You are on page 1of 12

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
---------------------------------

BÀI TẬP BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH


ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH
(MÃ MÔN HỌC: 602044)

ĐỀ TÀI: ĐIỀU KHIỂN VÀ XỬ LÝ ẢNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP


SEM TEM VỀ CẤU TRÚC VẬT LIỆU
Giảng viên hướng dẫn: GVC,TS.TRẦN VĂN NGŨ
TS.TRẦN VIỆT HÙNG
Sinh viên thực hiện MSSV

1.

2.

3.

4.

5.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy/ cô
trong Khoa Khoa học ứng dụng đã tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tiếp nhận những
vốn kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất đến thầy Trần Văn
Ngũ, trưởng bộ môn hóa lý kỹ thuật, Khoa Khoa học ứng dụng thuộc trường Đại Học
Tôn Đức Thắng và thầy Trần Việt Hùng những người đã đồng hành cùng chúng em ở
môn điều khiển quá trình. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn học này, các
thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu
cho chúng em.
Được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy, chúng em đã từng bước sửa đổi những sai sót,
được giải đáp những thắc mắc cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện bài
báo cáo. Qua các yêu cầu mà bài tập ứng dụng đề ra, chúng em đã có cơ hội hiểu rõ hơn
những ứng dụng của môn học vào thực tiễn.
Tập thể nhóm đã cố gắng hết sức hỗ trợ nhau để hoàn thành bài báo cáo một cách
tốt nhất. Tuy nhiên, do hạn chế khách quan và chủ quan bài báo cáo của chúng em khó
tránh khỏi sự sai sót nhất định. Tập thể nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến, đóng
góp và nhận xét từ thầy để có thể hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình.
NHÓM EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY!
LỜI MỞ ĐẦU
Điều khiển quá trình là một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của kỹ thuật điều khiển
trong các ngành công nghiệp năng lượng và hóa chất ( gọi chung là công nghiệp chế biến
process industry), là môn khoa học nghiên cứu về tĩnh học tĩnh và động học của sự biến
đổi lý hóa trong các quá trình sản xuất công nghiệp, phục vụ cho việc thiết kế các
thiết bị công nghệ và hệ thống điều khiển các quá trình công nghệ đó. Do vậy điều
khiển quá trình là cốt lõi của hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ.
Nghiên cứu hệ điều khiển quá trình theo hai hướng tiếp cận: hướng thứ nhất thuộc
các nhà công nghệ điều khiển quá trình phục vụ khâu thiết kế dây chuyền thiết bị
công nghệ và đề xuất nhiệm vụ điều khiển quá trình. Hướng thứ hai là nghiên cứu về
điều khiển và tự động hóa để thiết kế, lắp đặt, điều chỉnh và vận hành nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và an toàn cho con người, máy móc và môi
trường.
Vậy cho nên việc nghiên cứu các lĩnh vực trong điều khiển quá trình, cụ thể là
trong quá trình điều khiển xử lý ảnh bằng phương pháp SEM,TEM về cấu trúc của các
vật liệu không chỉ là một điều thiết yếu cho ngành Kỹ thuật hóa học mà còn đóng vai trò
hết sức quan trọng cho nền công nghiệp hiện đại.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. Đặt vấn đề:
- Mắt người bình thường có thể quan sát những vật nhỏ nhất khoảng 1mm. Với các mẫu
vật có kích thước micromet hay nanomet, chúng ta cần tới các công cụ hỗ trợ như kính
hiển vi quang học hoặc kính hiển vi điện tử. Vì thế, việc xử lý những mẫu chụp SEM
TEM đánh về kích thước mẫu đã đặt kích thước micro hay nano trong những nghiên cứu
là một công việc cần được quan tâm.
- Việc điều khiển và chụp bề mặt của vật liệu, hay thậm chí là thành phần bên trong của
vật liệu là một việc cần thiêt để kiểm tra sự phân bố cấu trúc của hợp chất, từ đó đảm bảo
tính nhất quán và chất lượng của vật liệu.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
- Ứng dụng những kiến thức đã học về điều khiển quá trình vào thực tế, mô phỏng và
điều khiển hệ thống bằng phần mềm Node-Red, hiểu rõ được quá trình hoạt động. Từ đó
sử dụng vào các ngành vật liệu hiện đại. Qua đó phát hiện và cải thiện các sai sót trong
quy trình điều khiển cụ thể. Cũng như, cải tiến các ưu điểm để đạt được chất lượng đầu ra
tốt nhất.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung mô phỏng trên phần mềm Node Red và kết hợp sử dụng AutoCad, xây dụng
được mô hình điều khiển giả định. Tạo hệ thống nhận và xử lý thông tin để kiểm tra kết
quả và xử lý những sai số.
CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ (SEM,
TEM) – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

II.1. Kính hiển vi điện tử quét (tiếng Anh: Scanning Electron Microscope, SEM):

Kính hiển vi điện tử quét (tiếng Anh: Scanning Electron Microscope, thường
viết tắt là SEM), là một loại kính
hiển vi điện tử có thể tạo ra ảnh
với độ phân giải cao của bề mặt
mẫu vật rắn bằng cách sử dụng
một chùm điện tử (chùm các
electron) hẹp quét trên bề mặt
mẫu.

Việc tạo ảnh của mẫu vật


được thực hiện thông qua việc ghi
nhận và phân tích các bức xạ phát
ra từ tương tác của chùm điện tử
với bề mặt mẫu vật. Có nghĩa là SEM cũng nằm trong nhóm các thiết bị phân tích
vi cấu trúc vật rắn bằng chùm điện tử.

II.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (tiếng Anh: transmission electron
microscopy, TEM):
Kính hiển vi điện tử truyền qua (tiếng Anh: transmission electron
microscopy, viết tắt: TEM) là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng
chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các
thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể
tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy
chụp kỹ thuật số.

Về mặt nguyên lý, TEM cũng có


cấu trúc tương tự như kính hiển vi
quang học với nguồn sáng (lúc này là
nguồn điện tử), các hệ thấu kính (hội tụ,
tạo ảnh…), các khẩu độ… Tuy nhiên,
TEM đã vượt xa khả năng của một kính
hiển vi truyền thống ngoài việc quan sát
vật nhỏ, đến các khả năng phân tích đặc
biệt mà kính hiển vi quang học cũng
như nhiều loại kính hiển vi khác không
thể có nhờ tương tác giữa chùm điện tử
với mẫu.

II.3. So sánh SEM và TEM:

TEM SEM
Tạo ra ảnh thật với khả năng phân SEM không đòi hỏi mẫu phải
giải tới cấp độ nguyên tử, cùng mỏng như TEM, tức là ta không
với chất lượng cao đặc biệt. cần phá hủy mẫu.
TEM cho ra hình ảnh về cấu trúc SEM có thể cho ngay ảnh với độ
vi mô bên trong mẫu vật rắn, phân giải cao mà không phải xử lý
Ưu
khác hẳn với các kiểu kính hiển mẫu quá vất vả, hoặc phải phá
điểm
vi khác. mẫu.
Tốc độ ghi ảnh của TEM rất cao, Hoạt động dễ dàng, không đòi hỏi
cho phép chụp ảnh động, quay nhiều thiết bị đắt tiền như TEM
video các quá trình động trong Giá thành của SEM cũng còn thấp
chất rắn. hơn TEM rất nhiều.
Nhược TEM là một thiết bị rất đắt tiền. SEM chỉ có thể chụp được ảnh của
điểm Một TEM bình thường có giá từ các mẫu dẫn điện.
1-2 triệu USD. SEM chỉ cho banj hình ảnh vi cấu
TEM cần nột phòng thí nghiệm trúc bề mặt, chứ không phải cấu
tiêu chuẩn rất khắt khe về độ ẩm, trúc thật của vật liệu.
độ sạch không khí, sự ổn định cao Độ phân giải của SEM thấp hơn
của nhiệt độ và điện áp, cách ly rất nhiều so với TEM
hoàn toàn mọi tiếng ồn, mọi sự
rung động nhỏ nhất.
Yêu cầu về mẫu rất khắt khe nên
cần đòi hỏi một phòng thí nghiệm
riêng để xử lý mẫu cực tinh vi,
cần phải đạt được độ mỏng nhất
định.
Các hệ thống của TEM nằm trong
buồng chân không siêu cao, đòi
hỏi phải có những thao tác chính
xác, tuân thử một cách nghiêm
ngặt các quy trình phức tạp.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU


3.1. Điều khiển quá trình công nghệ
Điều khiển quá trình là ứng dụng kỹ thuật điều khiển tự động trong điều
khiển, vận hành, giám sát các quá trình công nghệ, nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và an toàn cho con người và môi
trường.

Mục đích điều khiển quá trình:


 Đảm bảo vận hành hệ thống ổn định và trơn tru.
 Đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.
 Đảm bảo vận hành hệ thống an toàn.
 Bảo vệ môi trường.
 Nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội.

3.2. Phương pháp điều khiển


Phương pháp điều khiển được sử dụng cho hệ thống xử lỷ ảnh SEM,
TEM sử dụng sách lược điều khiển phản hồi và bộ điều khiển ON –
OFF
Hình 3.1. Sơ đồ mang tính nguyên tắc của sách lược điều khiển phản hồi

Sách lược điều khiển phản hồi, bộ phận tiếp nhận, chuyển đổi và truyền tín hiệu do lấy tín hiệu
của chính biến cần điều khiển để truyền về bộ điều khiển thực hiện việc điều khiển để đạt giá trị
cài đặt mong muốn của biến cần điều khiển.

 Ưu điểm
- Có thể ổn định được quá trình không ổn định – điều mà sách lược điều khiển bù
nhiều hay tỷ lệ không thực hiện được.
- Chất lượng điều khiển cao do có thể triệt tiêu sự ảnh hưởng của các nhiễu không
mong muốn, không xác định được.
- Đảm bảo đạt được mục đích mong muốn hay nhu cầu cần được áp dụng với biến
cần điều khiển.

 Nhược điểm
- Tác động chậm, điều khiển không kịp thời do để “hậu quả” xảy ra rồi mới khắc phục
ảnh hưởng và tác động của nhiễu.
3.3. Bộ điều khiển ON – OFF
Bộ xử lý ON – OFF là loại 2 van trạng thái, một trạng là đóng hoặc là trạng thái mở và
cũng được xem là bộ điều khiển phản hồi. Nó giúp ta bật tắt máy dựa vào giá trị cài đặt
sẵn. Khi giá trị thấp hơn (hoặc cao hơn trong một số trường hợp) thì bộ điều khiển sẽ
bật chế độ ON và sau khi đạt giá trị mong muốn thì bộ điều khiển sẽ trở về chế độ OFF.

 Ưu điểm
- Thiết bị đơn giản, được sử dụng từ lâu và dễ dàng sử dụng. Đặc biệt là cho những
đối tượng cho phép khoảng diện rộng.
- Tính toán thiết kế ít phức tạp và cân chỉnh dễ dàng.
 Nhược điểm
- Độ chính xác không cao vì nó thường được sử dụng để đạt giá trị nào đó nhất định
mà không đòi hỏi phải duy trì giá trị này ổn định hay lâu dài.

3.4.Sơ đồ khối, lưu đồ điều khiển toàn hệ thống, lưu đồ giải thuật và nguyên lý hoạt động
của hệ thống.

You might also like