 1 mẻ. Băng tải cân ( hay thùng
cân) được treo trên các cảm biến trọng lượng (4), cảm biến có nhiệm vụ truyền
dữ liệu trọng lượng về bộ điều khiển để thực hiện quá trình định lượng.
Nguyên lý hoạt động
Phương pháp đo lường theo nguyên lý khối lượng tăng dần, khi quá trình
định lượng bắt đầu, vật liệu được cấp liên tục vào thùng cân thông qua cửa xả
liệu, trong quá trình vật liệu được cấp vào khối lượng cân tăng dần lên, thùng
cân đặt trên các cảm biến lực sẽ đo trọng lượng và cửa xả liệu mở cho đến khi
đạt trọng lượng yêu cầu, cửa xả liệu đóng lại. Đối với các ứng dụng có nhiều
thành phần vật liệu, cùng cân trên một thùng cân, mỗi nguyên liệu sẽ lần lượt
được định lượng riêng biệt cho đến khi đạt được trọng lượng đã đặt trước. Với
qui trình đặt ra như vậy từng thành phần được định lượng một cách chính xác và
có kiểm soát chặt chẽ.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Độ chính xác cân cao
7
Nhược điểm
- Thời gian định lượng kéo dài hơn, đặc biệt là đối với cân có nhiều thành
phần
Ứng dụng thực tế trong trạm trộn

Hình 2.3: Băng tải cân cộng dồn 4 thành phần cốt liệu

Hình 2.4: Phễu cân độc lập 4 thành phần cốt liệu

Nguyên lý hoạt động của phương pháp cân theo khối lượng giảm dần
( Loss-in-weight)
Nguyên lý cân này được áp dụng trên nhiều thiết bị cấp liệu gián đoạn và
liên tục, dần thay thế thiết bị cấp liệu theo thể tích và trọng lượng. Được sử
dụng trong phạm vi vừa và nhỏ, rất linh hoạt có thể định lượng vật liệu với khối
lượng lớn, thậm chí cả vật liệu nhẹ, có tính chảy kém.

8
Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi cần đo trọng lượng chính xác và
giảm thời gian trộn mẻ vì tất cả nguyên liệu cùng được đưa vào cối trộn đồng
thời, tạo ra hỗn hợp trộn.

Hình 2.5: Nguyên lý định lượng khối lượng giảm dần


1:Bao chứa vật liệu; 2: Thùng cân; 3: Cảm biến; 4: Cửa xả; 5: Cối trộn
Hệ thống định lượng này bao gồm bao chứa vật liệu vào (1) cấp liệu tới
thùng cân (2), thùng cân này được đặt lên các cảm biến (3). Cấp liệu tới cối trộn
(5) thông qua cửa xả (4)
Nguyên lý hoạt động
Phương pháp này đo trọng lượng vật liệu xả ra khỏi phễu cân.Vật liệu
trộn được phân phối đến, thường chứa trong các bao có khối lượng lớn, cấp vào
phễu định lượng. Ngay từ ban đầu khối lượng vật liệu đã được xác định trước,
khi có yêu cầu khối lượng vật liệu theo mẻ, hệ thống định lượng hoạt động (máy
rung cấp liệu hoạt động chuyển vật liệu tới cối), khối lượng trên phễu cân giảm
dần cho đến khi đạt giá trị đặt trước theo yêu cầu. Để đạt được điều này là nhờ
cảm biến trọng lượng phẩn hồi liên tục về bộ điều khiển cân, đảm bảo lượng vật
liệu chính xác được phân phối theo từng mẻ hay liên tục
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Tốc độ cấp vật liệu nhanh, giảm thời gian chu trình.
- Các vật liệu được cấp đồng thời tới thiết bị trộn.
9
Nhược điểm
- Chi phí ban đầu cao
- Độ chính xác ảnh hưởng nhiều vào lượng vật liệu chứa trên phễu.
- Độ ổn định thiết bị không cao thường xuyên phải bảo trì.
Ứng dụng thực tế trong trạm trộn

Hình 2.6: Cân cấp liệu sợi thép


Việc lựa chọn phương pháp cân nào là phù hợp nhất, phụ thuộc vào cách
thức và nơi lưu trữ vật liệu rời [4]. Đối với vật liệu được phân phối bằng tàu hay
xe tải số lượng lớn và được lưu trữ trong xilo. Việc lắp đặt các cảm biến định
lượng cả xi lô sử dụng phương pháp cân rút liệu sẽ không phù hợp, đối với
trường hợp này nên sử dụng phương pháp cân theo trọng lượng tăng dần. Trong
trường hợp ngược lại nếu vật liệu được phân phối đến chứa trong các bao số
lượng lớn thì phương pháp cân rút liệu sẽ phù hợp hơn
Đối với trạm trộn bê tông phục vụ sản xuất tầm tường nên lựa chọn thiết
bị định lượng vật liệu thô cho trạm công suất lớn kiểu cân định lượng độc lập
từng thành phần vì có ưu điểm vượt trội về thời gian định lượng và khả năng
định lượng đồng thời. Còn đối với trạm có công suất nhỏ khối lượng bê tông ít
nên chọn kiểu cân định lượng cộng dồn trên băng tải, có kết cấu nhỏ gọn, giá
thành phù hợp.
Định lượng vật liệu bột như xi măng và tro bay nên sử dụng cân độc lập
tăng độ chính xác giảm tiêu hao vật liệu

10
Định lượng nước và phụ gia nên dùng thiết bị định lượng theo khối
lượng, có quá trình định lượng theo hai bước định lượng thô và định lượng tinh
để đảm bảo độ chính xác của phép đo.
2.2/ Thiết bị cấp vật liệu
a/ Cấp vật liệu thô
Vật liệu thô sử dụng trong hỗn hợp bê tông bao gồm cát tự nhiên, cát xay,
đá, tro xỉ…các vật liệu này được chứa trong ngăn riêng biệt với kích thước và
chủng loại khác nhau, sau khi được định lượng sẽ được băng tải hay skip vận
chuyển lên cối trộn.
Với trạm trộn bê tông công suất lớn, phương tiện vận chuyển cốt liệu này
thường dùng băng tải, vì có ưu điểm năng suất cấp liệu nhanh, hoạt động ổn
định. Còn với trạm có công suất nhỏ sử dụng skip là phương án tối ưu vì dễ
dàng bố trí thiết bị, năng suất vận chuyển vật liệu phù hợp, đặc biệt sử dụng
trong bê tông làm cấu kiện. Hai phương pháp cấp liệu được mô tả hình 2.7.
Thời gian cấp vật liệu lên thiết bị trộn của hai phương tiện này phụ thuộc
lớn vào quá trình định lượng. Với quá trình định lượng lần lượt các thành phần
thì thời gian định lượng kéo dài hơn so với quá trình định lượng độc lập, do có
thể cùng 1 lúc cân đồng thời tất cả các thành phần.
Trong hai phương pháp cấp liệu này cấp liệu bằng băng tải sẽ tối ưu hơn
về mặt thời gian, do trong cấu trúc hệ cấp liệu bằng băng tải này luôn có phễu
chứa trung gian ở phía đầu băng tải, chứa vật liệu cấp lên. Nhờ có phễu trung
gian này vật liệu luôn được cấp liên tục, tiết kiệm tối đa thời gian cấp liệu.
Trong khi đó với skip thời gian chu trình bị gián đoạn trong hành trình đi
xuống, vật liệu phải chờ không sẵn sàng được cấp lên cối.

a/

11
b/
Hình 2.7: Cấp vật liệu thô
a/ Phương án dùng băng tải; b/ Phương án dùng skip
1: Phễu chứa; 2: Băng tải ( skip); 3: Phễu trung gian; 4: Cối trộn
Do nhu cầu thực tế lượng bê tông cung cấp trong sản xuất bê tông tấm
tường không cao khoảng 10m3/h đến 15 m3/h, nếu trang bị hệ băng tải cấp liệu
lên cối trộn thì không phù hợp, vì tăng diện tích nhà xưởng, không phát huy hết
được năng suất cấp liệu của băng. Đề xuất sử dụng thiết bị gầu skip cấp vật liệu
thô với thông số kỹ thuật tham khảo cho trạm trộn công suất 60 m3/h chính như
sau:
 Công suất điện 7,5 Kw
 Điện áp 380V
 Dung tích 2475 lít
 Tốc độ năng hạ 15 mét/phút

b/ Cấp vật liệu bột


Vật liệu bột gồm có xi măng và tro bay, được chứa trong 2 xi lô riêng
biệt, vận chuyển hai vật liệu này đều dùng vít tải đưa lên thùng cân, định lượng
khối lượng theo từng mẻ trộn theo cấp phối quy định, sau đó xả xuống cối trộn
cùng các vật liệu khác.

12
Thời gian cấp liệu phụ thuộc vào năng suất vít tải, trên thực tế vít tải
được sản xuất với đường kính ống từ 114mm đến 407mm, và có năng suất từ 5
tấn/h đến 170 tấn/h. Việc lựa chọn vít tải phù hợp với năng suất của trạm, thông
qua công thức sau:
Qvt = k . Qtr
Trong đó: Qvt: Năng suất vít tải tính bằng tấn/giờ
k: hệ số sử dụng ( lượng xi măng trong 1 m3 bê tông từ (0.2 .. 0,5)
tấn/ m3
Qtr: Công suất trạm
Ví dụ với một trạm trộn có công suất 90 m3/h lựa chọn công suất vít tải như sau
Qvt = 0.5 * 90 = 45 t/h
Lựa chọn vít tải có năng suất 45 tấn/giờ
c/ Cấp vật liệu nước và phụ gia
Nước và phụ gia được cấp lên trạm thông qua bơm cấp và hệ thống
đường ống. Việc lựa chon thiết bị cấp này chủ yếu phụ thuộc vào năng suất
trạm, Ví dụ với 1 trạm trộn bê tông 90 m3/h nhu cầu nước trong thời gian 1 giờ
khoảng 18 m3, như vậy việc lựa chọn bơm cấp có lưu lượng cấp phải lớn hơn
18 m3/h . Khi lựa chọn cần xét đến các thông số cơ bản như: chiều cao đẩy,
chiều cao hút và đặc biệt là trở lực trên đường ống cấp, để chọn bơm phù hợp.
Phụ gia chiếm tỷ lệ nhỏ trong cấp phối bê tông, nên trong thực tế hiện
nay có hai phương pháp định lượng bằng bình thể tích và cân định lượng. Để
đảm bảo độ chính xác cân nên sử dụng cân định lượng có trang bị van cấp thô
và cấp tinh.
2.3/ Thiết bị trộn
Thông số công nghệ của quá trình trộn hỗn hợp bê tông phụ thuộc vào
việc lựa chọn máy trộn có độ tin cậy cao, để giải quyết vấn đề này cần phân tích
các thông số, kết cấu máy trộn, đặc tính kỹ thuật tiêu biểu của máy trộn. Thiết bị
trộn được lựa chọn phải đáp ứng được tính đồng nhất cao bê tông, năng suất, tốc
độ quay tối ưu của các bộ phận, giảm chi phí vận hành.
Việc phân tích các chỉ số kỹ thuật và thiết kế của máy trộn bê tông cho
phép xác định những ưu điểm và đặc điểm phù hợp với loại bê tông khác nhau
và với tỷ lệ xi măng và nước thay đổi.

13
Thông thường đối với bê tông phục vụ sản xuất cấu kiện, hay sử dụng
loại máy trộn cưỡng bức. Điển hình cho hai loại máy trộn này là loại hai trục
ngang và kiểu hành tinh
Cấu tạo cối trộn hai trục ngang
Các cánh trộn cối hai trục ngang được bố trí so le nhau, để đạt hiệu suất
trộn cao nhất thường có góc giữa hai tay trộn gần nhau so với trục là 60 độ

Hình 2.8: Vùng trộn vật liệu cối hai trục ngang
Các lưỡi trộn được bố trí trên 2 trục, được sắp xếp sao cho có dạng hình
xoắn ốc gián đoạn ( như hình 2.8 mô tả). Với bố trí này vật liệu được trộn giống
như mô hình trục vít, dọc theo chiều dài trục trộn và theo hướng ngược nhau.
Hiệu quả trộn rất cao có thể đạt được độ đồng nhất 95% [2]trong thời
gian 30 giây (như hình 2.9 mô tả), điều này có thể đạt được ngay cả khi tốc độ
trộn của trục quay chỉ 20 tới 30 vòng/phút. Tốc độ trộn thấp làm giảm mức tiêu
thụ năng lượng, giảm mài mòn và hạn chế áp lực lên vật liệu trộn.
Cửa xả máy trộn hai trục ngang được bố trí dọc theo tâm máy trộn giữa
hai trục, cửa dạng quay điều khiển bằng xi lanh thủy lực hoặc khí nén. Phần lớn
hỗn hợp bê tông được xả ra nhờ trọng lực, chỉ một phần ít còn lại được đẩy ra
ngoài bằng lưỡi trộn. Điều này làm giảm nguy cơ phân tách hỗn hợp bê tông sau
trộn

14
Hình 2.9 [2]: Độ đồng nhất vật liệu theo thời gian cối trộn hai trục ngang

Máy trộn có hiệu quả lấp đầy vật liệu tương đối cao, tỷ lệ hỗn hợp bê
tông nén chặt sau trộn với dung tích máy trộn chỉ chênh nhau khoảng 1/3 dung
tích. Điều này đem lại lợi ích về không gian bố trí phễu cấp liệu nhỏ gọn, diện
tích trộn nhỏ trục trộn ít bị mài mòn hơn các hệ thống trộn khác.
Với thời gian trộn nhanh cối trộn sử dụng ít năng lượng hơn làm tăng
hiệu quả kinh tế. Phát huy ưu điểm thiết kế kiểu trục đôi rõ ràng hơn với cỡ mẻ
trộn lớn và công suất thiết bị lớn, máy trộn có thể đạt kết quả trộn như nhau
trong cùng thời gian trộn bất kể kích thước của máy trộn. Chi phí vận hành trên
mỗi mét khối sẽ giảm khi máy trộn trở nên lớn hơn.
Cấu tạo cối trộn hành tinh
Đối với cối trộn việc bố trí cánh trộn phải thỏa mãn điều kiện khi trộn các
cánh sẽ quét hết diện tích bề mặt khoang trộn. Cối trộn cưỡng bức kiểu hành
tinh thông thường có hai loại cánh trộn: Cánh trộn kiểu hành tinh và cánh trộn
kiểu rôto, trong đó cánh trộn kiểu hành tinh có thể bố trí 1 hoặc nhiều cụm cánh
trộn kiểu hành tinh có nhiệm vụ chính để đồng nhất vật liệu. Còn cánh trộn kiểu
rôto cũng có thể bố trí 1 hoặc nhiều cánh có nhiệm vụ vét vật liệu bên thành cối
trộn đưa vào vùng trộn và đồng thời đưa vật liệu tới cửa khi xả ra.
Loại cối trộn này rất thích hợp trong các dây chuyền sản xuất bê tông cấu
kiện, thường hay trang bị ít nhất 2 cửa xả liệu điều khiển bằng xi lanh thủy lực

15
hoặc xi lanh khí nén, để có thể cấp liệu theo các hướng khác nhau trong dây
chuyền sản xuất đồng bộ. Sơ đồ bố trí cánh trộn được mô tả hình 2.10

Hình 2.10: Bố trí cánh trộn cối trộn hành tinh


1: Bộ truyền hành tinh; 2: Cánh tay trộn quay kiểu rôto; 3: Cánh trộn; 4: Cánh
tay trộn quay kiểu hành tinh; 5: Động cơ dẫn động
Số cánh trộn bố trí trong 1 cụm cánh trộn kiểu hành tinh là 3, đặt cách
đều nhau 1 góc 120 độ
Bộ truyền chuyển động kiểu hành tinh (1) nhận chuyển động quay từ
động cơ dẫn động (5) truyền chuyển động quay tới các cánh trộn (4) qua các
bánh răng. Các bánh răng vừa quay xung quanh trục của nó cũng như quay
xung quanh cối, đem đến cho cánh tay một chuyển động hành tinh, tạo ra hiệu
quả trộn cao hơn so với kiểu cối trộn khác.
Lưỡi trộn thông thường có góc nghiêng 145 độ làm bằng vật liệu chống
mài mòn, được gắn vào phần cuối của cánh tay trộn. Vì là phần tiếp xúc trực
tiếp với vật liệu nên nhanh hư hỏng, vị trí lắp đặt ở phía dưới giúp dễ dàng thay
thế.

16
Quỹ đạo trộn của 3 cánh tay trộn [3] trong 1 cụm cánh trộn hành tinh
được mô tả hình 2.11, bao phủ phạm vi trộn trên bề mặt cối.

Hình 2.11 [3]: Quỹ đạo trộn 3 cánh tay hành tinh
Từ nguyên lý cấu tạo thiết bị trộn nêu trên, nên lựa chọn cối trộn cưỡng
bức kiểu hành tinh, phục vụ sản xuất bê tông sản xuất tấm tường.
Đề xuất thiết bị trộn phù hợp
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đánh giá thiết bị trộn được sử dụng hiện
hành, và các phân tích nêu trên, đề tài đề xuất thiết bị trộn như sau:
Sử dụng cối trộn loại chảo hành tinh do hãng MCT Italy chế tạo với
thông số kỹ thuật như sau:
 Kiểu cối trộn hành tinh
 Kí hiệu MP 2250/1500
 Dung tích cối 2250 lít
 Khối lượng vật liệu tối đa 3360 kg
 Đường kính 2616 mm
 Công suất điện: 2 động cơ 37 kw
 Xả liệu bằng thủy lực
 Tốc độ quay trục chính 14.3 vòng/ phút

17
 Tốc độ quay 2 trục hành tinh 30 vòng/ phút
 Bố trí vị trí xả nước bao xung quanh cối.
 Hai cửa xả cho hai hướng ra vật liệu khác nhau.
 Trang bị các cảm biến an toàn báo đóng mở cửa thăm và cửa xả cối trộn.
 Trang bị cảm biến đo độ ẩm trong cối.

Hình 2.12: Cối trộn hành tinh của hãng MCT- Italy
Cấu tạo của cối trộn hành tinh này có hai bộ cách khuấy hình sao tự quay,
đồng thời quay quanh một trục ở trung tâm. Cho phép các cánh tay bao phủ toàn
bộ bề mặt cối trộn, trang bị một cánh vét bên thành đảm bảo hỗn hợp bê tổng
luôn được đẩy tới vị trí trộn bên trong và vét sạch hỗn hợp khi xả. Với cấu tạo
kiểu cánh trộn hoạt động mạnh mẽ vùa nhanh vừa trộn kỹ vật liệu, dẫn đến thời
gian trộn rút ngắn, phù hợp với bê tông không có độ sụt.
Các tính năng kỹ thuật của cối MP 2250/1500 được nhà sản xuất đưa ra như sau
Vật liệu đối với máy trộn
 Máy trộn phù hợp để trộn vật liệu dạng bột và dạng hạt có tính chất và
kích thước khác nhau như các loại cốt liệu tự nhiên, nghiền, nhân tạo.
Bột xi măng, tro bay, silic, phụ gia lỏng.
 Kích thước hạt tối đa có thể tới 70mm
 Thiết bị không phù hợp để trộn loại đất sét có độ ẩm 15% và kích
thước vật liệu vượt quá 70mm ( chiếm hơn 10% tổng số cốt liệu)

18
Môi trường làm việc
Máy có thể làm việc ở mọi điều kiện môi trường, vì không bị ảnh hưởng
bởi độ ẩm, bụi bẩn hay sự thay đổi nhiệt độ. Theo yêu cầu máy có thể được
trang bị để hoạt động trong môi trường cháy nổ, ăn mòn do axit. Sử dụng máy ở
ngoài trời không gây ra vấn đề gì đặc biệt, tuy nhiên nên phủ một lớp bảo vệ lên
thiết bị điện. Nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 40 độ c, độ ẩm nhỏ hơn 80%.
Các bộ phận chính của máy trộn
Thùng trộn làm bằng thép dày 10mm, đặt trên khung thép chữ U. Phần
nắp bên trên có các cửa quan sát, được gắn cảm biến báo đóng mở, Khi hoạt
động các cửa này luôn đóng. Đáy và bên thành thùng trộn được lót bằng thép
chống mài mòn
Cánh trộn làm bằng thép chúng có thể được điều chỉnh để thay đổ vị trí
của lưỡi trộn với đáy và thành trộn.
Lưỡi trộn làm bằng gang có độ cứng trung bình 630 HB phù hợp làm việc
trong môi trường khắc nghiệt

a b
Hình 2.13: Chi tiết cối trộn hành tinh của hãng MCT- Italy
a/ Cánh trộn; b/ Bộ điều khiển thủy lực
Cửa xả hình tròn ở đáy thùng trộn, (có thể trang bị thêm cửa xả theo yêu
cầu), được mở bằng xi lanh thủy lực, vị trí cửa được báo bằng cảm biến. Việc
điều khiển chạy dừng cối trộn và đóng, mở cửa xả có thể thực hiện tại ca bin
điều khiển hay tủ điện tại chỗ.
Hộp giảm tốc được tích hợp bánh răng hành tinh là trái tim của máy trộn.
Vỏ hộp giảm tốc được đỡ bằng khung dễ dàng tháo dỡ, được gắn phía trên cối
trộn. Bộ giảm tốc được kết nối với động cơ thông qua khớp nối thủy lực, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc khởi động máy ngay cả khi đầy tải

19
Động cơ truyền chuyển động tới cánh trộn thông qua hộp số, cối trộn
được trang bị hai động cơ cùng công suất, phù hợp với môi trường nhiệt đới và
có cấp bảo vệ IP55
Qui định sử dụng thiết bị
Trước khi đi vào hoạt động người sử dụng phải đọc hướng dẫn sử dụng
và tuân thủ yêu cầu đặt ra. Thiết bị chỉ được sử dụng khi đã được kiểm tra chạy
thử ổn định, chỉ có những người có chuyên môn, đã được đào tạo mới được vận
hành máy.Khi kết thúc mỗi ca làm việc máy phải được vệ sinh sạch sẽ, nếu có
trục trặc xảy ra, bắt buộc phải dừng máy và thực hiện các biện pháp kiểm tra
hoặc sửa sữa phù hợp.
III/ Chu trình trộn hỗn hợp
Các giai đoạn thực hiện tuần tự trong một chu trình trộn bê tông thông
thường bao gồm:
 Cấp vật liệu thô
 Cấp vật liệu bột
 Trộn sơ bộ ( trộn khô)
 Bổ xung nước và phụ gia
 Trộn ướt trước khi xả bê tông
 Xả bê tông
Giai đoạn ban đầu thường gọi là giai đoạn trộn khô bao gồm: cấp cát đá,
xi măng vào cối trộn tiến hành trộn vật liệu mà không cấp nước. Giai đoạn tiếp
theo bổ xung nước và phụ gia vào, đây thường gọi là gian đoạn trộn ướt. Giai
đoạn ba là giai đoạn trộn cuối cùng, bắt đầu từ khi hoàn thành xả nước và phụ
gia cho đến khi xả hỗn hợp bê tông khỏi cối trộn. Cuối cùng là giai đoạn xả bê
tông cho đến hết và cửa xả đóng lại bắt đầu một chu trình trộn mới.
Ảnh hưởng của các giai đoạn trong chu trình trộn đến năng lượng tiêu thụ
của cối trộn được mô tả trong hình 3.1

20
Hình 3.1 [3]: Biểu đồ tiêu thụ điện năng trong 1 chu trình trộn
Trên hình 3.1 quan sát thấy giai đoạn đầu điện năng tiêu thụ tăng dần khi
bắt đầu cấp liệu vào và tiến hành trộn khô, điện năng tiêu thụ đạt giá trị lớn
nhất ở giai đoạn cấp nước và phụ gia (5) vào cối trộn. Sau đó điện năng giảm
dần trở về trạng thái chạy không tải ban đầu sau khi xả xong hỗn hợp bê tông.
Thông qua mối quan hệ giữa điện năng tiêu thụ theo thời gian và các giai
đoạn của chu trình trộn nhận thấy khả năng điều chỉnh thứ tự cấp vật liệu đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động lâu dài, ổn định, của thiết bị.
Điều chỉnh thông số công nghệ trong quá trình trộn đem đến hiệu quả lâu dài
tiết kiệm điện năng, kéo dài thời gian thay thế các bộ phận chịu mài mòn của
cối trộn.
Chu trình trộn bê tông luôn tuân thủ yêu cầu kỹ thuật đặt ra, với hỗn hợp
bê tông trộn sẵn có tham số thời gian được quy định trong TCVN 9340:2012
như sau

21
Bảng 3.1 [5]: Bẳng dữ liệu thời gian trộn bê tông theo TCVN 9340:2012
Trên đây là các dữ liệu cơ sở để tiến hành thử nghiệm các tham số công
nghệ trong quá trình điều chỉnh vật liệu, thời gian cấp liệu, thời gian trộn với
các chu trình hoạt động khác nhau. Các thông số chạy thử thu được trong quá
trình điều chỉnh cấp phối trộn, sử dụng tro xỉ thay thế vật liệu thô trong sản xuất
tấm tường tại nhà máy Bê tông Minh Đức – Sơn Tây như sau:
Cấp phối sử dụng 70% tro xỉ:
Bảng 3.2: Cấp phối: 70% tro xỉ, TB:TĐ = 50:50, PG: 1,2% trộn 0,5 m3 bê tông
XM CN Đá mạt TB TĐ Nước PG
380 409 102 596 586 100 1,1%
XM: Xi măng; CN: Cát nghiền; TB: Tro bay; TĐ: Tro đáy; PG: Phụ gia
Thứ tự cấp liệu trộn hỗn hợp, đối với cấp phối này được thực hiện như
sau: Trước tiên cát nghiền, đá mạt và tro đáy được định lượng xong chuyển đến
skip, sau đó skip cấp các vật liệu này lên cối, sau đó cấp xi măng và tro bay vào,
tiếp theo cấp nước và phụ gia rồi tiến hành giai đoạn trộn ướt, kết thúc xả hỗn
hợp bê tông
Chu trình thời gian trộn hỗn hợp như sau: Thời gian trộn khô vật liệu thô
là 15 giây, sau đó cấp xi măng và tro bay trộn tiếp 45 giây, tiếp theo xả nước và
phụ gia trộn tiếp 180 giây rồi xả bê tông trong 45 giây thì hoàn thành 1 mẻ trộn.

22
Hình 3.2 : Sản phẩm tấm tường 70% tro xỉ thay thế cốt liệu tự nhiên
Đánh giá chất lượng sản phẩm: hỗn hợp bê tông có khả năng tạo hình tốt,
sản phẩm có độ đặc chắc nhất định, về ngoại quan đánh giá sảm phẩm đạt yêu
cầu.
Cấp phối sử dụng 80% tro xỉ:
Bảng 3.3: Cấp phối: 80% tro xỉ, TB:TĐ = 70:30, PG: 1,15% trộn 0,5 m3 bê
tông
XM CN Đá mạt TB TĐ Nước PG
320 266 66 796 531 190 1,15%
XM: Xi măng; CN: Cát nghiền; TB: Tro bay; TĐ: Tro đáy; PG: Phụ gia
Về quá trình cấp liệu không có gì thay đổi với cấp phối trước, ban đầu
cấp cốt liệu thô ( cát nghiền, đá mạt, tro đáy) vào cối trộn, sau đó cấp xi măng
và tro bay, tiếp theo cấp cấp nước và phụ gia, tiến hành giai đoạn trộn ướt, kết
thúc xả hỗn hợp bê tông.
Về chu trình thời gian trộn hỗn hợp đối với cấp phối này như sau: Thời
gian trộn khô vật liệu thô là 15 giây, sau đó cấp xi măng và tro bay trộn tiếp 20
giây, tiếp theo xả nước và phụ gia trộn tiếp 80 giây rồi xả bê tông trong 45 giây
thì hoàn thành 1 mẻ trộn.

23
Hình 3.3 : Sản phẩm tấm tường 80% tro xỉ thay thế cốt liệu tự nhiên
Đánh giá chất lượng, có khả năng tạo hình tốt, bề mặt phẳng nhẵn, sản
phẩm có độ đặc chắc, ngoại hình đánh giá sản phẩm đạt yêu cầu.
IV/ Đề xuất công lựa chọn các thông số công nghệ quá trình trộn hỗn hợp
bê tông
4.1/ Yêu cầu
Các thông số công nghệ quá trình trộn hỗn hợp bê tông sản xuất tấm tường phải
đáp ứng được yêu cầu sau
Phù hợp với điều kiện thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện có ở
Việt nam
Thông số tường minh dễ dàng hiệu chỉnh, gắn liền với các công đoạn
trong quá trình sản xuất lần lượt từ đầu đến cuối chu trình.
4.2/ Đề xuất thông số công nghệ
Theo tổng hợp phân tích nêu trên đề tài đề xuất thông số công nghệ quá
trình trộn hỗn hợp bê tông trong sản xuất tấm tường như sau
Về thứ tự cấp vật liệu:
Cốt liệu thô ( cát nghiền, đá mạt, tro đáy) được cấp vào cối trước tiên,
tiếp theo đến xi măng và tro bay, sau đó cấp nước và phụ gia
Về chu trình thời gian trộn hỗn hợp
Tổng thời gian trộn 1 chu trình là 160 giây trong đó
 Bước 1: Cấp vật liệu đá mạt, xỉ đáy, cát nghiền vào cối trộn, tiến hành
trộn khô trong thời gian 15 giây

24
 Bước 2: Sau thời gian trộn khô cấp vật liệu bột ( xi măng và tro bay) vào
cối trộn, tiến hành trộn trong thời gian 20 giây
 Bước 3: Sau thời gian trộn 20 giây ở bước 2 tiến hành câp nước và phụ
gia vào cối trộn
 Bước 4: Tiến hành thời gian trộn ướt trong vòng 80 giây
 Bước 5: Xả hỗn hỗn hợp vật liệu trong thời gian 45 giây, kết thúc chu
trình.
V/ Kết luận
Chuyên đề đã phân tích, đánh giá các thông số công nghệ quá trình trộn
hỗn hợp bê tông. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá có thể đưa ra một số kết
luận sau:

Để đưa ra thông số công nghệ cho quá trình trộn hỗn hợp bê tông cần
phải xét đến tổng thể quá trình định lượng, cấp vật liệu và chu trình trộn, vì
thông số công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác, thời gian định lương,
thứ tự cấp vật liệu và các bước trong quá trình trộn hỗn hợp.
Đối với trạm trộn sản xuất bê tông cấu kiện, có các thành phần vật liệu
với khối lượng không lớn, đòi hỏi độ chính xác đo lường cao, nên sử dụng hệ
thống định lượng độc lập cho các thành phần vật liệu. Vật liệu hạt mịn chiếm tỷ
lệ lớn, để đạt được độ đồng nhất cao nên sử dụng cối trộn cưỡng bức kiểu hành
tinh. Cần trang bị cảm biến đo độ ẩm tại các ngăn chứa vật liệu thô, để xác định
tức thời độ ẩm vật liệu, bù trừ trực tiếp lượng nước cho từng mẻ trộn, đảm bảo
chất lượng hỗn hợp ra luôn đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.
VI/Tài liệu tham khảo
[1] The choice of concrete mixers for the concrete preparation - Batraz
Kaitukov, Mihail Stepanov and Pavel Kapyrin ( January 2018)
[2] The Benefits of Twin-Shaft Mixing - Jun 06, 2012
Powderbulksolids.com
[3] Wear resistance of blades in planetary concrete mixers. Design of a new
improved blade shape and 2D validation - Maria Cristina Valigia, Silvia
Logozzoa, Mirko Rinchib
[4] Weigh Batching: The Benefits of an Automated System - David Boger
Flexicon Corporation
[5] TCVN 9340:2012: Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh gía
chất lượng và nghiệm thu.

25

You might also like