You are on page 1of 32

CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO

(ME2071)
BÀI TẬP SỐ 08
NHÓM 11 – LỚP L03
STT HỌ TÊN MSSV PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ

1 PHẠM LÊ NHUẬN PHÁT 2111988 Phân việc, câu 1, kiểm tra 100%
2 NGUYỄN NGỌC THIỆN PHÚC 2112050 Tổng hợp PPT, câu 2 100%
3 NGUYỄN TẤN SANG 2114638 Câu 5 100%
4 VÕ THÀNH TÀI 2114703 Câu 3 100%
5 TRẦN DUY TÂN 2114735 Câu 4 100%
6 TRỊNH ĐỨC TRUNG 1953054 Câu 5 100%

GVHD: THẦY PHAN HOÀNG LONG


CÂU 1: TRÌNH BÀY SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP GIA
CÔNG TRUYỀN THỐNG SO VỚI KHÔNG TRUYỀN THỐNG
CÂU 2: PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG KHÔNG
TRUYỀN THỐNG DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?
CÂU 3: KỂ TÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHO MỖI NHÓM NĂNG
LƯỢNG ĐƯỢC DÙNG
CÂU 4: TẠI SAO NÓI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG KHÔNG
TRUYỀN THỐNG LÀ QUAN TRỌNG?
CÂU 5: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG
BẰNG SIÊU ÂM (VẼ HÌNH MINH HỌA)? KHẢ NĂNG CÔNG
NGHỆ VÀ VIDEO ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG
BẰNG SIÊU ÂM
CÂU 1: TRÌNH BÀY SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP GIA
CÔNG TRUYỀN THỐNG SO VỚI KHÔNG TRUYỀN THỐNG
Phương pháp gia công truyền thống

 Cần sự can thiệp trực tiếp của thợ gia công và có


khả năng thao tác các công cụ cơ học như máy
tiện, máy phay, và máy mài. Đòi hỏi kỹ thuật viên
có kinh nghiệm và kỹ năng để vận hành và điều
chỉnh máy móc.
 Nhu cầu về thợ gia công trong phương pháp
truyền thống thường cao, đặc biệt là trong các
ngành công nghiệp chế tạo truyền thống như gia
công kim loại hoặc gỗ. Chính vì thế, chi phí lao
động lớn.
 Thời gian chờ đợi có thể lớn do quá trình gia công
kéo dài và phức tạp.
 Chi phí máy móc và thiết bị: Các máy móc và thiết
bị truyền thống thường có giá thành thấp hơn so
với các công nghệ hiện đại.
 Có thể gây ra ô nhiễm môi trường do sử dụng dầu
cắt, chất làm mát và các chất phụ gia khác.
 Có khả năng tạo ra các chi tiết lớn với kích thước
lớn và trọng lượng nặng nhưng độ chính xác và
chất lượng bề mặt không cao.
 Hiệu suất sản xuất: Tùy thuộc vào mức độ tự động
hoá và hiệu suất của máy móc, phương pháp này
có thể có hiệu suất sản xuất thấp hơn so với các
phương pháp hiện đại.
Phương pháp gia công không truyền thống

 Thường không yêu cầu sự can thiệp trực tiếp của


thợ gia công, vì nhiều quy trình có thể được tự
động hóa hoặc được kiểm soát bởi máy móc. Đôi
khi, các quy trình gia công không truyền thống có
thể đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu và kỹ năng đặc
biệt, như sử dụng siêu âm, laser, EDM (Electrical
Discharge Machining), và máy in 3D nên chi phí
máy móc cao hơn so với phương pháp gia công
truyền thống.
 Nhu cầu về thợ gia công có thể thấp hơn, đặc biệt
là trong các quy trình được tự động hoá hoặc được
kiểm soát bởi máy móc nên giảm được chi phí lao
động.
 Thời gian chờ thành phẩm thường ngắn hơn do
nhiều quy trình có thể được tự động hoá hoặc thực
hiện bằng máy móc, giảm thiểu thời gian làm thủ
công.
 Tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao và các
hình dạng phức tạp mà phương pháp truyền thống
 Đối với một số ứng dụng, phương pháp này có thể
là lựa chọn duy nhất hoặc tối ưu nhất, do khả năng
gia công các vật liệu đặc biệt như các vật liệu sinh
học hoặc vật liệu không dẫn điện.
 Hiệu suất sản xuất: Các phương pháp không
truyền thống thường có hiệu suất sản xuất cao
hơn, giúp giảm chi phí đơn vị sản phẩm.
CÂU 2: PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG
KHÔNG TRUYỀN THỐNG DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?
Dựa trên nguồn năng lượng chủ yếu để bóc tách vật liệu

 Phương pháp cơ khí: Sử dụng năng lượng cơ học


để bóc tách vật liệu, bao gồm: tia hạt mài, dòng chảy
hạt mài, tia nước, gia công bằng siêu âm.
 Phương pháp điện hóa: Sử dụng năng lượng điện
hóa để bóc tách vật liệu, bao gồm: Mài điện hóa, mài
xung điện hóa, khoan bằng dòng chất điện phân,
khoan bằng mao dẫn, gia công điện phân ống hình.
 Phương pháp nhiệt hóa: Sử dụng năng lượng nhiệt
để bóc tách vật liệu, bao gồm: Tia laser, plasma, tia
điện tử.
 Phương pháp hóa học: Sử dụng phản ứng hóa học
để bóc tách vật liệu, bao gồm: Photoresist, mài hóa
Dựa trên trạng thái vật liệu

 Gia công ở trạng thái rắn: Áp dụng cho các vật liệu
rắn, ví dụ như gia công bằng tia nước, gia công bằng
tia laser.
 Gia công ở trạng thái lỏng: Áp dụng cho các vật liệu
dạng dung dịch hoặc huyền phù, ví dụ như gia công
điện hóa, mài điện hóa.
 Gia công ở trạng thái khí: Áp dụng cho các vật liệu
dạng khí, ví dụ như gia công bằng plasma.
CÂU 3: KỂ TÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHO
MỖI NHÓM NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC DÙNG
Quá trình gia công bằng năng lượng cơ

 Gia công bằng siêu âm


 Gia công bằng tia nước (WJC) hoặc tia nước hạt mài
Quá trình gia công bằng điện hóa

 Gia công điện hóa


 Mài điện hóa
Gia công bằng năng lượng nhiệt

 Gia công bằng tia lửa điện


 Gia công bằng phóng điện của điện cực
 Cắt dây tia lửa điện
 Gia công bằng chùm tia điện tử
 Gia công bằng chùm tia laze
Gia công bằng hóa

 Gia công hóa


 Phương pháp khía
 Phương pháp tạo khoảng trống
 Phương pháp tạo khoảng trống bằng quang hóa
CÂU 4: TẠI SAO NÓI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA
CÔNG KHÔNG TRUYỀN THỐNG LÀ QUAN TRỌNG?
 Tính chính xác cao: Các phương pháp gia công không
truyền thống thường được điều khiển bằng máy tính
và có khả năng chính xác cao, giúp sản xuất ra các
sản phẩm với kích thước và độ chính xác cần thiết.
 Tăng năng suất: Sử dụng máy móc và tự động hóa
trong các phương pháp gia công không truyền thống
giúp tăng cường năng suất và giảm thời gian sản xuất
so với việc thực hiện thủ công.
 Đa dạng hóa sản phẩm: Các phương pháp gia công
không truyền thống cho phép sản xuất các chi tiết và
sản phẩm phức tạp và đa dạng mà khó có thể thực
hiện được bằng các phương pháp truyền thống.
 Giảm thiểu lãng phí: Bằng cách sử dụng máy móc và
tự động hóa, các phương pháp gia công không truyền
thống giúp giảm thiểu lãng phí vật liệu và thời gian so
với phương pháp thủ công.
 Tính linh hoạt: Các phương pháp gia công không
truyền thống thường linh hoạt và có thể dễ dàng thay
đổi để sản xuất các sản phẩm khác nhau mà không
cần phải thay đổi hoàn toàn quy trình sản xuất.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tự động hóa trong
các phương pháp gia công không truyền thống giúp
giảm thiểu sai sót và tăng tính nhất quán trong sản
xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
CÂU 5: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA PHƯƠNG
PHÁP GIA CÔNG BẰNG SIÊU ÂM (VẼ HÌNH
MINH HỌA)? KHẢ NĂNG CÔNG NGHỆ VÀ
VIDEO ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIA
CÔNG BẰNG SIÊU ÂM
Nguyên lý làm việc của phương pháp gia công bằng siêu
âm (vẽ hình minh họa)?
 Nguyên lý làm việc
Gia công bằng siêu âm (Ultrasonic machining - USM) là
phương pháp gia công không truyền thống trong đó các hạt mài ở
dạng sệt và được chuyển động ở vận tốc cao so với chi tiết gia công
bằng dao động của một dụng cụ ở biên độ thấp xung quanh
0.075mm (0,003in) và với tần số cao, khoảng 20.000 Hz. Dụng cụ
dao động theo hướng vuông góc với bề mặt chi tiết và chuyền động
chậm (s) vào chi tiết, từ đó hình dạng của bề mặt gia công được
hình thành trên chi tiết. Tất nhiên dưới va đập của hạt mài lên bể
mặt chi tiết, quá trình cắt được thực hiện.
Hình 2.9 Hình ảnh tổng quát của phương pháp gia công
bằng siêu âm được minh họa trên
 Dụng cụ phổ biến được dùng trong siêu âm bao gồm thép mềm và
thép Inox.
 Vật liệu hạt mài trong gia công siêu âm thường là ôxit nhôm,
cácbit silic và kim cương. Kích thước hạt trong phạm vi khoảng
100 đến 2000. Biên độ dao động nên lấy xấp xi bằng kích thước
hạt và kích thước khe hở nên giữ khoảng hai lần kích thước hạt. Độ
nhám bề mặt khi gia công bằng siêu âm phụ thuộc nhiều yếu tô
như kích thước hạt mài, tần số, biên độ và khe hở giữa dụng cụ và
bề mặt gia công. Ngoài ra còn phụ thuộc vào năng suất gia công.
Đối với vật liệu đã cho trước, năng suất khi gia công sẽ tăng khi
tăng tần số và biên độ của dao động. Quan hệ này được thể hiện
Khả năng công nghệ và video ứng dụng của phương
pháp gia công siêu âm

 Gia công chính xác cao: Siêu âm cho phép thực hiện
các quá trình chính xác với độ đồng nhất cao. Điều
này rất quan trọng trong sản xuất các chi tiết cơ khí có
yêu cầu về kích thước và hình dạng chính xác.
 Tốc độ gia công nhanh: Siêu âm có thể thực hiện các
quá trình gia công nhanh chóng, giúp tăng năng suất
sản xuất.
 Khả năng gia công các vật liệu khó gia công: Phương
pháp siêu âm có thể được sử dụng để gia công các
vật liệu khó gia công như kim loại cứng, các hợp kim
và các vật liệu composite.
 Không làm biến dạng vật liệu: Trong nhiều trường
hợp, siêu âm có thể thực hiện gia công mà không làm
biến dạng vật liệu, đặc biệt là trong các quy trình gia
công vật liệu mềm và dễ biến dạng.
 Tiết kiệm năng lượng: Siêu âm thường tiêu tốn ít năng
lượng hơn so với các phương pháp gia công truyền
thống, giúp giảm chi phí sản xuất.
 Khả năng kết hợp với các phương pháp khác: Siêu
âm có thể kết hợp với các phương pháp khác như cắt
laser, gia công CNC, hoặc gia công điện hóa để tạo ra
các quá trình gia công phức tạp và đa dạng hóa các
ứng dụng sản xuất.
 Kiểm soát chất lượng cao: Phương pháp siêu âm
thường đi kèm với các hệ thống kiểm soát tự động và
giám sát chất lượng, giúp đảm bảo tính chính xác và
đồng nhất của sản phẩm.
Video ứng dụng của phương pháp gia công siêu âm
Video ứng dụng của phương pháp gia công siêu âm
THANK FOR YOUR LISTENING!!

You might also like