You are on page 1of 21

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Địa chỉ: Số 235 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 024. 38581111 Fax: 024. 38581112 Website: www.vibm.vn Email: vienvlxd@vibm.vn

ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ


CỐT LIỆU TỰ NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG
BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS LÊ TRUNG THÀNH

BÁO CÁO
Công việc 1 : Sản xuất thử nghiệm 500 sản phẩm tấm tường, kích thước
3200x600x100mm, có chất lượng đáp ứng TCVN 11524:2016

NỘI DUNG 7.2


TỔ CHỨC SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THEO
CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP CỦA HÃNG WEILER – ĐỨC

NỘI DUNG 7
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN SỬ
DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 11/2023
BỘ XÂY DỰNG
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Địa chỉ: Số 235 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 024. 38581111 Fax: 024. 38581112 Website: www.vibm.vn Email: vienvlxd@vibm.vn

ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ


CỐT LIỆU TỰ NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG
BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

BÁO CÁO
Công việc 1 : Sản xuất thử nghiệm 500 sản phẩm tấm tường, kích thước
3200x600x100mm, có chất lượng đáp ứng TCVN 11524:2016
NỘI DUNG 7.2
TỔ CHỨC SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THEO
CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP CỦA HÃNG WEILER – ĐỨC

NỘI DUNG 7
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN SỬ
DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Trung Thành
Trung tâm XM&BT: ThS. Nguyễn Văn Đoàn
Phòng KHKT: TS. Trịnh Minh Đạt

CÁN BỘ THỰC HIỆN VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Họ và tên Chữ ký

Lê Trung Thành

Phạm Hữu Thiên

Vũ Văn Linh

Dương Thanh Qui

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................2

DANH MỤC HÌNH.............................................................................................3

1. Mục tiêu.........................................................................................................4

2.1. Nguyên vật liệu sử dụng...............................................................................5

3. Cấp phối sản xuất thực tế...........................................................................10

4. Quy trình sản xuất......................................................................................11

5. Một số lưu ý khi sản xuất...........................................................................14

6. Kết quả sản xuất..........................................................................................18

7. Kết luận........................................................................................................19

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB40 Nghi Sơn.................................5
Bảng 2. 2 Tính chất cơ lý của đá dăm...................................................................6
Bảng 2. 3 Tính chất cơ lý của tro bay....................................................................7
Bảng 2. 4 Tính chất cơ lý của xỉ đáy.....................................................................7
Bảng 2. 5 Thông số kỹ thuật của sợi PP................................................................8
Bảng 2. 6 Tính chất của phụ gia hóa học..............................................................9
Bảng 3. 1 Cấp phối sản xuất thực tế....................................................................10
Bảng 5. 1 Ảnh hưởng của HHBT sử dụng tro xỉ đến các thông số công nghệ
trong quá trình sản xuất.......................................................................................14
Bảng 6. 1 Kết quả sản xuất sản phẩm tấm tường................................................18

3
DANH MỤC HÌNH
Hình 4. 1 Quy trình sản xuất tấm tường rỗng tại bê tông Minh Đức..................11
Hình 4. 2 Thông số công nghệ và máy đùn ép tấm tường rỗng..........................12
Hình 4. 3 Các công đoạn sản xuất tấm tường......................................................13
Hình 5. 1 Ảnh hưởng của thời gian trộn đến độ đồng nhất HHBT.....................15
Hình 5. 2 Ảnh hưởng của lượng nước dùng đến chất lượng sản phẩm...............16
Hình 5. 3 Ảnh hưởng của bê tông sử dụng tro xỉ đến thời gian dưỡng hộ..........17
Hình 5. 4 Bề mặt sợi không được phân tán đều..................................................17
Hình 6. 1 Sản phẩm tấm sau khi sản xuất...........................................................19

4
1. Mục tiêu
Mục đích của chuyên đề này là thử nghiệm quy trình sản xuất bê tông sử
dụng tro xỉ nhiệt điện với tỷ lệ tối thiểu 60% trên dây chuyền công nghiệp của
hãng Weiler extruder để tạo ra sản phẩm tấm tường có kích thước
3200x600x100mm có chất lượng đáp ứng TCVN 11524:2016.

2.1. Nguyên vật liệu sử dụng


Nguyên vật liệu được nhóm đề tài sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Xi măng Nghi Sơn PCB40, cát sông, cát nghiền 0 - 10 mm có nguồn gốc từ mỏ
đá Hòa Bình, tro bay và xỉ có nguồn gốc từ nhà máy nhiệt điện Hải Phòng,
nước, phụ gia giảm nước Drycast của hãng sika. Các tính chất của nguyên vật
liệu sử dụng cụ thể như sau:

2.1. Xi măng

Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB40 Nghi Sơn sử dụng trong nghiên
cứu được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2. 1 Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB40 Nghi Sơn


STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

1 Độ mịn, theo phương pháp Blaine cm2/g 3350

2 Lượng nước tiêu chuẩn % 28.5

Thời gian đông kết

3 - Bắt đầu phút 118

- Kết thúc phút 185

Cường độ nén

4 - 3 ngày MPa 30.8

- 28 ngày MPa 52.1

5
STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

Độ ổn định thể tích, phương pháp Le


5 mm 0.5
Chaterllier

2.2. Cát nghiền

Cốt liệu sử dụng cho chế tạo bê tông là loại có kích thước 0 -10 mm, từ đá
vôi. Tính chất cơ lý và thành phần hạt của đá thể hiện trong Bảng 2.2

Bảng 2. 2 Tính chất cơ lý của đá dăm


STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Khối lượng riêng g/cm3 2.70

2 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1436

3 Độ rỗng % 46.6

4 Hàm lượng thoi dẹt % 13.32

5 Hàm lượng bùn, bụi, sét % 0.78

6 Thành phần hạt (Lượng sót sàng tích


lũy)

10 mm % 0

5 mm % 20.5

2.5 mm % 53.6

1.25 mm % 64.9

0.63 mm % 75.4

0.315 mm % 84.9

6
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

0.14 mm % 95.6

< 0.14 mm % 100.0

2.3. Tro bay Hải Phòng

Tính chất cơ lý và thành phần hạt của tro bay Hải Phòng thể hiện trong
Bảng 2.3.

Bảng 2. 3 Tính chất cơ lý của tro bay


STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Khối lượng riêng g/cm3 2.1

2 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 870

3 Hàm lượng bùn, bụi, sét % 0

4 Mất khi nung % 7.8

5 Độ mịn

5.1 Sàng 0.09 % 8.3

5.2 Sàng 0.045 % 17.4

6 Tỷ diện bề mặt g/cm3 1930

7 Hoạt tính cường độ

7.1 7 ngày % 80.5

7.2 28 ngày % 92.6

7
2.4. Xỉ đáy Hải Phòng

Tính chất cơ lý và thành phần hạt của xỉ đáy Hải Phòng thể hiện trong
Bảng 2.4.

Bảng 2. 4 Tính chất cơ lý của xỉ đáy


STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Khối lượng riêng g/cm3 2.25

2 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 950

3 Hàm lượng bùn, bụi, sét % 0.72

4 Độ hút nước % 2.9

5 Độ ẩm % 25.5

6 Thành phần hạt (Hàm lượng tích lũy


trên sàng)

20 mm % 0

10 mm % 0

5 mm % 21.2

2.5 mm % 46.8

1.25 mm % 55.22

0.63 mm % 62.25

0.315 mm % 67.38

0.14 mm %
85.9

2.5. Sợi PP
8
Sợi PP xuất xứ từ Trung Quốc do Công Ty Tnhh Đầu Tư Thương Mại Và Thiết
Bị Công Nghệ Hà An cung cấp. Tính chất cơ bản của sợi được thể hiện trong
bảng sau:

Bảng 2. 5 Thông số kỹ thuật của sợi PP


STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Thông số
1 Màu sắc trắng
Sợi đơn
2 Loại sợi
(monofilament)
3 Chiều dài sợi mm 12
4 Đường kính sợi mm 20-30 µm
5 Khối lượng riêng g/cm3 0.91
6 Độ dãn dài khi đứt % 20±5
7 Lực kéo đứt Mpa 450
8 Mô đun đàn hồi Gpa 3,5
2.6. Phụ gia hóa học

Phụ gia hóa học sử dụng cho nghiên cứu là loại Drycast của hãng sika.
Đây là loại phụ gia hỗn hợp gốc Lignosulfanate và chất hoạt động bề mặt đang
được sử dụng nhiều cho bê tông không có độ sụt hoặc bê tông khô hiện nay. Một
số chỉ tiêu tính chất cơ bản của loại phụ gia này thể hiện trong Bảng 2.6.

Bảng 2. 6 Tính chất của phụ gia hóa học


Phương pháp
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
thí nghiệm

1 Tỷ trọng g/cm3 1.12 TCVN 8826:2011

2 Hàm lượng ion clorua % < 0.001 TCVN 8826:2011

3 Cường độ nén so với TCVN 8826:2011


mẫu đối chứng

9
Phương pháp
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
thí nghiệm

3 ngày % 111.4

7 ngày % 105.5

28 ngày % 103.2

Thời gian đông kết so


với mẫu đối chứng
4 TCVN 8826:2011
Bắt đầu đông kết Giờ -0.5

Kết thúc đông kết Giờ -1.1

Khả năng giảm nước so


5 % 7.6 TCVN 8826:2011
với mẫu đối chứng

3. Cấp phối sản xuất thực tế


Cấp phối sản xuất được tính toán dựa theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối
với 06 nhóm cấp phối, trong đó lượng dùng xi măng lần lượt là 320, 380 và 440
kg, tỷ lệ phối trộn giữa tro bay:xỉ đáy = 60:40 với tỷ lệ thay thế cốt liệu tự nhiên
lần lượt là 0, 80 và 100% và 01 cấp phối sử dụng 0.5% sợi PP. Các cấp phối thí
nghiệm là cấp phối đạt kết quả tối ưu ở trong phòng thí nghiệm được lựa chọn
để sản xuất thực tế tại nhà máy. Cấp phối thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Cấp phối sản xuất thực tế

10
Hàm Sợi
ST CN XM TB XĐ PGH Nướ
Nhóm CP lượng PP
T (kg) (kg) (kg) (kg) H (lit) c (lit)
TX (%) (kg)

210
1 C380.TX0 0 380 0 0 0 3.8 120
0

2 C380.TX80 80 310 380 745 497 0 3.8 212

3 C440.TX80 80 301 440 722 482 0 4.4 212

4 C320.TX80 80 320 320 769 512 0 3.8 212

C380.TX80.PP0.
5 80 310 380 745 497 4.55 3.8 212
5

6 C380.TX100 100 0 380 868 579 0 3.8 238

4. Quy trình sản xuất


Quy trình sản xuất thực tế trên dây chuyền công nghệ Weiler extruder tại nhà
máy bê tông Minh Đức, có địa chỉ tại cụm công nghiệp Sơn Đông, Sơn Tây, Hà
Nội được trình bày theo sơ đồ sau đây:

11
PG công nghệ
XM hỗn hợp Cốt liệu Nước

lượng lượng lượng lượng


Định Định Định Định

Trộn HH bê tông

Vận chuyển HHBT đến


và đổ vào thiết bị đùn
ép

Đùn, đầm rung bê tông

Dưỡng hộ
tấm

Vệ sinh
Cắt tấm theo khuôn
kích thước
chuẩn

Hoàn thiện tấm và vận


chuyển về kho chứa

Hình 4. 1 Quy trình sản xuất tấm tường rỗng tại bê tông Minh Đức
Các nguyên vật liệu sau khi tập kết tại nhà máy được đưa vào các bunke chứa khác
nhau, riêng đối với xi măng và tro bay do tính chất vật liệu được chứa trong các silô.
Sau đó các nguyên vật liệu được định lượng theo cấp phối thiết kế và được vận chuyển
bằng băng tải đến máy trộn bê tông kiểu hành tinh. Tại đây, để đảm bảo đồng nhất hỗn
hợp nguyên vật liệu được trộn khô trong vòng 60-90 giây, tiếp tục trộn thêm nước 2/3
nước trong thời gian 120-240 giây để hỗn hợp được bão hòa bề mặt, sau đó trộn thêm
1/3 nước còn lại và phụ gia trong vòng 120-240 giây trước khi cho xả hỗn hợp vào
bằng truyền. Lưu ý, trong quá trình trộn lượng nước phải được điều chỉnh sao cho độ
ẩm của hỗn hợp bê tông phải dao động trong khoảng từ 6-8% để phù hợp với quá trình
tạo hình. Tại băng truyền bê tông được di chuyển, xả vào thùng cấp liệu và được tạo
hình bằng máy đùn ép. Để tạo hình sản phẩm tấm tường, máy đùn ép sẽ rải HHBT sau
12
trộn theo các đường băng dài khoảng 150m đã được chuẩn bị sẵn theo nguyên lý máy
đùn ép di chuyển và sản phẩm tấm cố định trên đường bằng.

Hình 4. 2 Thông số công nghệ và máy đùn ép tấm tường rỗng


Sau khi tạo hình xong, tấm bê tông được dưỡng hộ tai chỗ trong thời gian nhất định,
thông thường khoảng 24 giờ trước khi được cắt, hoàn thiệt bề mặt và vận chuyển ra
kho chứa tại nhà máy.

a) Định lượng và trộn BT b) Vận chuyển HHBT tới máy đùn

13
c) Đùn ép thành tấm d) Bảo dưỡng

e) Cắt tấm sau khi đạt cường độ f) Vận chuyển tấm bằng cầu trục

g) Sản phẩm tấm tường

Hình 4. 3 Các công đoạn sản xuất tấm tường


5. Một số lưu ý khi sản xuất
Trong quá trình sản xuất tấm tường sử dụng tro xỉ nhiệt điện, nhóm đề tài
nhận thấy có sự khác biệt về các thông số công nghệ giữa các cấp phối sử dụng
14
tro xỉ và cấp phối đối chứng, vì vậy để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt cần lưu
ý một số vấn đề về thông số công nghệ như sau:

Bảng 5. 1 Ảnh hưởng của HHBT sử dụng tro xỉ đến các thông số công nghệ
trong quá trình sản xuất
Kết quả
Thông số kỹ CP
thuật đối C380.TX80 C440.TX80 C320.TX80 C380.TX80.PP0.5 C380.TX100
chứng
Thời gian
trộn mẫu 1.5-2.0 3-4 3-4 3-4 3-4 3-4
(Phút)
Tần số trục
37-48 26-30 20-28 28 20-23 25-30
vít (Hz)
Sự nén chặt
57-73 81-94 78-87 75-84 73-80 72-87
(%)
Tần số rung
37-50 48-51 40-43 48 30-43 32-43
(Hz)
Tốc độ di
chuyển 1.1-1.5 0.9-1.2 0.5-0.6 0.8-1.0 0.6-0.9 0.9-1.0
(m/phút)
Thời gian
dưỡng hộ sản 17-18 22-24 18-20 30-32 30-35 28-30
phẩm (giờ)

 Thời gian trộn: HHBT sử dụng tro xỉ nhiệt điện do có hàm lượng hạt mịn
lớn, trong quá trình trộn dễ xảy ra hiện tượng vón cục, dính bết gây khó khăn
trong quá trình tạo hình và làm giảm chất lượng sản phẩm vì vậy để HHBT có
sự đồng nhất cao cần phải tăng thêm thời gian trộn so mới cấp phối đối chứng
tại nhà máy.

15
a) Thời gian trộn ngắn b) Thời gian trộn hợp lý

Hình 5. 1 Ảnh hưởng của thời gian trộn đến độ đồng nhất HHBT
 Độ dẻo: So với HHBT sử dụng cốt liệu tự nhiên, để quá trình tạo hình sản
phẩm được tối ưu nhất độ dẻo của HHBT sử dụng tro xỉ thường cao hơn. Tuy
nhiên, trong HHBT này phần lớn là thành phần hạt mịn tương đối nhạy cảm với
nước, trong quá trình sản xuất nếu lượng nước dùng lớn sẽ gây ra hiện tượng
dính bết và ngược lại sẽ gây ra các vấn đề nứt bề mặt nếu lượng dùng nước chưa
đạt, vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm lượng nước sử dụng để nhào trộn
thường được khống chế trong khoảng từ 8-10%.

a) HHBT nhiều nước b) HHBT ít nước

16
c) HHBT đạt lượng nước yêu cầu

Hình 5. 2 Ảnh hưởng của lượng nước dùng đến chất lượng sản phẩm
 Thông số đùn ép: Ảnh hưởng của HHBT sử dụng tro xỉ đến khả năng
đùn ép và tốc độ tạo hình của sản phẩm được thể hiện qua các thông số như tần
số trục vít, sự nén chặt, tần số rung và tốc độ di chuyển. Có thể thấy rằng, tốc độ
tạo hình sản phẩm tấm tường khi sử dụng tro xỉ chậm hơn tương đối nhiều so
với cấp phối đối chứng, khoảng từ 20-50% điều này được thể hiện qua 02 thông
số công nghệ là tần số trục vít và tốc độ di chuyển. Nguyên nhân do tro xỉ là loại
vật liệu có tỷ diện tích bề mặt lớn, rất dễ dính bết trong quá trình tạo hình, vì vậy
để sản phẩm đạt chất lượng cao, tốc độ đùn và tạo hình sản phẩm thường thấp
hơn. Ngoài ra, để tạo được tấm có chất lượng cao về áp lực đùn của HHBT sử
dụng tro xỉ cũng phải cao hơn so với cấp phối đối chứng, điều này thể hiện qua
thông số sự nén chặt và tần số rung.
 Về thời gian dưỡng hộ mẫu: Do đặc điểm của loại bê tông sử dụng cốt
liệu tro xỉ có cường độ và sự phát biển cường độ ban đầu là tương đối thấp, chỉ
bằng khoảng 50-60% so với cấp phối đối chứng, vì vậy để chất lượng tấm không
bị ảnh hưởng, thời gian dưỡng hộ thường kéo dài từ 18-35 tiếng, cao hơn cấp
phối đối chứng từ 1-2 lần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để tăng nhanh tốc
độ xoay vòng sản xuất, có thể sử dụng phương pháp dưỡng hộ nhiệt, nhằm thúc
đẩy nhanh quá trình thuỷ hoá và phát triển cường độ sớm.

17
a) Tấm bị nhấc sớm b) Tấm nhấc khi đạt cường độ

Hình 5. 3 Ảnh hưởng của bê tông sử dụng tro xỉ đến thời gian dưỡng hộ
 Chất lượng tấm khi sử dụng sợi PP: Để phân tán và đồng nhất được
sợi trong HHBT yêu cầu loại máy trộn bê tông có lực khoẻ và tốc độ quay
cao, tuy nhiên trong quá trình sản xuất tại nhà máy quá trình trộn được
thực hiện trên máy trộn hành tinh có tốc độ quay hạn chế từ đó làm quá
trình phân tán sợi trong bê tông chưa được tốt làm giảm chất lượng tấm.

Hình 5. 4 Bề mặt sợi không được phân tán đều

6. Kết quả sản xuất


Đề tài đã tiến hành sản xuất thành công 520 tấm sản phẩm trong vòng 6
ngày, thời gian sản xuất từ 22/9-27/9/2023. Kết quả được trình bày cụ thể trong
bảng dưới đây:

18
Bảng 6. 1 Kết quả sản xuất sản phẩm tấm tường

Số lượng sản phẩm tấm tường


STT Nhóm CP sản xuất thực tế tại nhà máy bê
tông Minh Đức

1 C380.TX0 20

2 C380.TX80 200

3 C440.TX80 240

4 C320.TX80 20

5 C380.TX80.PP0.5 20

6 C380.TX100 20

Tổng 520

a) Sản phẩm sau khi tạo hình b) Dưỡng hộ sản phẩm

19
c) Bãi chứa sản phẩm d) Vận chuyển đi lắp đặt

Hình 6. 1 Sản phẩm tấm sau khi sản xuất


7. Kết luận
Qua quá trình sản xuất thử nghiệm 500 sản phẩm tấm tường rỗng, kích
thước 3130x600x100mm nhóm đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
 Đã hoàn thành việc sản xuất thử nghiệm 500 sản phẩm tấm tường rỗng,
kích thước 3130x600x100mm với 6 cấp phối khác nhau, trong đó có 4 cấp phối
sử dụng tối thiểu 80% tro xỉ với tỷ lệ phối trộn giữa tro bay:xỉ đáy = 60:40 và
lượng dùng xi măng lần lượt từ 320, 380 và 440kg, 1 cấp phối sử dụng kết hợp
tro xỉ và sợi PP và 1 cấp phối đối chứng.
 Hoàn toàn sản xuất được sản phẩm tấm tường sử dụng đến 100% tro xỉ
nhiệt điện để thay thế cốt liệu tự nhiên theo YCKT của TCVN 11524:2016.
 Khi sử dụng cốt sợi trong cấp phối vật liệu, cần xem xét cải tiến máy trộn
hoặc lựa chọn loại máy trộn phù hợp.
 Để đạt được tấm tường sử dụng tro xỉ nhiệt điện có chất lượng cao hoặc
tương đương với tấm đối chứng cần phải điều chỉnh một số thông số công nghệ
như thời gian trộn và độ dẻo của HHBT, các thông số của máy đùn ép, thời gian
bảo dưỡng,…

20

You might also like